|
|
China's dilemma:
power vs freedom
|
Thế lưỡng nan của
Trung Quốc: quyền lực hay tự do?
|
By James A Dorn
|
James A Dorn
|
Apr 25, 2012
|
25-4-2012
|
In a recent survey of nearly 6,000 high-income, college-educated
individuals in 25 countries, the Edelman Trust Barometer found that 43%
trusted government institutions. In the United States that figure was 45%,
while in China it was 75%. The fact that more of the "informed
public" in China trust government than in the United States may seem
puzzling.
|
Trong một khảo sát gần đây đối với gần 6.000 cá nhân tốt
nghiệp đại học, thu nhập cao, ở 25 quốc gia, Edelman Trust Barometer phát
hiện thấy 43% tin tưởng vào các định chế của chính phủ. Ở Mỹ, con số này là
45%, còn ở Trung Quốc là 75%. Việc nhiều người trong “cộng đồng có thông tin”
ở Trung Quốc lại tin tưởng vào chính quyền hơn ở Mỹ nghe ra có vẻ khó hiểu.
|
America has a constitution that limits the power of
government and protects individual rights; China has no genuine rule of law,
a one-party state, and weak or nonexistent protection of human rights. How
can successful people in China have greater trust in government than those in
America?
|
Mỹ có một bản hiến pháp giới hạn quyền lực của chính quyền
và bảo vệ quyền công dân; Trung Quốc thì không hề có nền pháp quyền thực sự,
là nhà nước độc đảng với cơ chế bảo vệ dân quyền rất yếu, hoặc là không có.
Làm sao mà những người thành đạt ở Trung Quốc lại có thể tin tưởng vào chính
quyền nhiều hơn người thành đạt ở Mỹ?
|
The answer is simple: in China the surest path to riches
is through power; in America it is through freedom. The all-encompassing hold
on political power by the Chinese Communist Party (CCP) and its control of
the commanding heights of the economy mean that those who hold power are
privileged in the race to the top of the economic ladder. Even with more than
three decades of economic reform, political reform has seriously lagged.
|
Câu trả lời rất đơn giản: Ở Trung Quốc, con đường chắc
chắn nhất để làm giàu là thông qua quyền lực; ở Mỹ là thông qua tự do. Việc
Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) nắm toàn bộ quyền lực chính trị và kiểm soát
những đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế chứng tỏ rằng ai nắm quyền sẽ được ưu
đãi hơn trong cuộc đua tranh tới vị trí cao trên những nấc thang kinh tế.
Thậm chí, sau hơn ba thập niên cải cách kinh tế, cải cách chính trị đã thụt
lùi nghiêm trọng.
|
There is no independent judiciary to safeguard rights to
life, liberty, and property. State-owned banks lend to state-owned
enterprises, all of which are run by the party elite. Asking the
"princelings" if they trust government is like asking children if they
like candy. If the Edelman Trust Barometer had asked ordinary Chinese whether
they trusted government institutions, their answer, if they were free to
express themselves, would be an emphatic "no!"
|
Không có tư pháp độc lập để bảo vệ quyền sống, tự do, và
tài sản. Các ngân hàng quốc doanh đem tiền cho khối doanh nghiệp quốc doanh
vay; tất cả những doanh nghiệp đó đều do cán bộ cao cấp trong đảng điều hành.
Hỏi các “thái tử” xem họ có tin chính quyền không thì cũng giống như hỏi trẻ
con có thích kẹo không. Nếu Edelman Trust Barometer đi hỏi người dân thường
Trung Quốc xem họ có tin vào các định chế của chính phủ hay không, thì câu
trả lời của họ – nếu họ được tự do biểu đạt – sẽ là dứt khoát: “Không!”.
|
There are some independent thinkers in China who recognize
that the inequality of wealth is due to the inequality of power. As long as
the CCP holds a monopoly on power, economic life will be politicized and
corruption will be pervasive. Deng Xiaoping was willing to allow people to
get rich and began to move China toward greater economic freedom in 1978, but
there has not been sufficient progress on limiting the power of government.
|
Một số học giả độc lập ở Trung Hoa thừa nhận sự bất bình
đẳng về tài sản là do bất bình đẳng về quyền lực. Chừng nào CCP còn độc chiếm
quyền lực, chừng đó đời sống kinh tế còn bị chính trị hóa và tham nhũng còn
hoành hành. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã rất nhiệt tình cho phép người dân làm
giàu, và đã thúc đẩy Trung Quốc đi đến tự do kinh tế nhiều hơn, nhưng cho đến
nay, chưa có nhiều tiến bộ trong việc hạn chế quyền lực của nhà nước.
|
China's dilemma is that if the CCP wants to improve the
quality of life, it must allow greater freedom of choice, but that will
threaten its monopoly on power - thus the struggle between power and freedom.
Ai Weiwei, perhaps China's most famous dissident, aptly notes, "In a
society like this there is no negotiation, no discussion, except to tell you
that power can crush you."
|
Thế lưỡng nan của Trung Quốc là, nếu CCP muốn nâng cao
chất lượng sống, họ sẽ phải cho người dân có nhiều quyền tự do lựa chọn hơn,
nhưng điều ấy lại sẽ đe dọa độc quyền quyền lực của họ – do vậy mà có một
cuộc tranh đấu giữa quyền lực và tự do. Ngải Vị Vị (Ai Weiwei), có lẽ là nhà
bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Trung Quốc, từng viết một cách khôn ngoan
rằng: “Trong một xã hội như thế này, không có thương lượng, không có thảo
luận, trừ phi để nói với bạn rằng quyền lực sẽ đè chết bạn”.
|
What China needs most is not democracy but limited
government and the rule of law. That is why Mao Yushi founded The Unirule
Institute of Economics in Beijing in 1993, to promote what Nobel Laureate
economist F. A. Hayek called "the constitution of liberty." On May
4, Mao will be the first Chinese scholar to receive the prestigious Milton
Friedman Prize for Advancing Liberty, awarded every two years by the Cato
Institute in Washington, D.C. (It is uncertain whether he will be allowed to
attend.)
|
Điều mà Trung Quốc cần nhất không phải là dân chủ mà là
một chính quyền bị hạn chế bớt, và một nền pháp trị. Đó là lý do tại sao Mao
Vu Thức (Mao Yushi) thành lập Viện Kinh tế học Unirule tại Bắc Kinh vào năm
1993, để thúc đẩy cái mà nhà kinh tế học được giải Nobel, F.A. Hayek, từng
gọi là “hiến pháp của tự do”. Vào ngày 4-5 tới đây, Mao sẽ là học giả Trung
Quốc đầu tiên nhận giải thưởng danh tiếng Milton Friedman Vì Tự do, trao hai
năm một lần, bởi Viện Cato ở Washington D.C. (Chưa biết liệu ông có được phép
tham dự lễ trao giải hay không).
|
Like Lao Tzu, China's first liberal, Mao Yushi understands
that harmony - both social and economic - emerges from freedom under just
rules, not from orders from above. Lao Tzu wisely counseled, "When the
government is too intrusive, people lose their spirit. Act for the people's
benefit. Trust them; leave them alone."
|
Giống như Lão Tử, nhà tư tưởng tự do đầu tiên của Trung
Quốc, Mao Vu Thức hiểu rằng sự hài hòa – cả về xã hội lẫn kinh tế – xuất phát
từ tự do theo luật pháp và chỉ theo luật pháp mà thôi, không phải theo mệnh
lệnh từ trên. Lão Tử dạy rằng: “Trị dân thì cứ theo đạo, theo tự nhiên, mà để
cho dân tự nhiên phát triển theo thiên tính, đừng can thiệp vào”
|
|
(“When the
government is too intrusive, people lose their spirit. Act for the people’s
benefit. Trust them; leave them alone” – dịch sát nghĩa từ tiếng Anh là “khi
chính quyền can thiệp quá sâu, người dân mất tinh thần. Hãy hành động vì lợi
ích nhân dân. Hãy tin họ; hãy để mặc họ” – ND).
|
The principle of wu wei (nonintervention) recognizes that
people should be free to choose and be held accountable. With free private
markets - in resources, goods, and ideas - mistakes tend to be corrected more
rapidly than under central planning, minimizing the risk of large errors. As
such, the quality of life tends to improve continuously.
|
Nguyên lý vô vi (wu wei, không can thiệp) công nhận rằng
mọi người phải được tự do lựa chọn và tự chịu trách nhiệm. Trong thị trường
tư nhân tự do – về nguồn lực, về hàng hóa, và ý tưởng – các sai lầm có khuynh
hướng được sửa chữa nhanh chóng hơn là dưới chế độ kế hoạch hóa tập trung, và
giảm thiểu rủi ro phạm phải sai lầm lớn. Nhờ đó, chất lượng sống có khuynh
hướng được cải thiện không ngừng.
|
Since rights to life, liberty, and property reside in
individuals and the legitimate function of government is to protect those
rights, a just government depends on the trust of the people. Even an emperor
can lose the "mandate of heaven" if he violates that trust.
Mao Yushi has had the courage to criticize the morality of
the Chinese legal system and to question the legacy of Mao Zedong, saying
that Mao was not a god and he should be held accountable for the deaths of
tens of millions of people during the Great Famine (1958-61) and the Cultural
Revolution (1966-76).
|
Do quyền sống, tự do, và tài sản là quyền tự thân của mỗi
cá nhân và chức năng chính đáng của chính quyền là bảo vệ những quyền đó, nên
một chính quyền công chính tồn tại nhờ vào niềm tin của người dân. Ngay cả
hoàng đế cũng có thể đánh mất “mệnh trời” nếu ông ta xâm phạm vào niềm tin
đó. Mao Vu Thức đã can đảm phê phán đạo đức của hệ thống pháp lý Trung Quốc
và đặt lại vấn đề về huyền thoại Mao Trạch Đông. Ông nói rằng Mao Trạch Đông
chẳng phải là Chúa trời và phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục
triệu người trong nạn đói khủng khiếp 1958-1961, trong Cách mạng Văn hóa
(1966-1976).
|
Premier Wen Jiabao has called for political reform and
further economic liberalization, but under his leadership little progress has
occurred. His rebuke and purging of Bo Xilai, former party chief of
Chongqing, reveals a growing struggle for power between liberals and
hardliners. In 2010, Xi Jinping, who is expected to become China's next
president later this year, congratulated Bo for his "Red Culture
Campaign" designed to stir up popular support for the so-called
Chongqing model of development. That model is more state-led than market-led,
and the effects of corruption are now becoming evident.
|
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã kêu gọi cải cách chính trị và tự
do hóa kinh tế nhiều hơn nữa, nhưng dưới sự lãnh đạo của ông ta, không mấy
tiến bộ xuất hiện. Việc ông khiển trách và cách chức Bạc Hy Lai, cựu bí thư
thành ủy Trùng Khánh, cho thấy một cuộc đấu đá tranh giành quyền lực ngày
càng mạnh giữa phái tự do và phái bảo thủ. Năm 2010, Tập Cận Bình – người
được dự báo là sẽ trở thành chủ tịch nước vào cuối năm nay – chúc mừng Bạc về
“Chiến dịch Văn hóa Đỏ” của Bạc, được tiến hành nhằm vận động sự ủng hộ của
quần chúng đối với cái gọi là mô hình phát triển Trùng Khánh. Mô hình này do
nhà nước chứ không phải thị trường dẫn dắt, và tác động của tham nhũng đến
giờ đã rõ ràng.
|
State capitalism is consistent with the party's power but
not with the quest for a "harmonious society." Top-down planning
requires obedience; freedom is seen as dangerous. China needs spontaneous harmony,
not forced harmony. In China, the wealthy class is largely the privileged
political class-and with a single powerful party one either gets in line or
tries to exit the country.
|
Chủ nghĩa tư bản nhà nước là cái tương thích với với quyền
lực của đảng, nhưng không đi cùng với khát vọng về một “xã hội hài hòa”. Việc
hoạch định chính sách theo kiểu dội từ trên xuống đòi hỏi dưới phải phục tùng
trên; tự do bị xem là nguy hiểm. Trung Quốc cần sự hài hòa tự nhiên, chứ
không phải thứ hài hòa do cưỡng ép. Ở Trung Quốc, tầng lớp giàu có chủ yếu là
tầng lớp được hưởng đặc quyền về chính trị, và với cơ chế độc đảng, người ta
chỉ có thể hoặc là đứng vào hàng, hoặc là bỏ nước ra đi.
|
The attempt to exit China's "big government, small market"
system is seen in the increase in visa applications by wealthy Chinese: from
2007 to 2011, the number of applications for investment immigration visas to
the United States grew by 1,000 %. Those who can afford to invest at least $1
million in the United States want to leave China because they are uncertain
about the future, especially the security of their assets due to government
corruption and the lack of a transparent legal system that protects property
rights. They also want their children to be independent thinkers. One entrepreneur
simply says, "The problem is that government power is too great."
|
Nỗ lực vượt ra khỏi hệ thống “chính quyền to, thị trường
nhỏ” của Trung Quốc được xem là đang gia tăng, căn cứ vào số đơn xin thị thực
(visa) của những người giàu: Từ năm 2007 tới năm 2011, số đơn xin visa nhập
cư để đầu tư vào Mỹ đã tăng 1000%. Người nào có thể đầu tư ít nhất 1 triệu
USD vào Mỹ đều muốn đi khỏi Trung Quốc, bởi vì họ không chắc chắn được về
tương lai, nhất là về độ an toàn của tài sản, do nạn tham nhũng của chính
quyền và do sự thiếu vắng một hệ thống pháp lý minh bạch, bảo vệ quyền sở
hữu. Họ cũng muốn con cái họ được độc lập về tư duy. Một doanh nhân nói giản
dị: “Vấn đề là quyền lực của nhà nước to quá”.
|
Being skeptical of big government is the right attitude.
The US constitution was designed to limit the size and scope of government
and to allow people to pursue their own happiness under a just system of law.
"The sum of good government," wrote Thomas Jefferson, is "a
wise and frugal Government, which shall restrain men from injuring one
another, shall leave them otherwise free to regulate their own pursuits of
industry and improvement, and shall not take from the mouth of labor the
bread it has earned."
|
Không tin tưởng vào một chính quyền lớn, đó là một thái độ
đúng. Hiến pháp Mỹ được soạn thảo nhằm giới hạn kích thước, quy mô của chính
quyền, và nhằm giúp người dân mưu cầu hạnh phúc theo một hệ thống luật pháp
công bằng. “Tóm lại, chính quyền tốt” – Thomas Jefferson viết – là “một chính
quyền khôn ngoan và tiết kiệm, ngăn ngừa người dân làm hại lẫn nhau, còn thì
để họ tự do điều tiết việc họ theo đuổi nghề nghiệp và phát triển; và không
cướp khỏi miệng người lao động cái bánh mì mà họ vừa kiếm được”.
|
The United States could best teach China by adhering to
the principles of a liberal order that rests on non-intervention and freedom
under the law of the constitution. The challenge for both China and America
is to recognize that rights reside in the people, that those rights are not
positive welfare rights - to "do good" with other people's money -
but equal rights to be left alone to pursue happiness.
|
Mỹ có thể giáo dục Trung Quốc tốt nhất bằng cách tuân thủ
các nguyên tắc về trật tự tự do, trên cơ sở không can thiệp, tự do hành động
theo hiến pháp. Khó khăn đối với cả Trung Quốc và Mỹ là phải công nhận rằng
quyền ấy đã nằm trong mỗi con người, quyền ấy không phải là quyền tích cực về
tài sản – làm “điều tốt” bằng tiền của người khác – mà là quyền bình đẳng
trong việc được tự do mưu cầu hạnh phúc.
|
|
|
The right balance between freedom and power is the test of
good government. Without the free flow of ideas and competition, the voices
of the Chinese people will be lost, and exit will be difficult but
attractive.
|
Sự cân bằng hợp lý giữa tự do và quyền lực là phép thử đối
với một chính quyền tốt. Nếu không có dòng tư tưởng và cạnh tranh tự do,
tiếng nói của người dân Trung Quốc sẽ bị bỏ quên, và bỏ nước ra đi sẽ là một
việc khó khăn nhưng hấp dẫn.
|
James A Dorn is a
China specialist at the Cato Institute in Washington, DC and editor of China
in the New Millennium.
|
Tác giả: James A
Dorn là chuyên gia Trung Quốc học ở Viện Cato, Washington D.C., biên tập viên
của tờ Trung Quốc Thiên niên kỷ mới.
|
|
Translated by Thủy
Trúc
|
|
|
http://www.atimes.com/atimes/China/ND25Ad01.html
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, April 28, 2012
China's dilemma: power vs freedom Thế lưỡng nan của Trung Quốc: quyền lực hay tự do?
Labels:
CHINA-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn