|
|
Hatf IV Shaheen 1 medium-range
nuclear-capable ballistic missile.
|
Tên lửa đạn đạo tầm
trung Shaheen 1 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Dailystar
|
Asia's air gets hot
|
Khi không khí châu Á
nóng lên
|
A major arms race in Asia is going on without any furor
anywhere.
|
Một cuộc chạy đua vũ trang lớn ở châu Á đang diễn ra mà
không gặp phải sự tranh cãi ở bất cứ nơi đâu.
|
As India test fires an intercontinental ballistic missile
capable of carrying a nuclear warhead keeping a close attention to China's
military trend, it makes a major advance in its defense capabilities.
|
Việc Ấn Độ bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả
năng mang đầu đạn hạt nhân đã thu hút sự chú ý của giới quân sự Trung Quốc.
New Delhi đồng thời đã thực hiện một bước ngoặt đáng kể trong các khả năng
phòng thủ của mình.
|
Pakistan subsequently tested Hatf IV (Shaheen 1A)
ballistic missile with a range of 2,500 to 3,000 kilometers, which would put
almost all of India within reach. Shortly after that, India launched a rocket
and put into orbit a microwave Radar Imaging Satellite (Risat-1). The
security analysts ask if a new door opens for a new arms race in South Asia.
|
Pakistan sau đó đã thử tên lửa đạn đạo Hatf IV (Shaheen
1A) với tầm bắn 2.500 - 3.000km, nghĩa là đặt hầu hết các khu vực của Ấn Độ
vào trong vòng ngắm. Rồi ngay sau đó, Ấn Độ bắn rocket và đưa lên quỹ đạo Vệ
tinh Hình ảnh Radar (Risat-1). Giới phân tích an ninh đã đặt ra câu hỏi, liệu
một cánh cửa mới có đang mở ra cho cuộc chạy đua vũ trang tại Nam Á.
|
The Agni-V missile fired by India has a range of 5,000km
which would give India the capability to strike most major cities in China,
Iran and South-East Asia. The word Agni comes from Sanskrit language which
means 'fire,' the name given to a series of weapons India developed as part
of its highly integrated guided missile upgrading project launched in 1983. V
K Saraswat, the head of India's Defense Research and Development Organisation
(DRDO) which built the missile said, "I am announcing the successful
launch of Agni V… making history and making our country proud in the area of
missile technology." He also said that India is now a "missile
power."
|
Tên lửa Agni-V mà Ấn Độ bắn thử có tầm xa 5.000km, giúp
quốc gia Nam Á này có khả năng chạm tới các thành phố chính tại Trung Quốc,
Iran và cả Đông Nam Á. Từ Agni trong tiếng Phạn nghĩa là "lửa", là
cái tên của hàng loạt loại vũ khí mà Ấn Độ đã phát triển trong một phần dự án
nâng cấp tên lửa kể từ năm 1983. V K Saraswat, phụ trách Tổ chức Nghiên cứu
và Phát triển Quốc Phòng Ấn Độ (DRDO) chịu trách nhiệm xây dựng tên lửa cho
biết: "Tôi tuyên bố, việc phóng thử thành công Agni V... là bước ngoặt
lịch sử, và mang lại niềm tự hào cho đất nước chúng ta trong lĩnh vực công
nghệ tên lửa". Ông cũng nói rằng, Ấn Độ giờ đây là một "cường quốc
tên lửa".
|
The Indian security analysts considered it as a big moment
for them as they see it as a major step to India's effort to become a
regional power that can counter China's influence in South Asia.
|
Còn các nhà phân tích an ninh Ấn Độ thì coi đó là khoảnh
khắc trọng đại khi họ chứng kiến bước tiến lớn trong nỗ lực của Ấn Độ để trở
thành một cường quốc khu vực và có thể đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc
tại Nam Á.
|
The test opens the gate for India to join the elite group
of countries that have long-range weapons that can carry nuclear warheads,
which currently only the five permanent members of the UN Security Council
like Britain, China, France, Russia and the United States possess.
|
Vụ thử nghiệm đã mở cánh cửa để Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ
số ít quốc gia có vũ khí tầm xa, với khả năng mang đầu đạn hạt nhân, mà gần
đây chỉ gồm duy nhất năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ: Anh,
Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ.
|
South Asia is a home to two nuclear club members that is
India and Pakistan and in close proximity to another major nuclear power-
China. India conducted its first nuclear test in 1974 in the name of peaceful
explosion of nuclear weapons, and in May, 1998 New Delhi conducted a series
of underground explosions. Pakistan also tested its first nuclear weapons at
the same time, while China has been a nuclear power for decades. Despite both
India and China have sworn off first use, both have built up formidable
deterrents designed to retaliate against any attackers.
|
Nam Á là nơi có hai thành viên trong câu lạc bộ hạt nhân
thế giới gồm Ấn Độ và Pakistan và tương đối gần gũi với một cường quốc hạt
nhân khác là Trung Quốc. Ấn Độ tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên năm 1974 và
vào tháng 5/1998 New Delhi đã thực hiện hàng loạt vụ nổ khác trong lòng đất.
Pakistan cũng thử hạt nhân lần đầu tiên vào cùng khoảng thời gian này trong
khi Trung Quốc là một cường quốc hạt nhân nhiều thập niên nay. Mặc dù cả Ấn
Độ và Trung Quốc đều cam kết không sử dụng hạt nhân trước, nhưng cả hai đều
nỗ lực xây dựng khả năng đánh chặn dữ dội để đáp trả lại bất kỳ kẻ tấn công
nào.
|
The alliance pattern in South Asia is: India-US alliance
and Sino-Pakistan alliance. The development of defense capability by India is
increasingly aimed at the Sino-Pakistan alliance. While India tests its ICBM,
the United States kept quite a low voice and described India as a responsible
nuclear state. It creates a dichotomy of great power policy, while US
expresses deep concern over North Korea's nuclear test, it tacitly supports
India in its nuclear way forward. Under the US-India nuclear deal, India
receives nuclear fuel and technology that helps to enlarge its nuclear
arsenal. The United States takes India as a 'valuable strategic ally' as part
of its 'offshore balancing strategy' against China which is actually fanning
the flame of disputes between the two countries.
|
Người ta đề cập nhiều tới những mô hình liên mình ở Nam Á:
liên minh Ấn Độ - Mỹ và liên minh Trung Quốc - Pakistan. Trong khi Ấn Độ thử
tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thì Mỹ giữ thái độ thận trọng, không đưa
ra tuyên bố hùng hồn và mô tả Ấn Độ như một quốc gia hạt nhân có trách nhiệm.
Điều này tạo ra sự khác biệt trong chính sách nước lớn. Trong khi Mỹ bày tỏ
quan ngại sâu sắc về việc Triều Tiên thử hạt nhân, thì họ lại
"ngầm" bật đèn xanh cho Ấn Độ tiến bước trên con đường hạt nhân
phía trước. Theo thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Ấn Độ thì New Delhi được nhận nhiên
liệu và công nghệ hạt nhân để mở rộng kho hạt nhân của mình. Mỹ xem Ấn Độ như
một "đồng minh chiến lược giá trị" trong một phần "chiến lược
cân bằng" với Trung Quốc.
|
Currently China is clearly perceived by the American
strategic analysts as the most important threat to US interests in the
Asia-Pacific region, so Washington is pursuing a 'New Containment Policy' in
the second decade of the twenty first century.
|
Trung Quốc giờ đây được các nhà phân tích chiến lược Mỹ
cảm nhận rõ ràng là mối đe dọa quan trọng nhất với các lợi ích Mỹ ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, và điều đó giải thích vì sao Washington đang theo
đuổi một "Chính sách ngăn chặn mới" trong thập niên thứ hai của thế
kỷ 21.
|
As the economic might of both China and India are
increasing simultaneously, they have both set about building robust military
complex to lend extra muscle to their growing strategic ambitions, and there
are enough materials to spark worries given their complicated history. “China
has the most active and diverse ballistic missile development program in the
world,” noted one US report. “China's ballistic missile force is expanding in
both size and types of missiles.”
|
Khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ đồng thời gia
tăng, thì cả hai đã không tiếc tiền của đổ vào hiện đại hóa quân sự nhằm mở
rộng sức mạnh "cứng" phục cho cho các tham vọng phát triển chiến
lược của mình. Chỉ như thế, thì mọi diễn biến hiện tại đã đủ "vật
liệu" để khuấy động nên những lo lắng dựa trên lịch sử phức tạp giữa hai
nước. "Trung Quốc có một chương trình phát triển tên lửa đạn đạo đa dạng
và tích cực nhất trên thế giới", một báo cáo của Mỹ nhấn mạnh. "Lực
lượng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đang không ngừng mở rộng kể cả về quy mô
và loại hình tên lửa".
|
The two countries are not only engaged in competition in
the air space but also engaged in a naval arms race as they both jockey for
influence in the Indian Ocean and Arabian Sea waters around South Asia. Most
of China-India interactions relate to the seas or the littoral areas. The two
countries do not share a sea boundary, but that does not matter. As rising
powers, their vital security interests have been expanding from their
immediate peripheries to regional extremities and beyond. Their increasing
capabilities are rebalancing the strategic scenario in Asia.
|
Hai nước này không chỉ lao vào một cuộc cạnh tranh trong
không gian mà còn là cả cuộc chạy đua vũ khí hải quân với mong muốn giành ảnh
hưởng lớn hơn ở Ấn Độ Dương, cũng như vùng biển Ảrập quanh Nam Á. Hầu hết các
tương tức Trung - Ấn đều liên quan tới những vùng biển hoặc duyên hải. Hai
nước này không hề chia sẻ biên giới hàng hải, nhưng điều đó không phải là vấn
đề. Là những cường quốc đang trỗi dậy, các lợi ích an ninh sống còn của họ
đang mở rộng từ vùng ngoại vi trực tiếp tới những nơi xa hơn trong khu vực và
hơn thế nữa. Các khả năng ngày một lớn của họ đang cân đối lại kịch bản chiến
lược tại châu Á.
|
China is primarily worried about deterring the threats
from the world's leading nuclear power, the United States, while India's
strategic calculations focus on the threat from Pakistan and China. India's
military buildup has several overlapping motivations. But the most pressing
motivation may be the fast moving China. The strategic logic creates the
direct friction among India, China and Pakistan on several fronts. When India
makes any development of its existing nuclear stockpiles focusing on China at
least in rhetorical sense, it also has a chain effect on Pakistan.
|
Trung Quốc chủ yếu lo lắng về việc ngăn chặn các nguy cơ
đến từ cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới là Mỹ trong khi tâm điểm tập
trung chiến lược của Ấn Độ là mối đe dọa từ Pakistan và Trung Quốc. Việc New
Delhi tăng cường xây dựng quân sự có các động cơ đan xen nhau. Nhưng nhân tố
cấp bách nhất có thể là sự chuyển dịch nhanh chóng của Trung Quốc. Logic
chiến lược tạo ra sự đụng chạm trực tiếp giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan
trên một số mặt trận. Khi Ấn Độ có bất kỳ phát triển nào với kho dự trữ hạt
nhân hiện tại nhằm tập trung vào Trung Quốc (ít nhất trong những tuyên bố)
thì lập tức tạo ra phản ứng dây chuyền với Pakistan.
|
Pakistan considers modernising its nuclear house as a
deterrent need against India. In almost every case India used the China card
to justify its expanding nuclear weapons program, Pakistan used the India
card and China used the US card. But the question comes on how many weapons
would be enough to deter the countries from attacking each other. A lack of
trust and doubts concerning China's rise have to some extent resulted in a
"security dilemma."
|
Trong khi đó, Pakistan lại coi việc hiện đại hóa kho hạt
nhân của mình là nỗ lực ngăn chặn cần thiết chống lại Ấn Độ. Trong hầu hết
trường hợp, Ấn Độ sử dụng quân bài Trung Quốc để biện minh cho việc mở rộng
chương trình vũ khí hạt nhân của mình, thì Pakistan sử dụng quân bài Ấn Độ còn
Trung Quốc lại viện tới quân bài Mỹ. Và, câu hỏi đặt ra là bao nhiêu vũ khí
được coi là đủ để giúp các nước ngăn chặn sự tấn công của bên còn lại. Sự
thiếu lòng tin và nỗi hoài nghi về một Trung Quốc trỗi dậy dẫn tới kết quả là
"tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề an ninh".
|
The potential regional implications of nuclear competition
are enormous and place a huge moral as well as legal responsibility on anyone
who might consider taking that state down such a path. The risk of further
inflaming the volatile international politics of Asia and potentially
catalyzing the development of nuclear weapons by other states such as Myanmar
would be a retrogressive step on the path to regional and global peace,
disarmament and stability.
|
Những tác động tiềm năng của cuộc cạnh tranh hạt nhân
trong khu vực là vô cùng to lớn và đặt ra chuẩn mực đạo đức cũng như trách
nhiệm pháp lý với bát kỳ ai có thể cân nhắc tham gia con đường ấy. Nguy cơ
kích động nền chính trị vốn rất nhạy cảm của châu Á và khả năng tạo ra chất
xúc tác cho việc phát triển vũ khí hạt nhân của những nước khác sẽ là
"bước thụt lùi" trên con đường hòa bình, giải trừ vũ khí và ổn định
của khu vực cũng như toàn cầu.
|
Rather than moving away from the escalatory nuclear
policies, such skewed priorities encouraging non-nuclear weapons states to
break from their NPT commitments. The nuclear fallout in South Asia will have
a catastrophic regional effects and we the small countries (in terms of
geography) with huge population would not be able to escape from that
destruction. The human cost would be terrible and the possibility of sparking
a wider conflict in the region does not bear thinking about.
|
Thay vì ra khỏi các chính sách hạt nhân leo thang, thì
những ưu tiên lệch lạc như vậy lại đang khuyến khích các nước không có vũ khí
hạt nhân có thể phá vỡ các cam kết không phổ biến hạt nhân của mình. Bụi
phóng xạ ở Nam Á sẽ có tác động vô cùng lớn, các nước nhỏ (về mặt địa lý) với
dân số lớn sẽ không thể thoát khỏi hủy diệt. Cái giá con người phải trả là vô
cùng khủng khiếp và khả năng xung đột lan rộng trong khu vực là không thể
không tính tới.
|
A dispassionate look at the current tensions among the
countries in Asia would surely conclude that the security concerns of each
state must be acknowledged for peaceful coexistence of the countries in this
region.
|
Một cái nhìn vô tư về những căng thẳng hiện nay giữa các
nước ở châu Á chắc chắn sẽ kết luận rằng những mối quan tâm an ninh của mỗi nước
phải được công nhận vì sự chung sống hòa bình của các nước trong khu vực này.
|
The Writer is a
Graduate Student from Department of International Relations, University of
Dhaka.
|
Tác giả là một học viên sau đại học của khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Dhaka.
|
|
|
|
|
|
Translated by Nguyễn Huy
|
|
|
http://www.thedailystar.net/newDesign/news-details.php?nid=232734
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, July 26, 2012
Asia's air gets hot Khi không khí châu Á nóng lên
Labels:
ASIA-CHÂU Á
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn