|
|
Первый закон
петрополитики
|
Qui luật thứ nhất
của nền chính trị dựa trên dầu mỏ
|
Thomas L. Friedman
Foreign Policy
|
Thomas L. Friedman
Foreign Policy
|
|
|
Президент Ирана отрицает Холокост, Уго Чавес посылает
западных лидеров куда подальше, а Владимир Путин сменил пряник на кнут.
Почему? Они знают, что уровень демократии обратно пропорционален уровню цен
на нефть. Таков Первый закон петрополитики, и возможно, именно он определяет
характер современной эпохи.
|
Tổng thống Iran phủ nhận Holocaust, Hugo Chavez coi thường
các lãnh tụ phương Tây, còn Vladimir Putin thì thay củ cà rốt bằng cây gậy.
Tại sao? Họ hiểu rõ rằng mức độ dân chủ tỉ lệ nghịch với giá dầu mỏ. Đấy là
qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa vào dầu mỏ, chính qui luật này xác
định đặc điểm của thời đại chúng ta.
|
Когда я услышал заявление президента Ирана Махмуда
Ахмадинежада (Mahmoud Ahmadinejad) о том, что Холокост - это 'миф', у меня
невольно возникла мысль: 'Интересно, он произнес бы эти слова, если бы нефть
сегодня стоила не 60, а 20 долларов за баррель?' Когда я услышал, как
президент Венесуэлы Уго Чавес послал британского премьера Тони Блэра 'ко всем
чертям', а затем, выступая перед сторонниками, отправил по тому же адресу и
американский план по созданию зоны свободной торговли в Северной и Южной
Америке, я задался тем же вопросом: 'Произнес бы президент Венесуэлы эти
слова, если бы нефть сегодня стоила не 60, а 20 долларов за баррель, и его
стране пришлось бы заняться развитием реального предпринимательства, а не
просто стричь купоны от нефтедобычи?'
|
Khi nghe ông Mahmoud Ahmadinejad, Tổng thống Iran, tuyên
bố rằng Holocaust chỉ là “huyền thoại”, tôi chợt nghĩ: “Liệu ông ta có dám
nói như thế không nếu giá dầu không phải là 60 USD mà chỉ là 20 USD một thùng
thôi?” Khi nghe ông Hugo Chavez, Tổng thống Venezuela, bảo thủ tướng Tony
Blair “cút xéo”, rồi sau đó, khi phát biểu trước những ủng hộ viên, ông ta
lại thoá mạ kế hoạch của Mĩ về việc thành lập khu vực tự do Bắc và Nam Mĩ,
tôi lại tự hỏi: “Liệu tổng thống Venezuela có dám nói như thế không nếu giá
dầu không phải là 60 USD mà chỉ là 20 USD một thùng và đất nước ông phải phát
triển kinh doanh chứ không chỉ đếm những đồng tiền thu được từ việc khai thác
dầu?”
|
В последние несколько лет, следя за событиями в странах
Персидского залива, я отметил, что первым из арабских государств этого
региона, где прошли свободные и честные выборы с участием женщин, и где было
полностью пересмотрено трудовое законодательство, чтобы повысить занятость
среди собственных граждан и сократить зависимость от 'гастарбайтеров', стал
Бахрейн. Кстати, именно в Бахрейне запасы нефти должны истощиться раньше, чем
в других странах Залива. Отметим также, что первой из стран региона,
подписавшей с США соглашение о свободной торговле, стал все тот же Бахрейн. И
я подумал: 'Может быть, это не простое совпадение?' Наконец, изучая ситуацию
во всем арабском мире и наблюдая, как ливанские демократы добились вывода из
страны сирийских войск, я снова задал себе вопрос: 'Случайно ли, что первая и
единственная подлинно демократическая страна в арабском мире не имеет ни
капли нефти?'
|
Trong mấy năm gần đây, theo dõi các sự kiện diễn ra trong
các nước cũng vịnh Ba Tư, tôi nhận ra rằng Bahrain là nước đầu tiên trong số
các nước Arab thực hiện việc bầu cử công khai và trung thực, có sự tham gia
của phụ nữ, là nước đầu tiên xem xét lại bộ luật lao động để nâng cao tỉ lệ
người có việc làm trong dân chúng và giảm sự phụ thuộc vào dầu khí. Xin nói
thêm là Bahrain là nước sẽ hết dầu mỏ trước các nước vùng Vịnh khác. Cũng
chính Bahrain là nước vùng Vịnh đầu tiên kí hiệp định thương mại tự do với
Mĩ. Tôi tự hỏi: “Chả lẽ đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?”. Cuối cùng,
khi nghiên cứu tình hình trong thế giới Arab và quan sát cách những người dân
chủ Libanon đòi quân đội Syria rút về nước, tôi lại tự hỏi: “Có phải là sự
trùng hợp vô tình không khi đất nước dân chủ duy nhất trong thế giới Arab lại
là nước không có một giọt dầu nào?”
|
Чем больше я думал над этими вопросами, тем больше
напрашивался вывод о существовании некоего соотношения - прямого соотношения,
поддающегося точному исчислению и анализу - между уровнем цен на нефть и
темпами, масштабом и устойчивостью расширения или 'сжатия' экономических и
политических свобод в определенных странах. Несколько месяцев назад я
предложил редакции 'Foreign Policy' попытаться выразить мою интуитивную
догадку в виде четкого графика. На одной оси координат мы расположим средние
мировые цены на нефть, а на другой - расширение или сокращение экономических
и политических свобод, переведенное в количественные единицы измерения
(насколько это возможно) по методике соответствующих научных организаций,
например 'Freedom House'. В качестве параметров я предложил взять характер
проведенных выборов, открытие или закрытие газет, масштабы произвольных
арестов, количество реформаторов, избранных в парламент, осуществление или
свертывание экономических реформ, приватизацию и национализацию компаний и
т.д.
|
Càng suy nghĩ về những vấn đề đó tôi càng nhận thức được
sự tồn tại của mối quan hệ, một mối quan hệ trực tiếp, có thể tính toán và
phân tích được, giữa giá dầu mỏ và tốc độ, mức độ và sự ổn định của quá trình
mở rộng hay thu hẹp của những quyền tự do chính trị và tự do kinh tế tại
những nước nhất định. Mấy tháng trước, tôi đã đề nghị với ban biên tập tạp
chí Foreign Policy thử thể hiện những dự đoán mang tính trực cảm của tôi dưới
dạng đồ thị. Trên một trục là giá dầu trung bình của thế giới và trục kia là
việc mở rộng hay thu hẹp các quyền tự do kinh tế và chính trị, được chuyển thành
đơn vị đo lường theo phương pháp của các tổ chức khoa học phù hợp, thí dụ của
tổ chức Freedom House. Tôi đề nghị lấy các thông số như tính chất của các
cuộc bầu cử, việc mở hay đóng cửa các tờ báo, số lượng các vụ bắt người một
cách tùy tiện, số lượng các nhà cải cách được bầu vào quốc hội, việc thực
hiện hay đóng băng các cải cách kinh tế, tư nhân hoá hay quốc hữu hoá các
công ty, v.v…
|
Сразу же готов признать, что наш эксперимент нельзя
назвать безупречным с научной точки зрения, поскольку взлет или спад
экономической и политической свободы в обществе не поддается точному
количественному измерению и не имеет четкой цикличности. Но, поскольку моя
задача - не защитить диссертацию, а проверить гипотезу и стимулировать
дискуссию, позволю себе предположить, что анализ вполне реального соотношения
между ценами на нефть и динамикой развития демократии, при всех методических
огрехах, дело все же небесполезное. Поскольку в ближайшем будущем рост
нефтяных цен, несомненно, станет одним из определяющих факторов в сфере
международных отношений, необходимо понять, насколько и каким образом он
влияет на характер и направленность мировой политики. Отмечу: составленные
нами графики наглядно демонстрируют наличие непосредственной связи между
ценами на нефть и динамикой распространения свободы - настолько очевидной,
что я хотел бы предложить для обсуждения сформулированный мною Первый закон
петрополитики.
|
Tôi xin nói ngay rằng thí nghiệm của chúng tôi không thể
coi là tuyệt vời về mặt khoa học vì sự thăng giáng của tự do kinh tế và tự do
chính trị trong một xã hội không thể cân đong đo đếm chính xác được, chúng
cũng không có tính chu kì hoàn hảo. Nhưng nhiệm vụ của tôi không phải là bảo
vệ luận án mà chỉ là kiểm tra một giả thuyết, là khuyến khích các cuộc thảo
luận; tôi cho rằng việc phân tích quan hệ giữa giá dầu và sự thăng giáng của
quá trình dân chủ hoá, dù có một số thiếu sót về phương pháp luận, cũng không
phải là việc làm vô ích. Vì trong tương lai gần, việc tăng giá dầu sẽ trở
thành tác nhân quyết định trong các mối quan hệ quốc tế, cần phải hiểu nó tác
động như thế nào và bằng cách nào đến tính chất và xu hướng của nền chính trị
thế giới. Xin ghi nhận: Đồ thị do chúng tôi lập chứng tỏ mối liên hệ trực
tiếp giữa giá dầu và sự thăng giáng của quá trình truyền bá tự do, mối liên
hệ rõ ràng đến nỗi tôi muốn được đề nghị thảo luận qui luật thứ nhất của nền
chính trị dựa trên dầu lửa do tôi phát kiến.
|
Он звучит так: уровень цен на нефть и уровень свободы в
богатых нефтью государствах неизменно связаны обратно пропорциональной
зависимостью. Согласно Первому закону петрополитики, чем больше растет
средняя мировая цена на сырую нефть, тем сильнее в этих странах размываются
свобода слова и печати, институт свободных и честных выборов, верховенство
закона, независимость судов и политических партий. Эта негативная тенденция
усугубляется еще одним фактором: чем выше нефтяные цены, тем меньше лидеров
нефтегосударств волнует то, что о них думает и говорит мировое сообщество. И
напротив, согласно этому же закону, чем ниже цены на нефть, тем активнее
нефтегосударства вынуждены продвигаться к политическому и общественному
строю, отличающемуся большей прозрачностью, более внимательным отношением к
мнению оппозиции, большей сосредоточенностью на создании образовательных и
правовых систем, позволяющих дать гражданам (как мужчинам, так и женщинам)
максимальные возможности для конкуренции, предпринимательской деятельности и
привлечения зарубежных инвестиций. И опять же, чем ниже цена на нефть, тем
чувствительнее лидеры нефтегосударств относятся к тому, как их действия воспринимают
за рубежом.
|
Qui luật đó như sau: Mức độ tự do của các quốc gia dầu mỏ
tỉ lệ nghịch với giá dầu. Theo qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên
dầu mỏ thì giá dầu trung bình thế giới càng cao, tự do ngôn luận, tự do báo
chí, các thiết chế về bầu cử tự do và trung thực, tinh thần thượng tôn pháp
luật, sự độc lập của toà án và các đảng phái chính trị càng mờ nhạt. Xu hướng
tiêu cực này càng bị khoét sâu thêm bởi tác nhân sau đây: giá dầu càng cao
thì lãnh tụ các quốc gia dầu hoả càng quay lưng lại với dư luận của cộng đồng
quốc tế. Ngược lại, theo qui luật này thì giá dầu càng thấp, các quốc gia dầu
mỏ càng phải tiến gần đến thể chế chính trị minh bạch hơn, càng phải lắng
nghe ý kiến của phe đối lập hơn, càng phải chú ý thiết lập các hệ thống chính
trị và giáo dục cho phép các công dân của họ (cả đàn ông lẫn đàn bà) có cơ
hội cạnh tranh, kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài một cách tối đa. Giá
dầu càng thấp thì lãnh tụ các quốc gia dầu mỏ càng nhạy cảm với dư luận của
cộng đồng quốc tế.
|
'Нефтегосударствами' я называю государства, которые не
только получают за счет добычи и экспорта нефти большую часть национального
дохода, но и отличаются слабостью государственных институтов, а то и
авторитарностью политического строя. В список таких государств я бы
несомненно внес Азербайджан, Анголу, Венесуэлу, Египет, Иран, Казахстан,
Нигерию, Россию, Саудовскую Аравию, Судан, Узбекистан, Чад и Экваториальную
Гвинею. (Страны, обладающие большими запасами нефти, но сумевшие еще до их
обнаружения создать прочную государственность с устойчивыми демократическими
институтами и диверсифицированной экономикой - к примеру, Британия, Норвегия
и США - под действие Первого закона петрополитики не подпадают).
|
“Các quốc gia dầu mỏ” là thuật ngữ để chỉ các quốc gia
không chỉ nhận được phần lớn thu nhập quốc dân nhờ vào việc khai thác và xuất
khẩu dầu mỏ mà còn có các thiết chế nhà nước yếu kém và thể chế chính trị độc
đoán. Chắc chắn tôi sẽ đưa những nước sau đây vào danh sách đó: Azerbaizhan,
Angola, Venezuela, Ai Cập, Iran, Kazakstan, Nigeria, Nga, Saudi Arabia,
Sudan, Uzbekistan, Chad và Ginea Xích đạo. (Các nước có trữ lượng dầu khí lớn
nhưng đã thiết lập được thể chế nhà nước vững mạnh với các thiết chế dân chủ
bền vững và một nền kinh tế đa dạng như Anh, Na Uy, Mĩ không chịu tác động
của qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu dầu khí).
|
Конечно, ученые-экономисты уже давно указывают на негативные
экономические и политические последствия, которыми чревато для страны
изобилие природных ресурсов. Это феномен называют 'голландской болезнью' или
'сырьевым проклятием'. Термином 'голландская болезнь' обозначается процесс
деиндустриализации, который может стать следствием внезапно обрушившихся на
страну доходов от экспорта сырья.
|
Tất nhiên là các nhà khoa học đã chỉ rõ những hậu quả
nghiêm trọng về chính trị và kinh tế mà các nước giàu tài nguyên có thể gặp
từ khá lâu rồi. Hiện tượng này được gọi là “căn bệnh Hà Lan” hay “sự nguyền
rủa của tài nguyên”. Thuật ngữ “căn bệnh Hà Lan” là để chỉ quá trình suy sụp
của ngành công nghiệp, hậu quả của những khoản thu nhập to lớn bất thình lình
đổ về từ việc xuất khẩu nguyên liệu.
|
Впервые он был сформулирован в 1960-х гг. в Нидерландах
после открытия в этой стране обширных месторождений природного газа. В странах,
подхвативших 'голландскую болезнь', происходит резкое укрепление курса
национальной валюты за счет притока средств от реализации нефти, золота,
газа, алмазов, или иных видов сырья. В результате этого ее экспортные
промышленные товары утрачивают конкурентоспособность, а импорт удешевляется.
Граждане, у которых карманы набиты деньгами, начинают лихорадочно потреблять
импортные товары, отечественная промышленность вянет на корню - вот вам и
деиндустриализация. Термин 'сырьевое проклятие' относится как к этому
процессу, так и в целом к тому факту, что зависимость от сырьевых ресурсов
влияет на политическую жизнь страны, ее инвестиционные и образовательные
приоритеты таким образом, что главным становится вопрос о том, кто
контролирует нефтяной 'кран', и кому сколько достается от финансового пирога -
а не о том, как обеспечить эффективную конкуренцию, инновации, производство
реальной продукции для реального потребления.
|
Lần đầu tiên khái niệm “căn bệnh Hà Lan” được phát biểu
vào những năm 1960, khi người ta phát hiện được những mỏ khí đốt với trữ
lượng lớn ở đất nước này. Tại các nước bị “bệnh Hà Lan”, đồng nội tệ tự nhiên
tăng giá đột ngột vì nguồn ngoại tệ chảy vào từ việc bán dầu hoả, vàng, khí
đốt, kim cương hay các nguồn nguyên liệu khác. Kết quả là: hàng công nghiệp
xuất khẩu không còn khả năng cạnh tranh còn hàng nhập khẩu thì xuống giá
trông thấy. Người dân rủng rỉnh tiền trong túi, bắt đầu đổ xô đi mua hàng
nhập khẩu, nền công nghiệp trong nước chết yểu - đấy chính là quá trình suy
sụp của nền công nghiệp. Thuật ngữ “sự nguyền rủa của tài nguyên” nói về quá
trình này, cũng như nói về sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên có ảnh hưởng đến
đời sống chính trị của đất nước, ảnh hưởng đến những ưu tiên về đầu tư và ưu
tiên trong lĩnh vực giáo dục. Vấn đề lúc đó sẽ là ai kiểm soát “van dầu” và
ai được chia bao nhiêu phần của cái bánh chứ không phải là làm thế nào để bảo
đảm được khả năng cạnh tranh hữu hiệu, sáng kiến và sản xuất ra hàng hoá thực
cho nhu cầu tiêu thụ thực.
|
Помимо этих теорий, некоторые политологи исследовали и
более конкретный вопрос о негативном влиянии нефтяного богатства на процессы
демократизации в обществе. Из всех исследований на эту тему, с которыми мне
довелось ознакомиться, одним из самых глубоких я бы назвал работу политолога
из Калифорнийского университета (Лос-Анджелес) Майкла Л. Росса (Michael L.
Ross). Изучив статистические данные по 113 странам за период с 1971 по 1997
г., Росс пришел к выводу, что 'Упор на экспорт нефти или минералов, как
правило, препятствует демократизации государства, причем подобный эффект не
характерен для экспорта других видов продукции; это явление наблюдается не
только в странах Арабского полуострова, Ближнего Востока и Африки южнее
Сахары или малых государствах вообще'.
|
Bên cạnh các lí thuyết đó, các nhà chính trị học còn
nghiên cứu những vấn đề cụ thể hơn về ảnh hưởng tiêu cực của trữ lượng dầu mỏ
đối với quá trình dân chủ hoá. Một trong những nghiên cứu sâu sắc nhất về vấn
đề này mà tôi được đọc là của Michael L. Ross, nhà chính trị học của đại học
California (Los Angeles). Sau khi nghiên cứu số liệu thống kê của 113 nước
trong giai đoạn từ 1971 đến1997, Ross rút ra kết luận: “Nói chung, quá chú ý
đến việc xuất khẩu dầu mỏ và các khoáng sản khác là một trở ngại đối với tiến
trình dân chủ hoá đất nước nhưng việc xuất khẩu các hàng hoá khác lại không
có hiệu ứng như thế; hiện tượng này được tìm thấy không chỉ ở bán đảo Arab,
Trung Đông và phía Nam sa mạc Sahara mà còn xảy ra ở cả các nước nhỏ nữa”.
|
На мой взгляд, особую ценность в исследовании Росса имеет
составленный им список конкретных механизмов негативного влияния чрезмерных
нефтяных доходов на процесс демократизации. Во-первых, он выделяет 'налоговый
эффект': правительства богатых нефтью стран зачастую используют поступления в
казну для 'разрядки социальной напряженности, которая в противном случае
могла бы обернуться требованиями о большей подотчетности' власти перед
обществом или более широком представительстве народа во властных органах. Я
бы сформулировал этот тезис следующим образом: один из лозунгов Американской
революции звучал так - 'никакого налогообложения без представительства'.
Авторитарные правители нефтегосударств переиначивают его на противоположный:
'никакого народного представительства без налогообложения'. В богатых нефтью
странах правящим режимам не нужно облагать граждан налогами, чтобы
поддерживать существование государства, - это делается за счет экспортных
доходов - но при этом они могут не прислушиваться к мнению народа и не
представлять его интересы.
|
Theo tôi, điều đặc biệt có giá trị trong nghiên cứu của
Ross là danh mục các cơ chế tác động tiêu cực của thu nhập quá nhiều từ dầu
mỏ đối với tiến trình dân chủ hoá. Trước hết, đấy là “hiệu ứng thuế”: chính
phủ các nước có nhiều dầu mỏ thường sử dụng các khoản thu nhập vào việc làm
“giảm căng thẳng xã hội, nếu không có những khoản đó thì dân chúng nhất định
sẽ đòi chính quyền phải có trách nhiệm báo cáo” với xã hội hoặc phải đưa thêm
đại diện của dân chúng vào các cơ quan quyền lực. Nếu là tôi, tôi sẽ viết
luận điểm ấy như sau: một trong những khẩu hiệu của cuộc Cách mạng Mĩ là:
“Không đóng thuế nếu không có đại diện”. Các nhà cầm quyền độc tài của những
quốc gia dầu mỏ lộn ngược khẩu hiệu này thành: “không phải đóng thuế thì
không có đại diện”. Để giữ vững chế độ hiện hành, các nhà cầm quyền của các
quốc gia dầu mỏ không cần bắt dân đóng thuế, họ lấy thu nhập từ dầu khí để bù
vào khoản thiếu hụt đó, nhưng như vậy nghĩa là họ cũng không cần nghe ý kiến
nhân dân, không đại diện cho quyền lợi của nhân dân.
|
Второй механизм, за счет которого нефть подрывает
демократизацию, Росс называет 'эффектом госрасходов'. Нефтяные доходы
позволяют государству увеличить 'попечительские' социальные расходы, снижая
тем самым давление в пользу демократизации. Третий из выявленных им
механизмов - 'социально-групповой эффект'. Авторитарный режим, купающийся в
нефтедолларах, способен с их помощью воспрепятствовать формированию
независимых социальных групп - а именно они активнее всего заявляют о своих
политических правах. Кроме того, утверждает он, переизбыток нефтяных доходов
приводит и к 'репрессивному эффекту' - власть может, не считая, тратить
деньги на полицию и спецслужбы, используя их для разгрома демократических
движений. Наконец, Росс выделяет 'антимодернизаторский эффект'. Поток
нефтяных поступлений способен снизить стимулы к профессиональной
специализации, урбанизации, повышению образовательного уровня - то есть
тенденций, как правило, сопровождающих экономический прогресс, и повышающих
сознательность граждан, их способность к самоорганизации, выдвижению
коллективных требований и координации действий, а также создающих в обществе
независимые от властей центры экономического влияния.
|
Ross gọi cơ chế tác động thứ hai của dầu mỏ lên tiến trình
dân chủ hoá là “hiệu ứng chi tiêu quốc gia”. Thu nhập từ dầu mỏ tạo cho chính
phủ khả năng tăng các khoản “bao cấp” và bằng cách đó giảm được áp lực dân
chủ hoá. Cơ chế tác động thứ ba là “hiệu ứng nhóm xã hội”. Các chế độ độc tài
rủng rỉnh ngoại tệ thu được từ bán dầu có thể dùng tiền để gây khó khăn cho
quá trình hình thành các tổ chức xã hội độc lập; các nhóm này thường hoạt
động tích cực nhất trong việc đòi hỏi quyền lợi về chính trị. Ngoài ra, Ross
còn khẳng định rằng các khoản thu vượt trội từ dầu hoả còn dẫn đến “hiệu ứng
đàn áp”, nghĩa là, chính quyền có thể thoải mái chi tiền cho cảnh sát và các
lực lượng đặc biệt khác nhằm đàn áp các phong trào dân chủ. Cuối cùng, còn
một tác động nữa mà Ross gọi là “hiệu ứng chống hiện đại hoá”. Tiền thu được
từ bán dầu có thể làm giảm đi động lực trau dồi nghề nghiệp, nâng cao trình
độ học vấn, đô thị hoá, nghĩa là các xu hướng đồng hành với tiến bộ kinh tế
và nâng cao ý thức của người dân, nâng cao khả năng tự tổ chức, khả năng đưa
ra những đòi hỏi tập thể và phối hợp hành động, cũng như gây khó khăn cho
việc tạo ra trong xã hội những trung tâm kinh tế độc lập với chính quyền.
|
Первый закон петрополитики основывается на этих
концепциях, однако он позволяет еще больше углубить наше понимание
взаимосвязи между нефтью и политическими процессами. Формулируя этот закон, я
утверждаю следующее - чрезмерная нефтяная зависимость не только негативно
влияет на развитие страны в целом: существует непосредственная связь между
взлетом и падением нефтяных цен и динамикой демократизации в нефтегосударствах.
Эта связь абсолютно реальна. Составленные нами графики показывают: стоит
нефтяным ценам серьезно увеличиться, и развитие свободы сразу же начинает
замедляться.
|
Qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ được
rút ra từ những luận điểm đó, nhưng qui luật này còn giúp ta hiểu được tương
tác giữa dầu mỏ và các tiến trình chính trị nữa. Tôi phát biểu qui luật đó là
để khẳng định điều sau đây: sự phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ không chỉ tác
động tiêu cực đến sự phát triển của đất nước nói chung; có một mối liên hệ
trực tiếp giữa sự thăng giáng của giá dầu mỏ với sự thăng giáng của tiến
trình dân chủ hoá của các quốc gia dầu mỏ. Mối liên hệ này là một thực tế. Các
đồ thị mà chúng tôi lập ra chứng tỏ: chỉ cần giá dầu tăng lên một cách tương
đối cao là tiến trình dân chủ hoá lập tức bị chậm lại.
|
Ось нефти?
Причина, по которой сегодня стоит уделить внимание этой
связи между ценой нефти и темпами распространения свободы, заключается в том,
что мы, похоже, наблюдаем начало структурного роста мировых цен на сырую
нефть. Если это действительно так, более высокий уровень цен почти наверняка
окажет долгосрочное влияние на политику многих слабых и авторитарных
государств. А это в свою очередь может не в лучшую сторону изменить мир,
какой мы знаем после окончания Холодной войны. Другими словами, цена нефти
должна постоянно заботить не только министра финансов США, но и госсекретаря.
|
Trục dầu mỏ?
Lí do để chúng ta phải quan tâm đến mối liên hệ giữa giá
dầu mỏ và tốc độ truyền bá tự do là vì có vẻ như chúng ta đang chứng kiến
giai đoạn khởi đầu của quá trình tăng giá dầu trên toàn thế giới. Nếu điều đó
thực sự xảy ra, mức giá dầu mỏ cao hơn chắc chắn sẽ có những tác động dài hạn
đối với chính sách của các chính phủ yếu và các chính phủ độc tài. Đến lượt
nó, điều này có thể sẽ cải biến thế giới theo hướng không phải là tốt nhất,
như chúng ta từng thấy sau chiến tranh lạnh. Nói một cách khác, không chỉ Bộ
trưởng bộ Tài chính Mĩ mà cả Bộ trưởng Ngoại giao cũng phải thường xuyên quan
tâm đến sự thăng giáng của giá dầu.
|
После терактов 11 сентября уровень цен на нефть сдвинулся
с 20-40 долларов до 40-60. Частично это связано с общим ощущением
незащищенности на мировых нефтяных рынках в связи с вспышками насилия в
Ираке, Нигерии, Индонезии и Судане. Но в еще большей степени это результат
явления, которое я называю "сглаживанием" мира, и быстрого притока
на мировой рынок 3 млрд. новых потребителей из Китая, Бразилии, Индии и
бывшей советской империи, причем все они мечтают о доме, машине,
микроволновке и холодильнике. Их потребности в энергоносителях огромны и продолжают
расти. Они уже стали и продолжат быть постоянным источником давления на цену
нефти. Если Запад не предпримет радикальных мер по сохранению запасов и если
альтернатива органическому топливу не будет найдена, цены в обозримом будущем
останутся в районе 40-60 долларов, а то и выше.
|
Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9, giá dầu thế giới tăng vọt
từ 20-40$ lên 40-60$ một thùng. Nguyên nhân của việc tăng giá một phần là do
cảm giác bất an vì những vụ bùng phát bạo lực ở Iraq, Nigeria, Indonesia,
Sudan. Nhưng đấy chủ yếu là do hiện tượng mà tôi gọi là “quá trình làm phẳng
thế giới” và việc tham gia vào thị trường thế giới của 3 tỉ người tiêu dùng
từ Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và đế quốc Nga Xô cũ, tất cả những người đó đều
mơ có nhà ở, có ô tô, có tủ lạnh và lò viba. Nhu cầu nhiên liệu của họ thật
lớn và ngày càng tăng lên. Họ đã và tiếp tục gây áp lực lên giá dầu. Nếu
phương Tây không có những biện pháp triệt để về việc bảo đảm nguồn khai thác
và nếu không tìm được nguồn nhiên liệu thay thế thì trong tương lai gần giá
dầu sẽ giữ ở mức 40-60$, mà có thể còn cao hơn.
|
С политической точки зрения это означает, что целый ряд
нефтегосударств со слабыми институтами или откровенно авторитарным
правительством, скорее всего, столкнется с уничтожением свобод и ростом
коррупции, а также автократических, антидемократических действий. Лидеры этих
стран вполне могут рассчитывать на серьезное увеличение доходов, что позволит
наращивать вооруженные силы, подкупать оппонентов, покупать голоса
избирателей или общественную поддержку и игнорировать международные нормы и
порядки. Достаточно просмотреть прессу за любой день недели, чтобы убедиться
в том, что такая тенденция существует.
|
Từ quan điểm chính trị, điều đó có nghĩa là một loạt quốc
gia dầu mỏ với các thiết chế chính trị yếu kém hoặc có các chính phủ độc tài
chắc chắn sẽ phải đối đầu với việc đánh mất tự do, đối đầu với tệ tham nhũng
ngày một gia tăng cũng như sẽ phải chứng kiến các hành động độc tài, phi dân
chủ của nhà cầm quyền. Lãnh tụ của các nước đó hoàn toàn có thể hi vọng vào
sự gia tăng đáng kể thu nhập từ dầu mỏ, tiền sẽ giúp họ tăng cường lực lượng
vũ trang, mua chuộc các nhà bất đồng chính kiến, mua phiếu của cử tri hay mua
sự ủng hộ của xã hội và coi thường các tiêu chuẩn và trật tự quốc tế. Chỉ cần
đọc bất kì tờ báo nào, trong bất kì ngày nào, ta cũng thấy sự hiện diện của
xu hướng đó.
|
Возьмите статью в "Wall Street Journal" за
февраль 2005 г., в которой рассказывалось о муллах в Тегеране, получающих
столько прибыли от высоких цен на нефть, что они уже дают некоторым
иностранным инвесторам от ворот поворот, вместо того чтобы расстелить перед
ними красную дорожку. Так, турецкий мобильный оператор Turkcell подписал с
Ираном соглашение о создании в стране первой частной мобильной сети. Сделка
была привлекательной: компания согласилась заплатить Тегерану 300 млн.
долларов за лицензию и инвестировать 2,25 млрд. в предприятие, которое должно
было обеспечить рабочими местами 20 тыс. иранцев. Но муллы в иранском парламенте
добились заморозки контракта, утверждая, что с его помощью иностранцы смогут
шпионить за страной. Али Ансари (Ali Ansari), эксперт по Ирану шотландского
университета Сент-Эндрюс, рассказал нашему журналу, что иранские аналитики
добиваются проведения экономических реформ уже десять лет. "На самом
деле, сейчас ситуация еще больше ухудшилась, - говорит он. - Они получили все
эти деньги от нефти и не нуждаются ни в каких реформах экономики".
|
Lấy thí dụ bài đăng trong tháng 2 năm 2005 trên báo Wall
Street Journal kể lại chuyện các giáo chủ ở Tehran đã nhận được nhiều tiền từ
việc dầu tăng giá đến nỗi họ cho các nhà đầu tư nước ngoài “đằng sau quay”
thay vì trải thảm đỏ mời họ vào. Bài báo có nói đến hãng điện thoại di động
của Thổ Nhĩ Kì là Turkcell đã kí hợp đồng với Iran về việc thành lập công ty
điện thoại di động đầu tiên tại nước này. Vụ làm ăn thật hấp dẫn: công ty
đồng ý trả cho Iran 300 triệu dollar để được cấp phép thành lập xí nghiệp với
vốn đầu tư 2,25 tỉ dollar và sẽ tạo ra 20 ngàn việc làm cho người Iran. Nhưng
các giáo chủ trong quốc hội đã tìm cách đóng băng hợp đồng, họ viện cớ rằng
các gián điệp nước ngoài sẽ lợi dụng mạng di động. Ali Ansari, một chuyên gia
về Iran thuộc trường đại học Saint-Andrew (Scotland) kể với chúng tôi rằng
các nhà phân tích Iran kêu gọi cải tổ kinh tế cả chục năm qua. “Nhưng tình
hình ngày càng xấu đi”, Ali nói, “Họ đã nhận được tiền từ dầu mỏ và không cần
cải cách kinh tế gì hết.”
|
А как насчет посвященной Ирану статьи из
"Economist" от 11 февраля 2006 г., в которой говорится:
"Национализму проще предаваться на сытый желудок, и г-н Ахмадинежад -
редкий и везучий президент, ведь он ожидает, что экспорт нефти в новом году
принесет 36 млрд. долларов, что поможет ему покупать лояльность [народа]. В
первом проекте бюджета, который сейчас рассматривается парламентом,
правительство пообещало построить 300 тыс. жилых единиц, причем две трети из
них - за пределами крупных городов, и сохранить субсидии на энергоносители,
которые составляют ни много ни мало - 10% [валового внутреннего
продукта]"?
|
Còn bài báo nói nữa về Iran trên tờ Economist ngày 11
tháng 2 năm 2006: “Khi bụng đã no thì người ta cũng dễ say mê tinh thần dân
tộc lắm, Tổng thống Ahmadinejad là người gặp may hiếm có, ông ta tin rằng năm
nay thu nhập từ dầu mỏ sẽ là 36 tỉ dollar, nhờ đó ông ta có thể mua được lòng
trung thành của nhân dân. Trong dự thảo ngân sách đang được quốc hội xem xét,
chính phủ đã hứa sẽ xây dựng 300 ngàn ngôi nhà mà hai phần ba trong số đó nắm
ở bên ngoài các thành phố lớn và giữ nguyên mức bao cấp về nhiên liệu, riêng
khoản này đã chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội rồi!”
|
Или вспомните, что сейчас творится в Нигерии. В этой
стране пребывание президента у власти ограничивается двумя четырехлетними
сроками. Олусегун Обасанджо (Olusegun Obasanjo) пришел к власти в 1999 г.
после периода правления военных, а затем был переизбран всенародным
голосованием в 2003 г. Придя на смену генералам, он завоевал популярность в
мире, благодаря расследованию нарушений прав человека, допущенных
нигерийскими военными, освобождению политических заключенных и реальным
попыткам искоренить коррупцию. Нефть тогда стоила 25 долларов за баррель.
Сегодня, когда цена составляет уже 60 долларов, Обасанджо пытается убедить
законодательное собрание изменить конституцию с тем, чтобы он мог остаться на
третий срок. Вунми Беваджи (Wunmi Bewaji), один из лидеров оппозиции в нижней
палате нигерийского парламента, заявляет, что за принятие поправок
законодателям предложили взятки в размере 1 млн. долларов. "Сейчас они
предлагают 1 млн. долларов за голос, - цитирует парламентария VOA News в
статье за 11 марта 2006 г. - Все это координируют высокопоставленные
чиновники Сената и Палаты представителей".
|
Hay trường hợp Nigeria. Nước này qui định tổng thống chỉ
được nắm quyền tối đa là hai nhiệm kì, mỗi nhiệm kì 4 năm. Olusegun Obasanjo
được bầu năm 1999, sau giai đoạn cầm quyền của các quân nhân và sau đó được
tái cử trong cuộc phổ thông đầu phiếu vào năm 2003. Ông ta đã giành được sự
ủng hộ trên khắp thế giới vì đã cho tiến hành điều tra các vụ vi phạm nhân
quyền của các tướng lĩnh Nigeria, đã thả các tù chính trị và những cố gắng
trong việc loại bỏ tệ tham nhũng. Lúc đó, giá dầu là 25$ một thùng. Hôm nay,
khi giá dầu là 60$ một thùng, Obasanjo cố gắng thuyết phục quốc hội thay đổi
hiến pháp để ông ta có thể cầm quyền thêm nhiệm kì thứ ba nữa. Wunmi Bewaji,
một trong các lãnh tụ đối lập, cho biết các nhà làm luật đã được đề nghị
khoản hối lộ là 1 triệu dollar nếu họ đồng ý thông qua tu chính hiến pháp.
“Hiện nay người ta đề nghị 1 triệu dollar một phiếu”, VOA News đã dẫn lại
trong một bài viết đề ngày 11 tháng 3 năm 2006 như thế. “Chính các quan chức
cao cấp tại Thượng và Hạ viện phối hợp làm việc đó”.
|
Клемент Нванкво (Clement Nwankwo), один из ведущих
правозащитников Нигерии, во время визита в Вашингтон в марте рассказал мне,
что после того, как цена нефти начала расти, "ситуация со свободами
серьезно ухудшилась - люди подвергаются произвольным арестам, политических
оппонентов убивают, а институты демократии парализованы". Нефть
составляет 90% нигерийского экспорта, добавил он, и это частично объясняет
внезапный рост числа похищений иностранных нефтяников в богатой нефтью дельте
Нигера. Многие нигерийцы уверены, что те воруют "черное золото",
потому что народ страны не видит практически никаких доходов.
|
Clement Nwankwo, một trong những người tranh đấu vì công
lí ở Nigeria, trong lần đến thăm Washington vào tháng 3 vừa qua, đã kể cho
tôi nghe rằng: ngay khi giá dầu tăng, “các quyền tự do lập tức bị phương hại
nghiêm trọng, việc bắt người diễn ra một cách rất tùy tiện, nhiều nhân vật
đối lập bị giết, các thiết chế dân chủ bị ngưng hoạt động”. Dầu chiếm 90%
xuất khẩu của Nigeria, ông nói thêm, điều đó phần nào giải thích việc tăng
một cách đột biến số vụ bắt cóc người nước nước ngoài tại thung lũng có nhiều
mỏ dầu là Niger. Nhiều người Nigeria tin rằng người nước ngoài ăn cắp “vàng
đen” của họ vì quần chúng gần như không nhìn thấy bất kì thu nhập nào cả.
|
В нефтегосударствах очень часто не только вся политика
вращается вокруг контроля над трубой, но и в обществе развивается искаженное
понимание ситуации. Если народ беден, а лидеры богаты, то это не потому, что
государство не смогло внедрить образование, инновации, правление закона и
предпринимательство. Это потому, что кто-то получает деньги от нефти, а они
нет. Люди начинают думать, что для того, чтобы разбогатеть, им нужно
остановить тех, кто ворует нефть, а не строить общество, поддерживающее
образование, предпринимательство и инновации. "Если бы у Нигерии не было
нефти, все политическое уравнение было бы иным, - считает Нванкво. - Нефть не
обеспечивала бы доход, а потому диверсификация экономики стала бы актуальной,
частное предпринимательство играло бы большую роль, и люди смогли бы
развивать свои творческие наклонности".
|
Trong các quốc gia dầu mỏ, thường không chỉ toàn bộ nền
chính trị xoay vần quanh việc kiểm soát đường ống mà việc nhận thức tình hình
trong xã hội cũng bị méo mó. Nếu dân chúng nghèo mà quan chức giàu thì đấy
không phải là chính phủ không thể mở rộng giáo dục, sáng kiến, thượng tôn
pháp luật và tinh thần kinh doanh. Đấy là do một số người nhận được tiền từ
dầu mỏ, còn họ thì không. Dân chúng bắt đầu nghĩ rằng muốn giàu thì phải loại
bỏ những người ăn cắp dầu, chứ không phải là xây dựng một xã hội biết đầu tư
cho giáo dục, tinh thần kinh doanh và sáng kiến. “Nếu Nigeria không có dầu mỏ
thì phương trình chính trị sẽ khác hẳn”, Nwankwo đã nói như thế. “Nếu dầu mỏ
không bảo đảm được thu nhập thì vấn đề đa dạng hoá nền kinh tế sẽ được đặt
ra, doanh nghiệp tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng hơn và dân chúng có thể
phát triển khả năng sáng tạo của mình”.
|
На самом деле, связь между ценами на нефть и темпами
распространения свобод настолько тесна, что даже дальновидные руководители
могут свернуть с тропы экономических и политических реформ из-за резкого
скачка цены на нефть. Вспомните о Бахрейне, который знает, что его нефть
заканчивается, и стал образцовым примером того, как сокращение доходов от
энергоносителей может стимулировать реформы. Но даже он не смог устоять перед
временным соблазном роста цен. "Сейчас у нас все хорошо благодаря
высоким ценам на нефть. Это может вызвать самодовольство чиновников, - заявил
Ясим Хусейн Али (Jasim Husain Ali), глава отдела экономических исследований
университета Бахрейна, в недавнем интервью газете "Gulf Daily
News". - Это очень опасная тенденция, потому что доход от нефти
нестабилен. Возможно, по стандартам Персидского залива Бахрейн уже достаточно
диверсифицировал свою экономику, но по международным стандартам этого
недостаточно". Не удивительно, что один молодой иранский журналист
как-то сказал мне на прогулке в Тегеране: "Если бы у нас не было нефти,
мы могли бы быть как Япония".
|
Trên thực tế, giá dầu và tốc độ truyền bá tự do có mối
liên hệ chặt chẽ đến nỗi ngay các nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng cũng có thể
đình hoãn các cuộc cải cách kinh tế và chính trị một khi giá dầu tăng đột
ngột. Xin nhớ lại trường hợp Bahrain, nước này biết rằng dầu mỏ của họ đang
cạn kiệt và trở thành một thí dụ điển hình về việc giảm thu nhập từ dầu mỏ có
thể khuyến khích công cuộc cải cách. Nhưng nước này cũng không đứng vững
trước sức quyến rũ của việc tăng giá dầu. “Mọi việc hiện nay đều tốt vì giá
dầu tăng. Điều này có thể tạo ra thói tự mãn cho các quan chức”, Jasim Husain
Ali, trưởng phòng nghiên cứu kinh tế của trường đại học tổng hợp Bahrain đã
nói như thế trong bài phỏng vấn của báo Gulf Daily News số ra gần đây. “Đấy
là một xu hướng nguy hiểm vì thu nhập từ dầu mỏ là không ổn định. Có thể là
theo tiêu chuẩn của vùng Vịnh thì Bahrain đã đa dạng hoá nền kinh tế nhưng
theo tiêu chuẩn quốc tế thì chưa”. Tôi không lấy làm ngạc nhiên khi một nhà
báo trẻ ở Tehran nói với tôi rằng: “Nếu chúng tôi không có dầu mỏ thì có thể chúng
tôi đã như Nhật rồi”.
|
Геология превыше
идеологии
При всем моем уважении к Рональду Рейгану я не верю в то,
что он уничтожил Советский Союз. Для распада Советского Союза существовало,
очевидно, много причин, однако, несомненно то, что ключевую роль сыграло
падение мировых цен на нефть в конце 80-х и начале 90-х годов. (Когда в дни
Рождества 1991 года Советский Союз официально прекратил свое существование,
цена барреля нефти находилась на уровне 17 долларов.)
|
Địa chất quan trọng
hơn tư tưởng
Dù rất kinh trọng Ronald Reagan, tôi vẫn không tin rằng
ông ta đã tiêu diệt được Liên Xô. Liên Xô tan rã là do một loạt nguyên nhân,
nhưng chắc chắn rằng việc hạ giá dầu trên thị trường thế giới vào cuối những
năm 1980 và đầu những năm 1990 đã đóng vai trò chủ chốt. (Giáng sinh năm
1991, Liên Xô chính thức thôi tồn tại, giá dầu lúc đó là 17$ một thùng.)
|
А дальнейшее снижение цен на нефть помогло заставить
посткоммунистическое правительство Бориса Ельцина больше соблюдать закон и
правопорядок, демонстрировать большую открытость перед внешним миром, а также
проявлять больше готовности к созданию такой законодательной структуры,
наличия которой требовали мировые инвесторы.
|
Việc giá dầu tiếp tục hạ đã buộc chính phủ hậu cộng sản
của Boris Yeltsin tuân thủ pháp luật và trật tự pháp lí, chứng tỏ sự cởi mở
hơn đối với thế giới bên ngoài, cũng như tỏ ra sẵn sàng xây dựng một hệ thống
lập pháp mà các nhà đầu tư quốc tế đòi hỏi.
|
А затем к власти пришел президент Владимир Путин. И теперь
задумайтесь над теми изменениями, которые произошли в Путине за период
времени, в который цена на нефть поднялась с двадцати долларов до сегодняшних
шестидесяти.
|
Sau đó là Tổng thống Putin. Xin hãy suy nghĩ về những thay
đổi trong con người Putin trong giai đoạn khi mà giá dầu tăng vọt từ 20$ một
thùng lên mức 60$ như ngày hôm nay.
|
Когда нефть стоила 20-40 долларов, существовал президент,
которого я назвал бы "Путин Первый". Джордж Буш после их первой
встречи в 2001 году сказал, что он заглянул к Путину в "душу" и
понял, что этому человеку можно доверять. Если бы Буш заглянул в душу
сегодняшнего Путина - "Путина Второго", "Путина - 60 долларов
за баррель" - он увидел бы, насколько черна его душа, черна как нефть.
|
Khi giá dầu ở mức 20-40$, ông là một tổng thống mà tôi xin
gọi là “Putin Một”. G. Bush, sau cuộc gặp lần đầu tiên vào năm 2001, đã nói
rằng ông nhìn thấy “tâm” Putin, rằng đây là một người có thể tin được. Nếu
Bush nhìn vào tâm Putin hôm nay, “Putin Hai”, “Putin – 60$ một thùng” thì ông
sẽ thấy tâm ông ta đen đến mức nào, đen như một chai dầu mỏ vậy.
|
Он увидел бы, что Путин воспользовался внезапно
свалившимся на него богатством для того, чтобы проглотить (национализировать)
огромную российскую нефтяную компанию, "Газпром", многочисленные
газеты и телевизионные станции, а также всевозможные российские предприятия и
когда-то независимые институты.
|
Ông sẽ nhìn thấy rằng Putin đã lợi dụng số của cải như tự
trên trời rơi xuống để nuốt chửng (quốc hữu hoá) công ty dầu mỏ cực kì to lớn
của nước Nga, công ty Gazprom, hàng loạt tờ báo và đài truyền hình cũng như
các xí nghiệp và các định chế đã có thời tồn tại một cách độc lập.
|
Когда в начале 90-х годов цены на нефть находились на
низшей отметке, даже арабские нефтегосударства, такие как Кувейт, Саудовская
Аравия и Египет, обладающий значительными газовыми запасами, по крайней мере,
говорили об экономических реформах, а также делали робкие шаги в направлении
реформ политических. Но как только цены начали расти, весь процесс
реформирования замедлился, особенно в политической сфере.
|
Vào đầu những năm 1990, khi giá dầu còn thấp, ngay cả các
quốc gia dầu mỏ Arab như Kuweit, Saudi Arabia, Ai-Cập là những nước có nguồn
dự trữ khí rất lớn cũng đã nói đến cải cách kinh tế cũng như đã thực hiện
những bước đầu chập chững theo hướng cải cách chính trị. Nhưng ngay khi giá
dầu bắt đầu lên, toàn bộ quá trình cải tổ lập tức chậm lại, đặc biệt là trong
lĩnh vực chính trị.
|
По мере того, как у нефтегосударств накапливается все
больше и больше богатств, они могут вполне реально начать изменять всю
международную систему отношений и сам характер мирового устройства,
сложившегося после окончания холодной войны.
|
Cùng với việc các quốc gia dầu mỏ ngày càng tích lũy được
thêm nhiều của cải, họ hoàn toàn có khả năng thay đổi toàn bộ hệ thống quan
hệ quốc tế và tính chất của cơ cấu quốc tế đã hình thành sau chiến tranh
lạnh.
|
Когда пала Берлинская стена, существовало глубокое
убеждение в том, что начался непреодолимый процесс развития свободного рынка
и демократизации. Распространение в последующее десятилетие по всему миру
свободных выборов показало, что процесс это вполне реален.
|
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, mọi người đều tin tưởng
sâu sắc rằng đây là khởi đầu của một tiến trình phát triển không thể đảo ngược
được của thị trường tự do và dân chủ hoá. Sự lan truyền trên khắp thế giới
những cuộc bầu cử tự do sau đó đã tạo ra cảm giác rằng tiến trình này là một
thực tế.
|
Однако сегодня он неожиданно столкнулся со встречной
волной нефтяного авторитаризма, порожденного ценой в 60 долларов за баррель.
Внезапно такие режимы, как иранский, нигерийский, российский и венесуэльский,
начали отход от казавшегося безостановочным процесса демократизации.
Всенародно избранные самодержцы в этих странах используют внезапно хлынувший
ливень нефтедолларов для того, чтобы удобно устроиться во власти, на корню
скупить оппонентов и сторонников, и удушающей государственной хваткой взять
за горло частный сектор.
|
Nhưng hôm nay, tiến trình này gặp phải một làn sóng của
chủ nghĩa độc tài dầu mỏ, sinh ra từ giá dầu là 60$ một thùng. Bất thình
lình, các chế độ ở Iran, ở Nigeria, ở Nga và Venezuela bắt đầu ra khỏi tiến
trình dân chủ hoá tưởng như không thể nào ngăn chặn được. Tại những nước đó,
các nhà độc tài được toàn dân bầu lên sử dụng ngay những đồng dollar bất ngờ
ập xuống đầu họ để làm mỗi một việc là được tự do sử dụng quyền lực, mua trọn
gói những người bất đồng chính kiến và những ủng hộ viên, bóp cổ khu vực tư
nhân.
|
А ведь казалось, что все это ушло навсегда.
Безостановочная волна демократизации, последовавшая за падением Берлинской
стены, наткнулась на не менее мощную встречную темную волну нефтяного
авторитаризма.
|
Thế mà đã có lúc tưởng rằng tất cả những điều đó đã là quá
khứ. Làn sóng dân chủ hoá đi theo sau sự sụp đổ của bức tường Berlin đã gặp
phải làn sóng đen của chủ nghĩa độc tài dầu mỏ ngang sức ngang tài.
|
Хотя такой нефтяной авторитаризм не представляет той
огромной стратегической и идеологической угрозы, какой являлся для Запада
коммунизм, его длительное воздействие, тем не менее, способно нарушить
международную стабильность.
|
Mặc dù chủ nghĩa độc tài dầu mỏ không tạo ra mối đe doạ về
mặt tư tưởng và chiến lược to lớn đối với phương Tây như chủ nghĩa cộng sản
nhưng tác động lâu dài của cũng có khả năng phá vỡ sự ổn định trên thế giới.
|
Некоторые самые отвратительные режимы мира получат
дополнительные средства, чтобы долгое время творить свои черные дела. А добропорядочные
демократические страны, подобные Индии или Японии, будут вынуждены
раболепствовать перед такими нефтяными диктаторами, как Иран или Судан, и
закрывать глаза на их поведение, поскольку в огромной степени зависят от их
нефти. Мировой стабильности это ничего хорошего не сулит.
|
Một số chế độ đáng ghét nhất trên thế giới sẽ có thêm
phương tiện để làm những việc đen tối trong một thời gian dài nữa. Còn một số
nước có chế độ chính trị dân chủ nghiêm chỉnh như Nhật Bản và Ấn Độ sẽ phải
quị lụy trước các chế độ độc tài như Iran và Sudan và phải nhắm mắt trước các
hành động của các nước này vì bị phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của các nước
đó. Đối với sự ổn định thế giới, việc đó sẽ chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp cả.
|
Позвольте мне еще раз подчеркнуть одну вещь. Я знаю, что
взаимосвязь, на которую указывают эти выкладки, не совершенна, и что многие
читатели смогут привести целый ряд исключений из правил. Однако я полагаю,
что они иллюстрируют общую тенденцию, которая отражается в новостях каждый
день: рост цен на нефть совершенно определенным образом оказывает негативное
воздействие на темпы распространения свободы во многих странах. А когда
набирается достаточное количество таких стран с негативным воздействием, они
начинают отравлять мировую политику.
|
Xin nhấn mạnh một lần nữa điều sau đây. Tôi biết rằng mối
liên hệ mà những điều trình bày bên trên chỉ ra là không thật hoàn hảo và
nhiều độc giả có thể dẫn ra hàng loạt ngoại lệ. Nhưng tôi cho rằng, những
nguyên tắc nói tới bên trên thể hiện một xu hướng chung, được phản ánh trong
các bản tin thời sự hàng ngày: sự gia tăng giá dầu mỏ đã có ảnh hưởng tiêu
cực đến tốc độ truyền bá tự do tại nhiều quốc gia. Khi số lượng các nước với
tác động tiêu cực đủ lớn thì họ sẽ đầu độc nền chính trị thế giới.
|
Мы не можем повлиять на поставки нефти в какую бы то ни
было страну, однако мы способны повлиять на мировые нефтяные цены, если
начнем менять объемы и типы потребляемой энергии. Когда я говорю
"мы", я, в частности, имею в виду Соединенные Штаты Америки,
которые потребляют около 25 процентов общемировой энергии, а также все
страны-импортеры нефти.
|
Chúng ta không thể cản trở hay ủng hộ việc cung ứng dầu mỏ
vào bất kì nước nào, nhưng chúng ta có thể tác động lên giá dầu nếu chúng ta
khởi sự thay đổi số lượng và chủng loại năng lượng mà chúng ta tiêu thụ. Khi
nói “chúng ta”, tôi có ý nói đến cả nước Mĩ cũng như các nước nhập khẩu dầu
mỏ vì Mĩ tiêu thụ 25% năng lượng toàn cầu.
|
Размышления над тем, как нам изменить структуру
энергопотребления в целях снижения цен на нефть, больше не являются уделом и
хобби благородных защитников окружающей среды или чьим-то личным делом
совести. Теперь это императив национальной безопасности.
|
Suy tư về việc chúng ta sẽ làm gì để có thể thay đổi cơ
cấu năng lượng tiêu thụ nhằm góp phần hạ giá dầu mỏ không còn là công việc và
thú vui của các nhà bảo vệ môi trường hay vấn đề lương tâm của ai nữa. Hiện
nay, đây đã là vấn đề an ninh quốc gia.
|
Следовательно, любая американская стратегия продвижения
демократии, в которую не включены разумные и долгосрочные планы поиска
альтернатив нефти и снижения цен на нее, становится полностью бессмысленной и
обречена на провал.
|
Như vậy là các chương trình thăng tiến dân chủ của Mĩ sẽ
trở thành vô nghĩa và nhất định sẽ thất bại nếu không bao gồm các kế hoạch
thông minh và dài hạn về việc tìm các nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ và làm
giảm giá dầu.
|
Сегодня не важно, в какой части спектра внешней политики
вы находитесь. Всем и каждому приходится принимать мировоззрение
"зеленых". Нельзя быть эффективным реалистом во внешней политике
или эффективным идеалистом-защитником демократии, если вы не являетесь в то
же время защитником окружающей среды, думающим об эффективном использовании
энергии.
|
Hôm nay, điều quan trọng không phải là bạn ủng hộ chính
sách đối ngoại nào. Tất cả và từng người chúng ta phải chấp nhận thế giới
quan của “hoà bình xanh”. Không thể trở thành người thực tế trong chính sách
đối ngoại và người bảo vệ dân chủ hữu hiệu nếu không đồng thời là người bảo
vệ môi trường và suy nghĩ về việc sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng.
|
Хотите знать больше?
Чтобы глубже понять взаимосвязь между нефтяным богатством
и задержкой в развитии политических систем, можно прочитать размышления
Майкла Росса (Michael L. Ross) под заголовком "Мешает ли нефть
демократии?" (Does oil Hinder Democracy?), опубликованные в номере World
Politics за апрель 2001 года. А в работе Ричарда Оти (Richard M. Auty)
"Устойчивость развития стран с экономикой, богатой полезными
ископаемыми: Тезисы о проклятии ресурсов" (Sustaining Development in
Mineral Economies: The Resource Curse Thesis), изданной в 1993 году (New
York: Routledge), даются объяснения того, почему богатые полезными
ископаемыми страны зачастую не достигают успехов в развитии. Джефри Сакс
(Jeffrey D. Sachs) и Эндрю Уорнер (Andrew M. Warner) конкретизируют эти
положения и тезисы в своей работе "Изобилие полезных ископаемых и
экономический рост" (Natural Resource Abundance and Economic Growth
(Washington: National Bureau of Economic Research, 1995 год). Политолог
Хавьер Корралес (Javier Corrales) показывает, как сегодняшние высокие цены на
нефть усиливают позиции современных диктаторов, в своей статье "Уго
Босс" (Hugo Boss), опубликованной в номере FOREIGN POLICY за январь-февраль
2006 года. В статье Мозеса Наирна (Moises Nairn) "Глобовикторина:
угадай, кто лидер" (Globoquiz: Guess the Leader), помещенной в номере
Newsweek International от 1 декабря 2004 года, отмечаются удивительные,
основанные на нефтяном богатстве, сходства между Уго Чавесом (Hugo Chavez) и
Владимиром Путиным. А в другой своей статье, напечатанной в номере FOREIGN
POLICY за январь-февраль 2004 года, этот автор анализирует дрейф Москвы в
сторону политики нефтегосударства.
|
Bạn muốn biết thêm?
Những ai quan tâm đến vấn đề liên hệ giữa nguồn lợi dầu mỏ
và sự phát triển của các hệ thống chính trị xin đọc bài viết Michael L. Ross,
“Does oil Hinder Democracy?”, trên tờ World Politics số tháng 4 năm 2001. Còn
Richard M. Auty trong tác phẩm Sustaining Development in Mineral Economies:
The Resource Curse Thesis, xuất bản năm1993, New York: Routledge, đưa ra lí
giải tại sao các nước giàu tài nguyên khoáng sản thường không phát triển
được. Jeffrey D. Sachs và Andrew M. Warner cụ thể hoá các luận điểm này trong
tác phẩm Natural Resource Abundance and Economic Growth, Washington: National
Bureau of Economic Research, 1995. Nhà chính trị học Javier Corrales chứng
minh giá dầu cao góp phần củng cố vị trí của các nhà độc tài hiện đại trong
bài báo “Hugo Boss” trên tờ Foreign Policy số tháng 1-2 năm 2006. Moises
Nairn trong bài “Globoquiz: Guess the Leader”, đăng trên tờ Newsweek
International ra ngày 1 tháng 12 năm 2004 so sánh sự giống nhau đến kinh ngạc
giữa Hugo Chavez và Vladimir Putin, và sự giống nahu đó đều do dầu hoả mà ra.
Trong một bài báo khác trên tờ Foreign Policy số tháng 1-2 năm 2004, tác giả
này phân tích sự dịch chuyển của Moskva về phía các quốc gia dầu hoả.
|
Томас Фридман
(Thomas L. Friedman) размышляет над последствиями подъема Индии и Китая для
глобальной экономики и энергетического рынка в своей работе "Плоский
мир: краткая история двадцать первого столетия " (The World Is Flat: A
Brief History of the Twenty-First Century (New York: Farrar, Straus and
Giroux, 2005 год). А получившее Пулитцеровскую премию произведение Даниэля
Ергина (Daniel Yergin) под названием "Добыча. Всемирная история борьбы
за нефть, деньги и власть" (The Prize: The Epic Quest for oil, Money,
and Power) (New York: Simon & Schuster, 1991 год) является историей
взаимосвязей между нефтью и современными экономиками.
|
Thomas L. Friedman
là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng, trong đó hai tác phẩm Chiếc Lexus và
cây Oliu và Thế giới phẳng.
|
|
|
|
Translated by Phạm Nguyên Trường
|
http://www.inosmi.ru/world/20060503/227213.html
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, June 30, 2012
Первый закон петрополитики Qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn