MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, June 27, 2012

Cultural genocide behind self-immolation Diệt chủng văn hóa đằng sau các vụ tự thiêu




Cultural genocide behind self-immolation

Diệt chủng văn hóa đằng sau các vụ tự thiêu

By Emily-Anne Owen

Emily-Anne Owen

26-06-2012

BEIJING - The Chinese government must not "eliminate individualism" but instead encourage diversity of religion, culture and language, the Dalai Lama, the Tibetan spiritual leader, stressed - after yet another Tibetan self-immolated last week in China's Qinghai province. Speaking at the University of Westminster in London last week, the Dalai Lama exhorted the Chinese government to learn from the success' of pluralism in India, where he has lived in exile since he fled his homeland in 1959.

BẮC KINH – Chính phủ Trung Quốc không nên “loại bỏ chủ nghĩa cá nhân”, nhưng thay vào đó nên khuyến khích sự đa dạng tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ, Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, bị căng thẳng sau vụ tự thiêu nữa của một người Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc tuần qua. Phát biểu tại Đại học Westminster ở London tuần trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục chính phủ Trung Quốc học hỏi từ sự thành công của chủ nghĩa đa nguyên ở Ấn Độ, nơi ông đã sống lưu vong kể từ khi rời bỏ quê hương mình vào năm 1959.


While he admitted, "Complete independence is ... out of the question", he bemoaned the "outdated" system of the ruling Chinese Communist Party (CCP), which Tibetan advocacy groups accuse of crushing Tibetan culture.

Trong khi ông thừa nhận, “độc lập hoàn toàn… không phải là vấn đề đặt ra”, nhưng ông than vãn về hệ thống “lỗi thời” của Đảng cầm quyền Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mà các nhóm ủng hộ Tây Tạng cáo buộc đang nghiền nát văn hóa Tây Tạng.

The Dalai Lama's speech follows the self-immolation of a Tibetan herder, Tamdin Thar, who died in Huangnan Tibetan Autonomous Prefecture, located in northwest China, last week. The herder was at least the 38th Tibetan to have set himself on fire since 2009 and the 29th to have died. Last month, the immolations spread to the Tibetan capital Lhasa for the first time as two men set themselves alight outside a temple.

Bài phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau vụ tự thiêu của Tamdin Thar, một người Tây Tạng làm nghề chăn gia súc, đã chết ở Huangnan, thuộc khu tự trị Tây Tạng, nằm ở phía tây bắc Trung Quốc hồi tuần trước. Người chăn gia súc này ít nhất là người Tây Tạng thứ 38 đã tự thiêu từ năm 2009 và 29 người đã chết. Tháng trước, các vụ tự thiêu đã lan đến Lhasa, thủ đô Tây Tạng, lần đầu tiên khi hai người đàn ông tự thiêu bên ngoài một ngôi chùa.

Last year, the Dalai Lama accused Beijing of "cultural genocide" in Tibet at a press conference in Tokyo and attributed the unprecedented wave of self-immolations to the government's increasingly harsh crackdown on Tibetan culture and religion.

Năm ngoái, tại một cuộc họp báo ở Tokyo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cáo buộc Bắc Kinh “diệt chủng văn hóa” ở Tây Tạng và cho rằng làn sóng tự thiêu chưa từng có là do sự đàn áp ngày càng khắc nghiệt về văn hóa và tôn giáo Tây Tạng của chính phủ.

Culture under attack

Since the 2008 Tibetan riots, China has unleashed an increasingly harsh crackdown in Tibetan areas of the country. Government policies in monasteries have been felt most keenly: permanent police surveillance, the severing of food and water supplies, and compulsory patriotic education for monks have fueled anger and despair.

Nền văn hóa bị tấn công

Kể từ khi cuộc bạo động của người Tây Tạng hồi năm 2008, Trung Quốc đã tung ra một chiến dịch đàn áp ngày càng khắc nghiệt ở các khu vực Tây Tạng trên đất nước. Các chính sách của chính phủ trong các tu viện được cảm nhận sâu sắc nhất: cảnh sát giám sát thường xuyên, cắt đứt nguồn cung cấp lương thực và nước nôi, và giáo dục cưỡng bức lòng yêu nước cho các tu sĩ, đã làm gia tăng sự giận dữ và tuyệt vọng.

This year, Beijing distributed over one million portraits of China's four most important Communist leaders and Chinese flags to Tibetan monasteries, houses, and schools. Images of the Dalai Lama - Tibet's most important spiritual figure have been banned. But government clampdowns have not only taken place in monasteries. Authorities have shut down a locally funded Tibetan school offering classes in the Tibetan language and culture, according to the Indian-based Tibetan Centre for Human Rights and Democracy.

Năm nay, Bắc Kinh đã phân phát hơn một triệu bức chân dung của bốn nhà lãnh đạo Cộng sản quan trọng nhất và cờ Trung Quốc cho các tu viện, các gia đình và trường học Tây Tạng. Hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma – nhân vật tinh thần quan trọng nhất của Tây Tạng đã bị cấm. Nhưng việc hạn chế của chính phủ không chỉ diễn ra ở các tu viện. Các nhà chức trách đã đóng cửa các trường học Tây Tạng do địa phương cấp ngân sách, mở các lớp dạy ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng, theo Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng, có trụ sở ở Ấn Độ.

The Khadrok Jamtse Rokten School, founded in 1989, was forcibly closed on April 2, according to a report by the Tibetan Centre. The school is situated in Ganzi County, known as Kardze in Tibetan, in China's southwestern Sichuan province, an area of the country where self-immolations have become increasingly frequent. Two teachers were arrested.

Trường Khadrok Jamtse Rokten, thành lập năm 1989, đã bị buộc đóng cửa vào ngày 2 tháng 4, theo tin tức từ Trung tâm [Nhân quyền và Dân chủ] Tây Tạng. Trường nằm ở quận Ganzi, tiếng Tây Tạng là Kardze, ở tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc, khu vực mà chuyện tự thiêu ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Hai giáo viên đã bị bắt.

The Tibetan poet and author Tsering Woeser, who has been instrumental in highlighting self-immolations on an influential blog, believes such actions are designed to wear down Tibetan culture.

Bà Tsering Woeser, nhà thơ Tây Tạng và là tác giả, người đã giúp làm nổi bật các vụ tự thiêu ở một blog có ảnh hưởng, tin rằng, những hành động như vậy được thiết lập để từ từ hủy hoại văn hóa Tây Tạng.


"Language is very important to any race. But in Tibetan areas, the Chinese government is generating education reforms to diminish education in Tibetan language," Woeser told IPS. "In Tibetan schools, where classes are supposed to be taught in the Tibetan language, classes are instead taught in Mandarin and even textbooks are in Mandarin. Worse still, civilian-run schools are being shut down gradually."


Bà Woeser nói với IPS: “Ngôn ngữ rất quan trọng đối với bất kỳ chủng tộc nào. Tuy nhiên, ở các vùng Tây Tạng, chính phủ Trung Quốc đang thực hiện cải cách giáo dục để giảm bớt giáo dục bằng ngôn ngữ Tây Tạng. Ở các trường học Tây Tạng, nơi các lớp học lẽ ra phải được giảng dạy bằng ngôn ngữ Tây Tạng, nhưng được dạy bằng tiếng phổ thông và ngay cả sách giáo khoa cũng bằng tiếng phổ thông. Tệ hơn nữa, các trường tư đang dần dần bị đóng cửa“.


"Meanwhile, modern intellectuals, including writers, NGO workers and singers have been arrested and detained," Woeser said. "I am worried Tibetan culture will die out one day."


Bà Woeser nói: “Trong khi đó, các trí thức hiện đại, gồm các nhà văn, nhân viên của tổ chức phi chính phủ (NGO) và các ca sĩ đã bị bắt và bị giam giữ. Tôi lo rằng văn hóa Tây Tạng một ngày nào đó sẽ chết“.

Burning in despair

"That's why you see these sad incidents have happened, due to this desperate sort of situation," said the Dalai Lama at the 2011 press conference. "Even Chinese from mainland China who visit Tibet have the impression things are terrible. Some kind of cultural genocide is taking place."


Tự thiêu trong tuyệt vọng

Phát biểu tại cuộc họp báo năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết: “Đó là lý do vì sao quý vị nhìn thấy những sự cố đau buồn này đã xảy ra, do phần nào tuyệt vọng về tình hình này. Ngay cả người Trung Quốc từ đại lục đến thăm Tây Tạng cũng có ấn tượng là mọi chuyện thật khủng khiếp. Một dạng diệt chủng văn hóa đang diễn ra“.


Beijing has accused the Dalai Lama of whipping up unrest and has declared that the immolations are "terrorism in disguise". An op-ed published in the state-run China Daily on Monday said there is no "Tibet issue" and it is a fiction "invented by Britain". But the advocacy group International Campaign for Tibet (ICT) has also accused China of "cultural genocide".


Bắc Kinh đã cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc tạo ra tình trạng bất ổn và tuyên bố rằng các vụ tự thiêu là “khủng bố cải trang”. Một bài báo đã được China Daily, tờ báo của nhà nước, đăng tải hôm thứ hai, nói rằng không có “vấn đề Tây Tạng” và đó là một sự xung đột được “phát minh bởi Anh quốc”. Tuy nhiên, Phong trào Quốc tế vì Tây Tạng (ICT) đã cáo buộc Trung Quốc “diệt chủng văn hóa”.


In a report entitled "60 Years of Chinese Misrule: Arguing Cultural Genocide in Tibet", published in April, during Genocide Prevention Month, ICT stated that the Chinese authorities have made a systematic and concerted effort to replace organic Tibetan culture with a state-approved version that meets the objectives of the CCP.


Trong một báo cáo có tựa đề: “60 năm cai trị tồi tệ Trung Quốc: Tranh cãi diệt chủng văn hóa ở Tây Tạng”, được công bố hồi tháng 4, trong Tháng Ngăn ngừa Diệt chủng [văn hóa], ICT tuyên bố rằng, các nhà chức trách Trung Quốc đã thực hiện một nỗ lực có hệ thống và phối hợp để thay thế văn hóa có hệ thống của Tây Tạng, với một phiên bản đã được sự chuẩn thuận của nhà nước, đáp ứng các mục tiêu của ĐCSTQ.


"The situation in Tibet is not a case of episodic or discrete human rights violations against Tibetans; Tibetan culture has been targeted for destruction from the beginning [of the CCP's takeover of Tibet]," ICT's president Mary Beth Markey told IPS.


“Tình hình ở Tây Tạng không phải là một trường hợp vi phạm nhân quyền chống lại người Tây Tạng ngoại lệ hay riêng lẽ, văn hóa Tây Tạng là mục tiêu nhắm đến để hủy diệt ngay từ khi bắt đầu [tiếp quản Tây Tạng của ĐCSTQ]“, bà Mary Beth Markey, Chủ tịch ICT nói với IPS.

"Cultural oppression has been institutionalized through the implementation of various campaigns, regulations and laws. Where cultural expression falls within the parameters set by the Chinese state, it is tolerated and even commodified. Where it is not, culture is censored or marginalized through forcible assimilation."

“Đàn áp văn hóa đã được thể chế hóa thông qua việc thực hiện các chiến dịch, quy định và luật pháp khác nhau. Nơi mà biểu hiện văn hóa nằm trong đường lối chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc, nó phải chịu đựng và thậm chí bị thương mại hóa. Nơi không [nằm trong sự chỉ đạo của chính phủ], văn hóa bị kiểm duyệt hoặc bị cách ly thông qua sự đồng hóa bằng cưỡng chế”.


ICT released the report on April 25, the birthday of Tibet's Panchen Lama, Gedhun Choekyi Nyima. The religious figure, the second-most important in Tibetan Buddhism after the Dalai Lama, was taken into custody by Chinese authorities in 1995 and has not been heard of since.


ICT đã công bố bản báo cáo này hôm 25 tháng 4, là ngày sinh nhật của Gedhun Choekyi Nyima, Ban Thiền Lạt Ma của Tây Tạng. Gedhun Choekyi Nyima là nhân vật tôn giáo quan trọng đứng thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng, sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giam hồi năm 1995 và không ai nghe nói về ông kể từ đó.

Beijing has since anointed its own Panchen Lama, 22-year-old Gyaincain Norbu, who delivered his first public speech outside mainland China this year. While the appearance in Hong Kong was widely seen as an effort from China to garner international recognition for the state-approved Panchen Lama, he is not recognized by the Dalai Lama or the Tibetan government in exile.


Từ đó, Bắc Kinh đã tự chỉ định Ban Thiền Lạt Ma, xức dầu thánh cho Gyaincain Norbu, 22 tuổi, người mà lần đầu tiên đã có bài phát biểu trước công chúng ở ngoài Trung Quốc đại lục trong năm nay. Sự xuất hiện [của Gyaincain Norbu] ở Hồng Kông được mọi người xem như một nỗ lực của Trung Quốc nhằm thu hút sự công nhận quốc tế đối với Ban Thiền Lạt Ma mà chính phủ Trung Quốc chấp thuận, ông [Gyaincain Norbu] không được Đức Đạt Lai Lạt Ma hay chính phủ lưu vong Tây Tạng công nhận.





Translated by Dương Lệ Chi


http://www.atimes.com/atimes/China/NF26Ad01.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn