MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, June 18, 2012

Vietnam, wracked by economic woes, plans new reforms Việt Nam, sau ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, đang chuẩn bị những cải cách mới




Hanoi's skyline is seen from a high building November 10, 2011.

Trời đêm Hà Nội nhìn từ một cao ốc, tháng 11.2011

Vietnam, wracked by economic woes, plans new reforms

Việt Nam, sau ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, đang chuẩn bị những cải cách mới

By Tran Le Thuy and John Ruwitch
HANOI | Sun Nov 13, 2011
Trần Lệ Thủy và John Ruwitch
HANOI | Sun Nov 13, 2011


After four years of economic instability, Vietnam is embarking upon reforms that some believe have the potential to be its most significant since moves in 1986 that ended stifling central planning and, eventually, turned the war-torn country into a tiger. REUTERS/Kham

Sau bốn năm bất ổn kinh tế, Việt Nam đang bắt tay vào một số cải cách mà một số người tin có thể là quan trọng nhất kể từ khi các bước khởi đầu vào năm 1986, từng chấm dứt loại kế hoạch ngột ngạt và, cuối cùng đã biến quốc gia bị chiến tranh tàn phá này thành một con hổ. REUTERS/Kham

(Reuters) - After four years of economic instability, Vietnam is embarking on reforms some believe could be its most significant since steps started in 1986 that ended stifling central planning and, eventually, turned the war-torn country into a tiger.

Tuy nhiên, có sự hoài nghi rằng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại sự việc thay đổi lớn từ những công ty quốc doanh và các nhóm lợi quyền khác, bao gồm các tập đoàn tư nhân, đã có ảnh hưởng và gia tăng đáng kể.


However, there's substantial skepticism that policymakers can fend off resistance to major change from state-owned companies and other interest groups, including private conglomerates, whose influence has surged.


Nhiều tháng trời bàn thảo căng thẳng đã đưa đến một mối đồng thuận rằng Việt Nam, sau khi bị tàn phá bởi cuộc lạm phát tồi tệ nhất của châu Á và các tai họa khác, cần phải thay đổi chiến thuật, như 25 năm trước đã từng có một chính sách "Đổi Mới" cất cánh.


Months of heated discussion have produced a consensus that Vietnam, wracked by Asia's worst inflation and other woes, needs to change tack, as it did 25 years ago when the "Doi Moi" (renovation) policy took flight.

"Bây giờ là nghiêm túc, không chỉ là chuyện nói bàn nữa", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đã nói với Reuters. "Chúng tôi đã trải qua các phân tích cẩn thận, đau đớn để nhìn thấy thiếu sót và các khu vực cần cải thiện ở đâu".

"It's not just talk anymore. This is serious business now," Vice Minister of Planning and Investment Dang Huy Dong told Reuters. "We've gone through careful analysis, painful analysis, to see where the shortcomings are and areas for improvement."

"Không chỉ có nói không thôi được nữa. BBaay giờ phải làm nghiêm túc," Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nói với Reuters. "Chúng tôi đã trải qua phân tích cẩn thận, phân tích đau đớn, nhìn thấy nơi có những thiếu sót và các lĩnh vực cần cải thiện."

It's far from certain, though, that the government will pursue reforms that are broad enough and deep enough to fix debt-ridden state banks and rein in inefficient state enterprises (SOEs) such as Vietnam Shipbuilding Industry Group, or Vinashin, which embarrassingly defaulted last year.

Tuy nhiên khó biết chắc rằng chính phủ có sẽ theo đuổi những cải cách đủ rộng rãi và sâu sắc để sửa chữa các ngân hàng quốc doanh ngập nợ và kiểm soát các doanh nghiệp quốc doanh không hiệu quả như Việt Nam Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin, từng không trả được nợ một cách xấu hổ hồi năm ngoái.


"The Vietnamese economy, once again, is at a crossroads," said Le Dang Doanh, a reform-minded economist who has advised current and former leaders.

"Một lần nữa, kinh tế Việt Nam lại đứng ở ngã ba đường", ông Lê Đăng Doanh, một kinh tế gia có đầu óc cải cách, nhà tư vấn cho giới lãnh đạo hiện tại và trước đây cho biết.

And this time, in Doanh's view, moving decisively down a reform path is "more difficult because it touches powerful interest groups that are operating behind the scenes."

Và lần này, theo quan điểm của Doanh, di chuyển dứt khoát đến con đường cải cách là "khó khăn hơn bởi vì việc ấy động chạm đến các nhóm lợi quyền mạnh mẽ hoạt động đằng sau hậu trường".

SHIFTING GROWTH MODEL

At a crossroads in the mid-1980s when the economy was moribund, liberalisation that unleashed individuals and industries made Vietnam into a rising star. But in recent years, the star has burned out, and the country has evolved from one of Asia's most promising economies into one of the most unstable.

Thay đổi mô hình tăng trưởng

Khi nền kinh tế hấp hối tại ngã ba đường vào giữa những năm 1980, công cuộc tự do hóa đã cởi trói cho các cá nhân và ngành công nghiệp Việt Nam trở thành một ngôi sao đang lên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngôi sao ấy đã lụi tàn, và đất nước đã chuyển từ một trong những nền kinh tế hứa hẹn nhất của châu Á trở thành một trong những nền kinh tế bất ổn nhất.

The government hopes to shift its economic growth model away from reliance on cheap labor and capital, and has identified three areas of focus -- banks, public spending and SOEs -- but it is not expected to unveil a single "big bang" reform.

Chính phủ hy vọng sẽ thay đổi được mô hình tăng trưởng kinh tế của mình ra khỏi sự phụ thuộc vào nguồn vốn và lao động rẻ, đã chỉ ra ba khu vực phải tập trung - các ngân hàng, chi tiêu công và các doanh nghiệp quốc doanh - nhưng không hề dự kiến là sẽ cho ra mắt một loại cải cách độc đáo "cực lớn".

Proponents of major change hope it might unfold like Doi Moi did, as a process; Doi Moi was launched in 1986 but did not accelerate until the early 1990s, and over time Vietnam transformed from a post-war basket case to a budding regional powerhouse.

Những người ủng hộ thay đổi lớn hy vọng chính phủ có thể mở ra một loại cải cách lớn như một tiến trình Đổi mới trước đây; Đổi mới đã được đưa ra vào năm 1986 nhưng đã không tăng tốc cho đến đầu những năm 1990, và theo thời gian Việt Nam đã chuyển đổi từ một trường hợp tàn phế sau chiến tranh thành một cường quốc khu vực vừa chớm nở.

There are optimists who believe Vietnam will make substantive change that undercuts what the World Bank calls "recurring and increasingly severe" economic instability.


Có những người lạc quan tin rằng Việt Nam sẽ thay đổi quan trọng về nội dung để loại bỏ những gì mà Ngân hàng Thế giới gọi là sự bất ổn kinh tế "định kỳ và ngày càng nghiêm trọng" của Việt Nam.


World Bank economist Deepak Mishra, who describes Vietnam as in "unchartered territory," is encouraged by how much officials are talking about change.


Deepak Mishra, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới kinh tế, người từng mô tả Việt Nam như trong một bãi "hoang địa", đã được khích lệ bởi việc nhiều quan chức đang nói về sự thay đổi.


"Nobody has seen anything like this in the recent past," Mishra said. "My hunch is we're not going to see massive clarity about the future course of action immediately, but after five or 10 years when we look back we may say, yeah, there was a real change that started in 2011."


"Không một ai từng nhìn thấy một tình trạng như thế này trong thời gian qua", Mishra nói. "Linh cảm của tôi là chúng ta sẽ không nhìn thấy sự rõ rệt lớn lao về hành động tức thì cho tiến trình tương lai, nhưng sau 5 hoặc 10 năm khi nhìn lại chúng ta có thể nói, đúng thế, đã có một cuộc thay đổi thực sự bắt đầu vào năm 2011".


Economists agree about what the state should do, said Pham Chi Lan, a respected economist who has been invited by top leaders in recent weeks to discuss the country's woes.

Các nhà kinh tế đồng thuận về những gì mà nhà nước nên làm, Phạm Chi Lan, một nhà kinh tế đáng kính, người đã được các nhà lãnh đạo hàng đầu vời đến trong những tuần gần đây để thảo luận về các tai họa của đất nước.


But then there's the big question: how far will the leadership go in implementing an agenda of major structural change?


Nhưng rồi vẫn có những câu hỏi lớn: các lãnh đạo sẽ đưa ra một chương trình nghị sự về các thay đổi cơ cấu lớn đến mức nào?

"If the leaders accept this," said Lan, "they will be leading this country to a second Doi Moi."

"Nếu giới lãnh đạo chấp nhận điều này", Lan cho biết, "họ sẽ đưa đất nước này vào một lần Đổi mới lần thứ hai".

REFORM OR STAY BEHIND

There is little dispute about the challenges.

Inflation has surged well above 20 percent twice in the past three years while foreign exchange reserves have slumped and the Vietnamese dong has lost more than 20 percent against the dollar. Vietnam's external debt has risen above its peers to more than 40 percent of gross domestic product (GDP) while credit-to-GDP has soared to 125 percent.


Cải cách hoặc Tụt hậu

Có rất ít tranh cãi về những thử thách.

Lạm phát đã tăng trên 20% hai lần trong ba năm qua trong khi dự trữ ngoại hối sụt giảm, và tiền đồng Việt Nam đã bị mất hơn 20% so với đồng USD. Nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khi tín dụng so với GDP đã tăng đến 125%.


Foreign direct investment pledges have slumped, dropping 22 percent this year so far from the same part in 2010. Last year, all three major ratings agencies -- Fitch, Moody's and Standard & Poor's -- downgraded the country of nearly 90 million people.

Cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh, cho đến nay đã giảm 22% trong năm nay so với cùng thời gian trong năm 2010. Năm ngoái, cả ba cơ quan xếp hạng lớn - Fitch, Moody và Standard & Poor đã hạ cấp hạng tín dụng của đất nước gần 90 triệu người này.

Experts say the root of Vietnam's boom-to-bust dilemma lies in excessive investment in inefficient state-owned corporations, which suck up capital and have diversified wildly from their core competencies into sectors such as property and stocks -- both of which have faltered.

Các chuyên gia cho rằng gốc rễ tình thế bùng nổ tiến thoái lưỡng nan của Việt nam nằm trong các đầu tư quá mức của các những công ty quốc doanh không hiệu quả, đã thu hút vốn liếng và chuyển đổi quá đáng từ năng lực chủ yếu của họ vào các lĩnh vực như bất động sản và cổ phiếu - vốn cả hai đều đã bị chập choạng.

Growth since Doi Moi has been based on increasing capital investment and labor, but that is increasingly less able to drive the economy, said Nguyen Dinh Cung, deputy head of the government's top think tank, in a September report considered a cornerstone of the government's reform discussions.

Sự tăng trưởng kể từ khi Đổi mới từng có căn bản trên việc đầu tư vốn và lao động ngày càng tăng, nhưng điều đó ngày càng ít có khả năng léo lái nền kinh tế, Nguyễn Đình Cung, Phó Chủ tịch cơ quan tư vấn hàng đầu của chính phủ, đã nói trong một báo cáo vào tháng Chín, vốn được coi nền tảng cho các cuộc thảo luận về của cải cách của chính phủ.

"Our economy is no longer able to maintain a high growth rate like the years before," wrote Cung of the Central Institute for Economic Management (CIEM).

"Nền kinh tế của chúng ta là không còn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao như những năm trước", Cung - thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế (CIEM) đã viết.

In July, a once-in-five-years leadership reshuffle appears to have cleared the way for reform.


Trong tháng Bảy, một đợt cải tổ nhân sự lãnh đạo năm năm một lần dường như đã dọn đường cho cuộc cải cách.

"We have to reform," said Cao Si Kiem, a member of the National Assembly's economic committee and a former central bank governor. "If not, it would be dangerous. The economy would be stuck behind and the faith of the people would decrease."

"Chúng ta phải cải cách," ông Cao Sĩ Kiêm, thành viên của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và một cựu thống đốc ngân hàng trung ương đã tuyên bố. "Nếu không, kinh tế sẽ nguy hiểm, bị mắc kẹt phía sau và đức tin của người dân sẽ sút giảm".

RESTORING PEOPLE'S FAITH

Kiem said the Politburo, the 14-man group at the pinnacle of political power, has concluded reform is needed to "restore people's faith." Party leader Nguyen Phu Trong gave the strongest and most public signal of top-level support for it in an October 10 speech reciting a litany of problems.

Khôi phục Niềm tin của Dân chúng

Kiêm cho biết Bộ Chính trị, nhóm 14 người ở đỉnh cao quyền lực chính trị, đã kết luận rằng cải cách là cần thiết để khôi phục lại niềm tin của người dân. "Lãnh đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra tín hiệu mạnh nhất và công khai nhất, đọc lên lời kinh cầu về những khó khăn để hỗ trợ cải cách trong một bài phát biểu ngày 10 tháng 10.

Trong blamed global conditions as well as "shortcomings in the economy, an ineffective growth model and an outdated economic mechanism."

Trọng quy lỗi cho điều kiện toàn cầu cũng như "các thiếu sót trong nền kinh tế, một mô hình tăng trưởng không hiệu quả và một cơ chế kinh tế lạc hậu".


"We must restructure the economy along with renovating the growth model," he said, laying out the three priorities: public investment, finance and state-owned enterprises.

"Chúng ta phải tái cơ cấu nền kinh tế cùng đổi mới mô hình tăng trưởng", ông nói, đưa ra ba ưu tiên: đầu tư công, tài chính và các doanh nghiệp quốc doanh.

Tran Dinh Thien, director of the Vietnam Economic Research Institute at the state-run Vietnam Academy of Social Sciences, said that speech amounted to "an announcement of action, that the whole party has agreed on restructuring of the economy."

Trần Đình Thiên, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam do nhà nước quản lý, nói rằng bài phát biểu đã lên đến "một thông báo hành động, rằng đảng đã đồng ý về tái cơ cấu nền kinh tế".


Talk on reform has advanced since the summer. Some proposals on the table have the potential to fundamentally change the relationship between government and business and reshape the economy.

Việc bàn bạc về cải cách đã tiến triển kể từ mùa hè. Một số đề nghị hiện hữu có tiềm năng thay đổi căn bản mối quan hệ giữa chính phủ với kinh doanh và sẽ làm thay đổi hình dáng nền kinh tế.

Government ministries have been told how to restructure themselves, and SOEs have been told to shrink holdings in non-core businesses.

Các ban bộ Chính phủ đã được lệnh phải tái cơ cấu lại bản thân ra sao, và doanh nghiệp nhà nước đã được lệnh thu nhỏ cổ phần trong các doanh nghiệp không chuyên môn của họ.

In September, the Finance Ministry proposed that the government compel state-owned firms to return 50 percent of their profits to the state and slash investments in non-core fields including banking, insurance and securities to 10 percent from up to 30 percent.

Trong tháng Chín, Bộ Tài chính đã đề xuất rằng chính phủ bắt buộc các doanh nghiệp quốc doanh phải hoàn lại 50% lợi nhuận của họ với nhà nước và cắt giảm từ 10 đến 30% việc đầu tư vào các khu vực không chuyên môn bao gồm bảo hiểm, ngân hàng và chứng khoán.

CORPORATE GOVERNANCE

Quản trị doanh nghiệp

Prime Minister Nguyen Tan Dung asked the Ministry of Planning and Investment to draft a plan to separate ownership and management at the biggest SOEs, such as oil and gas group Petrovietnam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo một kế hoạch để tách quyền sở hữu và quản lý tại những doanh nghiệp quốc doanh lớn nhất, chẳng hạn như nhóm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Lan, the economist invited to talk with leaders, said "It's a strong plan in which state-owned companies have to follow OECD standards of corporate governance. It's also modeled on China in having clear criteria of productivity and technology advancement, instead of investment and revenue."

Lan, nhà kinh tế được mời nói chuyện với giới lãnh đạo, cho biết "một kế hoạch mạnh mẽ, trong đó các công ty quốc doanh phải tuân theo những tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp OCED. Kế hoạch này cũng dựa khuôn theo mô hình Trung Quốc trong việc có tiêu chí rõ ràng về năng suất và tiến bộ công nghệ, thay vì về đầu tư và doanh thu".

Officials have signaled that the long-clogged pipeline of initial public offerings will reopen, and chunks of major SOEs not previously on the block will be sold, although timing is unclear given poor market conditions.

Mặc dù về thời điểm là chưa rõ ràng vì hoàn cảnh khó khăn của thị trường, các quan chức đã báo hiệu rằng các ống dẫn của những hiến dâng ban đầu của công chúng từng bị nghẽn tắc lâu nay sẽ được khai thông, và khối doanh nghiệp quốc doanh lớn không hiệu quả trước đây sẽ được bán bỏ.

The government is also considering selling SOEs in industries where private and foreign-invested businesses are performing well, including seafood, textiles and coffee while retaining ownership in transport, oil and gas, and power.


Chính phủ cũng đang xem xét việc bán bỏ các doanh nghiệp quốc doanh trong các ngành công nghiệp nơi có các doanh nghiệp tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tốt, bao gồm hải sản, dệt may và cà phê trong khi vẫn giữ lại quyền sở hữu về vận chuyển dầu và khí, và điện lực.


On October 24, the prime minister ordered creation of an advisory committee for monetary and fiscal policy.


Ngày 24 tháng 10, Thủ tướng đã ra lệnh tạo nê một ủy ban tư vấn về Chính sách tiền tệ và tài chính.

Also, the State Bank of Vietnam is working to avert a banking crisis by orchestrating consolidation of the crowded sector. Prime Minister Dung has asked the SBV to draft a plan for restructuring the commercial banking system.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang làm việc để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng bằng cách tổ chức hợp nhất của khu vực đông đúc này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước soạn thảo một kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại.

FOOT-DRAGGING

Whether the initiatives bear fruit may hinge on how united the leadership is and how much interest groups such as SOEs drag their feet.

Lề mề chập chạp

Các sáng kiến có đơm hoa kết trái hay không, còn tùy thuộc vào việc giới lãnh đạo thống nhất ra sao và các nhóm lợi quyền như các doanh nghiệp quốc doanh lề mề đến đâu.

Trong, the party leader, is a clear supporter of action. Sources say President Truong Tan Sang, another party heavyweight, has also been talking up a new reform agenda.

Trọng, nhà lãnh đạo đảng, rõ ràng là người ủng hộ việc phải hành động. Các nguồn tin cho biết Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một nhận vật nặng ký của đảng, cũng đã từng nói đến một chương trình nghị sự cải cách mới.

Prime Minister Dung has met domestic and international economists. Attendees say the meetings have been unusually critical and candid, and that Dung demonstrates understanding of the problems.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp các nhà kinh tế trong nước và quốc tế. Những người tham dự nói rằng các cuộc họp đã từng là thẳng thắn một cách khác thường và Dũng thể hiện sự hiểu biết về những khó khăn.


Sources say one close Dung advisor now is Truong Dinh Tuyen, a reform-minded former trade minister nicknamed Mr. WTO for his role negotiating Vietnam's entry into the World Trade Organization in 2006.


Nguồn tin cho biết một trong nhân vật cố vấn thân cận Dũng hiện nay là ông Trương Đình Tuyển, một cựu Bộ trưởng thương mại có đầu óc cải cách, biệt danh là Ông WTO vì vai trò của đàm phán của mình cho Việt Nam vào đưọc Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2006.


Some critics, however, remain unconvinced about the convictions of Dung, whose economic management during his first five-year term helped create the current conundrum.

Tuy nhiên, một số nhà phê bình vẫn không tin rằng vào sức thuyết phục của Dũng, người mà chính sách quản lý kinh tế trong nhiệm kỳ năm năm đầu tiên của ông đã tạo nên các khó khăn hóc búa hiện nay.

Analysts including Vietnam watcher Carl Thayer of the University of New South Wales say Dung emerged from the reshuffle as the most influential political figure.


Các nhà phân tích bao gồm cả Carl Thatcher, nhà quan sát Việt Nam của Đại học New South Wales nói rằng Dũng đã nổi lên từ những cải tổ như một nhân vật chính trị có ảnh hưởng nhất.

Doanh, the economist who has given advice, said the reform plan that party leader Trong outlined took a "harder and more straightforward look" at shortcomings than a government report to the Central Committee -- hinting at a possible wrangle between the government and party.


Doanh, nhà kinh tế từng đưa ra lời cố vấn, cho biết kế hoạch cải cách mà Trọng, nhà lãnh đạo đảng vạch ra đã có một "cái nhìn nghiêm túc và thẳng thắn hơn" vào những thiếu sót so với một báo cáo của chính phủ đến Uỷ ban Trung ương Đảng - ám chỉ một mối bất đồng có thể có giữa đảng và chính phủ.


'VERY BLURRED' REPORT

The government's report was "very blurred" on SOE reform, a critical piece of any true reform agenda, Doanh said.

Một bản Báo cáo không rõ ràng

Ông Doanh cho biết, bản báo cáo của chính phủ "rất mù mờ" về cải cách Doanh Nghiệp Quốc Doanh, một thành phần quan trọng của bất kỳ chương trình cải cách thực sự nào.


The state sector has been shrinking and now accounts for about 40 percent of the economy, but it consumes an outsized piece of the investment pie.

Khu vực nhà nước đang thu hẹp lại và hiện chiếm khoảng 40% nền kinh tế, nhưng lại chiếm một phần quá lớn của chiếc bánh đầu tư.


As an indicator of where things could go, the report by Cung of CIEM proposed a complete cut-off of SOEs from special privileges, forcing them to live or die by the market.

Như một chỉ hướng cho thấy mọi điều có thể dẫn về đâu, bản báo cáo của Cung của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế đề xuất việc cắt giảm hoàn toàn các doanh nghiệp nhà nước khỏi những đặc quyền, buộc họ phải sống hoặc chết bởi chính thị trường.

"If they make losses and default, they should go bankrupt like other businesses. The State should provide no guarantees or debt payments," wrote Cung.

Cung đã viết: "Nếu gây thiệt hại và không trả được nợ, họ phải bị phá sản như các doanh nghiệp khác, Nhà nước cần phải không cung cấp các đảm bảo hoặc thanh toán nợ".

But talk is cheap, says Doanh. He and other analysts worry that conditions may not be "painful" enough for leaders to take truly bold steps.

Nhưng nói thì dễ, Doanh nói. Ông và các nhà phân tích khác lo lắng rằng hoàn cảnh hiện tại có thể chưa đủ "đau đớn", để các nhà lãnh đạo phải thực hiện những biện pháp thật sự táo bạo.


"Sometimes you hear strong rhetoric, but what we need is action, not rhetoric," said the former official.

Đôi khi ta nghe thấy những lời hùng hồn nhưng cái ta cần là hành động, chứ không phải lời hoa mỹ " nhà cựu quan chức cho biết.


Entrenched interests may already be slowing things down.

Những lợi quyền cố thủ có thể đã làm trì trệ mọi thứ.

The Ministry of Planning and Investment said in late October it had yet to complete its SOE reform proposal because it could not get data from the companies.

Cuối tháng Mười vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết họ vẫn chưa hoàn thành được đề nghị cải cách doanh nghiệp nhà nước vì đã không thể có được dữ liệu từ các công ty.

SOEs are also fighting the finance ministry's plan to restrict their investment in banking, insurance and securities companies, state media have reported.


Các phương tiện truyền thông nhà nước tường thuật rằng, các doanh nghiệp quốc doanh cũng chống lại kế hoạch của Bộ Tài chính nhằm hạn chế các đầu tư của họ trong các ngân hàng, công ty bảo hiểm và chứng khoán.


"The difficulty is that the reforms directly impact the interests of some forces that the governing mechanism relies on," said Thien of the Vietnam Economic Research Institute, who's on a council advising the government on financial policy. "But not restructuring the economy is not an option."

"Khó khăn chính là, những cải cách ảnh hưởng trực tiếp đến lợi quyền của một số lực lượng mà cơ chế quản lý lệ thuộc vào", ông Thiên của Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam, một Hội đồng tư vấn cho chính phủ về chính sách tài chính nhận xét. "Nhưng việc không tái cơ cấu nền kinh tế không phải là một lựa chọn nữa".

Editing by Richard Borsuk
Richard Borsuk hiệu đính


Translated by Lê Quốc Tuấn


http://www.reuters.com/article/2011/11/14/us-vietnam-economy-reform-idUSTRE7AD09V20111114

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn