MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, July 26, 2012

There is danger in Xi’s rebuff to Obama Nguy hiểm khi Tập khước từ Obama




There is danger in Xi’s rebuff to Obama

Nguy hiểm khi Tập khước từ Obama

When Xi Jinping tipped up at the White House recently Barack Obama made a proposal. The president said they both had an interest in setting up a serious dialogue between the US and Chinese armed forces. Mr Xi, who expects to be China’s president by this time next year, did not take long to think about the idea. His response was blunt: No.

Khi Tập Cận Bình ghé thăm Nhà Trắng cách đây ít lâu, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra một đề xuất. Ông nói cả hai nước đều có lợi ích trong việc thiết lập một cơ chế đối thoại nghiêm túc giữa lực lượng vũ trang Mỹ và Trung Quốc. Tập Cận Bình, người vào thời điểm này năm sau có thể đang là chủ tịch Trung Quốc, không cần mất nhiều thời gian suy nghĩ về ý tưởng này. Ông đáp lại thẳng thừng: Không chấp nhận.


Mr Xi’s trip to the US was publicly uneventful. The heir presumptive to Hu Jintao was careful to say nothing remarkable. His hosts, particularly vice-president Joe Biden, used the occasion to make some acerbic remarks about China’s approach to trade, intellectual property rights and such like. This is a US election year. All in all, though, there was no sign either of a meeting of minds or of a serious rupture.

Chuyến thăm của ông Tập đến Mỹ nhìn chung không có gì đột phá. Người kế thừa Hồ Cẩm Đào đã thận trọng khi không nói những chuyện quá to tát. Phía chủ nhà, đặc biệt là phó tổng thống Joe Biden, đã nhân dịp này bày tỏ một số chỉ trích gay gắt đối với cách tiếp cận vấn đề thương mại, quyền sở hữu trí tuệ và một số vấn đề khác của Trung Quốc. Năm nay là năm bầu cử của Mỹ. Tuy nhiên,  xét cho cùng vẫn không hề có dấu hiệu "tư tưởng gặp nhau" hay một sự bứt phá thực sự.


The impression taken by US officials from the encounters was that once he is China’s president Mr Xi is likely to be tougher, more nationalist and closer to the military than Hu Jintao. This means that managing the most important relationship of the 21st century is unlikely to get any easier.

Ấn tượng của các quan chức Mỹ từ các cuộc gặp gỡ này là một khi ông trở thành chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình có thể sẽ cứng rắn hơn, mang tinh thần chủ nghĩa dân tộc hơn và gần gũi với giới quân sự hơn Hồ Cẩm Đào. Điều đó có nghĩa là việc quản lý mối quan hệ trọng yếu nhất của thế kỷ 21 này gần như chắc chắn sẽ không thể dễ dàng hơn hiện nay.


A year or so ago, according to one US account, China’s military hawks came close to overturning the cautious approach of Beijing’s foreign policy establishment. They were held in check by Mr Hu and Dai Bingguo, the state councillor in charge of foreign affairs. But Deng Xiaoping’s famous admonition that a rising China should bide its time is fast running out of, well, time.

Cách đây chừng một năm, theo ghi nhận của phía Mỹ, phe hiếu chiến trong quân đội Trung Quốc đã tiến gần hơn tới việc đổi hướng cách tiếp cận thận trọng trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Quá trình ấy trước đây được đặt dưới sự chỉ đạo của Hồ Cẩm Đào và Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại. Nhưng lời dạy nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình là Trung Quốc trỗi dậy cần phải "chờ thời" đang nhanh chóng mất dần đi ý nghĩa.


The assumption in Washington is that Mr Xi will have more authority than has Mr Hu within the People’s Liberation Army. This is not to say, however, that he will use it to restrain those who want a much more assertive projection of China’s national interests. Either way, Mr Xi will not be immune from the growing pressures for China to be tougher as hawks argue that the US is heading for inexorable decline.

Nhận định của Washington là Tập Cận Bình sẽ nắm nhiều quyền lực trong Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hơn Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên, cũng có thể ông sẽ sử dụng nó để kiềm chế những người muốn mở rộng một cách quyết liệt hơn nữa các lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Nhưng dù theo cách nào, Tập Cận Bình cũng sẽ không thể tránh được những áp lực đòi hỏi Trung Quốc cần phải mạnh bạo hơn do các thành phần hiếu chiến cho rằng đây là lúc Mỹ đang đi xuống một cách khó cưỡng nổi.



The seas around China promise to be an area of maximum geopolitical tension during the coming decades. The waters and islands of the resource-rich South and the East China seas are disputed between China and its neighbours. China seeks maritime suzerainty, while the US insists on the right of its navy to safeguard freedom of navigation in some of the world’s busiest waterways. Taiwan is ever a potential flashpoint. This is a part of the world, in other words, where the rising power really rubs up directly against the established superpower.

Các vùng biển xung quanh Trung Quốc hứa hẹn sẽ trở thành khu vực căng thẳng địa chính trị lớn nhất trong những thập niên tới đây. Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng đang tranh chấp tại các vùng nước và quần đảo giàu tài nguyên ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Trung Quốc tìm kiếm vị thế bá chủ hàng hải, trong khi Mỹ nhấn mạnh quyền bảo vệ tự do hàng hải của hải quân nước mình tại một số trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Đài Loan từ lâu vẫn luôn là một điểm nóng tiềm năng. Nói cách khác, đây là một khu vực trên thế giới mà cường quốc trỗi dậy đang cọ xát trực tiếp với siêu cường đang tồn tại.


It seems a pretty fair bet that neither side wants to engineer a direct confrontation. Armchair generals will tell you that China would lose in a straight fight. On the other hand, it is quite hard to say what would represent a victory for the US. The risk – and it is a real one – is of miscalculation born of deep mistrust: of a small incident escalating into a larger conflict.

Sẽ rất khó nói bên nào nắm lợi thế trong một cuộc đối đầu trực tiếp. Các tướng lĩnh thiếu thực tế sẽ nói Trung Quốc chắc chắn thua trong cuộc chiến giáp mặt. Mặt khác, cũng rất khó nói điều gì có thể tạo nên chiến thắng cho Mỹ. Một rủi ro rất thực tế là khả năng tính toán sai lầm do những nghi kỵ sâu sắc: một sự việc nhỏ có thể leo thang thành một cuộc xung đột lớn.


Hence Mr Obama’s suggestion to Mr Xi. The Americans look back to the cold war. After some early near misses, Berlin and Cuba among them, Washington and Moscow established a panoply of institutions, mechanisms and tripwires to avoid accidental Armageddon. At the top was the famous hotline between the White House and the Kremlin, but the systems and procedures went all the way down. One of the critical elements was military-to-military communication: generals who got to know each other were less likely to misinterpret each other. They might decide it was worth picking up the phone before firing off a rocket.

Do đó, Obama đã đưa ra lời đề nghị đối với Tập Cận Bình. Người Mỹ đã nhìn lại những bài học lịch sử rút ra từ chiến tranh lạnh. Sau một số lần bỏ lỡ, Berlin và Cuba (trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba), Washington và Moscow đã thành lập một loạt các tổ chức, cơ chế và cách thức liên lạc để tránh một trận đánh cuối cùng (Armageddon, hay còn gọi là "ngày tận thế"). Đứng đầu trong số đó là đường dây nóng nổi tiếng giữa Nhà Trắng và Kremlin, dù các hệ thống và cơ chế sau đó cũng trở nên lỏng lẻo. Một trong những yếu tố quan trọng là trao đổi liên lạc liên quân đội: các tướng lĩnh, những người đã biết nhau sẽ ít có nguy cơ hiểu nhầm nhau. Họ sẽ quyết định nên nhấc điện thoại lên và gọi cho phía kia trước khi phóng một quả tên lửa.


Given the proximity of US and Chinese forces in the South China Sea you can see why it would be sensible to replicate such arrangements. There have been incidents and accidents during the past few years. As China builds up its navy and develops sophisticated “access denial” capabilities to push back the US from its shorelines, there will probably be more.

Với quan hệ giữa các lực lượng vũ trang Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông, bạn có thể thấy tại sao nên tái sắp xếp những thỏa thuận như vậy. Đã có những vụ việc và sự cố trong những năm qua. Khi Trung Quốc tăng cường lực lượng hải quân và phát triển năng lực tinh vi để cản phá khả năng tiếp cận của đối phương nhằm đẩy lùi Mỹ khỏi các vùng biển, chắc chắn những sự kiện mới sẽ còn xảy ra nhiều hơn.


In the circumstances Mr Xi’s rebuff to Mr Obama is at once explicable and dangerous. As the present number one, the US likes to show off its military might. The message it wants to send is: “Don’t mess with us.” As a challenger, China sees advantage in ambiguity – in keeping Washington guessing about what it might be up against. Seen from Beijing, military to military co-operation could well be a ploy to underwrite a status quo that it does not accept.

Trong trường hợp này, câu trả lời của Tập Cận Bình đối với Obama ngay lập tức có thể giải thích được và nó tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Là siêu cường số một hiện nay, Mỹ muốn phô trương sức mạnh quân sự của mình. Thông điệp nước này muốn gửi đi là: "Đừng gây rắc rối với chúng tôi". Là kẻ thách thức, Trung Quốc nhận thấy sẽ lợi thế hơn nếu duy trì sự mơ hồ - để Washington phải tự võ đoán về những gì nước này hướng tới. Nhìn từ Bắc Kinh, hợp tác liên quân đội có thể chỉ là một mánh của phía kia để bảo đảm duy trì tình trạng mà nước này không chấp nhận hiện nay.


Yet Beijing also has something to lose from miscalculation. Washington has its own hawks. So far, Mr Obama’s pivot to Asia has been all about careful diplomacy – about refurbishing old Pacific alliances and building new ones. It offers engagement with a collaborative China alongside the hedge against a belligerent Beijing. The aim is to constrain rather than contain China.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng sẽ đánh mất nhiều thứ nếu tính toán sai. Washington cũng có những người hiếu chiến. Cho tới nay, việc dịch chuyển trọng tâm chiến lược của Obama sang châu Á vẫn là một cách ngoại giao rất thận trọng - nhằm củng cố lại các liên minh Thái Bình Dương và xây dựng các quan hệ mới. Nó cho phép can dự với một Trung Quốc hợp tác bên cạnh việc lập hàng rào chống lại một Bắc Kinh hiếu chiến. Mục đích là để kiềm chế hơn là kiểm soát Trung Quốc.


There is a gulf, however, between sophisticated diplomatic strategies and much of the public discourse in the US. The “threat” from China offers the US defence establishment a powerful riposte to deficit-driven calls for cuts in military spending. As China seeks access denial technologies, the Pentagon can demand new weapons to overcome them. The US navy, I once heard a senior US official say, has no better friend than its Chinese counterpart.


Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại một khoảng cách giữa chiến lược ngoại giao tinh vi với phần lớn các diễn đàn công cộng tại Mỹ. "Mối đe dọa Trung Quốc" cho thấy sự cần thiết phải củng cố quốc phòng của Mỹ và là lời đáp lại mạnh mẽ cho những kêu gọi cắt giảm chi tiêu quân sự. Khi Trung Quốc tìm kiếm các công nghệ ngăn chặn, điều đó cũng đòi hỏi Lầu năm góc phải có vũ khí mới để khắc chế.


As for the politics, Mitt Romney’s bid for the Republican nomination assumes that if he wins the White House he can simply tell the Chinese what to do. Or else. Mr Romney has yet to explain what the “else” would amount to, but such detail does not seem to bother US hawks.

Về chính trị, việc đề cử Mitt Romney của đảng Cộng hòa giả định rằng nếu ông giành được Nhà Trắng, ông chỉ đơn giản là có thể cho biết Trung Quốc phải làm gì. Nếu không thì. Ông Romney vẫn chưa giải thích cái “nếu không thì”, nhưng những chi tiết như vậy dường như không bận tâm giới diều hâu Mỹ.

There is a real clash of interests between the US and China. Washington is determined to exercise its maritime rights and to underwrite the confidence of Asian allies. China wants to control the seas around its shores. It is hard to see how this can be resolved. What is certain is that it has to be managed. Mr Xi’s “No” will make it that much harder.
Có một sự va chạm lợi ích thật sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington quyết tâm thực thi quyền hàng hải của mình và củng cố niềm tin nơi các đồng minh châu Á. Trung Quốc muốn kiểm soát những vùng biển xung quanh mình. Thật khó có thể biết điều này sẽ được giải quyết ra sao. Chỉ có một điều chắc chắn là cần phải quản lý được nó. Nhưng câu trả lời "không" của Tập Cận Bình đã khiến cho sự việc trở nên khó khăn hơn nhiều.




Translated by Đình Ngân



http://www.ft.com/intl/cms/s/0/50a2c246-6390-11e1-b85b-00144feabdc0.html#axzz21iBOZvGV

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn