MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, July 1, 2012

While America Returns to Asia, China Regains Centrality Trong khi Mỹ quay trở lại Châu Á, Trung Hoa giành lại vị trí trung tâm



While America Returns to Asia, China Regains Centrality

Trong khi Mỹ quay trở lại Châu Á, Trung Hoa giành lại vị trí trung tâm
David Gosset

David Gosset

Huffington Post
Bưu điện Huffington

06/19/2012
19/06/2012


13 years ago, Andrew W. Marshall, the most influential Pentagon strategist, endorsed the "Asia 2025" report in which the scenario of Sino-American synergy was not even considered:

Cách đây 13 năm, Andrew W. Marshall, nhà chiến lược có ảnh hưởng nhất của Lầu Năm Góc, đã ủng hộ bản báo cáo với nhan đề “Châu Á 2025”, trong đó kịch bản hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ chưa được coi trọng.


A stable and powerful China will be constantly challenging the status quo in East Asia, an unstable and relatively weak China could be dangerous because its leaders might try to bolster their power with foreign military adventurism.

Một Trung Quốc ổn định và mạnh mẽ sẽ liên tục thách thức hiện trạng ở Đông Á, Trung Quốc không ổn định và tương đối yếu có thể nguy hiểm bởi vì các nhà lãnh đạo của nó có thể tìm cách củng cố quyền lực của họ với chủ nghĩa phiêu lưu quân sự ở nước ngoài.


The tragic terrorist attacks on September 11, 2001, modified the orientation of America's foreign policy for a decade, but as Washington exits from Iraq and prepares to withdraw from the Afghan quagmire, Marshall's assessment on China resurfaces and provides the fundamental rationale for Barack Obama's grand "pivot to Asia."

Các cuộc tấn công khủng bố đầy bi kịch ngày 11/9/2001 đã điều chỉnh phương hướng chính sách đối ngoại của Mỹ hơn một thập kỷ, nhung khi Oasinhtơn rút khỏi Irắc và chuẩn bị rút quân khỏi vũng lầy Ápganixtan, đánh giá của ông Marshall về Trung Quốc lại nổi lên và tạo cơ sở cho chiến lược “Trục hướng châu Á” của Barack Obama.


If Marshall's reasoning was taken seriously by the vast majority of the U.S. analysts when the Chinese GDP represented only 10% of the American domestic product, it has certainly a new resonance in a situation where the Chinese economy has become half of the American economy.

Nếu lý lẽ của ông Marshall được đa số các nhà phân tích người Mỹ nghiêm túc xem xét khi GDP của Trung Quốc chỉ bằng 10% GDP của Mỹ, thì chắc chắn nó sẽ có một tiếng vang mới trong tình hình khi kinh tế Trung Quốc phát triển bằng một nửa nền kinh tế Mỹ.


However, by assuming that the main challenges to the national security of the U.S. come from external factors and not from domestic inadequacies, the American "return to Asia" might illustrate what Andrew J. Bacevich calls "the new American militarism" but does not necessarily serve the long term interest of the Western world. A diversion from what really matters, the solidity of the internal conditions, is a regrettable corollary of this policy, "it is not alone by the rapidity, or extent of conquest, that we should estimate the greatness of Rome," wrote Edward Gibbon in his History of the Decline and Fall of the Roman Empire, "but the firm edifice of Roman power was raised and preserved by the wisdom of ages... the general principle of government was wise, simple and beneficent."

Nhưng khi các nhà chiến lược ở Oasinhtơn cho rằng các thách thức chủ yếu đối với an ninh quốc gia của Mỹ xuất phát từ các nhân tố bên ngoài chứ không phải từ các vấn đề trong nước, chiến lược trở lại châu Á của Mỹ có thể làm sáng tỏ những gì mà ông Andrew J. Bacevich gọi là “chủ nghĩa quân phiệt Mỹ mới” mà không cần phục vụ các lợi ích lâu dài của thế giới phương Tây. Xa rời thực tiễn và không củng cố vững chắc các điều kiện trong nước là sai lầm đáng tiếc của chính sách này. Edward Gibbon, trong Lịch sử suy vong và sụp đổ của Đế chế La Mã, đã viết: "Không phải chỉ bằng sự nhanh chóng, hoặc mức độ của cuộc chinh phục mà chúng ta có thể tính toán sự vĩ đại của Đế chế La Mã", mà nền móng vững chắc của quyên lực La Mã đã được nâng cao và duy trì bằng sự khôn ngoan của các thời đại...  nguyên tắc cai trị chung là khôn ngoan, đơn giản và có lợi. "


The global financial crisis caused by Wall Street's hubris and a national credit addiction has accelerated Beijing's relative rise, and a decade before China's economy really surpasses the U.S. GDP, the most recent survey of the Pew Global Attitudes Project concludes that China is already perceived as the world's leading economy.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ thói ngạo mạn của phố Uôn và một niềm ham mê vay mượn mang tính quốc gia đã thúc đẩy sự phát triển của Bắc Kinh và một thập kỷ trước khi kinh tế Trung Quốc thực sự vượt GDP của Mỹ, một cuộc khảo sát gần đây nhất của Dự án Thăm dò Thái độ Toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu Pew, đặt trụ sở tại Oasinhtơn DC, khẳng định Trung Quốc đã được thừa nhận là nền kinh tế hàng đầu thế giới.


According to the Washington, D.C.-based institute, the views about the economic balance of power have indeed shifted dramatically in the past four years: in 2008, before the bankruptcy of Lehman Brothers, 45% of the respondents named the U.S. as the world's economic superpower, while 22% mentioned China; currently, 36% refer to the U.S. but 42% believe that China is number one.

Theo đánh giá của trung tâm nghiên cứu này, các quan điểm về cân bằng sức mạnh kinh tế đã thay đổi thực sự to lớn trong 4 năm qua: Năm 2008, trước khi Lehman Brothers phá sản, 45% số người được hỏi đều cho rằng Mỹ là siêu cường kinh tế thế giới, trong khi đó chỉ 22% nhắc tên Trung Quốc. Hiện nay, 36% nhắc đến Mỹ nhưng 42% số người được hỏi tin rằng Trung Quốc là số một.


Despite a pervasive China-bashing, gross misrepresentation of the Chinese society and the gap between the American and the Chinese instruments of soft power, it is remarkable to observe that in the global public perception the U.S. does not lead the world any more, at least in the field of economic affairs.

Bất chấp những yếu kém hay xuyên tạc trắng trợn về xã hội Trung Quốc và khoảng cách giữa các công cụ sức mạnh mềm giữa Mỹ và Trung Quốc, điều quan trọng là công chúng toàn cầu không còn thừa nhận Mỹ là nước dẫn đầu thế giới nữa, ít nhất trên lĩnh vực kinh tế.

More generally, China demonstrates a unique ability to navigate a world of paradoxes where multipolarity is concomitant with interdependence. In this unprecedented environment, the relevance of the American spectacular "return to Asia" can be questioned but this doctrine certainly underlines the striking contrast between a polarizing American outlook in which Beijing is framed as a power to contain and a 21st century China which operates beyond an East-West exclusive opposition.

Nói chung, Trung Quốc thể hiện có khả năng lèo lái một thế giới chứa nhiều nghịch lý – nơi tính đa cực tồn tại song song với sự phụ thuộc lẫn nhau. Trong môi trường không tránh khỏi này, chiến lược trở lại châu Á của Mỹ có thể bị nghi ngờ nhưng chắc chắn nó sẽ thể hiện sự tương phản rõ ràng giữa một bên là quan điểm đơn cực của Mỹ, trong đó Trung Quốc được tô vẽ như một cường quốc để ngăn chặn và một Trung Quốc của thế kỷ 21 hoạt động bên ngoài sự đối lập riêng biệt Đông – Tây.


Before the U.S. President Harry Truman orchestrated the containment of the USSR, George Kennan famously wrote in his 1946 Long Telegram that Stalinist Moscow "still lives in antagonistic capitalist encirclement with which in the long run there can be no permanent peaceful coexistence." If the American "pivot to Asia" hypothesizes that Beijing could opt for an antagonistic posture, it miscalculates Beijing's intentions since the core and the utmost subtlety of Beijing's global strategy is precisely to remain non-confrontational.


Trước khi Tổng thống Mỹ Harry Truman áp dụng chiến lược ngăn chặn Liên Xô, Đại sứ Mỹ tại Liên Xô George Kennan đã viết trong cuốn “Long Telegram” năm 1946 của ông rằng Matxcơva của Stalin “sẽ tiếp tục tồn tại trong vòng vây của tư bản. Vì vậy thế giới không thể có cùng tồn tại hòa bình trong thời gian dài”. Nếu chiến lược trở lại châu Á của Mỹ cho rằng Bắc Kinh có thể lựa chọn giải pháp đối kháng, như vậy Oasinhtơn đã hiểu sai ý đồ của Bắc Kinh, bởi vì bản chất và sự tài tình trong chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh là tiếp tục không đối đầu.
Moreover, China's socioeconomic progress should not be seen as a threatening development to be circumscribed while it is synonymous with stability and prosperity, the Chinese reemergence does not weaken the U.S. Asian allies but it offers them additional sources of growth.


Hơn nữa, Mỹ không nên coi những tiến bộ kinh tế – xã hội của Trung Quốc là sự phát triến đe dọa để tìm cách ngăn chặn, vì sự phát triển đó đồng nghĩa với ổn định và thịnh vượng. Việc nổi lên của Trung Quốc cũng không làm suy yếu các nước đồng minh châu Á của Mỹ mà trái lại Trung Quốc còn cung cấp thêm các nguồn tăng trưởng cho họ.


Last year, while the Sino-Japanese trade reached $342 billion, the China-ASEAN commercial exchanges increased to $362 billion. China's economic links are on the rise with Central Asia and its trade with Russia and India will approach $100 billion by 2015.

Năm 2011, trong khi thương mại Trung Quốc – Nhật Bản đạt 342 tỷ USD, thì trao đổi thương mại Trung Quốc – ASEAN tăng lên 362 tỷ USD. Các mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc đang phát triển với khu vực Trung Á và thương mại của Trung Quốc với Nga cũng như Ấn Độ sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm 2015.
The uncertainties in the global economy and the persisting turbulence in the eurozone have pushed Northeast Asia toward a collective rebalancing and diversification, but this significant redefinition of commercial and financial flows was not a planned scheme targeting any adversary but simply a reaction to the West's economic deficiencies.


Tình trạng bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu và rối loạn hiện nay ở khu vực đồng euro đã thúc đẩy Đông Bắc Á hướng tới tái cân bằng họp tác và đa dạng hóa, nhưng việc xác định lại các nguồn tài chính và thương mại này không phải ý đồ nhằm vào bất cứ kẻ thù nào mà đơn giản chỉ là phản ứng trước những yếu kém kinh tế của phương Tây.

China, Japan and South Korea have agreed to promote the use of their foreign exchange reserves to invest in each other's government bonds. The three countries accounting for 70% of Asian GDP are also moving toward the establishment of a trilateral free trade zone. Beijing and Seoul have already announced the launch of FTA talks which are expected to be completed before the end of 2014. China and Japan have started direct trading of their currencies in a policy which boosts the trade ties between Asia's two biggest economies.


Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhất trí tăng cường sử dụng các khoản dự trữ ngoại tệ của họ để đầu tư vào các loại trái phiếu của chính phủ khác. Ba nước chiếm 70% GDP của châu Á cũng đang hướng tới việc thiết lập một khu vực thương mại tự do ba bên. Bắc Kinh và Xơun loan báo bắt đầu các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) và dự kiến sẽ hoàn thành trước cuối năm 2014. Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu mua bán trực tiếp bằng đồng tiền của hai nước nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.


The new Northeast Asian dynamics redesign also the Southeast Asian landscape. Along with the 10 ASEAN members, China, Japan and South Korea agreed on the occasion of the 45th Annual Meeting of the Asian Development Bank to expand a regional liquidity safety net by doubling the Chiang Mai initiative multilateralization agreement to $ 240 billion.

Động lực mới của Đông Bắc Á cũng tái tạo lại bức tranh Đông Nam Á. Tại Hội nghị thường niên lần thứ 45 của Ngân hàng Phát triển châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng 10 nước thành viên ASEAN nhất trí tăng cường khả năng thanh toán tiền mặt của khu vực bằng cách nâng gấp đôi thỏa thuận đa phương của Sáng kiến Chiang Mai lên 240 tỷ USD.
The highly indebted U.S. -- more than 100 % of its GDP and on track to add three times more debt than the eurozone over the next 5 years -- chooses to create the conditions for the bipolarization of the Asia-Pacific region 20 years after the end of the Cold War, but instead of a "pivot to Asia," the U.S. should have conceived a refocus on the American economy, the real long-term threat to the American national security, and beyond, a rethinking with the European leaders of the Atlantic relations.

Trong khi đó, mặc dù đang nắm trong tay khoản nợ lớn hơn GDP và dự kiến số nợ đó sẽ lớn gấp 3 lần khoản nợ hiện nay của khu vực đồng euro trong 5 năm tới, Chính phủ Mỹ vẫn đang tìm cách tạo ra các điều kiện để hình thành các mối quan hệ lưỡng cực ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh 20 năm. Thay vì triển khai chiến lược trở lại châu Á, Mỹ nên chú trọng các vấn đề kinh tế trong nước, một mối đe dọa thực sự tiềm tàng đối với an ninh quốc gia của Mỹ, và cùng các nhà lãnh đạo châu Âu xem xét lại các mối quan hệ Đại Tây Dương.


Fundamentally, while contemporary China has learned to coexist with the West and continues to use it as a catalyst for the renewal of its ancient civilization, the West has not yet fully accepted the reality of a sui generis Chinese modernity which marks the limit of its global expansion.

Về cơ bản, mặc dù Trung Quốc hiện thời đã học cách chung sống với phương Tây và tiếp tục sử dụng phương Tây như một chất xúc tác nhằm đổi mới nền văn minh truyền thống của mình, nhưng phương Tây vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận thực tiễn hiện đại mang màu sắc riêng của Trung Quốc mà (tính hiện đại này) cũng biểu hiện sự hạn chế về khả năng bành trướng toàn cầu của nó.

By sticking to the notion that "either you are like us or you are against us" while the Chinese traditional wisdom has prepared the Middle Country to avoid such a dualistic mindset, the West takes the risk to become isolated in an obsolete world outlook.

Do bám vào quan điểm cho rằng “Hoặc các ngài đi theo chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi” trong khi từ lâu Trung Quốc đã chuẩn bị tư tưởng tránh ý nghĩ hẹp hòi như vậy, thế giới phương Tây đang có nguy cơ ngày càng bị cô lập trong một thế giới đang thay đổi.

In a Chinese context, management, governance, and more generally, the vision of international relations are deeply influenced by the "Tao of Centrality," a philosophy and a practice whose aim is to balance the opposites and to mediate between contradictory forces. The intelligence of centrality -- zhong -- presupposes contrary forces but as it targets equilibrium and harmony, it transcends the logic of exclusive opposition. The grandeur of the "Tao of Centrality" would not be in a victory of the East against the West but in their mutual nourishment.

Trong bối cảnh Trung Quốc, việc quản lý và điều hành, và nói rộng ra, quan điểm về các mối quan hệ quốc tế bị ảnh hưởng sâu sắc bởi triết lý “Trung đạo” – một học thuyết và hành động nhằm mục tiêu cân bằng các mặt đối lập và dàn xếp các lực lượng bất đồng. Sự thông minh của thuyết Trung đạo – zhong – chấp nhận các lực lượng đối chọi nhưng khi nó nhằm mục tiêu đạt được cân bằng và hài hòa, nó sẽ khắc chế lô-gic đối lập loại trừ lẫn nhau. Sức mạnh của triết lý “Trung đạo” hẳn không phải một thắng lợi của phương Đông chống phương Tây mà là phương thức nuôi dưỡng lẫn nhau.


In a global village where the absolute domination of one power over the others has become impossible, and where interdependence has considerably increased the price of tensions, the "Tao of Centrality" is a source of powerful effectiveness.

Trong một thế giới toàn cầu hóa, sự thống trị của một cường quốc đối với các nước khác trở thành vấn đề không thể xảy ra và sự lệ thuộc lẫn nhau đã làm tăng cái giá của các căng thẳng. Triết lý “Trung đạo” là một nguồn lực hiệu quả mạnh mẽ.


One repeatedly attributes to French emperor Napoleon Bonaparte a statement that he probably never uttered and which has become a misleading cliche: "When China awakes, the world will shake." However, China is neither a revolutionary force nor a power intoxicated by some Nietzschean will to shape a new global order.


Người đời thường gán cho Hoàng đế người Pháp Napoleon Bonaparte một tuyên bố mà ông ta có thể chưa bao giờ tuyên bố và thực tế câu nói: “Khi Trung Quốc thức dậy, thế giới sẽ rung chuyển” là một sự xuyên tạc. Bởi vì Trung Quốc không phải là một lực lượng cách mạng và cũng không phải một cường quốc bị tiêm nhiễm tư tưởng của Nietzs nhằm định hình một trật tự toàn cầu mới.
As, in the unambiguous words of U.S. Secretary of Defense Leon Panetta at the Shangri-La Dialogue, "All of the U.S. military services are focused on implementing the president's guidance to make the Asia-Pacific a top priority," China concentrates on its domestic transformation and, gradually, peacefully, regains centrality.

Trong khi những lời nói rõ ràng của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại Đối thoại Shangri-La ở Xinhgapo gần đây nhất khẳng định: “Tất cả quân đội Mỹ sẽ tập trung thực hiện sự chỉ đạo của Tổng thống để biến châu Á – Thái Bình Dương trở thành ưu tiên hàng đầu”, Trung Quốc tập trung cải cách và đổi mới trong nước và dần dần, lặng lẽ giành được vị trí trung tâm.

Although the counterproductive "pivot to Asia" complicates the Sino-Western relations, it is not too late for the West to apprehend the Chinese renaissance with wisdom, it would not only contribute to its revitalization but it would also take the global system into an unprecedented era of cooperation and prosperity.

Mặc dù chiến lược trở lại châu Á phản tác dụng sẽ gây rắc rối cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây, nhưng để phương Tây hiểu được sự phục hưng của Trung Quốc là vấn đề cần thiết và cấp bách. Sự hiểu biết đó không những sẽ đóng góp cho sự hồi sinh của phương Tây mà còn đưa hệ thống toàn cầu vào một kỷ nguyên hợp tác và thịnh vượng chưa từng thấy.

David Gosset is director of the Academia Sinica Europaea at China Europe International Business School (CEIBS), Shanghai, Beijing & Accra, and founder of the Euro-China Forum.
David Gosset là giám đốc của Học viện Hoa-Âu tại Trường Kinh doanh quốc tế Châu Âu tại Trung Quốc (CEIBS), Thượng Hải, Bắc Kinh Accra, người sáng lập của Diễn đàn Âu-Trung.


http://www.huffingtonpost.com/david-gosset/while-america-returns-to-_b_1610128.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn