|
|
Half-free trade in
Vietnam
|
Mậu dịch nửa Tự do tại
Việt Nam
|
By M Goonan
|
M Goonan
|
HANOI - When a number of Vietnamese travelers returned
from abroad with sex toys in their luggage, customs officers were at a loss
over how to react. Importing the objects for commercial purposes is illegal
in Vietnam, but it was not clear to the trade authorities if there was a
regulation against import for personal use.
|
Khi một số khách du lịch Việt Nam trở về nước với những đồ
chơi tình dục trong hành lý của mình, các nhân viên hải quan đã bối rối không
biết xử lý ra sao. Nhập khẩu những món hàng này với mục đích thương mại thì
không hợp pháp tại Việt Nam, nhưng cơ quan công lực lại không rõ là có luật
lệ nào cấm đoán việc nhập khẩu chúng để sử dụng cá nhân hay không.
|
After local media pumped up the story, the government
announced in October a new ban against all sex toys entering Vietnam. That
restriction built on a previous import prohibition against "debauched
and reactionary products" to include objects that could have negative
impacts on the population's "dignity, education and social
security".
|
Sau khi giới truyền thông địa phương thổi phồng câu
chuyện, vào tháng Mười chính quyền đã công bố một lệnh mới cấm mọi đồ chơi
tình dục được nhập vào Việt Nam. Việc cấm đoán này dựa trên một lệnh khác
dùng để cấm “những sản phẩm phản động đồi trụy” bao gồm những mặt hàng có thể
dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đối với “phẩm giá, giáo dục và an ninh xã hội” của
quần chúng.
|
Like many of Vietnam's trade-curbing laws, the new code
leaves much open to interpretation. While substantial improvements have been
made in recent years to the country's trade and investment-related
legislation, vague provisions like the new ban on sex toys raise concerns
among foreign chambers of commerce and their respective governments about
Vietnam's commitment to free trade.
|
Cũng như nhiều luật lệ giới hạn thương mại khác của Việt
Nam, điều lệ mới có thể được hiểu theo nhiều cách. Trong khi đã có những tiến
bộ đáng kể trong những năm vừa qua đối với luật lệ liên quan đến thương mại
và đầu tư, những điều khoản như lệnh cấm đồ chơi tình dục ở trên đã tăng thêm
quan ngại từ những hiệp hội kinh doanh và chính phủ nước ngoài về sự cam kết
của Việt Nam trong vấn đề tự do mậu dịch.
|
Since acceding to the World Trade Organization (WTO) in
January 2007, Vietnam has harmonized many of its customs and other
trade-related laws to international standards. For instance, valuation of
goods is now consistent with General Agreement on Tariffs and Trade (GATT)
customs codes, modernizing a system that was previously widely prone to
corruption and often unduly high levies.
|
Kể từ khi gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
vào tháng Giêng năm 2007, Việt Nam đã chỉnh đổi những luật lệ liên quan đến
hải quan và thương mại để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ như việc thẩm
định giá trị hàng hoá hiện đã đồng nhất với các điều luật về hải quan của
Hiệp ước Chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT), hiện đại hoá một hệ thống mà
trước đây thường dễ bị tham nhũng với những mức thuế cao đầy cứng nhắc.
|
Other trade codes, however, are still at odds with WTO
requirements. In particular, foreign investors here complain that the process
of obtaining and presenting so-called "automatic" import licenses,
certain of which are not concerned with quality or safety standards, adds
unnecessary time and costs to trade. As one American businessman who
requested anonymity put it: "If it's automatic, why does it need a
license?"
|
Tuy nhiên những luật lệ thương mại khác vẫn không phù hợp
với yêu cầu của WTO. Cụ thể là những nhà đầu tư nước ngoài ở đây than phiền
rằng quá trình xin và trình cái gọi là giấy phép nhập khẩu “tự động”, chắc
chắn là không phải vì sự quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng và an toàn, đã
làm tăng thêm thời gian và chi phí không cần thiết cho thương mại. Như một
doanh nhân người Mỹ dấu tên nói: “Nếu đã là tự động, thì sao lại phải cần
giấy phép?”
|
The legal inconsistencies, critics say, are geared
specifically to limit imports and build up trade surpluses. As Western
economies, including the United States, falter under debt burdens, many are
now pushing for better access to developing world markets to narrow their
trade deficits. US President Barack Obama has pledged to double the value of
US exports by 2015 from 2009 levels.
|
Các nhà chỉ trích nói việc không nhất quán về luật lệ được
thiết lập để đặc biệt giới hạn nhập khẩu và tăng cường nhập siêu. Khi các nền
kinh tế phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, đang chậm bước vì những gánh nặng nợ
nần, nhiều nước đang thúc đẩy việc thâm nhập vào các thị trường của những nước
đang phát triển để giảm bớt nạn thâm thủng mậu dịch. Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama đã cam kết tăng gấp đôi giá trị hàng hoá xuất khẩu của Hoa Kỳ vào năm
từ 2009 đến 2015.
|
That's bringing many of Vietnam's trade laws under sharp
new scrutiny. As part of the so-called 2007 Trade and Investment Agreement
(TIFA), US trade officials periodically review Vietnam's WTO commitments and
propose various ways to enhance bilateral trade and investment. That includes
US negotiations now under way with Vietnam to join the trade-promoting Trans
Pacific Partnership, a US-led initiative targeting eight Pacific nations.
|
Điều này đang đặt nhiều luật lệ thương mại của Việt Nam
dưới cái nhìn khắt khe hơn. Là một phần trong cái gọi là Hiệp định Thương mại
và Đầu tư 2007, các quan chức thương mại Hoa Kỳ xem xét định kỳ những cam kết
về WTO của Việt Nam và đề xuất những phương cách khác nhau nhằm tăng cường
quá trình thương mại và đầu tư song phương. Việc này bao gồm những thảo luận
của Hoa Kỳ gần đây với Việt Nam để tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương nhằm phát triển thương mại, một đề xuất của Hoa Kỳ nhắm vào các quốc
gia Thái Bình Dương.
|
The US ran a US$11.2 billion trade deficit with Vietnam in
2010, driven by US imports of Vietnam-produced apparel, furniture and
footwear, according to official US trade statistics. Certain of those flows
could be in jeopardy if the two sides fail to reach a new agreement soon on
customs cooperation, import licensing laws, biotechnology policies and
sanitary measures, including provisions that have inhibited US beef exports
to Vietnam.
|
Hoa Kỳ có một lượng thâm thủng mậu dịch đến 11,2 tỉ Mỹ kim
với Việt Nam trong năm 2010, tác động bởi việc Hoa Kỳ nhập những mặt hàng may
mặt, bàn ghế và giày dép từ Việt Nam, căn cứ theo dữ liệu thống kê mậu dịch
của Hoa Kỳ. Chắc chắn những nguồn hàng này sẽ bị đe doạ nếu hai bên không đạt
được một thoả thuận mới về hợp tác hải quan, luật lệ về giấp phép nhập khẩu,
chính sách về công nghệ sinh học và các biện pháp vệ sinh, bao gồm các điều
khoản đã ngăn cản thịt bò Mỹ nhập vào Việt Nam.
|
US and European traders here also carp about a new
government program that nominally aims to streamline trade processes by
allowing them to submit export applications on-line, but in practice still
requires them to present hard copies to customs authorities before they are
allowed to send their products overseas.
|
Các nhà thương mại Hoa Kỳ và châu Âu cũng lên án một
chương trình mới của chính phủ mà bề ngoài có vẻ nhằm để đơn giản hoá quá
trình thương mại bằng cách cho phép họ nộp đơn xin xuất khẩu trực tuyến,
nhưng trên thực tế vẫn bắt buộc họ phải nộp hai bản giấy cho quan thuế trước
khi họ được phép chuyển hàng ra nước ngoài.
|
Broad discretion
From national security to international commerce, Vietnam
maintains many laws that are open to broad interpretation, giving authorities
a large measure of arbitrary discretion. Despite Vietnam's WTO commitments,
there are still various arcane customs laws on the books. Many are often
twisted by unscrupulous customs officers for personal gain, according to
international investors and traders.
|
Tùy tiện suy diễn
Từ an ninh quốc gia cho đến thương mại quốc tế, Việt Nam
vẫn còn giữ nhiều luật lệ có thể được hiểu theo nhiều cách, cho phép nhà cầm
quyền có thể tự do suy diễn theo ý mình. Bất chấp những cam kết của Việt Nam
đối với WTO, họ vẫn lưu hành những luật lệ hải quan khó hiểu. Nhiều luật lệ
thường xuyên bị các quan chức hải quan vô liêm sĩ bóp méo để trục lợi, các
nhà đầu tư và kinh doanh quốc tế cho biết.
|
Frederick Burke, a senior partner at Baker and McKenzie
law firm in Ho Chi Minh City, believes that's inhibiting trade and
investment. "Some customs officers are operating on bad faith. They'll
take any rule and twist it and treat it the way they want until they get what
they want," said Burke. "It's a systemic thing and has to be
stopped. That kind of person is going to stop Vietnam being a competitor in
international markets."
|
Frederick Burke, một thành viên cao cấp thuộc tổ hợp luật
sư Baker and McKenzie tại Thành phố Hồ Chí Minh tin rằng điều này ngăn cản
quá trình thương mại và đầu tư. “Một số quan chức hải quan làm việc với ý đồ
xấu. Họ dùng bất cứ điều luật nào và tuỳ tiệc bóp méo cho đến khi đạt được
điều mình muốn,” Burke nói. “Đây là một tệ nạn mang tính hệ thống và cần phải
chấm dứt. Loại người này đang cản trở Việt Nam cạnh tranh trên thị trường thế
giới.”
|
Burke noted a personal example where his mother used a
local publishing house to print a book about San Francisco she planned to produce
in Vietnam for global export. She was required by customs to display the
Vietnamese publishing house's insignia on the book's front cover even though
it would not be available for sale in Vietnam.
|
Burke dẫn ra một ví dụ mà ông đã trải qua khi mẹ ông mướn
một nhà xuất bản in một cuốn sách về San Francisco mà bà dự định sẽ sản xuất
tại Việt Nam và xuất ra nước ngoài. Bà bị ngành hải quan yêu cầu phải đóng
huy hiệu của nhà xuất bản Việt Nam trên bìa trước của cuốn sách mặc dù nó sẽ
không được bán tại Việt Nam.
|
To be sure, the ease of doing business in Vietnam has
improved markedly in the dramatic transition from an isolationist, centrally
planned economy in the 1980s to a more outward-oriented and market driven one
at present. Imports, exports and other commercial exchanges once confined to
Soviet bloc countries are now geared towards the wider world, although
Vietnam is still considered a "closed" economy in several respects.
|
Rõ ràng là việc làm ăn tại Việt Nam đã trở nên dễ dàng hơn
một cách đáng kể trong quá trình chuyển hoá đầy kịch tính từ một nền kinh tế
khép kín, tập trung trong những năm 1980 thành một nền kinh tế hướng ngoại
với xu hướng thị trường hiện nay. Xuất nhập khẩu và những trao đổi thương mại
từng chỉ giới hạn trong những quốc gia thuộc khối Xô Viết giờ đây đang hướng
đến một thế giới rộng hơn, mặc dù Việt Nam vẫn được xem là một nền kinh tế
“đóng cửa” trong nhiều khía cạnh.
|
The resumption of bilateral relations with the US in 1995,
a bilateral trade agreement with the US in 2001, and WTO accession have all
helped to integrate Vietnam into the global economy and contributed to
several years of fast, trade-driven gross domestic product (GDP) growth.
Vietnam is currently the world's biggest exporter of cashew nuts, the
second-largest exporter of coffee and rice, and is quickly moving up the
value-added ladder in various manufactures.
|
Việc phục hồi quan hệ song phương với Hoa Kỳ vào năm 1995,
một hiệp định thương mại song phương cũng với Hoa Kỳ trong năm 2001, và việc
gia nhập WTO đều đã giúp Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu và đóng
góp vào một số năm với mức tăng trưởng cao nhờ xu hướng thị trường. Việt Nam
hiện là nhà xuất khẩu hạt điều đứng đầu thế giới, đứng thứ hai về xuất khẩu
cà phê và gạo, và đang nhanh chóng leo lên bậc thang sản xuất các mặt hàng
giá trị khác.
|
One explanation for the convoluted and contradictory trade
codes is that the government desperately needs to maintain a healthy trade
surplus to bolster the national finances. The local currency, the dong,
continues to slump against the US dollar in market response to high
inflation, which has surged in stretches by over 20% in recent years, rising
debts at inefficient state enterprises and dwindling foreign reserves.
|
Một giải thích cho những điều luật thương mại rắc rối và
mâu thuẫn trên là chính phủ đang tuyệt vọng muốn giữ nguyên tình trạng nhập
siêu mạnh mẽ để củng cố nền tài chính quốc gia. Tiền đồng nội tệ vẫn tiếp tục
bị tụt giá so với đồng Mỹ kim khi thị trường phản ứng với nạn lạm phát gia
tăng, vốn đã nhảy vọt đến 20% trong những năm gần đây, việc nợ nần gia tăng
tại những công ty nhà nước thiếu hiệu quả cũng như quỹ dự trữ ngoại tệ đang
cạn dần.
|
Foreign direct investment is down over 20% so far this
year, putting additional pressure on national coffers. In response, Prime
Minister Nguyen Tan Dung last month ordered the establishment of a new
advisory committee to oversee fiscal and monetary policy. The central bank,
meanwhile, has signaled plans to consolidate the unwieldy banking sector, which
some analysts suggest could be teetering towards crisis.
|
Trong năm nay đầu tư nước ngoài trực tiếp đã giảm hơn 20%,
làm tăng thêm áp lực vào quỹ dự trữ quốc gia. Để đối phó, tháng trước Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh thành lập một uỷ ban cố vấn chuyên xem xét
các chính sách tiền tệ và ngân sách. Trong khi đó ngân hàng trung ương đã
phát tín hiệu về những kế hoạch nhằm củng cố lại lĩnh vực ngân hàng khó bấp
bênh mà các nhà phân tích cho rằng có thể dẫn đến khủng hoảng.
|
To maintain confidence in Vietnam's direction, traders and
investors here argue the government should prioritize trade law reforms. The
economic stakes are high: many multinational manufacturers have established
major facilities here in recent years, despite bureaucratic red tape, laggard
infrastructure and the government's inability to manage macroeconomic
stability.
|
Để giữ vững niềm tin đối với hướng đi của Việt Nam, các
doanh nhân và nhà đầu tư ở đây lập luận rằng chính phủ cần phải ưu tiên việc
cải cách luật thương mại. Hiện trạng kinh tế đang rất nghiêm trọng: trong
những năm gần đây nhiều nhà sản xuất đa quốc gia đã thiết lập các cơ sở lớn
tại đây, bất chấp những cản trở quan liêu từ chính quyền, cơ sở hạ tầng lạc
hậu và chính phủ không có khả năng quản lý sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô.
|
According to a paper published this year by the American
Chamber of Commerce, foreign invested manufacturing accounted for 42% of all
production and more than half of total exports in 2010. The combination of
high economic growth rates and low wages, as well as rising labor rates in
China, have attracted foreign manufacturing investors to Vietnam, the paper
noted.
|
Theo một báo cáo được đưa ra trong năm nay của Phòng
Thương mại Hoa Kỳ, ngành sản xuất với vốn nước ngoài chiếm đến 42% tổng số
hàng hoá làm ra và hơn phân nửa tổng số hàng xuất khẩu trong năm 2010. Sự
tổng hợp của tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và lương thấp, cũng như giá lao
động đang tăng tại Trung Quốc đã hấp dẫn các nhà đầu tư sản xuất nước ngoài
vào Việt Nam, báo cáo cho biết.
|
That's included technology companies such as Intel and
Canon, both of which have recently established their largest global
production operations in Vietnam. Intel's chip operation here is valued at
over $1 billion, while Nokia will complete a $280 million plant by next year.
Regional players such as India's Tata Steel have also begun to invest heavily
in Vietnam.
|
Họ bao gồm những công ty công nghệ như Intel và Canon, cả
hai vừa qua đều đã thiết lập những cơ sở sản xuất lớn nhất thế giới tại Việt
Nam. Dây chuyền sản xuất mạch của Intel có giá trị hơn 1 tỉ Mỹ kim, trong khi
Nokia sẽ hoàn thành nhà máy trị giá 280 triệu Mỹ kim trong năm tới. Những đối
thủ trong khu vực như Tata Steel của Ấn Độ cũng đã bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào
Việt Nam.
|
These major multinational investments reflected an earlier
confidence in Vietnam's commitment to its WTO obligations and pursuit of free
trade. Customs bureau corruption and contradictory trade laws, however, still
represent substantial downside risks. If Vietnam genuinely intends to
maximize its trade potential, authorities will need to issue soon clearer
trade rules and regulations on more items than just "deviant" adult
toys.
|
Những đầu tư đa quốc gia tầm cỡ này phản ánh sự tin tưởng
trước đây vào sự cam kết của Việt Nam về nghĩa vụ của mình đối với WTO và
việc theo đuổi thương mại tự do. Tuy nhiên nạn quan liêu tham nhũng của ngành
hải quan và những luật lệ thương mại mâu thuẫn vẫn tạo ra những rủi ro tiêu
cực lớn. Nếu Việt Nam thật sự mong muốn mở rộng tiềm năng thương mại của mình
một cách tối đa, chính quyền cần phải sớm đưa ra những luật lệ thương mại rõ
ràng hơn về những mặt hàng khác hơn là chỉ những món đồ chơi “đồi trụy” của
người lớn.
|
M Goonan, a
pseudonym, is a Vietnam-based freelance journalist.
|
M Goonan là bút danh
của một nhà báo tự do tại Việt Nam.
|
|
|
|
Translated by Diên Vỹ
|
|
|
http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MK16Ae01.html
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, June 18, 2012
Half-free trade in Vietnam Mậu dịch nửa Tự do tại Việt Nam
Labels:
ECONOMICS-Kinh tế
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn