MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 30, 2012

Manifesto of Charter 77 Tuyên ngôn Hiến chương 77




Manifesto of Charter 77
Tuyên ngôn Hiến chương 77

Czechoslovakia

Tiệp Khắc
The following manifesto first appeared in Western Europe in early January 1977. Within a few days Charter 77--as its anonymous authors called the document and the movement responsible for its appearance--had been translated into most major languages and had received attention throughout the world. Charter 77 soon became well known within Czechoslovakia as a result of Western radiobroadcasts. Charter 77 indicts the government for violations of human rights provisions in the nation's 1960 Constitution and in various treaties and covenants of which Czechoslovakia is a signatory. The translation presented here appeared in The Times of London on January 7, 1977, bearing a notation that it was an "authorized" translation. The notation indicated neither who had made nor who had authorized the translation.

Bản tuyên ngôn sau đây xuất hiện lần đầu tiên ở Tây Âu vào đầu tháng 1 năm 1977 Trong vòng một vài ngày Hiến chương 77 – theo cách gọi của tác giả ẩn danh của văn kiện và phong trào chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của tài liệu này - đã được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ chính và đã nhận được sự chú ý trong khắp thế giới. Hiến chương 77 sớm được biết đến tại Tiệp Khắc do các chương trình phát thanh phương Tây. Hiến chương 77 chỉ trích chính phủ vi phạm quyền con người quy định trong Hiến pháp 1960 của quốc gia và trong các điều ước và giao ước quốc tế trong đó Tiệp Khắc là một bên ký kết... Bản dịch được trình bày ở đây xuất hiện trong The Times of London vào ngày 07 Tháng 1 năm 1977, với chú thích rằng nó là một bản dịch "uỷ quyền". Chú thích này không cho biết người đã làm ra cũng như người đã ủy quyền bản dịch.

IN THE CZECHOSLOVAK Register of Laws No. 120 of October 13, 1976, texts were published of the International Covenant on Civil and Political Rights, and of the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, which were signed on behalf of our republic in 1968, reiterated at Helsinki in 1975 and came into force in our country on March 23, 1976. From that date our citizens have enjoyed the rights, and our state the duties, ensuing from them.

Ở Tiệp Khắc, tạp chí Pháp Luật số 120 ra ngày 13 tháng 10 năm 1976 đã cho đăng tải Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, tức là những công ước đã được đại diện nước ta ký vào năm 1968, tái cam kết ở Helsinki vào năm 1975 và có hiệu lực ở nước ta vào ngày 23 tháng 3 năm 1976. Từ ngày đó trở đi công dân nước ta được hưởng các quyền, được qui định trong các văn kiện này còn nhà nước thì có trách nhiệm thực thi các công ước đó.

The human rights and freedoms underwritten by these covenants constitute features of civilized life for which many progressive movements have striven throughout history and whose codification could greatly assist humane developments in our society.

Các quyền con người và quyền tự do được các công ước này ghi nhận là đặc trưng của một đời sống văn minh mà các phong trào tiến bộ đã đấu tranh trong suốt chiều dài của lịch sử và việc biến chúng thành luật có thể đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của con người trong xã hội của chúng ta.

We accordingly welcome the Czechoslovak Socialist Republic's accession to those agreements.



Vì vậy, chúng tôi chào mừng sự tham gia của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc vào những công ước này.


Their publication, however, serves as a powerful reminder of the extent to which basic human rights in our country exist, regrettably, on paper alone.

Tuy nhiên, việc công bố những công ước đó, cũng là lời nhắc nhở đanh thép rằng các quyền con người căn bản của ở đất nước chúng ta, đáng tiếc là vẫn chỉ mới nằm trên giấy mà thôi.


The right to freedom of expression, for example, guaranteed by Article 19 of the first-mentioned covenant, is in our case purely illusory. Tens of thousands of our citizens are prevented from working in their own fields for the sole reason that they hold views differing from official ones, and are discriminated against and harassed in all kinds of ways by the authorities and public organizations. Deprived as they are of any means to defend themselves, they become victims of a virtual apartheid.

Thí dụ như quyền tự do phát biểu, được qui định tại điều 19 của Công ước thứ nhất, vẫn hoàn toàn là chuyện viển vông. Hàng chục ngàn người bị cấm hành nghề chuyên môn chỉ vì một lí do duy nhất là họ có quan điểm khác với quan điểm chính thống, họ bị chính quyền và các tổ chức xã hội đối xử bất công và trù dập bằng đủ mọi cách khác nhau. Bị tước đoạt mọi phương tiện tự vệ, họ trở thành nạn nhân của của chế độ phân biệt chủng tộc.


Hundreds of thousands of other citizens are denied that "freedom from fear" mentioned in the preamble to the first covenant, being condemned to the constant risk of unemployment or other penalties if they voice their own opinions.


Hàng trăm ngàn công dân khác bị tước quyền “không phải sợ hãi”, được ghi trong lời nói đầu trong Công ước thứ nhất, đấy là những người thường xuyên có nguy cơ mất việc làm hoặc những đòn trừng phạt khác nếu họ nói lên ý kiến của mình.

In violation of Article 13 of the second-mentioned covenant, guaranteeing everyone the right to education, countless young people are prevented from studying because of their own views or even their parents'. Innumerable citizens live in fear of their own, or their children's right to education being withdrawn if they should ever speak up in accordance with their convictions.

Trái ngược với điều 13 Công ước thứ hai nói trên, tức là điều khoản bảo đảm quyền học tập, nhiều thanh niên bị đuổi học vì quan điểm của họ hoặc của cha mẹ họ. Biết bao nhiêu công dân không dám nói lên niềm tin của mình vì sợ rằng chính mình hoặc con em mình sẽ bị đuổi học.


Any exercise of the right to "seek, receive and impart information and ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in print" or "in the form of art" specified in Article 19, Clause 2 of the first covenant is followed by extra-judicial and even judicial sanctions, often in the form of criminal charges, as in the recent trial of young musicians.

Việc thực thi quyền “tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin và ý tưởng đủ mọi loại, không phân biệt biên giới, bằng lời nói, chữ viết hay in ấn” hoặc “bằng hình thức nghệ thuật”, được ghi trong khoản 2 điều 19 Công ước thứ nhất, sẽ bị trừng phạt bằng những biện pháp hành chính và thậm chí bị đưa ra toà, mà thường là bị kêt tội hình sự, như phiên toà xử các nhạc sĩ trẻ trong thời gian vừa qua.


Freedom of public expression is inhibited by the centralized control of all the communication media and of publishing and cultural institutions. No philosophical, political or scientific view or artistic activity that departs ever so slightly from the narrow bounds of official ideology or aesthetics is allowed to be published; no open criticism can be made of abnormal social phenomena; no public defense is possible against false and insulting charges made in official propaganda--the legal protection against "attacks on honor and reputation" clearly guaranteed by Article 17 of the first covenant is in practice non-existent: false accusations cannot be rebutted, and any attempt to secure compensation or correction through the courts is futile; no open debate is allowed in the domain of thought and art.


Quyền tự do ngôn luận bị tước đoạt bằng cách kiểm soát tập trung tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng, các nhà xuất bản và các định chế văn hoá khác. Các quan điểm triết học, chính trị hay khoa học hoặc hoạt động nghệ thuật, dù chỉ lệch một chút xíu khỏi những qui định hẹp hòi của hệ tư tưởng hoặc thẩm mĩ chính thống, đều không được xuất bản; những hiện tượng xã hội lệch lạc đều không bị phê bình công khai; bào chữa công khai chống lại những sai lầm, thậm chí dẫn đến các vụ án, do các cơ quan tuyên truyền chính thức gây ra là việc bất khả thi – sự bảo vệ của pháp luật nhằm chống lại “việc tấn công vào danh dự và uy tín”, được ghi rõ trong điều 17 Công ước thứ nhất, không tồn tại trong thực tế: không bao giờ người ta xem xét lại những bản án oan, đòi toà án bồi thường hoặc sửa sai là việc làm vô ích; trong lĩnh vực tư tưởng và nghệ thuật không bao giờ có chuyện thảo luận công khai.


Many scholars, writers, artists and others are penalized for having legally published or expressed, years ago, opinions which are condemned by those who hold political power today.


Nhiều học giả, nhà văn, nghệ sĩ và những người khác đã bị trừng phạt vì trước đây đã cho xuất bản hoặc phát biểu những ý kiến mà những người cầm quyền hiện nay lên án.


Freedom of religious confession, emphatically guaranteed by Article 18 of the first covenant, is continually curtailed by arbitrary official action; by interference with the activity of churchmen, who are constantly threatened by the refusal of the state to permit them the exercise of their functions, or by the withdrawal of such permission; by financial or other transactions against those who express their religious faith in word or action; by constraints on religious training and so forth.


Quyền tự do tín ngưỡng, được điều 18 Công ước thứ nhất bảo đảm, thường xuyên bị những hành động tuỳ tiện của chính quyền ngăn chặn; chính quyền thường xuyên can thiệp vào hoạt động của các tu sĩ, thường xuyên đe doạ không cho họ hành đạo hoặc tước quyền hành đạo; những người thể hiện niềm tin tôn giáo bằng lời hay bằng hành động thì bị phạt tiền hay những hình phạt khác, việc đào tạo trong lĩnh vực tôn giáo bị cấm đoán, v.v…


One instrument for the curtailment or in many cases complete elimination of many civic rights is the system by which all national institutions and organizations are in effect subject to political directives from the machinery of the ruling party and to decisions made by powerful individuals.


Nhiều quyền dân sự bị giới hạn một cách ngặt nghèo và trong nhiều trường hợp còn bị xoá bỏ hoàn toàn vì tất cả các tổ chức và định chế của nhà nước trên thực tế đều phải thi hành các chỉ thị xuất phát từ bộ máy của đảng cầm quyền và quyết định của những người có quyền lực.


The constitution of the republic, its laws and legal norms do not regulate the form or content, the issuing or application of such decisions; they are often only given out verbally, unknown to the public at large and beyond its powers to check; their originators are responsible to no one but themselves and their own hierarchy; yet they have a decisive impact on the decision- making and executive organs of government, justice, trade unions, interest groups and all other organizations, of the other political parties, enterprises, factories, institutions, offices and so on, for whom these instructions have precedence even before the law.


Hiến pháp Tiệp Khắc, các điều luật và tiêu chuẩn pháp lí không hề qui định hình thức hoặc nội dung, thể thức ban hành hoặc thực thi những quyết định như thế; đấy thường là lệnh miệng, dân chúng hoàn toàn không biết và không thể kiểm soát được; những kẻ ra lệnh chỉ phải chịu trách nhiệm với chính mình và cấp trên của mình mà thôi, nhưng họ lại có ảnh hưởng quyết định đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, công đoàn, các nhóm lợi ích và tất cả những tổ chức khác, các đảng phái chính trị khác, các xí nghiệp, nhà máy, các cơ quan và văn phòng v.v…, đối với tất cả các cơ quan này những chỉ thị như thế có giá trị cao hơn luật pháp.

Where organizations or individuals, in the interpretation of their rights and duties, come into conflict with such directives, they cannot have recourse to any non-party authority, since none such exists. This constitutes, of course, a serious limitation of the right ensuing from Articles 21 and 22 of the first-mentioned covenant, which provides for freedom of association and forbids any restriction on its exercise, from Article 25 on the right to take part in the conduct of public affairs, and from Article 26 stipulating equal protection by the law without discrimination.


Các tổ chức hoặc cá nhân, có mâu thuẫn với các chỉ thị đó về quyền và nghĩa vụ, không thể dựa vào bất kì cơ quan độc lập nào vì đơn giản là không có các cơ quan như thế. Dĩ nhiên là điều đó đã dẫn đến những hạn chế nghiêm trọng các quyền được qui định tại điều 21 và 22 của Công ước thứ nhất, qui định về quyền tự do lập hội và cấm mọi hạn chế liên quan đến việc thực thi quyền này, quyền tham gia công việc chung được qui định tại điều 25 và quyền được pháp luật bảo vệ mà không có bất kì phân biệt đối xử nào được qui định tại điều 26.


This state of affairs likewise prevents workers and others from exercising the unrestricted right to establish trade unions and other organizations to protect their economic and social interests, and from freely enjoying the right to strike provided for in Clause 1 of Article 8 in the second-mentioned covenant.


Người ta còn ngăn cản công nhân và những người khác thực hiện quyền thành lập tổ chức công đoàn và các tổ chức khác nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế và xã hội của họ và không cho họ thực thi quyền đình công được qui định tại khoản 1 điều 8 Công ước thứ hai nói trên.


Further civic rights, including the explicit prohibition of "arbitrary interference with privacy, family, home or correspondence" (Article 17 of the first covenant), are seriously vitiated by the various forms of interference in the private life of citizens exercised by the Ministry of the Interior, for example by bugging telephones and houses, opening mail, following personal movements, searching homes, setting up networks of neighborhood informers (often recruited by illicit threats or promises) and in other ways.


Các quyền dân sự khác, trong đó có nghiêm cấm “can thiệp một cách tùy tiện vào đời tư, gia đình, nhà ở và thư tín” (điều 17, Công ước thứ nhất), đã bị vi phạm nặng nề thông qua những hình thức can thiệp khác nhau của Bộ Nội vụ vào đời sống riêng tư của người dân, thí dụ như nghe trộm điện thoại và nhà ở, kiểm soát thư từ, theo dõi việc đi lại của người dân, khám nhà, tuyển mộ hàng xóm vào mạng lưới chỉ điểm (họ thường được tuyển mộ bằng cách đe doạ hoặc hứa hẹn) và những hình thức khác nữa.


The ministry frequently interferes in employers' decisions, instigates acts of discrimination by authorities and organizations, brings weight to bear on the organs of justice and even orchestrates propaganda campaigns in the media. This activity is governed by no law and, being clandestine, affords the citizen no chance to defend himself.


Bộ Nội vụ thường xuyên can thiệp vào các quyết định của người sử dụng lao động, khuyến khích những hành động kì thị của chính quyền và các đoàn thể, tạo áp lực đối với các cơ quan tư pháp và thậm chí là chỉ đạo các chiến dịch tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là hành động bí mật, không nằm trong qui định của pháp luật, người dân không thể nào tự vệ được.


In cases of prosecution on political grounds the investigative and judicial organs violate the rights of those charged and those defending them, as guaranteed by Article 14 of the first covenant and indeed by Czechoslovak law. The prison treatment of those sentenced in such cases is an affront to their human dignity and a menace to their health, being aimed at breaking their morale.


Khi truy tố vì động cơ chính trị thì cả cơ quan điều tra lẫn toà án đều vi phạm quyền của bị cáo và luật sư, tức là những quyền được bảo đảm bởi điều 14 Công ước thứ nhất và luật pháp của Tiệp Khắc. Hoàn cảnh tù đày của những người bị kết án vì động cơ chính trị chính là sự lăng mạ nhân phẩm và đe doạ sức khoẻ nhằm mục đích bẻ gãy tinh thần của họ.


Clause 2, Article 12 of the first covenant, guaranteeing every citizen the right to leave the country, is consistently violated, or under the pretense of "defense of national security" is subjected to various unjustifiable conditions (Clause 3). The granting of entry visas to foreigners is also treated arbitrarily, and many are unable to visit Czechoslovakia merely because of professional or personal contacts with those of our citizens who are subject to discrimination.


Khoản 2 điều 12 Công ước thứ nhất, bảo đảm quyền của mọi công dân được rời khỏi đất nước, đã thường xuyên bị vi phạm, hoặc là viện cớ “bảo vệ an ninh quốc gia” mà đặt ra những điều kiện phi lí, không cho nhân dân thực hiện quyền này (khoản 3). Việc cấp chiếu khán nhập cảnh cũng được thực hiện một cách tuỳ tiện, nhiều người không được vào Tiệp Khác chỉ vì những quan hệ cá nhân hay nghề nghiệp với những người bị nhà nước cho vào sổ đen.


Some of our people--either in private, at their places of work or by the only feasible public channel, the foreign media-- have drawn attention to the systematic violation of human rights and democratic freedoms and demanded amends in specific cases. But their pleas have remained largely ignored or been made grounds for police investigation.


Một số người – trong chỗ riêng tư cũng như tại nơi làm việc hoặc thông qua diễn đàn công cộng duy nhất là các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài – đã kêu gọi mọi người quan tâm đến những vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do dân chủ một cách có hệ thống và đòi phải có biện pháp xử lí trong một số trường hợp cụ thể. Nhưng phần lớn những lời yêu cầu của họ đã bị phớt lờ hoặc được coi là cơ sở để công an tiến hành điều tra. 


Responsibility for the maintenance of rights in our country naturally devolves in the first place on the political and state authorities. Yet not only on them: everyone bears his share of responsibility for the conditions that prevail and accordingly also for the observance of legally enshrined agreements, binding upon all individuals as well as upon governments.


Trách nhiệm bảo vệ các quyền dân sự ở đất nước chúng ta đương nhiên trước hết là thuộc về các cơ quan nhà nước. Nhưng không chỉ có các cơ quan đó: mọi người đều phải chịu trách nhiệm về tình trạng hiện nay và vì thế, chịu trách nhiệm về việc thực thi những thoả thận đã được long trọng kí kết theo đúng luật lệ, đấy là những thoả thuận ràng buộc tất cả mọi người cũng như tất cả các chính phủ. 


It is this sense of co-responsibility, our belief in the importance of its conscious public acceptance and the general need to give it new and more effective expression that led us to the idea of creating Charter 77, whose inception we today publicly announce.


Chính tinh thần cộng đồng trách nhiệm này, chính niềm tin của chúng tôi vào tầm quan trọng của sự thừa nhận công khai và tự giác ý thức trách nhiệm đó cũng như cần phải tạo cho nó một cách thể hiện mới và hiệu quả hơn đã dẫn chúng tôi đến ý tưởng thành lập Hiến chương 77 và hôm nay xin được công bố Hiến chương này.


Charter 77 is a loose, informal and open association of people of various shades of opinion, faiths and professions united by the will to strive individually and collectively for the respecting of civic and human rights in our own country and throughout the world--rights accorded to all men by the two mentioned international covenants, by the Final Act of the Helsinki conference and by numerous other international documents opposing war, violence and social or spiritual oppression, and which are comprehensively laid down in the UN Universal Charter of Human Rights.


Hiến chương 77 là sự kết hợp mở, phi hình thức và tự do của những người có những quan điểm, niềm tin và nghề nghiệp khác nhau, gắn bó với nhau bằng ý chí đấu tranh, cá nhân cũng như tập thể, vì dân quyền và nhân quyền ở đất nước chúng ta và trên khắp thế giới – tức là những quyền của tất cả mọi người đã được hai Công ước quốc tế nói trên, cũng như Tuyên bố Cuối cùng của Hội nghị Helsinki và rất nhiều văn kiện phản đối chiến tranh, phản đối bạo lực và những hình thức áp bức về tinh thần và xã hội khác, ghi nhận và đã được xác nhận một cách đầy đủ trong Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát của Liên hiệp quốc.


Charter 77 springs from a background of friendship and solidarity among people who share our concern for those ideals that have inspired, and continue to inspire, their lives and their work.


Hiến chương 77 xuất phát từ tình đoàn kết và hữu nghị của những người cùng chia sẻ mối quan tâm của chúng tôi về những lí tưởng đã và đang truyền cảm hứng cho cuộc đời và sự nghiệp của chúng tôi.


Charter 77 is not an organization; it has no rules, permanent bodies or formal membership. It embraces everyone who agrees with its ideas and participates in its work. It does not form the basis for any oppositional political activity. Like many similar citizen initiatives in various countries, West and East, it seeks to promote the general public interest.


Hiến Chương 77 không phải là một tổ chức; nó không có điều lệ, không có bộ máy thường trực hay qui chế hội viên. Những ai chia sẻ các ý tưởng này và tham gia vào hoạt động của nó sẽ đều là thành viên.


It does not aim, then, to set out its own platform of political or social reform or change, but within its own field of impact to conduct a constructive dialogue with the political and state authorities, particularly by drawing attention to individual cases where human and civic frights are violated, to document such grievances and suggest remedies, to make proposals of a more general character calculated to reinforce such rights and machinery for protecting them, to act as an intermediary in situations of conflict which may lead to violations of rights, and so forth.


Hiến chương 77 không phải là cơ sở cho hoạt động đối lập về mặt chính trị. Nó, cũng giống như nhiều sáng kiến của nhân dân trong các nước khác, cả phương Tây lẫn phương Đông, chỉ tìm cách thúc đẩy quyền lợi chung. Vì vậy nó không đặt ra mục tiêu soạn thảo cương lĩnh cải cách hay thay đổi về mặt chính trị hay xã hội, nhưng nó sẽ tiến hành những cuộc đối thoại mang tính xây dựng với các giới chức chính trị và nhà nước, đặc biệt là đánh động dư luận về những trường hợp vi phạm nhân quyền và dân quyền, ghi chép lại những vụ vi phạm và đề xuất hướng giải quyết, đưa ra những đề nghị có tính cách tổng quát nhằm củng cố cũng như thiết lập bộ máy nhằm bảo vệ các quyền này, và đóng vai trò trung gian trong những vụ xung đột có thể dẫn tới việc vi phạm các quyền này v.v…


By its symbolic name Charter 77 denotes that it has come into being at the start of a year proclaimed as Political Prisoners' Year--a year in which a conference in Belgrade is due to review the implementation of the obligations assumed at Helsinki.


Bằng tên gọi mang tính biểu tượng, Hiến chương 77 chỉ rõ rằng nó chào đời vào những giây phút đầu tiên của năm được tuyên xưng là năm của các tù nhân chính trị, cũng là năm mà Hội nghị Belgrade sẽ kiểm điểm việc thực thi những giao ước đã ký kết tại Helsinki.


As signatories, we hereby authorize Professor Dr. Jan Patocka, Dr. Vaclav Havel and Professor Dr. Jiri Hajek to act as the spokesmen for the Charter. These spokesmen are endowed with full authority to represent it vis-a-vis state and other bodies, and the public at home and abroad, and their signatures attest to the authenticity of documents issued by the Charter. They will have us and others who join us as their colleagues taking part in any needful negotiations, shouldering particular tasks and sharing every responsibility.


Chúng tôi, những người ký tên, cử Giáo sư – Tiến sĩ Jan Patocka, Tiến sĩ Václav Havel và Giáo sư – Tiến sĩ Jiri Hajek làm những người phát ngôn cho Hiến chương. Những người phát ngôn này được giao toàn quyền đại diện trong quan hệ với nhà nước và các cơ quan khác, với xã hội ở trong cũng như ngoài nước, chữ ký của họ bảo đảm tính xác thực của các văn kiện do Hiến chương đưa ra. Họ sẽ hướng dẫn chúng tôi và những người sẽ tham gia sau này, tức là những người cộng sự với họ, tham gia vào việc thương lượng, gánh vác những nhiệm vụ cụ thế và chia sẻ trách nhiệm khi cần.


We believe that Charter 77 will help to enable all citizens of Czechoslovakia to work and live as free human beings.
Chúng tôi tin rằng Hiến chương 77 sẽ giúp tạo điều kiện cho tất cả công dân Tiệp Khắc được sống và làm việc như những con người tự do.


Translated by Phạm Nguyên Trường






And in the Czech Republic, a conference commemorating Charter 77, a document that played a crucial role in the downfall of communism in Czechoslovakia. Our correspondents in Prague bring you this report from the 35th anniversary of the famous document.
A conference held in Prague in Archa theatre, dedicated to Charter 77 and its legacy in today's world.
Many of the original signatories and witnesses gather to remember the introduction of the document to the public 35 years ago.
[Martin Palous, Vaclav Havel Library director]:
"Charter 77 is, in its unique way, still with us today. It isn't just part of history and we want to remember this in friendly and respectful atmosphere today."
Charter 77 was highly critical of the former establishment for human and civic rights violations.
One of its most famous contributors was the recently deceased former Czech president Vaclav Havel.
Participants of the meeting also connected by video-conference to a similar event held in Washington D. C., organized by National Foundation for Democracy.
The Washington event was dedicated to the life and work of Vaclav Havel, and was attended by Madeleine Albright, conveying a message from president Obama.
The influence of Charter 77 on similar documents such as Belarusian Charter 97 and Chinese Charter 08 was a key topic of discussion.
[Martin Palous, Vaclav Havel Library, Director]:
"You should know that there are people all around the world these days who commemorate Charter 77 and for whom the idea of the Charter is an inspiration."
The main part of evening involved reading excerpts from the text of Charter 77, as well as works from its main contributors.
[Jachym Topol, Novelist]:
"After the visit in the interrogation room I got a permanent accompaniment. Three men in a police car were stationed in front of the entrance to our yard from 7 am, and sometimes they stayed there for twenty-four hours."
The organizers deliberately chose a passage that revealed spying, a typical characteristic of totalitarian regimes.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn