MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, April 28, 2012

The South China Seasickness Cơn say sóng Biển Đông




The South China Seasickness

Cơn say sóng Biển Đông

By Trefor Moss
April 24, 2012

Tác giả: Trefor Moss
April 24/4/2012

As China, the Philippines and Vietnam argue over the South China Sea the waters are being over fished and polluted. And conflict could be around the corner.

Trong khi Trung Quốc, Philippines và Việt Nam cãi nhau về Biển Đông, thì vùng biển này đang bị khai thác cá thái quá và ô nhiễm. Và xung đột có thể xảy ra đến nơi.

Many citizens of China, the Philippines and Vietnam won’t have heard of the tiny scraps of land in the South China Sea that their governments compete with one another to claim. Certainly, almost none will ever set eyes on them.

Nhiều công dân Trung Hoa, Philippines và Việt Nam sẽ không còn được nghe về mấy mẩu đất tí xíu trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) mà chính quyền của họ tranh nhau đòi chủ quyền. Chắc chắn là, hầu như sẽ không ai để mắt tới chúng.
So are places like Scarborough Shoal, the scene of Beijing and Manila’s latest maritime spat this month, really worth all the aggravation? And whose fault is it that these confrontations, which have the potential to start wars – and at the very least to kill fishermen and sailors – keep on happening?

Vậy những nơi như bãi cạn Scarborough – hiện trường của vụ đụng độ trên biển mới đây nhất giữa Bắc Kinh và Manila tháng này – có đáng để bị quan trọng hóa không? Và ai có lỗi khi những vụ đụng độ đó – vốn dĩ có đầy đủ khả năng để khơi mào chiến tranh và ít nhất thì cũng có thể làm chết ngư dân, thủy thủ – tiếp tục xảy ra?

Tiny, uninhabitable islets like Scarborough Shoal have little value per se, but the resources that surround them have plenty. The islets serve as pins in a map, around which governments can draw dotted lines and claim ownership over everything that lies within.

Những hòn đảo nhỏ xíu, không người ở như bãi Scarborough, tự nó có rất ít giá trị. Nhưng các nguồn tài nguyên bao quanh đó thì lại phong phú. Các đảo giống như những cái kim trên bản đồ, mà các chính phủ có thể vẽ vào xung quanh chúng những đường đứt đoạn và tuyên bố chủ quyền đối với mọi thứ nằm trong đường đứt đoạn đó.

It’s these resources – the food even more, perhaps, than the oil or gas – that make stability in the South China Sea matter.

Chính là những nguồn tài nguyên ấy – có lẽ cái ăn còn quan trọng hơn dầu hay khí đốt – khiến cho sự ổn định trên Biển Đông trở thành vấn đề.

“The urgency is that these areas are being overfished and polluted, and that’s threatening the food supply of millions of people,” says Carlyle Thayer, an Emeritus Professor at the Australian Defence Force Academy who closely follows disputes in the South China Sea. “That’s something these countries have to start taking seriously.”

“Điều khẩn thiết là những khu vực này đang bị đánh bắt cá nhiều quá mức và bị ô nhiễm, và chuyện đó đe dọa nguồn cung thực phẩm của hàng triệu người” – ông Carl Thayer, Giáo sư Danh dự Học viện Quốc phòng Australia, người theo dõi rất sát sao tình hình tranh chấp trên Biển Đông, nói. “Đây là điều mà các nước trong khu vực bắt đầu phải coi là nghiêm trọng”.

Fishing grounds can, of course, be shared, just as undersea energy reserves can be co-developed. But as Thayer points out, marine environments must be managed, as well as shared. If there’s a perception that fishermen from other countries are abusing resources in disputed waters and endangering livelihoods and food supplies, then that will inevitably trigger an angry response from the other claimants.

Tất nhiên, ngư trường có thể được chia sẻ, cũng như các nguồn năng lượng ngầm dưới biển có thể được khai thác chung. Nhưng như ông Thayer chỉ ra, môi trường biển phải được quản lý cũng như chia sẻ. Nếu có quan niệm rằng ngư dân từ các nước khác đang tận khai thác tài nguyên trong vùng biển tranh chấp, đe dọa sinh kế và nguồn cung cấp thực phẩm (của dân nước mình – ND) thì quan niệm ấy tất yếu sẽ đưa đến phản ứng giận dữ từ các quốc gia cũng có yêu sách chủ quyền khác.

So putting an end to the South China Sea disputes is important from a security perspective. But it’s also important from a food security perspective. As things stand, the South China risks a textbook “tragedy of the commons,” the destruction of common resources over which no single authority has control.

Do đó, chấm dứt tranh chấp Biển Đông là rất quan trọng, nhìn từ khía cạnh an ninh. Mà nhìn từ khía cạnh an toàn thực phẩm thì cũng quan trọng không kém. Như tình hình hiện nay cho thấy, khu vực Đông Nam Á có nguy cơ gặp phải “bi kịch của mảnh đất công”, tức là sự phá hoại các tài nguyên chung mà không một chính quyền riêng lẻ nào kiểm soát


(“tragedy of the commons”, thuật ngữ kinh tế học chỉ hiện tượng các tài sản chung được sử dụng tự do dẫn tới hậu quả là bị khai thác cạn kiệt – cha chung không ai khóc - ND).

In addition, Thayer points out that oil licenses will be granted in the near future, potentially causing further upset. And all this comes as most of the interested parties are investing in their navies and, in China’s case, in paramilitary maritime agencies. “The South China Sea bathtub is being filled up more and more by Chinese control vessels, and by other countries’ patrol vessels and submarines,” he says.

Thêm vào đó, ông Thayer chỉ ra rằng trong tương lai gần, sẽ có chuyện cấp giấy phép khai thác dầu, và điều này tiềm ẩn nguy cơ gây xáo trộn nhiều hơn. Tất cả đều xuất hiện vào thời điểm phần lớn các bên liên quan đều đang đầu tư vào hải quân, và trong trường hợp Trung Quốc thì còn là đầu tư vào các lực lượng bán quân sự trên biển. “Cái bồn tắm Biển Đông ngày càng đông nghẹt tàu kiểm soát của Trung Quốc, và tàu tuần tra, tàu ngầm của các nước khác” – Thayer nói.

This approaching spike in contestation makes it all the more important that a solution be found now, and the diplomatic activity of the past year suggests that one is attainable. ASEAN has been China’s main interlocutor on South China Sea issues, and Beijing made an important goodwill gesture last November when it put up $475 million to create a China-ASEAN Maritime Co-operation Fund. Several ASEAN-China expert working groups are also now in place.

Cách tiếp cận gay gắt trong tranh luận như thế này khiến cho việc phải có một giải pháp lúc này càng quan trọng hơn, và hoạt động ngoại giao trong năm qua cho thấy rằng có thể đạt được một giải pháp như vậy. ASEAN đã và đang là bên đối thoại chính với Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông, và Bắc Kinh cũng đã có một cử chỉ thiện chí quan trọng vào tháng 11 năm ngoái khi họ bỏ ra 475 triệu USD để xây dựng một Quỹ Hợp tác Hàng hải Trung Quốc-ASEAN. Vài nhóm làm việc cấp chuyên gia ASEAN-Trung Quốc cũng đang bắt đầu hoạt động.

The key process of 2012 is the drafting of a Code of Conduct (COC) governing behavior in the South China Sea – and envisaged as being more far-reaching than the existing Declaration of Conduct (DOC). Crucially, ASEAN is writing the new code. The association is due to present China with its proposals in July, and Beijing will be under political pressure to accept the ASEAN formula, rather than appear domineering by rejecting the plan. The existing process also excludes the United States, which is to China’s liking. Furthermore, “China has Cambodia in the box seat at the moment [as ASEAN chair],” adds Thayer.

Công việc chính của năm 2012 là soạn thảo Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) điều chỉnh hành vi ứng xử trên Biển Đông – được dự kiến là có thể áp dụng sâu rộng hơn bản Tuyên bố về Cách ứng xử (DOC) hiện nay. Quan trọng nhất là, ASEAN đang viết bộ quy tắc mới đó. Hiệp hội này sẽ trình các đề xuất của mình cho Trung Quốc vào tháng 7 tới, và Bắc Kinh sẽ chịu áp lực chính trị là phải chấp nhận công thức ASEAN đưa ra, thay vì tỏ ra độc đoán, bác bỏ kế hoạch. Tiến trình hiện tại cũng gạt bỏ sự hiện diện của Mỹ, điều này làm Trung Quốc hài lòng. Hơn thế nữa, “Trung Quốc đã có lợi thế Campuchia [làm chủ tịch ASEAN] vào thời điểm này” – ông Thayer nói thêm.


If the idea of giving ASEAN ownership of the drafting process was to produce a robust agreement, then it doesn’t appear to be working out that way. Whether China is deliberately undermining the drafting process, or whether some ASEAN members are simply too timid to risk crossing Beijing by making the new rules too tough, the COC is in danger of falling short.


Giả sử ý tưởng trao cho ASEAN quyền kiểm soát quá trình soạn thảo bộ quy tắc là nhằm mục đích tạo ra được một thỏa thuận thẳng thắn, thì có vẻ như điều đó đang không diễn ra. Cho dù Trung Quốc đang cố ý phá hoại tiến trình soạn thảo, hay là các thành viên ASEAN chỉ đơn giản là nhát quá, không dám liều qua mặt Trung Quốc bằng việc viết ra các quy tắc ứng xử quá nghiêm khắc, thì COC cũng đang có nguy cơ sẽ thiếu sót nhiều.

“The issue is that [the countries involved] say, ‘Let’s agree not to interfere when it’s someone else’s waters, but we don’t know who owns what’,” observes Thayer. “You need to have either EEZs or co-operative zones, but we aren’t seeing co-operation in these areas.”

“Vấn đề là [các nước có liên quan] đã nói, ‘Chúng ta hãy nhất trí sẽ không can thiệp nếu đây là vùng biển của nước khác, nhưng chúng ta không biết ai sở hữu cái gì’” – ông Thayer quan sát. “Cần phải có hoặc là EEZ, hoặc là vùng khai thác chung, nhưng chúng ta lại không nhìn thấy hợp tác ở những khu vực này”.

The Philippines has attempted to address this point, with President Benigno Aquino promoting the concept of the South China Sea as a “Zone of Peace, Freedom, Friendship and Cooperation.”

Philippines đã cố gắng giải quyết điểm này, với việc Tổng thống Benigno Aquino thúc đẩy khái niệm Biển Đông là một “Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác”.

“What is ours is ours, and with what is disputed, we can work towards joint cooperation,” Aquino suggested. In the Philippine conception of the COC, sovereignty issues would therefore be set aside, and rules of the road laid out to establish a modus vivendi in the South China Sea’s grey areas.


“Cái gì của chúng ta là của chúng ta, còn với cái gì đang tranh chấp, chúng ta có thể hành động để đưa đến khai thác chung” – Aquino đề nghị. Do đó, trong quan niệm của Philippines về COC, vấn đề chủ quyền cần được đặt sang một bên, còn các quy tắc về lộ trình thì cần được đưa ra để thiết lập một tạm ước cho các vùng xám (tức vùng tranh chấp – ND) của Biển Đông.


Would China agree to go along with such an arrangement?

Liệu Trung Quốc có đồng ý đi theo một thỏa thuận như thế không?

Beijing’s resolve may not even be tested, with other ASEAN members highly equivocal about setting a precedent that grants special status to disputed territories. In other words, they are unable to set sovereignty aside in these few specific areas, even in the interests of maintaining regional stability.

Có lẽ ý định của Trung Quốc thậm chí còn không được kiểm chứng, còn các nước ASEAN thì rất lập lờ nước đôi về việc tạo ra một tiền lệ có thể đưa đến quy chế đặc biệt cho các vùng biển bị tranh chấp chủ quyền. Nói cách khác, họ không thể đặt sang một bên vấn đề chủ quyền ở số ít ỏi vùng tranh chấp này, thậm chí, kể cả khi điều đó là để gìn giữ ổn định khu vực.

China has its own issues to attend to, the most pressing being the tangle of paramilitary naval agencies – of which China has at least five – that currently police the South China Sea. “This incident [at Scarborough Shoal] raises the question of whether China is a unitary actor,” says Thayer, with reference to the unprecedented response of the China Maritime Surveillance agency, which dispatched two vessels to the Shoal, thus beginning the stand-off with the Philippine Navy’s flagship. “Clearly, there are independent actors trying to do their own thing,” he says. Senior People’s Liberation Army figures have already publicly discussed the need to stand up a national coast guard to bring all these different maritime actors into line. Beijing should press ahead with this structural reform if it wants to take firm control over South China Sea policy.


Trung Quốc có những vấn đề riêng để phải chú tâm, trong đó căng nhất là cái khối hỗn loạn các lực lượng bán quân sự. Trung Quốc có ít nhất 5 lực lượng bán quân sự hải quân hiện đang giám sát Biển Đông. “Vụ việc [ở bãi cạn Scarborough] đặt ra vấn đề liệu Trung Quốc có phải một khối nhất thể hay không” – ông Thayer nói và đề cập tới phản ứng chưa từng có tiền lệ của cơ quan Hải giám Trung Hoa. Cơ quan này đã điều hai tàu đến bãi cạn Scarborough, và thế là bắt đầu đụng độ với tàu hải quân mang cờ Philippines. “Rõ ràng, có những lực lượng độc lập đang tìm cách tự làm việc của họ” – ông nói. Những nhân vật cao cấp trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã vừa công khai thảo luận về sự cần thiết phải có một cơ quan quốc gia bảo vệ bờ biển, để đưa tất cả các cơ quan khác nhau về hàng hải về một mối. Bắc Kinh nên thúc đẩy việc tái cơ cấu này, nếu họ muốn kiểm soát chặt chẽ chính sách Biển Đông của mình.

Keeping fishermen out of sensitive waters is also important – though difficult to enforce, both practically and politically. “Fishermen go where the fish are,” Thayer says. “And can China politically rein in the fishermen and stop them going to places that textbooks say are Chinese islands?”


Không cho ngư dân đi vào các vùng biển nhạy cảm cũng là một việc quan trọng, mặc dù khó thực thi cả trên thực tiễn lẫn về mặt chính trị. “Cá ở đâu là ngư dân theo đó” – ông Thayer nói. “Và đứng ở giác độ chính trị mà nói, liệu Trung Quốc có thể kiềm chân ngư dân, không cho họ đi vào những vùng biển mà sách giáo khoa bảo là đảo của Trung Quốc, hay không?”.

The best incentive that China could have for taking its maritime agencies and fishing fleets in hand would be the inception of a robust COC. The onus for this is on ASEAN. It’s worth remembering that ASEAN is in theory moving towards the implementation of a new ASEAN Political-Security Community in 2015, by which time ASEAN is supposed to speak with one voice on security issues. If the ASEAN members can resolve to speak with one voice on the South China Sea, then China-ASEAN confrontations, far from becoming more frequent and more dangerous, should grow rarer and easier to manage.

Động lực tốt nhất mà Trung Quốc có thể có dành cho các cơ quan hàng hải và đội tàu cá của họ là phải bắt đầu có được một Bộ Quy tắc Ứng xử có hiệu lực. Nhiệm vụ này rơi vào ASEAN. Cần nhớ rằng trên lý thuyết, ASEAN đang đi tới việc xây dựng một Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN mới vào năm 2015. Từ nay cho tới lúc đó, ASEAN phải có tiếng nói thống nhất về các vấn đề an ninh. Nếu các thành viên ASEAN có thể quyết tâm chỉ phát biểu một quan điểm thống nhất về chuyện Biển Đông, thì khi đó, đối đầu Trung Quốc-ASEAN sẽ không còn thường xuyên và nguy hiểm nữa, mà sẽ ít xảy ra hơn và dễ giải quyết hơn.

If ASEAN fails in its duty to draft a meaningful code, then it’s naïve to think that Chinese and Vietnamese and Philippine ships will continue to face off peaceably in the South China Sea’s anarchic waters. “They aren’t just going to keep meeting each other eye to eye and then walk away,” concludes Thayer. “At some point there has to be friction or violence.”

Nếu ASEAN không hoàn thành được nhiệm vụ soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử có ý nghĩa, thì sẽ là ngây thơ nếu tưởng rằng tàu Trung Quốc, tàu Việt Nam và tàu Philippines sẽ tiếp tục đối đầu với nhau một cách ôn hòa trên những vùng biển vô chính phủ của Biển Đông. “Họ sẽ không đến đó chỉ để nhìn vào mắt nhau và bỏ đi” – ông Thayer kết luận. “Cuối cùng thì sẽ có sự sợ hãi hoặc bạo lực xảy ra”.


Translated by Thủy Trúc



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn