MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, July 4, 2017

Universal Intellectual Standards Các tiêu chuẩn phổ quát về tư duy



Universal Intellectual Standards
Các tiêu chuẩn phổ quát về tư duy

by Linda Elder and Richard Paul

Linda Elder và Richard Paul
Universal intellectual standards are standards which must be applied to thinking whenever one is interested in checking the quality of reasoning about a problem, issue, or situation. To think critically entails having command of these standards. To help students learn them, teachers should pose questions which probe student thinking; questions which hold students accountable for their thinking; questions which, through consistent use by the teacher in the classroom, become internalized by students as questions they need to ask themselves.

Các tiêu chuẩn tư duy phổ quát là các tiêu chuẩn phải được áp dụng cho tư duy bất kỳ lúc nào người tai quan tâm đến việc kiểm tra chất lượng lập luận về một luận đề, vấn đề hoặc tình huống. Tư duy phê phán đòi hỏi phải nắm vững các tiêu chuẩn này. Để giúp người học học những tiêu chuẩn này, giáo viên nên đặt những câu hỏi thăm dò suy nghĩ ​​của người học; những câu hỏi làm cho người học có trách nhiệm với suy nghĩ của mình; những câu hỏi, thông qua sự việc sử dụng nhất quán của giáo viên trong lớp học, sẽ được người học tiếp thu như là những câu hỏi họ cần để tự hỏi chính mình.


The ultimate goal, then, is for these questions to become infused in the thinking of students, forming part of their inner voice, which then guides them to better and better reasoning. While there are many universal standards, the following are some of the most essential:

Mục đích cuối cùng là để những câu hỏi này ngấm sâu vào trong suy nghĩ của người học, hình thành một phần của tiếng nói bên trong của họ, sau đó hướng dẫn họ lập luận tốt hơn và tốt hơn. Mặc dù có nhiều tiêu chuẩn phổ quát, nhưng dưới đây là một số tiêu chuẩn thiết yếu nhất:
CLARITY: Could you elaborate further on that point? Could you express that point in another way? Could you give me an illustration? Could you give me an example? Clarity is the gateway standard. If a statement is unclear, we cannot determine whether it is accurate or relevant. In fact, we cannot tell anything about it because we don't yet know what it is saying. For example, the question, "What can be done about the education system in America?" is unclear. In order to address the question adequately, we would need to have a clearer understanding of what the person asking the question is considering the "problem" to be. A clearer question might be "What can educators do to ensure that students learn the skills and abilities which help them function successfully on the job and in their daily decision-making?"
  
RÕ RÀNG: Bạn có thể giải thích thêm về vấn đề này không? Bạn có thể diễn đạt điểm này bằng cách khác không? Bạn có thể cho tôi một minh hoạ được không? Bạn có thể cho tôi một ví dụ được không? Sự rõ ràng là tiêu chuẩn hàng đầu. Nếu một phát ngôn mà không rõ ràng, chúng ta không thể xác định liệu đúng đắn hay thích đáng hay không. Quả thực, chúng ta không thể nói gì về nó bởi vì chúng ta vẫn chưa biết nó nói điều gì. Ví dụ, câu hỏi "Có thể làm gì về hệ thống giáo dục ở Mỹ?" là không rõ ràng. Để trả lời câu hỏi một cách đầy đủ, chúng ta cần phải có một sự hiểu biết rõ ràng hơn về những gì người đặt câu hỏi cho là "vấn đề". Một câu hỏi rõ ràng hơn có lẽ là "Các nhà giáo dục có thể làm gì để đảm bảo rằng người học học được các kỹ năng và khả năng giúp họ thành công trong công việc và trong khi ra quyết định hàng ngày?"
ACCURACY: Is that really true? How could we check that? How could we find out if that is true?  A statement can be clear but not accurate, as in "Most dogs are over 300 pounds in weight."



XÁC THỰC: Điều đó thực sự đúng không? Làm thế nào chúng ta có thể kiểm tra điều đó? Làm sao chúng ta có thể biết được điều đó có thực không? Một phát ngôn có thể rõ ràng nhưng không xác thực, ví dụ như trong câu này "Phần lớn các con chó có trọng lượng trên 150 cân."
PRECISION: Could you give more details? Could you be more specific?
A statement can be both clear and accurate, but not precise, as in "Jack is overweight." (We don’t know how overweight Jack is, one pound or 500 pounds.)

CHÍNH XÁC: Bạn có thể cho biết thêm chi tiết? Bạn có thể nói cụ thể hơn không?
Một phát ngôn có thể được vừa rõ ràng vừa xác thực, nhưng không chính xác, như trong câu này "Jack thừa cân." (Chúng ta không biết Jack thừa cân mức nào, nửa cân hay 250 cân).

RELEVANCE: How is that connected to the question? How does that bear on the issue?
A statement can be clear, accurate, and precise, but not relevant to the question at issue. For example, students often think that the amount of effort they put into a course should be used in raising their grade in a course. Often, however, the "effort" does not measure the quality of student learning; and when this is so, effort is irrelevant to their appropriate grade.

SỰ THÍCH ĐÁNG: kết nối với vấn đề như thế nào? liên quan tới vấn đề như thế nào?
Một phát ngôn có thể rõ ràng, đúng và chính xác, nhưng không liên quan đến vấn đề được đề cập. Ví dụ, người học thường nghĩ rằng mức độ nỗ lực họ đặt vào một môn học nên được sử dụng để nâng điểm số của họ trong môn học đó. Tuy nhiên, thường thì, "nỗ lực" không đo lường được chất lượng học tập của người học; và nếu thế, thì nỗ lực là không thích đáng đối với việc cho điểm số thích hợp.

DEPTH: How does your answer address the complexities in the question? How are you taking into account the problems in the question? Is that dealing with the most significant factors? A statement can be clear, accurate, precise, and relevant, but superficial (that is, lack depth). For example, the statement, "Just say No!" which is often used to discourage children and teens from using drugs, is clear, accurate, precise, and relevant. Nevertheless, it lacks depth because it treats an extremely complex issue, the pervasive problem of drug use among young people, superficially. It fails to deal with the complexities of the issue.

ĐỘ SÂU: Câu trả lời của bạn xử lý những phức tạp trong câu hỏi như thế nào? Bạn xem xét những vấn đề trong câu hỏi như thế nào? Nó có đề cập đến các yếu tố quan trọng nhất không? Một phát ngôn có thể rõ ràng, đúng đắn, và chính xác, và thích đáng nhưng hời hợt (nghĩa là, thiếu chiều sâu). Ví dụ, phát ngôn, "Hãy Nói Không!" thường được sử dụng để ngăn cản trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng ma túy, là rõ ràng, đúng đắn, chính xác và thích đáng. Tuy nhiên, nó thiếu chiều sâu bởi vì nó xử lý một vấn đề cực kỳ phức tạp, lan rộng của việc sử dụng ma túy trong giới trẻ, một cách hời hợt. Nó không xử lý những phức tạp của vấn đề này.
BREADTH: Do we need to consider another point of view? Is there another way to look at this question? What would this look like from a conservative standpoint? What would this look like from the point of view of?  A line of reasoning may be clear accurate, precise, relevant, and deep, but lack breadth (as in an argument from either the conservative or liberal standpoint which gets deeply into an issue, but only recognizes the insights of one side of the question.)

ĐỘ RỘNG: Chúng ta có cần xem xét một quan điểm khác không? Có cách nào khác để xem xét vấn đề này? Điều này trông như thế nào từ quan điểm bảo thủ? Điều này trông như thế nào từ quan điểm của? Một lập luận có thể rõ ràng, xác thực, chính xác, thích đáng, sâu sắc, chiều sâu, nhưng thiếu bề rộng (như trong một cuộc tham luận từ quan điểm bảo thủ hoặc tự do nhằm đi sâu vào một vấn đề, nhưng chỉ công nhận những hiểu biết về một mặt của vấn đề mà thôi. )

LOGIC: Does this really make sense? Does that follow from what you said? How does that follow? But before you implied this, and now you are saying that; how can both be true? When we think, we bring a variety of thoughts together into some order. When the combination of thoughts are mutually supporting and make sense in combination, the thinking is "logical." When the combination is not mutually supporting, is contradictory in some sense or does not "make sense," the combination is not logical.

LOGIC: Điều này thực sự hợp lý không? Điều đó có phù hợp với những gì bạn đã nói không? Nó phù hợp như thế nào? Trước thì bạn hàm ý thế này, còn bây giờ bạn lại nói thế khác; làm sao để cả hai có thể đúng? Khi chúng ta suy nghĩ, chúng ta đưa nhiều ý tưởng vào một trật tự nào đó. Khi sự kết hợp các ý tưởng hỗ trợ lẫn nhau và có kết hợp hợp lý, thì tư duy là "hợp logic". Khi sự kết hợp không hỗ trợ lẫn nhau, mâu thuẫn nhau ở một khía cạnh nào đó hoặc không "hợp lý", thì kết hợp này không hợp logic.

FAIRNESS:  Do I have a vested interest in this issue?  Am I sympathetically representing the viewpoints of others?  Human thinking is often biased in the direction of the thinker - in what are the perceived interests of the thinker.  Humans do not naturally consider the rights and needs of others on the same plane with their own rights and needs.  We therefore must actively work to make sure we are applying the intellectual standard of fairness to our thinking.  Since we naturally see ourselves as fair even when we are unfair, this can be very difficult.  A commitment to fairmindedness is a starting place.


CÔNG BẰNG: Tôi có quan tâm thiên lệch đến vấn đề này không? Tôi có đồng cảm trình bày quan điểm của người khác không? Tư duy của con người thường thiên lệch về phía người tư duy vì những lợi ích mà người tư duy cảm nhận. Lẽ tự nhiên, con người không coi các quyền và nhu cầu của người khác trên cùng một bình diện như các quyền và nhu cầu của chính họ. Vì vậy chúng ta phải tích cực làm việc để đảm bảo rằng chúng ta đang áp dụng tiêu chuẩn trí tuệ về sự công bằng đối với suy nghĩ của chúng ta. Vì, theo lẽ tự nhiên, chúng ta thấy mình là người công bằng ngay cả khi chúng ta không hề công bằng, điều này có thể rất khó khăn. Một cam kết công bằng là một điểm khởi đầu.





http://www.criticalthinking.org/pages/universal-intellectual-standards/527


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn