|
|
Vietnam: a question
of balance
|
Việt Nam: một câu
hỏi về sự cân bằng
|
By Ben Bland
|
By Ben Bland
|
Leadership shows few signs of addressing inequality
|
Giới lãnh đạo biểu hiện ít dấu hiệu về tiếp cận bất bình
đẳng
|
Schooled in the arts of Marxist-Leninist political
discipline, Vietnam’s Communist rulers do not usually air their dirty linen
in public. But, at a government forum on the country’s deepening economic
crisis in Hanoi last month, tempers boiled over.
|
Được trui rèn nghệ thuật kỷ luật chính trị kiểu Mác-Lênin,
lãnh đạo Việt Nam thường không để lộ chuyện không tốt trong nội bộ mình ra
nơi công cộng. Tuy nhiên, tại một diễn đàn chính phủ bàn về cuộc khủng hoảng
kinh tế đang trầm trọng hơn của đất nước ở Hà Nội trong tháng qua, những cơn
thinh nộ đã phải dâng trào.
|
When one former central bank governor attempted to blame
the country’s woes on developed world governments “captured by greedy
financial institutions” he received a finger-wagging rebuke. Tran Xuan Gia, a
steely former investment minister, urged Vietnam’s leaders to look inward to
understand why their country suffers from the highest inflation rate in Asia.
He warned that the country was on the verge of a debt crisis and urged the
government to reform and sell off inefficient state-owned companies as soon
as possible.
|
Khi một cựu thống đốc ngân hàng trung ương cố gắng đổ lỗi
tai họa của đất nước là vì chính phủ các nước phát triển "bị các tổ chức
tài chính tham lam nắm giữ", ông đã nhận lãnh một cử chỉ quở trách. Trần
Xuân Giá, một cựu bộ trưởng đầu tư, đanh thép kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt
Nam phải nhìn vào chính nội tình đất nước để hiểu lý do tại sao đất nước khốn
khổ vì tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á. Ông cảnh báo rằng đất nước đang trên
bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ và kêu gọi chính phủ phải cải cách và phải
bán bỏ những công ty quốc doanh không hiệu quả càng sớm càng tốt.
|
Just five years ago, Vietnam was the darling of foreign
investors in search of the next hot emerging market after China, where
Soviet-style stagnation had been transformed into an economic boom by a
reforming Communist party. Manufacturers from US chipmaker Intel to Canon,
the Japanese electronics group, set up shop, enticed by the large, cheap
labour force in a nation of nearly 90m people. Dozens of South Korean and
Taiwanese contract manufacturers, making everything from wooden furniture to
garments, migrated from southern China, where wages are three times higher.
By 2010, Vietnam was the biggest source of footwear for Nike, the global
sports brand.
|
Chỉ mới năm năm trước đây, Việt Nam là con cưng của các
nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm những thị trường mới nổi sau Trung Quốc,
nơi một tình trạng trì trệ kiểu Liên Xô đã được chuyển thành cuộc nổ bùng về
kinh tế nhờ một Đảng Cộng sản cải cách. Thu hút bởi một lực lưọng lao động
lớn, giá rẻ trong một quốc gia gần 90 triệu dân, các nhà sản xuất từ nhà sản
xuất chip Intel của Mỹ đến nhóm thiết bị điện tử Canon của Nhật Bản, đã thiết
lập nhiều hãng xưởng. Hàng chục nhà sản xuất, hợp đồng Nam Hàn và Đài Loan,
chế tạo tất cả mọi thứ từ đồ nội thất bằng gỗ đến hàng may mặc, chuyển đến từ
miền nam Trung Quốc, nơi mức lương cao hơn gấp ba lần. Đến năm 2010, Việt Nam
là nguồn chế tạo lớn nhất của giày Nike, thương hiệu thể thao toàn cầu.
|
At the same time, with one of the fastest-growing middle
classes in Asia, Vietnam attracted a growing number of international
portfolio investors and consumer brands keen to profit from surging domestic
demand in this increasingly status-conscious country.
|
Đồng thời, với một trong các tầng lớp trung lưu phát triển
nhanh nhất châu Á, Việt Nam đã thu hút một số lượng ngày càng tăng các nhà
đầu tư quốc tế và những mặt hàng thương hiệu muốn tìm lợi nhuận từ nhu cầu
gia tăng trong đất nước có tình trạng ý thức tình ngày càng tăng này.
|
But the Bentleys, iPhones and Louis Vuitton bags on show
in central Hanoi and Ho Chi Minh City, while a sign of the country’s
remarkable economic success, also hint at deeper, structural imbalances. The
government’s focus on breakneck growth at the expense of economic stability
has led to growing inequality, soaring inflation, a lack of confidence in the
currency and fears of a banking crisis.
|
Tuy nhiên, trong khi các thương hiệu Bentley, iPhone và
túi Louis Vuitton trưng bày ở trung tâm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là
dấu hiệu cho sự thành công đáng kể về kinh tế của đất nước, thì đồng thời
cũng là một gợi ý sâu xa hơn về sự mất cân bằng cấu trúc. Tập trung của chính
phủ vào cuộc tăng trưởng chóng mặt bằng chi phí của kinh tế ổn định đã dẫn
đến sự bất bình đẳng ngày càng tăng, lạm phát tăng cao, thiếu niềm tin vào
tiền tệ và nỗi lo sợ về một cuộc khủng hoảng ngân hàng.
|
Domestic overheating, coupled with the deterioration of
the global economy, has forced many investors, foreign and Vietnamese, to
revise their view of the country’s prospects. Deep-seated problems, such as
corruption, poor education and infrastructure bottlenecks – all often
overlooked by investors in the boom years – have moved into sharp focus.
|
Nội địa quá tải cùng với sự suy thoái của nền kinh tế toàn
cầu đã buộc nhiều nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam phải xem xét lại quan
điểm của họ về triển vọng của đất nước. Các vấn nạn sâu xa, chẳng hạn như
tham nhũng, giáo dục người nghèo và cơ sở hạ tầng tắc nghẽn- thường được các
nhà đầu tư bỏ qua trong những năm bùng nổ - hiện đã chuyển thành sự chú ý
mạnh mẽ.
|
And with inflation driving wages higher but labour skills
not advancing as quickly, fresh questions are arising. Among them is whether
Vietnam’s Communist party can force through painful reforms needed to ensure
they avoid the “middle-income trap” ensnaring the likes of Malaysia and
Thailand, whose economies are a source of cheap labour but not yet makers of
higher-value products.
|
Và với nạn lạm phát đẩy giá lương cao hơn nhưng kỹ năng
lao động lại không tiến nhanh kịp, những vấn đề mới đã phát sinh. Trong số đó
là Đảng Cộng sản Việt Nam có thông qua được những cải cách đau đớn cần thiết
để tránh "bẫy thu nhập trung bình" tương tự đã đánh bẫy Malaysia và
Thái Lan, nơi kinh tế là một nguồn lao động giá rẻ nhưng chưa được là những
nhà sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn hay không.
|
To many analysts, Vietnam serves as a warning of the
pitfalls facing the region, even as Europe and the US struggle with their own
economic crises. The Asian Development Bank has warned that Asia’s rise is
not preordained – and that nations such as Vietnam, as well as China, will
need to take tough political choices.
|
Đối với nhiều nhà phân tích, Việt Nam đang đóng vai trò
như một lời cảnh báo về những cạm bẫy mà khu vực phải đối mặt, ngay cả với
châu Âu và cuộc đấu tranh của Mỹ với cuộc khủng hoảng kinh tế của mình. Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cảnh báo rằng sự trỗi dậy của châu Á không hề
được định trước - và rằng các quốc gia như Việt Nam, cũng như Trung Quốc, sẽ
cần phải có những lựa chọn chính trị khó khăn.
|
“The Vietnamese government is trying to use small plasters
to stem a lot of bleeding,” says one senior Asian diplomat in Hanoi. “But in
an increasingly competitive world, the risk is that investors just vote with
their feet and go elsewhere.”
|
"Chính phủ Việt Nam đang cố gắng dùng những mảnh vá
nhỏ để ngăn chặn việc mất máu quá nhiều", một nhà ngoại giao cấp cao
châu Á tại Hà Nội nói. "Nhưng trong một thế giới ngày càng cạnh tranh,
nguy cơ là các nhà đầu tư sẽ chỉ bỏ phiếu bằng đôi chân của mình và dời đi
nơi khác".
|
That would further deplete already modest state coffers
and create a significant jobs shortfall in a country where the government’s
legitimacy derives from its ability to ensure employment for the
fast-expanding workforce.
|
Điều đó sẽ tiếp tục làm cạn kiệt kho bạc vốn đã khiêm tốn
của nhà nước và tạo ra một tình trạng thiếu hụt công ăn việc làm đáng kể
trong một quốc gia mà tính hợp pháp của chính phủ xuất phát từ khả năng đảm
bảo việc làm cho lực lượng lao động nhanh chóng mở rộng của mình.
|
The country’s potential as a leading Asian manufacturing
hub – and its pitfalls – can be seen at Thang Long Industrial Park, built on
paddy fields outside Hanoi by Japanese conglomerate Sumitomo and its
Vietnamese state-owned partner. Opened in 2000, it quickly attracted Japanese
companies keen to capitalise on cheap labour and develop an alternative
production base to China, increasingly prone to rising wages and outbreaks
of nationalistic hostility.
|
Tiềm năng của đất nước như một trung tâm sản xuất hàng đầu
châu Á - và những cạm bẫy của nó - có thể nhìn thấy tại Khu công nghiệp Thăng
Long, được xây dựng trên cánh đồng bên ngoài Hà Nội bởi tập đoàn Sumitomo
Nhật Bản và đối tác Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước của nó. Khai trương vào
năm 2000, khu công nghiệp này nhanh chóng thu hút các công ty Nhật Bản muốn
tận dụng lao động giá rẻ và phát triển một cơ sở sản xuất thay thế cho Trung
Quốc, ngày càng ngả về khuynh hướng bị tăng lương và các bùng phát của niềm
thù địch dân tộc.
|
The industrial park was full by 2009, with 55,000 people
working for 95 mostly Japanese companies: assembling printers for Canon,
refrigerators for Panasonic and the wing flaps for Boeing 737s. But
persistently high inflation, today more than 20 per cent year on year, is
taking its toll – in Thang Long and other industrial zones across Vietnam. At
least 10 of the manufacturers at the park have been hit by wildcat strikes
this year, according to Tomoyasu Shimizu, its general manager, as migrant
workers struggle to survive on wages as low as 2m dong ($96) a month.
|
Năm 2009, khu công nghiệp đã đầy, với 55.000 công nhân làm
việc cho 95 công ty chủ yếu là của Nhật Bản: lắp ráp máy in Canon, tủ lạnh
Panasonic và cánh máy bay Boeing 737. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát cao liên
tục, ngày nay là đến hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đang gây khốn khổ - ở
Thăng Long và các khu công nghiệp khác trên khắp Việt Nam. Theo Tompyasu
Shimizu, tổng giám đốc khu công nghiệp, ít nhất có 10 nhà sản xuất ở công
viên công nghiệp này đã bị ảnh hưởng bởi cuộc đình công tự phát trong năm nay,
khi công nhân nhập cư phải vật lộn để tồn tại với mức lương thấp đến 2 triệu
đồng (96 USD) một tháng.
|
Operating on slim margins, many factories are reluctant to
boost wages – and are struggling to find workers. On the site’s noticeboard,
Canon is offering inducements such as 5kg of free rice a month and cheap
accommodation. This is in addition to monthly wages of 2.9m dong and a
twice-yearly pay rise.
|
Hoạt động trên một lợi nhuận kém, nhiều nhà máy do dự
không muốn tăng lương - và vẫn đấu tranh để tìm công nhân. Trên bảng thông
báo của hãng, Canon chào mời những ưu đãi như 5kg gạo miễn phí một tháng và
chỗ ở giá rẻ. Ưu đãi này là phần tăng thêm ngoài tiền lương 2.9 triệu đồng
hàng tháng và tiền lương được tăng hai lần hàng năm.
|
“Some companies have a higher salary but a bad working
environment and it’s very expensive to live around here, so I need to be
careful what I choose,” says Nguyen Manh Hung, a recently arrived 20-year-old
worker. “But I had to come here because there are no jobs in my province.”
|
"Một số công ty có mức lương cao hơn nhưng môi trường
làm việc lại xấu và khu vực sinh sống chung quanh rất đắt đỏ, vì vậy tôi cần
phải cẩn thận với những gì mình lựa chọn", ông Nguyễn Mạnh Hùng, một
công nhân 20 tuổi mới đến cho biết. "Nhưng tôi đã đến đây làm việc bởi
vì tại địa bàn tỉnh của tôi không có công ăn việc làm gì cả".
|
. . .
Difficulties are in evidence across the country. A series
of interest rate hikes, started this year as the government belatedly moved
to get a grip on monetary policy, has delivered a hard blow to the economy.
The key refinancing rate stands today at 15 per cent. Thousands of businesses
have been forced to close, record numbers of strikes have broken out and bad
debts have soared. Enquiries from new foreign investors have slowed
dramatically, according to lawyers and consultants.
|
. . .
Những khó khăn là rõ ràng trên khắp đất nước. Một loạt
tăng lãi suất đã bắt đầu trong năm nay khi chính phủ di chuyễn muôn màng về
một chính sách tiền tệ, đã đánh một đòn nặng nề vào nền kinh tế. Mức lãi
chính tái cấp vốn hiện đang ở 15%. Hàng ngàn doanh nghiệp đã buộc phải đóng
cửa, các cuộc đình công nổ ra ở mức kỷ lục và các khoản nợ xấu đã gia tăng
mạnh. Theo các luật sư và các nhà tư vấn, yêu cầu từ giới đầu tư nước ngoài
mới đã chậm lại đáng kể.
|
Gross domestic product, which rose an average 8.1 per cent
a year from 2003 to 2007, is forecast to slow to 6 per cent in the five-year
period to 2012, according to the World Bank.
|
Tổng sản phẩm quốc nội, vốn tăng trung bình 8.1% một năm
từ 2003-2007, được dự báo sẽ giảm đến 6% trong giai đoạn năm năm đến năm
2012, theo Ngân hàng Thế giới.
|
|
|
The grim global economic picture only adds to the problems
of a country heavily dependent on the export of garments, shoes and
commodities such as rice and coffee.
|
Bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm chỉ làm nặng nề thêm các
vấn nạn của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu hàng may mặc,
giày dép và các mặt hàng như gạo và cà phê.
|
But, as Mr Gia, the former minister, made clear, officials
cannot simply export the blame. The dramatic inflation problem owes much to a
drive to breed a stable of industrial “national champions” that resulted in a
large expansion in credit, much of it channelled to wasteful state-owned
enterprises and favoured private businesses. In the past five years, total
credit in the economy has doubled to 120 per cent of GDP.
|
Tuy nhiên, theo ông Giá, vị cựu bộ trưởng, đã vạch ra rõ
ràng, các quan chức không thể cứ chỉ đơn giản xuất khẩu những lời đổ lỗi. Vấn
nạn lạm phát đáng kể đa phần là do nỗ lực nuôi dưỡng sự ổn định của "các
nhà quán quân quốc gia" về công nghiệp khiến dẫn đến sự mở rộng tín
dụng, phần lớn lại chuyển vào các doanh nghiệp quốc doanh lãng phí và các
doanh nghiệp tư nhân được ưu tiên. Trong năm năm qua, tổng tín dụng trong nền
kinh tế đã tăng gấp đôi đến 120% GDP.
|
Rising prices have resulted, in effect, in “inflation
taxing” of the population, says Dominic Mellor of the ADB in Hanoi. Food
prices rose 32 per cent in the 10 months to October.
|
Tình trạng giá cả tăng cao dẫn đến hậu quả trong
"thuế lạm phát" lên dân chúng, ông Dominic Mellor của ADB tại Hà
Nội cho biết. Tinh đến tháng Mười, giá lương thực đã tăng 32% trong 10 tháng.
|
High inflation has also undermined confidence in the dong,
which is pegged to the dollar and has been regularly devalued in recent years
to ease pressure on the government’s limited foreign exchange reserves. The
currency’s weakness has driven a flight to gold and dollars. Purchases of
gold by the Vietnamese are among the world’s highest per head. This has
helped the Vietnamese to weather the recent storm, thanks to the long-term
gold bull run, but puts further downward pressure on the dong.
|
Lạm phát cao cũng làm suy yếu niềm tin vào tiền đồng, vốn
bị kềm chế bởi đồng đô la và đã thường xuyên bị giảm giá trong những năm gần
đây để giảm bớt áp lực giới hạn dự trữ ngoại tệ của chính phủ. Nhược điểm của
tiền tệ đã thúc đẩy cuộc tháo chạy đến vàng và đô la. Mức mua vàng (tính theo
đầu người) của người Việt Nam là một trong mức cao nhất thế giới. Điều này đã
giúp người Việt Nam vượt qua được các cơn bão gần đây, nhờ con bò vàng chạy
đường trường, nhưng lại tạo thêm áp lực làm suy giảm tiền đồng.
|
“The pace of reform has slowed,” says Ben Bingham, who
recently left Vietnam after four years as the International Monetary Fund’s
senior representative. “The government has found the [economic] environment
more difficult to manage [since joining the World Trade Organisation in 2007]
than it imagined.”
|
Tốc độ cải cách đã chậm lại ", ông Ben Bingham, người
gần đây đã rời khỏi Việt Nam sau bốn năm làm đại diện cao cấp của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế cho biết. "[Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO)]
vào năm 2007, chính phủ đã thấy được rằng môi trường [kinh tế] là khó khăn
hơn để quản lý so với trí tưởng tượng của họ".
|
Navigating Vietnam’s complex, slow and often corrupt
bureaucracy is a demanding task. Multinationals such as India’s Tata Steel
and Nokia, the Finnish mobile phone producer, have seen their high-profile
manufacturing investments in Vietnam delayed by red tape and political
infighting.
|
Giải quyết tình trạng quan liêu phức tạp, trì trệ và
thường xuyên tham nhũng của Việt Nam là một nhiệm vụ khắt khe. Các công ty đa
quốc gia như Tata Steel của Ấn Độ và Nokia, nhà sản xuất điện thoại di động
Phần Lan, đã từng nhìn thấy những đầu tư sản xuất quan trọng của họ tại Việt
Nam bị chậm trễ vị tệ quan liêu và đấu đá chính trị trong nội bộ.
|
The litmus test for Vietnam will be whether the government
can finally reform the wasteful state-owned enterprises that dominate the
economy.
|
Phép thử đối với Việt Nam sẽ là liệu chính phủ cuối cùng
có thể cải cách được doanh nghiệp quốc doanh lãng phí đang chi phối nền kinh
tế hay không.
|
Jonathan Pincus, who heads Harvard University’s economics
teaching programme in Ho Chi Minh City, believes that – without urgently
increasing the quality of education and infrastructure and cutting
inefficient public spending – Vietnam will find it impossible to become an
east Asian tiger like South Korea or Taiwan rather than a flagging crony
capitalist state.
|
Jonathan Pincus, người đứng đầu chương trình giảng dạy
kinh tế ở TP. Hồ Chí Minh của Đại học Harvard tin rằng - nếu không khẩn
trương gia tăng chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng và cắt giảm chi tiêu công
cộng không hiệu quả -Việt Nam sẽ thấy mình chỉ là một loại quốc gia tư bản thân
hữu suy yếu chứ không thể trở thành một con hổ ở phía đông châu Á như Nam Hàn
Quốc hoặc Đài Loan.
|
“Vietnam is replicating the southeast Asian model of
inward-looking conglomerates profiting from speculation and government
favours like Thailand and Indonesia in the 1980s,” he says.
|
"Việt Nam sao chép mô hình Đông Nam Á của loại các
đại công ty hướng nội, hưởng được lợi nhuận từ sự đầu cơ và đặc ân của chính
phủ như Thái Lan và Indonesia trong những năm 1980," ông nói.
|
Mr Pincus believes the problems have become so entrenched
that something big has to change if Vietnam is to live up to its huge
potential.
|
Ông Pincus cho rằng các vấn nạn đã trở nên quá lớn đến mức
một điều gì lớn lao cần phải thay đổi nếu Việt Nam muốn sống với tiềm năng to
lớn của mình.
|
“The government is running out of scope for improvising
and some hard decisions will have to be made,” he says.
|
"Chính phủ đang cạn nguồn ứng biến và sẽ phải thực
hiện một số quyết định khó khăn", ông nói.
|
|
|
|
Translated by Lê Quốc Tuấn
|
|
|
http://www.ft.com/intl/cms/s/0/0ae832b0-15e1-11e1-a691-00144feabdc0.html#axzz1xh9AHcr0
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, June 18, 2012
Vietnam: a question of balance Việt Nam: một câu hỏi về sự cân bằng
Labels:
ECONOMICS-Kinh tế
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn