MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, January 28, 2012

I, Pencil Tôi Là Cây Bút Chì



I, Pencil *

Tôi Là Cây Bút Chì[*]

Leonard E. Read (1898-1983) founded FEE in 1946 and served as its president until his death.

"I, Pencil," his most famous essay, was first published in the December 1958 issue of The Freeman. Although a few of the manufacturing details and place names have changed over the past forty years, the principles are unchanged.

* My official name is "Mongol 482." My many ingredients are assembled, fabricated, and finished by Eberhard Faber Pencil Company.

Leonard E. Read (1898-1983) thành lập Tổ chức Giáo dục Kinh tế (Foundation for Economic Education-FEE) năm 1946 và làm chủ tịch của tổ chức này cho đến khi qua đời. FEE là một trong những trung tâm nghiên cứu tự do (think tank) đầu tiên của Mỹ.

"Tôi, Cây Bút Chì," tiểu luận nổi tiếng nhất của ông, được ấn hành tháng 12, 1958 trong tạp chí Người Tự Do. Dù có một vài những thay đổi trong cách thức và nơi sản xuất bút chì, những nguyên tắc trong bài này vẫn không đổi.

[*] Tên chính thức của tôi là Mongol 482. Những bộ phận tạo nên tôi được lắp ráp, chế tạo, và hoàn tất tại xưởng của Công ty Bút chì Eberhard Faber (công ty sản xuất bút chì nổi tiếng trên thế giới; được thành lập tại Đức năm 1922, được công ty Faber-Castell (Mỹ) mua lại năm 1994, và sau trở thành một bộ phận của công ty PaperMate của Mỹ).

Introduction,

by Milton Friedman

Leonard Read's delightful story, "I, Pencil," has become a classic, and deservedly so. I know of no other piece of literature that so succinctly, persuasively, and effectively illustrates the meaning of both Adam Smith's invisible hand—the possibility of cooperation without coercion—and Friedrich Hayek's emphasis on the importance of dispersed knowledge and the role of the price system in communicating information that "will make the individuals do the desirable things without anyone having to tell them what to do."

We used Leonard's story in our television show, "Free to Choose," and in the accompanying book of the same title to illustrate "the power of the market" (the title of both the first segment of the TV show and of chapter one of the book). We summarized the story and then went on to say:

"None of the thousands of persons involved in producing the pencil performed his task because he wanted a pencil. Some among them never saw a pencil and would not know what it is for. Each saw his work as a way to get the goods and services he wanted—goods and services we produced in order to get the pencil we wanted. Every time we go to the store and buy a pencil, we are exchanging a little bit of our services for the infinitesimal amount of services that each of the thousands contributed toward producing the pencil.

"It is even more astounding that the pencil was ever produced. No one sitting in a central office gave orders to these thousands of people. No military police enforced the orders that were not given. These people live in many lands, speak different languages, practice different religions, may even hate one another—yet none of these differences prevented them from cooperating to produce a pencil. How did it happen? Adam Smith gave us the answer two hundred years ago."

"I, Pencil" is a typical Leonard Read product: imaginative, simple yet subtle, breathing the love of freedom that imbued everything Leonard wrote or did. As in the rest of his work, he was not trying to tell people what to do or how to conduct themselves. He was simply trying to enhance individuals' understanding of themselves and of the system they live in.

That was his basic credo and one that he stuck to consistently during his long period of service to the public—not public service in the sense of government service. Whatever the pressure, he stuck to his guns, refusing to compromise his principles. That was why he was so effective in keeping alive, in the early days, and then spreading the basic idea that human freedom required private property, free competition, and severely limited government.

Professor Friedman, the 1976 Nobelist in Economic Science, is Senior Research Fellow at the Hoover Institution, Stanford, California.


I, Pencil

Tôi là cây bút chì

My Family Tree as told to Leonard E. Read

I am a lead pencil—the ordinary wooden pencil familiar to all boys and girls and adults who can read and write.*

Gia phả của Tôi theo Lời kể của Leonard E. Read

Tôi là một cây bút chì--một cây bút chì bằng gỗ, tầm thường và quen thuộc với những em học sinh và người lớn biết đọc và biết viết.

Writing is both my vocation and my avocation; that's all I do. You may wonder why I should write a genealogy. Well, to begin with, my story is interesting. And, next, I am a mystery—more so than a tree or a sunset or even a flash of lightning. But, sadly, I am taken for granted by those who use me, as if I were a mere incident and without background. This supercilious attitude relegates me to the level of the commonplace. This is a species of the grievous error in which mankind cannot too long persist without peril. For, the wise G. K. Chesterton observed, "We are perishing for want of wonder, not for want of wonders."

Viết vừa là nghề chính vừa là nghề phụ và là thú vui của tôi. Đó là những việc tôi làm. Có thể bạn đang thắc mắc là tại sao tôi lại viết về gia phả của mình. Xem nào, để bắt đầu, phải nói là câu chuyện đời tôi là một chuyện rất thú vị. Và thứ nữa, tôi là một bí ẩn--còn bí ẩn hơn cả một cái cây hay một buổi hoàng hôn, hay ngay cả một tia chớp. Nhưng, buồn thay, những người dùng tới tôi vẫn thản nhiên sử dụng và chẳng buồn tìm hiểu nguồn gốc của tôi như thế nào, cứ như thể sự hiện hữu của tôi chỉ là một tình cờ ngẫu nhiên và chẳng có căn nguyên chi hết. Cái thái độ rẻ rúng ấy đẩy tôi xuống hạng những đồ vật hạng xoàng. [Nhưng] Đó là một loại sai lầm khủng khiếp mà nhân loại không thể tồn tại lâu dài được mà không gặp nguy hiểm. Lý do là vì, như nhà thông thái G. K. Chesterton đã nói: "Chúng ta bị héo tàn đi vì thiếu sự tò mò, chứ không phải vì thiếu những điều kỳ diệu."

I, Pencil, simple though I appear to be, merit your wonder and awe, a claim I shall attempt to prove. In fact, if you can understand me—no, that's too much to ask of anyone—if you can become aware of the miraculousness which I symbolize, you can help save the freedom mankind is so unhappily losing. I have a profound lesson to teach. And I can teach this lesson better than can an automobile or an airplane or a mechanical dishwasher because—well, because I am seemingly so simple.

Tôi, Cây Bút Chì, dù có bề ngoài đơn giản, đáng để cho các bạn phải kinh ngạc, vâng, đó là điều mà tôi sẽ cố thuyết phục các bạn. Thực ra, nếu bạn có thể hiểu tôi--không, đối với nhiều người, đây quả là một đòi hỏi quá đáng--hay nếu bạn có thể cảm nhận sự huyền diệu được hình tượng hóa qua bản thân tôi, thì bạn có thể giúp cho nhân loại bảo vệ được sự tự do đang bị mất dần đi. [Cuộc đời tôi] là một bài học thâm thúy. Và bản thân tôi có thể dạy bài học này hay hơn một chiếc xe hơi hay một cái máy bay, hay một cái máy rửa chén, bởi vì, thực ra, tôi có một bề ngoài đơn giản.

Simple? Yet, not a single person on the face of this earth knows how to make me. This sounds fantastic, doesn't it? Especially when it is realized that there are about one and one-half billion of my kind produced in the U.S.A. each year.

Pick me up and look me over. What do you see? Not much meets the eye—there's some wood, lacquer, the printed labeling, graphite lead, a bit of metal, and an eraser.

Đơn giản? Đúng thế! Nhưng tôi dám cá là không có một cá nhân nào trên trái đất này biết cách chế tạo ra tôi. Nói nghe có vẻ lập dị, phải không các bạn? Nhất là khi ta thấy có vào khoảng một tỷ rưỡi cây bút chì được chế tạo hàng năm tại nước Mỹ.

Xin bạn hãy cầm tôi lên và ngắm nghía xem. Bạn thấy gì nào? Chẳng có gì hấp dẫn đôi mắt cả--một chút gỗ, chút sơn, cái nhãn hiệu, than chì, chút kim loại, và một cục tẩy.

Innumerable Antecedents

Just as you cannot trace your family tree back very far, so is it impossible for me to name and explain all my antecedents. But I would like to suggest enough of them to impress upon you the richness and complexity of my background.

Vô số tiền nhân

Nếu như bạn không thể truy nguyên gia phả của bạn từ nhiều đời trước, thì đó cũng là điều bất khả cho tôi để kể tên và giải thích tất cả những tiền nhân của mình. Nhưng tôi cũng cố kể ra một số đủ để lấy le với bạn về cuộc đời phong phú và phức tạp của tôi.

My family tree begins with what in fact is a tree, a cedar of straight grain that grows in Northern California and Oregon. Now contemplate all the saws and trucks and rope and the countless other gear used in harvesting and carting the cedar logs to the railroad siding. Think of all the persons and the numberless skills that went into their fabrication: the mining of ore, the making of steel and its refinement into saws, axes, motors; the growing of hemp and bringing it through all the stages to heavy and strong rope; the logging camps with their beds and mess halls, the cookery and the raising of all the foods. Why, untold thousands of persons had a hand in every cup of coffee the loggers drink!

Cây gia phả của tôi bắt đầu, thực ra, là một cái cây, chính là một cây tuyết tùng có thớ gỗ thẳng, mọc tại miền bắc của tiểu bang California và tiểu bang Oregon. Bây giờ bạn hãy thử tưởng tượng ra tất cả những nào cưa, nào xe vận tải, dây chão và vô số những dụng cụ khác nhau để đốn những cây tuyết tùng xuống và kéo ra lề đường. Hãy thử nghĩ đến tất cả những người thợ và vô vàn những kỹ thuật cần thiết tạo nên nghề thợ rừng: đào mỏ lấy quặng sắt, luyện thép và chế biến thành lưỡi cưa, lưỡi búa, động cơ; việc trồng những cây gai dầu và quá trình chế biến thành những sợi dây chão to lớn và chắc chắn; rồi những trại cưa có phòng ngủ và phòng ăn và bếp núc cho nhân viên. Có cả hàng ngàn người không ai biết đến đã góp phần vào tạo nên một ly cà phê buổi sáng cho những người thợ rừng.

The logs are shipped to a mill in San Leandro, California. Can you imagine the individuals who make flat cars and rails and railroad engines and who construct and install the communication systems incidental thereto? These legions are among my antecedents.

Những thân gỗ sau khi đốn xong được chuyên chở bằng xe lửa tới một nhà máy cưa ở San Leandro, bang California. Bạn có thể tưởng tượng ra những người chế tạo ra những toa xe lửa, đường rầy và những kỹ sư hỏa xa đã chế tạo và xây dựng ra những hệ thống thông tin phụ thêm vào đó? Những điều này thuộc về vô số tiền nhân của tôi.

Consider the millwork in San Leandro. The cedar logs are cut into small, pencil-length slats less than one-fourth of an inch in thickness. These are kiln dried and then tinted for the same reason women put rouge on their faces. People prefer that I look pretty, not a pallid white. The slats are waxed and kiln dried again. How many skills went into the making of the tint and the kilns, into supplying the heat, the light and power, the belts, motors, and all the other things a mill requires? Sweepers in the mill among my ancestors? Yes, and included are the men who poured the concrete for the dam of a Pacific Gas & Electric Company hydroplant which supplies the mill's power!

Bây giờ hãy xem đến nhà máy xẻ gỗ ở San Leandro. Những thân gỗ tuyết tùng được xẻ thành những lát gỗ mỏng và cưa thành những thanh gỗ có chiều dài bằng cây bút chì, dầy khoảng 0.6 phân. Rồi lại còn có những lò nướng và nhuộm màu cho những thanh gỗ này như kiểu phụ nữ thoa phấn lên mặt. Người ta muốn tôi có màu sắc đẹp đẽ chứ không phải màu trắng nhợt nhạt của gỗ. Xong rồi những thanh gỗ này được thoa sáp và nướng khô thêm một lần nữa. Bao nhiêu kỹ thuật đã đổ vào việc chế tạo nên lò nướng và máy nhuộm, vào việc tạo ra sức nóng, điện lực và ánh sáng, động cơ, dây cu-roa, và những vật dụng cần thiết khác trong một nhà máy cưa? Phải kể luôn những người thợ quét dọn nhà máy nữa chứ? Vâng, và phải kể luôn những người đã đổ bê-tông làm nên cái đập thủy điện cho Công ty Điện lực và Khí đốt thiên nhiên Thái Bình Dương, tức là công ty cung cấp điện cho nhà máy cưa này.

Don't overlook the ancestors present and distant who have a hand in transporting sixty carloads of slats across the nation.

Cũng đừng nên quên những bậc tổ tiên hiện tại và quá khứ của tôi đã góp phần vào việc chuyển vận sáu mươi toa xe chở những thanh gỗ đi khắp nước.

Once in the pencil factory—$4,000,000 in machinery and building, all capital accumulated by thrifty and saving parents of mine—each slat is given eight grooves by a complex machine, after which another machine lays leads in every other slat, applies glue, and places another slat atop—a lead sandwich, so to speak. Seven brothers and I are mechanically carved from this "wood-clinched" sandwich.

Rồi vào đến xưởng làm bút chì--gồm có bốn triệu đô-la tiền máy móc và nhà cửa, tất cả vốn liếng tích lũy từ bao nhiêu tổ tiên của tôi ky cóp để dành--mỗi thanh gỗ được xẻ 8 cái rãnh bằng một cái máy rất phức tạp, sau đó một cái máy khác đặt chì vào những thanh gỗ khác, rồi được trét keo và đặt chồng lên nhau như những miếng bánh sandwich kẹp chì vậy. Tôi và 7 anh em khác được "đẻ" ra từ cái bánh mì kẹp chì này.

My "lead" itself—it contains no lead at all—is complex. The graphite is mined in Ceylon. Consider these miners and those who make their many tools and the makers of the paper sacks in which the graphite is shipped and those who make the string that ties the sacks and those who put them aboard ships and those who make the ships. Even the lighthouse keepers along the way assisted in my birth—and the harbor pilots.

Cái "ruột" chì của tôi, gọi như vậy chứ thật ra chẳng có chút chì nào cả, cũng rất phức tạp. Bột than (chì) được lấy lên từ mỏ ở Ceylon. Hãy nghĩ đến những người thợ mỏ và những người thợ làm bao nhiêu những vật dụng khác và những người thợ làm bao giấy đựng bột than chì để chuyên chở, rồi những người thợ làm dây để buộc những bao này lại, rồi những công nhân bốc vác những kiện hàng này lên tàu thủy, rồi những người thợ đóng tàu thủy nữa. Ngay cả những người giữ hải đăng và những người tài công lái tàu ra vào hải cảng cũng góp phần vào việc sinh sản ra tôi.

The graphite is mixed with clay from Mississippi in which ammonium hydroxide is used in the refining process. Then wetting agents are added such as sulfonated tallow—animal fats chemically reacted with sulfuric acid. After passing through numerous machines, the mixture finally appears as endless extrusions—as from a sausage grinder-cut to size, dried, and baked for several hours at 1,850 degrees Fahrenheit. To increase their strength and smoothness the leads are then treated with a hot mixture which includes candelilla wax from Mexico, paraffin wax, and hydrogenated natural fats.

Bột than chì được trộn với đất sét lấy từ Mississippi có chứa dung dịch ammoniac và được dùng trong quá trình tinh luyện. Rồi thì những hóa chất lỏng khác được thêm vào như chất mỡ sulfate--một loại mỡ động vật có phản ứng hóa học với axit sulfuric. Sau khi chảy qua vô số máy móc, hợp chất này cuối cùng được bơm ra thành những sợi dài, giống như từng thỏi xúc-xích, được cắt đúng cỡ và nướng thêm vài giờ với nhiệt độ 1010 độ C. Nhằm gia tăng độ cứng và trơn láng của những thỏi "chì," chúng được nhúng vào một hợp chất nóng gồm có chất sáp làm nến lấy từ Mexico, sáp paraffin, và mỡ động vật được hy-drô hóa.

My cedar receives six coats of lacquer. Do you know all the ingredients of lacquer? Who would think that the growers of castor beans and the refiners of castor oil are a part of it? They are. Why, even the processes by which the lacquer is made a beautiful yellow involve the skills of more persons than one can enumerate!

Cái vỏ gỗ tuyết tùng của tôi được sơn sáu lớp sơn láng. Bạn có biết loại sơn láng (làm sơn mài) có bao nhiêu chất không? Ai có thể nghĩ rằng những người nông dân trồng cây thầu dầu và những người thợ ép thầu dầu cũng dự phần trong tiến trình này? Nhưng mà thật như vậy đó. Ngay cả tiến trình pha sơn thành màu vàng đẹp đẽ cũng cần tay nghề của vô số bao nhiêu người.

Observe the labeling. That's a film formed by applying heat to carbon black mixed with resins. How do you make resins and what, pray, is carbon black?

Hãy xem đến cái nhãn hiệu. Đó là một lớp màng mỏng tạo nên bởi than đen trộn với nhựa cây và được hơ nóng. Bạn có biết người ta lấy nhựa cây như thế nào không?

My bit of metal—the ferrule—is brass. Think of all the persons who mine zinc and copper and those who have the skills to make shiny sheet brass from these products of nature. Those black rings on my ferrule are black nickel. What is black nickel and how is it applied? The complete story of why the center of my ferrule has no black nickel on it would take pages to explain.

Tôi có một chút xíu kim loại--cái vòng bịt đuôi cây bút chì--làm bằng thau. Bạn hãy nghĩ đến tất cả những người thợ mỏ kẽm và đồng và những người có tay nghề tạo nên những tấm thau sáng loáng từ những sản phẩm đó của thiên nhiên. Còn cái vòng màu đen trên cái vòng bằng thau đó làm bằng chất kền màu đen. Kền màu đen là cái gì và dùng nó như thế nào đây? Để biết được tại sao ở giữa cái vòng bịt bằng thau đó lại không có vòng kền màu đen cũng phải mất thêm cả bao nhiêu trang nữa để giải thích.

Then there's my crowning glory, inelegantly referred to in the trade as "the plug," the part man uses to erase the errors he makes with me. An ingredient called "factice" is what does the erasing. It is a rubber-like product made by reacting rape-seed oil from the Dutch East Indies with sulfur chloride. Rubber, contrary to the common notion, is only for binding purposes. Then, too, there are numerous vulcanizing and accelerating agents. The pumice comes from Italy; and the pigment which gives "the plug" its color is cadmium sulfide.

Rồi đến cái vương miện của tôi, vẫn thường được gọi nôm na là "cái mấu," tức là chỗ giữ cục tẩy để người ta xóa đi những chỗ viết sai. Cái chất gọi là "factice" chính là cái chất "tẩy" đi những chỗ viết sai. Cái chất này cũng giông giống như chất cao-su, nhưng thực ra là hợp chất của dầu hạt cải Canola trộn với chất sulfur chloric. Chất cao-su, trái với những gì ta nghĩ, không "tẩy" được và chỉ dùng để dính hợp chất này lại mà thôi. Rồi còn vô số những hóa chất và chất xúc tác khác. Còn thêm chất đá bọt đến từ Italy và chất phẩm màu để nhuộm cái mấu là từ hợp chất cadmium sulfide.

No One Knows

Does anyone wish to challenge my earlier assertion that no single person on the face of this earth knows how to make me?

Không một ai biết

Còn có ai muốn thử với điều tôi khẳng định ban đầu là không có một người duy nhất nào trên trái đất biết cách làm ra tôi không?

Actually, millions of human beings have had a hand in my creation, no one of whom even knows more than a very few of the others. Now, you may say that I go too far in relating the picker of a coffee berry in far off Brazil and food growers elsewhere to my creation; that this is an extreme position. I shall stand by my claim. There isn't a single person in all these millions, including the president of the pencil company, who contributes more than a tiny, infinitesimal bit of know-how. From the standpoint of know-how the only difference between the miner of graphite in Ceylon and the logger in Oregon is in the type of know-how. Neither the miner nor the logger can be dispensed with, any more than can the chemist at the factory or the worker in the oil field—paraffin being a by-product of petroleum.

Thực ra, hàng triệu người đã góp tay vào việc cấu tạo nên tôi, nhưng mà không có ai biết được những người khác. Bạn cũng có thể nói rằng tôi đã nói phóng đại khi liên kết một người hái trái cà phê ở xứ Brazil xa lắc và những người trồng thực phẩm ở chỗ nào đó với sự cấu tạo ra tôi. Nhưng tôi vẫn giữ lập trường. Đó là, không có một người duy nhất nào trong số những triệu người này, kể cả ông chủ xếp sòng của công ty sản xuất bút chì, là người đã đóng góp hơn một phần nho nhỏ cách thức tạo ra tôi. Sự khác nhau giữa người thợ mỏ ở Ceylon và người thợ rừng ở Oregon là sự khác nhau về cách thức. Cả hai người thợ này không thể thiếu được, cũng như nhà hóa học trong xưởng hay người công nhân tại giếng dầu hỏa (sáp paraffin làm từ dầu hỏa) cũng không thể thiếu được.

Here is an astounding fact: Neither the worker in the oil field nor the chemist nor the digger of graphite or clay nor any who mans or makes the ships or trains or trucks nor the one who runs the machine that does the knurling on my bit of metal nor the president of the company performs his singular task because he wants me. Each one wants me less, perhaps, than does a child in the first grade. Indeed, there are some among this vast multitude who never saw a pencil nor would they know how to use one. Their motivation is other than me. Perhaps it is something like this: Each of these millions sees that he can thus exchange his tiny know-how for the goods and services he needs or wants. I may or may not be among these items.

Đây cũng là một sự kiện đáng ngạc nhiên nữa. Đó là, tất cả những người dính dáng đến tiền thân của tôi, từ người công nhân làm việc ở giếng dầu hỏa, đến nhà hóa học, hay người thợ mỏ đào than chì và đất sét, hay bất cứ ai chế ra tàu thủy, xe lửa, hay xe vận tải, hay những người thợ chạy cái máy làm "vương miện" cho tôi, hay ông chủ tịch hãng làm bút chì...làm những công việc của họ...đều không cần đến tôi. Mỗi người trong số những người này không cần tôi bằng một em bé đang học lớp một. Thực ra, có một số người trong hằng hà sa số những người này chưa bao giờ thấy một cây bút chì chứ đừng nói gì đến sử dụng nó. Động lực để họ làm việc là điều gì khác chứ không phải tôi. Có lẽ phải nói như thế này: Mỗi người trong số hàng triệu người này thấy rằng họ có thể trao đổi một tí ti kiến thức về cách thức chế tạo đồ dùng và dịch vụ của họ với những nhu cầu khác mà họ cần. Tôi có thể không nằm trong danh sách những nhu cầu của họ.

No Master Mind

There is a fact still more astounding: the absence of a master mind, of anyone dictating or forcibly directing these countless actions which bring me into being. No trace of such a person can be found. Instead, we find the Invisible Hand at work. This is the mystery to which I earlier referred.

Không có Nhà Tổng Đạo Diễn

Có một sự kiện còn đáng ngạc nhiên hơn: sự vắng bóng của một nhà tổng đạo diễn, một người chỉ đạo và ra mệnh lệnh điều khiển vô vàn những hoạt động kể trên để tạo ra tôi. Ta không tìm được dấu tích của một người như vậy. Thay vào đó, ta thấy có một Bàn Tay Vô Hình đang điều động mọi sự. Đó cũng chính là sự bí ẩn tôi nói tới lúc ban đầu.

It has been said that "only God can make a tree." Why do we agree with this? Isn't it because we realize that we ourselves could not make one? Indeed, can we even describe a tree? We cannot, except in superficial terms. We can say, for instance, that a certain molecular configuration manifests itself as a tree. But what mind is there among men that could even record, let alone direct, the constant changes in molecules that transpire in the life span of a tree? Such a feat is utterly unthinkable!

Người ta thường nói là "Chỉ có Thượng đế mới có thể tạo ra một cái cây." Tại sao ta đồng ý với câu nói này? Chẳng phải vì ta nhận thức được là con người không thể tạo ra được một cái cây hay sao? Thực ra, liệu ta có thể mô tả được một cái cây hay không đã? Ta không thể làm được điều này ngoài một số những miêu tả hời hợt. Ta có thể nói, thí dụ như thế này, là một cấu trúc phân tử nào đó đã thể hiện thành một cái cây. Nhưng có một bộ óc con người nào đã có thể ghi chép lại, chứ đừng nói đến việc chỉ đạo, những thay đổi liên tục trong những phân tử đã diễn ra trong đời sống của một thân cây không? Đó là một kỳ tích không thể nào tưởng tượng nổi!

I, Pencil, am a complex combination of miracles: a tree, zinc, copper, graphite, and so on. But to these miracles which manifest themselves in Nature an even more extraordinary miracle has been added: the configuration of creative human energies—millions of tiny know-hows configurating naturally and spontaneously in response to human necessity and desire and in the absence of any human master-minding! Since only God can make a tree, I insist that only God could make me. Man can no more direct these millions of know-hows to bring me into being than he can put molecules together to create a tree.

Tôi, Cây Bút chì, là một sự kết hợp phức tạp của nhiều điều kỳ diệu: một cái cây, kẽm, đồng, bột than, vân vân. Nhưng thêm vào trong những điều kỳ diệu đã thể hiện trong thiên nhiên còn có một điều kỳ diệu hơn nữa: sự phối hợp những năng lực sáng tạo của con người--hàng triệu những kiến thức nhỏ bé được phối hợp một cách tự nhiên và tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu và ước muốn của con người mà không có một bàn tay đạo diễn nào của con người cả! Vì chỉ có Thượng Đế mới tạo ra được một cái cây, tôi khẳng quyết là chỉ có Ngài mới tạo ra tôi. Con người chẳng có thể làm gì hơn là sắp xếp hàng triệu những phương thức sản xuất lại cũng như Ngài đã phối hợp những phân tử lại để tạo ra một cái cây.

The above is what I meant when writing, "If you can become aware of the miraculousness which I symbolize, you can help save the freedom mankind is so unhappily losing." For, if one is aware that these know-hows will naturally, yes, automatically, arrange themselves into creative and productive patterns in response to human necessity and demand—that is, in the absence of governmental or any other coercive masterminding—then one will possess an absolutely essential ingredient for freedom: a faith in free people. Freedom is impossible without this faith.

Đó chính là những điều tôi muốn nói khi viết rằng: "nếu bạn có thể cảm nhận sự huyền diệu được hình tượng hóa qua bản thân tôi, thì bạn có thể giúp cho nhân loại bảo vệ được sự tự do đang bị mất dần đi." Vì, nếu ta ý thức được rằng những phương thức sản xuất này sẽ, một cách tự nhiên và tự động, sắp xếp lại thành những công thức sản xuất đầy sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu của con người--nghĩa là không có sự hiện diện của chính quyền hay một sự chỉ đạo mang tính cưỡng bách nào--thì con người sẽ thủ đắc được phần tử tuyệt đối cần thiết cho tự do: Niềm tin vào những con người tự do. Tự do sẽ không thể nào hiện hữu được nếu thiếu niềm tin này.

Once government has had a monopoly of a creative activity such, for instance, as the delivery of the mails, most individuals will believe that the mails could not be efficiently delivered by men acting freely. And here is the reason: Each one acknowledges that he himself doesn't know how to do all the things incident to mail delivery. He also recognizes that no other individual could do it. These assumptions are correct. No individual possesses enough know-how to perform a nation's mail delivery any more than any individual possesses enough know-how to make a pencil. Now, in the absence of faith in free people—in the unawareness that millions of tiny know-hows would naturally and miraculously form and cooperate to satisfy this necessity—the individual cannot help but reach the erroneous conclusion that mail can be delivered only by governmental "master-minding."

Một khi mà nhà nước có được độc quyền về một hoạt động sáng tạo, thí dụ như phân phát thư tín, thì hầu hết người ta sẽ nghĩ rằng thư tín sẽ không thể nào được phân phối một cách hữu hiệu bởi những người hoạt động một cách tự do. Và đây là lý do: Mỗi người trong chúng ta nhìn nhận rằng mình không biết mọi cách thức liên quan đến việc phát thư, đồng thời cũng nhận thức rằng không một cá nhân nào có thể biết hết được. Đó là những nhận thức đúng đắn. Không một cá nhân nào có thể biết được hết mọi cách thức phân phối thư tín cho toàn quốc, cũng như không có ai biết hết mọi cách thức làm ra cây bút chì. Và, khi mà ta không có niềm tin vào con người tự do--niềm tin rằng hàng triệu những phương thức sản xuất nho nhỏ sẽ tự động và tự nhiên phối hợp lại để tạo ra sản phẩm--thì người ta không thể nào mà không kết luận, một cách sai lầm, rằng thư tín chỉ có thể được phân phối bởi và qua sự "đạo diễn" của nhà nước.

Testimony Galore

If I, Pencil, were the only item that could offer testimony on what men and women can accomplish when free to try, then those with little faith would have a fair case. However, there is testimony galore; it's all about us and on every hand. Mail delivery is exceedingly simple when compared, for instance, to the making of an automobile or a calculating machine or a grain combine or a milling machine or to tens of thousands of other things. Delivery? Why, in this area where men have been left free to try, they deliver the human voice around the world in less than one second; they deliver an event visually and in motion to any person's home when it is happening; they deliver 150 passengers from Seattle to Baltimore in less than four hours; they deliver gas from Texas to one's range or furnace in New York at unbelievably low rates and without subsidy; they deliver each four pounds of oil from the Persian Gulf to our Eastern Seaboard—halfway around the world—for less money than the government charges for delivering a one-ounce letter across the street!

Những bằng chứng hùng hồn

Nếu Tôi, Cây Bút Chì, chỉ là một đồ vật được dùng làm bằng chứng cho sự sáng tạo của con người khi họ được tự do để thử nghiệm, thì lập luận của những người thiếu niềm tin sẽ tương đối đứng vững. Nhưng, có vô số bằng chứng như vậy trên mọi lãnh vực. Việc phân phối thư từ coi vậy chứ thực đơn giản khi ta so sánh với, thí dụ, việc ráp một chiếc xe hơi hay một cái máy tính hay một cái máy xay lúa hay một cái máy tiện hay hàng chục ngàn những điều khác nữa. Phân phối ư? Trên lãnh vực này khi người ta được tự do thử nghiệm, đã gởi giọng nói của con người vòng quanh trái đất trong vòng không tới một giây đồng hồ; họ đã chuyển đi hình ảnh và tiếng nói trực tiếp tới nhà khi sự việc đang xảy ra; họ đã chuyển 150 hành khách từ Seattle tới Baltimore[1] dưới 4 tiếng đồng hồ; họ đã chuyển xăng dầu từ Texas tới New York bằng một giá rẻ không ngờ và chẳng cần trợ cấp của chính phủ; họ đã chuyển 4 ký dầu hỏa từ Vịnh Ba Tư tới bờ phía đông nước Mỹ với một giá rẻ hơn là bưu phí gửi một lá thư qua bên kia đường.

The lesson I have to teach is this: Leave all creative energies uninhibited. Merely organize society to act in harmony with this lesson. Let society's legal apparatus remove all obstacles the best it can. Permit these creative know-hows freely to flow. Have faith that free men and women will respond to the Invisible Hand. This faith will be confirmed. I, Pencil, seemingly simple though I am, offer the miracle of my creation as testimony that this is a practical faith, as practical as the sun, the rain, a cedar tree, the good earth.

Bài học mà tôi muốn truyền đạt như thế này: Hãy để cho tất cả những năng lực sáng tạo được tự do. Xã hội chỉ cần được tổ chức để hoạt động hài hòa với bài học này. Hãy để bộ máy pháp luật của xã hội dẹp bỏ hết những chướng ngại cho sự tự do càng nhiều càng tốt. Hãy để cho những phương thức sản xuất đầy sáng tạo được tự do tuôn chảy. Hãy có niềm tin là những con người tự do sẽ tương tác hài hòa với Bàn Tay Vô Hình. Niềm tin này sẽ được xác lập. Tôi, Cây Bút Chì, dù bản thân tôi rất ư là đơn giản đã thể hiện được sự kỳ diệu của sự sáng tạo ra tôi; đó là một bằng chứng hùng hồn cho thấy đây là một niềm tin thực tiễn và thực tế, cũng có thực như trời nắng, trời mưa, cây tuyết tùng, và trái đất của chúng ta.


[1] Seattle là thành phố thuộc bang Washington thuộc miền tây nước Mỹ, Baltimore là thành phố thuộc bang Maryland thuộc miền đông nước Mỹ.

Afterword,

by Donald J. Boudreaux

A.1

There are two kinds of thinking: simplistic and subtle. Simplistic thinkers cannot understand how complex and useful social orders arise from any source other than conscious planning by a purposeful mind. Subtle thinkers, in contrast, understand that individual actions often occur within settings that encourage individuals to coordinate their actions with one another independent of any overarching plan. F. A. Hayek called such unplanned but harmonious coordination "spontaneous order."

A.2

The mark of the subtle mind is not only its ability to grasp the idea of spontaneous orders but also to understand that conscious attempts to improve or to mimic these orders are doomed to fail. "Why so?" asks the simplistic thinker. "How can happenstance generate complex order superior to what a conscious mind can conceive and implement?" In responding to this question, a subtle thinker points out that spontaneous orders do not arise from happenstance: the continual adjustments by each individual within spontaneous orders follow a very strict logic—the logic of mutual accommodation. Because no central planner can possibly know all of the details of each individual's unique situation, no central planner can know how best to arrange each and every action of each and every individual with that of the multitudes of other individuals.

A.3

In the eighteenth century, a handful of scholars—most notably David Hume and Adam Smith—developed a subtle understanding of how private property rights encourage self-regarding producers and consumers to act in mutually beneficial ways. Spontaneous ordering forces were thus discovered, and with this discovery modern economics began to take shape.

A.4

Over the next two centuries economics achieved enormous success in furthering our understanding not only of industry and commerce, but of society itself. Modern economics—that is to say, economics that explores the emergence of spontaneous orders—is a sure-fire inoculant against the simplistic notion that conscious direction by the state can improve upon the pattern of mutual adjustments that people make within a system of secure private property rights.

A.5

But learning modern economics requires some effort—in the same way that breaking free of any simplistic mindset requires effort. It isn't surprising, then, that those economists who've contributed most to a widespread understanding of the subject have been clear and vivid writers, skillful in using analogies and everyday observations to lubricate the mind's transition away from superficial thinking and toward a grasp of subtle insights. The best economic writers cause oncesimplistic thinkers to say "Aha! Now I get it!" Skillfully tutored, a simplistic mind becomes a subtle mind.

A.6

For its sheer power to display in just a few pages the astounding fact that free markets successfully coordinate the actions of literally millions of people from around the world into a productive whole, nothing else written in economics compares to Leonard Read's celebrated essay, "I, Pencil." This essay's power derives from Read's drawing from such a prosaic item an undeniable, profound, and spectacular conclusion: it takes the knowledge of countless people to produce a single pencil. No newcomer to economics who reads "I, Pencil" can fail to have a simplistic belief in the superiority of central planning or regulation deeply shaken. If I could choose one essay or book that everyone in the world would read, I would unhesitatingly choose "I, Pencil." Among these readers, simplistic notions about the economy would be permanently transformed into a new and vastly more subtle—and correct—understanding.

—DONALD J. BOUDREAUX

President

The Foundation for Economic Education

April 1998


http://www.econlib.org/library/Essays/rdPncl1.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn