MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 26, 2014

Soft Power: The Means to Succeed in World Politics – P1 Quyền lực mềm: Phương tiện để thành công trong chính trị thế giới – P1


P1      P2      P3      P4      P5

Soft Power: The Means to Succeed in World Politics – P1

Quyền lực mềm: Phương tiện để thành công trong chính trị thế giới – P1

by Joseph Nye
Joseph Nye

CHAPTER 1: THE CHANGING NATURE OF POWER

Chương 1: Bản chất đang thay đổi của quyền lực

MORE THAN FOUR CENTURIES AGO, Niccolo Machiavelli advised princes in Italy that it was more important to be feared than to be loved. But in today's world, it is best to be both. Winning hearts and minds has always been important, but it is even more so in a global information age. Information is power, and modern information technology is spreading information more widely than ever before in history. Yet political leaders have spent little time thinking about how the nature of power has changed and, more specifically, about how to incorporate the soft dimensions into their strategies for wielding power.

Hơn bốn thế kỷ về trước, Nicolo Machiavelli khuyên răn các quân vương nước Ý rằng thà để thiên hạ sợ mình hơn là yêu mình. Nhưng trong thế giới ngày nay, có được cả hai điều này là hay hơn cả. Giành được trái tim và khối óc của quần chúng lúc nào cũng là điều thiết yếu, và trong thế giới thông tin toàn cầu ngày nay, nó còn quan trọng hơn bao giờ hết. Thông tin là sức mạnh, và công nghệ thông tin ngày nay quảng bá tin tức đến đại chúng một cách rộng rãi hơn bao giờ hết. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo hầu như chỉ bỏ ra rất ít thời gian để suy nghiệm bản chất của quyền lực đã thay đổi ra sao, và cụ thể hơn, là làm sao hội nhập các khía cạnh “mềm” vào sách lược sử dụng quyền lực của họ.

WHAT IS POWER?

Power is like the weather. Everyone depends on it and talks about it, but few understand it. Just as farmers and meteorologists try to forecast the weather, political leaders and analysts try to describe and predict changes in power relationships. Power is also like love, easier to experience than to define or measure, but no less real for that. The dictionary tells us that power is the capacity to do things. At this most general level, power means the ability to get the outcomes one wants. The dictionary also tells us that power means having the capabilities to affect the behavior of others to make those things happen. So more specifically, power is the ability to influence the behavior of others to get the outcomes one wants. But there are several ways to affect the behavior of others. You can coerce them with threats; you can induce them with payments; or you can attract and co-opt them to want what you want.

Quyền lực là gì?

Quyền lực cũng như thời tiết. Ai cũng phụ thuộc vào nó, bàn về nó nhưng chẳng mấy ai hiểu được nó. Cũng như nông gia và các nhà khí tượng học tìm mọi cách để dự báo thời tiết, các lãnh tụ và nhà phân tích chính trị cố gắng miêu tả và dự đoán thay đổi trong các mối quan hệ quyền lực. Quyền lực cũng như tình yêu, khó định nghĩa hay đo lường hơn là cảm nhận, nhưng không có nghĩa là nó không tồn tại. Theo định nghĩa trong từ điển, quyền lực là khả năng làm được việc gì đó. Ở mức định nghĩa tổng quan này, quyền lực có nghĩa là khả năng đạt được kết quả mà mình mong muốn. Định nghĩa trong từ điển cũng cho rằng quyền lực là khả năng tác động hành vi của người khác để cho những điều này xảy ra. Hợp nhất các định nghĩa này một cách cụ thể hơn, quyền lực là khả năng gây ảnh hưởng lên hành vi cuả người khác để đạt được kết quả mình mong muốn. Có nhiều cách khác nhau tác động lên hành vi con người. Có thể đe doạ cưỡng ép, có thể dụ dỗ mua chuộc, hay cũng có thể khuyến dụ họ hợp tác vì cả hai bên cùng chung mục đích.


Some people think of power narrowly, in terms of command and coercion. You experience it when you can make others do what they would otherwise not do.! You say "Jump!" and they jump. This appears to be a simple test of power, but things are not as straightforward as they first appear. Suppose those whom you command, like my granddaughters, already love to jump? When we measure power in terms of the changed behavior of others, we have first to know their preferences. Otherwise we may be as mistaken about our power as a rooster who thinks his crowing makes the sun rise. And the power may evaporate when the context changes. The playground bully who terrorizes other children and makes them jump at his command loses his power as soon as the class returns from recess to a strict classroom. A cruel dictator can lock up or execute a dissident, but that may not prove his power if the dissenter was really seeking martyrdom. Power always depends on the context in which the relationship exists.[2]
Có người nhận thức một cách hạn hẹp về quyền lực; theo họ, chỉ có quyền chỉ huy hay quyền cưỡng chế. Điều này xảy ra khi bạn buộc người ta thực hiện những hành vi mà trong hoàn cảnh bình thường họ không thường làm như vậy.[1] Bạn hô “Nhảy!” là họ nhảy. Đây có vẻ như là một trắc nghiệm hết sức đơn giản về quyền lực, nhưng thực ra sự việc không đơn giản chút nào. Ví dụ nếu những người dưới quyền chỉ huy của bạn vốn đã thích nhảy nhót như đám con nít cháu tôi thì sao? Khi chúng ta đo lường quyền lực dựa trên những biến đổi trong hành vi của người khác, trước hết ta phải biết sở thích của họ. Nếu không, chúng ta sẽ phạm sai lầm khi đánh giá quyền lực, tựa như chú gà trống tưởng rằng tiếng gáy của mình làm mặt trời mọc. Quyền lực có thể tan biến dễ dàng khi hoàn cảnh thay đổi. Đứa bé bắt nạn bạn bè mình ngoài sân chơi, buộc chúng phải nhảy nhót theo ý mình, sẽ nhanh chóng mất quyền lực khi hết giờ ra chơi, và cả lớp trở lại môi trường có kỷ luật chặt chẽ. Một nhà độc tài tàn bạo có thể giam cầm hoặc hành hình một nhà bất đồng chính kiến, nhưng điều đó không chứng tỏ là nhà độc tài có nhiều quyền lực, đặc biệt khi người bất đồng chính kiến sẵn sàng tử vì đạo. Quyền lực luôn luôn phụ thuộc vào bối cảnh trong đó các mối quan hệ tồn tại với nhau.[2]


Knowing in advance how others would behave in the absence of our commands is often difficult. What is more, as we shall see, sometimes we can get the outcomes we want by affecting behavior without commanding it. If you believe that my objectives are legitimate, I may be able to persuade you to do something for me without using threats or inducements. It is possible to get many desired outcomes without having much tangible power over others. For example, some loyal Catholics may follow the pope's teaching on capital punishment not because of a threat of excommunication but out of respect for his moral authority. Or some radical Muslim fundamentalists may be attracted to support Osama bin Laden's actions not because of payments or threats, but because they believe in the legitimacy of his objectives.

Thường rất khó khăn để có thể tiên liệu hành vi người khác khi ta không hiện diện để chỉ huy họ. Nhưng hơn thế nữa, như chúng ta sẽ thấy sau đây, có khi chúng ta đạt được ước nguyện của mình qua ảnh hưởng hành vi của họ mà không cần chỉ huy họ. Nếu bạn tin rằng mục đích của tôi là chính đáng, tôi có thể thuyết phục bạn ủng hộ tôi mà tôi không cần đe doạ hoặc mua chuộc bạn. Ta có thể đạt được những hệ quả mình mong muốn mà không cần có quyền lực rõ ràng đối với họ. Ví dụ một số tín đồ Thiên Chúa Giáo tuân thủ theo lời răn dạy của Đức Giáo Hoàng về án tử hình không phải vì họ sợ rút phép thông công mà vì tôn trọng thẩm quyền đạo đức của ngài. Hoặc một số người theo Hồi giáo chính thống có khuynh hướng đồng tình với các hoạt động của Osama bin Laden không phải vì bị đe dọa hay mua chuộc mà vì họ tin các mục đích đấy là chính đáng.


Practical politicians and ordinary people often find these questions of behavior and motivation too complicated. Thus they turn to a second definition of power and simply define it as the possession of capabilities or resources that can influence outcomes. Consequently they consider a country powerful if it has a relatively large population and territory, extensive natural resources, economic strength, military force, and social stability. The virtue of this second definition is that it makes power appear more concrete, measurable, and predictable. But this definition also has problems. When people define power as synonymous with the resources that produce it, they sometimes encounter the paradox that those best endowed with power do not always get the outcomes they want.

Các chính trị gia thực dụng và người thường cho rằng những vấn đề về hành xử và động lực là quá phức tạp. Vì vậy, họ dùng một định nghĩa thứ hai về quyền lực và xem nó đơn giản là sự sở hữu khả năng hoặc nguồn lực có thể tác động đến hệ quả mong muốn. Do đó, họ cho một quốc gia là hùng mạnh nếu nó có khá đông dân số và nhiều đất đai, tài nguyên thiên nhiên phong phú, kinh tế phồn vinh, quân đội hùng hậu, và xã hội ổn định. Tác dụng của định nghĩa thứ hai này là làm cho khái niệm quyền lực trở nên cụ thể hơn, dễ đo lường và dự đoán hơn. Nhưng định nghĩa này có một số vấn đề. Khi quyền lực được xem là đồng nghĩa với nguồn lực tạo ra nó, sẽ xuất hiện nghịch lý là người có nhiều quyền lực không phải lúc nào cũng đạt được hệ quả mong muốn.

Power resources are not as fungible as money. What wins in one game may not help at all in another. Holding a winning poker hand does not help if the game is bridge) Even if the game is poker, if you play your high hand poorly, you can still lose. Having power resources does not guarantee that you will always get the outcome you want. For example, in terms of resources the United States was far more powerful than Vietnam, yet we lost the Vietnam War. And America was the world's only superpower in 2001, but we failed to prevent September 11.

Nguồn lực của quyền lực không dễ chuyển hóa thành kết quả mong muốn giống như tiền bạc. Sức mạnh để chiến thắng trong một trò chơi này có thể chẳng có tác dụng gì trong một trò chơi khác. Cầm trong tay những lá bài tốt theo kiểu chơi poker trong khi bạn lại đang chơi trò bridge thì chẳng giúp được gì.3 Ngay cả khi bạn đang chơi poker, nếu bạn có bài tốt nhưng không biết chơi đúng cách thì bạn vẫn thua như thường. Có sẵn nguồn lực để tạo ra quyền lực không hề bảo đảm là lúc nào bạn cũng đạt được ý nguyện của mình. Một ví dụ khác là cuộc chiến Việt Nam. Xét về tài nguyên, Hoa Kỳ vượt xa Việt Nam, nhưng rốt cuộc họ thất bại trong cuộc chiến này. Và Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất trên thế giới vào năm 2001, thế nhưng họ đã không thể ngăn chặn thảm hoạ ngày 11 tháng 9.

Converting resources into realized power in the sense of obtaining desired outcomes requires well-designed strategies and skillful leadership. Yet strategies are often inadequate and leaders frequently misjudge-witness Japan and Germany in 1941 or Saddam Hussein in 1990. As a first approximation in any game, it always helps to start by figuring out who is holding the high cards. But it is equally important to understand what game you are playing. Which resources provide the best basis for power behavior in a particular context? Oil was not an impressive power resource before the industrial age nor was uranium significant before the nuclear age.


Biến đồi nguồn lực thành quyền lực theo nghĩa đạt đuợc ước nguyện của mình đòi hỏi phải có chiến lược bài bản và tài lãnh đạo khéo léo. Tuy nhiên, chiến lược thường không thoả đáng và lãnh đạo hay sai lầm – ví dụ điển hình là các nước Nhật Bản và nước Đức vào năm 1941, hay Saddam Hussein năm 1990. Trong bất cứ trò chơi nào, đánh giá được ai có tay bài tốt thường là bước đi đầu tiên. Quan trọng không kém là hiểu được trò chơi đó. Nguồn lực nào tạo ra hành vi quyền lực trong một bối cảnh cụ thể? Dầu hoả không phải là một nguồn lực đáng kể trước khi có công nghiệp hoá; uranium cũng chẳng hề quan trọng khi thời đại hạt nhân chưa ra đời.


In earlier periods, international power resources may have been easier to assess. A traditional test of a Great Power in international politics was "strength for war."[4] But over the centuries, as technologies evolved, the sources of strength for war often changed. For example, in eighteenth-century Europe, population was a critical power resource because it provided a base for taxes and the recruitment of infantry. At the end of the Napoleonic Wars in r 8 r 5, Prussia presented its fellow victors at the Congress of Vienna with a precise plan for its own reconstruction with territories and populations to be transferred to maintain a balance of power against France. In the prenationalist period, it did not matter that many of the people in those transferred provinces did not speak German. However, within half a century popular sentiments of nationalism had grown greatly, and Germany's seizure of Alsace and Lorraine from France in 1870 became one of the underlying causes of World War I. Instead of being assets, the transferred provinces became liabilities in the changed context of nationalism. In short, power resources cannot be judged without knowing the context. Before you judge who is holding the high cards, you need to understand what game you are playing and how the value of the cards may be changing.

Trong những giai đoạn trước đây, chúng ta dễ dàng đánh giá nguồn lực tạo nên quyền lực trên trường quốc tế. Phép kiểm chứng kinh điển đối với một siêu cường trên chính trường quốc tế là “sức mạnh tham chiến.”[4] Trải qua nhiều thế kỷ, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nguồn lực tạo ra sức mạnh tham chiến cũng đã thay đổi. Ví dụ như vào thế kỷ 18 ở châu Âu, dân số là một nguồn lực quan trọng vì đó là cơ sở để thu thuế và tuyển mộ binh sĩ. Vào năm 1815 khi kết thúc các cuộc Chiến tranh Napoleon, nước Phổ đưa ra trước các đồng minh thắng trận tai Hội nghị Viên một kế hoạch tỉ mỉ về việc tái thiết cùng với việc chuyển giao lại lãnh thổ và dân số để duy trì cán cân quyền lực với nước Pháp. Vào giai đoạn tiền dân tộc chủ nghĩa, họ chẳng cần quan tâm những người phải di dân không hề nói tiếng Đức. Tuy nhiên, trong vòng năm mươi năm sau, chủ nghĩa dân tộc phát triển nhanh chóng, và việc nước Đức chiếm đóng Alsace và Lorraine của Pháp năm 1870 trở thành một trong những lý do gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Các tỉnh bị chia cắt, trước đây được xem là tài sản, thì nay đã trở thành món nợ trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc lên cao. Nói tóm lại, không thể đánh giá nguồn lực tạo quyền lực mà không xem xét đến bối cảnh. Trước khi bạn xét đoán ai có bài tốt, bạn cần phải hiểu bạn đang chơi trò chơi nào và giá trị của các lá bài thay đổi ra sao.


For example, the distribution of power resources in the contemporary information age varies greatly on different issues. We are told that the United States is the only superpower in a "unipolar" world. But the context is far more complex than first meets the eye. The agenda of world politics has become like a three-dimensional chess game in which one can win only by playing vertically as well as horizontally. On the top board of classic interstate military issues, the United States is indeed the only superpower with global military reach, and it makes sense to speak in traditional terms of unipolarity or hegemony. However, on the middle board of interstate economic issues, the distribution of power is multipolar. The United States cannot obtain the outcomes it wants on trade, antitrust, or financial regulation issues without the agreement of the European Union, Japan, China, and others. It makes little sense to call this American hegemony. And on the bottom board of transnational issues like terrorism, international crime, climate change, and the spread of infectious diseases, power is widely distributed and chaotically organized among state and nonstate actors. It makes no sense at all to call this a unipolar world or an American empire-despite the claims of propagandists on the right and left. And this is the set of issues that is now intruding into the world of grand strategy. Yet many political leaders still focus almost entirely on military assets and classic military solutions-the top board. They mistake the necessary for the sufficient. They are one-dimensional players in a three-dimensional game. In the long term, that is the way to lose, since obtaining favorable outcomes on the bottom transnational board often requires the use of soft power assets.

Ví dụ sự phân phối nguồn lực tạo quyền lực trong thời đại thông tin ngày nay biến đổi rất nhiều tuỳ theo từng vấn đề. Chúng ta thường nghe nói là Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất trong một thế giới “đơn cực”. Nhưng bối cảnh ngày nay phức tạp hơn ta tưởng nhiều. Nghị trình trên chính trường quốc tế trở nên giống như ván cờ vua ba chiều; để thắng được ván cờ này phải đi quân trên cả hàng dọc và hàng ngang. Trên bàn cờ thứ nhất là các vấn đề quân sự kinh điển giữa các quốc gia; Hoa Kỳ quả thực vẫn là siêu cường duy nhất với tầm hoạt động quân sự toàn cầu, và trên bình diện này ta có thể dùng những khái niệm truyền thống như đơn cực và bá chủ. Tuy nhiên trên bàn cờ thứ hai về các vấn đề kinh tế giữa các quốc gia, sự phân phối quyền lực trở nên đa cực. Hoa Kỳ không thể đạt được kết quả mong muốn về mậu dịch, chống độc quyền, hoặc điều tiết tài chính nếu không có sự thoả thuận với Liên minh Châu Âu, Nhật, Trung Quốc và các nước khác. Vì vậy không thể xem Hoa Kỳ là bá chủ. Trên bàn cờ thứ ba liên quan đến các vấn đề liên quốc gia như khủng bố, tội phạm quốc tế, biến đổi khí hậu, và sự lây lan các căn bệnh truyền nhiễm, quyền lực đuợc phân phối rộng rãi và tổ chức khá hỗn độn giữa các thành tố quốc gia và phi quốc gia. Trên bình diện này thì càng không thể nói rằng đây là một thế giới đơn cực hay Hoa Kỳ là một đế chế – cho dù có sự tuyên truyền từ cả hai phiá tả và hữu. Và đây là phạm trù những vấn đề đang xâm nhập vào thế giới đại chiến lược. Thế nhưng nhiều lãnh đạo chính trị vẫn còn đang tập trung hoàn toàn vào các nguồn lực quân sự và các giải pháp quân sự kinh điển – vốn nằm trên bàn cờ thứ nhất. Họ lầm lẫn điều kiện cần với điều kiện đủ. Họ vẫn chỉ là những đấu thủ một chiều trong cuộc chơi ba chiều. Xét về lâu dài, đó là con đường dẫn đến thất bại, vì để đạt được thắng lợi trên bàn cờ liên quốc gia thứ ba đòi hỏi phải dùng đến quyền lực mềm.


SOFT POWER

Everyone is familiar with hard power. We know that military and economic might often get others to change their position. Hard power can rest on inducements ("carrots") or threats ("sticks"). But sometimes you can get the outcomes you want without tangible threats or payoffs. The indirect way to get what you want has sometimes been called "the second face of power." A country may obtain the outcomes it wants in world politics because other countries-admiring its values, emulating its example, aspiring to its level of prosperity and openness-want to follow it. In this sense, it is also important to set the agenda and attract others in world politics, and not only to force them to change by threatening military force or economic sanctions. This soft power-getting others to want the outcomes that you want-co-opts people rather than coerces them.[5]

Quyền lực mềm

Ai cũng đã quen thuộc với quyền lực cứng. Chúng ta hiểu rằng sức mạnh về kinh tế và quân sự có thể khiến đối tác thay đổi lập trường của họ. Quyền lực cứng dựa trên sự khuyến dụ (“củ cà rốt”) hay đe dọa (“cây gậy”). Nhưng đôi khi bạn có thể đạt được ước nguyện mà không cần đe doạ hay dụ dỗ. Cách gián tiếp để để đạt được ước nguyện có khi còn được gọi là “bộ mặt thứ hai của quyền lực.” Một quốc gia có thể đạt được ước nguyện của mình trên trường quốc tế bởi vì các quốc gia khác – vốn ngưỡng mộ các giá trị của nó, noi theo tấm gương của quốc gia này, ước muốn có được sự phồn vinh và cởi mở như vậy – muốn đi theo bước chân của quốc gia đó. Hiểu theo nghĩa này, chúng ta thấy được tầm quan trọng về việc sắp đặt các nghị trình và thuyết phục các quốc gia khác trên chính trường quốc tế, chứ không phải buộc họ phải thay đổi bằng cách đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự hoặc cấm vận kinh tế. Quyền lực mềm, vốn lôi cuốn các đối tác mong muốn đạt được điều mà bạn cũng muốn, tạo điều kiện để hợp tác hơn là cưỡng chế.[5]


Soft power rests on the ability to shape the preferences of others. At the personal level, we are all familiar with the power of attraction and seduction. In a relationship or a marriage, power does not necessarily reside with the larger partner, but in the mysterious chemistry of attraction. And in the business world, smart executives know that leadership is not just a matter of issuing commands, but also involves leading by example and attracting others to do what you want. It is difficult to run a large organization by commands alone. You also need to get others to buy in to your values. Similarly, contemporary practices of community-based policing rely on making the police sufficiently friendly and attractive that a community wants to help them achieve shared objectives.[6]


Nền tảng của quyền lực mềm là khả năng định hình ý muốn của đối tác. Ở mức độ cá nhân, chúng ta ai cũng quen thuộc với sức mạnh của sự quyến rũ và cám dỗ. Trong quan hệ lứa đôi hay hôn nhân, quyền lực không nhất thiết nằm trong tay người có sức mạnh hơn, mà trái lại phụ thuộc vào sự quyến rũ huyền bí. Trong thế giới thương trường, các quản trị gia khôn ngoan hiểu rằng tài lãnh đạo không chỉ đơn thuần là phát ra mệnh lệnh mà còn đòi hỏi họ phải làm gương và cuốn hút nhân viên để cho họ cũng mong muốn đạt được thành quả như các nhà lãnh đạo đã muốn. Rất khó có thể điều hành một tổ chức thuần túy thông qua mệnh lệnh. Bạn cũng cần các thành viên tin vào các giá trị của bạn. Tương tự như thế, các biện pháp cảnh sát dựa vào cộng đồng ngày nay phụ thuộc vào việc lực lượng cảnh sát có tỏ ra thân thiện và dễ mến nhằm khuyến khích cộng đồng giúp họ đạt được các mục tiêu chung hay không.[6]


Political leaders have long understood the power that comes from attraction. If I can get you to want to do what I want, then I do not have to use carrots or sticks to make you do it. Whereas leaders in authoritarian countries can use coercion and issue commands, politicians in democracies have to rely more on a combination of inducement and attraction. Soft power is a staple of daily democratic politics. The ability to establish preferences tends to be associated with intangible assets such as an attractive personality, culture, political values and institutions, and policies that are seen as legitimate or having moral authority. If a leader represents values that others want to follow, it will cost less to lead.


Các lãnh đạo chính trị từ lâu đã hiểu được sức mạnh phát xuất từ sự quyến rũ. Nếu tôi có thể khiến bạn muốn làm điều tôi muốn, tôi không cần dùng đến củ cà rốt hay cây gậy để bạn phải làm theo ý tôi. Trong khi lãnh đạo tại các quốc gia theo chính thể độc đoán thường hay cưỡng chế hay phát hành mệnh lệnh, chính trị gia tại các quốc gia dân chủ phải dựa vào sự kết hợp giữa khích lệ và thu hút. Quyền lực mềm là thành tố không thể thiếu được trong chính trị thường ngày trong xã hội dân chủ. Để có thể định hình được ý muốn, người ta cho rằng phải tồn tại các kỹ năng trừu tượng như cá tính thu hút, văn hoá, các giá trị và thể chế chính trị, các chính sách được xem là hợp lệ hay có thẩm quyền đạo đức. Nếu nhà lãnh đạo đại diện các giá trị mà những người khác cũng muốn tuân theo, ông ta không phải tốn nhiều công sức để lãnh đạo họ.


Soft power is not merely the same as influence. After all, influence can also rest on the hard power of threats or payments. And soft power is more than just persuasion or the ability to move people by argument, though that is an important part of it. It is also the ability to attract, and attraction often leads to acquiescence. Simply put, in behavioral terms soft power is attractive power. In terms of resources, soft-power resources are the assets that produce such attraction. Whether a particular asset is a soft-power resource that produces attraction can be measured by asking people through polls or focus groups. Whether that attraction in turn produces desired policy outcomes has to be judged in particular cases. Attraction does not always determine others' preferences, but this gap between power measured as resources and power judged as the outcomes of behavior is not unique to soft power. It occurs with all forms of power. Before the fall of France in 1940, Britain and France had more tanks than Germany, but that advantage in military power resources did not accurately predict the outcome of the battle.

Quyền lực mềm không đơn thuần đồng nghĩa với ảnh hưởng. Bởi vì dù sao ảnh hưởng cũng có thể xuất phát từ quyền lực cứng bằng răn đe hay mua chuộc. Quyền lực mềm cũng hàm chứa nhiều hơn là tính thuyết phục hay khả năng tranh biện, mặc dù đây là một trong những thành tố quan trọng. Nó cũng là năng lực thu hút, và sự thu hút thường dẫn đến chấp thuận. Nói một cách đơn giản, xét về ứng xử, quyền lực mềm là quyền lực quyến rũ. Xét về nguồn lực thì nguồn lực tạo ra quyền lực mềm là những tài sản giúp gây được sự quyến rũ nói trên. Việc đánh giá xem một tài sản có phải là nguồn lực của quyền lực mềm vốn có khả năng quyến rũ có thể được thực hiện thông khảo sát ý kiến hoặc phỏng vấn các nhóm đại diện. Sự quyến rũ đó có tạo ra được hiệu quả chính sách mong muốn hay không phải được xét đoán riêng. Sự quyến rũ không nhất thiết sẽ định hình được ý muốn của người khác, nhưng việc các nguồn lực của quyền lực không thể chuyển hóa được thành quyền lực thực tế thể hiện ở kết quả cụ thể không phải chỉ xảy ra đối với quyền lực mềm. Trước ngày nước Pháp thất thủ vào năm 1940, hai quốc gia Anh và Pháp có nhiều xe tăng hơn Đức, nhưng ưu thế sức mạnh quân sự đó không thể tiên liệu đúng kết quả trận đánh.


One way to think about the difference between hard and soft power is to consider the variety of ways you can obtain the outcomes you want. You can command me to change my preferences and do what you want by threatening me with force or economic sanctions. You can induce me to do what you want by using your economic power to pay me. You can restrict my preferences by setting the agenda in such a way that my more extravagant wishes seem too unrealistic to pursue. Or you can appeal to a sense of attraction, love, or duty in our relationship and appeal to our shared values about the justness of contributing to those shared values and purposes.[7] If I am persuaded to go along with your purposes without any explicit threat or exchange taking place-in short, if my behavior is determined by an observable but intangible attraction-soft power is at work. Soft power uses a different type of currency (not force, not money) to engender cooperation-an attraction to shared values and the justness and duty of contributing to the achievement of those values. Much as Adam Smith observed that people are led by an invisible hand when making decisions in a free market, our decisions in the marketplace for ideas are often shaped by soft power-an intangible attraction that persuades us to go along with others' purposes without any explicit threat or exchange taking place.



Một cách hiểu khác về sự khác biệt giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm là xem xét tất cả các phương cách được dùng để đạt được kết quả mong muốn. Bạn có thể ra lệnh cho tôi thay đổi ý muốn của tôi và làm theo ý muốn của bạn bằng vũ lực hoặc trừng phạt kinh tế. Bạn có thể dụ dỗ tôi làm theo ý bạn bằng cách dùng sức mạnh kinh tế của bạn để mua chuộc tôi. Bạn có thể hạn chế các ước nguyện của tôi bằng cách sắp xếp lịch trình sao cho những nguyện vọng này có vẻ như quá ngông cuồng và trở nên không thực tế nữa. Hay bạn cũng có thể kêu gọi ý thức về tính quyến rũ, tình yêu, hay bổn phận trong quan hệ đôi bên và ý thức về giá trị chung mà hai bên cùng chia xẻ, về sự công bằng khi cả hai bên cùng đóng góp cho những mục đích và giá trị chung này.7 Nếu bạn thuyết phục được tôi cùng chia xẻ các mục đích của bạn mà không hăm doạ hay đổi chác – nói tóm lại, hành vi của tôi chịu tác động của sự quyến rũ tuy không nắm bắt được nhưng quan sát được – đó là lúc quyền lực mềm đang được vận hành. Quyền lực mềm sử dụng một loại tiền tệ khác (không phải sức mạnh, cũng không phải tiền bạc) để sản sinh ra sự hợp tác – sự quyến rũ của các giá trị hai bên cùng chia xẻ, sự công bằng và bổn phận đóng góp để đạt được mục đích chung. Cũng như Adam Smith từng nhận định: dường như có một bàn tay vô hình dẫn dắt con người khi họ đưa ra các quyết định trong một nền kinh tế tự do; quyết định của chúng ta trong thị trường ý tưởng thường được dẫn dắt bởi quyền lực mềm – sự quyến rũ vô hình thuyết phục chúng ta theo đuổi mục đích của người khác khi không hề bị hăm doạ hay mua chuộc.


Hard and soft power are related because they are both aspects of the ability to achieve one's purpose by affecting the behavior of others. The distinction between them is one of degree, both in the nature of the behavior and in the tangibility of the resources.
Command power-the ability to change what others do-can rest on coercion or inducement. Co-optive power-the ability to shape what others want-can rest on the attractiveness of one's culture and values or the ability to manipulate the agenda of political choices in a manner that makes others fail to express some preferences because they seem to be too unrealistic. The types of behavior between command and co-option range along a spectrum from coercion to economic inducement to agenda setting to pure attraction. Soft-power resources tend to be associated with the co-optive end of the spectrum of behavior, whereas hard-power resources are usually associated with command behavior. But the relationship is imperfect. For example, sometimes countries may be attracted to others with command power by myths of invincibility, and command power may sometimes be used to establish institutions that later become regarded as legitimate. A strong economy not only provides resources for sanctions and payments, but can also be a source of attractiveness. On the whole, however, the general association between the types of behavior and certain resources is strong enough to allow us to employ the useful shorthand reference to hard- and soft-power resources.[8]

Quyền lực cứng và quyền lực mềm liên hệ với nhau vì đấy là hai khiá cạnh của cùng một năng lực nhằm đạt được mục tiêu qua ảnh hưởng lên hành vi ngưởi khác. Hai dạng quyền lực chỉ khác nhau về mức độ, xét về bản chất hành vi và tính hữu hình của nguồn lực. Quyền năng chỉ huy – khả năng thay đổi những điều người khác làm được – dựa vào cưỡng chế hay dụ dỗ. Quyền năng thu phục – khả năng định hình những điều người khác muốn có – dựa vào tính thu hút về văn hoá và các giá trị, hay năng lực thao túng nghị trình các chọn lựa chính trị một cách khéo léo khiến cho các đối tác tự từ bỏ một số chọn lựa của mình vì chúng không tỏ ra thực tế. Các định dạng hành vi giữa quyền năng chỉ huy và quyền năng thu phục nằm trong phổ từ cưỡng chế, đến dụ dỗ kinh tế, đến thiết lập nghị trình (để người khác tự tuân theo- ND), đến thuần quyến rũ. Quyền lực mềm thường thiên về phía quyền năng thu phục trên phổ định dạng hành vi trên, trong khi quyền lực cứng thường gắn với xu hướng hành vi mệnh lệnh. Mối quan hệ này không phải là hoàn hảo. Ví dụ, đôi khi một số quốc gia bị thu hút bởi các quốc gia có quyền năng chỉ huy qua huyền thoại bất khả chiến bại, và quyền năng chỉ huy đôi khi tạo dựng nên các thể chế mà sau nay được công nhận là hợp pháp. Một nền kinh tế hùng cường không những có nguồn lực để chế tài và thưởng phạt mà còn tạo ra sức thu hút. Tuy nhiên, nói chung mối liên hệ tổng quan giữa các định dạng hành vi và các nguồn lực tỏ ra khá ổn định để chúng ta có thể dùng bảng tham khảo tóm tắt sau đây:[8]



Hard
Soft
Spectrum of Behaviors

coercion inducement
Commandß--------------
agenda setting attraction
---------------àCo-opt
Most Likely Resources

force sanction payments bribes
institutions values culture policies



Quyền lực cứng
Quyền lực mềm
Phổ hành vi
cưỡng chế    dụ dỗ
CHỈ HUYß--------------
lên lịch trình   quyến rũ
----------------àHỢP TÁC
Nguồn lực thích hợp nhất
vũ lực  cấm vận  trả công  mua chuộc
thể chế  giá trị  văn hóa  chính sách




In international politics, the resources that produce soft power arise in large part from the values an organization or country expresses in its culture, in the examples it sets by its internal practices and policies, and in the way it handles its relations with others. Governments sometimes find it difficult to control and employ soft power, but that does not diminish its importance. It was a former French foreign minister who observed that the Americans are powerful because they can "inspire the dreams and desires of others, thanks to the mastery of global images through film and television and because, for these same reasons, large numbers of students from other countries come to the United States to finish their studies."[9] Soft power is an important reality. Even the great British realist E. H. Carr, writing in 1939, described international power in three categories: military, economic, and power over opinion.[10] Those who deny the importance of soft power are like people who do not understand the power of seduction.

Trên chính trường quốc tế, nguồn lực sản sinh ra quyền lực mềm thường xuất phát từ các giá trị mà một tổ chức hoặc quốc gia thể hiện qua nền văn hoá, qua những ví dụ đưa ra qua phương thức hoạt động và chính sách trong nước cũng như phương pháp xử lý các mối quan hệ bên ngoài. Đôi khi nhà nước gặp khó khăn khi muốn kiểm soát và vận dụng quyền lực mềm. Điều đó không có nghĩa là quyền lực mềm bị giảm thiểu tầm quan trọng. Một vị cựu bộ trưởng ngoại giao Pháp đã nhận xét rằng người Mỹ có nhiều quyền lực vì họ có thể “tạo niềm cảm hứng của những ước mơ và khao khát, qua cách sử dụng thành thạo những hình tượng quốc tế trong phim ảnh và truyền hình, và cũng chính vì lý do này, đại đa số sinh viên nước ngoài đã đến học tập tại Hoa Kỳ.”9 Quyền lực mềm là một thực tại quan trọng. Ngay cả nhà hiện thực vĩ đại người Anh E. H. Carr vào năm 1939 đã mô tả quyền lực quốc tế dưới ba phạm trù: quân sự, kinh tế và sức mạnh tạo dư luận.[10] Những ai phủ nhận tầm quan trọng của quyền lực mềm là người không hiểu được sức mạnh của sự cám dỗ.


During a meeting with President John F. Kennedy, the senior statesman John J. McCloy exploded in anger about paying attention to popularity and attraction in world politics: "'World opinion'? I don't believe in world opinion. The only thing that matters is power." But like Woodrow Wilson and Franklin Roosevelt, Kennedy understood that the ability to attract others and move opinion was an element of power.[11] He understood the importance of soft power.


Trong một cuộc gặp gỡ với Tổng thống John F. Kennedy, chính trị gia lão thành John J. McCloy đùng đùng nổi cơn thịnh nộ vì ông cho rằng chính quyền quan tâm quá đáng đến tính phổ cập và thu hút trên chính trường quốc tế: “Ý kiến thế giới ư? Tôi không tin vào ý kiến thế giới. Điều duy nhất ta cần quan tâm là quyền lực.” Nhưng cũng giống như Woodrow Wilson và Franklin Roosevelt, Kennedy hiểu rằng khả năng quyến rũ người khác và dịch chuyển ý kiến là một thành tố tạo nên quyền lực.[11] Ông hiểu được tầm quan trọng của quyền lực mềm.


As mentioned above, sometimes the same power resources can affect the entire spectrum of behavior from coercion to attraction. A country that suffers economic and military decline is likely to lose not only its hard-power resources but also some of its ability to shape the international agenda and some of its attractiveness. Some countries may be attracted to others with hard power by the myth of invincibility or inevitability. Both Hitler and Stalin tried to develop such myths. Hard power can also be used to establish empires and institutions that set the agenda for smaller states-witness Soviet rule over the countries of Eastern Europe. President Kennedy was properly concerned that although polls showed the United States to be more popular, they also showed a Soviet lead in perceptions of its space program and the strength of its nuclear arsenal. [12]

Như đã đề cập ở trên, cũng cùng một nguồn lực có thể ảnh hưởng cả chuỗi hành vi đi từ cưỡng chế đến quyến rũ. Một quốc gia đang trải qua giai đoạn suy thoái về quân sự lẫn kinh tế không những đánh mất nguồn lực tạo nên quyền lực cứng mà cả một phần năng lực định hình các lịch trình quốc tế cũng như tính quyến rũ của họ. Một số quốc gia bị thu hút bởi các quốc gia có quyền lực cứng qua huyền thoại bất khả chiến bại và tính thiên định. Cả Hitler và Stalin đều nỗ lực xây dựng những huyền thoại trên. Quyền lực cứng cũng có thể được dùng để kiến lập đế chế và các thể chế nhằm đặt ra lịch trình nghị sự cho các tiểu quốc – ví dụ như Liên Xô đã từng cai trị các quốc gia trong khối Đông Âu. Tổng thống Kennedy đã tỏ ra quan ngại đúng đắn khi ông thấy rằng mặc dù qua các cuộc trưng cầu dân ý, Hoa Kỳ được lòng dân hơn, nhưng nó cũng cho thấy đa số công chúng cho rằng Liên Xô vượt trội hơn trong chương trình thám hiểm vũ trụ và sức mạnh vũ khí hạt nhân.[12]


But soft power does not depend on hard power. The Vatican has soft power despite Stalin's mocking question "How many divisions does the Pope have?" The Soviet Union once had a good deal of soft power, but it lost much of it after the invasions of Hungary and Czechoslovakia. Soviet soft power declined even as its hard economic and military resources continued to grow. Because of its brutal policies, the Soviet Union's hard power actually undercut its soft power. In contrast, the Soviet sphere of influence in Finland was reinforced by a degree of soft power. Similarly, the United States' sphere of influence in Latin America in the 1930S was reinforced when Franklin Roosevelt added the soft power of his "good neighbor policy."[13]

Quyền lực mềm không phụ thuộc vào quyền lực cứng. Toà thánh Vatican đương nhiên có quyền lực mềm cho dù Stalin đã từng mỉa mai với câu hỏi, “Đức Giáo Hoàng có được mấy sư đoàn trong tay?” Đã có một thời Liên Xô có rất nhiều quyền lực mềm, nhưng nó đã đánh mất ít nhiều quyền lực này sau khi xâm lăng Hungary và Tiệp Khắc. Quyền lực mềm của chính quyền Liên Xô tiếp tục suy giảm mặc dù nguồn lực cứng về kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng. Do thực thi các chính sách tàn bạo, quyền lực cứng của Liên Xô đã làm suy yếu quyền lực mềm của chính họ. Trái lại, quyền lực mềm ở một mức độ nào đó đã củng cố tầm ảnh hưởng của chính quyền Liên Xô tại Phần Lan. Cũng tương tự, quyền lực mềm đã củng cố tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại các quốc gia Nam Mỹ trong thập niên 1930 khi Tổng thống Franklin Roosevelt đưa quyền lực mềm vào “chính sách láng giềng tốt.”[13]


Sometimes countries enjoy political clout that is greater than their military and economic weight would suggest because they define their national interest to include attractive causes such as economic aid or peacemaking. For example, in the past two decades Norway has taken a hand in peace talks in the Philippines, the Balkans, Colombia, Guatemala, Sri Lanka, and the Middle East. Norwegians say this grows out of their Lutheran missionary heritage, but at the same time the posture of peacemaker identifies Norway with values shared by other nations that enhance Norway's soft power. Foreign Minister Jan Peterson argued that "we gain some access," explaining that Norway's place at so many negotiating tables elevates its usefulness and value to larger countries.[14]


Đôi khi các quốc gia có được thế lực chính trị rộng lớn hơn cả sức mạnh kinh tế và quân sự mà họ sở hữu; điều đó ngụ ý là các quốc gia này đã xác định lợi ích quốc gia của họ phải bao gồm những mục đích thu hút như viện trợ kinh tế và giữ gìn hoà bình. Ví dụ như trong hai thập niên qua, Na Uy đã đóng góp công sức vào những cuộc đàm phán hoà bình tại Philippines, bán đảo Balkan, Columbia, Guantemala, Sri Lanka, và khu vực Trung Đông. Người dân Nay Uy cho rằng đây là di sản nền văn hoá truyền giáo đạo Luther của họ, nhưng đồng thời, việc đảm nhiệm tư cách của một lực lượng giữ gìn hoà bình cũng đồng nhất quốc gia này với các giá trị mà những quốc gia khác cùng chia xẻ, và do vậy, đã nâng cao quyền lực mềm của Na Uy. Bộ trưởng Ngoại giao Jan Peterson lập luận rằng “chúng tôi quả thực dễ có cơ hội tiếp cận hơn,” vì ông cho rằng vị trí của Na Uy tại nhiều cuộc đàm phán đã nâng cao tính hữu ích và giá trị của họ đối với các quốc gia lớn hơn.[14]

Michael Ignatieff describes the position of Canada from a similar point of view: "Influence derives from three assets: moral authority as a good citizen which we have got some of, military capacity which we have got a lot less of, and international assistance capability." With regard to the United States, "we have something they want. They need legitimacy."[15] That in turn can increase Canada's influence when it bargains with its giant neighbor. The Polish government decided to send troops to postwar Iraq not only to curry favor with the United States but also as a way to create a broader positive image of Poland in world affairs. When the Taliban government fell in Mghanistan in 2001, the Indian foreign minister flew to Kabul to welcome the new interim government in a plane not packed with arms or food but crammed with tapes of Bollywood movies and music, which were quickly distributed across the city.[16] As we shall see in chapter 3, many countries have soft-power resources.


Michael Ignatieff cũng mô tả vị trí của Canada từ một góc nhìn tương tự: “Ảnh hưởng xuất phát từ ba phạm trù: thẩm quyền đạo đức với tư cách một công dân tốt mà chúng ta có ít nhiều, khả năng quân sự mà chúng ta có ít hơn nhiều, và khả năng tương trợ cộng đồng quốc tế.” Đề cập đến Hoa Kỳ, ông cho rằng “chúng ta có cái mà họ muốn. Họ cần có tính chính danh.”[15] Đó chính là tiền đề gia tăng ảnh hưởng của Canada khi họ cần thương lượng với người hàng xóm khổng lồ Hoa Kỳ. Chính phủ Ba Lan quyết định gửi quân đến Iraq trong thời hậu chiến không chỉ nhằm được Hoa Kỳ sủng ái mà còn là phương cách tạo dựng lên một hình ảnh tích cực về Ba Lan trên trường quốc tế. Khi chính quyền Taliban sụp đổ tại Afghanistan vào năm 2001, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Ấn Độ bay đến Kabul để chúc mừng tân chính phủ lâm thời. Trên chuyến bay này, họ không mang theo theo vũ khí hay lương thực, mà chất đầy băng hình phim ảnh và âm nhạc của Bollywood được nhanh chóng phân phát sau đó trong khắp thành phố.[16] Trong chương ba tới, chúng ta sẽ thấy rằng nhiều quốc gia có sẵn nguồn lực sản sinh ra quyền lực mềm.


Institutions can enhance a country's soft power. For example, Britain in the nineteenth century and the United States in the second half of the twentieth century advanced their values by creating a structure of international rules and institutions that were consistent with the liberal and democratic nature of the British and American economic systems: free trade and the gold standard in the case of Britain; the International Monetary Fund, the World Trade Organization, and the United Nations in the case of the United States. When countries make their power legitimate in the eyes of others, they encounter less resistance to their wishes. If a country's culture and ideology are attractive, others more willingly follow. If a country can shape international rules that are consistent with its interests and values, its actions will more likely appear legitimate in the eyes of others. If it uses institutions and follows rules that encourage other countries to channel or limit their activities in ways it prefers, it will not need as many costly carrots and sticks.

Các thể chế cũng có thể nâng cao quyền lực mềm của một quốc gia. Ví dụ như Anh Quốc trong thế kỷ 19 và Hoa Kỳ vào thời kỳ nửa sau thế kỷ 20 đã triển khai các giá trị của họ thông qua xây dựng các luật lệ và thể chế quốc tế phản ánh bản chất dân chủ tự do của nền kinh tế Hoa Kỳ và Anh Quốc: trong trường hợp Anh Quốc là sự tự do mậu dịch và nền kim bản vị; trong trường hợp Hoa Kỳ là các thể chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Mậu dịch Thế giới, và Liên Hiệp Quốc. Khi các quốc gia chứng tỏ sức mạnh có tính chính đáng, họ sẽ không bị đối kháng khi thực thi nguyện vọng của mình. Nếu nền văn hóa và ý thức hệ của một quốc gia tỏ ra hấp dẫn, các quốc gia khác sẽ dễ dàng đi theo họ hơn. Nếu một quốc gia có thể định hình những luật lệ quốc tế tương thích với lợi ích và giá trị của quốc gia đó, hành động của họ sẽ hợp pháp hơn dưới cái nhìn của các nước khác. Nếu họ sử dụng các thể chế này và tuân thủ các luật lệ nhằm khuyến khích các quốc gia khác vận dụng hay hạn chế hoạt động theo chiều hướng mà họ mong muốn, họ sẽ không cần dùng đến củ cà rốt và cây gậy vốn tốn sẽ kém hơn nhiều.

SOURCES OF SOFT POWER

The soft power of a country rests primarily on three resources: its culture (in places where it is attractive to others), its political values (when it lives up to them at home and abroad), and its foreign policies (when they are seen as legitimate and having moral authority.)

 Let's start with culture. Culture is the set of values and practices that create meaning for a society. It has many manifestations. It is common to distinguish between high culture such as literature, art, and education, which appeals to elites, and popular culture, which focuses on mass entertainment.


Nguồn lực của quyền lực mềm

Quyền lực mềm của một quốc gia dựa trên ba nguồn lực chính: nền văn hoá (ở những điểm thu hút), giá trị về chính trị (áp dụng trong và ngoài nước), và chính sách đối ngoại (khi được cho là hợp pháp và phù hợp đạo đức).

Chúng ta hãy bắt đầu với văn hoá. Văn hoá bao gồm các giá trị và tập tục vốn đem lại ý nghĩa trong một xã hội. Văn hoá có nhiều biểu hiện khác nhau. Thường người ta hay phân biệt giữa văn hoá cao cấp như văn chương, nghệ thuật, và giáo dục, vốn rất thu hút giới trí thức, và văn hóa đại chúng vốn nhằm giải trí đại đa số quần chúng.


When a country's culture includes universal values and its policies promote values and interests that others share, it increases the probability of obtaining its desired outcomes because of the relationships of attraction and duty that it creates. Narrow values and parochial cultures are less likely to produce soft power. The United States benefits from a universalistic culture. The German editor Josef Joffe once argued that America's soft power was even larger than its economic and military assets. "U.S. culture, low-brow or high, radiates outward with an intensity last seen in the days of the Roman Empire-but with a novel twist. Rome's and Soviet Russia's cultural sway stopped exactly at their military borders. America's soft power, though, rules over an empire on which the sun never sets."[17]

Khi văn hoá của một quốc gia bao gồm những giá trị phổ cập và các chính sách của họ quảng bá các giá trị và quyền lợi mà những quốc gia khác đồng chia xẻ, nền văn hoá sẽ giúp gia tăng khả năng quốc gia đó có thể đạt được ước muốn của mình thông qua các mối quan hệ mang tính thu hút và nghĩa vụ mà nó hình thành. Những giá trị hẹp hòi và các nền văn hoá cục bộ hiếm khi tạo ra được quyền lực mềm. Hoa Kỳ có lợi thế từ một nền văn hoá phổ quát. Nhà biên tập người Đức Josef Joffe đã từng đưa ra luận điểm là quyền lực mềm của Hoa Kỳ còn rộng lớn hơn cả các tài sản quân sự và kinh tế gộp lại. “Văn hoá Mỹ, cho dù là bình dân hay cao cấp, đều tỏa sáng mãnh liệt; điều này chỉ xảy ra trước đây dưới thời đế chế La Mã – nhưng ở đây có một khuynh hướng mới mẻ. Thế lực về văn hoá của La Mã và Liên Xô trước đây dừng lại tại biên giới quân sự của họ. Trong khi đó, quyền lực mềm của Hoa Kỳ thống trị trên một đế chế rộng lớn mà nơi đó mặt trời không hề lặn.”[17]


Some analysts treat soft power simply as popular cultural power. They make the mistake of equating soft power behavior with the cultural resources that sometimes help produce it. They confuse the cultural resources with the behavior of attraction. For example, the historian Niall Ferguson describes soft power as "nontraditional forces such as cultural and commercial goods" and then dismisses it on the grounds "that it's, well, soft."[18] Of course, Coke and Big Macs do not necessarily attract people in the Islamic world to love the United States. The North Korean dictator KimJong Il is alleged to like pizza and American videos, but that does not affect his nuclear programs. Excellent wines and cheeses do not guarantee attraction to France, nor does the popularity of Pokemon games assure that Japan will get the policy outcomes it wishes.


Một số nhà phân tích cho rằng quyền lực mềm chỉ đơn thuần là sức mạnh văn hóa đại chúng. Sai lầm của quan điểm này là đồng hoá quyền lực mềm với các nguồn lực văn hoá được dùng để tạo ra quyền lực này. Họ nhầm lẫn nguồn lực văn hoá với hành vi thu hút. Ví dụ, nhà sử học Niall Ferguson mô tả quyền lực mềm là “những sức mạnh phi truyền thống như các sản phẩm văn hoá và thương mại” và rồi ông phủ nhận nó vì lý do “thực ra, nó rất mềm.”[18] Dĩ nhiên, nước ngọt của hãng Coke và bánh mì Big Macs không nhất thiết cuốn hút nhân dân các nước đạo Hồi khiến họ yêu mến nước Mỹ. Có thông tin cho rằng nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong Il rất thích pizza và phim ảnh Mỹ, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến chương trình vũ khí hạt nhân của ông. Rượu ngon, phô mai chua, không bảo đảm nước Pháp sẽ được yêu mến; tính phổ biến của trò chơi Pokemon không hề đảm bảo nước Nhật sẽ đạt được những kết quả mong muốn từ các chính sách của họ.


This is not to deny that popular culture is often a resource that produces soft power, but as we saw earlier, the effectiveness of any power resource depends on the context. Tanks are not a great military power resource in swamps or jungles. Coal and steel are not major power resources if a country lacks an industrial base. Serbs eating at McDonald's supported Milosevic, and Rwandans committed atrocities while wearing T-shirts with American logos. American films that make the United States attractive in China or Latin America may have the opposite effect and actually reduce American soft power in Saudi Arabia or Pakistan. But in general, polls show that our popular culture has made the United States seem to others "exciting, exotic, rich, powerful, trend-setting-the cutting edge of modernity and innovation."[19] And such images have appeal "in an age when people want to partake of the good life American-style, even if as political citizens, they are aware of the downside for ecology, community, and equality."[20] For example, in explaining a new movement toward using lawsuits to assert rights in China, a young Chinese activist explained, "We've seen a lot of Hollywood movies-they feature weddings, funerals and going to court. So now we think it's only natural to go to court a few times in your life."[21] If American objectives include the strengthening of the legal system in China, such films may be more effective than speeches by the American ambassador about the importance of the rule of law.


Điều này không có nghĩa phủ nhận văn hóa đại chúng vốn thường là nguồn lực tạo ra quyền lực mềm. Nhưng như chúng ta đã thấy ở trên, hiệu quả của bất kỳ nguồn lực sức mạnh nào cũng phụ thuộc vào bối cảnh. Xe tăng không còn là sức mạnh quân sự khi dùng nó trong vùng đầm lầy hay rừng rú. Than và sắt không hề là nguồn lực lớn lao khi một quốc gia không có cơ sở công nghiệp hạ tầng. Có những người Serb đi ăn tại nhà hàng McDonald’s nhưng vẫn ủng hộ Milosevic. Nhiều người dân ở Rwanda phạm những tội ác tày trời trong khi mặc áo thun có những biểu trưng của Hoa Kỳ. Phim ảnh Mỹ vốn tạo sự thu hút cho nước Mỹ tại Trung Hoa hay Nam Mỹ lại cũng có thể gây ra phản cảm và làm suy giảm quyền lực mềm của họ tại Ảrập Xêút hay Pakistan. Nhưng nhìn chung, các cuộc trưng cầu dân ý cho thấy nền văn hoá đại chúng của Hoa Kỳ gây ra những ấn tượng như “hứng thú, kỳ lạ, phong phú, mạnh mẽ, tiền phong về hiện đại hoá lẫn sáng tạo.”[19] Những hình này trở nên quyến rũ “trong một thời đại mà người ta muốn tham gia vào một cuộc sống tốt đẹp theo lối Mỹ, ngay cả khi trong quan điểm chính trị, họ ý thức được mặt trái của nước Mỹ về hệ sinh thái, cộng đồng hay sự bất bình đẳng.”[20] Ví dụ, trong khi giải thích xu hướng kiện tụng để khẳng định quyền lợi tại Trung Quốc, một nhà hoạt động xã hội trẻ đã nêu ra, “Chúng ta đã xem nhiều phim ảnh Hoa Kỳ, trong đó đầy rẫy những cảnh đám cưới, đám ma, và đi hầu toà. Bởi vậy, bây giờ chúng ta nghĩ rằng đâu có gì là lạ khi trong đời mình cũng ra hầu toà vài lần cho biết.”[21] Nếu mục đích của Hoa Kỳ là củng cố hệ thống luật pháp tại Trung Quốc, những bộ phim này có lẽ còn hiệu quả hơn cả những bài diễn văn của ngài đại sứ rao giảng về tầm quan trọng của vấn đề pháp trị.


As we will see in the next chapter, the background attraction (and repulsion) of American popular culture in different regions and among different groups may make it easier or more difficult for American officials to promote their policies. In some cases, such as Iran, the same Hollywood images that repel the ruling mullahs may be attractive to the younger generation. In China, the attraction and rejection of American culture among different groups may cancel each other out.

Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, sự hấp dẫn (hay phản cảm) của văn hoá đại chúng Mỹ tại các khu vực khác nhau và đối với các nhóm khác nhau tạo điều kiện thuận lợi hay bất lợi cho các viên chức Hoa Kỳ quảng bá chính sách của họ. Trong một số trường hợp, ví dụ như Iran, cũng cùng thứ phim ảnh từ Hollywood trong khi gây khó chịu cho giới giáo sĩ hồi giáo lãnh đạo lại rất thu hút giới trẻ. Tại Trung Quốc, văn hoá Mỹ vừa cuốn hút lại vừa bị tẩy chay trong những nhóm người khác nhau.


Commerce is only one of the ways in which culture is transmitted. It also occurs through personal contacts, visits, and exchanges. The ideas and values that America exports in the minds of more than half a million foreign students who study every year in American universities and then return to their home countries, or in the minds of the Asian entrepreneurs who return home after succeeding in Silicon Valley, tend to reach elites with power. Most of China's leaders have a son or daughter educated in the States who can portray a realistic view of the United States that is often at odds with the caricatures in official Chinese propaganda. Similarly, when the United States was trying to persuade President Musharraf of Pakistan to change his policies and be more supportive of American measures in Afghanistan, it probably helped that he could hear from a son working in the Boston area.


Thương mại chỉ là một trong những phương cách trao đổi văn hoá. Sự trao đổi văn hoá cũng xảy ra qua liên hệ cá nhân, thăm viếng, và trao đổi. Ý tưởng và giá trị mà Hoa Kỳ xuất khẩu tồn tại trong đầu óc của hơn nửa triệu du học sinh hàng năm học tập tại các trường đại học Hoa Kỳ và sau này trở về quê hương, hay trong đầu óc của những nhà kinh doanh châu Á hồi hương sau khi họ thành đạt tại Thung lũng Silicon – chúng đều dễ dàng thẩm thấu trong tầng lớp ưu tú nắm trong tay quyền lực. Đa số các lãnh tụ Trung Quốc đều có con cái được đào tạo tại Hoa Kỳ. Con cái họ sẽ có cái nhìn thực tế về Hoa Kỳ; cái nhìn này thường mâu thuẫn với những hình ảnh biếm hoạ trong truyền thông chính thức tại Trung Quốc. Cũng tương tự như khi Hoa Kỳ đang cố thuyết phục Tổng thống Pakistan Musharaf thay đổi chính sách của ông và tăng cường hỗ trợ các hoạt động của Hoa Kỳ tại Afghanistan, cuộc trò chuyện với người con trai của ông vốn đang làm việc tại Boston chắc chắn đã giúp ít nhiều cho quyết định của ông.


Government policies at home and abroad are another potential source of soft power. For example, in the 1950S racial segregation at home undercut American soft power in Africa, and today the practice of capital punishment and weak gun control laws undercut American soft power in Europe. Similarly, foreign policies strongly affect soft power. Jimmy Carter's human rights policies are a case in point, as were government efforts to promote democracy in the Reagan and Clinton administrations. In Argentina, American human rights policies that were rejected by the military government of the 1970S produced considerable soft power for the United States two decades later, when the Peronists who were earlier imprisoned subsequently came to power. Policies can have long-term as well as short-term effects that vary as the context changes. The popularity of the United States in Argentina in the early 1990S reflected Carter's policies of the 1970s, and it led the Argentine government to support American policies in the UN and in the Balkans. Nonetheless, American soft power eroded significantly after the context changed again later in the decade when the United States failed to rescue the Argentine economy from its collapse.


Chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ cũng là một nguồn lực khác nữa. Ví dụ, vào thập niên 1950, sự phân biệt chủng tộc trong nước làm suy giảm quyền lực mềm của Hoa Kỳ tại châu Phi, và ngày nay án tử hình cũng như luật lệ kiểm soát vũ khí lỏng lẻo làm suy yếu quyền lực mềm của Hoa Kỳ tại châu Âu. Tương tự, chính sách đối ngoại cũng ảnh hưởng mạnh đến quyền lực mềm. Trường hợp điển hình là chính sách về nhân quyền của Tổng thống Jimmy Carter cũng như các nỗ lực của chính phủ nhằm quảng bá dân chủ dưới thời Tổng thống Reagan và Clinton. Tại Argentina vào thập niên 1970, chính phủ quân sự bác bỏ các chính sách nhân quyền của Mỹ; hai mươi năm sau, những chính sách này đã đem lại cho chính phủ Hoa Kỳ quyền lực mềm đáng kể khi những người theo Tổng thống Peron vốn bị tù đày trước đây lên nắm chính quyền. Chính sách có thể có tác dụng dài hạn cũng như ngắn hạn và thay đổi tùy theo bối cảnh. Hoa Kỳ được xem là quốc gia thân hữu với Argentina vào thập niên 1990 phản ảnh chính sách của Tổng thống Jimmy Carter vào thập niên 1970, và nhờ vậy đã khiến cho chính phủ Argentina ủng hộ chính sách Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc và vùng bán đảo Balkan. Dù sao chăng nữa, quyền lực mềm của Hoa Kỳ đã bị xói mòn đáng kể khi bối cảnh thay đổi lần nữa vào thập kỷ sau này khi mà Hoa Kỳ thất bại trong việc cứu trợ nền kinh tế Argentina khi nó sụp đổ.


Government policies can reinforce or squander a country's soft power. Domestic or foreign policies that appear to be hypocritical, arrogant, indifferent to the opinion of others, or based on a narrow approach to national interests can undermine soft power. For example, in the steep decline in the attractiveness of the United States as measured by polls taken after the Iraq War in 2003, people with unfavorable views for the most part said they were reacting to the Bush
administration and its policies rather than the United States generally. So far, they distinguish American people and culture from American policies. The publics in most nations continued to admire the United States for its technology, music, movies, and television. But large majorities in most countries said they disliked the growing influence of America in their country.[22]

Chính sách nhà nước có thể tăng cường hoặc phí hoài quyền lực mềm của một quốc gia. Chính sách đối nội lẫn đối ngoại nào tỏ ra đạo đức giả, ngạo mạn, hay dửng dưng với công luận, hoặc dựa trên quan điểm thiển cận phục vụ cho quyền lợi quốc gia, đều có thể hủy hoại quyền lực mềm. Ví dụ như khi trưng cầu ý kiến cho thấy sức thu hút của Hoa Kỳ bị giảm mạnh sau cuộc chiến tranh Iraq vào năm 2003, những người tỏ ra thiếu thiện cảm với Hoa Kỳ nói rằng họ phản đối chính sách của Tổng thống Bush và chính quyền của ông chứ không phải dân chúng Mỹ nói chung. Cho tới nay, họ tách biệt người Mỹ và văn hoá Mỹ với chính sách của chính phủ Mỹ. Dân chúng tại phần lớn các quốc gia vẫn tiếp tục ngưỡng mộ Hoa Kỳ trong các lãnh vực kỹ thuật, âm nhạc, điện ảnh, và truyền hình. Nhưng đại đa số cho hay họ không thích ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Mỹ tại sứ xở họ. [22]

The 2003 Iraq War is not the first policy action that has made the United States unpopular. As we will see in the next chapter, three decades ago, many people around the world objected to America's war in Vietnam, and the standing of the United States reflected the unpopularity of that policy. When the policy changed and the memories of the war receded, the United States recovered much of its lost soft power. Whether the same thing will happen in the aftermath of the Iraq War will depend on the success of policies in Iraq, developments in the Israel-Palestine conflict, and many other factors.

Cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 không phải là chính sách đầu tiên làm cho Hoa Kỳ không được ưa chuộng. Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, ba mươi năm trước, nhân dân trên toàn thế giới phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, và vị thế của Hoa Kỳ phản ảnh tính bất cập của các chính sách thời bấy giờ. Sau này, khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách của họ và ký ức cuộc chiến tranh đã đi vào quá khứ, Hoa Kỳ thu hồi lại được đa phần quyền lực mềm đã bị đánh mất trước đây. Quá khứ có lập lại hay không trong hậu kỳ chiến tranh Iraq sẽ còn phụ thuộc vào sự thành công các chính sách tại Iraq, tiến triển trong mâu thuẫn Israel và Palestine, và nhiều yếu tố khác nữa.


The values a government champions in its behavior at home (for example, democracy), in international institutions (working with others), and in foreign policy (promoting peace and human rights) strongly affect the preferences of others. Governments can attract or repel others by the influence of their example. But soft power does not belong to the government in the same degree that hard power does. Some hard-power assets such as armed forces are strictly governmental; others are inherently national, such as oil and mineral reserves, and many can be transferred to collective control, such as the civilian air fleet that can be mobilized in an emergency. In contrast, many soft-power resources are separate from the American government and are only partly responsive to its purposes. In the Vietnam era, for example, American popular culture often worked at crosspurposes to official government policy. Today, Hollywood movies that show scantily clad women with libertine attitudes or fundamentalist Christian groups that castigate Islam as an evil religion are both (properly) outside the control of government in a liberal society, but they undercut government efforts to improve relations with Islamic nations.

Những giá trị mà một chính phủ đấu tranh để bảo vệ trong nước (ví dụ như dân chủ), trong các thể chế quốc tế (qua hợp tác với các quốc gia khác), và chính sách đối ngoại (thúc đẩy hoà bình và nhân quyền) đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến ước nguyện của người khác. Nhà nước có thể thu hút hoặc xô đẩy người ta thông qua ảnh hưởng những hành động của họ. Nhưng nhà nước không có khả năng sở hữu quyền lực mềm như họ sở hữu quyền lực cứng. Những tài sản trong quyền lực cứng như quân đội hoàn toàn thuộc về nhà nước; những tài sản khác hiển nhiên là thuộc về quốc gia, ví dụ như dầu khí và các khoáng sản; và một số tài sản khác lại có thể được chuyển giao dưới quyền kiểm soát tập thể, như hãng hàng không dân dụng có thể được huy động trong tình hình khẩn cấp. Trái lại, nhiều nguồn lực của quyền lực mềm hoàn toàn tách riêng khỏi nhà nước và chỉ đóng góp một phần khi nhà nước huy động. Ví dụ như trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, văn hoá đại chúng Mỹ thường đối đầu với các chính sách nhà nước. Ngày nay, phim ảnh Hollywood với các diễn viên nữ ăn mặc hở hang và lối sống phóng túng, hoặc những nhóm Cơ Đốc Giáo cấp tiến lên tiếng chỉ trích Hồi Giáo là một tôn giáo độc ác, đều đứng ngoài sự kiểm soát của chính phủ trong một xã hội tự do, nhưng dù sao cũng ảnh hưởng xấu đến các nỗ lực của chính quyền nhằm cải thiện quan hệ với các quốc gia Hồi Giáo.

THE LIMITS OF SOFT POWER

Some skeptics object to the idea of soft power because they think of power narrowly in terms of commands or active control. In their view, imitation or attraction are simply that, not power. As we have seen, some imitation or attraction does not produce much power over policy outcomes, and neither does imitation always produce desirable outcomes. For example, in the 1980s, Japan was widely admired for its innovative industrial processes, but imitation by companies in other countries came back to haunt the Japanese when it reduced their market power. Similarly, armies frequently imitate and therefore nullify the successful tactics of their opponents and make it more difficult for them to achieve the outcomes they want. Such observations are correct, but they miss the point that exerting attraction on others often does allow you to get what you want. The skeptics who want to define power only as deliberate acts of command and control are ignoring the second, or "structural," face of power-the ability to get the outcomes you want without having to force people to change their behavior through threats or payments.

Giới hạn của quyền lực mềm

Một số người hoài nghi khái niệm quyền lực mềm vì họ chỉ hiểu quyền lực theo nghĩa hẹp là quyền năng chỉ huy hay chủ động kiểm soát. Theo họ, bắt chước hay thu hút chỉ có vậy thôi, chứ tự thân chúng không phải là quyền lực. Như chúng ta đã nhận thấy, có những cái bắt chước hay thu hút không hề tạo ra quyền lực nào có thể ảnh hưởng tích cực đến chính sách, và bắt chước không luôn đem lại kết quả mong muốn. Ví dụ, trong thập niên 1980, thế giới rất ngưỡng mộ Nhật Bản vì họ có những phương pháp sản xuất công nghiệp tiên tiến; nhưng rốt cuộc sự mô phỏng của các công ty nước ngoài đã đem lại hiệu quả trái ngược là đánh mất thị phần của Nhật. Tương tự, quân đội cũng thường hay mô phỏng các chiến thuật thành công của đối phương và vô hiệu hoá chúng, khiến cho đối phương khó có thể đạt được kết quả mà họ mong muốn. Những nhận xét này hoàn toàn chính xác, nhưng chúng quên đi một điều là tạo ra được sự quyến rũ thường giúp chúng ta dễ thành công hơn. Những người hoài nghi chỉ muốn định nghĩa quyền lực là những hành động chỉ huy và kiểm soát có chủ ý, đã lãng quên một phương diện thứhai, hay “cấu trúc” khác của quyền lực là khả năng đạt được thành công mà không cần buộc người ta phải thay đổi hành vi của họ qua cuỡng chế hay thưởng phạt.


At the same time, it is important to specify the conditions under which attraction is more likely to lead to desired outcomes, and under which it will not. As we have seen, popular culture is more likely to attract people and produce soft power in the sense of preferred outcomes in situations where cultures are somewhat similar rather than widely dissimilar. All power depends on context-who relates to whom under what circumstances-but soft power depends more than hard power upon the existence of willing interpreters and receivers. Moreover, attraction often has a diffuse effect, creating general influence rather than producing an easily observable specific action. Just as money can be invested, politicians speak of storing up political capital to be drawn on in future circumstances. Of course, such goodwill may not ultimately be honored, and diffuse reciprocity is less tangible than an immediate exchange. Nonetheless, the indirect effects of attraction and a diffuse influence can make a significant difference in obtaining favorable outcomes in bargaining situations. Otherwise leaders would insist only on immediate payoffs and specific reciprocity, and we know that is not always the way they behave. Social psychologists have developed a substantial body of empirical research exploring the relationship between attractiveness and power.[23]

Đồng thời, cũng cần xác định trong điều kiện nào sự thu hút sẽ có khuynh hướng đưa đến thành công, và điều kiện nào không. Như chúng ta đã thấy, văn hóa đại chúng thường thu hút đại chúng và tạo ra được quyền lực mềm hiểu theo nghĩa là các kết quả mong muốn khi các yếu tố văn hoá có nhiều điểm tương đồng hơn dị biệt. Tất cả các loại quyền lực đều phụ thuộc vào bối cảnh – ai liên quan tới ai trong hoàn cảnh nào – nhưng so với quyền lực cứng, quyền lực mềm phụ thuộc nhiều hơn vào sự hiện hữu của người diễn dịch và người tiếp thu. Hơn nữa, sự lôi cuốn thường có hiệu quả khuếch tán, tạo ra hiệu quả phổ quát hơn là một hành động cụ thể dễ dàng ghi nhận. Giống như tiền bạc có thể đem đầu tư, các chính trị gia cũng hay nói đến việc tích lũy vốn liếng chính trị để dùng đến sau này. Dĩ nhiên, thiện chí này không phải luôn luôn sẽ được tôn trọng, và sự trao đổi mang tính khuếch tán này càng kém hữu hình so với một hành động trao đổi tức thì. Dù sao chăng nữa, hiệu quả gián tiếp của sự hấp dẫn và ảnh hưởng khuếch tán có thể rất quan trọng giúp cho ta đạt được kết quả thuận lợi tại bàn thương lượng. Nếu không, các chính trị gia đã đòi hỏi sự đáp lễ cụ thể hay đền bù tức thời, mà như chúng ta đã biết, họ không phải luôn luôn hành xử như thế. Các nhà tâm lý học xã hội đã dày công nghiên cứu và có được bằng chứng về mối quan hệ giữa quyến rũ và quyền lực.[23]


Soft power is also likely to be more important when power is dispersed in another country rather than concentrated. A dictator cannot be totally indifferent to the views of the people in his country, but he can often ignore whether another country is popular or not when he calculates whether it is in his interests to be helpful. In democracies where public opinion and parliaments matter, political leaders have less leeway to adopt tactics and strike deals than in autocracies. Thus it was impossible for the Turkish government to permit the transport of American troops across the country in 2003 because American policies had greatly reduced our popularity in public opinion and in the parliament. In contrast, it was far easier for the United States to obtain the use of bases in authoritarian Uzbekistan for operations in Afghanistan.

Quyền lực mềm cũng giữ một vai trò quan trọng hơn khi quyền lực tại một quốc gia được phân tán hơn là tập trung. Một nhà độc tài có thể không hoàn toàn dửng dưng đối với các quan điểm của người dân trong nước; nhưng ông ta sẽ dễ dàng làm ngơ một quốc gia khác, cho dù quốc gia này có đuợc lòng dân hay không, khi ông ta tính toán những bước đi phục vụ cho lợi ích cá nhân. Trong các nền dân chủ, nơi mà công luận và quốc hội giữ vai trò quan trọng, các chính trị gia có ít chọn lựa hơn khi họ tính toán chiến lược hay thương lượng, so với các chế độ chuyên quyền. Cũng vì lý do đó mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không thể cho phép quân lực Hoa Kỳ vận chuyển ngang qua nước họ vào năm 2003 bởi vì các chính sách của Hoa Kỳ đã làm mất lòng dân trầm trọng trong cả công luận lẫn quốc hội. Trái lại, Hoa Kỳ dễ dàng được quyền sử dụng các căn cứ quân sự tại Uzbekistan vốn là một quốc gia chuyên quyền trong chiến dịch của họ tại Afghanistan.


Finally, though soft power sometimes has direct effects on specific goals-witness the inability of the United States to obtain the votes of Chile or Mexico in the UN Security Council in 2003 after our policies reduced our popularity-it is more likely to have an impact on the general goals that a country seeks.[24] Fifty years ago, Arnold Wolfers distinguished between the specific "possession goals" that countries pursue, and their broader "milieu goals," like shaping an environment conducive to democracy.[25] Successful pursuit of both types of goals is important in foreign policy. If one considers various American national interests, for example, soft power may be less relevant than hard power in preventing attack, policing borders, and protecting allies. But soft power is particularly relevant to the realization of "milieu goals." It has a crucial role to play in promoting democracy, human rights, and open markets. It is easier to attract people to democracy than to coerce them to be democratic. The fact that the impact of attraction on achieving preferred outcomes varies by context and type of goals does not make it irrelevant, any more than the fact that bombs and bayonets do not help when we seek to prevent the spread of infectious diseases, slow global warming, or create democracy.

Và cuối cùng, mặc dù quyền lực mềm đôi khi có thể đem lại hiệu quả trực tiếp đối với một số mục tiêu cụ thể - ví dụ như Hoa Kỳ đã không thể giành được lá phiếu ủng hộ của Chile hoặc Mexico tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào năm 2003 khi các chính sách của Mỹ đã làm mất lòng dân chúng - nó thường có khuynh hướng ảnh hưởng lên các mục tiêu chung mà một quốc gia theo đuổi.[24] Năm mươi năm về trước, Arnold Wolfers phân biệt các “mục tiêu sở hữu” cụ thể mà các quốc gia theo đuổi, với các “mục tiêu trung gian” rộng lớn hơn như tạo ra môi trường thuận lợi cho dân chủ. Theo đuổi thành công cả hai mục tiêu này đều quan trọng trong sách lược đối ngoại.[25] Nếu chúng ta cân nhắc các lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ chẳng hạn, quyền lực mềm có lẽ không thích hợp như quyền lực cứng trong việc ngăn chặn tấn công, kiểm soát biên giới và bảo vệ đồng minh. Nhưng quyền lực mềm thích hợp đặc biệt với vấn đề thực hiện các mục tiêu trung gian. Nó đóng vai trò thiết yếu trong quảng bá dân chủ, nhân quyền và thị trường tự do. Thường dễ thu hút người ta đi theo dân chủ hơn là cưỡng ép họ phải dân chủ. Tác động của sự thu hút để đạt được ước muốn phụ thuộc vào bối cảnh và loại hình mục tiêu -điều đó không làm cho nó kém phù hợp; cũng như bom đạn và gươm súng chẳng có tác dụng gì khi muốn ngăn chặn bệnh dịch truyền nhiễm, suy giảm tiến độ nóng dần lên của trái đất, hay gây dựng dân chủ.

Other skeptics object to using the term "soft power" in international politics because governments are not in full control of the attraction. Much of American soft power has been produced by Hollywood, Harvard, Microsoft, and Michael Jordan. But the fact that civil society is the origin of much soft power does not disprove its existence. In a liberal society, government cannot and should not control the culture. Indeed, the absence of policies of control can itself be a source of attraction. The Czech film director Milos Forman recounts that when the Communist government let in the American film Twelve Angry Men because of its harsh portrait of American institutions, Czech intellectuals responded by thinking, "If that country can make this kind of thing, films about itself, oh, that country must have a pride and must have an inner strength, and must be strong enough and must be free."[26]

Giới hoài nghi phản đối việc sử dụng cụm từ “quyền lực mềm” trong chính trường quốc tế vì chính phủ không kiểm soát được tính thu hút. Phần lớn quyền lực mềm của Hoa Kỳđược tạo dựng bởi Hollywood, Harvard, Microsoft, và Michael Jordan.Thực tế rằng xã hội dân sự là nguồn gốc của phần lớn quyền lực mềm không ảnh hưởng tới sự tồn tại của quyền lực mềm. Trong một xã hội tự do, chính phủ không thể và không nên kiểm soát văn hoá. Quả thực, không có chính sách kiểm soát có thể chính nó cũng là một nguồn lực quyến rũ. Nhà đạo diễn điện ảnh người Tiệp Khắc Milos Forman kể lại rằng chính quyền cộng sản đã cho công chiếu bộ phim Mỹ Mười Hai Người Giận Dữ  vì bộ phimkhắc họa chân dung khắc nghiệt của các thể chế nước Mỹ, giới trí thức Tiệp Khắc lại có suy nghĩ “nếu quốc gia đó được phép làm điều này, dựng bộ phim nói vềchính mình, quốc gia đó hẳn phải rất tự hào và có nhiều nội lực, và chắc hẳn là rất hùng cường và tự do.”[26]


It is true that firms, universities, foundations, churches, and other nongovernmental groups develop soft power of their own that may reinforce or be at odds with official foreign policy goals. That is all the more reason for governments to make sure that their own actions and policies reinforce rather than undercut their soft power. And this is particularly true since private sources of soft power are likely to become increasingly important in the global information age.

Quả thật là các hãng xưởng, trường đại học, học viện, nhà thờ và các tổ chức phi chính phủ khác gây dựng quyền lực mềm của riêng họ, mà các quyền lực này có thể củng cố hoặc mâu thuẫn với mục tiêu chính sách đối ngoại của nhà nước. Điều đó càng làm cho chính phủ phải bảo đảm là hoạt động và chính sách của họ sẽ củng cố hơn là đánh mất quyền lực mềm của họ. Ngày nay vấn đề này hiển nhiên hơn bao giờ hết vì các nguồn lực tư nhân của quyền lực mềm ngày càng nắm vai trò quan trọng trong thời đại thông tin toàn cầu.

Finally, some skeptics argue that popularity measured by opinion polls is ephemeral and thus not to be taken seriously. Of course, one must be careful not to read too much into opinion polls. They are an essential but imperfect measure of soft-power resources because answers vary depending on the way that questions are formulated, and unless the same questions are asked consistently over some period, they represent snapshots rather than a continuous picture. Opinions can change, and such volatility cannot be captured by anyone poll. Moreover, political leaders must often make unpopular decisions because they are the right thing to do, and hope that their popularity may be repaired if the decision is subsequently proved correct. Popularity is not an end in itself in foreign policy. Nonetheless, polls are a good first approximation of both how attractive a country appears and the costs that are incurred by unpopular policies, particularly when they show consistency across polls and over time. And as we shall see in the next chapter, that attractiveness can have an effect on our ability to obtain the outcomes we want in the world.

Và để kết luận, giới hoài nghi biện luận rằng tính phổ cập, được lòng dân vốn được đo lường qua tham khảo ý kiến quần chúng chỉ có giá trị ngắn hạn, và vì thế không nên coi trọng quá. Dĩ nhiên chúng ta không nên đưa ra quá nhiều diễn dịch, suy đoán dựa trên các cuộc trưng cầu dân ý. Thăm dò dân ý là biện pháp thiết yếu nhưng không hoàn hảo để đo lường được nguồn lực của quyền lực mềm, vì các câu trả lời thường biến đổi nhiều tùy theo cách đặt câu hỏi, và trừ khi cùng một câu hỏi được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định, những ý kiến trả lời này thể hiện một bức tranh nhất thời chứ không phải một hình ảnh liên tục. Ý kiến thường thay đổi, và biến đổi này có thể xuất hiện trong bất kỳ cuộc tham khảo nào. Ngoài ra, các lãnh đạo chính trị có khi phải đưa ra những quyết định cho dù không được lòng dân vì họ tin rằng đó là quyết định cần phải làm, và hy vọng rằng họ sẽ lại được công chúng ủng hộ một khi quyết định của họ tỏ ra đúng đắn. Được lòng dân không phải là mục tiêu cuối cùng khi ban hành chính sách đối ngoại. Dẫu sao, trưng cầu dân ý cũng là định lượng sơ khởi để biết được một quốc gia có khả năng thu hút ra sao, và cái giá phải trả cho những chính sách không được lòng dân như thế nào, đặc biệt là khi những cuộc trưng cầu này đưa ra kết quả giống nhau trong một khoảng thời gian. Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, sự thu hút sẽ giúp chúng ta đạt được những điều mình muốn.

THE CHANGING ROLE OF MILITARY POWER
In the twentieth century, science and technology added dramatic new dimensions to power resources. With the advent of the nuclear age, the United States and the Soviet Union possessed not only industrial might but nuclear arsenals and intercontinental missiles. The age of the superpowers had begun. Subsequently, the leading role of the United States in the information revolution near the end of the century allowed it to create a revolution in military affairs. The ability to use information technology to create precision weapons, real-time intelligence, broad surveillance of regional battlefields, and improved command and control allowed the United States to surge ahead as the world's only military superpower.


Vai tròđang thayđổi của sức mạnh quân sự

Vào thế kỷ 20, khoa học kỹ thuật đã hình thành những bình diện mới các nguồn lực sức mạnh. Với sự xuất hiện của thời đại nguyên tử, Hoa Kỳ và Liên Xô không chỉ có sức mạnh công nghiệp mà còn có cả vũ khí hạt nhân và hoả tiễn liên lục điạ. Thời đại của các siêu cường đã bắt đầu. Sau này, vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong cuộc cách mạng thông tin vào cuối thế kỷ 20 đã cho phép họ tiến hành cuộc cách mạng trong hoạt động quân sự. Khả năng vận dụng công nghệ thông tin để sáng tạo ra các vũ khí chính xác, thông tin tình báo theo thời gian thực, giám sát mặt trận trên địa bàn rộng lớn, và cải tiến hệ thống chỉ huy và kiểm soát đã cho phép Hoa Kỳvượt lên phía trước với vị thế một siêu cường quân sựd uy nhất của thế giới.
But the progress of science and technology had contradictory effects on military power over the past century. On the one hand, it made the United States the world's only superpower, with unmatched military might, but at the same time it gradually increased the political and social costs of using military force for conquest. Paradoxically, nuclear weapons were acceptable for deterrence, but they proved so awesome and destructive that they became musclebound-too costly to use in war except, theoretically, in the most extreme circumstances.[27] Non-nuclear North Vietnam prevailed over nuclear America, and non-nuclear Argentina was not deterred from attacking the British Falkland Islands despite Britain's nuclear status.

Nhưng tiến bộ khoa học và kỹ thuật đã có những hiệu quả trái ngược nhau đối với sức mạnh quân sự trong thề kỷ vừa qua. Một mặt, nó tạo tiền đề cho Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới cùng với sức mạnh quân sự vô địch; nhưng đồng thời, nó cũng gia tăng cái giá phải trả về mặt xã hội và chính trị một khi sức mạnh quân sự được dùng để chinh phục. Một ví dụ về nghịch lý này là vũ khí hạt nhân, vốn được chấp nhận với vai trò răn đe, đã tỏ ra khủng khiếp và hủy diệt đến mức nó có tác dụng rất hạn chế - bởi cái giá phải trả là quá đắt một khi được dùng trong chiến tranh ngoại trừ trường hợp trong bước đường cùng.[27] Miền Bắc Việt Nam dù không có vũ khí hạt nhân vẫn đánh thắng được Hoa Kỳ vốn có vũ khí hạt nhân, và Argentina vốn cũng không có vũ khí hạt nhân nhưng đã không ngần ngại tấn công quần đảo Falkland của Anh mặc dù Anh có trong tay vũ khí hạt nhân.

A second important change was the way that modern communications technology fomented the rise and spread of nationalism, which made it more difficult for empires to rule over socially awakened populations. In the nineteenth century, Britain ruled a quarter of the globe with a tiny fraction of the world's population. As nationalism grew, colonial rule became too expensive and the British empire collapsed. Formal empires with direct rule over subject populations such as Europe exercised during the nineteenth and twentieth centuries are simply too costly in the twenty-first century.


Một thayđổi quan trọng thứ hai là công nghệ truyền thông ngày nay kích động sự trỗi dậy và lan rộng của chủ nghĩa quốc gia, khiến cho các đế chế không còn dễ dàng thống trị quần chúng vốn đã thức tỉnh về mặt xã hội. Vào thế kỷ19, Anh Quốc cai trị một phần tư thế giới cho dù nước Anh chỉ có dân số rất nhỏ bé. Khi phong trào quốc gia phát triển, nền cai trị thực dân trở nên vô cùng tốn kém và rồi đế chế Anh bị sụp đổ. Những đế quốc theo chủ nghĩa thực dân kiểu châu Âu với sự cai trị trực tiếp tại các nước thuộc địa vào thế kỷ 19 và 20 không thể tồn tại trong thế kỷ 21 này.

In addition to nuclear and communications technology, social changes inside the large democracies also raised the costs of using military power. Postindustrial democracies are focused on welfare rather than glory, and they dislike high casualties. This does not mean that they will not use force, even when casualties are expected-witness Britain, France, and the United States in the 1991 Gulf War, and Britain and the United States in the 2003 Iraq War. But the absence of a prevailing warrior ethic in modern democracies means that the use of force requires an elaborate moral justification to ensure popular support, unless actual survival is at stake. For advanced democracies, war remains possible, but it is much less acceptable than it was a century, or even a half century, ago.[28] The most powerful states have lost much of the lust to conquer.[29]


Ngoài công nghệ truyền thông và hạt nhân, những thay đổi bên trong các nền dân chủ cũng khiến cho việc sử dụng sức mạnh quân sự trở nên tốn kém hơn. Các nền dân chủ hậu công nghiệp thường tập trung vào sự phồn thịnh hơn là vinh quang, và vì vậy họ không muốn chịu nhiều thương vong. Điều này không có nghĩa là họ sẽ không dùng đến sức mạnh quân sự, ngay cả khi có thương vong – ví dụ như Anh, Pháp và Mỹ trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh 1991, hay Anh và Mỹ trong cuộc Chiến tranh Iraq năm 2003. Trong thời đại dân chủ ngày nay không còn tinh thần chiến binh áp đảo như trước. Điều đó có nghĩa là sử dụng vũ lực đòi hỏi phải có biện minh về đạo đức chính đáng để được dân chúng ủng hộ, trừ khi sự tồn vong của quốc gia bị đe doạ. Trong các nền dân chủ tiên tiến, chiến tranh vẫn có thể xảy ra, nhưng ít được chấp nhận so với một thế kỷ, hay cả nửa thế kỷ về trước.[28] Những quốc gia hùng mạnh nhất hầu như đã không còn tham muốn chinh phục nữa.[29]


Robert Kagan has correctly pointed out that these social changes have gone further in Europe than the United States, although his clever phrase that Americans are from Mars and Europeans from Venus oversimplifies the differences.[30] After all, Europeans joined in pressing for the use of force in Kosovo in 1999, and the Iraq War demonstrated that there were Europeans from Mars and Americans who preferred Venus. Nonetheless, the success of the European countries in creating an island of peace on the continent that had been ravaged by three Franco-German wars in less than a century may predispose them toward more peaceful solutions to conflict.

Robert Kagan đã vạch ra rằng những biến đổi xã hội này đã bắt rễ tại châu Âu sâu hơn là tại Hoa Kỳ. Câu nói đùa là người Mỹ đến từ sao Hoả (đại diện cho chiến tranh – ND) và người châu Âu đến từ sao Kim quá đơn giản hoá sự khác biệt này[30] Dầu sao đi nữa, cũng chính châu Âu đã góp phần gây áp lực vũ lực tại Kosovo vào năm 1999, và cuộc Chiến tranh Iraq cũng cho thấy có những người Âu đến từ sao Hỏa, và có những người Mỹ thích sao Kim hơn. Dù sao, các quốc gia châu Âu đã tạo dựng thành công một ốc đảo hoà bình trên một lục điạ vốn đã bị tàn phá bởi ba cuộc chiến tranh Pháp-Đức trong vòng một thế kỷ, và có lẽ vì vậy họ có khuynh hướng tìm các giải pháp hoà bình trong mâu thuẫn.

However, in a global economy even the United States must consider how the use of force might jeopardize its economic objectives. Mter its victory in World War II the United States helped to restructure Japan's economy, but it is hard to imagine that the United States today could effectively threaten force to open Japanese markets or change the value of the yen. Nor can one easily imagine the United States using force to resolve disputes with Canada or Europe. Unlike earlier periods, islands of peace where the use of force is no longer an option in relations among states have come to characterize relations among most modern liberal democracies, and not just in Europe. The existence of such islands of peace is evidence of the increasing importance of soft power where there are shared values about what constitutes acceptable behavior among similar democratic states. In their relations with each other, all advanced democracies are from Venus.

Ngày nay trong nền kinh tế toàn cầu, ngay cả Hoa Kỳ cũng phải cân nhắc khi dùng vũ lực vì nó có thể gây nguy hại cho các mục tiêu kinh tế. Sau chiến thắng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Hoa Kỳ giúp tái thiết nền kinh tế Nhật Bản; nhưng ngày nay, khó có thể tưởng tượng ra cảnh Hoa Kỳ dùng vũ lực để buộc Nhật phải mở cửa thị trường hoặc thay đổi giá trị đồng Yên. Chúng ta cũng khó mà tưởng tượng ra cảnh Hoa Kỳ dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp với Canada hoặc châu Âu. Không như những giai đoạn trước đây, những ốc đảo hoà bình đã được hình thành, nơi mà việc sửdụng vũ lực không còn là một chọn lựa khả thi trong quan hệ quốc tế, và điều này đã trở thành biểu hiện đặc thù cho mối quan hệ giữa phần lớn các nền dân chủ tự do hiện đại không chỉ giới hạn tại châu Âu. Sự tồn tại của những ốc đảo hoà bình là bằng chứng cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của quyền lực mềm. Theo đó, người ta chia xẻ những giá trị chung về cách hành xử được chấp nhận giữa các chế độ dân chủ. Trong quan hệ giữa các quốc gia này, tất cả các nền dân chủ đều đến từ sao Kim.


Even nondemocratic countries that feel fewer popular moral constraints on the use of force have to consider its effects on their economic objectives. War risks deterring investors who control flows of capital in a globalized economy.[31] A century ago, it may have been easier to seize another state's territory by force than "to develop the sophisticated economic and trading apparatus needed to derive benefit from commercial exchange with it."[32] But it is difficult to imagine a scenario today in which, for example, Japan would try to or succeed in using military force to colonize its neighbors. As two RAND analysts argue, "In the information age, 'cooperative' advantages will become increasingly important. Moreover, societies that improve their abilities to cooperate with friends and allies may also gain competitive advantages against rivals."[33]

Ngay cả những quốc gia phi dân chủ vốn ít bị ràng buộc về luân lý khi sử dụng vũ lực cũng phải cân nhắc tác động đến mục tiêu kinh tế. Chiến tranh có nguy cơ làm nản lòng các nhà đầu tư vốn kiểm soát các nguồn vốn trong nền kinh tế đã được toàn cầu hoá.[31] Một thế kỷ trước, chiếm đoạt lãnh thổ của một quốc gia khác bằng vũ lực dễ hơn là “phát triển công cụ kinh tế và thương mại phức tạp cần thiết để thiết lập quan hệ thương mại hữu ích.”[32] Ngày nay, khó có thể hình dung ra một tình huống mà ví dụ như Nhật Bản có ý định hoặc sẽ thành công trong việc sử dụng vũ lực để chiếm các nước làng giềng làm thuộc địa. Có hai phân tích gia của hãng RAND đã biện luận rằng “Trong thời đại thông tin, các lợi thế ‘hợptác’ sẽ trở nên ngày càng quan trọng. Hơn nữa, những xã hội cải tiến được khả năng hợp tác với bạn bè và đồng minh cũng sẽ đạt được ưu thế cạnh tranh so với đối thủ.”[33]
None of this is to suggest that military force plays no role in international politics today. On the contrary, the information revolution has yet to transform most of the world, and many states are unconstrained by democratic societal forces. Civil wars are rife in many parts of the world where collapsed empires left failed states and power vacuums. Even more important is the way in which the democratization of technology is leading to the privatization of war. Technology is a double-edged sword. On the one hand, technological and social changes are making war more costly for modern democracies. But at the same time, technology is putting new means of destruction into the hands of extremist groups and individuals.

Tất cả những điều nêu trên không có nghĩa là sức mạnh quân sự không còn có vai trò trong chính trị quốc tế. Ngược lại, cuộc cách mạng thông tin còn chưa biến đổi được nhiều khu vực trên thế giới. Nhiều quốc gia vẫn chưa bị ràng buộc bởi các lực lượng xã hội dân chủ. Nội chiến vẫn còn đầy rẫy tại nhiều nơi trên thế giới: ở những nơiđó, các đế chế sụp đổ để lại sau lưng các quốc gia thất bại và những khoảng trống quyền lực. Quan trọng hơn nữa là sự dân chủ hoá của công nghệ đã dẫn đến việc tư nhân hoá chiến tranh. Công nghệ là con dao hai lưỡi. Một mặt, thay đổi về xã hội và công nghệ làm cho chiến tranh trở nên tốn kém đối với các nền dân chủ. Mặt khác, công nghệ tạo ra những phương tiện hủy diệt mới trong tay những cá nhân và nhóm cực đoan.


TERRORISM AND THE PRIVATIZATION OF WAR
Terrorism is not new, nor is it a single enemy. It is a long-standing method of conflict frequently defined as deliberate attack on noncombatants with the objective of spreading fear and intimidation. Already a century ago, the novelistJoseph Conrad had drawn an indelible portrait of the terrorist mind, and terrorism was a familiar phenomenon in the twentieth century. Whether homegrown or transnational, it was a staple of conflicts throughout the Middle East, in Northern Ireland, Spain, Sri Lanka, Kashmir, South Africa, and elsewhere. It occurred on every continent except Antarctica and affected nearly every country. September Il, 2001, was a dramatic escalation of an age-old phenomenon. Yet two developments have made terrorism more lethal and more difficult to manage in the twenty-first century.

Khủng bố và tư nhân hóa chiến tranh

Khủng bố không phải là kẻ thù mới, cũng không phải là kẻ thù đơn độc. Đó là hình thức mâu thuẫn lâu đời được định nghĩa là sự tấn công có chủ ý nhắm vào các thành phần phi quân sự với mục đích gây sợ hãi và đe dọa. Một thế kỷ trước, nhà văn Joseph Conrad đã phác họa hình ảnh tâm trí của gã khủng b không thể quên được. Khủng bố là một   hiện tượng   quen thuộc trong  thế kỷ 20. Cho dù là phát triển trong nước hay liên quốc gia,  khủng bố là hình thức  chủ yếu  trong các mâu thuẫn tại Trung Đông, Bắc Ireland, Tây Ban Nha, SriLanka, Kashmir, Nam Phi, và những nơi khác. Khủng bố diễn ra trên khắp các châu lục, ngoại trừ Nam Cực, và ảnh hưởng hầu hết mọi quốc gia. Ngày 11 tháng 9 năm 2001 chỉ là cuộc leo thang bi thảm của một hiện tượng đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, có hai tiến triển  gần đây đã làm cho khủng bố trở nên một hiểm hoạ lớn và càng khó chế ngự trong  thế kỷ 21 này.

One set of trends grows out of progress in science and technology. First, there is the complex, highly technological nature of modern civilization's basic systems. As a committee of the National Academy of Sciences pointed out, market forces and openness have combined to increase the efficiency of many of our vital systems such as those that provide transportation, information, energy, and health care. But some (though not all) systems become more vulnerable and fragile as they become more complex and efficient.[34]


Thứ nhất là các khuynh hướng phát triển từ khoa học kỹ thuật. Những cơ sở hạ tầng của nền văn minh ngày nay mang tính kỹ thuật cao cấp và phức tạp. Theo một uỷ ban của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, các lực lượng và tính mở của thị trường ngày nay đã cùng kết hợp đem lại hiệu suất cao trong các hệ thống thiết yếu như giao thông, truyền tin, năng lượng, và y tế. Một số (chứ không phải tất cả) các hệ thống trở nên dễ bị tổn thương và dễ đổ vỡ hơn song song với việc chúng trở nên phức tạp và hiệu quả hơn.[34]


At the same time, progress is "democratizing technology," making the instruments of mass destruction smaller, cheaper, and more readily available to a far wider range of individuals and groups. Where bombs and timers were once heavy and expensive, plastic explosives and digital timers are light and cheap. The costs of hijacking an airplane are sometimes little more than the price of a ticket.

Đồng thời, những tiến bộ này đã “dân chủ hoá công nghệ”, khiến cho những công cụ có khả năng sát hại hàng loạt trở nên gọn nhẹ hơn, rẻ hơn, và dễ kiếm mua hơn cho cả cá nhân lẫn các nhóm khủng bố. Ngày xưa, mìn và máy đặt giờ đắt tiền và cồng kềnh; ngày nay, chất nổ plastic và máy đặt giờ số rẻ và gọn nhẹ. Chi phí để đánh cướp máy bay có khi chỉ cao hơn giá mua vé máy bay chút đỉnh.
In addition, the success of the information revolution is providing inexpensive means of communication and organization that allow groups once restricted to local and national police jurisdictions to become global in scope. Thirty years ago, instantaneous global communication was sufficiently expensive that it was restricted to large entities with big budgets like governments, multinational corporations, or the Roman Catholic church. Today the Internet makes global communication virtually free for anyone with access to a modem.[35] Similarly, the Internet has reduced the costs of searching for information and making contacts related to instruments of widescale destruction. Terrorists also depend on getting their messages out quickly to a broad audience through mass media and the Internet-witness the widespread dissemination of bin Laden's television interviews and videotapes after September 11th. Terrorism depends crucially on soft power for its ultimate victory. It depends on its ability to attract support from the crowd at least as much as its ability to destroy the enemy's will to fight.

Ngoài ra, sự thành công trong cuộc cách mạng thông tin đã tạo tiền đề cho các cách thức liên lạc và tổ chức ít tốn kém, khiến cho các nhóm trước đây chỉ hoạt động trong khuôn khổ điạ phương hoặc quốc gia mở rộng tầm hoạt động toàn cầu. Ba mươi năm về trước, khả năng truyền tin toàn cầu và cấp thời rất tốn kém, chỉ có những tổ chức lớn có nhiều ngân sách như chính phủ, các công ty đa quốc gia, hay nhà thờThiên Chúa La Mã mới có được. Ngày nay, internet đã tạo điều kiện liên lạc trên khắp thế giới gần như là miễn phí, chỉ cần có modem để gắn vào máy tính.[35] Cũng tương tự, internet đã giúp cho việc tìm kiếm thông tin và tạo mối liên hệ để tiếp cận các vũ khí sát thương trở nên dễ dàng và ít tốn kém. Bọn khủng bố dùng những phương tiện truyền thông đại chúng và internet để truyền đi các thông điệp tới số đông đại chúng – ví dụ như bin Laden đã phát tán rộng rãi những cuộc phỏng vấn trên truyền hình và các băng hình sau ngày 11 tháng 9. Khủng bố phụ thuộc hoàn toàn vào quyền lực mềm để đạt được thành công tối hậu. Khủng bố dựa vào khả năng thu hút sự hỗ trợ từ quần chúng cũng như khả năng triệt phá ý chí chiến đấu của kẻ thù.


The second set of trends reflects changes in the motivation and organization of terrorist groups. Terrorists in the mid-twentieth century tended to have relatively well-defined political objectives, which were often ill served by mass destruction. They were said to want many people watching rather than many people killed. Such terrorists were often supported and covertly controlled by governments such as Libya or Syria. Toward the end of the century, radical groups grew on the fringes of several religions. Most numerous were the tens of thousands of young Muslim men who went to fight against the Soviet occupation of Afghanistan. There they were trained in a wide range of techniques, and many were recruited to organizations with an extreme view of the religious obligation of jihad. As the historian WaIter Laquer has observed, "Traditional terrorists, whether left-wing, right-wing, or nationalist-separatists, were not greatly drawn to these opportunities for greater destruction... Terrorism has become more brutal and indiscriminate since then."[36]

Thứ nhì là các khuynh hướng phản ánh thayđổi về động cơ và cách tổ chức của các nhóm khủng bố. Bọn khủng bố vào giữa thế kỷ 20 thường có mục tiêu chính trị rõ ràng, và các mục tiêu này không phù hợp với sự hủy diệt hàng loạt. Người ta cho rằng những cuộc khủng bố này muốn gây tiếng vang hơn là gây tiếng nổ (nhiều người theo dõi hơn là nhiều người bị sát hại.) Những dạng khủng bố này thường được các chính phủ như Libya và Syria ủng hộ và bí mật tài trợ. Vào cuối  thế kỷ 20, nhiều nhóm khủng bố xuất hiện đại diện cho những phần tử tôn giáo cực đoan. Đông nhất đã có hàng chục ngàn thanh niên theo đạo Hồi tham gia cuộc chiến chống Liên Xô chiếm đóng Afghanistan. Họ được huấn luyện nhiều kỹ năng chiến đấu, và nhiều người trong số họ được thu nạp vào các tổ chức có quan điểm tôn giáo cựcđoan về chiến tranh Hồi Giáo. Nhà sử học Walter Laquer đã có nhận xét, “khủng bố theo nghĩa truyền thống, dù theo cánh tả hay cánh hữu, hoặc chủ nghĩa ly khai quốc gia, không hướng về những cơ hội gây tàn phá lớn... Từ đó đến nay, khủng bố đã trở nên tàn bạo và không còn phân biệt nữa.”[36]


This trend is reinforced when motivations change from narrowly political to unlimited or retributive objectives reinforced by promises of rewards in another world. Fortunately, unlike communism and fascism, Islamist ideology has failed to attract a wide following outside the Islamic community, but that community provides a large pool of over a billion people from which to recruit. Organization has also changed. For example, AI Qaeda's network of thousands of people in loosely affiliated cells in some 60 countries gives it a scale well beyond anything seen before. But even small networks can be more difficult to penetrate than the hierarchical quasi-military organizations of the past.

Khuynh hướng này càng được củng cố khi động lực thay đổi từ những mục tiêu chính trị hạn hẹp thành mục tiêu trừng phạt không giới hạn, lại được củng cố bằng những phần thưởng ở thế giới bên kia. May mắn là, không như chủ nghĩa cộng sản hay phát xít, ý thức hệ Hồi Giáo không thu hút được nhiều tín đồ bên ngoài cộng đồng Hồi Giáo. Tuy nhiên, cộng đồng Hồi Giáo có trên một tỷ người có thể được tuyển mộ. Ví dụ, mạng lưới của Al Qaeda, với hàng ngàn người trong các nhóm phối hợp lỏng lẻo tại 60 quốc gia, có quy mô lớn chưa từng thấy. Nhưng ngay cả những mạng lưới nhỏ cũng khó thâm nhập hơn so với các tổ chức bán quân sự được tổ chức theo thứ bậc trước đây.



Both trends, technological and ideological, have created a new set of conditions that have increased both the lethality of terrorism and the difficulty of managing terrorism today. Because of September-11 and the unprecedented scale of AI Qaeda, the current focus is properly on terrorism associated with Islamic extremists. But it would be a mistake to limit our attention or responses to Islamic terrorists, for that would be to ignore the wider effects of the democratization of technology and the broader set of challenges that must be met. Technological progress is putting into the hands of deviant groups and individuals destructive capabilities that were once limited primarily to governments and armies. Every large group of people has some members who deviate from the norm, and some who are bent on destruction. It is worth remembering that the worst terrorist act in the United States before September I I was the one committed by Timothy McVeigh, a purely home grown antigovernment fanatic. Similarly, the Aum Shinrykio cult, which released sarin in the Tokyo subway system in 1995, had nothing to do with Islam. Even if the current wave of Islamic terrorism turns out to be generational or cyclical, like terrorist waves in the past, the world will still have to confront the long-term secular dangers arising out of the democratization of technology.

Cả hai khuynh hướng về kỹ thuật lẫn ý thức hệ đã tạo một số tiền đề làm gia tăng khả năng tàn sát của các cuộc khủng bố và khiến việc kiểm soát trởnên khó khăn hơn. Do sự cố ngày 11 tháng 9 và quy mô chưa từng thấy của Al Qaeda, trọng tâm ngày nay nhắm vào các nhóm khủng bố liên quan đến những kẻ theo Hồi Giáo cực đoan. Nhưng chúng ta sẽ phạm sai lầm nếu chỉ hạn chế quan tâm hoặc phản ứng lại với các nhóm khủng bố Hồi Giáo vì làm như vậy có nghĩa là chúng ta lãng quên hiệu ứng rộng lớn hơn của việc dân chủ hoá công nghệ và hàng loạt những thửthách cần được giải quyết. Tiến bộ về kỹ thuật đã đặt trong tay các nhóm và cá nhân lệch lạc khả năng hủy diệt mà trước đây chỉ thuộc về các chính phủ và quânđội. Bất cứ một nhóm số đông nào cũng có những thành viên lệch lạc, và cả một số thành viên có khuynh hướng hủy diệt. Chúng ta cần nhớ rằng hành động khủng bố lớn nhất tại Mỹ trước ngày 11 tháng 9 là do tay Timothy McVeigh, một kẻ cuồng tín chống chính quyền sinh ra tại nước Mỹ. Tương tự, giáo phái Aum Shinrykio vốn đã thải hoá chất độc hại sarin trên các toa xe điện ngầm tại Tokyo vào năm 1995, không có liên hệ gì với Hồi Giáo. Ngay cả nếu như phong trào khủng bố Hồi Giáo hiện nay rốt cuộc chỉ mang tính thế hệ hay nhất thời, cũng giống như những phong trào khủng bố khác trước đây, thế giới này vẫn phải đươn đầu với những hiểm họa lâu dài phi tôn giáo xuất phát từ việc dân chủ hoá kỹ thuật.



Lethality has been increasing. In the 1970s, the Palestinian attack on Israeli athletes at the Munich Olympics or the killings by the Red Brigades that galvanized world attention cost dozens of lives. In the 1980s, Sikh extremists bombed an Air India flight and killed over 300 people. September II, 2001, cost several thousand lives - and all of this escalation occurred without the use of weapons of
mass destruction. If one extrapolates this lethality trend and imagines a deviant group in some society gaining access to biological or nuclear materials within the coming decade, it is possible to imagine terrorists being able to destroy millions of lives.


Tính hủy diệt gia tăng nhanh chóng. Vào những năm của thập niên 1970, khi người Palestine tấn công các vận động viên Israel tại Thế Vận Hội Munich hoặc vụ thảm sát do nhóm Lữ Đoàn Đỏ tiến hành, vốn gây chú ý trên toàn thếgiới, chỉ cướp đi sinh mạng của vài chục người. Vào thập niên 1980, nhóm cực đoan người Sikh nổ bom trên chuyến bay của hãng Hàng không Ấn Độvà giết chết trên 300 người. Sự cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 giết chết hàng ngàn người - tất cả sự gia tăng về tổn thất nhân mạng đều xảy ra mà không cần tới vũ khí giết người hàng loạt. Chỉ cần ngoại suy và phân tích khuynh hướng hủy diệt nêu trên,và thử tưởng tượng một nhóm đi lạc lối trong xã hội nào đó có được trong tay các nguyên liệu để sản xuất vũ khí hạt nhân hay vi trùng trong vòng mười năm tới, chúng ta có thể hìnhdung được bọn khủng bố có thể tàn sát hàng triệu mạng sống.


In the twentieth century, a pathological individual like Hitler or Stalin or Pol Pot required the apparatus of a totalitarian government to kill large numbers of people. Unfortunately, it is now all too easy to envisage extremist groups and individuals killing millions without the instruments of governments. This is truly the "privatization of war," and it represents a dramatic change in world politics. Moreover, this next step in the escalation of terrorism could have profound effects on the nature of our urban civilization. What will happen to the willingness of people to locate in cities, to our ability to sustain cultural institutions, if instead of destroying two office buildings, a future attack destroys the lower half of Manhattan, the City area of London, or the Left Bank of Paris?


Vào  thế kỷ 20, những cá nhân bệnh hoạn như Hitler, Stalin, hay Pol Pot cần phải có công cụ của một chính thể chuyên chính để tiêu diệt được số đông quần chúng. Đáng tiếc là ngày nay, các nhóm cực đoan rất dễ sát hại hàng triệu người mà không cần đến các công cụ của nhà nước. Đây thật sự là quá trình “tư nhân hoá chiến tranh”, và nó thể hiện một thay đổi nghiêm trọng trên chính trường quốc tế. Hơn nữa, bước phát triển tiếp theo này trong việc leo thang khủng bố sẽ có hậu quả sâu sắc đối với nền văn minh đô thị ngày nay. Điều gì sẽ xảy ra với mong muốn sống trong thành phố của người dân và khả năng duy trì các thể chếvăn hoá, nếu giả dụ thay vì hủy hoại hai toà nhà cao tầng, cuộc tấn công trong tương lai sẽ phá hủy hơn nửa khu phố Manhattan, cả khu vực thành phố LuânĐôn, hay một bên bờsông Paris?


The new terrorism is not like the 1970S terrorism of the IRA, the ETA (the military wing of the Basque separatist movement), or Italy's Red Brigades, nor is the vulnerability limited to anyone society. A "business as usual" attitude toward curbing terrorism is not enough. Force still plays a role in world politics, but its nature has changed in the twenty-first century. Technology is increasing terrorists' access to destructive power, but they also benefit greatly from increased capacities to communicate-with each other across jurisdictions, and with global audiences. As we will see in chapter 3, many terrorists groups also have soft as well as hard power. The United States was correct in altering its national security strategy to focus on terrorism and weapons of mass destruction after September 11, 2001. But the means the Bush administration chose focused too heavily on hard power and did not take enough account of soft power. And that is a mistake, because it is through soft power that terrorists gain general support as well as new recruits.

Phong trào khủng bốngày nay không giống với phong trào thập niên 1970 của nhóm IRA, nhóm ETA (cánh quân sự của phong trào ly khai xứ Basque), hoặc Lữ Đoàn Đỏ của Ý. Không chỉ một xã hội sẽ bị đe dọa bởi phong trào khủng bố này. Thái độ cho rằng đây chỉ là “việc thường ngày ở huyện” về việc ngăn ngừa khủng bố sẽ không thể chấp nhận được. Vũ lực vẫn giữ một vai trò nhất định trong chính trường thế giới, nhưng bản chất của nó đã thay đổi trong  thế kỷ 21. Kỹ thuật tạo điều kiện cho bọn khủng bố dễ tiếp cận với sức mạnh hủy diệt, cũng như khả năng thông tin liên lạc nhanh chóng vượt không gian trong nội bộ và cả thế giới bên ngoài. Như chúng ta sẽ thấy trong chương ba, nhiều nhóm khủng bố có cả quyền lực mềm cũng như quyền lực cứng. Hoa Kỳ đã đi theo con đường đúng đắn là thay đổi chiến lược an ninh quốc gia để tập trung vào khủng bố và vũ khí giết người hàng loạt sau ngày 11 tháng 9. Nhưng phương tiện mà chính quyền Bush sử dụng tập trung quá nhiều vào quyền lực cứng và không hề quan tâm tới quyền lực mềm. Đó là một sai lầm, bởi vì chính nhờ ở quyền lực mềm mà các tổ chức khủng bố có được sự ủng hộ cũng như cơ hội tuyển mộ thành viên.


THE INTERPLAY OF HARD AND SOFT POWER

Hard and soft power sometimes reinforce and sometimes interfere with each other. A country that courts popularity may be loath to exercise its hard power when it should, but a country that throws its
weight around without regard to the effects on its soft power may find others placing obstacles in the way of its hard power. No country likes to feel manipulated, even by soft power. At the same time, as mentioned earlier, hard power can create myths of invincibility or inevitability that attract others. In I96I, President John F. Kennedy went ahead with nuclear testing despite negative polls because he worried about global perceptions of Soviet gains in the arms race. Kennedy "was willing to sacrifice some of America's 'soft' prestige in return for gains in the harder currency of military prestige."[37] On a lighter note, it is amusing that in 2003, just a few months after massive antiwar protests in London and Milan, fashion shows in those cities used models in U.S. military commando gear exploding balloons. As one designer put it, American symbols "are still the strongest security blanket."[38]

Sự giao thoa giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm

Quyền lực cứng và quyền lực mềm đôi khi củng cố và đôi khi cản trở lẫn nhau. Một quốc gia muốn được công chúng ủng hộ thường không muốn sử dụng quyền lực cứng khi cần thiết; nhưng một quốc gia cậy thế mà không màng đến quyền lực mềm của mình thường sẽ gặp phải sự đối đầu khi sử dụng quyền lực cứng. Không có quốc gia nào muốn bị thao túng, ngay bởi cả quyền lực mềm. Đồng thời, như đã nêu trên, quyền lực cứng có thể giúp tạo dựng huyền thoại về sự bất khả chiến bại và tính thiên mệnh vốn thu hút các quốc gia khác. Năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy vẫn tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân cho dù các cuộc thăm dò công luận tỏ ra phản đối, vì ông e ngại thế giới nghĩ rằng Liên Xô đang chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua vũ trang. Kennedy “sẵn sàng đánh đổi một phần uy tín ‘mềm’ của Hoa Kỳ để thu được uy tín quân sự.”[37] Có một s ựkiện vui là năm 2003, chỉ vài tháng sau khi xảy ra các cuộc biểu tình phản chiến ở Luân Đôn và Milan, các buổi trình diễn thời trang tại hai nơi này cho các người mẫu mặc quần áo lính biệt kích Mỹ và họ làm nổ hàng loạt bong bóng. Như một nhà tạo mẫu nhận xét, các biểu tượng của Hoa Kỳ“vẫn là tấm mền an ninh tốt nhất.”[38]


Throughout history, weaker states have often joined together to balance and limit the power of a stronger state that threatens. But not always. Sometimes the weak are attracted to jumping on the bandwagon led by a strong country, particularly when they have little choice or when the large country's military power is accompanied by soft power. Moreover, as we saw earlier, hard power can sometimes have an attractive or soft side. As Osama bin Laden put it in one of his videos, "When people see a strong horse and a weak horse, by nature, they will like the strong horse."[39] And to deliberately mix the metaphor, people are more likely to be sympathetic to underdogs than to bet on them.

Xuyên suốt lịch sử, các quốc gia nhược tiểu thường liên kết với nhau để cân bằng và giới hạn quyền lực của một quốc gia mạnh hơn đang gây uy hiếp. Nhưng không phải luôn luôn nhưvậy. Đôi khi các nước yếu bị thu hút và đi theo một nước mạnh, nhất là khi họ không có lựa chọn nào khác, hoặc do nước đó có cả sức mạnh quân sự lẫn quyền lực mềm hỗ trợ. Hơn nữa, như chúng ta đã thấy, quyền lực cứng đôi khi cũng có khía cạnh mềm và thu hút. Như Osama bin Ladenđã nói trong một băng video, “Khi người ta thấy một con ngựa khỏe và một con ngựa yếu, theo bản tính tự nhiên, họ chọn con ngựa khỏe.”[39] Cũng dùng phép ẩn dụ tương tự, chúng ta thường thương hại kẻ yếu hơn là đánh cược cho họ.


The 2003 Iraq War provides an interesting example of the interplay of the two forms of power. Some of the motives for war were based on the deterrent effect of hard power. Donald Rumsfeld is reported to have entered office believing that the United States "was seen around the world as a paper tiger, a weak giant that couldn't take a punch" and determined to reverse that reputation.[4]0 America's military victory in the first Gulf War had helped to produce the Oslo process on Middle East peace, and its 2003 victory in Iraq might eventually have a similar effect. Moreover, states like Syria and Iran might be deterred in their future support of terrorists. These were all hard power reasons to go to war. But another set of motives related to soft power. The neoconservatives believed that American power could be used to export democracy to Iraq and transform the politics of the Middle East. If successful, the war would become self-legitimizing. As William Kristol and Lawrence Kaplan put it, "What is wrong with dominance in the service of sound principles and high ideals?"[41]


Cuộc Chiến tranh Iraq năm 2003 là một ví dụ về sự giao thoa giữa hai dạng quyền lực này. Một số động lực gây chiến tranh dựa trên khả năng răn đe của quyền lực cứng. Người ta nói rằng khi Donald Rumsfeld nhậm chức, ông cho rằng Hoa Kỳ “trong cái nhìn của thế giới chỉ là một con cọp giấy, một gã khổng lồ yếu ớt không thể nào chịu nổi một cú đấm” và vì vậy, ông quyết tâm thay đổi cách nhìn này.[40] Chiến thắng về quân sự của Mỹ trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần trước đã giúp thúc đẩy cuộc đàm phán hoà bình Trung Đông tại Oslo, và chiến thắng năm 2003 tại Iraq đã có thể có một kết quả tương tự. Hơn nữa, các quốc gia như Syria và Iran có lẽ sẽ cân nhắc kỹ ưỡng trước khi ủng hộ các hoạt động khủng bố khác trong tương lai. Tất cả đều là những lý do quyền lực cứng được dùng để phát động chiến tranh. Nhưng cũng có một loạt các động lực khác liên quan đến quyền lực mềm. Những người theo trường phái tân bảo thủ cho rằng có thể dùng quyền lực của Hoa Kỳ để xuất khẩu dân chủ qua Iraq và biến đổi chính trị tại Trung Đông. Nếu thành công, chiến tranh sẽ tự hợp thức hoá sự tồn tại của nó. Như William Kristol và Lawrence Kaplan đã nói, “Sự thống trị đâu có gì là sai trái nếu như ta dùng nó để phục vụ các nguyên tắc đúng đắn và những lý tưởng cao cả?”[41]


Part of the contest about going to war in Iraq became a struggle over the legitimacy of the war. Even when a military balance of power is impossible (as at present, with America the only superpower), other countries can still band together to deprive the U.S. policy of legitimacy and thus weaken American soft power. France, Russia, and China chafed at American military unipolarity and urged a more multipolar world. In Charles Krauthammer's view, Iraq "provided France an opportunity to create the first coherent challenge to that dominance."[42] Even without directly countering the superpower's military power, the weaker states hoped to deter the U.S. by making it more costly for us to use our hard power.[43] They were not able to prevent the United States from going to war, but by depriving the United States of the legitimacy of a second Security Council resolution, they certainly made it more expensive.

Người ta tranh cãi về cuộc chiến tranh Iraq một phần do họ cố lý giải tính hợp pháp của cuộc chiến này. Ngay cả khi không có đối trọng về quân sự (như hiện nay, Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất), các quốc gia khác vẫn có thể liên kết với nhau và tước đi tính chính danh trong các chính sách của Hoa Kỳ, và qua đó làm suy giảm quyền lực mềm của Mỹ. Pháp, Nga và Trung Quốc tỏ ra bực bội trước tính đơn cực về quân sự của Mỹ và kêu gọi một thế giới đa cực. Theo quan điểm của Charles Krauthammer, Iraq “tạo cơ hội cho Pháp hình thành thách thức nhất quán đầu tiên đối với sự thống trị đó.”[42] Ngay cả khi không đối đầu trực tiếp với sức mạnh quân sự của một siêu cường, các nước yếu hơn mong rằng họ có thể cản trở Hoa Kỳ bằng cách làm cho Hoa Kỳ phải tốn kém nhiều hơn khi sử dụng quyền lực cứng.[43] Cho dù không thể ngăn cản Hoa Kỳ phát động chiến tranh, nhưng bằng cách làm cho Hoa Kỳ mất tính chính danh thông qua nghị quyết thứ hai của Hội Đồng Bảo An, họ đã làm cho cuộc chiến tranh này tốn kém hơn.


Soft balancing was not limited to the UN arena. Outside the UN, diplomacy and peace movements helped transform the global debate from the sins of Saddam to the threat of American empire. That made it difficult for allied countries to provide bases and support and thus cut into American hard power. As noted earlier, the Turkish parliament's refusal to allow transport of ground troops and Saudi Arabia's reluctance to allow American use of air bases that had been available in 1991 are cases in point.


Quyền lực mềm không chỉ giới hạn trong đấu trường Liên Hiệp Quốc. Ngoài Liên Hiệp Quốc, ngoại giao và các phong trào hoà bình đã biến đổi cuộc tranh luận trên thế giới từ những tội lỗi của Saddam chuyển sang mối đe dọa của đế quốc Mỹ. Điều đó khiến cho các quốc gia đồng minh khó có thể cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ quân sự, hoặc hỗ trợHoa Kỳ, và vì vậy, làm suy giảm quyền lực cứng của Hoa Kỳ. Những ví dụ như đã đề cập ở trên bao gồm việc quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cho phép Mỹ quá cảnh quân đội trên lãnh thổ của họ, và Saudi Arabia không sẵn lòng cho Mỹ sử dụng các căn cứ không quân mà họ đã cho phép từ năm 1991.


Since the global projection of American military force in the future will require access and overflight rights from other countries, such soft balancing can have real effects on hard power. When support for America becomes a serious vote loser, even friendly leaders are less likely to accede to our requests. In addition, bypassing the UN raised the economic costs to the United States after the war, leading the columnist Fareed Zakaria to observe, "The imperial style of foreign policy is backfiring. At the end of the Iraq war the administration spurned any kind of genuine partnership with the world. It pounded away at the United Nations."[44]

Do việc triển khai sức mạnh quân sự Hoa Kỳ trong tương lai đòi hỏi việc sử dụng lãnh thổ cũng quyền bay quá cảnh của các quốc gia khác, những hành vi cân bằng quyền lực mềm như vậy có thể ảnh hưởng thực tế lên quyền lực cứng. Khi mà việc ủng hộ Hoa Kỳ khiến các chính trị gia mất phiếu bầu của dân chúng, ngay cả các lãnh tụ vốn thân Mỹ cũng sẽ khó lòng chấp nhận các thỉnh cầu của Hoa Kỳ. Thêm vào đó, việc qua mặt Liên Hiệp Quốc đã làm tăng chi phí kinh tế cho Mỹ sau khi cuộc chiến kết thúc, khiến nhà báo Fareed Zakaria nhận xét rằng “Chính sách đối ngoại kiểu đế quốc chủ nghĩa đãnđem lại kết quả trái ngược. Khi cuộc chiến tranh Iraq kết thúc, chính quyền Mỹ đã chối bỏ bất kỳ hình thức đối tác thực sự nào với thế giới. Mỹ liên tục coi thường Liên Hiệp Quốc.”[44]


In the summer of 2003, the Bush administration's initial resistance to a significant role for the United Nations in the reconstruction of Iraq is estimated to have cost the United States more than $100 billion, or about $1,000 per American household. In most major peacekeeping missions, the UN covers most of the expenses for countries that contribute troops. In the 1991 Gulf War, the broad coalition assembled by President George H. W. Bush covered 80 percent of the costs, and during the Clinton interventions abroad, the United States shouldered only 15 percent of the reconstruction and peacekeeping costs.[45] But without a UN mandate, some countries refused to participate in peacekeeping in Iraq, and for those who did-countries such as Poland, Ukraine, Nicaragua, El Salvador, Honduras, and others-it was estimated that the United States would have to spend $250 million to help underwrite their participation.[46]


Mùa hè năm 2003, chính quyền Bush thoạt đầu phản đối việc Liên Hiệp Quốc giữ một vai trò quan trọng trong việc tái thiết Iraq. Việc này tính ra làm cho Hoa Kỳ tốn đến hơn 100 tỷ đô la, hay khoảng 1.000 đô la trên một hộ gia đình Mỹ. Trong đa phần các sứ mạng gìn giữ hoà bình, Liên Hiệp Quốc tài trợ phần lớn chi phí cho các quốc gia đóng góp quân đội. Trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, liên minh do Tổng thống George H. W.Bush tạo dựng trang trải 80% toàn bộ phí tổn; và trong những vụ can thiệp của Tổng thống Clinton tại nước ngoài, Hoa Kỳ chỉ phải gánh vác 15% phí tổn gìn giữ hoà bình và tái thiết.[45] Khi không có sự ủy thác của Liên Hiệp Quốc, một số quốc gia từ chối tham gia gìn giữ hoà bình tại Iraq, và đối với một số quốc gia tham gia như Ba Lan, Ukraine, Nicaragua, El Salvador, Honduras cùng những nước khác, ước tính Hoa Kỳ đã phải trang trải 250 triệu đô la để giúp họ tham gia.[46]

Some neoconservatives argued that the solution was to avoid the UN and to deny its legitimacy. For some, thwarting the UN was a gain.[47] They viewed the Iraq War as a "twofer": it removed Saddam and damaged the UN. Some urged the creation of an alliance of democracies to replace the UN. But such responses ignore the fact that the key divisions were among the democracies, and the United States can influence but not alone determine international views of the legitimacy of the UN. Moreover, soft balancing that puts pressure on parliaments in democracies can be conducted outside the framework of the UN. The Internet has allowed protests to be quickly mobilized by free-wheeling amorphous groups, rather than hierarchical organizations. In the Vietnam era, planning a protest required weeks and months of pamphlets, posters, and phone calls, and it took four years before the size of the protest rallies, 25,000 at first, reached half a million in 1969. In contrast, 800,000 people turned out in the United States and 1.5 million in Europe on one weekend in February 2003 before the start of the war.[48]

Một sốngười theo chủ nghĩa tân bảo thủ biện luận rằng giải pháp họ chọn lựa nhằm né tránh Liên Hiệp Quốc và làm cho Liên Hiệp Quốc mất đi tính chính danh. Đối với những người này, phá được Liên Hiệp Quốc cũng được xem như là một thắng lợi.[47] Họđánh giá cuộc Chiến tranh Iraq như “một mũi tên trúng hai con chim”: vừa lật đổ được Saddam, vừa làm tổn hại đến Liên Hiệp Quốc. Một số còn kêu gọi thành lập một liên minh mới bao gồm các quốc gia dân chủ để thay thế Liên Hiệp Quốc. Những phản ứng như vậy quên đi một điều là sự chia rẽ chính là giữa các quốc gia dân chủ, và Hoa Kỳ có thể gây ảnh hưởng nhưng không thể một mình quyết định quan điểm của thế giới về tính chính danh của Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, cân bằng mềm nhằm tạo áp lực lên quốc hội của các nước dân chủ có thể được thực hiện bên ngoài khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc. Internet tạo điều kiện cho các phong trào chống đối nhanh chóng triệu tập các nhóm phi tổ chức với cơ cấu lỏng lẻo thay vì những tổ chức có thứ bậc như trước đây. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, tổ chức một cuộc xuống đường đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều tuần lễ, có khi cả mấy tháng trời, các tờ truyền đơn, biểu ngữ, các cuộc điện thoại; trải qua bốn năm các cuộc xuống đuờng này mới có số đông đáng kể, thoạt đầu là 25.000 người, rồi lên đến nửa triệu người vào năm 1969. Để tiện so sánh, 800.000 người tại Hoa Kỳ và 1,5 triệu người tại châu Âu đã tụ họp vào một ngày cuối tuần tháng 2 năm 2003 trước khi cuộc chiến bắtđầu.[48]



Protests do not represent the "international community," but they do often affect the attitudes of editorial writers, parliamentarians, and other influential people in important countries whose views are summarized by that vague phrase.[49] Though the concept of an international community may be imprecise, even those who dismissed international concerns about how the United States entered the war seem to appeal to such opinion when they argue that the legitimacy of American actions will be accepted after the fact if we produce a better Iraq. Such post hoc legitimization may help to restore American soft power that was lost on the way in, but it also shows that legitimacy matters. And in the difficult cases of Iran and North Korea, it is worth noting that President Bush appealed to the views of the "international community" that some of his advisors dismissed as "illusory."[50] The continual contest for legitimacy illustrates the importance of soft power. Morality can be a power reality.

Mặc dù những cuộc phản kháng này không đại diện cho cả “cộng đồng quốc tế”, nó gây ảnh hưởng đến quan điểm của các nhà báo, nghị viên và các nhân vật có thế lực tại các quốc gia quan trọng; quan điểm của nhóm này tiêu biểu cho “cộng đồng quốc tế” nêu trên.[49] Mặc dù khái niệm về một cộng đồng quốc tế là không chính xác, ngay cả những người vốn bác bỏ mối quan ngại trên thế giới về phương cách mà Hoa Kỳ đã dấn thân vào cuộc chiến, có vẻ cũng chấp nhận ý kiến nêu trên khi họ cho rằng tính chính danh của Hoa Kỳ sẽ được chấp nhận một khi thu được kết quả khả quan tại Iraq. Cách chính danh hóa hậu kỳ này có thể giúp tái tạo quyền lực mềm của Hoa Kỳ vốn bị đánh mất khi tham chiến, nhưng đồng thời nó cũng cho thấy rằng tính chính danh là quan trọng. Trong những trường hợp khó khăn hơn như với Iran hay Bắc Triều Tiên, Tổng thống Bush tranh thủquanđiểm của cái gọi là “cộng đồng thế giới” mà một số cố vấn của ông cho là “viển vông.”[50] Cuộc đấu tranh liên tục để giành tính chính danh cho thấy sự quan trọng của quyền lực mềm. Đạođức có thể là sức mạnh trong thực tế.


The initial effect of the Iraq War on opinion in the Islamic world was quite negative. AI Jazeera television (the soft-power resource owned by the same government of Qatar that provided headquarters for American hard power) showed bloody pictures of civilian casualties night after night. An Egyptian parliamentarian observed, "You can't imagine how the military strikes on Baghdad and other cities are provoking people every night."[51] In Pakistan, a former diplomat reported that "the US invasion of Iraq is a complete gift to the Islamic parties. People who would otherwise turn up their noses at them are now flocking to their banner."[52] American intelligence and law enforcement officials reported that AI Qaeda and other terrorist groups intensified their recruitment on three continents by "tapping into rising anger about the American campaign for war in Iraq."[53] After the war, polls found a rise in support for bin Laden and a fall in the popularity of the United States even in friendly countries such as Indonesia and Jordan.[54] Meanwhile, in Europe polls showed that the way the United States went about the Iraq War had dissipated the outflow of sympathy and goodwill that had followed the September 11 events. It is still too soon to tell whether the hard-power gains from the war in Iraq will in the long run exceed the soft-power losses, or how permanent the latter will turn out to be, but the war provided a fascinating case study of the interaction of the two types of power.


Chiến tranh Iraq có tác động ban đầu hoàn toàn tiêu cực lên công luận của thế giới Hồi Giáo. Đài truyền hình Al Jazeera (nguồn lực quyền lực mềm của chính phủ Qatar, cũng là nơi đồn trú quyền lực cứng của Hoa Kỳ) chiếu những cảnh dân thường đổ máu hết ngày này qua ngày khác. Một nghị viên Ai Cập nhận xét, “Quý vị không thể tưởng tượng nổi những cuộc hành quân tại Baghdad và các thành phố khác gây phẫn nộ trong công chúng đến mức nào.”[51] Tại Pakistan, một cựu viên chức ngoại giao đã tường trình rằng “việc Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq là món quà tặng cho các đảng phái Hồi Giáo tại đây. Những người trước đây vốn xem thường các đảng phái này thì nay lại đi theo họ thành đoàn.”[52] Tình báo Mỹ và các nhân viên công lực cho hay Al Qaeda và các nhóm khủng bố khác tăng cường việc tuyển mộ trên ba đại lục bằng cách “xoáy vào sự giận dữ ngày càng gia tăng đối với việc Hoa Kỳ mởchiến dịch tấn công Iraq.”[53] Sau khi cuộc chiến kết thúc, các cuộc thăm dò công luận cho thấy công chúng ủng hộ bin Laden hơn trước, và Hoa Kỳ ngày càng mất lòng dân ngay tại các quốc gia thân cận với Hoa Kỳ như Indonesia và Jordan.[54] Trong khi đó, các cuộc thăm dò ý kiến tại châu Âu cho thấy phương cách Hoa Kỳ tiến hành cuộc chiến tranh Iraq đã làm tiêu tan sự thông cảm và thiện chí dành cho Hoa Kỳ sau ngày 11 tháng 9. Hiện nay còn quá sớm để có thể đánh giá những thắng lợi về quyền lực cứng trong cuộc chiến tranh Iraq về lâu dài có hơn được những tổn thất về quyền lực mềm hay không, hay những tổn thất này có lâu dài không. Tuy nhiên cuộc chiến tranh này đã là trường hợp nghiên cứu rất thú vị về sự tương tác giữa hai hình thái quyền lực này.


Looking to the future, much will depend on the effectiveness of American policies in creating a better Iraq and moving the Middle East peace process forward. In addition, much will depend on whether the intelligence failures and political exaggeration of intelligence evidence will have a permanent damaging effect on the credibility of the American government when it approaches other countries for help on cases like Iran and North Korea, as well as in the war on terrorism. As the British weekly The Economist observed, "The spies erred and the politicians exaggerated... The war, we think, was justified. But in making the case for it, Mr Bush and Mr Blair did not play straight with their people."[55]


Hướng vềtương lai, nhiều điều phụ thuộc vào hiệu quả chính sách của Mỹ nhằm xây dựng một Iraq tốt đẹp hơn và quá trình vận động hoà bình tại Trung Đông. Ngoài ra, nhiều điều cũng phụ thuộc vào việc những thất bại tình báo và sự thổi phồng chính trị những bằng chứng tình báo này có gây tổn hại lâu dài đến uy tín của chính phủ Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ tiếp cận các quốc gia khác để được giúp đỡ trong những trường hợp như Iran và Bắc Hàn, cũng như trong cuộc chiến tranh chống khủng bố hay không. Tuần báo Anh The Economist nhận định rằng, “Điệp viên phạm sai lầm, chính trị gia thổi phồng... Cuộc chiến tranh, theo nhận định của chúng tôi, đã được biện minh. Nhưng khi vận động sự ủng hộ, ông Bush và ông Blair đã không thẳng thắn với công chúng.”[55]

Skeptics argue that because countries cooperate out of self-interest, the loss of soft power does not matter much. But the skeptics miss the point that cooperation is a matter of degree, and that degree is affected by attraction or repulsion. They also miss the point that the effects on nonstate actors and recruitment to terrorist organization do not depend on government attitudes. Already in 2002, well before the Iraq War, reactions against heavy-handed American policies on the Korean peninsula had led to a dramatic drop over the past three years in the percentage of the Korean population favoring an American alliance, from 89 to only 56 percent. [56] That will complicate dealing with the dangerous case of North Korea. Whether in the Middle East or in East Asia, hard and soft power are inextricably intertwined in today's world.


Những người hồ nghi biện luận rằng các quốc gia cần hợp tác do quyền lợi của họ, vì vậy dù có mất đi quyền lực mềm cũng không phải chuyện to tát. Những người này quên mất một điều là hợp tác cũng có nhiều mức độ khác nhau, và mức độ đó phụ thuộc vào sự thu hút hay ghét bỏ. Họ cũng quên mất một điều là các thành tố phi quốc gia cũng như tổ chức khủng bố không phụ thuộc vào quan điểm của chính quyền. Vào năm 2002, trước khi xảy ra chiến tranh Iraq, đã có phản ứng trước chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ tại bán đảo Triều Tiên, dẫn đến giảm sút nhiều - chỉ trong vòng ba năm - tỷ lệ dân chúng Hàn Quốc ủng hộ liên minh với Hoa Kỳ, từ 89% xuống còn 56%.[56] Điều đó sẽ đưa đến những khó khăn trong việc giải quyết tình trạng Bắc Triều Tiên vốn dĩ có nhiều rủi ro. Cho dù là tại Trung Đông hay Đông Á, quyền lực cứng và quyền lực mềm liên hệ chặt chẽ với nhau trong thế giới ngày nay.


POWER IN A GLOBAL INFORMATION AGE   

Power today is less tangible and less coercive among the advanced democracies than it was in the past. At the same time, much of the world does not consist of advanced democracies, and that limits the global transformation of power. For example, most African and the Middle Eastern countries have preindustrial agricultural economies, weak institutions, and authoritarian rulers. Failed states such as Somalia, Congo, Sierra Leone, and Liberia provide venues for violence. Some large countries such as China, India, and Brazil are industrializing and may suffer some of the disruptions that analogous parts of the West encountered at similar stages of their development early in the twentieth century,[57] In such a diverse world, all three sources of power-military, economic, and soft-remain relevant, although in different degrees in different relationships. However, if the current economic and social trends of the information revolution continue, soft power will become more important in the mix.

Quyền lực trong kỷnguyên thông tin toàn cầu

Ngày nay quyền lực trở nên khó nắm bắt hơn, ít cưỡng chế hơn giữa các nền dân chủ tiên tiến so với trước đây. Nhưng đồng thời, thế giới ngày nay chưa có nhiều quốc gia dân chủ tiến bộ, và điều đó giới hạn sự chuyển hoá quyền lực trên thế giới. Ví dụ đa số các quốc gia châu Phi và Trung Đông vẫn còn duy trì nền kinh tế nông nghiệp tiền công nghiệp, các thể chế của họ còn non yếu, và chịu sự kiểm soát của chính quyền toàn trị. Các quốc gia thất bại như Somalia, Congo, Sierra Leone, và Liberia tạo cơ sở cho bạo lực. Những quốc gia lớn nhưTrung Quốc, Ấn Độvà Brazil đang trong thời kỳ công nghiệp hoá và có thể sẽ đương đầu với những phân hoá mà các quốc gia phương Tây khác đã trải qua trong giai đoạn phát triển đầu  thế kỷ thứ20.[57] Trong thế giới đa dạng ngày nay, tất cả ba nguồn lực – quân sự, kinh tế và nguồn lực mềm - vẫn tỏ ra phù hợp, mặc dù với những mức độ khác nhau trong các mối quan hệ khác nhau. Tuy nhiên, nếu các xu thế kinh tế xã hội trong cuộc cách mạng thông tin vẫn tiếp diễn, quyền lực mềm sẽ trở nên quan trọng hơn.


The information revolution and globalization of the economy are transforming and shrinking the world. At the beginning of the twenty-first century, these two forces have enhanced American power. But with time, technology will spread to other countries and peoples, and America's relative preeminence will diminish. Today Americans represent one twentieth of the global population total, but nearly half of the world's Internet users. Though English may remain the lingua franca, as Latin did after the ebb of Rome's might, at some point in the future, perhaps in a decade or two, the Asian cyber-community and economy may loom larger than the American. Even more important, the information revolution is creating virtual communities and networks that cut across national borders. Transnational corporations and nongovernmental actors (terrorists included) will play larger roles. Many of these organizations will have soft power of their own as they attract citizens into coalitions that cut across national boundaries. Politics then becomes in part a competition for attractiveness, legitimacy, and credibility. The ability to share information-and to be believed-becomes an important source of attraction and power.

Cuộc cách mạng thông tin và toàn cầu hoá kinh tế đang biến chuyển và làm thế giớingày càng nhỏ bé. Với thời gian, công nghệ sẽ thâm nhập các quốc gia và dân tộc khác, và vị trí ưu việt của Hoa Kỳ sẽ suy giảm. Ngày nay, dân số nước Mỹ chỉ chiếm một phần hai mươi dân số toàn cầu, nhưng lại chiếm gần một nửa số người sử dụng Internet. Mặc dù tiếng Anh sẽ tiếp tục là ngôn ngữ chung, như tiếng La Tinh sau khi đế chế La Mã đã suy tàn, vào một thời điểm nào đó trong tương lai, có thể là mười hay hai mươi năm, cộng đồng trên mạng cũng như kinh tế của châu Á sẽ rộng lớn hơn Mỹ. Quan trọng hơn nữa, cuộc cách mạng thông tin đang hình thành những cộng đồng và mạng lưới trên mạng vượt qua giới hạn biên giới giữa các nước. Các công ty đa quốc gia và các thành tố phi chính phủ (bao gồm cả tổchức khủng bố) sẽ đóng vai trò lớn hơn. Đa số các tổ chức này sẽ có quyền lực mềm của chính họ, và các tổ chức này sẽ thu hút công dân tham gia vào các liên minh vượt ra khỏi giới hạn quốc gia. Chính trị sẽ phần nào trở nên một cuộc chiến giành giật tính hấp dẫn, tính chính danh và uy tín. Khả năng chia sẻ thông tin, và tạo sự tin cậy, sẽ trở thành nguồn lực quan trọng tạo nên tính hấp dẫn và quyền lực.





Behaviors
Primary Currencies
Government Policies
Military Power
coercion
deterrence
protection
threats
force
coercive diplomacy
war
alliance
Economic Power
inducement
coercion
payments
sanctions
aid
bribes
sanctions
Soft Power
attraction
agenda setting
values
culture
policies
institutions
public diplomacy
bilateral and
multilateral
diplomacy
Three Types of Power


Hành vi
Phương tiện chính

Chính sách nhà nước
Quyền lựcquân sự
Cưỡng chế  Răn đe Bảo vệ
Hăm dọa
Vũ lực
Ngoại giao
cưỡng chế
Chiến tranh
Liên minh
Quyền lực kinh tế

Dụ dỗ
Cưỡng ép
Mua chuộc
Cấm vận
Viện trợ  Hối lộ  Cấm vận
Quyền lực mềm
Thu hút
Lên nghị trình
Giá trị
Văn hoá
Chính sách
Thể chế
Ngoại giao công chúng  Ngoại giao đa phương và song phương
Ba loại quyền lực


This political game in a global information age suggests that the relative importance of soft power will increase. The countries that are likely to be more attractive and gain soft power in the information age are those with multiple channels of communication that help to frame issues; whose dominant culture and ideas are closer to prevailing global norms (which now emphasize liberalism, pluralism, and autonomy); and whose credibility is enhanced by their domestic and international values and policies. These conditions suggest opportunities for the United States, but also for Europe and others, as we shall see in chapter 3.

Cuộc chơi chính trị này trong thời đại thông tin toàn cầu cho thấy vai trò của quyền lực mềm sẽ gia tăng. Những quốc gia có sức thu hút hơn, có nhiều quyền lực mềm hơn trong kỷ nguyên thông tin thường là những nước có nhiều kênh liên lạc để có thể định hình các vấn đề; có nền văn hoá và ý tưởng bao trùm gần gũi hơn với các chuẩn mực quốc tế thịnh hành (mà ngày nay tập trung vào chủ nghĩa tựdo, chủ nghĩa đa nguyên, và tự trị); và những nước mà uy tín của họ được nâng cao qua các chính sách và giá trị trong đối nội và đối ngoại. Những điều kiện này hàm ý cơ hội cho Hoa Kỳ, châu Âu và các quốc gia khác, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 3.


The soft power that is becoming more important in the information age is in part a social and economic by-product rather than solely a result of official government action. Nonprofit institutions with soft power of their own can complicate and obstruct government efforts, and commercial purveyors of popular culture can hinder as well as help the government achieve its objectives. But the larger long-term trends can help the United States if it learns to use them well. To the extent that official policies at home and abroad are consistent with democracy, human rights, openness, and respect for the opinions of others, America will benefit from the trends of this global information age. But there is a danger that the United States may obscure the deeper message of its values through arrogance. As we shall see in the next chapter, American culture high and low still helps produce soft power in the information age, but government actions also matter, not only through programs like the Voice of America and Fulbright scholarships, but, even more important, when policies avoid arrogance and stand for values that others admire. The larger trends of the information age are in America's favor, but only if we learn to stop stepping on our best message. Smart power means learning better how to combine our hard and soft power.


Quyền lực mềm vốn trở nên ngày càng quan trọng hơn trong thời đại thông tin đa phần là một sản phẩm phụ về xã hội và chính trị hơn là đơn thuần chỉ là kết quả phát xuất từ hành động của chính quyền. Các thể chế phi lợi nhuận vốn có quyền lực mềm của riêng họ có thể làm phức tạp hóa hoặc ngăn cản những nỗ lực của nhà nước; những nhà thương mại cung cấp văn hóa đại chúng cũng có thể cản trở hoặc giúp đỡ chính quyền đạt được mục đích của mình. Những xu thế lâu dài và tổng quát có thể giúp cho nước Mỹ nếu họ biết sử dụng chúng. Nếu thật sựl là các chính sách chính thức trong và ngoài nước phù hợp với các giá trị dân chủ, nhân quyền, cởi mở, và tôn trọng ý kiến người khác, Hoa Kỳ sẽ có lợi từ những xu thế trong thời đại thông tin toàn cầu này. Nhưng cũng có hiểm hoạ là Hoa Kỳ đánh mất đi thông điệp về các giá trị của họ nếu Hoa Kỳ tỏ ra ngạo mạn. Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, văn hóa nước Mỹ, cả cao cấp và bình dân, vẫn giúp tạo ra quyền lực mềm trong thời đại thông tin, nhưng những hoạt động của chính phủ cũng quan trọng, thông qua các chương trình như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và học bổng Fullbright, nhưng, thậm chí quan trọng hơn, là khi các chính sách của chính phủ tránh được sự ngạo mạn và đại diện cho những giá trịmà người khác ngưỡng mộ. Những xu thế trong thời đại thông tin phát triển theo hướng có lợi cho Hoa Kỳ chỉ khi họ học được cách không dẫm chân lên các thông điệp của chính mình. Quyền lực thông minh có nghĩa là học cách biết cách kết hợp quyền lực cứng và mềm một cách thành thạo hơn.

Translated by Lê Hồng Hiệp, edied by Vũ Trong Cương

P1      P2      P3      P4      P5


REFERENCES
1. Robert Dahl, Who Governs? Democracy and Power in an American City (New Haven: Yale University Press, 1961).
2. David Baldwin,  "Power Analysis  and World Politics: New Trends versus Old Tendencies," World Politics 3  I, 2 Oanuary 1979), pp.  161-94.
3.  Ibid., p.  164b.
4. A.]. P.  Taylor,  The  Struggle for Mastery  in Europe,  I848-I9I8 (Oxford: Oxford University Press, 1954), p. xxix.
5.  I first introduced this concept in Bound to Lead: The Changing Nature of  American Power  (New York:  Basic Books,  1990),  chapter 2.  It builds on what Peter Bachrach and Morton Baratz called the "second face of  power." See their "Decisions and Nondecisions: An Analytical Framework," American Political Science Review  (September 1963), pp. 632-42.
6.  I am indebted to Mark Moore for pointing this out to me.
7. See Jane J. Mansbridge, Beyond Self-Interest (Chicago: University of Chicago Press, 1990).
8. Repulsion and hatred can also move people to act, but the outcomes they produce  are usually not desired  by  those who generate  them. While some might consider repulsion a form of  "negative soft power," such a term would be  inconsistent with my definition of power as  the capacity to produce desired outcomes. Thus I use  the  term "repulsion" as  the opposite of "attraction."
9. Hubert V€drine with Dominique Moisi, France  in an Age of Globalization  (Washington, D.e.: Brookings Institution Press, 2001), p. 3.
lO. E. H. Carr,  The Twenty Years'  Crisis,  1919-1939: An Introduction  to the  Study  of  International Relations  (New York:  Harper &  Row,  1964),  p. 108
I!.  John McCloy and Arthur Schlesinger, Jr., quoted in Mark Haefele, "John F.  Kennedy,  USIA,  and World Public Opinion," Diplomatic History 25,  I  (\Vinter 2001), p. 66.
12. Ibid., p.  75.  See  also USIA data in Richard L. Merritt and Donald J. Puchala, Western European Perspectives on  InternationalAffairs (New York: FrederickA. Praeger, 1968), pp. 513-38.
13.John P.  Vloyantes,  Silk Glove Hegemony:  Finnish-Soviet Relations, 1944-1974  (Kent, Ohio: Kent State University Press,  1975) uses  the  term "soft sphere of  influence."
14- Frank Bruni,  "A Nation That Exports Oil, Herring and  Peace," New York Times,  December 21,2002, p. A3.
15. Michael Ignatieff,  "Canada in the Age  of Terror-Multilateralism Meets a Moment of  Truth," Options Politiques,  February 2003, p.  16.
16. Jehangir Pocha, "The Rising Soft Power of  India and China," New Perspectives Quarterly 20 (\Vinter 2003), p. 9.
17. JosefJoffe, "Who's Afraid of Mr. Big?" The National Interest,  Summer 2001, p. 43.
18. Niall Ferguson,  "Think Again:  Power," Foreign  Policy,  January-February 2003.
19. Neal M. Rosendorf, "Social and Cultural Globalization: Concepts, History,  and America's Role,"  in Joseph Nye and John D.  Donahue, eds., Governance in a Globalizing World (Washington, D.e.: Brookings Institution Press, 2000), p.  123.
20. Todd Gitlin,  "Taking  the World  by  (Cultural) Force," The  Straits Times  (Singapore), January II, 1999, p.  2.
21.  Elisabeth Rosenthal,  "Chinese Test New Weapon  from West: Lawsuits," New York Times, June 16,  2001, p. A3.
22. Pew Global Attitudes Project, Views of  a Changing World June 2003 (Washington, D.C.:  Pew Research Center for  the People  and  the Press, 2003), pp.  22-23·
23. For an early example,  see John R.  P.  French and Bertram Raven, "Bases  of Social  Power,"  in Dorwin Cartwright and Alvin Zander, eds., Group  Dynamics:  Reseach  and Theory,  3rd  ed.  (New York:  Harper &  Row, 1968), pp. 259-69·
2+ This builds on a distinction  first made by Arnold Wolfers, Discord and Collaboration:  Essays  on  International Politics  (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1962).
25.  Ibid.
26. Milos Forman,  "Red Spring Episode  14:  The Sixties,"  interview, available  at:  http://www.gwu.edu/  -nsarchiv/  coldwarlinterviews/  episode-14 forman1.html. Quoted in Matthew Kohut, "The Role of  American Soft Power  in  the Democratization of Czechoslovakia,"  unpublished  paper, April 2003.
27. Whether  this  would  change with  the  proliferation  of nuclear weapons  to more  states  is  hotly  debated  among  theorists.  Deterrence should work with most states, but the prospects of  accident and loss of  control would  increase.  For my views,  see Joseph Nye, Nuclear Ethics  (New York: Free Press, 1986).
28.John Meuller, Retreatfrom Doomsday: The  Obsolescence of  Major War (New York: Basic Books,  1989).
29. Robert Cooper, The Postmodern  State and the World Order (London: Demos, 2000), p.  22.
30. Robert Kagan, Of  Paradise and Power (New York: Knopf,  2003).
31. Thomas Friedman,  The  Lexus and  the  Olive  Tree:  Understanding Globalization  (New York: Farrar Straus and Giroux, 1999), chapter 6.
32. Richard N. Rosecrance, The Rise of  the Trading State (New York: Basic Books,  1986), pp. 16,  160.
33.John Arquilla and David Ronfeldt,  The Emergence ofNeopolitik: Toward an American Information Strategy  (Santa Monica: RAND Corporation, 1999), p. 42.
34. National Research Council, Making the Nation  Safer (Washington, D.e.: National Academies Press, 2002), p.  25.
35. For details  see Joseph Nye,  The Paradox  of  American Power  (New York: Oxford University Press, 2002),  chapter 2.
36. WaIter Laquer,  "Left, Right and Beyond: The Changing Face  of Terror,"  in James Hoge  and Gideon Rose,  eds., How  Did This Happen?
(New York: PublicAffairs, 2001), p.  74.
37. Haefele,  "John F.  Kennedy,  USIA,  and World Public Opinion," P·78.
38. Cathy Horyn,  "Macho America  Storms Europe's Runways," New York Times, July 3,  2003, p.  I.
39. Quoted  in "Special Report Al  Qaeda,"  The  Economist,  March 8, 2003, p.  25·
40. Evan Thomas, "Road to War," Newsweek, March 21,  2003, p. 60.
41. William Kristol and Lawrence Kaplan, The  1IVilr over Iraq:  Saddam's Tyranny  and America's Mission  (San  Francisco:  Encounter Books,  2003), p.  Il2.
42. Charles Krauthammer,  "The French Challenge,"  1IVilshington  Post, February 21,2003, p.  27.
43. Robert A.  Pape,  "The World Pushes Back,"  Boston  Sunday  Globe, March 23,2003, p. HI.
44. Fareed Zakaria, "And Now, Global Booby Prizes," Newsweek,  September 29, 2003, p.  13·
45. Lael Brainard and Michael O'Hanlon, "The Heavy Price of  America's Going It Alone," Financial Times, August 6, 2003, p.  13.
46. Paul Richter,  "U.S. Enlists More Countries  in  Iraq,  at Taxpayers' Expense," Los Angeles Times, June 22,  2003, p.  3.
47. David Gelertner, "Replacing the United Nations to Make Way for the Big Three," Weekly Standard, March 17, 2003.
48. Jennifer Lee,  "How Protesters Mobilized So Many and  So Nimbly," New York Times,  February 23,  2003, The Week in Review, p. 4.
49. For various views of what it means,  see  "What Is  the International Community?" Foreign Poliry,  September 2002.
50. Bill Keller,  "Does Not Play Well with Others," New  York  Times, June 22,  2003, Book Review, p.  9.
51. Mustafa  al-Feqi  quoted  in Susan Sachs,  "Arab  Foreign Ministers Urge US Withdrawal," New York Times, March 25,  2003, p. 811.
52.  "US Invasion Pushes Pakistani Elite Closer to Hardline Islam," FinancialTimes, March 28,  2003, p.  I.
53. Don Van Natta, Jr.,  and Desmond Butler,  "Anger on Iraq Seen as New Qaeda Recruiting Tool," New York Times, March 16,  2003, p.  I. Their conclusion  is  reinforced  by  the  judgment of the  authors  of the  report "Strategic Balance"  (London:  International  Institute of Strategic Studies, 2003).
54. Pew Global Attitudes Project, Views of  a Changing World.
55.  "Wielder of Mass  Deception?"  The  Economist,  October 4,  2003, p.  13·
56. Seung Hwan Kim,  "Anti-Americanism  in Korea,"  The Washington Quarterly, Winter 2002-3, p.  II6.
57. See Cooper, Postmodern  State,  and Daniel Bell,  The  Coming of  Post-Industrial Society: A  Venture  in  Social Forecasting  (1976;  paperback edition with new foreword: New York: Basic Books,  1999), foreword, passim.


P1      P2      P3      P4      P5

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn