MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, July 18, 2017

A THEORY OF TEN UNIVERSAL VALUES Lý thuyết về mười giá trị phổ quát

A THEORY OF TEN UNIVERSAL VALUES

Lý thuyết về mười giá trị phổ quát

Gregg Henriques Ph.D.
Oct 19, 2014
Tiến sĩ Gregg Henriques
19 tháng 10 năm 2014

Matching ten universal values with the unified approach.

Kết hợp 10 giá trị phổ quát với cách tiếp cận thống nhất.

I have been reading up a lot on values and theories of values lately. One particularly interesting and prominent theory is from Shalom Schwartz who proposes that there are ten broad value domains that are universal and fairly comprehensive. The values he advocates for are as follows.

Thời gian gần đây, tôi đã đọc rất nhiều về các giá trị và lý thuyết về các giá trị. Một lý thuyết đặc biệt thú vị và nổi bật là của Shalom Schwartz, người đã đề xuất rằng có mười lĩnh vực giá trị rộng có tính phổ quát và khá toàn diện. Các giá trị ông ủng hộ như sau.


POWER: Social status and prestige, control or dominance over people and resources

QUYỀN LỰC: Địa vị và uy tín xã hội, kiểm soát hoặc thống trị con người và nguồn lực

ACHIEVEMENT: Personal success through demonstrating competence according to social standards

THÀNH TỰU: Thành công cá nhân thông qua việc thể hiện năng lực theo tiêu chuẩn xã hội

HEDONISM: Pleasure or sensuous gratification for oneself

LẠC THÚ: Niềm vui hoặc cảm giác hài lòng đối với chính mình

STIMULATION: Excitement, novelty, and challenge in life

KÍCH THÍCH: Sự phấn khích, mới mẻ, và thách thức trong cuộc sống

SELF-DIRECTION: Independent thought and action - choosing, creating, exploring

TỰ CHỈ ĐẠO: Tư duy và hành động độc lập - lựa chọn, sáng tạo, khám phá

UNIVERSALISM: Understanding, appreciation, tolerance, and protection for the welfare of all people and for nature

PHỔ ĐỘ: Hiểu, trân quý, khoan dung, và bảo vệ lợi ích của tất cả mọi người và giới tự nhiên
BENEVOLENCE: Preservation and enhancement of the welfare of people with whom one is in frequent personal contact

NHÂN TỪ: Bảo toàn và nâng cao phúc lợi của những người mà ta thường có liên hệ cá nhân

TRADITION: Respect, commitment, and acceptance of the customs and ideas that traditional culture or religion provide

TRUYỀN THỐNG: Tôn trọng, cam kết, và chấp nhận các phong tục tập quán và ý tưởng mà văn hoá truyền thống hoặc tôn giáo cung cấp

CONFORMITY: Restraint of actions, inclinations, and impulses likely to upset or harm others and violate social expectations or norms

TƯƠNG HỢP: Kiềm chế những hành động, khuynh hướng và động lực có thể gây khó chịu hoặc gây hại cho người khác và vi phạm các kỳ vọng hoặc tiêu chuẩn xã hội

SECURITY: Safety, harmony, and stability of society, of relationships, and of self

AN NINH: An toàn, hài hòa, và ổn định của xã hội, của các mối quan hệ, và của bản thân

Schwartz argues that these values can be arranged in the following visual way (this is called a circumplex, and identifies even larger themes).

Schwartz lập luận rằng những giá trị này có thể được sắp xếp theo cách trực quan sau đây (được gọi là circumplex, và xác định các chủ đề lớn hơn).



Source:

One of my arguments is that, via the unified approach, we can work to assimilate and integrate various perspectives into a more coherent whole. Although I had heard of Schwartz’s value theory, I had never spent much time with it. But I think that some benefit can be looking at Schwartz’s value theory through the lens of the unified approach.


Một trong các lập luận của tôi là, thông qua cách tiếp cận thống nhất, chúng ta có thể làm việc để hấp thu và tích hợp các quan điểm khác nhau vào một tổng thể có kết cấu mạch lạc hơn. Mặc dù tôi đã nghe nói về lý thuyết giá trị của Schwartz, nhưng tôi chưa bao giờ dành nhiều thời gian với nó. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng có thể lợi khi xem xét lý thuyết giá trị của Schwartz qua các lăng kính của cách tiếp cận thống nhất.

Let’s first consider the values theory from the vantage point of Behavioral Investment Theory. BIT considers the nervous system an “investment value system”, shaped by evolution and individual experience. The experience of pleasure and pain are considered to be building blocks of conscious experience that orient animals toward “the good” and away from the “bad”.

Trước hết, hãy xem xét lý thuyết giá trị từ điểm mấu chốt của Lý thuyết đầu tư hành vi (BIT). BIT coi hệ thần kinh như là "hệ thống giá trị đầu tư", được định hình bởi sự tiến hóa và kinh nghiệm cá nhân. Trải nghiệm về khoái lạc và đau đớn được coi là những thành phần kiến ​​tạo của trải nghiêm có ý thức mà định hướng động vật hướng tới "cái tốt" và tránh xa "cái xấu".


https://www.psychologytoday.com/blog/theory-knowledge/201410/theory-ten-universal-values


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn