|
WHAT IS CULTURE?
|
Văn hóa là gì?
|
Notes towards the
Definition of Culture by T. S. Eliot, London, Faber and Faber Limited, 1948,
1962, 124 pages.
|
Ghi chú về Định nghĩa Văn hóa của T. S. Eliot, London, Faber và Faber Limited xuất bản năm 1948, 1962, 124 trang.
|
Gerry T. Neal
|
Gerry T. Neal
|
|
|
Culture is a word that we use all the time but we seldom
put much thought into what it means. We take for granted that we know what
“culture” is, although we use it in very different ways depending upon the
circumstances. Sometimes, when we speak of culture, we mean something that
includes the fine visual arts, literature, theatre, architecture, and serious
music, and we will speak of someone who appreciates these things as being
“cultured” or “having culture”. Other times we use the word culture to mean
something that includes our language, religion, and way of living. This is
how we use the word when we speak of our culture as opposed to that of
another people.
|
Văn hóa là một từ mà chúng ta hay
dùng nhưng ít khi chúng
ta nghĩ đến nghĩa của nó. Chúng ta mặc nhiên
cho rằng chúng ta
đã biết "văn
hóa" có nghĩa gì rồi, mặc dù chúng ta sử dụng từ này theo những cách rất khác nhau tùy
thuộc vào từng trường hợp. Thỉnh thoảng, khi nói về văn hóa, chúng ta muốn
nói một cái gì đó bao gồm cả nghệ thuật thị giác, mỹ thuật, văn học, sân khấu, kiến trúc và âm nhạc, và chúng ta sẽ nói về những người biết
đánh giá cao những thứ này là "văn hóa" hay
"có văn hóa". Có khi, chúng ta sử dụng từ văn hóa thế giới để chỉ một cái gì đó bao gồm ngôn ngữ,
tôn giáo, và cách sống của chúng ta. Đây là cách chúng ta sử dụng từ
khi chúng ta nói về nền văn hóa của chúng ta đối lập với văn hóa của của
người khác.
|
These meanings of culture are clearly different from each
other, yet they are obviously related to each other as well. We would not go
too far astray in understanding the first meaning to be a narrower, more
specialized version of the second. To describe, however, is not necessarily
to define. What is it that a people’s
way of life and the higher products of their civilization have in common that
we use the same word for both?
|
Những nghĩa của văn hóa rõ ràng là khác nhau, nhưng rõ
ràng là chúng cũng có liên quan với nhau. Chúng tôi sẽ không đi quá xa trong việc tìm hiểu ý
nghĩa đầu tiên mà vốn là một biến thể nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của nghĩa
thứ hai. Tuy nhiên, mô tả không nhất thiết
phải định nghĩa. Chính
lối sống của con người và các sản phẩm cao cấp của nền văn minh của họ có điểm chung mà chúng ta sử dụng cùng một từ cho
cả hai?
|
This is question that T. S. Eliot put a lot of serious
thought into around the end of the Second World War. Eliot was a leading
literary figure of the early 20th Century. He had been born an American, in
St. Louis, Missouri twelve years before the end of the 19th Century, was
raised in the United States and then educated in the prestigious American
Harvard University, but in 1915 he moved to London where he would live for
the rest of his life. This was during the first World War, the war which
shattered the progressive, utopian illusions of the 19th Century. “Things
fall apart/the centre cannot hold/mere anarchy is loosed upon the world”, as a
contemporary and colleague of Mr. Eliot’s, W. B. Yeats put it. A few years
after the end of the War Eliot himself became famous for his poem “The
Wasteland”, edited by his friend and fellow American ex-patriot Ezra Pound,
and widely understood to be an expression of the hopelessness and
disillusionment of that era.
|
Đây là câu hỏi mà T. S. Eliot đã đặt vào đó rất nhiều suy nghĩ nghiêm túc vào
khoảng cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai. Eliot là một nhân vật văn học
hàng đầu của thế kỷ 20. Ông sinh ra là
người Mỹ, tại St Louis, Missouri mười hai năm trước khi kết thúc của
thế kỷ 19, lớn lên ở Hoa Kỳ và sau đó được đào tạo tại Đại học uy tín của Mỹ, Harvard, nhưng vào năm 1915, ông
chuyển đến London, nơi ông sống hết quãng đời còn lại. Đó là thời gian Chiến tranh Thế giới lần
thứ nhất, cuộc chiến đã phá vỡ những ảo ảnh không tưởng tiến bộ của thế kỷ
19. "Mọi thứ sụp đổ / trung tâm không thể giữ / chỉ tình trạng hỗn loạn ngự
trị trên thế
giới", như một người đồng thời và đồng nghiệp của ông Eliot,
William Butler Yeats đã viết. Một vài năm sau khi kết thúc
chiến tranh, chính Eliot lại trở nên nổi tiếng với bài thơ của ông "Vùng Đất hoang", được biên tập bởi người bạn và người
đồng hương, nhà cựu-ái quốc Ezra Pound. Bài thơ được công
chúng hiểu như
là một biểu hiện của
sự tuyệt vọng và vỡ mộng của thời kỳ đó.
|
The T. S. Eliot of the late 40’s, however, was a more rooted and
mature man than the modernist poet of the early 1920’s. In 1927 he had become
a British citizen and had been baptized and confirmed into the Church of
England. The following year he described himself, in a collection of essays
entitled For Lancelot Andrewes, as “royalist in politics, Anglo-Catholic in
religion, classicist in literature”. He had become, in other words, a
thoroughly conservative man. He had become an editor for the publishing house
Faber and Faber which would be the
job that paid his bills for the rest of his life. He continued to write
though, poetry, as well as several plays and a great deal of literary and
social criticism. His Notes towards the
Definition of Culture was written towards the climax of his writing
career.
|
Tuy nhiên, T. S. Eliot của những năm cuối 40 là một người chin
chắn và trưởng thành
hơn so với nhà thơ hiện đại của đầu những năm 1920. Năm 1927 ông đã trở thành
một công dân Anh và đã được rửa tội và xác nhận vào Giáo hội Anh. Năm sau,
ông mô tả chính mình, trong một tuyển tập các bài tiểu luận mang tên “Viết
cho Lancelot
Andrewes, "bảo hoàng trong chính trị, Anh giáo trong tôn giáo, cổ điển
trong văn học". Nói cách khác, ông đã trở thành, một người hoàn
toàn bảo thủ. Ông làm biên tập viên cho nhà xuất bản Faber và Faber, và đó là công việc nuôi sống
ông trong phần đời còn
lại. Dù vậy, ông vẫn tiếp tục viết, thơ cũng như một số
vở kịch và rất nhiều phê bình văn học và xã hội. Ghi chú về Định
nghĩa Văn hóa đã được viết lúc ông đang ở đỉnh cao của sự nghiệp sáng
tác của mình.
|
So how did T. S.
Eliot define “culture”?
|
Thế thì, T. S. Eliot định
nghĩa "văn hóa"
như thế nào?
|
We must keep in mind that this book is titled “Notes towards the Definition of Culture”
which is not exactly the same thing as “A Formulation of the Definition of
Culture”. In the early decades of the 20th Century much ink had been applied
to contrasting culture with civilization. While this debate continues to be
revived from time to time, Eliot, wisely, chose to ignore it saying only, in
his introduction, that “I have made no attempt in this essay to determine the
frontier between the meanings of these two words: for I came to the
conclusion that any such attempt could only produce an artificial
distinction, peculiar to the book, which the reader would have difficulty in
retaining, and which, after closing the book, he would abandon with a sense
of relief”.
|
Chúng ta phải nhớ rằng cuốn sách này có tiêu đề là "Ghi chú về Định nghĩa Văn hóa" mà vốn không chính xác như "Một mô
thức Định nghĩa Văn
hóa". Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20 nhiều giấy
mực đã tiêu
tốn để đối
sánh văn hóa với
văn minh. Trong khi
cuộc tranh luận này có khi có lúc tiếp tục được hồi sinh, thì
Eliot, một cách khôn
ngoan, đã chọn bỏ qua nó, mà chỉ nói trong phần giới thiệu của mình, rằng:
"Trong bài viết này, tôi tìm cách xác định biên giới giữa ý nghĩa
của hai từ này: bởi vì tôi đã đi đến kết luận rằng bất kỳ nỗ lực nào
theo hướng đó chỉ có
thể tạo một sự phân biệt nhân tạo, chỉ đặc trưng cho cuốn sách đó, người đọc sẽ gặp khó khăn trong
việc lưu giữ nó, và sau khi gấp sách lại, họ sẽ bỏ rơi nó với một cảm giác nhẹ nhõm ".
|
In his first chapter, “The
Three Senses of Culture”, he began by saying that culture exists on three
levels, that of the individual, that of the group or class, and that of the
entire society. The culture of the individual depends upon the culture of the
group, and the culture of the group depends upon the culture of the society.
Therefore it is culture at the societal level that needs to be defined
because it is the most basic, the most important meaning of the word.
|
Trong chương đầu tiên, "Ba Cảm nhận về Văn hóa", ông bắt đầu bằng cách nói
rằng văn hóa tồn tại trên ba cấp độ, cấp độ cá nhân, cấp độ nhóm hoặc giai
tầng, và cấp độ toàn
xã hội. Văn hóa của cá nhân phụ thuộc vào văn hóa của nhóm, và văn hóa của nhóm
phụ thuộc vào văn hóa của xã hội. Vì vậy chính văn hóa ở cấp xã hội cần phải
được định nghĩa bởi vì đó là ý nghĩa cơ bản nhất, quan trọng nhất của từ
này.
|
This assertion will go against the grain of the
individualist who sees culture as the product of the creativity of the
individual rather than the group but Eliot explained and defended his
position well. Culture pertains to the “improvement of the human mind and
spirit” and the achievements that are considered culture by and in different
groups of people vary. Refined manners, learning, philosophy, the arts – all
of these, Eliot pointed out, are “culture” in different kinds of people. No
one of them, however, can be said to contain all of “culture” within itself,
neither can any one individual be fully accomplished in all of these areas at
once. We must find culture, therefore, “in the pattern of the society as a
whole”, for only in an entire society can all the different achievements of
individuals and groups be found and harmonized into the whole which is culture.
Culture is more, however, than just the presence of all these different
things among a group of isolated individuals. Culture requires cohesion which
requires “an overlapping and sharing of interests” and “participation and
mutual appreciation”.
|
Sự khẳng định này sẽ đi ngược lại quan điểm của chủ nghĩa cá nhân vốn
coi văn hóa là sản
phẩm của sự sáng tạo của cá nhân chứ không phải là nhóm nhưng Eliot giải
thích và bảo vệ tốt lập trường của mình. Văn hóa gắn liền với
những "cải tiến của tâm thức và tinh thần con người" và những thành tựu mà được
coi là văn hoá bởi và ở các nhóm người khác nhau thì khác nhau. Phong
cách tinh tế, việc
học
hành, triết học, nghệ
thuật - tất tật, Eliot chỉ ra, đều là "văn hóa" ở các loại người
khác nhau. Tuy nhiên, có thể nói không có văn hóa
nào trong số đó bao
hàm tất cả "văn
hóa" trong bản thân nó, và không có bất kỳ cá nhân nào
có thể thành
tựu đầy đủ trong tất
cả các lĩnh vực cùng một lúc. Do đó, chúng ta phải tìm văn hóa,
"trong mô hình của xã hội như một tổng thể", bởi vì chỉ trong toàn xã hội thì tất cả những thành tựu khác nhau
của các cá nhân và các nhóm mới có thể được phát lộ và hài hòa vào một
tổng thể là văn hóa. Tuy nhiên, văn hóa thì nhiều
hơn
chứ không chỉ là sự hiện diện của tất cả những thứ khác nhau trong một nhóm gồm các cá nhân biệt lập. Văn hóa đòi
hỏi sự gắn kết mà gắn kết này đòi hỏi "sự trùng
lặp và chia sẻ các
mối quan tâm/sở thích"
và "sự tham gia và thưởng thức/đánh giá* lẫn nhau".
|
|
*interest và appreciation
có khá nhiều nghĩa, chưa tìm được từ tiếng Việt tương đương
|
Eliot noted that in societies which have achieved higher
levels of civilization the various areas which make up culture are
specialized fields awarded different honours and that this leads to the
formation of classes. A gradation of classes he regards as an essential part
of civilized society. He made the curious assertion that “I do not think that
the most ardent champions of social equality dispute this: the difference of
opinion turns on whether the transmission of group culture must be by
inheritance—whether each cultural level must propagate itself—or whether it
can be hoped that some mechanism of selection will be found, so that every
individual shall in due course take his place at the highest cultural level
for which his natural aptitudes qualify him.” This seems to be a strange
assessment. Egalitarian thought in the present day has far more in common
with the Procrustean leveling of the world described in Kurt Vonnegut Jr.’s
Harrison Bergeron than the meritocratic sentiment Eliot described here and
the trend in that direction must surely have been noticeable in Eliot’s own
day.
|
Eliot lưu ý rằng trong các xã hội đã đạt được mức độ cao
hơn của nền văn minh các lĩnh vực khác nhau mà tạo nên văn hóa là lĩnh vực
chuyên môn được trao tặng các danh hiệu khác nhau và điều này
dẫn đến sự hình thành các gia tầng. Một sự phân cấp giai tầng, ông coi là một phần thiết yếu
của xã hội văn minh. Ông có một khẳng định gây
tò mò rằng: "Tôi
không nghĩ rằng các nhà vô địch hăng hái nhất về công
bằng xã hội sẽ
tranh chấp
nhau về điều này: sự
khác biệt về quan điểm nêu ra vấn đề liệu việc lưu truyền văn hóa nhóm có
phải bằng sự thừa kế hay
không - liệu mỗi cấp
độ văn hóa có phải tự phát tán ra hay không – hoặc liệu có thể hy vọng rằng một số cơ chế
lựa chọn sẽ được tìm ra, sao cho mỗi cá nhân trong
một tiến trình nhất định sẽ vươn tới được vị trí của mình ở cấp độ văn hóa cao nhất mà năng khiếu
tự nhiên của mình cho phép." Điều này dường như là một đánh giá kỳ lạ. Tư tưởng bình quân
chủ nhĩa ngày nay có
nhiều điểm chung với san bằng thế giới theo kiểu Procrustes*
được mô tả trong
Harrison Bergeron của Kurt Vonnegut Jr. Hơn là tình cảm trọng thực tài mà Eliot mô tả ở đây và xu hướng đó
chắc chắn đáng được chú ý vào thời Eliot.
|
|
*Procrustes Nhân vật truyền thuyết
Hy lạp có hai cái giường, ai cao thì đặt trên cái giường ngắn và bẻ gãy chân
đi; ai thấp thì đặt trên cái giường dài kéo người cho
dài ra mà chết.
|
In his second chapter “The Class and the Elite”, Eliot
explained more fully what he meant. He acknowledged the widespread
progressive notion that society will “overcome these divisions” and that it
is “therefore a duty incumbent upon us, to bring about a classless society.”
What, however, would be done about differences in aptitude between
individuals in such a society? Who would be the leaders of such a society?
|
Trong chương thứ hai của mình "Giai
tầng và Tinh
hoa", Eliot giải
thích đầy đủ hơn những gì ông muốn nói. Ông thừa nhận khái niệm tiến bộ rộng
rãi rằng xã hội sẽ "vượt qua những chia rẽ" và rằng "vì
thế bổn
phận của chúng ta
chính là mang lại một
xã hội không giai cấp." Tuy nhiên, sẽ phải làm gì
với sự khác biệt về năng khiếu giữa các cá nhân trong một xã hội
như thế? Ai sẽ là người lãnh đạo xã hội đó?
|
In the early 20th Century the theory of elites was
discussed by a number of different sociological writers. One version of the
theory held that society was transitioning from a hierarchical class society
to an elite-led mass society. This notion will seem odd to those who
understand “the elite” to mean “the upper class”. The technical meaning of
“elite” however, is a group of individuals who are identified by a high level
of competency in a particular specialized field. Members of an elite are not
necessarily tied to one another by social connections the way the members of
a class are. Eliot addresses the idea that elite leadership was replacing
social classes and points out that for this to happen elites would have to
take over completely the function of classes within society. In reality,
however, elites have always existed and tend to attach themselves to classes,
generally the dominant class of society. The fact that “the primary channel
of transmission of culture is the family” contributes to the likelihood of
the continued existence of classes in one form or another.
|
Trong thế kỷ 20 lý thuyết về giới tinh hoa đã được thảo luận bởi một số cây
bút xã hội học khác
nhau. Một phiên bản của lý thuyết này cho rằng xã hội đã được chuyển từ một
xã hội phân chia giai cấp thành một xã hội đại chúng do
giới tinh hoa đứng
đầu. Khái niệm này sẽ có vẻ kỳ lạ với những ai hiểu được "tinh
hoa" có nghĩa là
"tầng lớp thượng lưu". Tuy nhiên, ý
nghĩa kỹ thuật của
"tinh hoa", là một nhóm các cá nhân được xác định bởi một mức độ
cao về năng lực trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Thành viên của tầng lớp
tinh hoa không
nhất thiết phải gắn bó với nhau bởi các kết nối xã hội theo
cách thành viên của
một giai tầng. Eliot tiếp cận ý tưởng cho rằng sự lãnh đạo của giới tinh hoa đang thay thế các giai
cấp xã hội và chỉ ra
rằng để điều này xảy ra giới tinh hoa sẽ phải đảm
nhiệm hoàn toàn các
chức năng của các giai cấp trong xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế, giới tinh
hoa luôn luôn tồn tại
và có xu hướng gắn bó với các giai tầng, thường là giai tầng thống trị trong xã hội. Thực tế rằng "kênh chủ
đạo của truyền lưu
văn hóa là gia
đình" góp phần vào khả năng tồn tại tiếp tục của các giai
tầng ở hình thức này
hay hình thức
khác.
|
Moreover, the disappearance of classes and their complete
replacement with elites should not be assumed to be something desirable in
itself. Eliot did not draw a complete picture of what such a society would
look like but we can fill in the blanks. Institutional education would have
to take over the family’s role in the transmission of culture, individuals
with the capacity to become members of elites would have to be identified and
sorted out of the masses at a very early age. This is Brave New World
territory.
|
Hơn nữa, sự biến mất của các giai cấp và thay thế hoàn toàn bằng giới tinh hoa không nên giả định
là một cái gì đó đáng mong muốn trong chính bnaf than nó. Eliot không vẽ ra
một bức tranh hoàn
chỉnh về việc một xã hội như vậy sẽ như thế nào, nhưng chúng ta có thể điền vào chỗ
trống đó. Giáo dục thể chế sẽ phải đảm nhận vai trò của gia đình trong việc
truyền tải văn hóa, cá nhân có năng lực để trở thành thành viên của giới tinh
hoa sẽ phải được xác
định và tách ra khỏi quần chúng ở độ tuổi rất sớm. Đây là lãnh
địa của Thế giới Mới Ngạo nghễ.
|
In asserting the necessity of a hierarchy of social levels
for a high degree of culture and civilization, Eliot did not advocate a caste
system in which people are locked into their class from birth. Eliot was a
good Aristotelian and throughout this book he was always searching for the
mean between opposite extremes. In this case a class society combined with a
high degree of social mobility and interaction is the mean between a
classless society and a rigid caste system. This is also part of the mean
between the opposite extremes of an excess of unity and an excess of
diversity. The other part of that mean is explored in his third chapter
entitled “Unity and Diversity: The Region”.
|
Trong việc khẳng định sự cần thiết của một hệ thống giai
tầng của các cấp
độ xã hội đối với một
mức độ cao của văn hóa và văn minh, Eliot đã không ủng hộ một hệ thống đẳng
cấp trong đó người ta bị trói chặt vào giai cấp của họ từ khi sinh ra. Eliot là
một học trò giỏi của Aristotle và trong suốt cuốn sách này, ông đã luôn luôn
tìm kiếm các điểm trung dung giữa các cực đoan
đối lập. Trong trường
hợp này một xã hội có gia cấp kết hợp với một mức độ cao của
tính vận động và tương tác xã hội là trung điểm giữa một xã hội không giai cấp với một hệ thống đẳng cấp cứng nhắc.
Đây cũng là một phần của giá trị trung bình giữa các cực đoan
đối lập
của một sự thống nhất quá mức và một đa dạng
quá mức. Một
phần khác của
giá trị trung bình đó
được khám phá trong
chương thứ ba mang tên "Thống nhất và đa dạng: Khu vực".
|
In this chapter Eliot addressed the difference between
local and national cultures and argued against the kind of centralizing
nationalism that seeks to eliminate regional and local cultures by imposing a
standardized culture on everybody. Eliot acknowledged the importance of a
society having a common culture that transcends class and regional
boundaries. He wrote about the classes that “they should all have a community
of culture with each other which will give them something in common, more
fundamental than the community which each class has with its counterpart in
another society”. This is the opposite of what was proposed by Italian
Communist leader Antonio Gramsci who urged Marxists to take over the institutions
of culture so as to break the “cultural hegemony” that was impeding the
general workers revolution.
|
Trong chương này, Eliot tiếp cận sự khác biệt giữa các nền văn hóa
địa phương và văn hóa quốc gia và lập luận chống lại loại chủ
nghĩa dân tộc tập
trung vốn tìm cách loại bỏ các nền văn hóa khu vực và địa phương bằng cách áp
đặt một nền văn hóa chuẩn lên tất cả mọi người. Eliot công nhận tầm quan trọng của một xã hội
có một nền văn hóa phổ biến mà vượt qua các ranh giới giai tầng và khu vực. Về giai cấp, ông đã viết rằng "tất cả giai
cấp cần phải có một chung
một cộng đồng văn hóa
với nhau mà sẽ cung cấp cho họ một cái gì đó chung, cơ bản hơn so với các
cộng đồng mà mỗi giai cấp có được với đối tác của mình trong xã hội
khác". Điều này trái ngược với những gì đã được đề xuất bởi nhà
lãnh đạo Cộng sản Ý Antonio Gramsci người thúc giục những người Marxist tiếp
nhận các thể chế văn hóa nhằm đập tan "bá quyền văn hóa" đã
cản trở các cuộc cách mạng công nhân nói chung.
|
Unity can be overemphasized, however, and Eliot argued
against those who look at the kinds of measures societies take to promote
unity in times of crisis such as war, and propose them in times of peace. In
words that bring to mind Edmund Burke’s remarks about the little platoons, Eliot wrote:
It is important that a man should feel himself to be, not
merely a citizen of a particular nation, but a citizen of a particular part
of his country, with local loyalties. These, like loyalty to class, arise out
of loyalty to the family.
Patriotic affection starts at home and radiates outwards.
|
Tuy nhiên, thống nhất
có thể bị nhấn mạnh
qua mức, và Eliot lập luận chống lại những ai
trông cậy vào các
loại biện pháp mà các xã hội áp dụng để thúc đẩy sự thống nhất trong
thời gian khủng hoảng như chiến tranh, và đề nghị chúng cả trong thời bình. Bằng
những lời mà
khơi dậy các
diễn ngôn của Edmund
Burke về các trung đội nhỏ bé*, Eliot đã viết:
Điều quan trọng là một người phải
cảm thấy mình, không
chỉ đơn thuần là một công dân của một quốc gia cụ thể, mà
còn là một công dân của
một bộ phận cụ thể của quốc gia đó, có
lòng trung thành với
địa phương. Lòng trung thành này, như lòng
trung thành với gia cấp, phát sinh từ lòng trung thành với gia đình.
Tình cảm ái
quốc bắt đầu từ gia đình và lan
tỏa ra bên ngoài.
|
|
*little platoons:
used by Burke social as
"subdivisions" into which we are born. được sử dụng bởi Burke
"bộ phận” xã hội trong đó chúng ta được sinh ra.
|
Eliot discussed the relationships between the various
regional cultures in the British Isles and argued that the continued
existence of Welsh, Scottish, and Irish cultures is a benefit to the English
culture and that each of these “satellite cultures” is dependent upon the
health of the English culture. If each of these cultures were to be made
indistinguishable from the others all would lose – the result would be a
lower level of culture than any one of them. Examples of countries that have
suffered heavily from the artificial imposition of a standardized national
culture were ready at hand for him to point to:
|
Eliot đã thảo luận về mối quan hệ giữa các nền văn hóa
khác nhau trong khu vực ở quần đảo Anh và lập luận rằng sự tồn tại tiếp tục của xứ
Wales, Scotland, và các nền văn hóa Ai Len là có lợi ích cho nền văn hóa Anh và
rằng mỗi một trong các "văn hóa vệ tinh" đều phụ thuộc vào sức khỏe của văn
hóa Anh. Nếu mỗi một trong các nền văn hóa này được làm cho không còn phân biệt được với những nền văn hóa khác
thì tất cả các
nền văn hóa sẽ mất
mát - kết quả sẽ là
một mức độ văn hóa thấp của hơn bất kỳ nền văn hóa nào trong số đó. Ví dụ về các quốc gia mà
đã phải chịu đựng nặng
nề do việc áp đặt
giả tạo một nền văn
hóa quốc gia sẵn sàng nằm trong tầm tay để ông
trỏ đến:
|
In Italy and in Germany, we have seen that a unity with
politico-economic aims, imposed violently and too rapidly, had unfortunate
effects upon both nations. Their cultures had developed in the course of a
history of extreme and extremely sub-divided regionalism: the attempt to
teach Germans to think of themselves as Germans first, and the attempt to
teach Italians to think of themselves as Italians first, rather than as
natives of a particular small principality or city, was to disturb the
traditional culture from which alone any future culture could grow.
|
Ở Italia và Đức, chúng ta đã thấy rằng một sự thống nhất
với mục tiêu kinh tế chính trị, sự áp đặt thô bạo và quá nhanh, có
hiệu ứng đáng tiếc cho cả hai quốc gia. Các
nền văn hóa của họ đã
phát triển trong quá trình lịch sử của chủ nghĩa khu vực cực
đoan và phân chia một
cách cực đoan: nỗ
lực nhằm dạy cho người Đức nghĩ về mình trước
hết như người Đức, và
nỗ lực để dạy người Ý tự coi mình trước hết như người Ý, chứ không phải là
người bản địa của một công quốc nhỏ đặc biệt, hay một thành phố, đã gây
cản trở văn hóa
truyền thống mà duy nhất từ đó một nền văn hóa tương lai nào đó có thể phát triển
được.
|
How local should
culture get?
|
Văn hóa nên được địa phương
hóa mức nào?
|
Eliot wrote: “Ideally, each village, and of course more
visibly the larger towns, should each have its particular character”, a
sentiment which the G. K. Chesterton who wrote The Napoleon of Notting Hill would undoubtedly have applauded had
he lived another twelve years to have read it.
|
Eliot đã viết: "Lý tưởng nhất, mỗi làng, và tất nhiên
rõ ràng hơn mỗi thị trấn lớn, nên có tính chất đặc thù của mình", một tình cảm mà GK
Chesterton người viết Napoleon của
Notting Hill chắc chắn đã hoan nghênh nếu như sống thêm mười hai năm nữa
để đọc nó.
|
This emphasis upon local and regional diversity should not
be confused with what is called “multi-culturalism” today, although the word
would serve the purpose if it had not been usurped to describe something
sinister. Although this may seem counter-intuitive to some what we call
multi-culturalism is actually far more similar to the nationalization
programs of Hitler and Mussolini than to the localism and regionalism Eliot
is advocating. It is an attempt by a central, bureaucratized, government to
break down local culture and cohesion in order to promote a form of unity
that consists of loyalty to the central state. This is all that is left to
build unity around because multi-culturalism, which involves mass immigration
from as many different cultures and nations as possible, breaks down the
common national culture as well as all local cultures within the nation. This
couldn’t be further from the concept of local and regional culture held by
Eliot who wrote “On the whole, it would appear to be for the best that the
great majority of human beings should go on living in the place in which they
were born.”
|
Điều này nhấn mạnh tính đa dạng địa phương và khu vực
không nên nhầm lẫn với cái được gọi là "chủ nghĩa
đa văn hóa" ngày
nay, mặc dù từ này hẳn cũng phục vụ mục đích đó nếu như nó đã không bị chiếm đoạt để mô tả một cái gì đó nham hiểm.
Mặc dù điều này có vẻ phản trực giác đối với một
số người, cái mà chúng
ta gọi là chủ nghĩa đa văn hóa thực sự là giống nhiều hơn các chương trình quốc của Hitler
và Mussolini so với địa phương
hóa và khu vực
hóa mà
Eliot đang
ủng hộ. Đây là một nỗ
lực của một chính phủ tập quyền, quan liêu, nhằm phá vỡ văn hóa và
gắn kết địa phương để
thúc đẩy một hình thức của sự thống nhất mà bao gồm sự
trung thành với nhà
nước trung ương. Đây là tất cả những gì còn lại để xây dựng sự thống
nhất khắp
nơi bởi vì chủ
nghĩa đa văn hóa, mà
vốn kéo theo nhập cư
ồ ạt từ càng nhiều nền văn hóa và các quốc gia khác nhau càng tốt,
sẽ phá vỡ văn hóa
chung của cả nước cũng như tất cả các nền văn hóa địa phương trong cả nước.
Điều này có thể không xa hơn khái niệm về văn hóa địa phương và khu vực được Eliot ấp
ủ khi ông viết "Xét tổng thể, có
vẻ tốt nhất là đại đa số mọi
người nên tiếp tục
sống ở nơi mà họ đã sinh ra."
|
The need for a balance between unity and diversity at
different levels of culture has its counterpart in religion. One of the major
themes of this book is the relationship between religion and culture. Eliot
did not like the word “relation” (1) as a description of what religion and
culture are to each other as he explains when he raises the subject in the
first chapter. He believed the word “relation” suggests that religion and
culture are separate entities which relate to each other. This, he treated as
an extreme to be avoided, like the opposite extreme of identifying religion
and culture, completely and absolutely. At this point Eliot’s search for
Aristotelian balance might seem a little obsessive but it begins to make
sense when he returns to the subject in his fourth chapter “Unity and
Diversity: Sect and Cult”.
|
Nhu cầu về một sự cân bằng giữa sự thống
nhất và đa dạng ở các cấp độ khác nhau của nền văn hóa có đối tác của nó là
tôn giáo. Một trong
những chủ đề chính của cuốn sách này là mối liên hệ giữa tôn giáo và văn hóa.
Eliot không thích từ "quan hệ" (1) như là sự mô tả về những gì tôn giáo và văn
hóa là đối với nhau như ông giải thích khi ông nêu bật chủ đề này trong chương đầu tiên. Ông tin
rằng từ "quan hệ" gợi ý rằng tôn giáo và văn hóa là những
thực thể riêng biệt có quan hệ với nhau. Điều này, ông xem như là một cực đoan nên tránh, cũng như cực đoan đối lập trong việc nhận diện tôn giáo và văn hóa một
cách hoàn toàn và
tuyệt đối. Ở điểm này việc Eliot tìm kiếm sự cân bằng của Aristotle có lẽ
hơi có vẻ ám ảnh
nhưng nó bắt đầu có ý nghĩa khi ông chuyển sang chủ đề trong chương thứ tư
"Thống nhất và đa dạng: môn và phái".
|
The same sort of things, Eliot had argued, appear to be
religious from one angle, and cultural from another, suggesting that religion
and culture are different aspects of each other. He suggested that culture might
be conceived of as the incarnation of religion. Latin culture, he pointed out
in his fourth chapter, is the primary culture of Western Europe, just as the
Church of Rome is the primary religious tradition. English culture, while
distinct from the Latin culture of Western continental Europe, is derived
from the latter and dependent upon the health of the mainstream for its own
wellbeing. In the same way, the Protestant Churches are derived from and
dependent upon the Church of Rome. In the United Kingdom, the Church of
England is the primary religious tradition, but the relationship of the Free
Churches to the Anglican tradition is in British society, the same as the
relationship of the Protestant Churches to the Roman Catholic Church.
|
Eliot đã lập luận rằng cùng những thứ
đó có vẻ như là tôn giáo
từ góc độ này, và có vẻ là văn hóa khi nhìn từ góc độ khác, điều này
gợi ý rằng tôn giáo
và văn hóa là những bình diện khác nhau của nhau. Ông cho rằng văn hóa có thể được
quan niệm như là hiện thân của tôn giáo. Văn hóa Latin, như
ông đã chỉ ra trong
chương thứ tư, là văn hóa chủ đạo của Tây Âu, cũng như Giáo Hội La
Mã là tôn giáo truyền
thống chính. Văn hóa Anh, trong khi khác biệt với văn hóa Latin của Tây Âu lục địa, có nguồn gốc từ Tây
Âu lục địa và phụ thuộc vào sức khỏe của dòng văn
hóa chính này để có sự lành mạnh riêng của nó. Cũng như vậy, các Hội
Thánh Tin Lành có
nguồn gốc từ và phụ thuộc vào Giáo Hội La Mã. Ở Anh, Giáo hội Anh là truyền
thống tôn giáo chính, nhưng mối liên hệ của các Giáo hội Tự
do với truyền thống Anh giáo nằm
trong long
xã hội Anh, giống như
mối liên hệ của các Hội Thánh Tin lành với Giáo Hội Công Giáo La Mã.
|
This is not what the relationship between the different
branches of the Christian tradition appears looks like from the inside, of
course. From the inside, differences in theology and practice tend to be
what we see first. Eliot, although a devout Anglican himself, had
deliberately tried to approach this matter “from the point of view of the
sociologist, and not from that of the Christian apologist”.
|
Dĩ nhiên, xét
từ bên trong đây
không phải là cái được biểu thị bởi các mối quan hệ giữa các nhánh
khác nhau của truyền
thống. Từ nội tại, sự khác biệt về thần học và thực hành tôn giáo thường là cái chúng ta nhìn thấy trước tiên. Eliot, mặc dù
bản thân là
một người
Anh giáo mộ đạo, đã
cố tình tìm cách tiếp cận vấn đề này "từ quan điểm của nhà xã hội học,
chứ không phải
một người biện
giải cho Kitô giáo".
|
It is in the chapters on “Unity and Diversity” that the
concerns of the immediate post-WWII era in which Eliot wrote this book are
most visibly evident. The devastation caused by the two Wars had dampened the
optimistic spirit of progressivism but it had also added an element of
desperation to progressive schemes to unify the world and end conflict. The
United Nations had been established at the end of the War and many people
were treating it as the first step towards world federalism. Proposals within
the ecumenical movement for the reuniting of the Christian Churches went back
to the previous century but were now being looked to with new zeal. Against
this desperation-driven zeal, Eliot’s words read like a plea for sanity.
Neither unity nor diversity is everything, it is the balance between the two
that is important.
|
Chính trong các chương nói về "Thống nhất và
đa dạng" mà các mối quan ngại của thời kỳ ngay sau Thế chiến II, khi Eliot viết cuốn sách này
được nhìn thấy rõ rệt
nhất. Sự tàn phá gây ra bởi hai cuộc chiến tranh đã làm chìm
sâu tinh thần lạc
quan của chủ nghĩa tiến bộ, nhưng nó còn bổ sung thêm một yếu tố tuyệt vọng đối
với các
chương trình tiến bộ nhằm thống nhất thế giới và
chấm dứt các cuộc xung đột. Liên Hiệp Quốc
đã được thành lập vào cuối cuộc chiến và nhiều người đã coi đây như
là bước đầu tiên hướng tới liên bang thế giới. Các đề xuất của phong trào đại
tập kết để tái hợp các Giáo Hội Kitô giáo có
từ thế kỷ trước nhưng
nay được trông
cậy với lòng nhiệt
thành mới. Chống lại lòng nhiệt tình được thúc đẩy bởi tuyệt vọng này,
những lời của Eliot nghe như một lời biện hộ cho sự tỉnh
táo. Cả thông nhất lẫn đa dạng đều không phải là tất cả, mà
chính sự cân bằng
giữa hai điều đó mới là quan trọng.
|
In his final two chapters Eliot brought politics and
education into the picture. The theme of decentralization is continued into
chapter five “A Note on Culture and Politics” as is the theme of a class
structure. Within a “healthily regional society”, he wrote “public affairs
would be the business of everybody, or of the great majority, only within
very small social units; and would be the business of a progressively smaller
number of men in the larger units within which the smaller were
comprehended”. Within a “healthily stratified society”, he then wrote “public
affairs would be a responsibility not equally borne: a greater responsibility
would be inherited by those who inherited special advantages, and in whom
self-interest, and interest for the sake of their families (‘a stake in the country’) should cohere
with public spirit.” (2)
|
Trong hai chương cuối cùng, Eliot đưa chính trị và giáo dục
vào tầm ngắm. Chủ đề về phân quyền được tiếp tục ở chương năm "Ghi
chú về Văn hóa và Chính trị" như là chủ đề của
một cấu trúc giai cấp. Bên trong một "xã hội có
tính khu vực lành
mạnh", ông viết "vấn đề công cộng sẽ là công việc của tất cả mọi người, hoặc của
đại đa số, chỉ trong các đơn vị xã hội rất nhỏ; và nó sẽ là công việc
của một số
người ít
dần trong các đơn vị
lớn hơn mà trong đó các đơn vị
nhỏ hơn được bao hàm".
Bên trong một
"xã hội phân chia giai tầng lành mạnh", ông viết "vấn đề công cộng sẽ
là một trách nhiệm được đảm đương không đều: nhiều trách nhiệm hơn sẽ được gánh
vác bởi những người
thừa hưởng lợi thế đặc biệt, mà ở họ lợi ích cá
nhân, và lợi ích của
gia đình họ ('một cổ đông của quốc gia) phải cố kết với với tinh thần công
cộng."(2)
|
What he has presented here is not two different and
opposing models of society. Regional diversity and stratification of class
have both been presented earlier in his book as desirable qualities of the
same society, as different aspects of how culture within a society can be
unified and diverse at the same time. The idea that societies should be the
most democratic at the local level with societal affairs being handled by
smaller specialized groups at higher levels and the idea that privilege and
public, social and civic responsibility should go together in the upper
classes of a society are both different arguments for aristocratic
leadership.
|
Những gì ông đã trình bày ở đây không phải là hai mô hình xã
hội khác nhau và đối lập. Sự đa dạng theo khu vực và sự phân chia
giai tầng đều đã được
trình bày trước đó trong cuốn sách này như là phẩm chất mong muốn của cùng
một xã hội, như là
các khía
cạnh khác nhau của
cách
thức văn hóa trong
một xã hội có thể được thống nhất và đa dạng cùng một lúc
như thế nào. Ý tưởng
cho rằng xã hội phải là dân chủ nhất ở cấp độ địa phương với các vấn đề xã
hội được xử lý bởi các nhóm chuyên môn nhỏ hơn ở các cấp độ cao hơn và ý tưởng cho
rằng đặc quyền và
trách nhiệm công cộng, xã hội và công dân phải đi cùng nhau trong các
tầng lớp trên của một
xã hội,
cả hai đều là
những lập luận khác
nhau dành cho giới lãnh đạo quý tộc.
|
Towards the end of his second chapter he had made the
point that aristocracy and democracy should not be understood as antithetical
terms. An egalitarian democracy would be “oppressive for the conscientious
and licentious for the rest” so the only democracy that can survive long term
is one with a class structure in which aristocracy has “a peculiar and
essential function, as peculiar and essential as the function of any other
part of society”.
|
Đến cuối chương thứ hai, ông đã đưa ra luận điểm rằng tầng
lớp quý tộc và dân chủ không nên được hiểu là các thuật ngữ đối chọi nhau. Một nền dân chủ quân
bình sẽ là "áp
bức đối với người có lương tâm và trụy lạc cho những
người còn lại"
vì thế nền dân chủ duy nhất mà có thể tồn tại lâu dài là một nền
dân chủ với một cấu
trúc giai cấp, trong đó tầng lớp quý tộc có "một chức năng đặc
biệt và hết sức cần thiết, là đặc biệt và quan trọng như là
chức năng của bất kỳ bộ
phận nào khác của xã
hội ".
|
The opposite of a democratic class society led by an
aristocracy in which regional diversity flourishes within a common culture is
a centralized mass democracy. In such a society, the central government seeks
to control and standardize everything (which is why such governments require
large bureaucracies), eliminating regional diversity as much as it can, and
breaking down social classes and all other local units within society into
atomized, isolated, individuals. This is very destructive to a society’s
culture. Eliot made the point that politics should be contained within
culture as one part out of many. Instead, the kind of societies that he saw
developing, were ones in which politics sought to dominate culture. “Culture”,
he tells us “can never be wholly conscious—there is always more to it than we
are conscious of; and it cannot be planned because it is also the unconscious
background of our planning”.
|
Sự đối lập của một xã hội dân chủ có giai
cấp được lãnh
đạo bởi một tầng lớp
quý tộc, trong đó sự đa dạng theo khu vực phát triển trong một nền văn hóa chung là một nền dân chủ đại chúng tập
trung. Trong một xã hội như vậy, chính quyền trung ương tìm cách kiểm soát và
chuẩn hóa tất cả mọi thứ (đó là lý do tại sao các chính phủ đó cần
có bộ máy quan liêu
lớn), loại bỏ sự đa dạng theo khu vực càng nhiều càng tốt, và phá vỡ các giai
tầng xã hội và tất cả
các đơn vị địa phương khác bên trong xã hội thành các cá nhân đơn lẻ và cô lập. Điều này
thật tai hại cho nền
văn hóa của một xã hội. Eliot đưa ra luận điểm chính trị nên bao
hàm trong văn hóa như
là một bộ phận trong nhiều bộ phận. Thay vào đó, loại hình xã hội mà ông thấy đang
phát triển, là những xã
hội mà trong đó chính
trị tìm cách thống trị văn hóa. "Văn hóa", ông nói với chúng ta
"không bao giờ có thể hoàn toàn có ý thức - luôn luôn có nhiều điều hơn về
văn hóa so với chúng
ta có ý thức về nó; và nó không thể quy hoạch được bởi vì nó cũng chính
là nền tảng vô thức
của kế hoạch của chúng ta".
|
This leads naturally to Eliot’s discussion of education in
his sixth and concluding chapter. Eliot critically responded to a number of
common progressive assumptions about education all supporting the idea of
standardized education provided by the government schools to everybody
equally. Does education make people
happier? Is education what everybody wants? Eliot challenged the “yes”
answer to these questions that so many take for granted. He also demonstrates that the concept of “equality of opportunity” is
not as practical or benign as it is often assumed to be. “It is right that
the exceptional individual should have the opportunity to elevate himself in
the social scale” he writes “and
attain a position in which he can exercise his talents to the greatest
benefit of himself and of society.” The kind of equality the progressive
seeks, however, is “unattainable in practice” and if seriously attempted,
would “disorganize society and debase education”. Recent history has more
than validated Eliot’s assessment.
|
Điều này tự nhiên dẫn Eliot tới một cuộc thảo luận về
giáo dục trong chương
thứ sáu và chương kết luận. Eliot đối đáp có phê phán một số giả thuyết tiến bộ phổ biến về giáo dục mà
đều ủng
hộ các ý tưởng về
giáo dục tiêu chuẩn hóa được cung cấp bởi các trường công lập cho tất cả mọi người như nhau. Liệu giáo dục có
làm cho mọi người hạnh phúc hơn không? Có phải giáo dục là
thứ mà mọi người đều mong muốn không? Eliot
thách thức câu trả lời "có" cho những câu hỏi này
mà rất nhiều người
cho là lẽ đương nhiên.
Ông cũng trình bày rằng khái niệm "bình đẳng về cơ hội" cũng không có
tính thực tế hay có lợi ích như người ta vẫn tưởng. "Đúng ra
là những các cá nhân xuất
chúng phải có cơ hội để vươn lên trong
bậc thang xã hội", ông viết "và đạt được một vị trí trong đó họ có thể thực hiện tài năng của mình
để tạo lợi ích lớn nhất cho bản thân và xã hội." Tuy nhiên, cái loại bình đẳng mà xã hội tiến bộ tìm kiếm thì "không thể đạt được trong thực tế" và nếu cố gắng một cách nghiêm túc, sẽ "gây
rối loạn xã hội và hạ thấp giáo dục". Lịch sử gần đây đã có nhiều băng chứng hơn cho đánh giá xác đáng của Eliot.
|
Throughout this chapter Eliot reminds us that there is
more than one way of understanding “education”. Education can mean “that
limited system of instruction which the Ministry of Education controls, or
aims to control”. It can also mean “everything that goes to form the good
individual in a good society”. If we are speaking of education in the latter
sense, Eliot has no quarrel with the idea that education is the vehicle by
which culture is transmitted or the idea that it is the means of repairing
the breakdown of culture. If, however, we are using education in the first
sense of the term to speak of it in these lofty terms is to cheapen and
degrade our understanding of culture. If education means the schools and
education is the vehicle for transmission of culture, culture then becomes
that which is taught in school. That culture is so much more than that, the
complete way of life of a society, of which that which can be taught in
schools is only a fraction, is the whole point which Eliot was trying to make
in this book.
|
Trong suốt chương này Eliot nhắc nhở chúng ta rằng có
nhiều hơn một cách hiểu "giáo dục". Giáo dục có thể có nghĩa là
"hệ thống có giới hạn về giảng dạy mà Bộ Giáo dục kiểm soát, hoặc
nhằm kiểm soát". Nó cũng có thể có nghĩa là "tất cả mọi thứ mà đi
đến chỗ
hình thành các cá
nhân tốt trong một xã hội tốt". Nếu chúng ta đang nói về giáo dục theo
nghĩa thứ hai, Eliot không nhất trí với ý tưởng
cho rằng giáo dục là
phương tiện mà văn hóa được truyền hoặc ý tưởng rằng giáo dục là phương tiện để
sửa chữa sự cố văn
hóa. Tuy nhiên, nếu chúng ta đang sử dụng giáo dục theo nghĩa đầu tiên của
thuật ngữ để nói về giáo dục bằng các từ ngữ cao quý thì
chúng ta đã
khinh rẻ và hạ
cấp sự hiểu biết của
chúng ta về văn hóa vậy. Nếu giáo dục có nghĩa là các trường học và giáo
dục là phương tiện để truyền tải văn hóa, thì văn hóa trở thành cái được dạy
trong nhà trường. Nền văn hóa đó phải nhiều hơn thế nhiều, toàn
bộ lối sống của một
xã hội, mà trong đó những thứ có thể được giảng dạy trong các trường học chỉ là
một phần nhỏ, là toàn bộ luận điểm mà Eliot đã cố gắng nêu
ra trong cuốn sách
này.
|
An appendix to the book consists of the text of three
lectures Eliot gave in Germany in 1945 after the War. In these lectures,
Eliot talked about how the extensive vocabulary of the English language lends
itself well to poetry and how that vocabulary developed through the influence
of a number of European languages on the development of English and about his
experience as the editor of a literary review (The Criterion) in the interwar
years. His point was that European cultures, although different, had common
roots in the Greco-Roman classics and in the Bible, and how they are enriched
by communication with each other. He concluded by talking about how the
Christian religion was the foundational core of European cultures, about how
it was through the Christian faith that European cultures have received their
patrimony from classical antiquity and how, if the Christian religion were to
die out, a new culture and civilization would not spring up overnight to take
its place but would require many generations in order to grow naturally.
|
Một phụ lục của cuốn sách bao gồm các văn bản của ba bài
giảng Eliot đã giảng ở Đức vào năm 1945 sau chiến tranh. Trong các bài giảng
này, Eliot nói về cách
thức kho từ vựng
phong phú của ngôn ngữ tiếng Anh đã hỗ trợ việc làm thơ như thế nào và bằng
cách nào mà kho
từ vựng đó
phát triển thông qua
ảnh hưởng của một số ngôn ngữ châu Âu lên sự phát triển của tiếng Anh và về
kinh nghiệm của ông với tư cách là biên tập viên của một tạp
chí văn học (tờ
Tiêu chí) trong những năm giữa
chiến tranh. Quan
điểm của ông là nền
văn hóa châu Âu, mặc dù khác nhau, có nguồn gốc chung từ
văn hóa cổ điển Hy
Lạp-La Mã và từ Thánh Kinh, và bằng cách nào các nền
văn hóa đó
được
làm giàu thông
qua giao tiếp với
nhau. Ông kết luận bằng cách nói về việc Kitô giáo trở
thành cốt lõi cơ
bản của nền văn hóa
châu Âu như thế nào, về làm thế nào mà thông qua đức tin Kitô nền văn
hóa châu Âu đã nhận được di sản từ thời cổ đại và làm thế nào, nếu Thiên Chúa giáo
mất đi, thì
một nền văn hóa và
nền văn minh mới sẽ không thể trổi dậy sau một đêm để chiếm lĩnh vị trí của nó, mà sẽ đòi hỏi phải
qua nhiều thế hệ mới phát triển một cách tự nhiên
được.
|
While some of the specifics Eliot discussed in this book
are dated, reflecting the conditions of the immediate post-WWII, early Cold
War era, the main themes of his book continue to speak to us today. Culture
is something produced by a society as a whole naturally and organically.
Artificial and mechanical substitutes created by central planners simply will
not suffice. The healthy culture of a healthy society is a common culture
which multiple regional variations, influenced by and influencing other
cultures. Such a culture is most likely to be found in society with many
social strata the membership in which is not rigidly fixed but allows for
movement so that individuals can find the position most suited to their
capabilities. Religion is at the core of the culture of a healthy society,
and a religion that conceives of itself as universal, transcending the
boundaries of a particular culture and society, the way Christianity does,
has greater potential for a higher level of civilization than a religion
which is co-terminus with a single culture. These ideas remain vitally
important to us today.
|
Trong khi một số các chi tiết cụ thể Eliot thảo luận trong
cuốn sách này đã lỗi thời, phản ánh hoàn cảnh ngay sau Thế chiến II, đầu thời kỳ
Chiến tranh Lạnh, thì chủ đề chính của cuốn sách vẫn tiếp tục trò chuyện cùng chúng ta hôm nay. Văn hóa là cái gì đó
được sản sinh bởi một xã hội như một tổng thể một cách tự nhiên và hữu cơ. Thay thế nhân tạo và cơ học được tạo ra bởi các nhà quy hoạch
trung ương đơn
giản là sẽ không đầy đủ. Nền văn hóa lành mạnh của một xã hội lành mạnh là
một nền văn hóa phổ biến mà bao hàm nhiều biến thể khu vực, được
ảnh hưởng bởi
và tạo ảnh hưởng đến
các nền văn hóa khác. Một nền văn hóa như vậy có khả năng được tìm thấy
trong xã hội với nhiều tầng lớp xã hội mà tư cách thành viên trong đó không bị
trói buộc cố định mà cho phép uyển chuyển để các cá nhân có thể tìm
được vị trí phù hợp nhất với năng lực của bản thân. Tôn giáo là cốt lõi trong nền văn hóa của một xã hội lành
mạnh, và một tôn giáo mang tính phổ quát, vượt ranh giới của một
nền văn hóa và xã hội đặc thù, như cách Kitô giáo đã
làm, sẽ
có tiềm năng lớn hơn
cho một trình độ văn minh cao hơn so với một tôn giáo chỉ
đồng hành với một nền
văn hóa duy nhất. Những ý tưởng này vẫn cực kỳ quan trọng đối với chúng ta
ngày hôm nay.
|
(1) Eliot uses the word “relation” in places where we
would ordinarily use the word “relationship”.
(2) The italics in these quotations are Eliot’s own.
POSTED BY GERRY T. NEAL AT 9:01 AM
LABELS: ARISTOCRACY, CHRISTIANITY, CIVILIZATION, CLASS,
CULTURE, EDMUND BURKE, EZRA POUND, G. K. CHESTERTON, KURT VONNEGUT JR.,
LOCALISM, MULTICULTURALISM, REGIONALISM, T. S. ELIOT, W. B.YEATS, WORLD WAR
II
|
(1) Eliot sử dụng từ "quan hệ" ở những nơi mà
chúng ta thường sử dụng từ "mối liên hệ".
(2) Các chữ in nghiêng trong những câu trích dẫn là của
riêng của Eliot.
Gerry T. Neal AT 09:01
NHÃN:. Tầng lớp quý tộc, Cơ Đốc Giáo, nền văn minh, giai
cấp, văn
hóa, Edmund Burke,
Ezra Pound, G. K. Chesterton, Kurt Vonnegut JR, óc địa phương, đa văn hóa,
chủ nghĩa khu vực, T. S. Eliot, W. B.Yeats, Thế chiến II
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn