|
|
China’s Coercive
Economic Diplomacy
|
Chính sách ngoại
giao gây sức ép kinh tế của Trung Quốc
|
By Bonnie S. Glaser
|
|
The Diplomat, July 25, 2012
|
The Diplomat, 25/07/2012
|
Chinese willingness to use economic leverage to settle
international disputes in its favor is a worrisome trend.
|
Quyết tâm của Trung Quốc trong việc dùng đòn bẫy kinh tế
để giải quyết các tranh chấp quốc tế nhằm có lợi cho mình là một xu thế đáng
lo ngại.
|
When the 10 member nations of ASEAN failed to reach
agreement on the wording of a joint communiqué for the first time in 45
years, most pundits blamed this year’s ASEAN chair, Cambodia, for failing to
forge a consensus. Behind Phnom Penh’s
passivity, however, was pressure from Beijing to keep any mention of the
South China Sea, especially the recent faceoff between China and the
Philippines in the Scarborough Shoal, out of the final statement. That the
Chinese had sway over Cambodia should not come as a surprise. Beijing has provided billions in aid to
Cambodia. In 2011 alone the amount of
foreign investment pledged to Phnom Penh by China was 10 times greater than
that promised by the United States.
|
Khi 10 quốc gia thành viên của ASEAN không đạt được thỏa
thuận về cách dùng từ ngữ trong một thông cáo chung lần đầu tiên trong 45
năm, hầu hết mọi nhà nghiên cứu đều đổ lỗi cho nước chủ tọa ASEAN năm nay là
Campuchia đã không tạo được một sự đồng thuận. Nhưng, đằng sau thái độ thụ động
của Phnompenh là sức ép từ Bắc Kinh nhằm gạt ra ngoài bản tuyên bố cuối cùng
bất cứ một nhắc nhở nào nói đến Biển Đông, đặc biệt là nói đến cuộc đối đầu
giữa TQ và Philippines tại Bãi cạn Scarborough. Việc TQ đang có thế lực tại
Campuchia không phải là một điều đáng ngạc nhiên. Bắc Kinh đã cung cấp hàng
tỉ đôla viện trợ cho Campuchia. Nội năm 2010 mà thôi lượng tiền đầu tư nước
ngoài mà TQ cam kết với Phnom Penh lớn gấp 10 lần tiền đầu tư mà Mỹ hứa hẹn.
|
For more than a decade, China has pursued a strategy in
Southeast Asia that relied heavily on economic carrots to increase the stake
of the Southeast Asian countries in maintaining good relations with
China. The China-ASEAN FTA, Chinese
foreign direct investment, foreign assistance, and trade have all been used
to encourage countries to consider Beijing’s interests when formulating
policies and eschew actions that China would view as objectionable. In the past few years, however, China has
directly used economic relations to compel target countries to alter their
policies. And this growing trend is
worrisome.
|
Hơn một thập kỷ nay, TQ theo đuổi một chiến lược tại Đông
Nam Á chủ yếu đựa vào củ cà rốt kinh tế để gia tăng phần thưởng cho các nước
Đông Nam Á trong việc duy trì quan hệ hữu hảo với TQ. Hiệp định Tự do Thương
mại TQ - ASEAN (China - ASEAN TFA), vốn trực tiếp đầu tư nước ngoài, ngoại
viện, và thương mại của TQ tất cả đều được sử dụng để khuyến khích các nước
phải xét đến lợi ích của Bắc Kinh khi hình thành chính sách và tránh các hành
động mà TQ sẽ coi là đáng chê trách. Nhưng, trong vài năm vừa qua, TQ đã trực
tiếp sử dụng quan hệ kinh tế để buộc các nước trong tầm ngắm phải thay đổi
chính sách của mình. Và xu thế đang gia tăng này là đáng lo ngại.
|
The most recent target of the employment of economic
measures by China for coercive purposes was the Philippines, which on April
10 sent a navy frigate to investigate the sighting of Chinese fishing boats
in the lagoon of Scarborough Shoal, well within the Philippines’ 200-nautical
mile Exclusive Economic Zone. After an
armed boarding party discovered giant clams, coral, and live sharks aboard
the boats, an attempt to arrest the fisherman was thwarted by two civilian
China Maritime Surveillance vessels that arrived on the scene. The Philippines withdrew the frigate and
replaced it with a Coast Guard Cutter.
China dispatched an armed Fishery Law Enforcement Command ship to
reinforce its sovereignty claim. The
standoff continued for over a month.
|
Mục tiêu gần đây nhất của việc TQ dùng biện pháp kinh tế
với mục đích o ép là Philippines, khi nước này vào ngày 10 tháng Tư phái một
tàu khu trục của hải quân đến điều tra sự xuất hiện của tàu đánh cá TQ trong
phá của Bãi cạn Scarborough, nằm ngay trong Khu đặc quyền Kinh tế 200 hải lý
của Philippines. Sau khi một toán hải quân Phi có vũ trang leo lên tàu cá TQ
phát hiện những con sò khủng, san hô, và cá mập còn sống trên tàu, họ toan
bắt giữ người ngư dân nhưng bị hai tàu dân sự của Hải giám TQ xuất hiện cản
trở. Philippines bèn rút tàu hải quân về và thay vào đó bằng một tàu Tuần
duyên [là tàu dân sự thuộc Bộ Giao thông Vận tải – dịch giả]. Còn TQ thì gửi
một tàu Ngư chính có vũ trang để tăng cường tuyên bố chủ quyền của mình. Cuộc
đối đầu giữa hai nước kéo dài hơn một tháng.
|
Incensed by Manila’s unwillingness to withdraw from the
Shoal, China resorted to economic measures to punish the Philippines for
encroaching on Chinese sovereignty.
Chinese quarantine authorities reportedly blocked hundreds of
container vans of Philippine bananas from entering Chinese ports, claiming
that the fruit contained pests. The Chinese decision to quarantine the
bananas dealt a major blow to the Philippines which exports more than 30
percent of its bananas to China.
Subsequently, China began slowing inspections of papayas, mangoes,
coconuts, and pineapples from the Philippines. In addition, Chinese mainland travel
agencies stopped sending tour groups to the Philippines, allegedly due to
concerns for tourists’ safety. In
January, China had surpassed Japan to become the third-largest source of
tourists for the Philippines. Filipino
business leaders pressured the government to abandon its confrontational
approach in the Scarborough Shoal, which was precisely the outcome that China
hoped for. In early June, Beijing and
Manila reached an agreement to simultaneously pull out all vessels in the
lagoon. The Philippines abided by that
agreement, and then withdrew all its vessels from the Shoal due to bad
weather later that month. According to
Manila, Chinese fishing vessels remain in the lagoon in violation of the
agreement. Reports suggest Chinese ships were recently blocking the entrance
of the lagoon, preventing any Philippine ships and fishing vessels from
re-entering the area.
|
Giận dữ vì Manila không chịu rút khỏi Bãi Cạn, TQ bèn dùng
biện pháp kinh tế để trừng phạt Philippines vì cho rằng nước này đã vi phạm
chủ quyền TQ. Báo chí cho biết các cơ quan kiểm dịch TQ đã ngăn chặn hàng
trăm công-ten-nơ chuối Philippines không cho vào các hải cảng TQ, với lý do
là chuối có sâu bọ. Quyết định kiểm dịch chuối do TQ đưa ra đã giáng một đòn
kinh tế nặng nề vào Philippines là nước xuất khẩu 30% số chuối của mình sang
TQ. Tiếp theo đó, TQ bắt đầu cho câu dầm việc kiểm dịch đu đủ, xoài, dừa, và
quả dứa đến từ Philippines. Thêm vào đó, các cơ quan du lịch trên lục địa TQ
ngưng gửi các toán du khách sang Philippines, nói là vì quan ngại cho sự an
toàn của du khách. Vào tháng Giêng, TQ đã qua mặt Nhật Bản để trở thành nguồn
du khách lớn thứ ba cho Philippines. Các lãnh đạo doanh nghiệp Phi đã áp lực
chính phủ từ bỏ đường lối đối đầu tại Bãi cạn Scarborough, điều này chính là
một kết quả mà TQ mong muốn. Vào đầu tháng Sáu, Bắc Kinh và Manila đi đến
thỏa hiệp hai bên cùng một lúc rút hết tàu bè ra khỏi phá Scarborough.
Philippines làm đúng thỏa hiệp đó, rồi rút hết tàu bè của mình ra khỏi Bãi
Cạn vì thời tiết xấu vào cuối tháng. Theo tin tức của Manila, tàu cá TQ vẫn
tiếp tục ở lại trong phá Scarborough, vi phạm thoả hiệp nói trên. Báo chí còn
cho biết gần đây tàu TQ đã chặn cửa phá, không cho bất cứ tàu bè và thuyền
đánh cá Phi Luật Tân vào lại trong vùng này.
|
A more widely reported case of China using trade as a
weapon to force a country to alter its policy occurred in September 2010 when
Beijing blocked shipments of rare earth minerals to Japan. The action was taken in retaliation for
Japan’s detention of the captain of a Chinese fishing trawler in an incident
near the Senkaku Islands, which are under Japanese control but are also
claimed by China and Taiwan. China’s
customs agency notified companies that they were not permitted to ship to
Japan any rare earth oxides, rare earth salts, or pure rare earth metals, although these
shipments were still allowed to Hong Kong, Singapore, and other
countries. The Chinese subsequently
slowed rare earth shipments to the United States and countries in Europe as
well, insisting they were attempting to clean up the rare earth mining
industry, which has caused severe pollution in some places where the minerals
are mined. Beijing’s action alarmed Tokyo and was a major factor in the
decision of the Japanese government to release the captain. The embargo was
viewed by many experts as evidence of Chinese willingness to use economic
leverage to have its way in an international dispute.
|
Một trường hợp được báo chí loan tải rộng rãi hơn về việc
TQ dùng thương mại như một vũ khí để buộc một nước khác thay đổi chính sách
đã diễn ra vào tháng Chín năm 2010 khi Bắc Kinh ngăn chặn việc chở các loại
khoáng đất hiếm sang Nhật Bản. Biện pháp này được dùng để trả đũa việc Nhật
Bản giam giữ viên thuyền trưởng của một tàu đánh cá TQ trong một vụ việc xảy
ra gần đảo Senkaku, hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng cũng được TQ và Đài Loan
tuyên bố chủ quyền. Hải quan TQ thông báo cho các công ty rằng họ không được
phép xuất khẩu sang Nhật bất cứ loại ốc-xít đất hiếm, muối đất hiếm, kim loại
đất hiếm ròng, mặc dù việc chuyên chở khoáng chất này vẫn tiếp tục được cho
phép đi đến Hồng Kong, Singapore, và nhiều nước khác. Tiếp sau đó, chính
quyền TQ còn trì hoãn việc xuất khẩu đất hiếm sang Hoa Kỳ và các nước châu
Âu, lấy cớ TQ đang có nỗ lực làm sạch công nghệ khai thác đất hiếm, một công
nghệ đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng tại một số vùng mà khoáng sản này
được khai thác. Hành động của Bắc Kinh đã gây báo động cho Tokyo và là một
yếu tố chính trong việc chính phủ Nhật quyết định trả tự do cho viên thuyền
trưởng TQ. Hành động cấm vận này của TQ đã được nhiều chuyên gia coi là một
bằng chứng của việc TQ cố tình dùng đòn bẫy kinh tế để giành phần thắng trong
một tranh chấp quốc tế.
|
China doesn’t just target Asian nations. A third example
of China’s use of economic coercion was triggered by the award of the 2010
Nobel Peace Prize to Chinese dissident Liu Xiaobo by the Norwegian Nobel
Committee. After the announcement was
made in October 2010, the Chinese foreign ministry warned that the decision
would harm relations between Beijing and Oslo, despite the fact that the
Nobel Committee is independent from the Norwegian government. China also warned foreign diplomats that
sending representatives to the Nobel Peace Prize award ceremonies would have
adverse consequences. Eighteen
countries, mostly nations with poor human rights records of their own, opted
to not attend.
|
TQ không chỉ nhắm mũi dùi kinh tế vào các quốc gia châu Á.
Một trường hợp điển hình thứ ba của việc TQ sử dụng sức ép kinh tế đã nhanh
chóng diễn ra khi Ủy ban Nobel của Na Uy quyết định trao giải Nobel Hoà bình
2010 cho nhà bất đồng chính kiến TQ Lưu Hiểu Ba. Sau khi thông báo giải
thưởng được đưa ra vào tháng Mười 2010, Bộ Ngoại giao TQ cảnh báo rằng quyết
định này sẽ gây tổn thất cho quan hệ giữa Bắc Kinh và Oslo, bất chấp sự kiện
Ủy ban Nobel hoàn toàn độc lập với Chính phủ Na Uy. TQ cũng cảnh báo các nhà
ngoại giao nước ngoài rằng việc gửi đại diện đến tham dự buổi lễ trao giải
Nobel Hoà bình sẽ có hậu quả bất lợi cho nước họ. Mười tám nước, phần lớn là
những quốc gia có hồ sơ nhân quyền tồi tệ, quyết định không tham dự.
|
In the ensuing months, China froze FTA negotiations with
Norway and imposed new veterinary inspections on imports of Norwegian salmon
that resulted in a severe cutback. The
volume of salmon imports from Norway shrunk 60 percent in 2011, even as the
Chinese salmon market grew by 30 percent.
|
Trong những tháng sau đó, TQ đã cho đóng băng các cuộc đàm
phán FTA (hiệp định tự do thương mại) với Na Uy và áp đặt những biện pháp
kiểm dịch mới đối với cá hồi nhập khẩu từ Na Uy, đưa đến việc cắt giảm nghiêm
trọng. Lượng cá hồi mà TQ nhập khẩu từ Na Uy đã giảm bớt 60% trong năm 2011,
mặc dù thị trường cá hồi TQ đã tăng thêm 30%.
|
China has become a critically needed engine of growth for
the global economy. In addition,
China’s economic largesse has provided benefits to many countries around the
world. It is increasingly clear,
however, that economic cooperation with China has inherent risks. Countries should be mindful of Beijing’s
increasing propensity to use economic means to compel target nations to alter
their policies in line with Chinese interests. Excessive dependence on China may increase
countries’ vulnerability to such pressure.
|
TQ đã trở thành một đầu máy tăng trưởng rất cần thiết cho
kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, sự hào phóng kinh tế của TQ đã mang lại ích lợi
cho nhiều nước trên khắp thế giới. Nhưng, sự thể ngày càng lộ ra rằng, hợp
tác kinh tế với TQ có nhiều rủi ro trong đó. Các nước cần phải cảnh giác việc
TQ ngày càng có khuynh hướng sử dụng các phương tiện kinh tế để ép buộc các
nước trong tầm ngắm của mình thay đổi chính sách sao cho phù hợp với lợi ích
của TQ. Quá lệ thuộc vào TQ có thể gia tăng nguy cơ của đất nước trước sức ép
kinh tế của họ.
|
In the Asia-Pacific region and beyond, nations are closely
observing Chinese behavior as it remerges as a great power. Most remain hopeful that as China rises it
will adhere to international and regional norms and strengthen the prevailing
international system from which it has benefited in recent decades. If such a positive scenario is to be
realized, however, countries will have to push back against China’s growing
willingness to employ economic leverage to coerce countries to modify their policies
in accordance with Beijing’s wishes.
|
Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và xa hơn nữa, các
quốc gia đang theo dõi hành vi của TQ khi nước này bắt đầu trỗi dậy như một đại
cường. Phần lớn các nước vẫn còn nuôi hy vọng rằng trong khi vươn dậy, TQ sẽ
biết tuân theo các qui phạm quốc tế và khu vực và củng cố hệ thống quốc tế
đang thịnh hành, mà từ đó TQ đã hưởng nhiều lợi lộc trong các thập niên gần
đây. Nhưng nếu muốn một kịch bản tích cực như thế trở thành hiện thực, các nước
sẽ phải đẩy lùi quyết tâm ngày càng gia tăng của TQ trong việc sử dụng đòn
bẩy kinh tế để o ép các nước khác thay đổi chính sách cho phù hợp với tham
vọng của Bắc Kinh.
|
Bonnie S. Glaser is
a senior fellow with the CSIS Freeman Chair in China Studies and a senior
associate at Pacific Forum CSIS. This article was originally published by
Pacific Forum CSIS PacNet here, and represents the views of the respective
author.
|
Bonnie S. Glaser là hội
viên thâm niên nghiên cứu về tình hình TQ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược
và Quốc tế (CSIS) và là một cộng sự viên thâm niên tại Diễn đàn Thái Bình
Dương của CSIS. Bài báo này thoạt đầu được xuất bản bởi bản tin hang tuần
Pacific Forum CSIS Pacnet và chỉ là quan điểm riêng của tác giả.
|
|
|
|
|
|
Translated by Trần Ngọc Cư
|
|
|
http://thediplomat.com/2012/07/25/chinas-coercive-economic-diplomacy/
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, July 26, 2012
China’s Coercive Economic Diplomacy Chính sách ngoại giao gây sức ép kinh tế của Trung Quốc
Labels:
DIPLOMACY-NGOẠI GIAO
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn