|
|
Good Morning,
Vietnam!
|
Chào Việt Nam!
|
By Joel Kotkin and
Jane Le Skaife Thursday, November 10, 2011
|
By Joel Kotkin and
Jane Le Skaife Thursday, 10/11/2011
|
The American
|
The American
|
|
|
Vietnam may prove itself a valuable ally and trade partner
to the United States.
|
Việt Nam có thể tự trở thành một đồng minh và đối tác thương
mại có giá trị đối với Hoa Kỳ.
|
While many experts are pronouncing the demise of the
American era and the rise of China, other East Asian nations complicate the
picture. As America continues to participate and extend its influence in the
dynamic Asian market, there may be no more suitable ally than its old
antagonist, Vietnam.
|
Trong khi nhiều chuyên gia đang tuyên bố sự chấm dứt của
thời đại Mỹ và sự đi lên của Trung Quốc, những quốc gia Đông Á lại làm khung
cảnh thêm phức tạp. Trong khi Mỹ tiếp tục tham gia và tăng cường ảnh hưởng
của mình trên thị trường châu Á đầy năng động, có thể không ai trở thành một
đồng minh phù hợp hơn là kẻ cựu thù của mình, Việt Nam.
|
In some senses, Vietnam has emerged as the un-China, a
large, fast-growing country that provides an alternative for American
companies seeking to tap the dynamism of East Asia but without enhancing the
power of a potentially devastating global competitor. With 86 million people,
Vietnam may not offer as large a market, but it has strong historical,
cultural, and strategic reasons to lean towards America.
|
Trong vài khía cạnh, Việt Nam đã nổi lên như một nước
không theo Trung Quốc, một quốc gia lớn, tăng trưởng nhanh, tạo ra một lựa
chọn khác cho các công ty Mỹ đang tìm cách khai thác sức năng động của Đông Á
mà không làm tăng thêm sức mạnh của một đối thủ toàn cầu có tiềm năng khốc
liệt. Với 86 triệu dân, Việt Nam không tạo ra một thị trường lớn, nhưng nó có
những lý do mạnh mẽ về văn hoá, lịch sử và chiến lược để nghiêng về phía Mỹ.
|
Why an un-China?
|
Tại sao là một nước
không theo Trung Quốc?
|
Vietnam has deep historical reasons for wanting to link
closely with the United States and its other allies, such as Singapore,
Thailand, South Korea, and Japan. Some of this has to do with the country’s
unique history. While France, Japan, and the United States were at times
deeply and bloodily entangled with the country, by far the biggest threat to
Vietnam has always been its looming neighbor to the north.
|
Việt nam có một nguyên nhân lịch sử sâu xa để muốn liên hệ
chặt chẽ với Hoa Kỳ và những đồng minh khác của nó như Singapore, Thái Lan,
Hàn Quốc và Nhật Bản. Một số khía cạnh này liên quan đến lịch sử đặc biệt của
nước này. Trong khi Pháp, Nhật và Hoa Kỳ trước đây từng có liên hệ sâu đậm và
đẫm máu với nước này, nhưng cho đến nay mối đe doạ lớn nhất đối với Việt Nam
vẫn luôn là kẻ láng giềng khổng lồ từ phương bắc.
|
Vietnam seems to be
making a choice to diversify itself away from China and avoid the semi-colonial
status that many of China’s neighbors seem to have tacitly accepted.
|
Việt Nam dường như
thực hiện một sự lựa chọn đa dạng hóa bản thân ra khỏi Trung Quốc và tránh
tình trạng bán thuộc địa mà nhiều nước láng giềng của Trung Quốc dường như đã
mặc nhiên chấp nhận.
|
France, Japan, and the United States intervened in Vietnam
for comparatively short periods of time. In contrast, China has had an
unrelenting interest in Vietnam and its 2,140-mile coastline ever since its
nearly thousand-year rule over the country from 111 BC to 938 AD. The two
countries have been embroiled in numerous territorial disputes over the
years, with the most recent one involving the South China Sea, which has
important shipping routes and is believed to contain rich oil and gas deposits.
|
Pháp, Nhật, và Mỹ từng can thiệp vào Việt Nam trong những
khoảng thời gian tương đối ngắn. Ngược lại, Trung Quốc có một quyền lợi vô
tận tại Việt Nam với bờ biển dài 2.140 dặm của nó kể từ quá trình đô hộ dài
cả nghìn năm trên đất nước này, từ 111 trước Công Nguyên cho đến 938 sau Công
Nguyên. Hai nước này đã dính líu vào vô số những xung đột lãnh thổ trong
nhiều năm, gần đây nhất là tranh chấp liên quan đến biển Nam Hải, vốn có
những tuyến hàng hải quan trọng và được cho là chứa những quặng dầu khí dồi dào.
|
Many Vietnamese see some of their former colonialist or
“imperialist” powers as necessary allies in protecting themselves from
escalating territorial threats from China. Opening Cam Ranh Bay naval base to
foreign warships, notably to those from the United States, is an illustrative
example of Vietnam’s defensive strategy during the unfolding geopolitical
competition.
|
Nhiều người Việt xem một số trong những cường quốc cựu
thực dân hoặc “đế quốc” của họ là những đồng minh cần thiết để bảo vệ họ khỏi
những đe doạ lãnh thổ đang leo thang từ Trung Quốc. Việc mở cửa căn cứ hải
quân Vịnh Cam Ranh cho các tàu chiến nước ngoài, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, là
một ví dụ minh hoạ cho chiến lược phòng thủ của Việt Nam trong quá trình
tranh đua địa chính trị đang diễn ra.
|
Amid the maritime tension between China and Vietnam
regarding the oil-rich Spratly and Paracel islands in the South China Sea,
the United States in 2010 successfully negotiated with Vietnam to reopen Cam
Ranh Bay to foreign warships besides Russia. The bay will take approximately
three years to rebuild and the primary foreign visitor is expected to be the
United States. “The regular presence
of U.S. warships at Cam Ranh Bay might make China think twice about using
coercive military diplomacy against Vietnam,” noted Ian Storey, a fellow at
the Institute of Southeast Asian Studies in Singapore.
|
Trong mối căng thẳng vùng biển giữa Trung Quốc và Việt Nam
liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dồi dào dầu mỏ ở vùng biển Nam
Hải, năm 2010 Hoa Kỳ đã thành công trong việc thương lượng với Việt Nam để mở
cửa lại Vịnh Cam Ranh cho những tàu chiến nước ngoài bên cạnh Nga. Vịnh này
cần khoảng ba năm để tái xây dựng và những tàu khách nước ngoài chủ yếu sẽ là
Hoà Kỳ. “Việc tàu chiến Hoa Kỳ thường xuyên hiện diện tại Vịnh Cam Ranh sẽ
làm cho Trung Quốc phải suy nghĩ kỹ về việc sử dụng chính sách ngoại giao ép
buộc quân sự chống lại Việt Nam,” Ian Storey, một thành viên tại Học viện
Nghiên cứu Đông nam Á ở Singapore nói.
|
The rise of the
diaspora
Perhaps the greatest thing tying America to Vietnam is
people. When the Communist government overran the former South Vietnam in
1975, several million Vietnamese fled the country. The Vietnamese eventually
settled in 101 different countries and territories throughout the world, with
the majority of them heading to the United States, France, Canada, and Australia.
There are currently about 4 million Vietnamese living outside of Vietnam.
Some settled in the former colonial ruler, France, and others in Australia,
Canada, and Singapore. But the bulk—roughly 40 percent—moved to the United
States, which is now by far the largest settlement of overseas Vietnamese.
About 2 million Vietnamese are estimated to live in the United States (see
map of “Overseas Vietnamese”).
|
Sự vươn lên của
những người lưu vong
Có lẽ yếu tố lớn nhất gắn liền Hoa Kỳ và Việt Nam là con
người. Khi chính quyền cộng sản đánh chiếm Nam Việt Nam cũ vào năm 1975, vài
triệu người Việt đã chạy ra khỏi nước. Người Việt dần dần định cư tại 101
quốc gia và lãnh thổ trên khắp thế giới, đa số họ đã đến Hoa Kỳ, PHáp, Canada
và Úc. Hiện đang có khoảng 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài. Một số định
cư tại quốc gia thực dân cũ là Pháp và những người khác đã đến Úc, Canada và
Singapore. Nhưng phần đông - khoảng gần 40% - đã đến Hoa Kỳ, hiện đến nay có
số lượng người Việt ở nước ngoài đông nhất. Dự đoán có khoảng 2 triệu người
Việt đang sống tại Hoa Kỳ (xem bản đồ ở dưới).
|
Overseas Vietnamese
Population
Hostile to the Communist regime, the overseas Vietnamese
population turned away from their homeland , focusing instead on building new
lives in their host countries. They flourished particularly in the United
States, clustering in places such as Orange County and San Jose, California,
as well as Houston and New Orleans. In 2009, they were enjoying levels of
prosperity comparable to the national average, with a median family income of
$59,129 and 64.6 percent owning homes. Vietnamese are also three times more
likely to be in such fields as information technology, science, and
engineering than other immigrants, and have one of the highest rates of
naturalization—72.8 percent.
|
Người Việt ở nước
ngoài
Thù địch với chính quyền Cộng sản, cộng đồng người Việt ở
nước ngoài từng bị đuổi khỏi quê nhà, thay vì thế đã chú tâm vào việc xây
dựng cuộc sống mới tại những quốc gia cưu mang mình. Họ đã thăng tiến đặc
biệt tại Hoa Kỳ, đổ dồn vào những địa phương như Quận Cam và San Jose,
California cũng như vùng Houston và New Orleans. Đến năm 2009, họ đã có được
cuộc sống thịnh vượng tương đương với mức sống trung bình trên toàn nước Mỹ,
với mức thu nhập trung tuyến là 59.129 Mỹ kim và 64,6% sở hữu nhà riêng.
Người Việt làm việc ở cách lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học và kỹ sư
đông gấp ba lần những sắc dân nhập cư khác và có tỉ lệ gia nhập quốc tịch Mỹ
cao nhất - 72,8%.
|
Everyone not on the
government payroll seems to be hustling something, or looking to.
|
Tất cả mọi người
không thuộc biên chế chính phủ dường như đang hối hả hoặc tìm kiếm một cái gì
đó.
|
Contact between this dynamic diaspora and the homeland was
constrained by the two governments for decades. After the Vietnam War, the
United States had placed a strict embargo against Vietnam and prohibited any
political or economic relations between the two countries. The Vietnamese
refugees who sought to reconnect with their relatives in Vietnam had to rely
on neutral third-party countries to act as an intermediary in sending various
goods and money back to needy family members.
|
Mối tiếp xúc giữa tập thể lưu vong đầy năng động này và
quê hương từng bị ngăn chặn bởi hai chính phủ trong nhiều thập niên. Sau cuộc
chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã đưa ra một chế độ cấm vận nghiêm ngặt chống
lại Việt Nam và ngăn cấm mọi quan hệ chính trị hoặc kinh tế giữa hai nước.
Những người tị nạn Việt Nam tìm cách liên lạc lại với thân nhân tại Việt Nam
đã phải dựa vào một nước thứ ba đóng vai trò trung gian để gửi hàng và tiền
về cho thân nhân đang thiếu thốn bên nhà.
|
For their part, the Communist regime conducted stringent
inspections of packages and letters sent to Vietnam. The Vietnamese
government also imposed heavy taxation on financial remittances, which
discouraged money transfers through official channels.
|
Về phía mình, chính quyền Cộng sản đã thi hành một chế độ
kiểm soát gắt gao những kiện hàng và thư từ gửi về Việt Nam. Chính phủ Việt
Nam cũng đã đánh thuế rất cao vào việc gửi tiền về nước, làm cản trở quá
trình chuyển tiền bằng con đường chính thức.
|
Desperate to help close relatives left behind in their
impoverished homeland, many Vietnamese Americans were forced to invent
creative alternatives to formal remittances. According to Yen Do, the creator
of Nguoi Viet, the most prominent Vietnamese newspaper in the United States,
overseas Vietnamese would hide American dollars inside pill bottles sent
through either French or Canadian shipping companies.
|
Tuyệt vọng trong việc giúp đỡ thân nhân còn ở lại quê
hương đói khổ, nhiều người Mỹ gốc Việt bắt buộc phải sáng tạo ra những phương
pháp khác hơn là cách gửi tiền chính thức. The Đỗ Yến, người sáng lập Người
Việt, tờ báo tiếng Việt nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ, những người Việt ở nước
ngoài đã giấu tiền đô bên trong những lọ dược phẩm gửi từ những công ty
chuyển vận của Pháp hoặc Canada.
|
With tens of millions of Vietnamese starving in Vietnam
despite the clandestine remittances, the Vietnamese government eventually
realized that they had to either change their economic strategy or suffer the
debilitating consequences of a continually declining economy.
|
Với cả chục triệu người Việt vẫn bị đói ở Việt Nam bất
chấp nguồn ngoại hối bí mật này, chính phủ Việt Nam cuối cùng đã nhận ra rằng
họ phải thay đổi chiến lược kinh tế hoặc sẽ phải chịu đựng những hậu quả nặng
nề của việc suy giảm kinh tế triền miên.
|
|
|
There are currently
about 4 million Vietnamese living outside of Vietnam. About 2 million
Vietnamese are estimated to live in the United States.
|
Hiện tại có khoảng 4
triệu người Việt Nam sống bên ngoài Việt Nam. Theo ước tính khoảng 2 triệu
người Việt Nam sống tại Hoa Kỳ.
|
Remittances have played a critical role in reviving the
economy. Last year alone the diaspora sent an estimated $7.2 billion into the
country, according to the World Bank. This comprised about 7 percent of Vietnam’s
overall GDP in 2010. A 2010 study conducted by Wade Donald Pfau and Giang
Thanh Long revealed that 57.7 percent of all international remittances being
sent to Vietnam in 1997-1998 came from the United States.
|
Tiền gửi về từ nước ngoài đã đóng một vai trò quan yếu
trong việc phục hồi lại nền kinh tế. Chỉ trong năm ngoái ước đoán người Việt
ở nước ngoài đã gửi khoảng 7,2 tỉ Mỹ kim về nước, theo thông tin của Ngân
hàng Thế giới. Số tiền này chiếm khoảng 7% tổng số GDP của Việt Nam trong năm
2010. Một nghiên cứu năm 2010 do Wade Donald Pfau và Giang Thành Long thực
hiện cho thấy 57,7% tổng số tiền trên thế giới gửi về Việt Nam từ năm
1997-1998 đã đến từ Hoa Kỳ.
|
The growing symbiosis of Vietnam with its diaspora,
particularly in the United States, will shape the rapid development of the
country. Nowhere will this impact be felt more than in major cities such as
Hanoi, Danang, and especially Ho Chi Minh City (the former Saigon). “We are
seeing more of the expatriates here, and they are bringing management skill
and capital through their family networks,” notes economist Le Dang. “They
are a key part of the changes here.”
|
Mối quan hệ cộng sinh ngày càng lớn giữa Việt Nam và cộng
đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là từ Hoa Kỳ sẽ hình thành quá trình phát
triển nhanh chóng của đất nước. Không nơi đâu mà ảnh hưởng này đang tác động
mạnh bằng những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và đặc biệt là tại Thành
phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ). “Chúng ta đang thấy ngày càng nhiều những người
Việt từ nước ngoài trở về, và họ cũng mang theo kỹ năng quản lý và vốn đầu tư
qua mạng lưới gia đình,” nhà kinh tế Lê Đăng Doanh nói. “Họ đang là bộ phận
chủ chốt của những thay đổi tại đây.”
|
The rise of a new
dragon
Aware of the enormous progress being made in China with
its liberalization, in 1986 the Vietnamese government made the crucial
decision to begin the Renovation Process—also known as Doi Moi—and reform the
closed communist economy. It was the first official step that Vietnam had
made towards opening its economic doors to the rest of the world.
|
Một con rồng mới
đang lên
Nhận thức được tiến triển mãnh liệt tại Trung Quốc qua quá
trình giải phóng kinh tế, năm 1986 chính quyền Việt Nam đã đưa ra một quyết
định đầy quan trọng nhằm khởi đầu quá trình Đổi Mới - thay đổi hệ thống kinh
tế cộng sản cô lập. Đây là bước thay đổi chính thức đầu tiên mà Việt Nam thực
hiện trong việc mở những cánh cửa kinh tế cho toàn thế giới.
|
|
|
About 58 percent of
international remittances being sent to Vietnam in 1997-1998 came from the
United States.
|
Khoảng 58% lượng
kiều hối quốc tế được gửi đến Việt Nam năm 1997-1998 đến từ Hoa Kỳ.
|
With the collapse of the Berlin Wall in 1989 and the
subsequent fall of other communist powers in the world, the United States
eventually responded to the improved political relations with Vietnam by
lifting the 20-year-old embargo against its former foe in 1995. This put
Vietnam on the fast track toward economic liberalization and ultimately
helped it transition from a developing country to a middle-income country
with a GDP per capita of more than $1,000. The International Monetary Fund
estimated Vietnam’s GDP per capita as $1,155 for the 2010 fiscal year.
|
Với việc Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 và những sụp đổ
tiếp theo của những cường quốc cộng sản khác trên thế giới, Hoa Kỳ cuối cùng
đã đáp trả lại những quan hệ chính trị đã tốt đẹp hơn với Việt Nam bằng cách
gỡ bỏ lệnh cấm vận dài 20 năm chống lại kẻ cựu thù của mình vào năm 1995.
Việc này đã giúp Việt Nam nhanh chóng bước vào thời kỳ mở cửa kinh tế và cuối
cùng đã giúp biến quốc gia này từ một nước đang phát triển trở thành một nước
có thu nhập trung bình thấp với tỉ lệ GDP bình quân mỗi đầu người trên 1.000
Mỹ kim. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán GDP bình quân mỗi đầu người của Việt Nam
trong năm tài khoá 2010 là 1.155 Mỹ kim.
|
Yet, in sharp contrast to China—where the largest sources
of capital came from Chinese diaspora havens such Hong Kong, Taiwan, and
Singapore—most of the money that revived the economy came from outside
Southeast Asia. In particular, the biggest investor turned out to be the old
arch-enemy, the United States, followed by another former “imperialist” power,
Japan. China, now the world’s fourth-largest foreign investor, lagged behind
much smaller regional economies, including South Korea, Thailand, and
Malaysia, as well as the Netherlands (see map of “FDI by Registered
Capital”).
|
Nhưng rất tương phản với Trung Quốc - nơi nguồn vốn lớn
nhất đến từ những cái nôi của người Hoa lưu vong như Hồng Kông, Đài Loan và
Singapore - đa số nguồn tiền giúp phục hồi nền kinh tế Việt Nam đến từ bên
ngoài Đông nam Á. Đặc biệt, nhà đầu tư lớn nhất hoá ra lại là kẻ cựu thù Hoa
Kỳ, tiếp theo là cựu “đế quốc” Nhật Bản. Trung Quốc, hiện là nhà đầu tư nước
ngoài lớn thứ tư trên thế giới, lại đứng sau những nền kinh tế khu vực nhỏ
như Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia cũng như Hà Lan (xem bản đồ ở dưới.)
|
FDI in Vietnam by
Country
This is all the more remarkable given China’s huge
expansion of investment with other developing countries. Over the past
decade, China has expanded its capital flows both into other parts of
Southeast Asia, including Laos and other Mekong Delta nations, as well as
resource rich regions of the Middle East, Latin America, and Australia. Yet
Vietnam, with its rich agriculture, fisheries, and developing energy
industry, has stayed largely outside the emerging Sinosphere.
|
FDI ở Việt Nam tính
theo quốc gia
Đây là hiện tượng vô cùng nổi bật trước việc Trung Quốc
đang mở rộng việc đầu tư vào các nước đang phát triển. Trong thập niên vừa
qua, Trung Quốc đã tăng cường luồng vốn của mình vào những vùng trong khu vực
Đông nam Á bao gồm Lào và những quốc gia thuộc Đồng bằng sông Mekong cũng như
những khu vực giàu có tài nguyên tại Trung Đông, Mỹ La Tinh và Úc. Tuy nhiên
Việt Nam, với ngành nông nghiệp, ngư nghiệp dồi dào và một ngành công nghiệp
năng lượng đang phát triển, lại hầu như vẫn đứng ngoài vòng ảnh hưởng Trung
Quốc.
|
|
|
Bản đồ các quốc gia có đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam (theo
mức triệu Mỹ kim)
|
|
Trade winds
The tilt in investment is also borne out by trade
patterns. Vietnam has seen, like most countries, a flood of Chinese goods,
but it has also developed a strong appetite for exports from other countries,
notably Japan, South Korea, and the United States (see map of “Exports to
Vietnam”).
|
Những luồng gió mậu
dịch
Khuynh hướng đầu tư cũng bắt nguồn từ đường lối thương
mại. Việt Nam, cũng như đa số các nước khác, đã chứng kiến làn sóng hàng hoá
Trung Quốc, nhưng nó cũng có nhu cầu lớn về nhập khẩu từ các quốc gia khác,
nổi bật là Nhật, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. (Xem bản đồ ở dưới).
|
|
|
Bản đồ các quốc gia nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam (theo mức triệu Mỹ
kim)
|
|
Exports to Vietnam
by Country
But perhaps the best measure of Vietnam’s emergence as an
un-China can be seen in its own burgeoning exports, which increased from
about $5 billion to over $70 billion over the past three decades. The United
States has emerged as by far Vietnam’s largest market, with more than $10
billion in annual trade. Japan ranked a strong second, with China lagging
behind.
|
Xuất khẩu vào Việt Nam tính theo quốc gia
Nhưng có lẽ thước đo tốt nhất về việc Việt Nam xuất hiện
như một quốc gia không theo Trung Quốc có thể thấy được qua ngành xuất khẩu
khổng lồ của nó, vốn đã tăng từ 5 tỉ lên đến 70 tỉ Mỹ kim trong vòng ba thập
niên qua. Cho đến nay Hoa Kỳ đã nổi lên như một thị trường lớn nhất của Việt
Nam, với hơn 10 triệu Mỹ kim giao dịch hàng năm. Nhật Bản đứng hàng thứ hai
và Trung Quốc đứng sau.
|
This is all the more remarkable given that Vietnam
possesses many things China needs and the two countries share both a border
and obedience, at least nominally, to the same ideology. Vietnam seems to be
making a choice to diversify itself away from China and avoid the
semi-colonial status that many of China’s neighbors—notably Cambodia, Laos,
and Myanmar—seem to have tacitly accepted (see map of “Vietnamese Exports”).
|
Điều này rất nổi bật vì Việt Nam có được nhiều thứ mà
Trung Quốc cần và hai quốc gia có chung một đường biên giới và ít nhất là bề
ngoài cùng đi theo một chủ thuyết. Việt Nam dường như đã lựa chọn con đường
tách ra khỏi Trung Quốc và tránh khỏi tình trạng bán thuộc địa mà nhiều nước
láng giềng Trung Quốc - đáng kể là Cambodia, Lào và Miến Điện - dường như
đang ngầm chấp nhận. (Xem bản đồ ở dưới).
|
|
|
Bản đồ các quốc gia nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam (theo mức triệu Mỹ
kim)
|
|
Imports from Vietnam
by Country
This rising engagement with the global economy has brought
great benefits. According to the CIA World Factbook, the country’s poverty
rate has dropped from 75 percent in the 1980s to 10.6 percent in 2010. In
terms of economic output, a brief on Vietnam by the World Bank reported that
between 1995 and 2005 real GDP increased by 7.3 percent annually and per
capita income by 6.2 percent annually.
|
Nhập khẩu từ Việt
Nam tính theo quốc gia
Việc tiếp cận ngày càng nhiều với kinh tế toàn cầu đã đem
lại nhiều lợi ích. Theo Sách Dữ kiện Thế giới của CIA, tỉ lệ nghèo đói của
quốc gia này đã giảm từ 75% trong những năm 1980 xuống còn 10,6% trong năm
2010. Về khía cạnh hiệu suất kinh tế, một tóm tắt của Ngân hàng Thế giới cho
biết rằng từ 1995 đến 2005 GDP thật đã tăng 7,3% hằng năm và thu nhập bình
quân đầu người tăng 6,2% mỗi năm.
|
Vietnam’s exports
increased from about $5 billion to over $70 billion over the past three
decades.
|
Xuất khẩu của Việt
Nam tăng từ 5 tỷ đến hơn $ 70 tỷ trong vòng ba thập kỷ qua.
|
Why Vietnam matters
to America
Hanoi today—and even more so Ho Chi Minh City, the former
Saigon—recalls China in the 1980s. But there are crucial differences.
State-owned companies in Vietnam lack the depth and critical mass of their
Chinese counterparts and are thus less likely to pose an immediate
competitive threat to the United States and other foreign countries.
|
Tại sao Việt Nam
quan trọng đối với Hoa Kỳ
Hà Nội hôm nay - và thậm chí Thành phố Hồ Chí Minh (Sài
Gòn cũ) còn hơn nữa - làm nhớ đến Trung Quốc trong những năm 1980. Nhưng cũng
có những khác biệt rất quan trọng. Những công ty nhà nước ở Việt Nam thiếu
chiều sâu và tầm vóc tối quan so với những công ty Trung Quốc và vì thế sẽ
khó mà tạo ra một đe doạ về cạnh tranh đối với Hoa Kỳ và những quốc gia khác.
|
Still, this is clearly a country on the way up. Many rural
residents—still roughly 70 percent of the population—continue to pour into
Hanoi and other cities, but without the same desperation that characterizes,
for example, people moving from Bihar to New Delhi or Mumbai. There is
nothing of the kind of criminal elements that fester in the favelas of Brazil
or Mexico City’s colonias.
|
Rõ ràng đây vẫn là một đất nước đang lên. Nhiều người dân
miền quê - vẫn chiếm gần 70% dân số - tiếp tục đổ về Hà Nội và những thành
phố khác, nhưng không cùng trạng thái tuyệt vọng như đặc điểm của người dân
từ Bihar đổ về Delhi hoặc Mumbai ở Ấn Độ. Hoàn toàn không có những phần tử tội
phạm lũng đoạn những khu dân cư ổ chuột như ở Brazil hoặc Mexico City.
|
More important still are the “animal spirits” of the
place. Adam Smith—or Jane Jacobs for that matter—would enjoy the very un-socialistic frenzy as motorcyclists
barrel down the streets like possessed demons, with little regard to walking
lanes or lights. Everyone not on the government payroll seems to be hustling
something, or looking to. It reminds one of the Vietnamese outposts in Orange
County, California, or in Los Angeles’ Chinatown, which is now largely
dominated by Chinese from Vietnam.
|
Điều quan trọng hơn nữa là nơi đây vẫn chứa đựng một “tinh
thần hoang dã”. Adam Smith - hoặc thậm chí Jane Jacobs - chắc sẽ thích thú
tình trạng hỗn loạn phi-xã hội khi những người chạy xe gắn máy phóng nhanh
trên phố như bị quỷ bắt, chẳng đếm xỉa gì đến người đi bộ hoặc đèn giao
thông. Bất cứ ai không là công chức nhà nước dường như đều đang hối hả tìm
kiếm hoặc thực hiện một việc gì đấy. Nó làm chúng ta nhớ đến những cụm dân cư
người Việt tại Quận Cam, California hoặc phố Tàu ở Los Angeles, hiện đa phần
đang bị người Việt gốc Hoa chi phối.
|
The country’s
poverty rate has dropped from 75 percent in the 1980s to 10.6 percent in
2010.
|
Tỷ lệ hộ nghèo của
nước này đã giảm từ 75% trong những năm 1980 xuống 10,6% năm 2010
|
Le Dang Doanh, one of the architects of Doi Moi, estimates
that the private sector now accounts for 40 percent of the country’s GDP, up
from virtually zero. But Le Dang also estimated that as much as 20 percent
more occurs in the “underground” economy where cash—particularly U.S.
dollars—is king.
|
Lê Đăng Doanh, một trong những kiến trúc sư của quá trình
Đổi Mới, dự đoán rằng lĩnh vực tư nhân hầu như từ con số không hiện đang
chiếm đến 40% tổng GDP của cả nước. Nhưng ông Doanh cũng dự tính đoán rằng có
thêm đến 20% nữa đang nằm trong nền kinh tế “ngầm” - nơi đồng Mỹ kim đặc biệt
là vua.
|
“You see firms with as many as 300 workers that are not
registered,” the sprightly, bespectacled 69-year-old economist explains. “The
motive force is underground. You walk along the street. I followed an
electrical cable once and it led me to a factory with 27 workers making Honda
parts and it was totally off the system.”
|
“Anh thấy những công ty có đến 300 công nhân nhưng lại
không đăng ký giấy phép,” nhà kinh tế 69 tuổi đeo kính đầy hoạt bát giải
thích. “Lực lượng chuyển vận nằm ngoài luồng. Anh chỉ đi theo con đường. Tôi
từng theo dõi một cáp điện và nó dẫn tôi đến một nhà máy với 27 công nhân
đang sản xuất phụ tùng Honda và nó hoàn toàn nằm ngoài hệ thống.”
|
This energy is in part a product of demographics. Most of
the people you see in these unofficial workshops are in their 20s and 30s.
And unlike what you see in China, these workers also have children. Vietnam
may be modernizing and getting richer, but it also enjoys a growing
population.
|
Năng lượng này là một phần của sản phẩm của dân số. Đa số
những người ta thấy trong những phân xưởng ngoài luồng ở vào độ tuổi 20 và
30. Và không như những gì ta thấy ở Trung Quốc, những công nhân này cũng có
con nhỏ. Việt Nam có thể đang hiện đại hoá và giàu lên, nhưng nó cũng có được
một dân số đang tăng trưởng.
|
These trends have enormous long-term consequences.
According to the CIA World Factbook, 69 percent of the approximately 86
million people in Vietnam are currently between the working ages of 15 and
64. In the next four decades the Vietnamese workforce is expected to expand
rapidly; at the same time, it will contract dramatically in Japan, Taiwan,
Singapore, South Korea, and China. As these countries amble into what
demographer Nick Eberstadt has called a “fertility implosion” that will lead
to a rapid aging of the workforce, Vietnam will remain relatively young.
|
Những xu hướng này có những hệ quả khổng lồ. Theo Sách Dữ
kiện Thế giới của CIA, 69% của khoảng 86 triệu dân Việt Nam hiện đang ở vào
lứa tuổi lao động từ 15 đến 64. Trong bốn thập niên tới lực lượng lao động
Việt Nam sẽ tăng nhanh; trong cùng lúc, lực lượng lao động ở Nhật, Đài Loan,
Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ thu nhỏ một cách trầm trọng. Trong khi
những quốc gia này đang từ từ rơi vào tình trạng mà nhà dân số học Nick
Eberstadt gọi là “suy giảm sinh sản”, dẫn đến sự lão hoá nhanh chóng của lực
lượng lao động, Việt Nam vẫn tương đối còn trẻ.
|
State-owned
companies in Vietnam lack the depth and critical mass of their Chinese
counterparts and are thus less likely to pose an immediate competitive threat
to the United States and other foreign countries.
|
Công ty nhà nước tại
Việt Nam thiếu bề dày và chiều sâu so với các đối tác Trung Quốc và do đó ít
có khả năng gây ra một mối đe dọa trực tiếp cạnh tranh với Hoa Kỳ và các nước
khác.
|
Already this enormous source of cheap labor has compelled
investors around the world to look toward Vietnam as a way to simultaneously
cut costs and increase profits. But more important still is the rapid growth
of education. The country enjoys nearly 95 percent literacy.
|
Nguồn lao động rẻ khổng lồ này đã hấp dẫn các nhà đầu tư
trên khắp thế giới tìm đến Việt Nam như là một biện pháp nhằm cắt chi phí và tăng
lợi nhuận. Nhưng điều quan trọng hơn nữa vẫn là sự tăng trưởng nhanh chóng
của giáo dục. Quốc gia này có tỉ lệ biết đọc viết đến 95%.
|
This combination of a growing and skilled workforce
represents the same combination of factors that previously led to rapid
growth in other Asian countries, from Japan in the 1960s to South Korea and
Taiwan in the 1980s, and China more recently. One local investment house,
Indochina Capital, estimates that by 2050 Vietnam’s economy will be the
world’s 14th-largest—ahead of Canada, Italy, South Korea, and Spain.
|
Tổng hợp của lực lượng lao động có tay nghề ngày càng tăng
cũng tương tự với tổng hợp của những yếu tố từng dẫn đến sự tăng trưởng nhanh
chóng trước đây của những quốc gia châu Á, từ Nhật Bản trong những năm 1960
cho đến Hàn Quốc và Đài Loan trong những năm 1980, và gần đây là Trung Quốc.
Một công ty đầu tư trong nước, Indochina Capital, dự đoán rằng đến năm 2050
nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn thứ 14 trên thế giới - trên cả Canada, Ý, Hàn
Quốc và Tây Ban Nha.
|
Combined with the strong human ties and its aversion to
domineering neighbors, these factors suggest that Vietnam may well prove
itself as valuable an ally and trade partner to the United States as it was
once an irrepressible enemy.
|
Tổng hợp gồm quan hệ con người chặt chẽ và ác cảm của nó
đối với người láng giềng hùng hổ, những yếu tố này cho thấy rằng Việt Nam có
thể chứng minh mình là một đồng minh và đối tác thương mại giá trị với Hoa Kỳ
như nó đã từng là một kẻ thù không khuất phục.
|
Joel Kotkin is a distinguished
fellow at Chapman University and an adjunct fellow of the London-based
Legatum Institute, which sponsored this research. He is author of The Next Hundred Million: America in
2050. Jane Le Skaife is a doctoral candidate at the University of California,
Davis. She is currently conducting her dissertation research involving a
cross-national comparison of Vietnamese refugees in France and the United
States.
|
Joel Kotkin là một
nghiên cứu viên xuất sắc tại Chapman University, và là cộng tác viên tại Viện
Legatum ở London, mà tài trợ cho nghiên cứu này. Ông là tác giả của Trăm triệu tiếp theo: Nước Mỹ năm 2050. Jane Le Skaife là
một ứng cử viên tiến sĩ tại Đại học California, Davis. Cô hiện đang tiến hành
làm luận án có liên quan đến một so sánh xuyên quốc gia về những kiều bào
Việt Nam tại Pháp và Hoa Kỳ.
|
|
|
|
Translated by Diên Vỹ
|
|
|
http://www.american.com/archive/2011/november/good-morning-vietnam/
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, June 18, 2012
Good Morning, Vietnam! Chào Việt Nam!
Labels:
ECONOMICS-Kinh tế
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn