|
|
Asia’s Next Axis
|
TRỤC CHÂU Á MỚI
|
SEOUL – Last month, the leaders of China, Japan, and South
Korea agreed to begin negotiations later this year on a trilateral free-trade
agreement. If the talks succeed, the global trade map will need to be
redrawn. An FTA that encompasses, respectively, the world’s second, third,
and 12th biggest economies (in purchasing power parity terms in 2011), with a
population of 1.5 billion, would dwarf the European Union and the North
American Free Trade Agreement, comprising the United States, Canada, and
Mexico.
|
SEOUL - Tháng trước, các lãnh đạo của Trung Quốc, Nhật Bản
và Hàn Quốc đã đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán vào cuối năm nay về thỏa
thuận tự do thương mại ba bên. Nếu các đàm phán này thành công, bản đồ thương
mại toàn cầu sẽ phải vẽ lại. Một hiệp định tự do thương mại giữa ba quốc gia,
lần lượt là các nền kinh tế lớn thứ hai, thứ ba và thứ mười hai toàn cầu
(theo sức mua tương đương năm 2011), với dân số khoảng 1.5 tỷ người, có thể
làm suy yếu sức mạnh của Liên minh châu Âu và Hiệp định Tự do Thương mại Bắc
Mỹ (NAFTA: North American Free Trade Agreement) giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico.
|
Indeed, Northeast Asia would become the third major axis
of regional economic integration, following the EU and NAFTA. Until now, the
region has been unable to institutionalize economic cooperation as vigorously
as Europe and North America have. But if the proposals discussed in Beijing
last month are realized, the resulting FTA could surpass NAFTA in its degree
of integration and importance to the world economy.
|
Quả vậy, Đông Á có thể trở thành trục thứ ba của hội nhập
kinh tế khu vực, sau EU và NAFTA. Cho tới nay, khu vực này đã không thể thể
chế hóa các tập đoàn kinh tế mạnh mẽ như Châu Âu và Bắc Mỹ đã có. Nhưng nếu
đề xuất được thảo luận tại Bắc Kinh hồi tháng trước được thực thi, thì Hiệp
định thương mại tự do (dựa trên đề xuất đó) có thể vượt qua NAFTA về mức độ
hội nhập và tầm quan trọng đối với kinh tế toàn cầu.
|
In addition, the formation of a China-Japan-South Korea
FTA would most likely trigger a chain-reaction. For example, the momentum
could expand southward and stimulate ASEAN, which has bilateral FTAs with all
three countries, to join the group. Such a turn of events would be equivalent
to establishing the East Asia Free Trade Area, which the ASEAN+3 envisioned
about a decade ago. If that happened, other countries – Australia, New
Zealand, and, most importantly, India – might seek to jump on the bandwagon.
|
Thêm vào đó, sự hình thành của khu vực mậu dịch tự do
Trung-Nhật-Hàn có thể tạo ra một chuỗi phản ứng dây chuyền. Chẳng hạn, ảnh
hưởng của Hiệp định có thể mở rộng xuống phía Nam và kích thích khu vực
Asean, vốn đã có Hiệp định tự do thương mại với cả ba quốc gia này, tham gia
cùng. Diễn biến này sẽ tương đương với việc thành lập khu vực mậu dịch tự do
Đông Á, bản chất chính là khối Asean+3 đã được hình thành từ cách đây một
thập niên. Nếu điều đó xảy ra, các quốc gia khác – Úc, New Zealand, và, quan
trọng nhất là, Ấn Độ - có thể sẽ tìm cách vào cuộc.
|
The US would, of course, need to respond to the conclusion
of any trilateral Northeast Asian FTA in order to preserve its own role in
global trade – and in the supply chains that dominate the Asian economies. It
would likely seek to expand and deepen the infant Trans-Pacific Partnership,
the trade agreement that President Barack Obama committed the US to last
year.
|
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tất nhiên, sẽ phải có động thái
trước kết quả về bất cứ Hiệp định tự do thương mại ba bên Đông Á nào (được ký
kết) nhằm bảo vệ vai trò của mình trong thương mại toàn cầu – và trong các
chuỗi cung ứng thống trị các nền kinh tế châu Á. Nó có thể sẽ tìm kiếm nhằm
mở rộng và thắt chặt thêm quan hệ Hợp tác xuyên Thái Bình Dương mới ra đời,
vốn dĩ là hiệp định thương mại mà Tổng thống Barack Obama đã đại diện cho Mỹ
cam kết hồi năm ngoái.
|
In particular, the US would strongly encourage Japan to
join the TPP, because the US might want a united Asia-Pacific economic
community, rather than a division between Asia and the Pacific. Because Japan
would not want to be disconnected from the US for strategic reasons, it might
indeed accept America’s invitation.
|
Đặc biệt, Hoa Kỳ sẽ ra sức khuyến khích Nhật Bản tham gia
vào Hợp tác xuyên Thái Bình Dương, bởi Mỹ muốn một cộng đồng kinh tế châu Á –
Thái Bình Dương thống nhất thay vì có sự chia tách giữa châu Á và Thái Bình
Dương. Vì các lý do chiến lược, Nhật Bản hẳn không muốn bị cắt đứt từ phía
Mỹ, bởi vậy có lẽ Nhật sẽ hoàn toàn chấp nhận lời mời của Hoa Kỳ.
|
In this scenario, both Japan and South Korea would have to
find some means to bridge a Sino-centric Asia and a US-centered Pacific.
Despite its smaller economy, South Korea seems to be better prepared than
Japan to play this critical role. South Korea has already concluded an FTA
with the US, after years of difficult negotiations, and plans to negotiate a
bilateral FTA with China this year.
|
Trong bối cảnh này, cả Nhật Bản và Hàn Quốc có lẽ sẽ muốn
kiếm tìm một vài phương tiện để kết nối với một Trung Hoa là trung tâm của
châu Á (a Sino-centric Asia) và Hoa Kỳ là trọng tâm của khu vực Thái Bình
Dương (a US-centered Pacific). Mặc dù là nền kinh tế nhỏ hơn, Nam Hàn dường
như đã được chuẩn bị tốt hơn Nhật Bản để đóng vai trò chiến lược này. Nam Hàn
đã ký kết Hiệp định tự do thương mại với Mỹ, sau nhiều năm thương lượng khó
khăn, và đã lên kế hoạch thương lượng song phương với Trung Quốc trong năm
nay.
|
Thus, the key question is whether and how much Japan will
be willing to take on a similar bridging role. Robust Japanese participation
would mitigate Asia-Pacific polarization and contribute to building momentum
for regional integration.
|
Vì lẽ đó, câu hỏi then chốt là liệu Nhật Bản có sẵn sàng
để đóng vai trò cầu nối tương tự hay không, và sẵn sàng đến mức nào. Sự tham
gia nhiệt tình của Nhật Bản sẽ làm giảm thiểu sự phân rẽ châu Á – Thái Bình
Dương và góp phần tạo đà cho hội nhập khu vực.
|
But the magnitude of domestic challenges that Japan faces
nowadays seems too great for its political leaders to play a proactive
international role. Japan’s governments have been fragile and short-lived for
close to a decade, and the current debate over raising the value-added tax
could cause another change of administration. Moreover, Japan’s powerful
agricultural interest groups, especially the Central Union of Agricultural
Cooperatives, may strengthen their opposition to both a trilateral FTA with
China and South Korea and the TPP with the US.
|
Tuy nhiên, sức ép từ những thách thức nội địa mà Nhật Bản
gặp phải hiện nay có vẻ quá lớn để các nhà lãnh đạo chính trị Nhật chủ động
thực thi vai trò quốc tế. Chính phủ Nhật Bản dễ đổ vỡ và có thời gian tại vị
rất ngắn ngủi trong suốt một thập kỷ gần đây, và tranh cãi hiện tại về việc
tăng thuế giá trị gia tăng có thể dẫn tới một sự thay đổi nữa trong bộ máy
cầm quyền. Hơn nữa, các nhóm lợi ích nông nghiệp có thế lực của Nhật Bản, đặc
biệt là Liên minh hợp tác xã nông nghiệp trung ương, có thể phản kháng mạnh
mẽ hơn nữa đối với cả Hiệp định tự do thương mại ba bên với Trung Quốc và Hàn
Quốc cũng như Hợp tác xuyên Thái Bình Dương với Mỹ.
|
But Japan’s leaders are being squeezed from both
directions. If they do nothing while South Korea continues to conclude FTAs,
Japan will lose markets in the US and China. But if they act, domestic
political opposition would likely be so severe as to drive them from power.
This is the main reason why it will be difficult for Japan to conclude the
proposed trilateral FTA, despite Prime Minister Yoshihiko Noda’s recent
endorsement of it. Indeed, only a looser FTA that would exclude each
country’s sensitive economic sectors appears to be viable.
|
Mặc dầu vậy các lãnh đạo của Nhật đang chịu áp lực từ cả
hai phía. Nếu họ không làm gì trong khi Nam Hàn tiếp tục ký kết các Hiệp định
tự do thương mại, Nhật Bản sẽ mất đi các thị trường ở Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nhưng nếu họ hành động, sự phản kháng chính trị nội địa sẽ tước đi quyền lực
của họ. Đây là lý do chính lý giải tại sao sẽ rất khó khăn cho Nhật Bản để ký
kết Đề xuất về Hiệp định tự do thương mại ba bên, mặc dù Thủ tướng Yoshihiko
Noda mới đây đã tán thành. Thật vậy, có lẽ chỉ có một Hiệp định tự do thương
mại lỏng lẻo hơn, bỏ qua các khu vực kinh tế nhạy cảm của mỗi quốc gia, mới
có thể khả thi.
|
For China, political considerations seem to be the
strongest motivation for pursuing a Northeast Asian FTA. But using the
trilateral FTA to expand its economic and political influence would require
China to increase transparency, open its service sector, and remove
non-tariff barriers. In essence, it would have to accept a rules-based system
for its relations with its two neighbors, something of which China’s
government has been wary. One advantage for China, however, in pursuing an
FTA strategy is that it is still an authoritarian state, and thus could
overrule domestic opposition far more easily than could governments in Japan
or South Korea.
|
Đối với Trung Quốc, các cân nhắc chính trị có lẽ là động
cơ mạnh mẽ nhất để theo đuổi Hiệp định tư do thương mại Đông Bắc Á. Nhưng
việc sử dụng FTA (hiệp định thương mai tự do) ba bên để mở rộng nền kinh tế
và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc có thể buộc quốc gia này gia tăng tính
minh bạch, mở rộng lĩnh vực dịch vụ và loại bỏ các rào cản phi thuế quan. Về
bản chất, Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một hệ thống dựa trên luật lệ cho mối
quan hệ giữa nó với hai láng giềng, một điều mà chính phủ Trung Quốc luôn
thận trọng đề phòng. Tuy nhiên, một lợi thế cho Trung Quốc trong việc theo
đuổi chiến lược FTA đó là nó vẫn là một nhà nước độc đảng, và vì thế nó có
thể dẹp bỏ những đối lập nội địa dễ dàng hơn nhiều so với các chính phủ đa
nguyên của Nhật Bản và Hàn Quốc.
|
Finally, South Korea, which has concluded FTAs with almost
every important economic actor in the world – the US, the EU, ASEAN, India,
and others – may be better prepared to conclude a trilateral FTA than Japan.
But it, too, will have to face strong opposition from domestic agricultural
interest groups and manufacturing sectors, which might mobilize even more
strongly than they did in opposing the FTA with the US.
|
Cuối cùng, Nam Hàn, quốc gia đã ký nhiều Hiệp định tự do
thương mại với phần lớn các nền kinh tế quan trọng trên toàn cầu – Hoa Kỳ,
Liên minh châu Âu, Asean, Ấn Độ và các quốc gia khác – có thể sẽ được chuẩn
bị tốt hơn so với Nhật Bản để ký kết một Hiệp định thương mại ba bên. Nhưng,
đồng thời, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các nhóm lợi
ích ở các khu vực nông nghiệp và sản xuất nội địa, có thể sẽ còn mạnh mẽ hơn
so với những gì họ đã làm để phản đối hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ.
|
If a trilateral Northeast Asian FTA can be concluded, the
three countries would be able to generate more market demand domestically at
a time of weak demand from the West, and would gain greater influence in the
global political economy. A trilateral FTA would also most likely contribute
to stabilizing the three countries’ troublesome political relations with each
other, and could provide a better environment for North Korea’s eventual
economic reconstruction.
|
Nếu một Hiệp định tự do thương mại ba bên Đông Bắc Á được
ký kết, ba nền kinh tế này có thể tạo ra nhu cầu cho thị trường nội địa nhiều
hơn trong thời điểm sức cầu từ phương Tây yếu kém, và có thể gây được ảnh
hưởng lớn lao hơn trong nền kinh tế chính trị toàn cầu. Một Hiệp định tự do
thương mại ba bên cũng có thể tạo nên sự ổn định cho mối quan hệ chính trị
rắc rối giữa bản thân ba quốc gia này, và có thể tạo ra môi trường tốt hơn để
cuối cùng tái thiết kinh tế Bắc Triều Tiên.
|
The myriad benefits of a Northeast Asian FTA are clear.
The question is whether it is an ambition too far.
|
Các lợi ích lớn lao về một Hiệp định thương mại tự do Đông
Bắc Á đã rất rõ ràng. Vấn đề đặt ra là liệu đó có phải đó là một tham vọng xa
vời.
|
|
|
Yoon Young-kwan,
South Korea's foreign minister in 2003-2004, is currently Professor of
International Relations at Seoul National University.
|
Yoon Young-kwan, là
cựu bộ trưởng ngoại giao Nam Triều Tiên năm 2003-2004, hiện đang là Giáo sư
Quan hệ Quốc tế tại Đại học Quốc gia Seoul.
|
|
translated by BS Ho Hai
|
http://www.project-syndicate.org/commentary/asia-s-next-axis
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, June 27, 2012
Asia’s Next Axis TRỤC CHÂU Á MỚI
Labels:
ASEAN-ĐÔNG NAM Á
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn