MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, November 24, 2013

OUTLINE OF THE U. S. LEGAL SYSTEM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ P2



OUTLINE OF THE U. S. LEGAL SYSTEM
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ P2

1 HISTORY AND ORGANIZATION OF THE FEDERAL  JUDICIAL SYSTEM

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ VÀ TỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG TƯ PHÁP LIÊN BANG



 

One of the most important, most interesting, and, possibly, most confusing features of the judiciary in the United States is the dual court system; that is, each level of government (state and national) has its own set of courts. Thus, there is a separate court system for each state, one for the District of Columbia, and one for the federal government. Some legal problems are resolved entirely in the state courts, whereas others are handled entirely in the federal courts. Still others may receive attention from both sets of tribunals, which sometimes causes friction. The federal courts are discussed in this chapter and the state courts in chapter 2.

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất, thú vị nhất và có lẽ rối rắm nhất của tư pháp Hoa Kỳ là hệ thống tòa án kép; tức là tại mỗi cấp chính quyền (bang và quốc gia) có một hệ thống tòa án riêng. Do đó, có một hệ thống tòa án riêng cho mỗi bang, một cho Hạt Columbia (Washington, D. C) và một cho chính quyền liên bang. Một số vấn đề pháp lý được giải quyết hoàn toàn ở tòa án bang, trong khi các vấn đề khác được giải quyết hoàn toàn tại tòa án liên bang. Nhưng vẫn còn các vấn đề khác được cả hai hệ thống xét xử quan tâm, và đôi khi có xuất hiện va chạm. Các tòa án liên bang được trao đổi trong chương này, còn các tòa án bang sẽ được xem xét trong chương 2.




THE HISTORICAL CONTEXT

Prior to the adoption of the Constitution, the United States was governed by the Articles of Confederation. Under the Articles, almost all functions of the national government were vested in a single-chamber legislature called Congress. There was no separation of executive and legislative powers.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Trước khi thông qua Hiến pháp, Hoa Kỳ chịu sự điều chỉnh của Hiến chương liên minh (Charter of Confederation). Theo Hiến chương, hầu hết chức năng của chính quyền quốc gia đề u nằm trong tay của một cơ quan lập pháp duy nhất gọi là Quốc hội. Chưa có sự phân chia quyền hành pháp và lập pháp.

The absence of a national judiciary was considered a major weakness of the Articles of Confederation. Consequently, the delegates gathered at the Constitutional Convention in Philadelphia in 1787 expressed widespread agreement that a national judiciary should be established. A good deal of disagreement arose, however, on the specific form that the judicial branch should take.

Việc thiếu vắng hệ thống tư pháp quốc gia được coi là nhược điểm chính của Hiến chương. Do đó, các đại biểu nhóm họp trong Hội nghị lập hiến được tổ chức tại Philadelphia năm 1787 đã nhất trí là phải thành lập một hệ thống tư pháp quốc gia. Tuy nhiên, có nhiều bất đồng về hình thức cụ thể của ngành tư pháp.

The Constitutional Convention and Article III

The first proposal presented to the Constitutional Convention was the Virginia Plan, which would have set up both a Supreme Court and inferior federal courts. Opponents of the Virginia Plan responded with the New Jersey Plan, which called for the creation of a single federal supreme tribunal. Supporters of the New Jersey Plan were especially disturbed by the idea of lower federal courts. They argued that the state courts could hear all cases in the first instance and that a right of appeal to the Supreme Court would be sufficient to protect national rights and provide uniform judgments throughout the country.

Hội nghị lập hiến và Điều III của Hiến pháp

Đề xuất đầu tiên được đưa ra trước Hội nghị lậ p hiến là Kế họa ch Virginia, trong đó đề nghị thành lập một Tòa án tối cao và các tòa liên bang cấp dưới. Những người phản đối Kế hoạch Virginia đã đáp lại bằng Kế hoạch New Jersey, kêu gọi thành lập một cơ quan xét xử tối cao duy nhất của liên bang. Nhữ ng người ủng hộ Kế hoạch New Jersey đã hết sức khó chịu với ý tưởng thành lập các tòa án liên bang cấp dưới. Họ cho rằng các tòa án bang phải xét sử sơ thẩm tất cả các vụ việc, và quy định đầy đủ quyền kháng cáo lên Tòa án tối cao để bảo vệ các quyền quốc gia và đảm bảo tính thống nhất xét xử trên toàn quốc.

The conflict between the states' rights advocates and the nationalists was resolved by one of the many compromises that characterized the Constitutional Convention. The compromise is found in Article III of the Constitution, which begins, "The judicial Power of the United States, shall be vested in one supreme Court, and in such inferior Courts as the Congress may from time to time ordain and establish."

Mâu thuẫn giữa những người ủng hộ quyền của bang và những người ủng hộ quyền quốc gia đã được giải quyết thông qua thỏa hiệp chung của Hội nghị lập hiến. Sự thỏa hiệp này được thể hiện trong Điều III của Hiến pháp, bắt đầu bằng câu: “Quyền tư pháp của Hợp chúng quốc được trao cho một Toà án tối cao, và các tòa cấp dưới có thể được Quốc hội trao quyền hoặc thành lập tùy từng thời điểm”.

The Judiciary Act of 1789

Once the Constitution was ratified, action on the federal judiciary came quickly. When the new Congress convened in 1789, its first major concern was judicial organization. Discussion of Senate Bill 1 involved many of the same participants and arguments as were involved in the Constitutional Convention's debates on the judiciary. Once again, the question was whether lower federal courts should be created at all or whether federal claims should first be heard in state courts. Attempts to resolve this controversy split Congress into two distinct groups.

Đạo luật tư pháp năm 1789

Sau khi Hiến pháp được phê chuẩn, vấn đề tư pháp liên bang nhanh chóng được đưa ra xem xét. Khi Quốc hội mới nhóm họp năm 1789, mối quan tâm chính đầu tiên của nó là tổ chức tư pháp. Các cuộc thảo luận Dự luật số 1 của Thượng viện xoay quanh nhiều bên tham gia và lý lẽ giống hệt như trong cuộc tranh cãi tư pháp của Hội nghị lập hiến. Một lần nữa, vấn đề đặt ra là nên thiết lập các tòa án liên bang cấp dưới hay trao toàn quyền sơ thẩm cho tòa án bang. Nỗ lực giải quyết vấn đề tranh cãi này đã chia Quốc hội thành các nhóm riêng rẽ.

TÒA ÁN HOA KỲ



Tòa phúc thẩm vùng (hay còn gọi là Tòa phúc thẩm lưu động) còn thụ lý các vụ việc từ một số cơ quan liên bang. (**) Tòa phúc thẩm liên bang còn thụ lý các vụ từ Ủy ban thương mại quốc tế, Hội đồng bảo vệ hệ thống năng lực, Văn phòng bằng sáng chế và thương hiệu và Hội đồng phúc thẩm hợp đồng.

One group, which believed that federal law should be adjudicated in the state courts first and by the U.S. Supreme Court only on appeal, expressed the fear that the new government would destroy the rights of the states. The other group of legislators, suspicious of the parochial prejudice of state courts, feared that litigants from other states and other countries would be dealt with unjustly. This latter group naturally favored a judicial system that included lower federal courts. The law that emerged from this debate, the Judiciary Act of 1789, set up a judicial system composed of a Supreme Court, consisting of a chief justice and five associate justices; three circuit courts, each comprising two justices of the Supreme Court and a district judge; and 13 district courts, each presided over by one district judge. The power to create inferior federal courts, then, was immediately exercised. Congress created not one but two sets of lower courts.

Một nhóm bao gồm những người tin rằng luật liên bang đầu tiên cần được xét xử tại các tòa án bang, và chỉ được xét xử tại Tòa án tối cao Hoa Kỳ theo trình tự phúc thẩm. Những người này sợ chính quyền mới sẽ hủy bỏ quyền của các bang. Nhóm còn lại gồm những nhà lập pháp nghi ngại các tòa án bang sẽ mang tính cục bộ địa phương, và sợ rằng những người khởi kiện từ các bang khác, hoặc nước khác sẽ bị đối xử bất công. Nhóm thứ hai đương nhiên muốn có một hệ thống tư pháp có cả các tòa án liên bang cấp dưới. Kết quả của cuộc tranh cãi này là sự ra đời của Đạo luật tư pháp năm 1789, thiết lập một hệ thống tư pháp bao gồm một Tòa án tối cao (bao gồm một chánh án và năm thẩm phán), ba tòa lưu động (bao gồm hai thẩm phán của Tòa án tối cao và một thẩm phán hạt); và 13 toà án hạt (mỗi tòa án hạt do một thẩm phán chủ trì). Như vậy, quyền được thiết lập các tòa án liên bang cấp dưới đã được thực thi ngay lập tức. Quốc hội không chỉ tạo ra một, mà đến hai nhóm tòa án cấp dưới.

THE U.S. SUPREME COURT

TÒA ÁN TỐI CAO HOA KỲ

Supreme Court Justice Charles Evans Hughes wrote in The Supreme Court of the United States (1966) that the Court "is distinctly American in conception and function, and owes little to prior judicial institutions." To understand what the framers of the Constitution envisioned for the Court, another American concept must be considered: the federal form of government. The Founders provided for both a national government and state governments; the courts of the states were to be bound by federal laws. However, final interpretation of federal laws could not be left to a state court and certainly not to several state tribunals, whose judgments might disagree. Thus, the Supreme Court must interpret federal legislation. Another of the Founders' intentions was for the federal government to act directly upon individual citizens as well as upon the states.

Thẩm phán Tòa án tối cao Charles Evans Hughes đã viết trong cuốnTòa án tối cao Hoa Kỳ (Supreme Court of the United States) (1966) rằng Tòa án này “là sản phẩm đặc trưng của người Mỹ cả về mặt khái niệm và chức năng, không kế thừa gì nhiều từ các tổ chức tư pháp trước đó”. Để hiểu được ý định của những người định khung Hiến pháp, cần phải xem xét một khái niệm khác của người Mỹ: hình thức chính quyền liên bang. Các nhà lập quốc quy định hai hình thức chính quyền: chính quyền quốc gia và chính quyền bang; tòa án bang bị ràng buộc bởi luật liên bang. Tuy nhiên, quyền giải thích cuối cùng đối với luật liên bang không thể để cho tòa án bang tự quyết định, và chắc chắn cũng không thể đặt trong tay cơ quan xét xử của một vài tiểu bang, vì có thể sẽ nảy sinh bất đồng. Do đó, Tòa án tối cao phải giải thích các văn kiện lập pháp liên bang. Một chủ định khác của các nhà lập quốc là cho phép chính quyền liên bang được hành động đối với các cá nhân cũng như các bang.

Given the Supreme Court's importance to the U.S. system of government, it was perhaps inevitable that the Court would evoke great controversy. Charles Warren, a leading student of the Supreme Court, said in The Supreme Court in United States History: "Nothing in the Court's history is more striking than the fact that while its significant and necessary place in the Federal form of Government has always been recognized by thoughtful and patriotic men, nevertheless, no branch of the Government and no institution under the Constitution has sustained more continuous attack or reached its present position after more vigorous opposition."

Do vai trò đặc biệt quan trọng của Tòa án tối cao trong hệ thống chính quyền Mỹ, chắc chắn là Toà án này sẽ gây nhiều tranh cãi. Trong cuốnTòa án tối cao trong Lịch sử Hoa Kỳ (The Supreme Court in United States History), Charles Warren, một nhà nghiên cứu hàng đầu về Tòa án tối cao đã viết: “Có một thực tế nổi bật nhất trong lịch sử Tòa án tối cao là mặc dù hầu như mọi công dân yêu nước và có suy nghĩ chín chắn đều nhận thấy vai trò quan trọng và cần thiết của nó trong hình thức chính quyền liên bang, nhưng không có ngành nào trong hệ thống tam quyền của chính quyền Mỹ, cũng như không có cơ quan nào được thành lập theo Hiến pháp, lại liên tục bị tấn công và phải vượt qua nhiều sự đối kháng như vậy mới đạt đến vị thế ngày nay”.

The Court's First Decade

George Washington, the first president of the United States, established two important traditions when he appointed the first Supreme Court justices. First, he began the practice of naming to the Court those with whom he was politically compatible. Washington, the only president ever to have an opportunity to appoint the entire federal judiciary, filled federal judgeships, without exception, with faithful members of the Federalist Party. Second, Washington's appointees offered roughly equal geographic representation on the federal courts. His first six appointees to the Supreme Court included three Northerners and three Southerners.


Thập kỷ đầu của Tòa án tối cao

Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, George Washington, đã thiết lập hai tập quán quan trọng khi chỉ định các thẩm phán của Tòa án tối cao. Thứ nhất, ông đã khởi xướng tập quán chỉ định các thẩm phán tương thích về chính trị với Tổng thống. Washington là Tổng thống duy nhất có cơ hội chỉ định toàn bộ nhân sự tư pháp liên bang. Ông đã bổ nhiệm tất cả các thẩm phán liên bang là các đảng viên thân tín của Đảng Liên bang, mà không có bất cứ ngoại lệ nào. Thứ hai, những người được Washington bổ nhiệm tương đối đại diện về mặt địa lý trong các tòa án liên bang. Trong sáu người được chỉ định vào Tòa án tối cao, có ba người miền Nam và ba người miền Bắc.

The chief justiceship was the most important appointment Washington made. The president felt that the man to head the first Supreme Court should be an eminent lawyer, statesman, executive, and leader. Many names were presented to Washington, and at least one person formally applied for the position. Ultimately, Washington settled upon John Jay of New York. Although only 44 years old, Jay had experience as a lawyer, a judge, and a diplomat. In addition, he was the main drafter of his state's first constitution.

Vị trí Chánh án là đề cử quan trọng nhất của Washington. Tổng thống cho rằng, người lãnh đạo Toà án tối cao đầu tiên phải là một nhà lãnh đạo - quản lý có uy tín lớn và là một luật gia kiệt xuất. Nhiều cái tên đã được giới thiệu với Washington, và ít nhất đã có một người chính thức xin ứng cử vào chức vị đó. Cuối cùng, Washington đã quyết định chọn John Jay của New York. Mặc dù chỉ mới 44 tuổi, nhưng John Jay đã từng trải trong vai trò là một luật gia, thẩm phán và nhà ngoại giao. Ngoài ra, ông là người dự thảo chính Hiến pháp đầu tiên của bang New York.

The Supreme Court met for the first time on Monday, February 1, 1790, in the Royal Exchange, a building located in the Wall Street section of New York City, and its first session lasted just 10 days. During this period the Court selected a clerk, chose a seal, and admitted several lawyers to practice before it in the future. There were, of course, no cases to be decided; the Court did not rule on a single case during its first three years. In spite of this insignificant and abbreviated beginning, Charles Warren wrote, "The New York and the Philadelphia newspapers described the proceedings of this first session of the Court more fully than any other event connected with the new government; and their accounts were reproduced in the leading papers of all the states."

Tòa án tối cao nhóm họp lần đầu vào thứ Hai, ngày 1 tháng Hai 1790 tại tòa nhà Royal Exchange ở khu vực Phố Wall của New York, và phiên họp đầu tiên chỉ kéo dài 10 ngày. Trong thời gian này, Tòa đã chọn một thư ký, con dấu và nhận một số luật sư được làm việc trước tòa trong thời gian tới. Tất nhiên là trong phiên này, Tòa không xét xử một vụ việc nào; và ngay cả trong ba năm sau, Tòa cũng không đưa ra phán quyết về bất cứ một vụ việc đơn lẻ nào. Mặc dù đây là một giai đoạn không quan trọng và có nhiều ý nghĩa, nhưng như Charles Warren đã viế t, “Báo chí New York và Philadelphia đã mô tả trình tự phiên họp đầu tiên của Tòa án tối cao đầy đủ hơn bất kỳ sự kiện nào liên quan đến nhà nước mới; và nội dung của nó được đăng tải trên tất cả các tờ báo hàng đầu của các bang khác”.

During its first decade the Court decided only about 50 cases. Given the scarcity of Supreme Court business in the early days, Chief Justice Jay's contributions may be traced primarily to his circuit court decisions and his judicial conduct.

Trong thập kỷ đầu tiên, Tòa chỉ quyết định khoảng 50 vụ. Do công việc của Tòa án tối cao trong giai đoạn đầu quá ít, nên đóng góp của Chánh án John Jay chủ yếu là trong các quyết định ở tòa lưu động và đạo đức tư pháp của ông.



Vì trí địa lý của các tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ
và tòa án hạt Hoa Kỳ

Perhaps the most important of Jay's contributions, however, was his insistence that the Supreme Court could not provide legal advice for the executive branch in the form of an advisory opinion. Jay was asked by Treasury Secretary Alexander Hamilton to issue an opinion on the constitutionality of a resolution passed by the Virginia House of Representatives, and President Washington asked Jay for advice on questions relating to his Neutrality Proclamation. In both instances, Jay's response was a firm "No," because Article III of the Constitution provides that the Court is to decide only cases pertaining to actual controversies.

Nhưng có lẽ đóng góp quan trọng nhất của Jay là đã kiên quyết khẳng định Tòa án tối cao không tư vấn pháp lý cho ngành hành pháp dưới hình thức các ý kiến cố vấn. Bộ trưởng Ngân khố Alexander Hamilton đã yêu cầu ông cho ý kiến về tính hợp hiến của một nghị quyết do Hạ viện Virginia thông qua, hay Tổng thống Washington đã xin ý kiến về các câu hỏi liên quan đến Tuyên bố trung lập. Trong cả hai trường hợp, câu trả lời của ông là “Không”, vì theo Điều III của Hiến pháp, Tòa án tối cao chỉ quyết định các vụ việc có tranh cãi thực tế.

The Impact of Chief Justice Marshall

John Marshall served as chief justice from 1801 to 1835 and dominated the Court to a degree unmatched by any other justice. Marshall's dominance of the Court enabled him to initiate major changes in the way opinions were presented. Prior to his tenure, the justices ordinarily wrote separate opinions (called "seriatim" opinions -- Latin for "one after the other") in major cases. Under Marshall's stewardship, the Court adopted the practice of handing down a single opinion. Marshall's goal was to keep dissension to a minimum. Arguing that dissent undermined the Court's authority, he tried to persuade the justices to settle their differences privately and then present a united front to the public. Marshall also used his powers to involve the Court in the policy-making process. Early in his tenure as chief justice, for example, the Court asserted its power to declare an act of Congress unconstitutional, in Marbury v. Madison (1803).

Ảnh hưởng của Chánh án Marshall

John Marshall giữ chức Chánh án từ năm 1801 đến 1835, và có tầm thống trị rất lớn đối với Tòa án tối cao mà không một chánh án nào có thể sánh được. Sự chi phối của Marshall đối với Tòa án tối cao cho phép ông có thể khởi xướng nhiều thay đổi về cách thức đưa ra phán quyết. Trước thời kỳ của ông, các thẩm phán viết ra các ý kiến độc lập (còn gọi là các ý kiến “seriatim” – tiếng Latin có nghĩa là “lần lượt từng người một”) trong các vụ án lớn. Dưới “triều đại” của Marshall, Tòa án áp dụng thủ tục đưa ra một ý kiến duy nhất. Mục đích của Marshall là hạn chế bất đồng đến mức tối thiểu. Với lý do sự bất đồng sẽ làm giảm thẩm quyền của Tòa án, ông đã cố gắng thuyết phục các thẩm phán giải quyết riêng những khác biệt và sau đó đưa ra một ý kiến thống nhất trước công chú ng. Marshall cũng sử dụng quyền lực của mình để đưa Tòa án tối cao tham gia vào quá trình lập chính sá ch. Ví dụ , ngay từ đầu nhiệm kỳ Chánh án của ông, Tòa án tối cao đã khẳng định quyền lực của mình bằng việc tuyên bố một đạo luật của Quốc hội là vi hiến, trong vụMarbury kiện Madison (1803).

This case had its beginnings in the presidential election of 1800, when Thomas Jefferson defeated John Adams in his bid for reelection. Before leaving office in March 1801, however, Adams and the lame-duck Federalist Congress created several new federal judgeships. To fill these new positions Adams nominated, and the Senate confirmed, loyal Federalists. In addition, Adams named his outgoing secretary of state, John Marshall, to be the new chief justice of the Supreme Court.

Vụ này bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 1800, khi mà Thomas Jefferson chiến thắng và dập tắt khả năng tái cử của John Adams. Nhưng trước khi hết nhiệm kỳ vào tháng Ba 1801, Quốc hội của những đảng viên Liên bang sắp mãn nhiệm đã đẻ ra một số vị trí thẩm phán liên bang mới. Đồng thời, Tổng thống Adams đã đề cử những người trung thành với Đảng Liên bang, và được Thượng viện chấp thuận. Trong đó có việc bổ nhiệm Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm của nhiệm kỳ Adams là John Marshall làm Chánh án Toà án tối cao.

As secretary of state it had been Marshall's job to deliver the commissions of the newly appointed judges. Time ran out, however, and 17 of the commissions were not delivered before Jefferson's inauguration. The new president ordered his secretary of state, James Madison, not to deliver the remaining commissions. One of the disappointed nominees was William Marbury. He and three of his colleagues, all confirmed as justices of the peace for the District of Columbia, decided to ask the Supreme Court to force Madison to deliver their commissions. They relied upon Section 13 of the Judiciary Act of 1789, which granted the Supreme Court the authority to issue writs of mandamus -- court orders commanding a public official to perform an official, nondiscretionary duty.


Với vai trò Ngoại trưởng, John Marshall phải phong hàm cho các thẩm phán mới được bổ nhiệm. Nhưng do thời gian không kịp, khi bắt đầu nhiệm kỳ của Jefferson, vẫn còn 17 người chưa được phong hàm. Tổng thống mới ra lệnh cho Ngoại trưởng của mình là James Madison không phong hàm cho những người đó. Một trong những người thất vọng trước quyết định này là William Marbury. Ông cùng ba người cũng được bổ nhiệm làm thẩm phán hoà giải ở Hạt Columbia đã quyết định yêu cầu Tòa án tối cao buộc Madison phải phong hàm. Họ đã căn cứ trên Mục 13 của Đạo luật tư pháp năm 1789, cho phép Tòa án tối cao được phát đặc lệnh yêu cầu thực hiện (writ of mandamus) – tức là lệnh của tòa án yêu cầu một viên chức công quyền phải thực hiện một nhiệm vụ chính thức, không tùy nghi.

The case placed Marshall in a predicament. Some suggested that he disqualify himself because of his earlier involvement as secretary of state. There was also the question of the Court's power. If Marshall were to grant the writ, Madison (under Jefferson's orders) would be almost certain to refuse to deliver the commissions. The Supreme Court would then be powerless to enforce its order. However, if Marshall refused to grant the writ, Jefferson would win by default.

Vụ việc này đã đặt Marshall vào một tình huống khó xử. Một số người đề nghị ông tự rút lui vì những liên quan trước đây với tư cách là Ngoại trưởng. Đồng thời cũng có người đặt nghi vấn về quyền lực của Tòa án. Nếu Marshall phát đặc lệnh, gần như chắc chắn Madison sẽ từ chối phong hàm (theo lệnh của Jefferson). Khi đó Tòa án tối cao không đủ quyền lực để cưỡng chế thực hiện. Nhưng nếu Marshall từ chối phát đặc lệnh, thì Jefferson đương nhiên sẽ thắng.

The decision Marshall fashioned from this seemingly impossible predicament was evidence of sheer genius. He declared Section 13 of the Judiciary Act of 1789 unconstitutional because it granted original jurisdiction to the Supreme Court in excess of that specified in Article III of the Constitution. Thus the Court's power to review and determine the constitutionality of acts of Congress was established. This decision is rightly seen as one of the single most important decisions the Supreme Court has ever handed down. A few years later the Court also claimed the right of judicial review over actions of state legislatures; during Marshall's tenure it overturned more than a dozen state laws on constitutional grounds.

Quyết định của Marshall trong tình huống khó xử có vẻ như không lối thoát này đã cho thấy tài năng thiên bẩ m tuyệ t đối của ông. Marshall đã tuyên bố Mục 13 của Đạo luật tư pháp năm 1789 là vi hiến, vì nó trao quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án tối cao vượt quá phạm vi quy định trong Điều III của Hiến pháp. Nhờ đó, quyền lực của Tòa án tối cao được xem xét lại và quyết định các đạo luật của Quốc hội là vi hiến đã được thiết lập. Quyết định này rõ ràng được coi là một trong những quyết định độc lập quan trọng nhất của Tòa án tối cao. Một vài năm sau, Tòa án tối cao cũng khẳng định quyền được xét duyệt tư pháp các hành động của cơ quan lập pháp bang; trong nhiệm kỳ của Marshall, hơn một tá đạo luật bang đã bị bác bỏ trên cơ sở hiến pháp.

The Changing Issue Emphasis of the Supreme Court

Until approximately 1865 the legal relationship between the national and state governments, or cases of federalism, dominated the Court's docket. John Marshall believed in a strong national government and did not hesitate to restrict state policies that interfered with its activities. A case in point is Gibbons v. Ogden (1824), in which the Court overturned a state monopoly over steamboat transportation on the ground that it interfered with national control over interstate commerce. Another good example of Marshall's use of the Court to expand the federal government's powers came in McCulloch v. Maryland (1819), in which the chief justice held that the Constitution permitted Congress to establish a national bank. The Court's insistence on a strong national government did not significantly diminish after Marshall's death. Roger Taney, who succeeded Marshall as chief justice, served from 1836 to 1864. Although the Court's position during this period was not as uniformly favorable to the federal government, the Taney Court did not reverse the Marshall Court's direction.

Thay đổi trọng tâm của Tòa án tối cao

Đến khoảng năm 1865, mối quan hệ pháp lý giữa chính quyền quốc gia và bang, hay các vụ việc mang tính chế độ liên bang, là công việc chủ yếu của Tòa án tối cao. John Marshall tin tưởng vào chế độ một chính quyền quốc gia mạnh, và không hề ngần ngại trong việc hạn chế các chính sách bang can thiệp vào hoạt động của nó. Một vụ việc thể hiện quan điểm này là vụ Gibbons kiện Ogden (1824), trong đó Tòa án tối cao đã bác bỏ độc quyền bang trong ngành vận chuyển bằng tàu hơi nước, trên cơ sở cho rằng quyền độc quyền đó đã can thiệp vào việc kiểm soát thương mại xuyên bang của quốc gia. Một ví dụ điển hình khác là việc Marshall sử dụng Tòa án tối cao để mở rộng quyền lực của chính quyề n liên bang trong vụ McCulloch kiện Bang Maryland (1819), trong đó vị Chánh án này đã phán quyết rằng Hiến pháp cho phép Quốc hội được thiết lập một ngân hàng quốc gia. Sau khi Marshall qua đời, Tòa án tối cao vẫn tiếp tục kiên định với chính sách ủng hộ một nhà nước quốc gia mạnh. Roger Taney đã thay thế Marshall trở thành Chánh án trong giai đoạn 1836-1864. Mặc dù trong giai đoạn này Tòa án tối cao không hoàn tòan ủng hộ chính quyền liên bang, nhưng Taney đã không đảo ngược định hướng do Marshall lập nên.

During the period 1865-1937 issues of economic regulation dominated the Court's docket. The shift in emphasis from federalism to economic regulation was brought on by a growing number of national and state laws aimed at monitoring business activities. As such laws increased, so did the number of cases challenging their constitutionality. Early in this period the Court's position on regulation was mixed, but by the 1920s the bench had become quite hostile toward government regulatory policy. Federal regulations were generally overturned on the ground that they were unsupported by constitutional grants of power to Congress, whereas state laws were thrown out mainly as violations of economic rights protected by the Fourteenth Amendment.

Trong giai đoạn 1865–1937, các vấn đề điều tiết kinh tế chiếm phần lớn thời gian của Tòa án tối cao. Việc chuyển trọng tâm từ chế độ liên bang sang điều tiết kinh tế là do việc gia tăng số lượng các đạo luật liên bang và bang nhằm giám sát các hoạt động kinh doanh. Do các đạo luật tăng lên, số vụ đặt vấn đề về tính hợp hiến của chúng cũng tăng lên. Đầu giai đoạn này, quan điểm của Tòa án về việc điều tiết còn nhiều điểm chưa thống nhất, nhưng đến thập niên 1920 thì Tòa án trở nên khá đối nghịch với chính sách điều tiết của chính quyền. Các quy định của liên bang thường bị hủy bỏ trên cơ sở hiến pháp không trao quyền cho Quốc hội, còn các luật bang thường bị loại bỏ vì vi phạm các quyền kinh tế được bảo vệ theo Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn.

Since 1937 the Supreme Court has focused on civil liberties concerns -- in particular, the constitutional guarantees of freedom of expression and freedom of religion. In addition, an increasing number of cases have dealt with procedural rights of criminal defendants. Finally, the Court has decided a great number of cases concerning equal treatment by the government of racial minorities and other disadvantaged groups.

Từ năm 1937, Tòa án tối cao tập trung vào các vấn đề quyền tự do công dân, đặc biệt là quyền hiến định được tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Ngoài ra, ngày càng có nhiều vụ về quyền tố tụng của bị can hình sự. Cuối cùng, Tòa án đã quyết định rất nhiều vụ về vấn đề chính quyền đối xử công bằng với các nhóm chủng tộc và các nhóm thiệt thòi khác.

The Supreme Court as a Policy Maker

The Supreme Court's role as a policy maker derives from the fact that it interprets the law. Public policy issues come before the Court in the form of legal disputes that must be resolved.

Tòa án tối cao với tư cách là nhà lập chính sách

Vai trò lập chính sách của Tòa án tối cao xuất phát từ thực tế nó là cơ quan giải thích luật. Các vấn đề chính sách công được đưa ra xét xử trước Tòa dưới hình thức là các tranh chấp pháp lý cần giải quyết.

An excellent example may be found in the area of racial equality. In the late 1880s many states enacted laws requiring the separation of African Americans and whites in public facilities. In 1890, for instance, Louisiana enacted a law requiring separate but equal railroad accommodations for African Americans and whites. A challenge came two years later. Homer Plessy, who was one-eighth black, protested against the Louisiana law by refusing to move from a seat in the white car of a train traveling from New Orleans to Covington, Louisiana. Arrested and charged with violating the statute, Plessy contended that the law was unconstitutional. The U.S. Supreme Court, in Plessy v. Ferguson (1896), upheld the Louisiana statute. Thus the Court established the "separate-but-equal" policy that was to reign for about 60 years. During this period many states required that the races sit in different areas of buses, trains, terminals, and theaters; use different restrooms; and drink from different water fountains. African Americans were sometimes excluded from restaurants and public libraries. Perhaps most important, African American students often had to attend inferior schools.

Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực bình đẳng chủng tộc. Cuối thập niên 1880, nhiều bang ban hành các đạo luật yêu cầu chia tách phương tiện công ích riêng cho người Mỹ gốc Phi với người da trắng. Ví dụ, năm 1890, bang Louisiana ban hành một đạo luật bắt buộc phải chia tách các phương tiện đường sắt riêng cho người Mỹ gốc Phi và người da trắng, nhưng vẫn đảm bảo công bằng. Hai năm sau, xuất hiện một sự việc gây nhiều phản đối. Lúc đó, có một người da đen mười tám tuổi là Homer Plessy đã chống lại luật của Louisiana và từ chối không chịu rời khỏi ghế dành cho người da trắng trên một chuyến tàu đi từ New Orleans đến Covington, Louisiana. Khi bị bắt và bị buộc tội đã vi phạm luật của Louisiana, Plessey đã khẳng định đây là đạo luật vi hiến. Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết trong vụ Plessey kiện Ferguson (1896), ủng hộ đạo luật trên. Qua đó, Tòa án đã thiết lập chính sách “chia nhưng vẫn công bằng” tồn tại trong suốt 60 năm. Trong thời gian này, nhiều bang đã quy định các chủng tộc phải ngồi tại các khu vực khác nhau trên xe buýt, tàu hỏa, nhà ga, rạp hát; phải sử dụng các nhà vệ sinh khác nhau, và lấy nước từ các vòi nước khác nhau. Đôi khi người Mỹ gốc Phi không được vào các nhà hàng và thư viện công. Và có lẽ quan trọng nhất là các sinh viên người Mỹ gốc Phi thường phải học ở các trường có chất lượng kém hơn.

Separation of the races in public schools was contested in the famous case Brown v. Board of Education (1954). Parents of African American schoolchildren claimed that state laws requiring or permitting segregation deprived them of equal protection of the laws under the Fourteenth Amendment. The Supreme Court ruled that separate educational facilities are inherently unequal and, therefore, segregation constitutes a denial of equal protection. In the Brown decision the Court laid to rest the separate-but-equal doctrine and established a policy of desegregated public schools.

Việc phân biệt chủng tộc trong trường công đã bị phản đối trong một vụ kiện nổi tiếng, đó là vụ Brown kiện Hội đồng giáo dục (1954). Phụ huynh của những trẻ em người Mỹ gốc Phi cho rằng các đạo luật bang bắt buộc hoặc cho phép chia tách đã dẫn đến việc vi phạm nguyên tắc luật pháp bảo vệ công bằng theo Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn. Tòa án tối cao đã đưa ra phán quyết cho rằng việc chia tách phương tiện giáo dục vốn là một quy định bất công, và do đó việc chia tách là vi phạm quyền bảo vệ công bằng. Trong phán quyết của vụ Brown, Toà đã bác bỏ học thuyết “chia nhưng vẫn công bằng” và thiết lập chính sách giáo dục công không chia tách.

In an average year the Court decides, with signed opinions, between 80 and 90 cases. Thousands of other cases are disposed of with less than the full treatment. Thus the Court deals at length with a very select set of policy issues that have varied throughout the Court's history. In a democracy, broad matters of public policy are presumed to be left to the elected representatives of the people -- not to judicial appointees with life terms. Thus, in principle U.S. judges are not supposed to make policy. However, in practice judges cannot help but make policy to some extent.

Bình quân một năm, Tòa đưa ra quyết định với các ý kiến được ký tên trong khoảng 80–90 vụ. Hàng ngàn vụ khác được thu xếp mà không cần phải xem xét toàn diện. Nhờ đó, Toà đã giải quyết rốt ráo một nhóm các vấn đề chính sách rất chọn lọc, có điều chỉnh trong suốt quá trình lịch sử. Trong một nền dân chủ, nhiều vấn đề chính sách công cần được giải quyết thông qua những đại diện của người dân, chứ không phải những thẩm phán được chỉ định có nhiệm kỳ trọn đời. Do đó, về nguyên tắc, các thẩm phán Hoa Kỳ không nên lập chính sách. Tuy nhiên, trong thực tế, mặc dù không chủ động nhưng các thẩm phán vẫn lập chính sách ở một mức độ nào đó.

The Supreme Court, however, differs from legislative and executive policy makers. Especially important is the fact that the Court has no self-starting device. The justices must wait for problems to be brought to them; there can be no judicial policy making if there is no litigation. The president and members of Congress have no such constraints. Moreover, even the most assertive Supreme Court is limited to some extent by the actions of other policy makers, such as lower-court judges, Congress, and the president. The Court depends upon others to implement or carry out its decisions.

Nhưng Tòa án tối cao khác các nhà lập chính sách trong ngành hành pháp hoặc lập pháp. Điểm đặc biệt quan trọng là Tòa án không có phương tiện tự khởi xướng. Các thẩm phán phải đợi đến khi vấn đề được đưa ra xét xử trước tòa; sẽ không có việc lập chính sách thông qua tư pháp nếu không có kiện tụng. Tổng thống và các nghị sĩ không gặp phải sự hạn chế đó. Ngoài ra, ngay cả tòa án quyết đoán nhất là Tòa án tối cao cũng bị hạn chế bởi hành động của các nhà lập chính sách khác, như thẩm phán cấp dưới, Quốc hội và Tổng thống. Toà án tối cao phải dựa vào các cơ quan đó thì quyết định của nó mới được thi hành và thực hiện.

The Supreme Court as Final Arbiter

The Supreme Court has both original and appellate jurisdiction. Original jurisdiction means that a court has the power to hear a case for the first time. Appellate jurisdiction means that a higher court has the authority to review cases originally decided by a lower court. The Supreme Court is overwhelmingly an appellate court since most of its time is devoted to reviewing decisions of lower courts. It is the highest appellate tribunal in the country. As such, it has the final word in the interpretation of the Constitution, acts of legislative bodies, and treaties -- unless the Court's decision is altered by a constitutional amendment or, in some instances, by an act of Congress.

Tòa án tối cao với tư cách là cơ quan xét xử cuối cùng
Tòa án tối cao vừa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm lẫn phúc thẩm. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm nghĩa là tòa án có quyền xét xử một vụ việc lần đầu tiên. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm nghĩa là một tòa án cấp cao hơn có quyền xem xét lại các vụ việc đã được xét xử ở một tòa án cấp dưới. Tòa án tối cao chủ yếu làm nhiệm vụ phúc thẩm vì phần lớn thời gian của nó được dành để xem xét lại các phán quyết của tòa cấp dưới. Nó là cơ quan xét xử phúc thẩm tối cao ở Hoa Kỳ. Do đó, nó là cơ quan có tiếng nói cuối cùng trong việc giải thích Hiến pháp, các đạo luật của các cơ quan lập pháp và các hiệp ước – trừ khi quyết định của Tòa bị thay đổi thông qua sửa đổi hiến pháp, hoặc trong một số trường hợp là thông qua đạo luật của Quốc hội.

Since 1925 a device known as "certiorari" has allowed the Supreme Court to exercise discretion in deciding which cases it should review. Under this method a person may request Supreme Court review of a lower court decision; then the justices determine whether the request should be granted. If review is granted, the Court issues a writ of certiorari, which is an order to the lower court to send up a complete record of the case. When certiorari is denied, the decision of the lower court stands.

Từ năm 1925, xuất hiện một công cụ gọi là “đặc lệnh lấy lên xét xử lại” (certiorari), cho phép Tòa án tối cao được quyền tự quyết định những vụ việc nào nó sẽ xem xét lại. Theo phương pháp này, một người có thể yêu cầu Tòa án tối cao xem xét lại một phán quyết của tòa cấp dưới; và các đại thẩm phán sẽ quyết định xem có đồng ý với yêu cầu đó hay không. Nếu Tòa án tối cao đồng ý xem xét lại, nó sẽ phát “trát đòi lấy lên xét xử lại”, tức là lệnh yêu cầu tòa cấp dưới chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc lên Tòa án tối cao. Nếu yêu cầu đó bị từ chối, quyết định của toà cấp dưới vẫn giữ nguyên giá trị.

The Supreme Court at Work

The formal session of the Supreme Court lasts from the first Monday in October until the business of the term is completed, usually in late June or July. Since 1935 the Supreme Court has had its own building in Washington, D.C. The imposing five-story marble building has the words "Equal Justice Under Law" carved above the entrance. It stands across the street from the U.S. Capitol. Formal sessions of the Court are held in a large courtroom that seats 300 people. At the front of the courtroom is the bench where the justices are seated. When the Court is in session, the chief justice, followed by the eight associate justices in order of seniority, enters through the purple draperies behind the bench and takes a seat. Seats are arranged according to seniority with the chief justice in the center, the senior associate justice on the chief justice's right, the second-ranking associate justice on the left, and continuing alternately in declining order of seniority. Near the courtroom are the conference room where the justices decide cases and the chambers that contain offices for the justices and their staffs.


Thực tế công việc của Tòa án tối cao

Một kỳ làm việc chính thức của Toà án tối cao kéo dài từ ngày thứ Hai đầu tiên của tháng Mười, cho đến khi mọi công việc của năm kết thúc, thường là và o cuố i tháng Sáu hoặc tháng Bảy. Từ năm 1935, Tòa án tối cao có trụ sở riêng ở Washington, D. C; đó là một tòa nhà năm tầng oai nghiêm ố p đá cẩm thạch, trên cửa chính có khắc dòng chữ “Equal Justice Under Law” (“Công lý bình đẳng theo luật pháp”). Tòa nhà này nằm đối diện Đồi Capitol (nơi đóng trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ) qua một con phố. Các phiên chính thức của Tòa án tối cao diễn ra trong một phòng xét xử rộng cỡ 300 chỗ ngồi. Phía trước phòng xét xử là một băng ghế dài để đại thẩm phán ngồi. Khi phiên xét xử diễn ra, Chánh án bước vào qua một tấm phông màu tía phía sau băng ghế và ngồi vào vị trí, tiếp theo là lần lượt các thẩm phán khác. Các ghế thẩm phán được bố trí theo thứ tự thâm niên; Chánh án ngồi ở giữa, tiếp đó là thẩm phán có thâm niên cao nhất ngồi bên phải, thẩm phán tiếp theo ngồi bên trái, và cứ tiếp tục đổi bên như vậy theo thứ tự thâm niên giảm dần. Gần phòng xét xử là phòng nghị án, tại đó các thẩm phán quyết định vụ việc, và các phòng khác là nơi làm việc của thẩm phán và nhân viên tòa án.

The Court's term is divided into sittings of approximately two weeks each, during which it meets in open session and holds internal conferences, and recesses, during which the justices work behind closed doors as they consider cases and write opinions. The 80 to 90 cases per term that receive the Court's full treatment follow a fairly routine pattern.

Mỗi kỳ làm việc của tòa được chia thành các đợt xét xử cứ hai tuần một lần, trong đó có các phiên xét xử công khai và các cuộc họp nội bộ, và các thời gian nghỉ để các thẩm phán làm việc sau những cánh cửa đóng kín trong lúc xem xét vụ việc và viết ý kiến. Trong mỗi kỳ, Tòa án tối cao xét xử rốt ráo khoảng 80–90 vụ, theo một mô hình tương đối đều đặn.

Oral Argument. Oral arguments are generally scheduled on Monday through Wednesday during the sittings. The sessions run from 10:00 a.m. until noon and from 1:00 until 3:00 p.m. Because the procedure is not a trial or the original hearing of a case, no jury is assembled and no witnesses are called. Instead, the two opposing attorneys present their arguments to the justices. The general practice is to allow 30 minutes for each side, although the Court may decide that additional time is necessary. The Court can normally hear four cases in one day. Attorneys presenting oral arguments are frequently interrupted with questions from the justices. The oral argument is considered very important by both attorneys and justices because it is the only stage in the process that allows such personal exchanges.

Tranh tụng. Các cuộc tranh tụng thường được bố trí từ thứ Hai đến thứ Tư của đợt xét xử. Phiên làm việc kéo dài từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa và từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều. Do đây không phải là thủ tục sơ thẩm nên không có bồi thẩm đoàn, và không gọi nhân chứng. Thay vào đó, luật sư hai bên sẽ đưa ra luận điểm của mình trước các thẩm phán. Tập quán chung là mỗi bên được tranh tụng 30 phút, tuy nhiên, Tòa có thể quyết định cho thêm thời gian. Toà thường nghe tranh tụng bốn vụ trong một ngày. Trong quá trình luật sư đưa ra luận điểm, họ thường bị các thẩm phán cắt ngang để nêu câu hỏi. Tranh tụng là giai đoạn rất quan trọng đối với cả luật sư lẫn thẩm phán vì đây là giai đoạn duy nhất trong trình tự xét xử có sự trao đổi trực tiếp giữa các bên liên quan.

The Conference. On Fridays preceding the two-week sittings the Court holds conferences; during sittings it holds conferences on Wednesday afternoon and all day Friday. At the Wednesday meeting the justices discuss the cases argued on Monday. At the Friday conference they discuss the cases that were argued on Tuesday and Wednesday, plus any other matters that need to be considered. The most important of these other matters are the certiorari petitions.

Nghị án. Vào các ngày thứ Sáu trước đợt xét xử hai tuần, Tòa án tối cao tổ chức nghị án; và vào chiều thứ Tư và cả ngày thứ Sáu của đợt xét xử, Toà cũng tiếp tục nghị án. Trong cuộc họp ngày thứ Tư, các thẩm phán thảo luận về các vụ việc tranh tụng trong ngày thứ Hai. Còn trong cuộc họp ngày thứ Sáu, họ trao đổi về các vụ việc tranh tụng vào ngày thứ Ba và thứ Tư, cộng thêm các vấn đề khác cần xem xét. Vấn đề quan trọng nhất trong số các vấn đề khác được xem xét là các đơn xin phát “trát đòi lấy lên xét xử lại”.

Prior to the Friday conference each justice is given a list of the cases that will be discussed. The conference begins at about 9:30 or 10:00 a.m. and runs until 5:30 or 6:00 p.m. As the justices enter the conference room they shake hands and take their seats around a rectangular table. They meet behind locked doors, and no official record is kept of the discussions. The chief justice presides over the conference and offers an opinion first in each case. The other justices follow in descending order of seniority.

Trước cuộc họp ngày thứ Sáu, mỗi thẩm phán được cung cấp một danh sách các vụ việc sẽ được thảo luận. Cuộc họp bắt đầu khoảng 9 giờ 30 hoặc 10 giờ sáng, và kéo dài đến 5 giờ 30 hoặc 6 giờ chiều. Khi bước vào phòng nghị án, các thẩm phán bắt tay nhau và ngồi vào vị trí quanh một chiếc bàn hình chữ nhật. Cuộc họp được tiến hành sau những cánh cửa đóng kín, và không có bất cứ ghi chép chính thức nào về nội dung thảo luận. Chánh án là người chủ toạ phiên họp và là người đầu tiên đưa ra ý kiến đối với mỗi vụ việc. Các thẩm phán khác lần lượt đưa ra ý kiến theo thứ tự thâm niên.

A quorum for a decision on a case is six members; obtaining a quorum is seldom difficult. Cases are sometimes decided by fewer than nine justices because of vacancies, illnesses, or nonparticipation resulting from possible conflicts of interest. Supreme Court decisions are made by a majority vote. In case of a tie the lower-court decision is upheld.


Số thẩm phán tối thiểu để quyết định một vụ việc là sáu người; số lượng tối thiểu này thường được đáp ứng không mấy khó khăn. Và nhiều lúc các vụ việc được quyết định với số lượng thẩm phán ít hơn chín người, do vắng mặt, ốm đau, không tham gia do mâu thuẫn lợi ích. Quyết định của Tòa án tối cao được thông qua theo nguyên tắc đa số. Trong trường hợp hai bên có số phiếu ngang nhau, thì quyết định của tòa cấp dưới được giữ nguyên.

Opinion Writing. After a tentative decision has been reached in conference, the next step is to assign the Court's opinion to an individual justice. The chief justice, if voting with the majority, either writes the opinion or assigns it to another justice who voted with the majority. When the chief justice votes with the minority, the most senior justice in the majority makes the assignment.

Viết ý kiến. Sau khi đạt được quyết định tạm thời tại phiên nghị án, bước tiếp theo là giao việc viết ý kiến cho cá nhân một thẩm phán. Nếu Chánh án bỏ phiếu ở bên đa số, thì ông chính là người viết ý kiến hoặc giao việc đó cho một thẩm phán bên phía đa số. Khi Chánh án bỏ phiếu ở bên thiểu số, thì thẩm phán có thâm niên cao nhất bên phía đa số sẽ viết ý kiến.

After the conference the justice who will write the Court's opinion begins work on an initial draft. Other justices may work on the case by writing alternative opinions. The completed opinion is circulated to justices in both the majority and the minority groups. The writer seeks to persuade justices originally in the minority to change their votes, and to keep his or her majority group intact. A bargaining process occurs, and the wording of the opinion may be changed in order to satisfy other justices or obtain their support. A deep division in the Court makes it difficult to achieve a clear, coherent opinion and may even result in a shift in votes or in another justice's opinion becoming the Court's official ruling.

Sau cuộc họp, thẩm phán chịu trách nhiệm viết ý kiến của Tòa sẽ viết bản dự thảo ban đầu. Các thẩm phán khác có thể viết các ý kiến riêng. Bản ý kiến hoàn chỉnh sẽ được chuyển cho tất cả các thẩm phán ở cả hai nhóm đa số và thiểu số. Người viết dự thảo thường tìm cách thuyết phục các thẩm phán bên phía thiểu số thay đổi quan điểm, và cố gắng giữ nguyên quan điểm của nhóm đa số. Một quá trình thương lượng sẽ diễn ra, và câu chữ của bản ý kiến có thể được thay đổi nhằm thỏa mãn các thẩm phán khác, và được họ ủng hộ. Nếu có sự phân tán trong Tòa, thì sẽ rất khó đạt được một ý kiến thống nhất rõ ràng và thậm chí có thể dẫn đến việc thay đổi kết quả bỏ phiếu hoặc lấy ý kiến của một thẩm phán khác làm phán quyết chính thức của Tòa.

In most cases a single opinion does obtain majority support, although few rulings are unanimous. Those who disagree with the opinion of the Court are said to dissent. A dissent does not have to be accompanied by an opinion; in recent years, however, it usually has been. Whenever more than one justice dissents, each may write an opinion or all may join in a single opinion.

Mặc dù ít vụ đạt được đồng thuận, nhưng hầu hết các vụ đều được đa số ủng hộ. Những người không thống nhất với quan điểm của Tòa được gọi là bất đồng. Một người bất đồng không nhất thiết phải viết ý kiến bất đồng ra; tuy nhiên, trong vài năm lại đây, xu hướng viết ý kiến bất đồng trở nên phổ biến. Khi có nhiều thẩm phán bất đồng, họ có thể viết ý kiến riêng hoặc tập hợp nhau lại thành một ý kiến bất đồng chung.

On occasion a justice will agree with the Court's decision but differ in his or her reason for reaching that conclusion. Such a justice may write what is called a concurring opinion. An opinion labeled "concurring and dissenting" agrees with part of a Court ruling but disagrees with other parts. Finally, the Court occasionally issues a per curiam opinion -- an unsigned opinion that is usually quite brief. Such opinions are often used when the Court accepts the case for review but gives it less than full treatment. For example, it may decide the case without benefit of oral argument and issue a per curiam opinion to explain the disposition of the case.

Đôi lúc một thẩm phán thống nhất với quyết định của Tòa nhưng có nguyên cớ khác để dẫn đến kết luận đó. Trong trường hợp này, thẩm phán đó sẽ viết một văn bản gọi là ý kiến đồng quy. Một ý kiến được ghi là “đồng quy và bất đồng” nếu nó nhất trí với một phần quyết định của Tòa nhưng không thống nhất với các phần khác. Cuối cùng, đôi lúc Tòa có thể đưa ra một ý kiến “per curiam” (theo tòa án) – tức là một loại ý kiến không ký tên và thường là rất ngắn. Loại ý kiến đó thường được dùng khi Tòa chấp nhận xem xét lại một vụ việc, nhưng không giải quyết triệt để. Ví dụ, Toà có thể quyết định vụ việc mà không cần tranh tụng và đưa ra một bản ý kiến “per curiam” để giải thích cho cách giải quyết vụ việc.

THE U.S. COURTS OF APPEALS

The courts of appeals receive less media coverage than the Supreme Court, but they are very important in the U.S. judicial system. Considering that the Supreme Court hands down decisions with full opinions in only 80 to 90 cases each year, it is apparent that the courts of appeals are the courts of last resort for most appeals in the federal court system.

TÒA PHÚC THẨM HOA KỲ

Các tòa phúc thẩm ít được báo giới chú ý hơn so với Tòa án tối cao, nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ. Do Tòa án tối cao chỉ đưa ra quyết định với ý kiến đầy đủ trong khoảng 80–90 vụ trong một năm, nên rõ ràng các tòa phúc thẩm thường là các tòa cuối cùng giải quyết hầu hết các đơn phúc thẩm trong hệ thống tòa án liên bang.


Circuit Courts: 1789-1891

The Judiciary Act of 1789 created three circuit courts (courts of appeals), each composed of two justices of the Supreme Court and a district judge. The circuit court was to hold two sessions each year in each district within the circuit. The district judge became primarily responsible for establishing the circuit court's workload. The two Supreme Court justices then came into the local area and participated in the cases. This practice tended to give a local rather than national focus to the circuit courts.

Các tòa lưu động: 1789–1891

Đạo luật tư pháp năm 1789 đã lập nên ba tòa lưu động (tòa phúc thẩm), mỗi tòa bao gồm hai thẩm phán của Tòa án tối cao và một thẩm phán hạt. Thẩm phán hạt trở thành người chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết khối lượng công việc của tòa lưu động. Hai thẩm phán của Tòa án tối cao thường đi đến từng địa phương và tham gia vào các vụ việc. Tập quán này tạo ra đặc điểm thiên về địa phương hơn là quốc gia của tòa lưu động.

The circuit court system was regarded from the beginning as unsatisfactory, especially by Supreme Court justices, who objected to the traveling imposed upon them. Attorney General Edmund Randolph and President Washington urged relief for the Supreme Court justices. Congress made a slight change in 1793 by altering the circuit court organization to include only one Supreme Court justice and one district judge. In the closing days of President John Adams's administration in 1801, Congress eliminated circuit riding by the Supreme Court justices, authorized the appointment of 16 new circuit judges, and greatly extended the jurisdiction of the lower courts.

Ngay từ đầu, hệ thống tòa lưu động đã được coi là không đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là đối với các thẩm phán của Tòa án tối cao, bị buộc phải đi lại quá nhiều. Tổng chưởng lý Edmund Randolph và Tổ ng thống Washington đã thúc giục phải giảm bớt gánh nặng cho các thẩm phán Tòa án tối cao. Quốc hội đã sửa lại đôi chút vào năm 1793, chỉ yêu cầu tòa lưu động phải có một thẩm phán của Tòa án tối cao và một thẩm phán hạt. Vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống John Adam năm 1801, Quốc hội đã bỏ yêu cầu đi lại đối với thẩm phán Tòa án tối cao, và bổ nhiệm 16 thẩm phán lưu động mới, qua đó đã mở rộng rất nhiều thẩm quyền xét xử của các tòa cấp dưới.

The new administration of Thomas Jefferson strongly opposed this action, and Congress repealed it. The Circuit Court Act of 1802 restored circuit riding by Supreme Court justices and expanded the number of circuits. However, the legislation allowed the circuit court to be presided over by a single district judge. Such a change may seem slight, but it proved to be of great importance. Increasingly, the district judges began to assume responsibility for both district and circuit courts. In practice, then, original and appellate jurisdiction were both in the hands of the district judges.


Nhiệm kỳ của Tổng thống Thomas Jefferson tiếp đó đã cực lực phản đối, và Quốc hội đã phải bãi bỏ quyết định này. Đạo luật tòa lưu động năm 1802 đã quay trở lại chế độ lưu động của các thẩm phán Toà án tối cao và tăng số vùng. Tuy nhiên cơ quan lập pháp cho phép tòa lưu động có thể được tổ chức với chỉ một thẩm phán hạt làm chủ tọa. Thay đổi đó trông có vẻ nhỏ nhặt, nhưng thực chất có ý nghĩa rất quan trọng. Các thẩm phán hạt ngày càng chịu trách nhiệm nhiều đối với cả tòa án hạt lẫn tòa lưu động. Thực tế, lúc đó, thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều nằm trong tay thẩm phán hạt.

The next major step in the development of the courts of appeals did not come until 1869, when Congress approved a measure that authorized the appointment of nine new circuit judges and reduced the Supreme Court justices' circuit court duty to one term every two years. Still, the High Court was flooded with cases because there were no limitations on the right of appeal to the Supreme Court.

Phải đến tận năm 1869 mới diễn ra bước phát triển tiếp theo của tòa án phúc thẩm. Khi đó, Quốc hội đã chấp thuận một giải pháp cho phép bổ nhiệm chín thẩm phán lưu động mới và giảm trách nhiệm xét xử lưu động của các thẩm phán Tòa án tối cao, xuống còn một vòng trong hai năm. Tuy nhiên, Tòa này vẫn bị tồn đọng rất nhiều vụ vì không có giới hạn về quyền kháng cáo lên Tòa án tối cao.

The Courts of Appeals: 1891 to the Present

On March 3, 1891, the Evarts Act was signed into law, creating new courts known as circuit courts of appeals. These new tribunals were to hear most of the appeals from district courts. The old circuit courts, which had existed since 1789, also remained. The new circuit court of appeals was to consist of one circuit judge, one circuit court of appeals judge, one district judge, and a Supreme Court justice. Two judges constituted a quorum in these new courts.

Tòa phúc thẩm: Từ năm 1891 đến nay

Ngày 3 tháng Ba 1891, Đạo luật Evarts đã được ký ban hành, thành lập các tòa án mới với tên gọi là toà phúc thẩm vùng. Các cơ quan xét xử mới thành lập này sẽ xét xử hầu hết các kháng cáo từ tòa án hạt. Tòa lưu động được thành lập từ năm 1789 vẫn tiếp tục tồn tại. Các tòa phúc thẩm vùng mới thành lập bao gồm một thẩm phán lưu động, một thẩm phán tòa phúc thẩm vùng, một thẩm phán hạt và một thẩm phán Tòa án tối cao. Hai thẩm phán là số lượng tối thiểu bắt buộc ở tòa án này.

Following passage of the Evarts Act, the federal judiciary had two trial tribunals: district courts and circuit courts. It also had two appellate tribunals: circuit courts of appeals and the Supreme Court. Most appeals of trial decisions were to go to the circuit court of appeals, although the act also allowed direct review in some instances by the Supreme Court. In short, creation of the circuit courts of appeals released the Supreme Court from many petty types of cases. Appeals could still be made, but the High Court would now have much greater control over its own workload. Much of its former caseload was thus shifted to the two lower levels of the federal judiciary.

Sau khi thông qua Đạo luật Evarts, tư pháp liên bang có hai cấp sơ thẩm: đó là các tòa án hạt và toà lưu động. Đồng thời cũng có hai cấp phúc thẩm là tòa phúc thẩm vùng và Tòa án tối cao. Mặc dù luật cho phép trong một số trường hợp Toà án tối cao được trực tiếp xem xét lại vụ án, nhưng phần lớn các phiên phúc thẩm quyết định sơ thẩm diễn ra ở tòa phúc thẩm vùng. Tóm lại, việc thành lập các tòa phúc thẩm vùng đã giải tỏa bớt gánh nặng của Tòa án tối cao khỏi các vụ nhỏ lẻ. Kháng cáo kháng nghị vẫn có thể được đưa ra, nhưng Tòa án tối cao đã có quyền kiểm soát lớn hơn đối với khối lượng công việc của nó. Phần lớn khối lượng công việc trước đây của nó có thể được chuyển cho hai cấp xét xử liên bang thấp hơn.

The next step in the evolution of the courts of appeals came in 1911. In that year Congress passed legislation abolishing the old circuit courts, which had no appellate jurisdiction and frequently duplicated the functions of district courts.

Bước phát triển tiếp theo của toà phúc thẩm diễn ra vào năm 1911. Lúc đó, Quốc hội đã thông qua luật loại bỏ các tòa lưu động kiểu cũ, vốn không còn thẩm quyền xét xử phúc thẩm và nhiều lúc bị trùng lặp chức năng với tòa án hạt.

Today the intermediate appellate tribunals are officially known as courts of appeals, but they continue to be referred to colloquially as circuit courts. There are now 12 regional courts of appeals, staffed by 179 authorized courts of appeals judges. The courts of appeals are responsible for reviewing cases appealed from federal district courts (and in some cases from administrative agencies) within the boundaries of the circuit. A specialized appellate court came into existence in 1982 when Congress established the Federal Circuit, a jurisdictional rather than a geographic circuit.

Ngày nay, cơ quan xét xử phúc thẩm trung gian được gọi tên chính thức là tòa phúc thẩm, nhưng câu chữ thông tục đôi khi vẫn gọi là toà lưu động. Hiện có 12 tòa phúc thẩm vùng, với 179 thẩm phán tòa phúc thẩm có thẩm quyền. Tòa phúc thẩm chịu trách nhiệm xem xét lại các vụ việc bị kháng cáo kháng nghị từ toà án hạt liên bang (một số vụ việc xuất phát từ cơ quan hành chính) trong phạm vi vùng của nó. Một tòa phúc thẩm chuyên biệt được Quốc hội thành lập năm 1982 là Tòa phúc thẩm khu vực liên bang; đây là một khu vực mang tính tài phán chứ không phải là khu vực địa lý.

The Review Function of the Courts of Appeals

Most of the cases reviewed by the courts of appeals originate in the federal district courts. Litigants disappointed with the lower-court decision may appeal the case to the court of appeals of the circuit in which the federal district court is located. The appellate courts have also been given authority to review the decisions of certain administrative agencies.

Chức năng xem xét lại của toà phúc thẩm

Hầu hết các vụ việc được tòa phúc thẩm xem xét lại đều bắt đầu từ các tòa án hạt liên bang. Cá c bên nguyên đơn không thỏa mãn với quyết định của tòa cấp dưới có thể kháng cáo lên tòa phúc thẩm vùng có tòa án hạt liên bang đó. Các toà phúc thẩm cũng có quyền xem xét lại quyết định của một số cơ quan hành chính.

Because the courts of appeals have no control over which cases are brought to them, they deal with both routine and highly important matters. At one end of the spectrum are frivolous appeals or claims that have no substance and little or no chance for success. At the other end of the spectrum are the cases that raise major questions of public policy and evoke strong disagreement. Decisions by the courts of appeals in such cases are likely to establish policy for society as a whole, not just for the specific litigants. Civil liberties, reapportionment, religion, and education cases provide good examples of the kinds of disputes that may affect all citizens.

Do tòa phúc thẩm không thể kiểm soát vụ việc nào sẽ được xét xử theo trình tự phúc thẩm, nên nó phải giải quyết cả những công việc hàng ngày lẫn những việc rất quan trọng. Một đằng là các kháng cáo và kiến nghị nhỏ nhặt, không có ý nghĩa gì hoặc rất ít cơ hội thay đổi bản án. Nhưng mặt khác, cũng có các vụ việc phát sinh những vấn đề lớn về chính sách công và nảy sinh nhiều bất đồng. Quyết định của tòa phúc thẩm trong các vụ đó có nhiều khả năng sẽ tạo lập chính sách chung cho tòa n xã hội, chứ không chỉ những nguyên đơn liên quan. Các vụ việc về quyền tự do công dân, phân chia địa hạt, tôn giáo và giáo dục là những ví dụ điển hình của loại tranh chấp có thể ảnh hưởng đến mọi công dân.

There are two purposes of review in the courts of appeals. The first is error correction. Judges in the various circuits are called upon to monitor the performance of federal district courts and federal agencies and to supervise their application and interpretation of national and state laws. In doing so, the courts of appeals do not seek out new factual evidence, but instead examine the record of the lower court for errors. In the process of correcting errors the courts of appeals also settle disputes and enforce national law.


Việc xem xét lại của tòa phúc thẩm có hai mục đích. Thứ nhất là sửa lỗi. Thẩm phán vùng thường được kêu gọi đứng ra giám sát hoạt động của các tòa án hạt liên bang và cơ quan hành pháp liên bang, và giám sát việc các cơ quan này áp dụng và diễn giải luật liên bang và bang như thế nào. Để thực hiện nhiệm vụ đó, tòa phúc thẩm không cần tìm kiếm bằng chứng tình tiết mới, mà là kiểm tra ghi chép của toà cấp dưới để tìm lỗi. Trong quá trình sửa lỗi, tòa phúc thẩm cũng đồng thời giải quyết tranh chấp và thực thi luật quốc gia.

The second function is sorting out and developing those few cases worthy of Supreme Court review. The circuit judges tackle the legal issues earlier than the Supreme Court justices and may help shape what they consider review-worthy claims. Judicial scholars have found that appealed cases often differ in their second hearing from their first.

Chức năng thứ hai là phân loại và phát triển một số ít các vụ việc cần được Tòa án tối cao xem xét lại. Thẩm phán vùng giải quyết các vấn đề pháp lý trước khi đưa lên các thẩm phán Tòa án tối cao, và có thể giúp xếp loại những kiến nghị nào cần được xem xét lại. Các học giả tư pháp nhận thấy rằng thường có sự khác nhau giữa phiên xét xử lần đầu và lần thứ hai trong các vụ được phúc thẩm.

The Courts of Appeals as Policy Makers

The Supreme Court's role as a policy maker derives from the fact that it interprets the law, and the same holds true for the courts of appeals. The scope of the courts of appeals' policy-making role takes on added importance, given that they are the courts of last resort in the vast majority of cases.


Tòa phúc thẩm với tư cách là nhà lập chính sách
Vai trò lập chính sách của Tòa án tối cao xuất phát từ thực tế nó là cơ quan giải thích luật, và đối với toà phúc thẩm cũng tương tự như vậy. Phạm vi lập chính sách của tòa phúc thẩm thậm chí có lẽ còn quan trọng hơn, vì trong phần lớn vụ việc, tòa phúc thẩm là cơ quan xét xử cuối cùng.

As an illustration of the far-reaching impact of circuit court judges, consider the decision in a case involving the Fifth Circuit. For several years the University of Texas Law School (as well as many other law schools across the country) had been granting preference to African American and Mexican American applicants to increase the enrollment of minority students. This practice was challenged in a federal district court on the ground that it discriminated against white and nonpreferred minority applicants in violation of the Fourteenth Amendment. On March 18, 1996, a panel of Fifth Circuit judges ruled in Hopwood v. Texas that the Fourteenth Amendment does not permit the school to discriminate in this way and that the law school may not use race as a factor in law school admissions. The U.S. Supreme Court denied a petition for a writ of certiorari in the case, thus leaving it the law of the land in Texas, Louisiana, and Mississippi, the states comprising the Fifth Circuit. Although it may technically be true that only schools in the Fifth Circuit are affected by the ruling, an editorial in The National Law Journal indicates otherwise, noting that while some "might argue that Hopwood's impact is limited to three states in the South..., the truth is that across the country law school (and other) deans, fearing similar litigation, are scrambling to come up with an alternative to affirmative action."


Để minh họa cho tác động quan trọng của các thẩm phán tòa án vùng, chúng ta hãy xem xét một quyết định của Tòa phúc thẩm vùng số 5. Trong nhiều năm, Trường Luật thuộc Đại học Texas (cũng như nhiều trường luật khác ở Mỹ) đã ưu tiên cho người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Mêhicô nhằm tăng số lượng các sinh viên thiểu số. Tập quán này đã bị khiếu kiện tại một tòa án hạt liên bang trên cơ sở là nó đã phân biệt đối xử đối với người da trắng và các nhóm thiểu số không được ưu tiên, vi phạm Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn. Ngày 18 tháng Ba 1996, một cơ quan xét xử gồm các thẩm phán Vùng số 5 đã ra phán quyết trong vụHopwood kiện Bang Texas, trong đó nêu rõ Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn không cho phép các trường được phân biệt đối xử như vậy, và trường luật này không được sử dụng chủng tộc làm một yếu tố xét tuyển. Đơn kháng cáo được gửi lên yêu cầu Tòa án tối cao phát đặc lệnh (trát đòi) lấy lên xét xử, nhưng đã bị từ chối. Từ đó phán quyết này đã trở thành luật của các bang Texas, Louisiana và Mississippi (các bang thuộc Vùng số 5). Mặc dù về mặt kỹ thuật, chỉ các trường ở Vùng số 5 bị tác động bởi phán quyết này, nhưng một bài xã luận của Tạp chí luật quốc giađã cho thấy điều khác hẳn, rằng mặc dù một số người “có thể lý luận rằng phán quyết trong vụ Hopwood chỉ được áp dụng ở ba bang miền Nam. . . , nhưng thực tế là hiệu trưởng tất cả các trường luật (và các trường khác) trên toàn quốc, do sợ bị kiện tương tự, đã phải tìm các cách khác thay thế cho hành động ưu tiên các nhóm thiểu số”.

The Courts of Appeals at Work

The courts of appeals do not have the same degree of discretion as the Supreme Court to decide whether to accept a case. Still, circuit judges have developed methods for using their time as efficiently as possible.

Thực tế công việc của tòa phúc thẩm

Tòa phúc thẩm khác với Tòa án tối cao là chúng không được quyết định vụ nào được xét xử, và vụ nào thì không. Nhưng các thẩm phán vùng cũng đã xây dựng nhiều phương pháp để sử dụng thời giờ của họ một cách hiệu quả nhất.

Screening. During the screening stage the judges decide whether to give an appeal a full review or to dispose of it in some other way. The docket may be reduced to some extent by consolidating similar claims into single cases, a process that also results in a uniform decision. In deciding which cases can be disposed of without oral argument, the courts of appeals increasingly rely on law clerks or staff attorneys. These court personnel read petitions and briefs and then submit recommendations to the judges. As a result, many cases are disposed of without reaching the oral argument stage.


Rà soát sơ bộ. Trong giai đoạn rà soát sơ bộ, thẩm phán quyết định sẽ xem xét phúc thẩm một cách triệt để, hay giải quyết vụ việc theo hình thức khác. Khối lượng án tồn đọng có thể được giảm bớt bằng cách tập hợp các kháng nghị tương tự vào một vụ xét xử chung, và kết quả cũng sẽ là một bản án chung. Để quyết định vụ nào sẽ được giải quyết mà không cần tranh tụng, các tòa án phúc thẩm ngày càng phải dựa nhiều vào thư ký luật hoặc các chưởng lý tham mưu. Những người này đọc đơn từ và tóm tắt lại, sau đó gửi đề xuất lên các thẩm phán. Do đó, nhiều vụ việc được giải quyết mà không thông qua giai đoạn tranh tụng.

Three-Judge Panels. Those cases given the full treatment are normally considered by panels of three judges rather than by all the judges in the circuit. This means that several cases can be heard at the same time by different three-judge panels, often sitting in different cities throughout the circuit.


Ban xét xử gồm ba thẩm phán. Các vụ việc được giải quyết triệt để thường được xem xét bởi một cơ quan xét xử gồm ba thẩm phán, chứ không phải toàn bộ thẩm phán phúc thẩm trong vùng. Tức là nhiều vụ việc có thể được xét xử đồng thời bởi các nhóm ba thẩm phán khác nhau, thường ngồi tại các thành phố khác nhau trong vùng.

En Banc Proceedings. Occasionally, different three-judge panels within the same circuit may reach conflicting decisions in similar cases. To resolve such conflicts and to promote circuit unanimity, federal statutes provide for an "en banc" (Old French for high seat)procedure in which all the circuit's judges sit together on a panel and decide a case. The exception to this general rule occurs in the large Ninth Circuit where assembling all the judges becomes too cumbersome. There, en banc panels normally consist of 11 judges. The en banc procedure may also be used when the case concerns an issue of extraordinary importance.

Thủ tục tố tụng toàn thẩm (En Banc). Đôi lúc, các nhóm thẩm phán khác nhau trong cùng một vùng có thể đưa ra các phán quyết mâu thuẫn trong các vụ tương tự nhau. Để giải quyết mâu thuẫn và tăng cường tính nhất quán trong vùng, luật liên bang quy định thủ tục tố tụng “en banc” (toàn thẩm) (một từ cổ của Pháp, chỉ các ghế ngồi trên cao), trong đó tất cả các thẩm phán phúc thẩm ngồi lại với nhau trong cùng một cơ quan xét xử và quyết định một vụ việc. Ngoại lệ đối với quy tắc này xuất hiện ở Vùng số 9, do ở đây việc tập hợp được tất cả các thẩm phán phúc thẩm là quá khó khăn. Do đó, cơ quan xét xử “en banc” chỉ gồm 11 thẩm phán. Thủ tục tố tụng “en banc” cũng có thể được sử dụng để giải quyết các vụ việc có tầm quan trọng đặc biệt.

Oral Argument. Cases that have survived the screening process and have not been settled by the litigants are scheduled for oral argument. Attorneys for each side are given a short amount of time (as little as 10 minutes) to discuss the points made in their written briefs and to answer questions from the judges.

Tranh tụng. Các vụ việc lọt qua vòng rà soát sơ bộ và chưa được các bên liên quan tự giải quyết thì sẽ được đưa ra tranh tụng. Luật sư của mỗi bên chỉ được cho phép một thời lượng ngắn (có thể chỉ khoảng 10 phút); trong thời gian đó họ sẽ trao đổi về các điểm nêu trong văn bản tóm lược của mình, và phải trả lời các câu hỏi của thẩm phán.

The Decision. Following the oral argument, the judges may confer briefly and, if they are in agreement, may announce their decision immediately. Otherwise, a decision will be announced only after the judges confer at greater length. Following the conference, some decisions will be announced with a brief order or per curiam opinion of the court. A small portion of decisions will be accompanied by a longer, signed opinion and perhaps even dissenting and concurring opinions. Recent years have seen a general decrease in the number of published opinions, although circuits vary in their practices.

Phán quyết. Sau giai đoạn tranh tụng, các thẩm phán có thể nghị án trong một thời gian ngắn, và nếu thống nhất được, họ sẽ công bố phán quyết ngay lậ p tức. Nếu không, phán quyết sẽ được đưa ra sau khi kéo dài thời gian nghị án. Sau khi nghị án, một số quyết định sẽ được công bố, kèm theo một lệnh ngắn hoặc văn bản ý kiến không ký tên của tòa. Một số ít phán quyết được đưa ra kèm theo các ý kiến dài hơn, được các thẩm phán ký tên, hay thậm chí là các ý kiến bất đồng và đồng quy. Dù tập tục tòa phúc thẩm ở các vùng là khác nhau, nhưng gần đây có xu hướng chung là giảm bớt số lượng các ý kiến được lập thành văn bản và công khai hóa.


U.S. DISTRICT COURTS

The U.S. district courts represent the basic point of input for the federal judicial system. Although some cases are later taken to a court of appeals or perhaps even to the Supreme Court, most federal cases never move beyond the U.S. trial courts. In terms of sheer numbers of cases handled, the district courts are the workhorses of the federal judiciary. However, their importance extends beyond simply disposing of a large number of cases.

TÒA ÁN HẠT Ở HOA KỲ

Tòa án hạt Hoa Kỳ là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống tư pháp liên bang. Mặc dù một số vụ việc được kháng cáo kháng nghị lên tòa phúc thẩm hay thậm chí là Toà án tối cao, nhưng hầu hết các vụ án liên bang đều chỉ được xét xử ở các tòa sơ thẩm Hoa Kỳ. Nếu xét về mặt số lượng tuyệt đối các vụ được xét xử, thì tòa án hạt là những con ngựa thồ của ngành tư pháp liên bang. Nhưng tầm quan trọng của nó không chỉ đơn thuần là số vụ được xét xử.

The First District Courts

Congress made the decision to create a national network of federal trial courts when it passed the Judiciary Act of 1789. Section 2 of the act established 13 district courts by making each of the 11 states then in the Union a district, and by making the parts of Massachusetts and Virginia that were to become Maine and Kentucky into separate districts. That organizational scheme established the practice, which still exists, of honoring state boundary lines in drawing districts.

Các tòa án hạt đầu tiên

Trong Đạo luật tư pháp năm 1789, Quốc hội đã quyết định thành lập một mạng lưới các tòa sơ thẩm liên bang. Mục 2 của luật này đã lập nên 13 tòa án hạt, trong đó quy định mỗi trong số 11 bang lúc đó trong Liên minh là một hạt, một phần của Massachusetts và Virginia sau này trở thành Maine và Kentucky mỗi nơi là một hạt. Cơ chế tổ chức này đã tạo lập tập quán vẫn duy trì đến ngày nay, đó là phân chia địa giới tòa án hạt theo ranh giới bang.

The First District Judges

Each federal district court was to be presided over by a single judge who resided in the district. As soon as this became known, President Washington began receiving letters from individuals desiring appointment to the various judgeships. Many asked members of Congress or Vice President John Adams to recommend them to President Washington. Personal applications were not necessarily successful and were not the only way in which names came to the president's attention. Harry Innes, for example, was not an applicant for the Kentucky judgeship but received it after being recommended by a member of Congress from his state.

Các thẩm phán hạt đầu tiên

Mỗi tòa án hạt liên bang có một thẩm phán sống ở hạt đó. Ngay khi thông tin này được đưa ra, Tổng thống Washington bắt đầu nhận được thư từ của nhiều người xin được bổ nhiệm. Nhiều người đề nghị các nghị sĩ và Phó tổng thống John Adams đề cử với Tổng thống Washington. Nhưng ứng cử cá nhân không hẳn đã thành công và đó không phải là cách duy nhất để được Tổng thống chú ý. Ví dụ như Harry Innes, người không ứng cử và o vị trí thẩm phán Kentucky, nhưng đã được bổ nhiệm sau khi được một nghị sĩ bang này đề cử.

As new states came into the Union, additional district courts were created. The additions, along with resignations, gave Washington an opportunity to offer judgeships to 33 people. All of the judges he appointed were members of the bar, and all but seven had state or local legal experience as judges, prosecutors, or attorneys general. Presidents have continued to appoint lawyers with public service backgrounds to the federal bench.

Khi các bang mới gia nhập Liên minh, các tòa án hạt mới được thành lập. Tổng số người bổ sung cộng với thay thế được Washington bổ nhiệm là 33 người. Tất cả các thẩm phán được bổ nhiệm đều là thành viên của đoàn luật sư. Trừ bảy người, còn lại tất cả thẩm phán đều có kinh nghiệm làm việc ở bang hoặc địa phương với tư cách là thẩm phán, công tố hoặc chưởng lý. Các tổng thống sau này vẫn tiếp tục bổ nhiệm các luật sư có kinh nghiệm trong hoạt động dịch vụ công làm thẩm phán liên bang.

Present Organization of the District Courts

As the country grew, new district courts were created. Eventually, Congress began to divide some states into more than one district. California, New York, and Texas have the most, with four each. Other than consistently honoring state lines, the organization of district constituencies appears to follow no rational plan. Size and population vary widely from district to district. Over the years, a court was added for the District of Columbia, and several territories have been served by district courts. There are now U.S. district courts serving the 50 states, the District of Columbia, Guam, Puerto Rico, the Virgin Islands, and the Northern Mariana Islands.

Tổ chức hiện nay của tòa án hạt

Trong quá trình phát triển của đất nướ c, nhiều tòa án hạt được thành lậ p. Và Quốc hội bắt đầu chia các bang thành nhiều hạt. Các bang California, New York, và Texas có bốn hạt mỗi bang, nhiều nhất so với các bang khác. Tổ chức khu vực hạt không còn theo đường ranh giới bang, mà việc chia hạt hầu như không theo một cơ sở nào cả. Diện tích và số dân của các hạt rất khác nhau. Qua nhiều năm, một tòa án hạt đã được thành lập cho Hạt Columbia, và một số khu vực lãnh thổ đã có tòa án hạ t riêng. Hiện có đủ tòa án hạt ở 50 bang, Hạt Columbia, Guam, Puerto Rico, Quần đảo Virgin và Quần đảo Bắc Mariana.

The original district courts were each assigned one judge. With the growth in population and litigation, Congress has periodically had to add judges to most of the districts. The Federal Judgeship Act of 1990 created 74 new district judgeships, bringing the current total to 649. Today all districts have more than one judge; the Southern District of New York, which includes Manhattan and the Bronx, currently has 28 judges and is thus the largest. Because each federal district court is normally presided over by a single judge, several trials may be in session within the district at any given time.

Ban đầu, mỗi tòa án hạt chỉ có một thẩm phán. Nhưng khi số dân và số vụ việc tăng lên, Quốc hội thường bổ sung thẩm phán cho hầu hết các hạt. Đạo luật thẩm phán liên bang năm 1990 đẻ ra thêm 74 vị trí thẩm phán hạt, đưa tổng số thẩm phán hạt lên 649 người. Ngày nay, tất cả các hạt đều có hơn một thẩm phán; Hạt phía Nam New York, bao gồm Manhattan và Bronx, hiện có 28 thẩm phán, và là hạt có đông thẩm phán nhất. Vì mỗi phiên xét xử của tòa án hạt liên bang thường do một thẩm phán điều khiển, nên tại một thời điểm có thể có nhiều vụ việc được xét xử đồng thời trong phạm vi một hạt.

The District Courts as Trial Courts

Congress established the district courts as the trial courts of the federal judicial system and gave them original jurisdiction over virtually all cases. They are the only federal courts in which attorneys examine and cross-examine witnesses. The factual record is thus established at this level. Subsequent appeals of the trial court decision focus on correcting errors rather than on reconstructing the facts.


Tòa án hạt với tư cách là tòa án sơ thẩm

Quốc hội đã xây dựng tòa án hạt làm cơ quan xét xử sơ thẩm của hệ thống tư pháp liên bang, và trao quyền tài phán sơ khởi cho chúng trong gần như tất cả các vụ việc. Tòa án hạt là tòa án liên bang duy nhất trong đó luật sư được làm việc và đối chất giữa những người làm chứng. Do đó, các ghi chép tình tiết được thực hiện tại giai đoạn này. Quá trình phúc thẩm chỉ tập trung vào việc sửa lỗi chứ không phải xây dựng lại tình tiết.

The task of determining the facts in a case often falls to a jury, a group of citizens from the community who serve as impartial arbiters of the facts and apply the law to the facts. The Constitution guarantees the right to a jury trial in criminal cases in the Sixth Amendment and the same right in civil cases in the Seventh Amendment. The right can be waived, however, in which case the judge becomes the arbiter both of questions of fact and of matters of law. Such trials are referred to as bench trials.

Nhiệm vụ xác định tình tiết vụ việc thuộc về bồi thẩm đoàn, bao gồm một nhóm công dân của cộng đồng, đóng vai trò làm người phân xử không thiên vị, và áp dụng luật cho tình tiết đó. Hiến pháp bảo vệ quyền của bồi thẩm trong các vụ hình sự theo Tu chính án Hiến pháp thứ sáu, và trong các vụ dân sự theo Tu chính án Hiến pháp thứ bảy. Tuy nhiên, quyền đó có thể bị từ chối, và trong trường hợp đó, thẩm phán sẽ trở thành người phân xử cả về tình tiết lẫn các vấn đề luật pháp. Trường hợp này gọi là thẩm phán sơ thẩm (bench trial).

Two types of juries are associated with federal district courts. The grand jury is a group of men and women convened to determine whether there is probable cause to believe that a person has committed the federal crime of which he or she has been accused. Grand jurors meet periodically to hear charges brought by the U.S. attorney. Petit jurors are chosen at random from the community to hear evidence and determine whether a defendant in a civil trial has liability or whether a defendant in a criminal trial is guilty or not guilty. Federal rules call for 12 jurors in criminal cases but permit fewer in civil cases. The federal district courts generally use six-person juries in civil cases.


Có hai loại bồi thẩm đi kèm với tòa án hạt liên bang. Đại bồi thẩm đoàn là một nhóm nam giới và nữ giới họp lại để xác định xem có thể có cơ sở tin rằng một người bị truy tố có phạm tội liên bang hay không. Các đại bồi thẩm họp định kỳ để nghe những lời buộc tội do chưởng lý Hoa Kỳ đưa ra. Ngược lại, tiểu bồi thẩm được chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng để nghe các bằng chứng, và quyết định xem một người bị kiện trong một vụ sơ thẩm dân sự có phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không, hoặc một bị can trong một vụ sơ thẩm hình sự có tội hay không có tội. Quy tắc liên bang yêu cầu trong các vụ hình sự phải có 12 bồi thẩm, nhưng số lượng bồi thẩm trong các vụ dân sự thường ít hơn. Các tòa án hạt liên bang thường có bồi thẩm đoàn sáu người trong các vụ dân sự.

Trial courts are viewed as engaging primarily in norm enforcement, whereas appellate courts are seen as having greater opportunity to make policy. Norm enforcement is closely tied to the administration of justice, because all nations develop standards considered essential to a just and orderly society. Societal norms are embodied in statutes, administrative regulations, prior court decisions, and community traditions. Criminal statutes, for example, incorporate concepts of acceptable and unacceptable behavior into law. A judge deciding a case concerning an alleged violation of that law is practicing norm enforcement. Because cases of this type rarely allow the judge to escape the strict restraints of legal and procedural requirements, he or she has little chance to make new law or develop new policy. In civil cases, too, judges are often confined to norm enforcement, because such litigation generally arises from a private dispute whose outcome is of interest only to the parties in the suit.

Tòa án sơ thẩm được coi là tham gia chủ yếu vào việc cưỡng chế quy phạm, trong khi các tòa phúc thẩm được coi là có nhiều cơ hội trong việc lập chính sách. Cưỡng chế quy phạm gắn chặt với việc thực thi công lý, vì tất cả các nước đều phát triển các chuẩn mực căn bản để đạt được một xã hội công bằng và trật tự. Quy phạm xã hội được đưa vào trong các đạo luật, quy định hành pháp, tiền lệ án và truyền thống cộng đồng. Ví dụ, luật hình sự quy định thành luật các khái niệm về hành vi có thể chấp nhận và không thể chấp nhận. Một thẩm phán quyết định một vụ việc buộc tội vi phạm pháp luật tức là đã cưỡng chế quy phạm. Do các vụ việc loại này hiếm khi cho phép thẩm phán được vượt quá các giới hạn nghiêm khắc của yêu cầu pháp luật và yêu cầu thủ tục, nên các thẩm phán ít có cơ hội được tạo ra các quy định luật mới hoặc xây dựng chính sách mới. Trong các vụ dân sự cũng vậy, thẩm phán thường bị giới hạn trong việc cưỡng chế quy phạm, vì các vụ kiện thường phát sinh từ tranh chấp cá nhân, và hậu quả của nó chỉ liên quan đến các bên tham tụng.

The district courts also play a policy-making role, however. As Americans have become more litigation-conscious, disputes that were once resolved informally are now more likely to be decided in a court of law. The courts find themselves increasingly involved in domains once considered private. What does this mean for the federal district courts? According to one study, "These new areas of judicial involvement tend to be relatively free of clear, precise appellate court and legislative guidelines; and as a consequence the opportunity for trial court jurists to write on a clean slate, that is, to make policy, is formidable."

Tuy nhiên, tòa án hạt cũng đóng vai trò nhất định trong việc lập chính sách. Do người Mỹ ngày càng thiên về kiện tụng, nên những tranh chấp trước đây thường được giải quyết không chính thức thì nay lại được quyết định ở tòa án. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tòa án hạt liên bang? Theo một nghiên cứu, “Những lĩnh vực mới có sự tham gia của tư pháp thường không có hướng dẫn rõ ràng và chính xác của tòa án cấp trên cũng như của ngành lập pháp; và kết quả là tạo cơ hội cho bồi thẩm tòa sơ thẩm có thể viết ra những nội dung mới, tức là đóng vai trò lập chính sách”.

CONSTITUTIONAL COURTS AND LEGISLATIVE COURTS

The Judiciary Act of 1789 established the three levels of the federal court system in existence today. Periodically, however, Congress has exercised its power, based on Article III and Article I of the Constitution, to create other federal courts. Courts established under Article III are known as constitutional courts and those created under Article I are called legislative courts. The Supreme Court, courts of appeals, and federal district courts are constitutional courts. Legislative courts include the U.S. Court of Military Appeals, the United States Tax Court, and the Court of Veterans Appeals.

TÒA ÁN HIẾN ĐỊNH VÀ TÒA ÁN LUẬT ĐỊNH

Đạo luật tư pháp năm 1789 thiết lập ba cấp trong hệ thống tòa án liên bang tồn tại đế n ngày nay. Tuy nhiên, thỉnh thoảng Quốc hội thự c thi thẩm quyền của mình dựa trên Điều I và Điều III của Hiến pháp, và lập nên các tòa án liên bang khác. Các tòa án được thiết lập theo Điều III được gọi là tòa án hiến định, còn các tòa án được lập theo Điều I được gọi là tòa án luật định. Tòa án tối cao, tòa phúc thẩm, tòa án hạt liên bang là tòa hiến định. Tòa luật định bao gồm Tòa phúc thẩm quân sự Hoa Kỳ, Tòa án thuế Hoa Kỳ và Tòa phúc thẩm cựu chiến binh.

Legislative courts, unlike their constitutional counterparts, often have administrative and quasi-legislative as well as judicial duties. Another difference is that legislative courts are often created for the express purpose of helping to administer a specific congressional statute. Constitutional courts, on the other hand, are tribunals established to handle litigation.

Không giống như tòa hiến định, các tòa luật định ngoài nhiệm vụ tư pháp còn có nhiệm vụ hành pháp và bán lập pháp. Một điểm khác nữa là KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ 48 tòa án luật định thường được lập nên nhằm mục đích công khai là giúp quản lý một đạo luật cụ thể của Quốc hội. Còn các tòa hiến định là các cơ quan xét xử, được thiết lập để giải quyết kiện tụng.

Finally, the constitutional and legislative courts vary in their degree of independence from the other two branches of government. Article III (constitutional court) judges serve during a period of good behavior, or what amounts to life tenure. Because Article I (legislative court) judges have no constitutional guarantee of good-behavior tenure, Congress may set specific terms of office for them. In sum, the constitutional courts have a greater degree of independence from the other two branches of government than the legislative courts.


Cuối cùng, mức độ độc lập của tòa án hiến định và luật định với hai ngành khác của chính quyền là khác nhau. Các thẩm phán theo Điều III (tòa hiến định) được phục vụ trong suốt giai đoạn năng lực hành vi còn tốt, tức là gần như suốt đời. Do các thẩm phán theo Điều I (tòa luật định) không được Hiến pháp bảo đảm về giai đoạn năng lực hành vi còn tốt, nên Quốc hội quy định nhiệm kỳ cụ thể. Tóm lại, tòa hiến định có mức độ độc lập đối với hai ngành khác của chính quyền cao hơn so với tòa luật định.

ADMINISTRATIVE AND STAFF SUPPORT IN
THE FEDERAL JUDICIARY

Although judges are the most visible actors in the judicial system, a large supporting cast is also at work. Their efforts are necessary to perform the tasks for which judges are unskilled or unsuited, or for which they simply do not have adequate time. Some members of the support team, such as law clerks, may work specifically for one judge. Others -- for example, U.S. magistrate judges -- are assigned to a particular court. Still others may be employees of an agency, such as the Administrative Office of the United States Courts, that serves the entire judicial system.

HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH VÀ NHÂN SỰ TRONG HỆ THỐNG TƯ PHÁP LIÊN BANG

Mặc dù thẩm phán là người nổi bật nhất trong hệ thống tư pháp, nhưng phía sau họ có một đội ngũ hỗ trợ đông đảo. Công sức của họ nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà thẩm phán không có khả năng, hoặc không phù hợp để thực hiện, hoặc đơn giản là vì họ không đủ thời gian. Một số thành viên đội ngũ hỗ trợ, như thư ký luật, có thể làm việc riêng cho một thẩm phán. Nhưng cũng có những người khác, như thẩm phán hòa giải và tiểu hình Hoa Kỳ, được phân công làm việc cho một tòa án cụ thể. Ngoài ra còn có các cán bộ của cơ quan hành chính, như Văn phòng hành chính các tòa án Hoa Kỳ, phục vụ toàn bộ hệ thống tư pháp.

U.S. Magistrate Judges

In an effort to help federal district judges deal with increased workloads, Congress in 1968 created a system of magistrate judges that responds to each district court's specific needs and circumstances. Magistrate judges are appointed by the judges of the district court for eight-year terms of office, although they can be removed before the expiration of the term for "good cause." Within guidelines set by the Congress, the judges in each district court establish the duties and responsibilities of their magistrate judges. The legislation permits a magistrate judge, with the consent of the involved parties, to conduct all proceedings in a jury or nonjury civil matter and enter a judgment in the case and to conduct a trial of persons accused of misdemeanors (less serious offenses than felonies) committed within the district, provided the defendants consent. Because the decision to delegate responsibilities to a magistrate judge is still made by the district judge, however, a magistrate judge's participation in the processing of cases may be more narrow than that permitted by statute.

Thẩm phán hòa giải và tiểu hình Hoa Kỳ

Để cố gắng hỗ trợ khối lượng công việc của các thẩm phán hạt liên bang, năm 1968, Quốc hội đã thành lập một hệ thống thẩm phán hòa giải và tiểu hình để phục vụ nhu cầu và tình hình cụ thể của mỗi tòa án hạt. Thẩm phán hòa giải và tiểu hình được thẩm phán tòa án hạt bổ nhiệm theo nhiệm kỳ tám năm, mặc dù họ có thể bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệ m kỳ “nế u có lý do chính đáng”. Trong phạm vi hướng dẫn của Quốc hội, các thẩm phán tại mỗi tòa án hạt được quyền quy định nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thẩm phán hòa giải và tiểu hình. Cơ quan lập pháp cho phép nếu được sự đồng thuận củ a các bên liên quan, thẩm phán hòa giải và tiểu hình được thực hiện tất cả các thủ tục trong các vụ dân sự có hoặc không có bồi thẩm, và đưa ra phán quyết, cũng như được tiến hành xét xử những người bị buộc tội tiểu hình (ít nghiêm trọng) trong phạm vi hạt đó, với điều kiện phải được bị cáo đồng ý. Tuy nhiên, do quyền quyết định ủy quyền trách nhiệm cho thẩm phán hòa giải và tiểu hình vẫn thuộc thẩm phán hạt, nên sự tham gia của thẩm phán hòa giải và tiểu hình vào việc giải quyết các vụ việc vẫn còn nhiều hạn hẹp so với phạm vi được luật cho phép.

Law Clerks

The first use of law clerks by an American judge is generally traced to Horace Gray of Massachusetts. In the summer of 1875, while serving as chief justice of the Massachusetts Supreme Court, he employed, at his own expense, a highly ranked new graduate of the Harvard Law School. Each year, he employed a new clerk from Harvard. When Gray was appointed to the U.S. Supreme Court in 1882, he brought a law clerk with him to the nation's highest court.

Thư ký luật

Người được coi là đã sử dụng thư ký luật đầu tiên ở Hoa Kỳ là Thẩm phán Horace Gray của bang Massachusetts. Vào mùa hè năm 1875, khi còn làm chánh án ở Tòa án tối cao Massachusetts, ông đã tự bỏ tiền thuê một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của Trường Luật Harvard. Mỗi năm, ông thuê thêm một thư ký mới từ Trường Harvard, và đến khi ông được bổ nhiệm vào Tòa án tối cao Hoa Kỳ năm 1882, ông đã đưa một thư ký luật đi cùng lên làm việc ở tòa án tối cao của quốc gia.

Justice Gray's successor on the High Court was Oliver Wendell Holmes, who also adopted the practice of annually hiring honor graduates of Harvard Law School as his clerks. When William Howard Taft, a former law professor at Yale, became chief justice, he secured a new law clerk annually from the dean of the Yale Law School. Harlan Fiske Stone, former dean of the Columbia Law School, joined the Court in 1925 and made it his practice to hire a Columbia graduate each year.


Người kế nhiệm Thẩm phán Gray ở Tòa án tối cao là Oliver Wendell Holmes đã tiếp tục áp dụng tập quán hàng năm thuê thêm một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở Trường Luật Harvard làm thư ký của mình. Khi William Howard Taft, cựu giảng viên luật ở Trường Yale, trở thành chánh án, hàng năm ông thuê thêm một thư ký luật của hiệu trưởng Trường Luật Yale. Harlan Fiske Stone, cựu hiệu trưởng Trường Luật Columbia, sau khi được bổ nhiệm vào Tòa án tối cao năm 1925 đã duy trì tập quán mỗi năm thuê một sinh viên tốt nghiệp Columbia làm thư ký luật.

Since these early beginnings there has been a steady growth in the use of law clerks by all federal courts. More than 2,000 law clerks now work for federal judges, and more than 600 serve bankruptcy judges and U.S. magistrate judges. In addition to the law clerks hired by individual judges, all appellate courts and some district courts hire staff law clerks who serve the entire court.

Từ những tập quán này, đã có sự gia tăng ổn định số lượng thư ký luật ở tất cả các tòa án liên bang. Hiện có hơn 2. 000 thư ký luật làm việc cho các thẩm phán liên bang, và hơn 600 người phục vụ các thẩm phán xử phá sản và thẩm phán hòa giải và tiểu hình Hoa Kỳ. Ngoài số lượng thư ký luật được từng thẩm phán thuê riêng, tất cả các tòa án phúc thẩm và một số tòa án hạt còn thuê thư ký luật chuyên nghiệp để phục vụ cho cả tòa án.

A law clerk's duties vary according to the preferences of the judge for whom he or she works. They also vary according to the type of court. Law clerks for federal district judges often serve primarily as research assistants. They spend a good deal of time examining the various motions filed in civil and criminal cases. They review each motion, noting the issues and the positions of the parties involved, then research important points raised in the motions and prepare written memorandums for the judges. Because their work is devoted to the earliest stages of the litigation process, they may have a substantial amount of contact with attorneys and witnesses. Law clerks at this level may be involved in the initial drafting of opinions.

Nhiệm vụ của thư ký luật rất khác nhau, tùy mức độ ưu ái của thẩm phán mà họ đang phục vụ. Điều này cũng khác nhau giữa các loại tòa án khác nhau. Thư ký luật cho các thẩm phán hạt liên bang thường làm nhiệm vụ chủ yếu như một trợ lý nghiên cứu. Họ dành phần lớn thời gian xem xét các kiến nghị trong các vụ án dân sự và hình sự. Đối với mỗi kiến nghị, họ xem xét và lưu ý các vấn đề và địa vị của các bên liên quan, sau đó nghiên cứu các điểm quan trọng phát sinh từ những kiến nghị đó và chuẩn bị báo cáo cho thẩm phán. Vì công việc của họ liên quan đến giai đoạn đầu tiên của quá trình xét xử, họ có nhiều mối liên hệ với luật sư và người làm chứng. Thư ký luật ở cấp này có thể tham gia vào việc dự thảo ý kiến ban đầu của tòa thẩm phán.

At the appellate level, the law clerk becomes involved in a case first by researching the issues of law and fact presented by an appeal. The courts of appeals do not have the same discretion to accept or reject a case that the Supreme Court has, and they use certain screening devices to differentiate between cases that can be handled quickly and those that require more time and effort. Law clerks are an integral part of this screening process.

Ở cấp phúc thẩm, đầu tiên thư ký luật tham gia vụ việc với nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề luật pháp và tình tiết thể hiện trong kháng cáo kháng nghị. Tòa phúc thẩm không có quyền được chấp nhận xét xử hay không xét xử một vụ việc như Tòa án tối cao, nên nó sử dụng một số công cụ sơ kiểm để phân loại các vụ việc có thể giải quyết nhanh chóng, với những vụ việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn. Thư ký luật là một phần của quá trình sơ kiểm này.

A number of cases are scheduled for oral argument, and the clerk may be called upon to assist the judge in preparing for it. Intensive analysis of the record by judges prior to oral argument is not always possible. They seldom have time to do more than scan pertinent portions of the record called to their attention by law clerks.

Một số vụ được tổ chức tranh tụng, và thư ký được gọi lên hỗ trợ thẩm phán chuẩn bị. Nếu buộc thẩm phán phải phân tích rất nhiều tài liệu trước buổi tranh tụng thì họ sẽ rất vất vả. Họ chỉ có đủ thời gian xem qua những phần quan trọng nhất của các bản ghi do thư ký luật đưa lên.

Once a decision has been reached by an appellate court, the law clerk frequently participates in writing the order that accompanies the decision. The clerk's participation generally consists of drafting a preliminary opinion or order pursuant to the judge's directions. A law clerk may also be asked to edit or check citations(references to a statute, precedent-setting case, or legal textbook, in a brief or argument in court) in an opinion written by the judge. The work of the law clerk for a Supreme Court justice roughly parallels that of a clerk in the other appellate courts. Clerks play an indispensable role in helping justices decide which cases should be heard. At the suggestion of Justice Lewis F. Powell, Jr., in 1972, a majority of the Court's members began to participate in a "certpool"; the justices pool their clerks, divide up all filings, and circulate a single clerk's certiorari memo to all those participating in the pool. The memo summarizes the facts of the case, the questions of law presented, and the recommended course of action -- that is, whether the case should be granted a full hearing, denied, or dismissed. Once the justices have voted to hear a case, the law clerks, like their counterparts in the courts of appeals, prepare bench memorandums that the justices may use during oral argument. Finally, law clerks for Supreme Court justices, like those who serve courts of appeals judges, help to draft opinions.

Khi một quyết định được tòa phúc thẩm thông qua, thư ký luật thường tham gia vào việc viết lệnh đi kèm với phán quyết. Thư ký thường tham gia dự thảo ý kiến ban đầu hoặc lệnh theo chỉ dẫn của thẩm phán. Thư ký luật cũng có thể được yêu cầu chỉnh sửa hoặc kiểm tra dẫn chứng (viện dẫn một đạo luật, một vụ án đã xét xử trước đó, hoặc cẩm nang pháp lý, dưới hình thức tóm lược hoặc một luận điểm trước tòa) trong bản ý kiến của thẩm phán. Công việc của thư ký luật cho các thẩm phán ở Tòa án tối cao cũng gần giống công việc của thư ký ở các tòa phúc thẩm khác. Thư ký đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ các đại thẩm phán quyết định xem vụ nào sẽ đem ra xét xử. Theo đề nghị của Thẩm phán Lewis F. Powell (con), năm 1972, đa số các thành viên của Tòa bắt đầu tham gia vào một nhóm gọi là “certpool” (“nhóm xem xét đặc lệnh lấy lên xét xử”); các thẩm phán tập hợp các thư ký của mình lại, chia tất cả các tài liệu, và chuyển bản nhận xét về đặc lệnh lấy lên xét xử của từng thư ký cho tất cả những người trong nhóm. Bản nhận xét tổng hợp tình tiết của vụ việc, các vấn đề luật pháp được đưa ra và đề xuất các hành động – tức là có nên xét xử triệt để hay không, hay là từ chối hoặc loại bỏ. Khi các thẩm phán bỏ phiếu đồng ý xét xử vụ việc, các thư ký luật cũng như các thư ký ở tòa phúc thẩm sẽ chuẩn bị ý kiến để các thẩm phán sử dụng trong quá trình tranh tụng. Cuối cùng, thư ký luật cho các thẩm phán Tòa án tối cao, cũng giống như các thư ký ở tòa phúc thẩm, sẽ giúp soạn thảo ý kiến.

Administrative Office of the U.S. Courts

The administration of the federal judicial system as a whole is managed by the Administrative Office of the U.S. Courts. Since its creation in 1939 it has handled everything from distributing supplies to negotiating with other government agencies for court accommodations in federal buildings to maintaining judicial personnel records and collecting data on cases in the federal courts.

Văn phòng hành chính của các tòa án Hoa Kỳ

Công tác hành chính của toàn bộ hệ thống tư pháp liên bang do Văn phòng hành chính của các tòa án Hoa Kỳ quản lý. Từ khi thành lập năm 1939, văn phòng này đã giải quyết tất cả các việc từ cung cấp trang thiết bị đến thương thảo với các cơ quan nhà nước khác để tiếp quản nơi làm việc cho tòa án trong các tòa nhà liên bang, lưu giữ hồ sơ nhân sự tư pháp và thu thập dữ liệu về các vụ việc được xem xét ở tòa liên bang.

The Administrative Office also serves the Judicial Conference of the United States, the central administrative policy-making organization of the federal judicial system. In addition to providing statistical information to the conference's many committees, the Administrative Office acts as a reception center and clearinghouse for information and proposals directed to the Judicial Conference. The office also acts as liaison for both the federal judicial system and the Judicial Conference, serving as advocate for the judiciary in its dealings with Congress, the executive branch, professional groups, and the general public. Especially important is its representative role before Congress where, along with concerned judges, it presents the judiciary's budget proposals, requests for additional judgeships, suggestions for changes in court rules, and other key measures.


Văn phòng hà nh chính cũng phục vụ cho Diễn đàn tư pháp của Hoa Kỳ, là tổ chức lập chính sách hành chính trung tâm của hệ thống tư pháp liên bang. Ngoài việc cung cấp số liệu thống kê cho nhiều ủy ban của Diễn đàn, Văn phòng hành chính còn đóng vai trò làm trung tâm tiếp nhận và trung chuyển cho các thông tin và kiến nghị đưa ra Diễn đàn tư pháp. Văn phòng còn làm nhiệm vụ liên lạc cho cả hệ thống tư pháp liên bang và Diễn đàn tư pháp, làm cơ quan hậu thuẫn cho ngành tư pháp trong các vấn đề liên quan đến Quốc hội, ngành hành pháp, các nhóm nghề nghiệp và công chúng nói chung. Đặc biệt quan trọng là vai trò đại diện trước Quốc hội, tại đó, văn phòng phối hợp với các thẩm phán liên quan sẽ đưa ra đề xuất ngân sách, bổ sung thẩm phán, kiến nghị thay đổi thủ tục tòa án và các biện pháp chủ chốt khác.

The Federal Judicial Center

The Federal Judicial Center, created in 1967, is the federal courts' agency for continuing education and research. Its duties fall generally into three categories: conducting research on the federal courts, making recommendations to improve the administration and management of the federal courts, and developing educational and training programs for personnel of the judicial branch.

Trung tâm tư pháp liên bang

Trung tâm tư pháp liên bang được thành lập năm 1967 là cơ quan của các tòa án liên bang phục vụ công tác đào tạo liên tục và nghiên cứu. Nói chung, Trung tâm có ba nhóm nhiệm vụ: triển khai nghiên cứu về các tòa án liên bang, đề xuất cải thiện công tác quản lý hành chính của các tòa án liên bang, và xây dựng các chương trình giáo dục đào tạo cho cán bộ trong ngành tư pháp.

Since its inception, judges have benefited from orientation sessions and other educational programs put on by the Federal Judicial Center. In recent years, magistrate judges, bankruptcy judges, and administrative personnel have also been the recipients of educational programs. The Federal Judicial Center's extensive use of videos and satellite technology allows it to reach large numbers of people.

Từ ngày đầu thành lập, các thẩm phán đã được dự các bài giảng định hướng và các chương trình đào tạo khác do Trung tâm tư pháp liên bang tiến hành. Trong những năm gần đây, các thẩm phán hòa giải và tiểu hình, các thẩm phán về phá sản và cán bộ hành chính cũng được tham dự các chương trình đào tạo. Do sử dụng nhiều công nghệ hình ảnh và vệ tinh, nên Trung tâm tư pháp liên bang có khả năng tiếp cận đến rất nhiều người.

FEDERAL COURT WORKLOAD

The workload of the courts is heavy for all three levels of the federal judiciary -- U.S. district courts, courts of appeals, and the Supreme Court.
For fiscal year 2002 slightly more than 340,000 cases were commenced in the federal district courts. Criminal filings alone have risen 43 percent since 1993.
In 1995, 50,072 appeals were filed in one of the regional circuit courts. This figure increased every year, to a high of 60,847 appeals in 2003. However, the number of appeals terminated by the courts of appeals has also been steadily increasing, from 49,805 in 1995 to 56,586 in 2002.

KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA TÒA ÁN LIÊN BANG
Khối lượng công việc của các tòa án liên bang ở cả ba cấp - tòa án hạt, tòa phúc thẩm và Tòa án tối cao Hoa Kỳ - đều rất nặng nề.
Trong năm tài khóa 2002, có khoảng hơn 340.000 vụ được khởi kiện ở tòa án hạt liên bang. Riêng số vụ hình sự đã tăng 43% tính từ năm 1993.
Năm 1995 đã có 50.072 vụ phúc thẩm ở một tòa án phúc thẩm khu vực. Con số này tăng hàng năm, lên đến mức 60.847 vụ năm 2003. Tuy nhiên, số vụ được tòa phúc thẩm giải quyết dứt điểm cũng tăng đều, từ 49.805 vụ năm 1995 lên đến 56.586 vụ năm 2002.

The overall caseload of the Supreme Court is large by historical standards; there were 8,255 cases on the docket for the 2002 term. The Supreme Court, however, has discretion to decide which cases merit its full attention. As a result, the number of cases argued before the Court has declined rather dramatically over the years. In the 2002 term only 84 cases were argued and 79 were disposed of in 71 signed opinions.

Tổng khối lượng công việc của Tòa án tối cao phần lớn được tính theo tiêu chuẩn lịch sử; đã có 8. 255 vụ được đặt lên bàn xem xét của Tòa án tối cao trong kỳ làm việc năm 2002. Tuy nhiên, Tòa án tối cao được quyền quyết định vụ việc nào sẽ được nó giải quyết triệt để. Do đó, số vụ đượ c tranh tụng trước Tòa giả m khá nhiề u qua các năm. Trong kỳ làm việc năm 2002, chỉ có 84 vụ được tranh tụng và 79 vụ được giải quyết với 71 bản ý kiến được ký tên.

P1      P2      P3     P4     P5     P6      P7     P8

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn