|
|
|
China’s ADIZ over
East China Sea: Implications for ASEAN
|
ADIZ của Trung Quốc
và tác động đối với khu vực
|
By Dylan Loh Ming Hui
|
Dylan Loh Ming Hui
|
|
|
Synopsis
China’s decision to set up an ADIZ over the East China Sea
has attracted strong criticism from major powers in the region but ASEAN’s
response has been relatively muted. What implications does the ADIZ have for ASEAN?
|
Tóm tắt
Quyết định của Trung Quốc thiết lập một Vùng nhận dạng
phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các
cường quốc trong khu vực, tuy nhiên phản ứng của ASEAN về vấn đề này cho đến
nay tương đối kín tiếng. Vậy tác động của ADIZ đến ASEAN là gì?
|
Commentary
CHINA’S UNILATERAL declaration of an air defence
identification zone (ADIZ) over the East China Sea has ruffled the feathers
of Japan, the United States, South Korea and Australia. They have all
criticised or registered their displeasure at the move which is widely viewed
as stoking the embers of an unsettled East Asia.
|
Bình luận
Tuyên bố ADIZ đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông đã
làm chấn động Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Australia. Tất cả đều chỉ trích hoặc
thể hiện sự không hài lòng với động thái được nhìn nhận rộng rãi là “đổ dầu
vào lửa” ở một khu vực Đông Á vốn đầy rẫy bất ổn.
|
The way in which the ADIZ was declared by Beijing has
caused countries in the region to be more uneasy with China. The announcement
of the ADIZ was made without any prior consultation with neighbours or the
US. This confirms the willingness and capacity of the Chinese to act
independently and unilaterally to advance their own interest particularly in
their frontyard.
|
Cách thức Bắc Kinh tuyên bố ADIZ đã khiến nhiều nước trong
khu vực trở nên khó chịu với Trung Quốc, khi Bắc Kinh không hề tham vấn bất
kì quốc gia láng giềng nào hay Mỹ. Điều này xác nhận năng lực và sự sẵn sàng
hành động độc lập và đơn phương của Trung Quốc để thúc đẩy lợi ích riêng, đặc
biệt ở sân trước của mình.
|
Ominous statement
from China?
Southeast Asian analysts were interested to know if China
would establish similar ADIZs in the South China Sea. Anticipating their
question, a Chinese Defence Ministry spokesman, Yang Yujun, said that “China
will establish other Air Defence Identification Zones at the right moment
after necessary preparations are completed”. Three days after the declaration
of the ADIZ, China sent its aircraft carrier the Liaoning on a training
mission in the South China Sea. It has also not ruled out an ADIZ over the
South China Sea as it has done over the Indian-Chinese border. All these seem
to indicate that China is on a trajectory towards establishing an ADIZ over
the South China Sea.
|
Tuyên bố đáng ngại
từ Trung Quốc?
Nhiều nhà phân tích Đông Nam Á đang muốn biết liệu Trung
Quốc có thiết lập các ADIZ tương tự ở Biển Đông hay không. Liên quan đến câu
hỏi này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết
“Trung Quốc sẽ thiết lập các ADIZ khác ở thời điểm thích hợp sau khi các biện
pháp chuẩn bị cần thiết hoàn tất”. Ba ngày sau tuyên bố về ADIZ, Trung Quốc
điều tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông trong một nhiệm vụ huấn luyện. Bắc
Kinh cũng không loại trừ một ADIZ ở Biển Đông khi giải quyết xong tranh chấp
biên giới Ấn-Trung. Tất cả những điều này dường như cho thấy Trung Quốc hiện
đang trong quá trình hướng đến việc thiết lập một ADIZ ở Biển Đông.
|
Notwithstanding these signals ASEAN states seemed
surprisingly quiet. The only response from the region after the ADIZ
announcement was that Singapore Airlines, Qantas Airways and Thai Airways
would oblige with the Chinese directives. Five days after the ADIZ
declaration Philippines Foreign Secretary Alberto del Rosario warned that
China would seek to control the airspace over South China Sea.
|
Bất chấp những tín hiệu này, các nước ASEAN tỏ ra bình
thản một cách đáng ngạc nhiên. Phản ứng duy nhất từ khu vực sau tuyên bố ADIZ
là các hãng hàng không Singapore Airlines, Qantas Airways và Thai Airways cho
hay sẽ tuân thủ các hướng dẫn của Trung Quốc. Năm ngày sau tuyên bố ADIZ của
Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario cảnh báo Trung Quốc
sẽ tìm cách kiểm soát không phận ở Biển Đông.
|
Eventually at the 40th anniversary commemoration of the
ASEAN-Japan partnership a joint statement was issued that only referred
indirectly to China’s action but did not address the ADIZ issue. It stated
that ASEAN and Japan “agreed to enhance cooperation in ensuring the freedom
of overflight and civil aviation safety, in accordance with the universally
recognised principles of international law”.
|
Rốt cuộc, tại lễ kỉ niệm lần thứ 40 quan hệ đối tác ASEAN-Nhật
Bản, một tuyên bố chung được đưa chỉ nhắc gián tiếp tới hành động của Trung
Quốc mà không đề cập đến vấn đề ADIZ. Tuyên bố chung khẳng định ASEAN và Nhật
Bản “nhất trí thúc đẩy hợp tác trong việc đảm bảo tự do bay và an toàn hàng
không dân sự, tuân thủ các quy định luật pháp quốc tế đã được cộng đồng quốc
tế thừa nhận”.
|
Potential
implications for South East Asia
Why are ASEAN countries slow to react? Firstly, it is
likely that ASEAN states are adopting a ‘wait and see’ approach to assess if
the ADIZ would be enforced and if it could be legitimately accepted. The
logic among ASEAN members seem to be: Why risk the ire of China and get drawn
into the episode unnecessarily when there are bigger, more influential
countries willing to ‘take the hit’ and do the pushing back? Secondly, some
ASEAN countries might also perceive the impact of the ADIZ on ASEAN to be
minimal – and hence no cause for concern - because the dynamics of the East
China Sea disputes are evidently different from the South China Sea. Thirdly,
the structure of ASEAN – particularly decision making by consultation and
consensus the ‘ASEAN Way’ - discourages attempts to make quick, concerted
responses. Therefore, any collective response is difficult considering the
divergent views on China amongst ASEAN countries.
|
Những tác động tiềm
tàng đến Đông Nam Á
Tại sao các nước ASEAN lại phản ứng chậm chạp như vậy?
Trước tiên, dường như các nước ASEAN đang theo đuổi cách tiếp cận “chờ đợi và
quan sát” để đánh giá liệu ADIZ có được thực thi và liệu nó có được chấp
thuận hợp pháp hay không. Lôgích trong các nước ASEAN dường như là: Tại sao
lại mạo hiểm hứng chịu sự giận giữ của Trung Quốc và bị cuốn vào một cuộc
tranh chấp không cần thiết khi mà ngày càng nhiều quốc gia lớn hơn và thế lực
hơn sẵn sàng “nhận đòn” và phản kích? Thứ hai là một số quốc gia ASEAN có thể
cho rằng tác động của ADIZ đến ASEAN là tối thiểu, và vì thế, không cần quan
ngại, do động lực trong tranh chấp ở biển Hoa Đông là hoàn toàn khác so với
Biển Đông. Thứ ba, cấu trúc của ASEAN, đặc biệt là việc đưa ra quyết định
thông qua tham vấn và đồng thuận theo “cách ASEAN”, không khuyến khích việc
đưa ra những phản ứng nhanh chóng và mang tính phối hợp. Vì thế, bất kì phản
ứng tập thể nào cũng là khó khăn xét trên quan điểm bất đồng về Trung Quốc
trong các nước ASEAN.
|
But ASEAN’s sluggish reaction could be interpreted by
China as a sign of acquiescence which may embolden Beijing even more. Surely,
if China can successfully wrest control of the skies through the ADIZ in the
East China Sea - where tensions are higher and relationships more strained -
there would not be any real obstacles to implementing an ADIZ in the
comparatively calmer South China Sea? Moreover, despite the differences
between the East China Sea and the South China Sea disputes, parallels in
behaviour can certainly be drawn. For example, patterns of aerial and marine
incursions into contested territory in the South China Sea regularly mirror
those in the East China Sea.
|
Tuy nhiên, phản ứng chậm chạp của ASEAN có thể được Trung
Quốc diễn giải như là một dấu hiệu mặc nhận mà có thể khuyến khích Bắc Kinh
nhiều hơn nữa. Chắc chắn là nếu Trung Quốc có thể kiểm soát thành công bầu trời
thông qua ADIZ ở biển Hoa Đông, nơi căng thẳng gia tăng và quan hệ giữa các
nước không mấy êm đẹp, vậy thì sẽ chẳng có rào cản thực sự nào trong việc áp
đặt một ADIZ tại khu vực Biển Đông tương đối yên bình hơn? Ngoài ra, bất chấp
sự khác biệt trong tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông, sự song hành
trong hành động chắc chắn có thể được thực hiện. Chẳng hạn, các vụ xâm nhập
trên không và trên biển vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông khá tương đồng
với các vụ việc xảy ra ở biển Hoa Đông.
|
ASEAN’s muted reaction also hints at the lack of a broad
and coherent response mechanism to deal with and manage extraneous incidents
that might have a destabilising effect on ASEAN as it has not (yet) cultivated
the required cultural, diplomatic and institutional capacities to
collectively deal with the South China Sea issue. Nevertheless it might only
be a matter of time before China sets its eyes over the skies of the South
China Sea.
|
Phản ứng yếu ớt của ASEAN cũng cho thấy sự thiếu vắng một
cơ chế phản ứng mở rộng và gắn kết trong việc đối phó và giải quyết những sự
cố bên ngoài có thể gây tác động bất ổn trong ASEAN trong bối cảnh họ vẫn
chưa có năng lực văn hóa, ngoại giao và thể chế cần thiết để cùng nhau xử lí
vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, có thể sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi
Trung Quốc để mắt đến bầu trời Biển Đông.
|
What can ASEAN do?
It would be helpful if ASEAN states can make known their
concerns, in no uncertain terms, about the ADIZ and seek clarifications,
collectively, of Chinese intentions over the South China Sea. This would
allow ASEAN to seize the initiative and, potentially, compel an answer from
China. If the reply from Beijing is vague or less than positive, at least it
would afford ASEAN some leeway in planning to manage such an eventuality. It
would serve ASEAN’s interest to send a signal that an ADIZ over South China
Sea will not be welcomed and that it would be a problem, not only for
disputant countries but for the whole of ASEAN.
|
ASEAN có thể làm gì?
Sẽ là hữu ích nếu các nước ASEAN có thể nói lên quan ngại
của mình, với ngôn từ rõ ràng, về ADIZ và tìm cách cùng nhau làm rõ về ý định
của Trung Quốc đối với Biển Đông. Điều này sẽ cho phép ASEAN nắm quyền chủ
động và có thể có được câu trả lời từ Trung Quốc. Nếu phản hồi từ Bắc Kinh là
mập mờ hoặc không tích cực, ít nhất sẽ giúp ASEAN bớt chậm trễ trong việc lên
kế hoạch đối phó với một sự kiện bất ngờ như vậy. Nó sẽ đáp ứng lợi ích của
ASEAN trong việc phát đi tín hiệu rằng một ADIZ ở Biển Đông sẽ không được
hoan nghênh và rằng sẽ có vấn đề nảy sinh, không chỉ với các nước có tranh
chấp mà còn với cả khối ASEAN.
|
Next, a response framework should be initiated to deal
specifically with external events that might be deemed a threat to regional stability.
Although an Emergency Rapid Assessment Team (ERAT) exists within ASEAN, its
primary purpose is for disaster and emergency relief operations in ASEAN
states - events of a non-disaster nature that do not fall under its purview.
|
Tiếp đó, một khuôn khổ ứng phó cũng nên được đề xuất để
đối phó cụ thể với những sự kiện bên ngoài mà có thể tạo ra mối đe dọa cho sự
ổn định của khu vực. Dù Nhóm đánh giá nhanh khẩn cấp (ERAT) đang tồn tại
trong ASEAN, song mục tiêu chủ yếu của nó là dành cho các hoạt động cứu trợ
thảm họa và khẩn cấp ở các nước ASEAN, và vì thế những sự kiện không mang
tính thảm họa tự nhiên sẽ không nằm trong phạm vi của nhóm.
|
The response framework should be vested with certain
limited powers – such as the ability to respond on behalf of ASEAN – to give
it some latitude to act in matters that are unravelling and are of
significance to ASEAN. This response framework or mechanism, at the very least,
would allow ASEAN to react swiftly to sudden and significant extra-ASEAN
events without being hamstrung by excessive consultations.
|
Khuôn khổ đối phó này nên được trao một số quyền lực hạn
chế nhất định, như năng lực đưa ra phản ứng thay mặt ASEAN, để có thể hành
động trong một số sự kiện có tác động đến ASEAN. Khuôn khổ hay cơ chế đối phó
này, ít nhất sẽ cho phép ASEAN phản ứng nhanh chóng trước những sự kiện bất
ngờ và quan trọng bên ngoài khu vực mà không bị hạn chế bởi quá trình tham
vấn.
|
For this to happen, ASEAN will need to look beyond their
differences and show genuine political will to unify their stance over the
South China Sea. This is easier said than done but it is something which
ASEAN will need to confront in the face of increasingly aggressive manoeuvres
by the Chinese.
|
Để thực hiện điều này, ASEAN sẽ cần phải gác lại các khác
biệt của mình và thể hiện ý chí chính trị thực sự để thống nhất lập trường
liên quan đến Biển Đông. Điều này nói dễ hơn làm, song đây thực sự là vấn đề
ASEAN cần phải đối mặt trước các hành động gây hấn càng ngày gia tăng của
Trung Quốc.
|
Although dispute settlement mechanisms already exist
within ASEAN such as the 1976 Treaty of Amity and Cooperation which
extra-regional powers such as China, Japan and the US have acceded to, these
were initially created with member states in mind and have never been
utilised by any party. Moreover, despite the 2002 Declaration of a Code of
Conduct in the South China Sea, it has not been effective in lowering
tensions or in getting China to act more benevolently in the South China Sea.
|
Mặc dù các cơ chế giải quyết tranh chấp đã tồn tại bên
trong ASEAN như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác năm 1976 mà các cường quốc
ngoài khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã đồng ý, đây vẫn chỉ là những
ý tưởng ban đầu được các nước thành viên tạo ra và chưa bao giờ được bất kì
bên nào sử dụng. Ngoài ra, dù Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển
Đông (DOC) đã được đưa ra vào năm 2002, nó không có hiệu quả trong việc giảm
bớt căng thẳng hay khiến Trung Quốc hành động hòa ái hơn ở Biển Đông.
|
Until ASEAN can start acting collectively, more nimbly and
display more solidarity, there is little within the capacity of ASEAN to
deter China from trying to dominate the airspace over the South China Sea and
beyond.
|
Cho đến khi ASEAN có thể bắt đầu hành động mang tính tập
thể, nhanh nhạy hơn và thể hiện sự nhất trí hơn, sẽ rất ít khả năng ASEAN có
thể răn đe một Trung Quốc đang tìm cách khống chế vùng trời ở Biển Đông và
hơn thế nữa.
|
Dylan Loh Ming Hui
is a research analyst at the S. Rajaratnam School of International Studies
(RSIS), Nanyang Technological University.
|
Tác già nhà nghiên
cứu Dylan Loh Ming Hui thuộc Khoa Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS),
Đại học Công nghệ Nanyang. Bài viết đăng trên "RSIS" (ngày 19/12/13).
|
|
Translated by Nhật Linh
|
|
|
http://www.rsis.edu.sg/publications/Perspective/RSIS2322013.pdf
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn