MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, June 18, 2012

Vietnam Facing Economic Crisis? Việt Nam đối diện với khủng hoảng kinh tế?




Vietnam Facing Economic Crisis?

Việt Nam đối diện với khủng hoảng kinh tế?

By Simon Roughneen

Simon Roughneen

December 13, 2011

13/12/ 2011

The Diplomat
The Diplomat


With inflation soaring, Vietnam’s factories are feeling the pinch. Are a raft of government reforms too little too late to prevent an economic crisis?

Với lạm phát tăng vụt, những nhà máy ở Việt Nam đang nhận thấy cơn đau. Liệu một loạt cải cách của chính phủ đã hơi quá trễ để ngăn chặn một cơn khủng hoảng kinh tế?

With the streetlights warming to a low glow outside as dusk turns to dark, Trang Hoang Yen is still running t-shirts through a sewing machine as most of her staff leave for home.

Với những ngọn đèn đường thắp bằng thứ ánh sáng yếu ớt khi hoàng hôn đang tối dần ngoài trời, Trang Hoàng Yến vẫn đẩy những chiếc áo thun vào chiếc máy may trong khi hầu hết những nhân viên của cô đã về nhà.


“Normally we have a lot more workers, but the past year has been very hard for our sector,” she says, stopping work for a few minutes to talk.

“Thường thì chúng tôi có nhiều công nhân hơn, nhưng năm vừa qua thì rất khó khăn trong lĩnh vực của chúng tôi,” cô nói, ngừng tay trong vài phút để trò chuyện.

Trang Hoang Yen's small factory, on a side street in Ho Chi Minh City, has seen better days. Down from 30 to 14 staff year-on-year, she says the company’s input costs “have gone up, and production costs have doubled.”

Xưởng sản xuất nhỏ của Trang Hoàng Yến nằm trên một con đường nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh, trước đây cũng khấm khá. Từ 30 công nhân giảm xuống còn 14 người, cô nói rằng chi phí đầu vào của công ty “đã tăng cao, và giá thành sản xuất đã tăng gấp đôi.”

Inflation in Vietnam hit 23 percent in August, although it has since dropped off a little to just under 20 percent. The Vietnamese government has responded with a number of countermeasures in an attempt to cool an economy in danger of overheating, although some analysts say the lid is already bubbling off the pot. Vietnam's foreign exchange reserves are on the slide, and the country faces a trade deficit of $10 billion in 2012, according to the government.

Tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam đạt đến 23% vào tháng Tám, mặc dù sau đấy đã giảm một ít xuống dưới mức 20%. Chính phủ Việt Nam đã phản ứng với một số biện pháp đối phó trong nỗ lực làm hạ nhiệt một nền kinh tế đang sôi sục. Quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang suy giảm, và quốc gia này đang đối diện một mức nhập siêu 10 tỉ Mỹ kim trong năm 2012, theo tin từ chính phủ.

So, will the reforms, including credit restrictions and interest rate hikes, be enough to cool things? Some analysts think not.

Vậy liệu những cải cách, bao gồm những giới hạn tín dụng và tăng lãi suất, sẽ đủ để hạ nhiệt? Một số nhà phân tích không nghĩ thế.

In comments delivered at a donor conference in Hanoi on December 6, International Monetary Fund resident representative Sanjay Kalra was clear on the issue, saying, “The authorities need to move rapidly and decisively to ensure financial sector soundness while re-establishing macroeconomic stability.”

Trong phát biểu trước hội nghị các nhà tài trợ tại Hà Nội vào ngày 6 tháng Mười hai, đại diện thường trực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Sanjay Kalra đã nói rõ về vấn đề này, “Chính quyền cần phải hành động nhanh chóng và dứt khoát để bảo đảm sự bền vững của lĩnh vực tài chính trong khi tái thiết lập sự ổn định kinh tế vĩ mô.”

Other remarks delivered at the forum focused on the need for reform of the banking sector, privatization of state-owned enterprises and the curbing of corruption. Vietnam was ranked 112 out of 182 countries surveyed in the latest Transparency International global graft index, published last month.

Những phát biểu khác tại hội nghị đã chú trọng vào sự cần thiết của việc cải cách lĩnh vực ngân hàng, tư nhân hoá những doanh nghiệp nhà nước và quản chế tham nhũng. Việt Nam đứng thứ 112 trên 182 quốc gia trong bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu sau cuộc thăm dò mới nhất của tổ chức Minh bạch Quốc tế, vừa được xuất bản tháng trước.

Some donors spoke about Vietnam’s poor record on human rights and freedom of expression, with lawyers, writers, bloggers, activists, journalists and protesting civilians regularly being arrested and jailed. Norwegian Ambassador Stale Torstein Risa told Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung that loosening political restrictions in the one-party state could contribute to a sounder economy.

Một số nhà tài trợ đã nói về thành tích yếu kém của Việt Nam về nhân quyền và tự do ngôn luận, với những luật sư, blogger, nhà báo, những nhà hoạt động và những người dân đấu tranh thường xuyên bị bắt giam. Đại sứ Na Uy Stale Torstein Risa nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng nới lỏng những giới hạn về chính trị trong một quốc gia độc đảng sẽ giúp cho nền kinh tế vững mạnh hơn.

Vietnam now seems to be at an economic watershed, perhaps reminiscent of the 1980s, when it introduced its much remarked upon doi moi ‘opening-up' of the country's economy to foreign investment, following China down the authoritarian-liberalization political economy path. Normalization of relations with the United States in 1995 brightened Vietnam’s “rising star” status, culminating in Hanoi joining the World Trade Organization in 2007.

Việt Nam giờ đây dường như đang ở giữa dòng rẽ kinh tế, dường như gợi lại thời kỳ 1980s, khi quá trình đổi mới nổi tiếng được đưa ra, mở cửa kinh tế quốc gia cho đầu tư nước ngoài, đi theo con đường độc tài chính trị - giải phóng kinh tế của Trung Quốc. Việc bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995 đã làm sáng tỏ vị thế “ngôi sao đang lên” của Việt Nam mà điểm đỉnh là khi Hà Nội tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007.


Speaking at a November 28 Hanoi business lunch for Irish investors in Vietnam, Deputy Minister for Planning and Investment Cao Viet Sinh said there are 13,450 investment projects in Vietnam, adding that the government hoped to attract more in the coming years.

Nói chuyện tại một bữa ăn trưa dành cho các nhà đầu tư Ireland vào ngày 28 tháng Mười một, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nói rằng có 13.450 dự án đầu tư tại Việt Nam, ông bổ sung rằng chính phủ hi vọng sẽ thu hút nhiều hơn nữa trong những năm tới.


Brands such as Intel, Honda and Nike have all opened large plants in Vietnam, whose attractiveness for investing companies is partly rooted in its cheap labor force, estimated to be the second-lowest in Asia after Cambodia by the European Chamber of Commerce in Vietnam, and thus a major pull for investors in labor intensive sectors such as clothing and footwear.

Những thương hiệu như Intel, Honda và Nike đều đã mở những nhà máy lớn tại Việt Nam, sự hấp dẫn của nước này đối với các công ty đầu tư một phần bắt nguồn từ lực lượng lao động rẻ, được dự tính đứng thứ hai trên châu Á sau Cambodia bởi Văn phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, và vì thế là một sức hút chủ lực đối với các nhà đầu tư trong những lĩnh vực chuyên về gia công như may mặc và giày dép.

These are low-cost, low value-added sectors, however, and it remains to be seen whether an economy possibly approaching a crisis can continue to pull in investment and transition to more sophisticated products.

Tuy nhiên đây chỉ là những lĩnh vực chi phí rẻ và giá thành rẻ, và vẫn còn phải chờ xem liệu nền kinh tế đang có khả năng tiến dần đến một khủng hoảng này có thể tiếp tục thu hút đầu tư và chuyển sang việc sản xuất những mặt hàng có giá trị hơn hay không.

Tourism is another potential growth sector for Vietnam, given that visitor numbers for 2010 show just over five million arrivals, compared with 14.15 million and 23.65 million for neighboring Thailand and Malaysia respectively. Tourism accounts for about 4 percent of Vietnam's economy. However, Thailand and Malaysia allow tourists to remain for a month without a visa, unlike Vietnam, which requires a visa in advance or queuing for a visa on arrival.

Du lịch là một lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng đối với Việt Nam, với lượng du khách thăm viếng trong năm 2010 chỉ trên 5 triệu người, so với 14,15 triệu ở Thái Lan và 23,65 triệu tại Malaysia. Ngành du lịch chiếm khoảng 4% giá trị trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, Thái Lan và Malaysia cho phép du khách lưu trú đến một tháng không cần giấy thị thực, không như Việt Nam, vốn bắt buộc phải trình thị thực trước hoặc ngay sau khi nhập cảnh.


Duong Sinh Son runs a “homestay” in Hin Village on the edge of a national park in Thanh Hoa Province, about a three hour drive from Hanoi. Impressive vistas of green hillsides and rice paddy valleys make for a spectacular and affordable hiking location away from the well-worn Halong Bay and Sapi tracks.

Dương Sinh Sơn điều hành một dịch vụ “lưu trú tại nhà” (homestay - ND) bên ngoài khu công viên quốc gia ở Thanh Hoá, khoảng ba giờ lái xe từ Hà Nội. Khung cảnh xanh tươi đầy ấn tượng của những sườn đồi và thung lũng lúa tạo ra một địa điểm du ngoạn tuyệt vời và giá rẻ cách xa những tuyến đường quá quen thuộc ở Hạ Long và Sapa.

Sitting cross-legged on his bamboo floor-on-stilts, Duoung Dinh Son says he gets between 200 and 300 guests each year since he opened. Charging $7 per night, he says he hopes to attract more visitors, but that is contingent on Vietnam attracting more tourists amid intense and increasing regional competition, with reform inclined Burma likely to emerge a growing destination in coming years.

Ngồi xếp bằng trên chiếc nhà sàn tre, Dương Sinh Sơn nói rằng anh có khoảng 200 đến 300 du khách mỗi năm kể từ ngày khai trương. Với giá 7 Mỹ kim một đêm, anh nói rằng anh hi vọng sẽ thu hút thêm nhiều du khách, nhưng điều này còn phụ thuộc vào việc Việt Nam có thể hấp dẫn nhiều du khách hơn trong môi trường cạnh tranh khu vực ngày càng căng thẳng, với việc Miến Điện đang muốn thay đổi chắc chắn sẽ nổi lên như một điểm đến mới trong những năm tới.

Recent problems and looming challenges aside, Vietnam’s economy is still growing, by 6.5 percent in 2010; the World Bank forecasts only a percentage point drop for 2012. Still, growth figures are an abstraction for small business owners and ordinary Vietnamese trying to make ends meet, especially with inflation pushing people beneath the poverty line. For Trang Hoang Yen, the tough times look set to continue. But as she nods toward a Sacred Heart hanging above her shop door, she adds: “Thank God, sometimes good things can come.”

Bên cạnh những khó khăn và thử thách ngày càng lớn gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng với mức 6,5% trong năm 2010; Ngân hàng Thế giới dự đoán chỉ sẽ giảm 1% trong năm 2012. Tuy nhiên, con số tăng trưởng là một khái niệm trừu tượng đối với những doanh nghiệp nhỏ và người dân thường đang tìm cách giật gấu vá vai, đặc biệt khi lạm phát đang đẩy người dân xuống dưới mức nghèo khổ. Với Trang Hoàng Yến, thời kỳ khó khăn có vẻ sẽ tiếp tục. Nhưng khi cô hướng đầu về bức ảnh Thánh Tâm Chúa treo bên trên khung cửa, cô nói thêm: “Cám ơn Chúa, đôi khi điều tốt vẫn xảy ra.”

A recent order from Norway for 5,000 plain t-shirts for the Christmas market has kept her busy – and kept business ticking over despite inflation-related difficulties. “I want to expand this business,” she says. “But that will have to wait until things pick up.”


Một đơn đặt hàng từ Na Uy với 5 nghìn chiếc áo thun trơn dành cho thị trường Giáng Sinh đang làm cô bận rộn - và giữ doanh nghiệp tiếp tục bất chấp những khó khăn về lạm phát. “Tôi muốn mở rộng doanh nghiệp này,” cô nói. “Nhưng việc này sẽ phải đợi cho đến khi mọi việc khá hơn.”
Simon Roughneen is a Southeast Asia-based journalist.
Simon Roughneen là nhàn báo thường trú tại Đông Nam Á


Translated by Diên Vỹ

http://thediplomat.com/2011/12/13/vietnam-facing-economic-crisis/?all=true

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn