MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, June 27, 2012

PLA and the South China Sea Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Biển Đông




PLA and the South China Sea

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Biển Đông

By M. Taylor Fravel

M. Taylor Fravel

June 17, 2012

7/6/2012

In early June, an article in the New York Times quoted a TV interview with Gen. Ma Xiaotian, a Deputy Chief of the General Staff in the People’s Liberation Army.  The Times, however, did not discuss the most interesting part of what he said.  The rest of the interview illuminated China’s strategy in the South China Sea, especially an emphasis on avoiding the militarization of the dispute.


Vào đầu tháng 6, một bài báo trên New York Times đã trích dẫn cuộc phỏng vấn trên truyền hình với Tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (PLA). Tuy nhiên, tờ báo đã không đề cập đến phần thú vị nhất của bài phỏng vấn. Phần này phản ánh chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, với trọng tâm là việc tránh quân sự hóa tranh chấp ở Biển Đông.
As seen in the video, the interview was impromptu.  A Phoenix TV reporter was following General Ma down a hallway at a conference on cyber security in Beijing.  General Ma was speaking off the cuff, without prepared remarks.  The reporter’s question was cut from the web clip, but here’s Ma’s full response (my rough translation):


Qua đoạn ghi hình ta có thể thấy rằng cuộc phỏng vấn mang tính chất ngẫu hứng. Một phóng viên đài Phượng Hoàng đã đi theo tướng Mã xuống hành lang tại một hội nghị ở Bắc Kinh. Tướng Mã đã trả lời câu hỏi của phóng viên mà không chuẩn bị trước. Mặc dù câu hỏi của phóng viên đã được lược bỏ, câu trả lời của tướng Mã được phỏng dịch như sau:
“The question you ask is very sensitive.  We have the ability to defend our waters, but at the moment we have still not prepared to use military force to go defend [our waters].  If we were to do so, it would be as a last resort.  Now we are still conducting bilateral talks, using diplomatic means and some civilian [ie, law enforcement] means to resolve the conflict.  This way is the best."


“Câu hỏi của bạn vô cùng nhạy cảm. Chúng tôi có khả năng để bảo vệ vùng biển của mình, tuy nhiên hiện tại chúng tôi vẫn chưa chuẩn bị để sử dụng vũ trang nhằm bảo vệ vùng biển của mình. Nếu như chúng tôi bắt buộc phải sử dụng vũ lực, đó sẽ là giải pháp cuối cùng. Hiện tại chúng tôi vẫn sử dụng những cuộc đối thoại song phương, các biện pháp ngoại giao và một số biện pháp dân sự để giải quyết xung đột. Đây là giải pháp tốt nhất.”

This statement by one of China’s top generals is noteworthy for several reasons.  To start, contrary to rumors that swirled in mid May, the interview suggests that Chinese forces in the Guangzhou Military Region and South Sea Fleet had not been placed on alert during the standoff over Scarborough Shoal.  An alert by definition would include preparations to use force.


Câu trả lời của một trong những tướng hàng đầu của Trung Quốc đáng chú ý vì nhiều lý do. Vào giữa tháng 5, có nhiều tin đồn rằng lực lượng quân đội Trung Quốc ở quân khu Quảng Châu và Hạm đội Nam Hải đã được đặt trong tình trạng báo động trong suốt thời gian bế tắc ở bãi cạn Scarborough. Theo định nghĩa, tình trạng báo động bao gồm các hoạt động chuẩn bị để sử dụng vũ trang.

In addition, Ma’s statement indicates that a broad consensus exists among top party and military leaders to emphasize diplomacy and avoid militarizing the disputes in the South China Sea.  Such a consensus was displayed when Defense Minister Liang Guanglie also underscored the importance of a diplomatic solution to the standoff in a meeting in late May with his Philippine counterpart Voltaire Gazmin.  Although PLA-affiliated media commentators such as Major General Luo Yuan have called for China to adopt a more forceful response, uniformed officers such as Ma Xiaotian and Liang Guanglie have not.   

Tuy nhiên câu trả lời phỏng vấn cho thấy những tin đồn trên là không đúng sự thật. Hơn nữa, câu trả lời của ông Mã cho thấy sự đồng thuận cao trong tầng lớp lãnh đạo của Đảng và quân đội Trung Quốc trong việc đề cao các biện pháp ngoại giao và tránh quân sự hóa tranh chấp ở Biển Đông. Trong cuộc gặp vào cuối tháng 5 với người đồng cấp Voltaire Gazmin, việc bộ Trưởng Bộ Quốc phòng  Lương Quang Liệt nhấn mạnh tầm quan trọng của biện pháp ngoại giao trong việc giải quyết bế tắc cũng cho thấy sự đồng thuận đó. Mặc dù thiếu tướng La Viện (Luo Yuan) kêu gọi Trung Quốc đáp trả mạnh mẽ hơn, Nhưng cả Mã Hiểu Thiên và Lương Quang Liệt lại thể hiện quan điểm khác.

Finally, Ma’s statement highlights a central feature of China’s strategy in the South China Sea.  During the latest round of tensions, which began in around 2007 and accelerated between 2009 and 2011, China hasn’t used its naval forces to actively press its claims against other states.  Instead, China has relied on diplomacy and vessels from various civilian maritime law enforcement agencies, especially the State Oceanic Administration’s China Marine Surveillance force and the Ministry of Agriculture’s Fisheries Law Enforcement Command.  The emphasis on using maritime law enforcement agencies to maintain a presence in disputed areas suggests a deliberate effort to cap the potential for escalation while asserting China’s claims.

Cuối cùng, câu trả lời của tướng Mã nhấn mạnh một đặc điểm quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc đã không sử dụng hải quân để khẳng định chủ quyền của mình với các quốc gia khác trong những đợt căng thẳng gần đây nhất trong các năm 2007, 2009 và 2011. Thay vào đó, Trung Quốc sử dụng các biện pháp ngoại giao, tàu của các cơ quan chấp pháp biển dân sự khác nhau, đặc biệt là lực lượng Hải giám Trung Quốc, thuộc  cục Hải Dương quốc gia và Lực lượng Ngư chính thuộc Bộ Nông nghiệp. Việc Trung Quốc chú tâm vào sử dụng các cơ quan kiểm soát luật để duy trì sự hiện diện của mình ở các vùng tranh chấp cho thấy sự thận trọng của Trung Quốc nhằm tránh gia tăng căng thẳng trong vùng.


Of course, China will continue to assert its claims.  But the PLA’s support for a diplomatic approach and limiting the potential for escalation should be noted.

Dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình. Tuy nhiên việc PLA ủng hộ các biện pháp ngoại giao và hạn chế gia tăng căng thẳng là một điều rất đáng chú ý.


M. Taylor Fravel is an Associate Professor of Political Science and member of the Security Studies Program at the Massachusetts Institute of Technology. He can be followed on Twitter @fravel.

M. Tay Fravel là Phó Giáo Sư ngành Khoa Học Chính Trị và là thành viên của Chương trình Nghiên cứu An ninh của Viện Công Nghệ Massachusetts.



http://thediplomat.com/china-power/pla-and-the-south-china-sea/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn