MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 26, 2014

So, the U.S. Is Terrible at International Tests: Who Cares? Học sinh Mỹ bê bết trong các kỳ thi quốc tế, thì đã sao?






So, the U.S. Is Terrible at International Tests: Who Cares?

Học sinh Mỹ bê bết trong các kỳ thi quốc tế, thì đã sao?

Americans have been botching tests like the PISA for 50 years. It hasn't held back our economy yet.

Người Mỹ bết bát trong các kỳ thi như PISA đã 50 năm nay. Nhưng điều đó đã không hề làm kìm hãm nền kinh tế của chúng ta.

by JORDAN WEISSMANN
The Atlantic
DEC 3 2013

Jordan Weissmann
The Atlantic
3/12/2013

Reuters: The results of yet another high-profile international exam have arrived, and U.S. students have once again turned in a decidedly ho hum performance. This time, it's the Programme for International Student Assessment, better known as PISA. Our 15-year-olds lagged in math, remained average in reading and science, and, on the whole, were thoroughly trounced by their peers in places like Shanghai, Japan, South Korea, and Finland.
Học sinh Mỹ bê bết môn Toán, đạt trung bình môn Đọc hiểu và Khoa học trong kỳ thi PISA Kết quả của một kỳ thi quốc tế quan trọng với tên PISA vừa được công bố, và học sinh Mỹ một lần nữa lại làm bài chẳng ra làm sao: Học sinh tuổi 15 của chúng ta bê bết môn Toán, đạt trung bình môn Đọc hiểu và Khoa học, và nhìn chung các em hoàn toàn bại trận trước những người đồng lứa từ những vùng như Thượng Hải, Nhật, Hàn Quốc, Phần Lan.


Thus, an American tradition lives on. U.S. teens have tended to botch these sorts of tests ever since the 1960s, when they finished close to last in nearly every category on the First International Mathematics Study (FIMS). In the now-famous report "A Nation at Risk," a White House commission on education declared that our inability to outscore the likes of Japan had even become a threat to our economic well being and national security.

Dường như đã là một truyền thống của nước Mỹ. Ngay từ thập niên 1960, học sinh Mỹ thường xếp hạng áp chót ở hầu hết các phần của bài thi trong Nghiên cứu về môn Toán quốc tế lần thứ nhất (FIMS). Trong báo cáo có tựa đề “Đất nước lâm nguy” (A Nation at Risk), Ủy ban đặc trách giáo dục của Nhà trắng thậm chí đã tuyên bố kết quả học tập của học sinh Mỹ như vậy đã trở thành một mối đe dọa đến sự thịnh vượng về kinh tế và an ninh của đất nước.

And that was in 1983. Which raises a question: If we've been so bad at these tests for so long, why worry now? In the last 30 years, our growth hasn't lagged other developed countries. Our allegedly underdeveloped American minds still managed to build the Internet. And hey, while we might trail the world in high school math, our quantitative geniuses on Wall Street still nearly managed to destroy the world with their elegant-but-flawed risk management models.

Báo cáo đó được viết từ năm 1983, và trong suốt mấy chục năm qua chúng ta vẫn kém cỏi trong các kỳ thi. Nhưng mức phát triển của chúng ta chưa bao giờ thua các nước phát triển khác. Vậy thì tại sao bây giờ lại phải lo lắng? Đầu óc được xem là kém cỏi của người Mỹ vẫn xoay sở sao đó để phát minh ra được Internet. Và coi kìa, dù người Mỹ vốn be bét trong môn Toán ở phổ thông, nhưng những thiên tài toán học của chúng ta ở Phố Wall vẫn có thể suýt làm cả thế giới sập tiệm vì các mô hình quản trị rủi ro rất thuyết phục trên giấy mặc dù sai bét trên thực tế.


One answer comes from Eric Hanushek, a well-known education economist and school reform advocate at Stanford's conservative Hoover Institution (you might have caught him in the documentary "Waiting for Superman"). He and his collaborators argue that test scores really do predict economic growth, since smarter countries are more innovative and productive countries, and can attract more international investment. If the United States were to raise our test scores to Canada's levels, they say, it could add $77 trillion to the economy over the next 80 years.

Có một câu trả lời đến từ ông Eric Hanushek, một nhà kinh tế học giáo dục và một là người ủng hộ cải cách nhà trường phổ thông từ Học viện Hoover, một đơn vị có tư tưởng bảo thủ thuộc ĐH Stanford (bạn có thể cũng đã nghe tên ông với tập tài liệu có tựa là “Chờ đợi Siêu nhân” (Waiting for Superman). Ông và các đồng sự đưa ra lập luận rằng điểm thi có thể giúp tiên đoán sự tăng trưởng kinh tế, vì các quốc gia thông minh hơn cũng là những quốc gia có nhiều phát minh và nền sản xuất tốt hơn, và có thể thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Nếu có thể tăng điểm thi của mình lên cho bằng với mức của Canada, ví dụ thế, thì Mỹ có thể tăng thêm 77 ngàn tỷ USD cho nền kinh tế của họ trong vòng 80 năm tới.

Those claims are based on a 2012 study (now a book) comparing test scores and growth across 50 countries from 1960 through 2009. During that time, Hanushek & Co. argue, America's economy over-performed it test results. But those days might be drawing to close: The U.S. economy grew two-thirds of a percent faster per year for this period than would be predicted by its students' mediocre test scores. This performance reflects a number of historic advantages. The U.S. economy is built on open markets, secure property rights and generally favorable tax rates; a higher-education system at the top of the world; and favorable immigration policies that permitted highly skilled people to enter. But these relative advantages are declining as other countries emulate our institutions and practices. In other words, now that China's a market economy, we should expect all those brilliant kids in Shanghai to eat our lunch.


Dựa trên một cuộc nghiên cứu (nay đã được xuất bản thành một cuốn sách) so sánh điểm thi và sự tăng trưởng của 50 quốc gia từ năm 1960 đến năm 2009, Hanushek và các cộng sự của ông lập luận, nước Mỹ đã tăng trưởng cao hơn dự đoán nếu xét theo điểm thi của học sinh mình. Nhưng ông cho rằng cơ hội này có lẽ sắp không còn nữa bởi vì mức tăng trưởng này phản ánh những lợi thế mang tính lịch sử mà nước Mỹ đã có được lâu nay. Kinh tế Mỹ được xây dựng dựa trên các thị trường mở, quyền tư hữu vững chắc và mức thuế nhìn chung là dễ chịu; một hệ thống giáo dục đại học thuộc hàng nhất thế giới; và chính sách nhập cư cởi mở cho phép những người có trình độ cao vào làm việc. Nhưng những lợi điểm trên đang giảm đi vì các quốc gia khác hiện cũng đang áp dụng những thể chế và phương pháp tương tự như Mỹ. Nói cách khác, giờ đây khi Trung Quốc đã trở thành một nền kinh tế thị trường, thì chúng ta có thể dự đoán rằng những nơi như Thượng Hải sẽ giành mất phần ăn của chúng ta.

But will they really? As Rebecca Strauss of the Council on Foreign Relations wrote earlier this year, it's not entirely clear math and science tests capture the qualities that make for a strong work force:

Nhưng có đúng thế không nhỉ? Như tác giả Rebecca Strauss thuộc Hội đồng quan hệ quốc tế đã nêu hồi đầu năm nay, mối liên hệ giữa điểm thi toán và khoa học với sức mạnh của nguồn nhân lực dường như không được rõ ràng cho lắm.


In China, there is growing awareness of troubled “high-testing, low ability” adults, who could not thrive professionally as adults but did extraordinarily well on the grueling high school examination test known as the Gaokao that determines college entry and, many believe, a student’s life prospects. James Heckman of the University of Chicago has done ground-breaking research showing that some of the most valuable skills learned in high school are less academic and more akin to personality traits, such as “stick-to-it-iveness,” optimism, and grit in the face of setbacks.

Ở Trung Quốc, người ta đang ngày càng ý thức hơn về “tình trạng điểm thi cao, năng lực thấp” của nguồn nhân lực, với những con người khi ra đời làm việc không thể nào phát triển được, nhưng lại có điểm thi đầu vào đại học (gọi là kỳ thi Cao khảo) rất cao, và điểm học tập trong quá trình ở đại học cũng rất tốt. James Heckman của Đại học Chicago đã thực hiện nghiên cứu đột phá cho thấy rằng một số kỹ năng có giá trị nhất đã học ở trường trung học ít mang tính học thuật hơn mà lại phù hợp hơn đặc điểm tính cách, chẳng hạn như "bền bỉ đeo bám," lạc quan, và cười vào mặt thất bại.


It's even less obvious that a math assessment can distill all the qualities that make for an innovative country. Forget Silicon Valley and the United States for a moment. Instead, consider Israel, another middling test-taker that's become a major startup and software hub that receives more venture capital investment as a percentage of its GDP than any other country in the world.

Mối liên hệ giữa điểm thi môn Toán và những đặc điểm nhân lực cần có của một đất nước sáng tạo thì lại càng mơ hồ hơn nữa. Xin hãy tạm gác Thung lũng Silicon và nước Mỹ sang một bên. Thay vào đó, chúng ta thử xét trường hợp Israel, một quốc gia khác có điểm thi chỉ ở hạng thường thường bậc trung nhưng lại là một trung tâm khởi nghiệp và sản xuất phần mềm đáng kể, nơi nhận được mức vốn đầu tư tính theo tỷ lệ GDP cao hơn bất cứ quốc gia khác nào trên thế giới.

Or think about smartphones. Apple, of course, triumphed by marrying technology with Steve Jobs' aesthetic sensibility. Nokia, which accounted for a quarter of Finnish growth from 1998 to 2007, sold fashionable phones designed by a Californian, Frank Nuovo (a guy who, by the way, spent his teens drumming in a Jazz Fusion band, not cramming for tests).

Hoặc thử xét điện thoại thông minh. Hãng Apple rõ ràng đã thành công vì biết kết hợp công nghệ với sự phán đoán hợp lý về nghệ thuật của Steve Jobs. Hãng Nokia, đơn vị có tỷ lệ đóng góp chiếm đến một phần tư sự tăng trưởng của Phần Lan trong thập niên từ 1998 đến 2007, đã bán những chiếc điện thoại thời trang được thiết kế bởi một thanh niên người California là Frank Nuovo (nhân tiện, anh chàng này hồi còn tuổi học sinh chỉ suốt ngày gõ trống trong một ban nhạc Jazz Fusion, chứ chẳng hề bỏ thời gian học hành thi cử gì cả).


Some have gone so far as to suggest suggested that an over-emphasis on test-taking could harm an ecnomy. After finding that a country's that success on the 1964 FIMS test was correlated with slower economic growth, former Department of Education researcher Keith Baker wrote:

Có người thậm chí còn cho rằng quá nhấn mạnh thi cử có thể sẽ gây hại cho sự phát triển kinh tế. Sau khi phát hiện ra rằng điểm thi Toán trong kỳ thi FIMS năm 1964 có tương quan nghịch với mức độ tăng trưởng kinh tế, ông Keith Baker, nguyên là nghiên cứu viên của Bộ Giáo dục, đã viết:

Among high-scoring nations, a certain level of educational attainment, as reflected in test scores, provides a platform for launching national success, but once that platform is reached, other factors become more important than further gains in test scores. Indeed, once the platform is reached, it may be bad policy to pursue further gains in test scores because focusing on the scores diverts attention, effort, and resources away from other factors that are more important determinants of national success.

Trong số các quốc gia đạt điểm cao, một trình độ học vấn nào đấy – như được phản ánh qua điểm thi – đúng là cần thiết để tạo thành một bệ phóng cho sự thành công của đất nước. Nhưng một khi đã vượt qua ngưỡng ấy thì những yếu tố khác sẽ trở nên quan trọng hơn là tiếp tục cố gắng tăng điểm thi. Thực vậy, một khi đã đạt đến ngưỡng đó rồi, nếu vẫn cứ cố gắng tăng điểm số thì đó là một chính sách sai lầm bởi vì điều này sẽ làm phân tán mối quan tâm, nỗ lực, và nguồn lực mà lẽ ra cần được tập trung vào những yếu tố quan trọng hơn cho sự thành công của một quốc gia.


Japan's recent history also casts a bit of doubt on the tests-scores-as-destiny hypothesis. Once the Freddy Kruger of our 1980's economic nightmares, the country has spent the better part of two-decades stagnating, thanks to failed macro-economic policy decisions. Its vaunted education system has given it consistently high exam results, sure. But combined with low growth, it's also left the country with a glut of overqualified workers slouching around the nation's cubicles. 

Lịch sử gần đây của Nhật cũng khiến ta thêm nghi ngờ về giả thuyết rằng có mối liên hệ giữa điểm thi và số phận của mỗi quốc gia. Đã từng là nỗi ám ảnh về kinh tế của nước Mỹ trong thập niên 1990, trong hai thập niên gần đây nền kinh tế của quốc gia này đã trở nên trì trệ, do những sai lầm trong chính sách kinh tế vĩ mô, mặc dù hệ thống giáo dục của nước Nhật được cả thế giới ca ngợi đã tạo ra những học sinh có kết quả thi rất tốt.

None of this is to say we should entirely ignore assessments like PISA. It points to serious issues, such as an unusually wide performance gap between our rich and poor students, as well as a national indifference towards mathematics. As Stanford professor, and frequent Hanushek critic, Martin Carnoy said to me, “Test scores obviously have something to do with human capital."

Tất cả những điểm nêu trên không có nghĩa là chúng ta nên vứt bỏ những kỳ thi như PISA. Nó chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng của nền giáo dục của chúng ta, như sự cách biệt về kết quả giữa học sinh giàu và nghèo, hoặc thái độ dửng dưng đối với môn Toán của cả nước. Như GS Martin Carnoy thuộc ĐH Stanford, một người phê phán quan điểm của Hanushek, đã phát biểu: “Điểm thi chắc chắn liên quan đến nguồn vốn nhân lực của một quốc gia.”


But, he added, they're also not the end all be all of economic growth. And that should give all us American dunces some comfort.

Nhưng, ông cũng nói thêm, điểm thi thấp không có nghĩa là không còn hy vọng về tăng trưởng kinh tế. Và điều này sẽ làm cho bọn đần độn người Mỹ chúng ta có thể an lòng đôi chút.


Translated by Phương Anh
http://www.theatlantic.com/business/archive/2013/12/so-the-us-is-terrible-at-international-tests-who-cares/281999/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn