|
|
Return to Relevance:
The Philippine-U.S. Alliance
|
Trở lại can dự: Liên
minh Philippines - Hoa Kỳ
|
By Renato
Cruz De Castro
|
Renato
Cruz De Castro
|
World politics review
09 Jul 2013
|
World politics review
09/7/2013
|
Prior to 1992, Philippine-U.S. security relations were framed
by several bilateral defense arrangements. The two countries became formal
allies in 1951 upon signing the Philippines-U.S. Mutual Defense Treaty. Both
countries also became members of the Southeast Asia Treaty Organization in
1956.
|
Trước năm 1992, quan hệ an ninh Philíppin-Mỹ được dựa trên
cơ sở một số thỏa thuận quốc phòng song phương. Hai nước trở thành đồng minh
chính thức sau khi ký Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951. Hai nước cũng trở
thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á năm 1956.
|
However, the most important of these bilateral defense
arrangements predated the collective defense treaties binding the two
countries: the 1947 Philippines-U.S. Military Bases Agreement, which
facilitated the hosting of major American naval and air facilities in
Philippine territory. The U.S. military bases in the Philippines, including
the Subic Bay Naval Base and Clark Air Base, extended vital logistical
support to American forward-deployed forces operating in Southeast Asia, the
Indian Ocean and even in the Persian Gulf during the Cold War. Furthermore,
U.S. air and naval assets acted as de facto armed forces against external
threats to the Philippines, since the Philippine military was primarily
involved in internal security operations.
|
Nhưng quan trọng nhất trong số các thỏa thuận quốc phòng
song phương là hiệp ước phòng thủ chung bắt buộc của hai nước có tên “Hiệp
định Căn cứ Quân sự Philíppin-Mỹ năm 1947”, theo đó tạo điều kiện cho Mỹ xây
dựng các căn cứ hải quân và không quân trên lãnh thổ Philíppin. Các căn cứ
quân sự của Mỹ ở Philíppin gồm căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân
Clark nhằm mở rộng sự yểm trợ hậu cần quan trọng cho lực lượng Mỹ triển khai
tuyến trước ở Đông Nam Á, Ấn Độ Dương và thậm chí Vùng Vịnh trong Chiến tranh
Lạnh. Hơn nữa, các tài sản của lực lượng không và hải quân Mỹ trên thực tế là
nhằm thực hiện nhiệm vụ chống lại các mối đe dọa đối với Philíppin, bởi vì
quân đội Philíppin chủ yếu tiến hành các hoạt động an ninh nội bộ.
|
In September 1991, the Philippine Senate failed to ratify
the Philippine-American Cooperation and Friendship Treaty of 1991 (PACT).
PACT provided the legal basis for extending the stay of the U.S. military
facilities on Philippine territory beyond 1992. Motivated either by simple
anti-Americanism or disgust over the low base-related economic and military
compensation, the majority of the senators voted down the treaty. With the
withdrawal of these American military facilities from the country in 1992,
the alliance assumed a form different from the previous configuration.
Philippine-U.S security relations became dormant as the Philippines focused
its attention on the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN).
Meanwhile, the U.S shifted its strategic priorities away from Southeast Asia
to Northeast Asia.
|
Tháng 9/1991, Thượng viện Philíppin không phê chuẩn Hiệp
ước Hữu nghị và Hợp tác Philíppin-Mỹ năm 1991 (PACT), hiệp ước nhằm cung cấp
cơ sở pháp lý cho việc kéo dài các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ
Philíppin sau năm 1992. Được thúc đẩy bởi tư tưởng chống Mỹ và sự phẫn nộ
trước việc bồi thường kinh tế và quân sự không thỏa đáng liên quan đến các
căn cứ, đa số thượng nghị sĩ Philíppin bỏ phiếu chống hiệp ước này. Do Mỹ rút
tất cả các cơ sở quân sự khỏi Philíppin vào năm 1992, liên minh chuyển sang
hình thức khác trước đây. Quan hệ an ninh Philíppin-Mỹ không hoạt động do
Manila chủ yếu tập trung vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong
khi đó, Mỹ chuyển ưu tiên chiến lược từ Đông Nam Á sang Đông Bắc Á.
|
Starting in 2001, the U.S. global war on terror, and later
the tension in U.S.-China relations after 2008, helped restore the
U.S.-Philippines strategic partnership. Security relations were revitalized,
and the alliance achieved two political and strategic objectives. First,
Manila received U.S. support for the Philippine government’s counterterrorism
and counterinsurgency campaign in the country’s south. Second, Washington
deepened its alliance with Manila, not only to neutralize terrorist groups,
but also to counter Beijing’s political and economic influence in the
country. The U.S. now regularly extends technical training and defense
assistance to the armed forces of the Philippines (AFP) to firm up the
U.S.-Philippines security partnership in the face of growing Chinese military
power and assertiveness in the South China Sea.
|
Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ bắt đầu năm 2001
và các căng thẳng trong quan hệ Mỹ- Trung sau năm 2008 đã giúp khôi phục mối
quan hệ đối tác chiến lược Mỹ- Philíppin. Mối quan hệ an ninh giữa hai nước
được khôi phục và liên minh thực hiện 2 mục tiêu chính trị và chiến lược gồm:
thứ nhất, Manila nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong các chiến dịch chống khủng
bố và chống nổi dậy ở miền Nam; thứ hai, Washington tăng cường liên minh với
Manila không những nhằm mục đích cô lập các nhóm khủng bố, mà còn chống lại
ảnh hưởng chính trị và kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Philíppin.
Hiện nay, Mỹ thường xuyên tăng cường huấn luyện kỹ thuật và viện trợ quốc
phòng cho Lực lượng vũ trang Philíppin (AFP) để củng cố quan hệ đối tác an
ninh Mỹ-Philíppin nhằm đối phó với sức mạnh quân sự và sự quyết đoán ngày
càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
|
Most recently, the standoff between the Philippines and
China over the Scarborough Shoal in April 2012 underscored an international
reality—Chinese naval power casts a long shadow over the Philippines, which, along
with Vietnam, is at the forefront of the South China Sea dispute with China.
Clearly, China is specifically targeting the Philippines in a brinkmanship
game. Given the dismal state of the Philippine military, the administration
of President Benigno Aquino III has acknowledged the need for U.S. diplomatic
support and military assistance in the Philippines’ territorial row with
China.
|
Gần đây nhất, căng thẳng giữa Philíppin và Trung Quốc tại
bãi Hoàng Nham vào tháng 4/2012 khẳng định thực tiễn: sức mạnh hải quân Trung
Quốc đang bao phủ bóng đen đối với Philíppin, nước ở vị trí tuyến đầu trong
các tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Rõ ràng, Trung Quốc đang tập trung
chống Philíppin bằng một trò chơi chính sách bên miệng hố chiến tranh. Do
tình trạng yếu kém của quân đội, chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino
III rất cần Mỹ ủng hộ về mặt ngoại giao và viện trợ quân sự trong tranh chấp
lãnh hải với Trung Quốc.
|
Southeast Asia’s
Military Laggard
Since its independence in 1946, the Philippines has been
plagued by domestic insurgency. For more than six decades, the government has
concentrated its efforts and resources on containing rebel and secessionist
groups, including a nation-wide Maoist insurgency and Islamist separatists in
Mindanao. This preoccupation with internal security was most evident during
the Arroyo administration. In January 2002, the AFP released an internal
security plan called “Bantay Laya” (Freedom Watch), which envisioned the AFP
decisively defeating the armed component of the Philippines’ communist
insurgency within five years. However, the strategic focus on the domestic
insurgents left the AFP with no time or funds to develop credible air and
maritime capabilities that could modestly deter China’s creeping occupation
of the Spratly Islands.
|
Quân đội Philíppin
lạc hậu nhất ở Đông Nam Á
Sau khi giành được độc lập vào năm 1946, các lực lượng nổi
dậy trong nước thường xuyên quấy rối chính quyền. Hơn 6 thập kỷ qua, chính
phủ chủ yếu tập trung mọi nỗ lực và nguồn lực để ngăn chặn các nhóm phiến
quân và ly khai, trong đó có các cuộc nổi dậy của những phần tử theo chủ
nghĩa Mao và những kẻ ly khai người Hồi giáo ở Mindanao. Mối lo ngại an ninh
nội bộ ở Philíppin được thể hiện rõ nhất dưới thời Tổng thống Arroyo. Tháng
1/2002, AFP công bố một kế hoạch an ninh nội bộ được gọi là “Bantay Laya”,
trong đó khẳng định họ kiên quyết đánh bại các phần tử vũ trang nổi dậy ở
Philíppin trong 5 năm. Nhưng trọng tâm chiến lược xoay quanh các phần tử nổi
dậy trong nước làm cho AFP không còn thời gian hoặc ngân sách để phát triển
các khả năng trên không và trên biển để có thể ngăn chặn Trung Quốc chiếm
đóng các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
|
The September 2007 AFP Capability Assessment indicated
that the poor condition of AFP equipment adversely affected the military’s
effectiveness and efficiency in counterinsurgency operations. Worse still,
the report noted that the emphasis on low-intensity conflicts had diverted
the military’s attention and resources away from external defense-related
modernization projects. Regarding the AFP’s conventional military
capabilities, it noted that the Philippine navy “lacks the assets for conduct
of maritime patrols over territorial waters, since it does not have any
anti-air capability and is incapable of conducting anti-submarine and mine
warfare operations.” The assessment likewise underscored the inadequacies of
the Philippine air force’s air defense, surveillance, airlift and ground
attack capabilities. The report candidly acknowledged: “This situation [of
limited combat capabilities] is nowhere more manifest than in the Kalayaan
Island Group [in the Spratlys] wherein the AFP is unable to prevent and
respond to intrusion into our [exclusive economic zone] or show our resolve
in defending areas we are claiming.” Thus, the Philippine government simply
had no choice but to propose diplomatic and security measures with China and
other claimant states to foster confidence-building, and to forge bilateral
military cooperation agreements for joint patrols and exercises.
|
Báo cáo đánh giá khả năng của AFP tháng 9/2007 cho biết
tình trạng vũ khí trang bị yếu kém của AFP đã có ảnh hưởng bất lợi đến hiệu
quả của quân đội trong các chiến dịch chống nổi dậy. Tệ hơn nữa, các cuộc
xung đột cường độ thấp đã chuyển hướng sự chú ý và các nguồn lực của quân đội
ra khỏi các dự án hiện đại hóa quốc phòng, về khả năng quân sự thông thường
của AFP, báo cáo khẳng định hải quân Philíppin “thiếu các trang thiết bị để
tiến hành các hoạt động tuần tra khu vực lãnh hải, bởi vì không có khả năng
phòng không và không thể tiến hành các hoạt động chống tàu ngầm và chống
mìn”. Khả năng chiến đấu hạn chế đó của hải quân được thể hiện rõ nhất ở Nhóm
đảo Kalayaan thuộc quần đảo Trường Sa, nơi AFP không thể ngăn chặn và đối phó
với việc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Philíppin hoặc thể hiện quyết
tâm bảo vệ các khu vực tuyên bố chủ quyền lãnh hải. Vì vậy, Chính phủ
Philíppin không có lựa chọn nào khác ngoài đề nghị hợp tác ngoại giao và an
ninh với Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông để thúc
đẩy xây dựng lòng tin và tăng cường các thỏa thuận hợp tác quân sự song phương
trong các hoạt động tuần tra và diễn tập trận trên biển.
|
Confronting the
China Challenge
Since assuming office in July 2010, Aquino has articulated
the need to modernize the AFP in the face of new security challenges. Taking
the cue from the new president, a joint Department of National Defense-AFP
task force has formulated the AFP Long-Term Capability Development Plan. The
plan calls for the AFP’s immediate shift from internal security to
territorial defense. The plan also pushes for the immediate development of a
modest deterrent capability to protect the country’s vast maritime borders
and its territorial claim over some islands in the Spratlys. Specifically,
the plan calls for the development of maritime surveillance and intelligence
capabilities and the upgrade of the Philippine navy’s capabilities for joint
maritime surveillance, defense and interdiction operations in the South China
Sea.
|
Đối mặt với thách
thức của Trung Quốc
Sau khi trở thành Tổng thống vào tháng 7/2010, ông Aquino
tuyên bố Philíppin phải hiện đại hóa AFP để đối phó với các thách thức an
ninh mới. Thực hiện chỉ đạo của tân Tổng thống, Cục Lực lượng Đặc nhiệm Quốc
phòng chung của AFP đã xây dựng Kế hoạch Phát triển khả năng lâu dài của AFP.
Kế hoạch yêu cầu AFP nhanh chóng chuyển đổi từ an ninh nội bộ sang bảo vệ
lãnh thổ. Kế hoạch cũng phát triển khả năng răn đe vừa phải đề bảo vệ các
đường biên giởi biển rộng lớn của đất nước cũng như các tuyên bố chủ quyền
lãnh hải đối với một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Cụ thể, kế hoạch đề
nghị phát triển các khả năng tình báo, hải giám và nâng cấp khả năng của hải
quân Philíppin để tham gia các hoạt động hải giám, phòng thủ và ngăn chặn
chung trên Biển Đông.
|
The urgency of the AFP’s shift from internal to external
security was underscored in March 2011, when two Chinese patrol vessels
harassed a survey ship from the Department of Energy in the Reed Bank—now
called Recto Bank by the Philippine government—about 150 miles east of the Spratly
Islands and 40 miles west of the Philippine island of Palawan.
|
Yêu cầu đối với AFP nhanh chóng thay đổi từ an ninh nội bộ
ra bên ngoài được nhấn mạnh vào tháng 3/2011, khi hai tàu tuần tra Trung Quốc
quấy rối một tàu khảo sát của Bộ Năng lượng Philíppin ở Bãi cỏ Rong ở phía
Đông và cách quần đảo Trường Sa khoảng 150 dặm và ở phía Tây cách đảo Palawan
của Philíppin 40 dặm.
|
In response to Beijing’s subsequent rejection of Manila’s
official protest, the Philippine government increased its military presence
on its western border, which faces the South China Sea. Manila likewise
allocated $18.4 million for the repair of its existing runway on one of the
islands it occupies in the Spratlys, and for the acquisition of naval and air
equipment to monitor movements along the country’s vast maritime borders.
During a joint Philippine-U.S. military exercise in Luzon, Aquino ordered the
release of an estimated $22.5 million in addition to the annual defense
appropriation for the immediate purchase of patrol craft, helicopters and
modern rifles for the AFP.
|
Phản ứng trước việc Bắc Kinh không chấp nhận phản đối
chính thức của Manila, Chính phủ Philíppin tăng cường hiện diện quân sự ở
biên giới phía Tây của nước này sát Biển Đông. Tương tự, Manila chi 18,4
triệu USD sửa chữa đường băng hiện có trên một trong những hòn đảo đang chiếm
đóng thuộc quần đảo Trường Sa và mua sắm các trang thiết bị cho hải quân và
không quân để theo dõi các hoạt động của đối phương dọc biên giới hàng hải
rộng lớn của đất nước. Trong một cuộc tập trận chung giữa Philíppin và Mỹ ở
Luzon, Tổng thống Aquino ra lệnh chi 22,5 triệu USD, không kể phần ngân sách
quốc phòng chi cho mua sắm hàng năm, để mua ngay lập tức các tàu tuần tiễu,
máy bay trực thăng và vũ khí hiện đại cho AFP.
|
The Aquino administration’s 2011-2016 national security
policy (.pdf) requires a defensive capability extending from the country’s
maritime territory to its contiguous waters and exclusive economic zone
(EEZ). Hence, the Philippine military needs to develop a comprehensive
territorial and maritime protection system based on its surveillance, modest
deterrence and border patrol capabilities. This goal became policy when the
Philippine government announced in September 2011 that it would allocate roughly
$1.1 billion from the annual national budget for base support and logistic
systems, as well as the acquisition of high-endurance cutters and six
helicopters for the navy and air force, so that the Philippine military can
establish a strong security perimeter in the Reed Bank, Kalayaan Island Group
and Palawan.
|
Chính sách an ninh quốc gia năm 2011-2016 của Chính quyền
Aquino cũng yêu cầu nâng cao khả năng phòng thủ kéo dài từ lãnh hải của
Philíppin đến các vùng biển tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế
(EEZ). Do đó quân đội Philíppin phải phát triển một hệ thống phòng thủ lãnh
thổ và hàng hải toàn diện trên cơ sở các khả năng giám sát, ngăn chặn ở mức
vừa phải và tuần tra biên giới. Mục tiêu này trở thành chính sách khi Chính
phủ Philíppin tuyên bố vào tháng 9/2011 rằng Manila sẽ chi khoảng 1,1 tỷ USD
từ ngân sách quốc gia hàng năm cho các hệ thống hậu cần và yểm trợ căn cứ
cũng như mua sắm tàu chiến có sức chịu đựng cao và 6 máy bay trực thăng cho
lực lượng hải quân và không quân để quân đội Philíppin có thể thiết lập một
vành đai an ninh mạnh mẽ ở khu vực Bãi cỏ Rong, Nhóm Đảo Kálayaan và Palawan.
|
Bringing in the
Philippine-U.S. Alliance
Manila’s turn to the U.S. for assistance in addressing the
China threat was facilitated by the fact that the Philippine-U.S. alliance
had been revitalized on the heels of the Sept. 11 attacks. For the past
decade, Manila and Washington have cooperated in containing the various
insurgent and terrorist groups in the Philippines. In 2002, the U.S. Joint
Special Operations Task Force-Philippines (JSTOF-P) was established as a
separate and new stream of U.S. troops to counter transnational terrorists
located in the Philippines.
|
Dẫn đến Liên minh
Philíppin-Mỹ
Việc Manila tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ nhằm giải quyết mối
đe dọa Trung Quốc được thúc đẩy bởi một thực tế là liên minh Philíppin-Mỹ đã
hồi sinh sau các cuộc tấn công ngày 11/9. Trong thập kỷ qua, Manila và
Washington đã hợp tác với nhau trong việc ngăn chặn các nhóm khủng bố và nổi
dậy khác nhau ở Philíppin. Năm 2002, quân đội hai nước thành lập Lực lượng
đặc nhiệm tác chiến đặc biệt chung Mỹ- Philíppin (JSTOF-P) để chống khủng bố
xuyên quốc gia đặt căn cứ tại Philíppin.
|
Through the JSTOF-P, the Pentagon trained three light
reaction companies that eventually constituted the AFP’s 1st Special Forces
Group. The JSTOF-P operates alongside the AFP to improve the latter’s
operational capacity in counterterrorism and counterinsurgency warfare (.pdf).
|
Thông qua JSTOF-P, Lầu Năm Góc huấn luyện 3 đội phản ứng
được trang bị vũ khí hạng nhẹ để cuối cùng tạo thành Nhóm Lực lượng đặc biệt
thứ nhất của AFP. JSTOF-P hoạt động cùng với AFP nhằm nâng cao khả năng tác
chiến của AFP trong cuộc chiến chống khủng bố và chống nổi dậy.
|
It is also training and equipping two more light reaction
companies and four light infantry battalions for the Philippine army, while
enhancing the night-flying mission capabilities of the UH-1 pilots of the
Philippine air force. The U.S. Navy also provided the AFP with another
refurbished Cyclone-class special operations mother ship for smaller patrol
craft, in order to bolster the interdiction and reconnaissance capabilities
of the Philippine navy along the country’s coastal areas and territorial
waters.
|
JSTOF-P cũng đang huấn luyện và trang bị hơn 2 đội phản
ứng được trang bị vũ khí hạng nhẹ và 4 tiểu đoàn bộ binh cho lục quân
Philíppin, đồng thời tăng cường khả năng thực hiện nhiệm vụ bay đêm của các
phi công lái máy bay trực thăng UH-1 của không quân Philíppin. Hải quân Mỹ
cũng cung cấp cho AFP một tàu chiến hoạt động đặc biệt lớp Cyclone đã được tân
trang nhằm tăng cường các khả năng ngăn chặn và trinh sát của hải quân
Philíppin dọc khu vực bờ biển và các vùng lãnh hải.
|
In addition to supporting the AFP’s programs to improve
its internal security capabilities, the Pentagon Has supplied the Philippine
military with essential materiel such as spare parts for V-150 and V-300
armored fighting vehicles and UH-1 helicopters, assorted rifles and squad
machine guns, combat life-saver kits, communication equipment, ammunition for
small arms and artillery pieces, night-vision devices and armored vests, as
well as training manuals for combat operations.
|
Ngoài việc hỗ trợ các chương trình của AFP để cải thiện
khả năng an ninh nội bộ, Lầu Năm Góc còn cung cấp cho quân đội Philíppin các
thiết bị quan trọng như phụ tùng thay thế của xe chiến đấu bọc thép V-150 và
V-300, máy bay trực thăng UH-l,…các thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị
quan sát ban đêm, áo chống đạn, huấn luyện chiến đấu.
|
The Pentagon has also enhanced its access arrangements
with the Philippine government. For example, in 2007, the allies renewed the
Military Logistic Support Arrangement originally signed in 2002. This
agreement allows American forces to source logistics such as food, fuel,
ammunition and equipment from the host state on a reimbursement basis. It
lowers the cost of alliance cooperation by minimizing administrative outlays
and developing the interoperability of the allies during joint activities,
peacekeeping missions and other multilateral military deployments under the
United Nations. Interestingly, the Pentagon has also established temporary
and small forward operating bases in the southern Philippines and potential
cooperative security locations in strategic parts of the country that can be
used by American forces in any crisis situation in East Asia.
|
Lầu Năm Góc cũng tăng cường các thỏa thuận tiếp cận với
Chính phủ Philíppin. Ví dụ, năm 2007, hai đồng minh đổi mới Thỏa thuận Hỗ trợ
Hậu cần Quân sự được ký năm 2002. Thỏa thuận này cho phép lực lượng Mỹ mua
các nguồn như thực phẩm, nhiên liệu, đạn và thiết bị của nước chủ nhà để giảm
bớt chi phí của hợp tác liên minh bằng cách giảm thiểu các chi tiêu hành
chính và phát triển khả năng phối hợp hành động của các đồng minh trong các
hoạt động chung, nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và các đạt triển khai quân sự đa
phương khác của Liên Hợp Quốc. Thực tế, Lầu Năm Góc đã thiết lập các căn cứ
hoạt động tiền phương nhỏ và tạm thời ở phía Nam Philíppin và nhiều trung tâm
hợp tác an ninh ở các khu vực chiến lược của Philíppin để lực lượng Mỹ có thể
sử dụng nếu xảy ra khủng hoảng ở Đông Á.
|
A current “big ticket” security undertaking between the
allies is the Coast Watch South project in southern Philippines. This project
involves the installation of listening and communication stations along the
coast of Mindanao linked to Philippine air force aircraft and naval patrol
craft operating in the Sulu and Sulawesi Seas.
|
Hai nước đồng minh cũng đang thực hiện dự án “Theo dõi Bờ
biển phía Nam” Philíppin. Dự án này bao gồm lắp đặt các trạm thông tin liên
lạc và nghe trộm dọc bờ biển Mindanao để thông báo cho các máy bay của không
quân và tàu tuần triễu của hải quân Philíppin đang hoạt động trong vùng biển Sulu
và Sulawesi.
|
Since 2009, however, China’s assertiveness in the South
China Sea has been an increasing concern of the U.S.-Philippine Mutual
Defense Board, the liaison and consultative body that oversees the
Philippine-U.S. defense posture against external threats. The Mutual Defense
Board’s annual meeting in August 2010 discussed the security challenges the
allies face, such as terrorism, domestic insurgency and maritime security
concerns, as well as potential flashpoints like the contentious territorial
dispute in the South China Sea. The U.S. and the Philippines decided to
complement each other’s military capabilities, to enhance interoperability
between their armed services and to strengthen the AFP’s territorial defense
capabilities with tangible U.S. security assistance.
|
Nhưng từ năm 2009, sự quyết đoán của Trung Quốc trên Biển
Đông là mối lo ngại ngày càng tăng của các cơ quan như: Hội đồng Phòng thủ
Chung Mỹ-Philíppin, cơ quan liên lạc và cơ quan tham vấn chuyên theo dõi sức
mạnh phòng thủ của Philíppin-Mỹ chống lại các mối đe dọa bên ngoài. Hội nghị thường
niên của Hội đồng Phòng thủ Chung tháng 8/2010 đã thảo luận các thách thức an
ninh của hai đồng minh như: chủ nghĩa khủng bố, lực lượng nổi dậy trong nước
và mối quan tâm an ninh hàng hải, cũng như các điểm nóng tiềm tàng như tranh
chấp lãnh thổ gây tranh cãi ở Biên Đông. Mỹ và Philíppin quyết định bổ sung
các khả năng quân sự lẫn nhau để tăng cường phối hợp tác chiến giữa các lực
lượng vũ trang hai nước và tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ của AFP với sự
hỗ trợ an ninh hữu hiệu của Mỹ.
|
Consequently, during the height of the Philippines’
territorial row with China in mid-June 2011, the Aquino administration
acknowledged the need for U.S. diplomatic support and military assistance.
The U.S. ambassador to the Philippines, Harry Thomas, readily pledged U.S.
support to the Philippines. Further expression of support came from then-U.S.
Secretary of State Hillary Clinton. During her meeting in Washington with
Philippine Foreign Secretary Albert Del Rosario, she expressed U.S. wariness
about China’s intrusion into the Philippines’ EEZ and declared that the U.S.
would honor the 1951 Mutual Defense Treaty and strategic alliance with its
Southeast Asian ally. She also reaffirmed American support to the
Philippines, even if it meant providing “affordable” material and equipment
to enable the AFP to defend the country.
|
Do đó, trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc tranh cãi lãnh thổ
giữa Philíppin với Trung Quốc tháng 6/2011, Chính quyền Aquino nhận thấy
Philíppin rất cần hỗ trợ về ngoại giao và viện trợ quân sự của Mỹ. Đại sứ Mỹ
tại Philíppin Harry Thomas cam kết sẵn sàng ủng hộ Philíppin. Ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ Manila. Trong cuộc gặp Bộ
trưởng Ngoại giao Philíppin Albert Del Rosario tại Washington, bà Clinton bày
tỏ sự thận trọng của Mỹ trước sự xâm nhập của Trung Quốc ở EEZ của Philíppin
và tuyên bố Mỹ sẽ tôn trọng Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951 và liên minh
chiên lược với đồng minh Đông Nam Á. Bà cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ
đối với Philíppin, thậm chí Mỹ sẽ cung cấp vật chất và trang thiết bị cần
thiết để cho phép AFP bảo vệ đất nước.
|
The Role of
Philippine-U.S. Alliance
|
Vai trò của Liên
minh Philíppin-Mỹ
|
Undoubtedly, the Philippine military needs new arms and
equipment to develop its territorial defense capability. Current U.S.
assistance includes the transfer of three former U.S. Coast Guard
Hamilton-class cutters to the Philippine navy through the Foreign Military
Sales credit. Once transferred to the Philippines, these cutters will be the
largest vessels in the country’s inventory and will replace vintage World War
II-era destroyer escorts (.pdf) still used by the Philippine navy for
patrolling the high seas.
|
Rõ ràng quân đội Philíppin rất cần các loại vũ khí và
trang thiết bị mới để phát triển khả năng bảo vệ lãnh thổ. Hiện nay Mỹ đã
chuyển giao cho AFP 3 tàu lớp Hamilton bảo vệ bờ biển cũ. Sau khi được chuyển
giao cho Philíppin, các tàu chiến này sẽ là loại tàu lớn nhất để thay thế các
tàu khu trục hộ tống của Philíppin được sản xuất trong Chiến tranh Thế giới
Thứ Hai hiện vẫn đang được hải quân Philíppin sử dụng để tuần tra các vùng
biển quốc tế.
|
Likewise, the AFP will require pressing reforms before it
can devote its attention and resources to territorial defense. These reforms
will prepare the organization for its evolving function of territorial
defense in its medium-term defense program. Decades of internal security
operations have bred a bureaucratic inertia within the AFP that prevents it
from undertaking a territorial defense function. Indeed, a crucial task at
hand is for the U.S. and the Philippines to discuss how the latter can
reorient its present security outlook and restructure its defense
expenditures.
|
Tương tự, AFP sẽ tiến hành các cải cách trước khi có thể
dành sự quan tâm và các nguồn lực để bảo vệ lãnh thổ. Những cải cách đó sắp
được tiến hành để phát triển chức năng bảo vệ lãnh thổ trong chương trình
phòng thủ trung hạn. Thực tế, nhiệm vụ quan trọng trước mắt của Mỹ và
Philíppin là thảo luận triển vọng an ninh và cơ cấu lại chi tiêu quốc phòng
của AFP. Thật vậy, một nhiệm vụ quan trọng trước mắt đối với Hoa Kỳ và
Philippines là Philippines thảo luận xem liệu Philippines có thể định hướng
lại triển vọng an ninh hiện tại và cơ cấu lại chi tiêu quốc phòng của mình.
|
No amount of American material and technical assistance,
however, will enable the Philippines to confront an assertive China in the
South China Sea. Given its limited military capabilities, Manila has asked
for an unequivocal U.S. commitment to Philippine defense and security as
provided by the 1951 Mutual Defense Treaty. This U.S. commitment to assist
its ally was indeed tested during the 2012 Scarborough Shoal standoff between
the Philippines and China.
|
Nhưng không hỗ trợ kỹ thuật và vật chất nào của Mỹ có thể
cho phép Philíppin đối đầu với một Trung Quốc quyết đoán ở Biển Đông. Do khả
năng quân sự hạn chế, Manila đề nghị Washington cam kết mạnh mẽ về quốc phòng
và an ninh theo quy định của Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951. Cam kết hỗ
trợ đồng minh của Mỹ thực tế đã được thử nghiệm trong thời gian diễn ra cuộc
đối đầu ở bãi Hoàng Nham năm 2012 giữa Philíppin và Trung Quốc.
|
During the standoff, the Philippines appealed for
diplomatic and military support from the United States. In response,
Washington sent the USS North Carolina, a Virginia-class fast attack
submarine, on a port call to Subic Bay on May 13, 2012. A month later,
another nuclear-powered attack submarine, the USS Louisville, made a port
call to Subic Bay. Though formally routine port calls, the fact that the
much-publicized visits were made during the standoff intimated that the U.S.
would not stand idly by if its treaty ally were threatened by any form of
armed aggression.
|
Trong thời gian xảy ra đối đầu, Philíppin kêu gọi Mỹ ủng
hộ ngoại giao và quân sự. Đáp lại, Mỹ phái tàu chiến USS North Carolina, một
tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia đến Vịnh Subic ngày 13/5/2012. Một tháng
sau, hải quân Mỹ tiếp tục phái một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt
nhân có tên “USS Louisville” đến Vịnh Subic. Thực tế mục đích của các chuyến
thăm công khai của các tàu hải quân Mỹ là nhằm khẳng định Mỹ sẽ không đứng
yên nếu đồng minh hiệp ước bị Trung Quốc đe dọa xâm lược bằng vũ lực.
|
After the standoff, Aquino asked for a definite security
guarantee when he met President Barack Obama in the Oval Office in June 2012.
|
Sau cuộc đối đầu, Tổng thống Aquino đề nghị Mỹ bảo đảm an
ninh chắc chắn cho Philíppin khi ông gặp Tổng thống Barack Obama tại
Washington tháng 6/2012.
|
Obama answered that the U.S. would abide by its treaty
obligation under the 1951 Mutual Defense Treaty. The United States’ ability
to guarantee the Philippines’ external defense, however, actually depends on
whether American forces are physically pre-positioned to provide immediate
and timely assistance. The U.S. can effectively defend its ally only if it
has access to facilities near the South China Sea from which it can respond
in a timely manner in case of an armed confrontation.
|
Trong cuộc hội đàm, Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ sẽ tuân thủ
nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951. Nhưng khả năng đảm
bảo phòng thủ bên ngoài cho Philíppin của Mỹ phụ thuộc vào việc lực lượng Mỹ
phải được triển khai trước trên lãnh thổ Philíppin để sẵn sàng hỗ trợ trực
tiếp và kịp thời. Hơn nữa, Mỹ chỉ có thể bảo vệ hiệu quả đồng minh Philíppin
nếu lực lượng Mỹ có quyền ra vào các căn cứ gần Biển Đông để có thể phản ứng
kịp thời trong trường hợp xảy ra một cuộc đối đầu vũ trang.
|
To this end, during the August 2011 meeting of the
Philippine-U.S. Mutual Defense Board and Security Engagement Board, the
allies agreed to develop a framework for heightened bilateral and
multilateral security and domain awareness. The board considered the following
measures: rotational presence of U.S. maritime defense assets in the
Philippines to support Mutual Defense Board and Security Engagement Board
activities while the AFP develops its own capability for territorial defense;
increased joint bilateral maritime security activities in the South China
Sea; development of joint-use maritime security support facilities; improved
information-sharing between U.S. and Philippine forces; and the conduct of
integrated maritime security initiatives involving the U.S. Pacific Command
and the AFP. Washington has also expressed its commitment to strengthening
Manila’s capability to monitor and defend its maritime territory through an
increase in military exercises and capacity-building efforts.
|
Để đạt được mục đích đó, trong hội nghị của Hội đồng Phòng
thủ chung và Hội đồng Can dự An ninh Philíppin-Mỹ, hai nước nhất trí mở rộng
khuôn khổ hợp tác về an ninh song phương và đa phương. Hội đồng đã xem xét
các biện pháp như: hiện diện luân phiên của các tài sản phòng thủ trên biển
của hải quân Mỹ ở Philíppin để hỗ trợ các hoạt động của Hội đồng Phòng thủ
chung và Hội đồng Can dự An ninh, đồng thời AFP phát triển khả năng để bảo vệ
lãnh thổ, tăng cường các hoạt động an ninh hàng hải song phương chung ở Biển
Đông; phát triển các cơ sở hỗ trợ an ninh hàng hải sử dụng chung; cải thiện
chia sẻ thông tin giữa lực lượng Mỹ và Philíppin và thực hiện các sáng kiến
an ninh hàng hải đã thống nhất liên quan đến Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ và
AFP. Washington cũng cam kết phát triển khả năng của Manila để theo dõi và
bảo vệ lãnh hải thông qua các cuộc diễn tập quân sự và các nỗ lực xây dựng
năng lực.
|
In January 2012, the Philippine-U.S. Bilateral Security
Dialogue was held in Washington, where Philippine foreign and defense
officials emphasized the need for an expanded U.S. military presence in the
Philippines. This presence was proposed in the face of China’s naval capabilities
and assertiveness in East Asia, and in line with the Obama administration’s
strategic guidance, which provides for a rebalancing of the U.S. force
structure and investments to meet persistent and potential threats in the
Asia-Pacific and the Middle East, and to advance capabilities for maintaining
access and projecting power globally.
|
Tháng 1/2012, trong Cuộc Đối thoại An ninh Song phương
Philíppin-Mỹ tại Washington, các quan chức ngoại giao và quốc phòng Philíppin
khẳng định quân đội Mỹ cần tăng cường hiện diện tại Philíppin nhằm đối phó
với khả năng của hải quân và sự quyết đoán của Trung Quốc ở Đông Á và phù hợp
với định hướng chiến lược của Chính quyền Obama, tái cân bằng cơ cấu lực
lượng và đầu tư của Mỹ để giải quyết các mối đe dọa tiềm tàng và thường xuyên
tại châu Á- Thái Bình Dương và Trung Đông, và thúc đẩy khả năng duy trì và
tăng cường sức mạnh toàn cầu.
|
The two allies are also currently developing the concept
of an increased rotational presence of American forces in the Philippines.
This might involve the stationing of a squadron of U.S. Marine fighter planes
in a Philippine air force base for six months, after which it would be
replaced by a U.S. Navy fighter-bomber squadron that would be stationed in
another Philippine base for another six months. Currently, the Pentagon is
implementing a three-year program that aims to enhance credible U.S. maritime
presence in Philippine archipelagic waters through rotational presence. The
program entails improving Philippine port infrastructure, upgrading
equipment, developing secure communication to allow greater interoperability
between the U.S. military and the AFP and assisting in Philippine interagency
planning and coordination at the ministerial and operational levels.
|
Hai nước đồng minh hiện cũng đang phát triển khái niệm về
sự hiện diện luân phiên ngày càng tăng của quân đội Mỹ tại Philíppin. Điều
này có thể liên quan đến việc đồn trú của một trung đoàn máy bay chiến đấu
chiến của Mỹ tại một căn cứ không quân Philíppin trong 6 tháng, sau đó sẽ
được thay thế bằng một trung đoàn máy bay ném bom chiến đấu của hải quân Mỹ
đồn trú tại một căn cứ khác của Philíppin trong 6 tháng nữa. Hiện nay Lầu Năm
Góc đang triển khai một chương trình 3 năm nhằm tăng cường sự hiện diện trên
các vùng biển của Philíppin thông qua sự hiện diện luân phiên. Chương trình
này đòi hỏi Philíppin phải cải thiện cơ sở hạ tầng bến cảng, nâng cấp thiết
bị, phát triển thông tin liên lạc nhằm cho phép khả năng phối hợp tác chiến
hơn nữa giữa quân đội Mỹ với AFP và giúp đỡ Philíppin lập kế hoạch tác chiến
và phối hợp giữa hai bộ quốc phòng.
|
However, greater U.S. strategic access to the Philippines
will surely be opposed by nationalist political figures and militant
left-wing organizations in the Philippines. The Aquino administration will
also face widespread public discomfort with relying too much on the
Philippines’ only strategic ally. Closer security ties with the U.S. will
also limit the Philippines’ room for diplomatic maneuver in negotiating with
China for an amicable settlement of the territorial row as well as adversely
affecting vibrant Philippine-China trade relations. As a result, the Aquino
administration will have to muster enough political capital to weather the
massive protest and economic fallout that a ubiquitous U.S. strategic
footprint in the Philippines could generate.
|
Nhưng việc thâm nhập chiến lược hơn nữa của Mỹ tại
Philíppin chắc chắn sẽ bị các nhân vật chính trị dân tộc chủ nghĩa và các tổ
chức cánh tả quân sự ở Philíppin phản đối. Chính quyền Aquino cũng sẽ phải
đối mặt với sự bất bình của đa số công chúng do chính phủ phụ thuộc quá nhiều
vào đồng minh chiến lược Mỹ. Hơn nữa, quan hệ an ninh thân thiện hơn với Mỹ
cũng sẽ hạn chế hoạt động ngoại giao của Philíppin trong đàm phán với Trung
Quốc để tìm kiếm một giải pháp cho các cuộc tranh chấp lãnh hải cũng như ảnh
hưởng xấu đến quan hệ thương mại Philíppin- Trung Quốc. Vì vậy Chính quyền
Aquino phải tập hợp sức mạnh chính trị để khắc phục sự phản đối rộng rãi và
các hậu quả kinh tế do sự hiện diện chiến lược của Mỹ ở Philíppin có thể tạo
nên.
|
Conclusion
|
Kết luận
|
Notwithstanding the dismal state of the Philippine
military, the Aquino administration has adopted a delicate balancing policy
toward China. In mid-2011, it decided to pursue a substantial modernization
of the AFP, which at the time was still focused on internal security
operations against domestic insurgent groups. Preoccupied with internal
security and devoid of U.S. military assistance after the withdrawal of the
American forces from the country in 1992, the AFP found itself with no
military capability to confront China’s heavy-handed behavior in the South
China Sea.
|
Tóm lại, bất chấp tình trạng yếu kém của quân đội, chính
quyền Aquino đã thực hiện một chính sách cân bằng với Trung Quốc. Gữa năm
2011, Chính phủ quyết định theo đuổi chương trình hiện đại hóa AFP, đồng thời
tiếp tục chú trọng các hoạt động an ninh nội bộ nhằm chống lại các nhóm nổi
dậy trong nước. Bận tâm với an ninh nội bộ và không có sự hỗ trợ của quân đội
Mỹ sau sự rút lui của các lực lượng Mỹ khỏi nước này vào năm 1992, AFP thấy
mình không có khả năng quân sự để đối đầu với hành vi nặng tay của Trung Quốc
trong Biển Đông.
|
The post-Sept. 11 revitalization of the Philippine-U.S.
alliance has now created the opportunity for the U.S. to assist its ally in
facing up to the China challenge. Currently, the U.S. extends technical,
material and financial assistance to develop the AFP’s capabilities for
maritime surveillance and patrols. In the long run, the U.S. must also help
rid the Philippine defense establishment of the bureaucratic inertia that
inhibits it from assuming the function of territorial defense.
|
Việc khôi phục liên minh Philíppin-Mỹ sau ngày 11/9 đã tạo
ra cơ hội cho Mỹ giúp đỡ đồng minh đối mặt với các thách thức của Trung Quốc.
Hiện nay, Mỹ đang tăng cường hỗ trợ về kỹ thuật, vật liệu và tài chính để
phát triển khả năng của AFP về giám sát và tuần tra trên biển, về lâu dài, Mỹ
cũng phải giúp quân đội Philíppin xóa bỏ tình trạng quan liêu hiện đang hạn
chế chức năng bảo vệ lãnh thổ.
|
Such assistance demands that the AFP incorporate external
defense in its security planning and revamp its defense spending, which
prioritizes personnel expenditures over capital outlay. Furthermore, the U.S.
must also assure the Philippines that it will abide by its treaty obligations
under the 1951 Mutual Defense Treaty in the face of China’s assertive moves
in the South China Sea. Finally, these assurances must also be buttressed by
U.S. resolve to remain the foremost Pacific power far into the second decade
of the 21st century. Both sides have an abiding interest in seeing that their
security partnership continues to expand, in the context of a stable
Asia-Pacific region.
|
Hỗ trợ đó đòi hỏi AFP kết hợp phòng thủ bên ngoài vào kế
hoạch an ninh và cải thiện chi tiêu quốc phòng của mình, trong đó ưu tiên chi
phí nhân viên trên kinh phí chi tiêu. Hơn nữa, Hoa Kỳ cũng phải đảm bảo với Philippines
rằng Hoa Kỳ sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước Hiệp ước Phòng
thủ chung năm 1951 khi đối mặt với động thái quyết đoán của Trung Quốc trong
vùng biển Đông. Cuối cùng, những sự đảm bảo cũng phải được củng cố bởi quyết
tâm của Mỹ nhằm duy trì sức mạnh hàng đầu ở Thái Bình Dương tới thập kỷ thứ
hai của thế kỷ 21. Cả hai bên đều có lợi ích vĩnh cửu trong khi họ chứng kiến
quan hệ đối tác an ninh của họ tiếp tục mở rộng, trong bối cảnh của một khu
vực châu Á-Thái Bình Dương ổn định.
|
http://www.worldpoliticsreview.com/articles/13072/return-to-relevance-the-philippine-u-s-alliance
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, August 8, 2013
Return to Relevance: The Philippine-U.S. Alliance Trở lại can dự: Liên minh Philippines - Hoa Kỳ
Labels:
SOUTH CHINA SEA-BIỂN ĐÔNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn