MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, July 8, 2012

China's iron fist in a velvet glove Nắm đấm bọc nhung Trung Hoa




China's iron fist in a velvet glove

Nắm đấm bọc nhung Trung Hoa
By MICHAEL RICHARDSON

MICHAEL RICHARDSON

The Japan times
The Japan times


SINGAPORE — China could easily grab control of the disputed Scarborough Shoal fishing grounds in the South China Sea using its increasingly modern and powerful armed forces.

SINGAPORE — Trung Quốc có thể dễ dàng giành quyền kiểm soát các ngư trường quanh bãi cạn Scarborough đang tranh chấp trên Biển Đông bằng việc sử dụng những lực lượng vũ trang ngày càng hiện đại và mạnh mẽ của mình.


Chinese naval, air and amphibious units, working in unison, already have the capability to enforce Beijing's claims of island ownership and maritime control in the northern sector of the sea, where the shoal is located just 220 km from the Philippine mainland.
Các đơn vị hải quân, không quân và lực lượng đổ bộ kết hợp cùng nhau có khả năng đảm bảo thực thi các tuyên bố về quyền sở hữu các đảo và kiểm soát hàng hải của Bắc Kinh tại khu vực phía bắc Biển Đông, nơi có bãi cạn Scarborough và chỉ cách đất liền Philipine 220km.


China dwarfs the puny Philippine military. Yet it deliberately chose not to deploy its regular armed forces to secure the unoccupied shoal, even though the standoff with the Philippines continued for more than two months. On June 16, Manila withdrew its remaining two coast guard vessels from the Scarborough area, ostensibly because of a passing typhoon, without saying whether they would return after the weather clears.


Quân đội Trung Quốc vượt trội so với quân đội Philippine. Tuy nhiên, Trung Quốc đã chủ định lựa chọn không triển khai lực lượng vũ trang thường trực để bảo đảm an ninh cho bãi cạn không người ở đó, ngay cả khi mâu thuẫn với Philippine đã kéo dài hơn hai tháng. Ngày 16/6, Manila rút hết hai tàu bảo vệ bờ biển còn lại khỏi khu vực Scarborough, với lý do bề ngoài là để tránh cơn bảo sắp quét qua, mà không cho biết có đưa các tàu này trở lại đó sau khi thời tiết tạnh ráo hay không.


There are several reasons for China's decision not to use warships. The Philippines is an ally of the United States and China could not be sure the U.S. would not intervene if Chinese armed forces became directly involved in a Scarborough clash and takeover.


Có một số lý do giải thích cho việc Trung Quốc quyết định không sử dụng tàu chiến. Philippine là đồng minh của Mỹ và Trung Quốc không chắc chắn Mỹ sẽ không can thiệp nếu lực lượng vũ trang Trung Quốc trực tiếp tham gia vào đụng độ và tiếp quản cuộc chiến.

In the past few years, China's increasingly assertive actions not just in the South China Sea, but also against Japan over disputed islands and maritime boundaries in the East China Sea, have alarmed and alienated many of its neighbors. "The last thing China wants is to see these countries and the U.S. joining hands against China," Chen Xiangyang, deputy director of the Institute of World Political Studies in the China Institutes of Contemporary International Relations, wrote in the online edition of China Daily on June 11.


Trong mấy năm gần đây, những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc không chỉ trên Biển Đông, mà còn trong tranh chấp với Nhật Bản xung quanh các hòn đảo và biên giới biển ở biển Hoa Đông, đã gây báo động và khiến các nước láng giềng xa lánh. "Trung Quốc không hề muốn thấy những nước này và Mỹ chung tay chống lại Trung Quốc", ông Trần Hướng Dương, phó giám đốc Viện Nghiên cứu chính trị thế giới thuộc Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, viết trên phiên bản trực tuyến tờ China Daily ngày 11/6.




This has created a major foreign policy management issue for China as it prepares for a once-in-a-decade leadership transfer later this year. At this sensitive time, and as its economy slows, China needs a stable neighborhood. Yet Chinese leaders bidding for the top posts cannot afford to appear weak in upholding national unity.

Điều này đã mở ra một vấn đề quản lý chính sách đối ngoại lớn của Trung Quốc khi nước này chuẩn bị cho cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo quan trọng của thập niên diễn ra vào cuối năm nay. Tại thời điểm nhạy cảm này, và khi nền kinh tế bắt đầu chậm lại, Trung Quốc cần một khu vực xung quanh ổn định. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc tìm kiếm vị trí đứng đầu cũng không thể chấp nhận bị cho là yếu kém trong việc giữ gìn sự thống nhất quốc gia.


So China decided not to wield "hard power" over Scarborough. Instead it is applied softer paramilitary power, as well as diplomatic and economic pressure on the Philippines.

Do đó Trung Quốc đã quyết định không vận dụng "sức mạnh cứng" vào Scarborough. Mà thay vào đó, nước này sử dụng sức mạnh bán quân sự mềm mỏng hơn, cùng với áp lực ngoại giao và kinh tế lên Philippine.


Deploying vessels from its growing fleet of paramilitary seagoing ships, some lightly armed and others unarmed, may remain China's preferred means of expanding its presence and enforcing its sweeping claim to sovereignty and other forms of jurisdiction over about 80 percent of the South China Sea, extending deep into the maritime heart of Southeast Asia.


Việc triển khai tàu từ các tàu biển bán quân sự, một số được vũ trang nhẹ và số còn lại không vũ trang, có thể vẫn là công cụ được ưu tiên dùng trong việc mở rộng sự hiện diện và thực thi các chuyên bố chủ quyền rộng khắp và các dạng quyền tài phán khác với trên 80% Biển Đông, mở rộng ra tới khắp trung tâm hàng hải của Đông Nam Á.


But there are risks with this paramilitary policy. It could still lead to armed conflict with Southeast Asian claimant countries, with Chinese regular forces becoming involved if reinforcements are required. Both Chinese and foreign analysts have warned of this danger if the various competing maritime law enforcement agencies of China continue to expand rapidly without firmer centralized control.


Nhưng chính sách bán quân sự trên cũng có những rủi ro. Nó có thể dẫn tới xung đột vũ trang với các quốc gia Đông Nam Á cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, với việc các lực lượng thường trực Trung Quốc tham gia vào nếu như được yêu cầu tiếp viện. Các nhà phân tích Trung Quốc và nước ngoài đều cảnh báo về mối đe dọa này nếu các cơ quan thực thi luật pháp biển đang cạnh tranh nhau của Trung Quốc tiếp tục mở rộng nhanh mà không có sự kiểm soát chặt chẽ từ phía trung ương.


Attending the first intergovernmental maritime talks with China last month (May 15-16 in Hangzhou), Japanese officials found that five Chinese paramilitary agencies were involved: (1) the China Coast Guard, an arm of the Public Security Ministry; (2) the Maritime Safety Administration of the Transport Ministry; (3) the Fisheries Law Enforcement Command (FLEC) of the Agriculture Ministry; (4) the State Oceanographic Administration's China Marine Surveillance (CMS), a unit of the Land and Resources Ministry; and (5) the General Administration of Customs, which is ranked as a ministry.


Tham dự cuộc đối thoại hàng hải liên chính phủ với Trung Quốc diễn ra ngày 15-16/5 tại Hàng Châu, Trung Quốc, các quan chức Nhật Bản nhận thấy có 5 cơ quan bán quân sự Trung Quốc tham gia: (1) Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc, một cơ quan thuộc Bộ An ninh công cộng; (2) Cơ  quan quản lý an toàn hàng hải của Bộ Giao thông; (3) Cơ quan Thực thi luật thủy sản (FLEC) của Bộ Nông nghiệp; (4) Cơ quan giám sát hàng hải Trung Quốc của Cục quản lý hải dương học nhà nước (CMS), một đơn vị thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên; và (5) Tổng cục Hải quan, một cơ quan ngang bộ.


A study published two years ago by the U.S. Naval War College said that these five Chinese agencies had about 40,000 personnel, compared with some 12,000 in the Japan Coast Guard, although the latter is better equipped.


Một nghiên cứu của Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ xuất bản cách đây 2 năm có nói rằng 5 cơ quan này có khoảng 40.000 nhân sự, cao hơn hẳn con số khoảng 12.000 người dù được trang bị tốt hơn của Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản.


In fact, there are nine Chinese maritime agencies linked to different ministries and levels of government. They are sometimes referred to as "nine dragons stirring up the sea" because of their increasing involvement in disputed waters.


Trên thực tế, nếu có 9 cơ quan hàng hải Trung Quốc gắn với các bộ và các cấp chính phủ khác nhau. Các cơ quan này đôi khi được nhắc đến với tên gọi "9 con rồng khấy động biển" bởi sự tham gia ngày càng lớn của họ vào các vùng biển tranh chấp.


However, the five agencies represented at the talks with Japan are the biggest and most active at sea, with FLEC and CMS being most visible in recent months in both the Scarborough and East China Sea disputed zones. A senior CMS official said earlier this month that its fleet would have more than 520 vessels by 2020, about double its current size, while its personnel would increase to 15,000, from 9,000 now.


Tuy nhiên, 5 cơ quan đại diện trong cuộc đối thoại với Nhật Bản là những đơn vị lớn nhất và tích cực nhất trên biển, mà thể hiện rõ nhất trong những tháng gần đây ở cả khu vực tranh chấp trên bãi cạn Scarborough và biển Hoa Đông là hai đơn vị FLEC và CMS. Một quan chức CMS cấp cao tháng trước thông báo, đội tàu của CMS sẽ có trên 520 tàu vào năm 2020, tức là khoảng gần gấp đôi so với quy mô hiện nay, trong khi nhân sự sẽ tăng từ 9.000 hiện này lên 15.000 người.


Four years ago, the CMS deputy director Sun Shuxian suggested that the force would serve as a surrogate naval unit. He told the China Daily on Oct. 20, 2008, that the CMS would be "upgraded to a reserve unit under the navy, a move that will make it better armed during patrols. ..."


Bốn năm trước, phó giám đốc CMS Sơn Thục Hiền nêu kiến nghị, lực lượng CMS sẽ phục vụ như một đơn vị hải quân thay thế. Ông nói trên tờ China Daily ngày 20/10/2008, CMS nên "được nâng cấp lên thành một đơn vị dự bị thuộc hải quân, một động thái sẽ giúp nó được vũ trang tốt hơn trong các cuộc tuần tra".


Last March, Maj. Gen. Luo Yuan, deputy chief of the China Society of Military Science, called for the main maritime enforcement agencies to be integrated into a national coast guard under a ministry of seas and oceans to improve efficiency and policy control.


Tháng 3 vừa rồi, Thiếu tướng La Viện, Phó Tổng Thư ký Học hội Khoa học Quân sự Trung Quốc, kêu gọi thống nhất các cơ quan thực thi luật pháp biển chính thành một lực lượng cảnh sát biển quốc gia trực thuộc một bộ phụ trách về biển và hải dương để cải thiện hiệu quả và khả năng kiểm soát chính sách.


In an April report, the International Crisis Group said that by competing to increase their power and share of the budget, the nine dragons were stoking tensions in the South China Sea and making a settlement more difficult to achieve.

Trong bản báo cáo tháng 4, Tổ chức Khủng hoảng quốc tế cho biết, với việc cạnh tranh tăng cường sức mạnh và tỷ tệ ngân sách, 9 con rồng này đang khuấy động căng thẳng trên Biển Đông và khiến cho việc giải quyết càng khó đạt được hơn.


Michael Richardson is a visiting senior research fellow at the Institute of Southeast Asian Studies in Singapore.
Michael Richardson là cộng tác viên nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore.



Translated by Đình Ngân


http://www.japantimes.co.jp/text/eo20120628mr.html#.T_mcfZGnKUk

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn