MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, June 30, 2016

SOUTH CHINA SEA: WHY DID CHINA'S STATE COUNCILOR VISIT VIETNAM? Tại sao Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc thăm Việt Nam?



SOUTH CHINA SEA: WHY DID CHINA'S STATE COUNCILOR VISIT VIETNAM?

Tại sao Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc thăm Việt Nam?

Why did China send Yang Jiechi to Vietnam on Monday?

Tại sao Trung Quốc gửi Dương Khiết Trì sang Việt Nam hôm thứ Hai?

The Diplomat
Ankit Panda
June 28, 2016

Diplomat
Ankit Panda
28/06/2016
On Monday, Chinese State Councilor Yang Jiechi arrived in Vietnam for a scheduled meeting with a broad-based agenda. Yang, who outranks China’s foreign minister, met with senior Vietnamese leadership, including President Tran Dại Quang and Vietnamse Communist Party General-Secretary Nguyen Phu Trong.

Hôm thứ Hai, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Việt Nam để tham dự một cuộc họp đã được sắp xếp trước, với một chương trình nghị sự rộng lớn. Ông Dương có chức vụ cao hơn Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, đã gặp các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, trong đó có Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.


Yang’s visit is an instance of particularly high-level outreach to Hanoi before the Hague-based Permanent Court of Arbitration delivers a widely anticipated verdict on the status of various maritime features in the South China Sea in the case Philippines v. China.

Chuyến viếng thăm của ông Dương thể hiện sự tiếp cận cấp cao đặc biệt với Hà Nội trước khi Tòa Trọng tài Thường trực Hague đưa ra phán quyết có thể đoán trước về tình trạng của các thực thể biển khác nhau ở Biển Đông trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.

In Vietnam, Yang was quoted by Chinese state media as having suggested that Vietnam and China “appropriately handle relevant disputes and problems.” Yang, the Vietnamese foreign ministry noted, discussed  “controlling conflicts well, boosting negotiation mechanisms … and finding basic and long-term solutions that both sides can accept through peaceful exchanges and negotiations,” according to Reuters.

Tại Việt Nam, ông Dương được truyền thông nhà nước Trung Quốc trích dẫn, đã gợi ý rằng Việt Nam và Trung Quốc nên “xử lý một cách thích đáng các tranh chấp và vấn đề liên quan”. Bộ Ngoại giao Việt Nam ghi nhận, ông Dương đã thảo luận về vấn đề “kiểm soát xung đột, thúc đẩy cơ chế đàm phán… và tìm kiếm những giải pháp cơ bản và lâu dài mà cả hai bên có thể chấp nhận thông qua trao đổi và đàm phán hòa bình”, theo Reuters.
China has been engaged in a spate of international diplomacy ahead of the verdict, reaching out to countries near and far to seek their support for its position ahead of the upcoming verdict. Beijing has refused to participate in the tribunal’s proceedings or recognize the legitimacy of the case. Instead, Beijing has said that disputes in the South China Sea should be diplomatically address between the involved parties in a bilateral setting.

Trung Quốc đã thực hiện một loạt các chuyến ngoại giao quốc tế trước phán quyết [của Tòa Trọng tài], bằng cách tìm đến các nước gần xa để kiếm sự ủng hộ của họ cho lập trường của mình trước phán quyết sắp tới. Bắc Kinh đã từ chối tham gia tiến trình tố tụng của tòa án hoặc công nhận tính hợp pháp của vụ kiện. Thay vào đó, Bắc Kinh nói rằng các tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết bằng ngoại giao giữa các bên liên quan, thông qua cơ chế song phương.

Vietnam and China have seen flare-ups over their own disputes in the South China Sea, which center mostly around the Chinese-occupied Paracel Islands. Woody Island, China’s most militarized South China Sea possession, home to surface-to-air missile systems and fighters, is in the Paracel Islands.

Việt Nam và Trung Quốc đã từng có xung đột về các tranh chấp ở Biển Đông, mà tập trung hầu hết xung quanh quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc chiếm đóng. Đảo Phú Lâm, đã bị Trung Quốc chiếm giữ ở Biển Đông và bị quân sự hóa nhiều nhất, nơi có hệ thống tên lửa đất-đối-không và máy bay chiến đấu, ở quần đảo Hoàng Sa.

In the summer of 2014, China and Vietnam saw a major diplomat stand-off over Beijing’s placement of an oil rig in disputed waters. Incidents that year include widespread anti-Chinese protests in Vietnam and aggressive maneuvers against Vietnamese civilian boats by Chinese Coast Guard and fishermen alike.
Mùa hè năm 2014, Trung Quốc và Việt Nam đã có xung đột về ngoại giao rất khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp. Các sự kiện hồi năm đó gồm, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra nhiều nơi ở Việt Nam và các hoạt động hiếu chiến của cảnh sát biển và ngư dân Trung Quốc chống lại các tàu cá dân sự Việt Nam.

In 2014, as The Diplomat discussed at the time, Yang Jiechi was one of the first Chinese envoys who traveled to Vietnam to mediate a draw down in tensions amid the 2014 crisis. At the time, Yang had “strongly advised Vietnam not to take legal action against China in the interest of repairing bilateral relations,” Carl Thayer wrote in The Diplomat.

Năm 2014, như The Diplomat đã bình luận vào thời điểm đó, ông Dương Khiết Trì là một trong những đặc phái viên Trung Quốc đầu tiên đến Việt Nam để thương thảo, làm giảm tình trạng căng thẳng trong cuộc khủng hoảng năm 2014. Vào thời điểm đó, ông Dương “khuyên Việt Nam không nên có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc vì lợi ích của việc hàn gắn mối quan hệ song phương”, ông Carl Thayer đã viết như thế trên tờ The Diplomat.

So far, China’s diplomatic push for recognition of its position on the South China Sea hasn’t quite gone to plan, with just eight states having publicly come out in support of Beijing’s position. Yang’s trip to Vietnam was likely less about convincing Hanoi–a claimant and one with a fraught recent history with China–to come around on the South China Sea.

Cho đến nay, công cuộc thúc đẩy ngoại giao của Trung Quốc để lập trường của mình ở Biển Đông được công nhận đã không hoàn toàn đi theo kế hoạch, chỉ có 8 nước công khai hỗ trợ lập trường của Bắc Kinh. Chuyến đi Việt Nam của ông Dương ít có khả năng thuyết phục Hà Nội – một bên tranh chấp và là một nước có lịch sử gần đây đầy căng thẳng với Trung Quốc – thay đổi lập trường về Biển Đông.

Rather, China wants to make it amply clear that Vietnam shouldn’t get any ideas in the wake of what is likely to be a favorable verdict for the Philippines at the Permanent Court of Arbitration and file its own legal proceedings. Yang had emphasized as much back in 2014 and his latest trip likely involved the reiteration of that message.
Thay vào đó, Trung Quốc muốn làm rõ rằng Việt Nam không nên có bất kỳ ý nghĩ nào về việc đệ trình các thủ tục pháp lý của riêng mình, theo sau phán quyết có khả năng thuận lợi cho Philippines của Tòa án Trọng tài Thường trực. Ông Dương đã nhấn mạnh như thế hồi năm 2014 và chuyến đi mới nhất này của ông ta có thể chỉ để lặp lại thông điệp đó.




Translated by Trần Văn Minh

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn