| |
Where Do Prices Come From?
| Giá Cả Từ Đâu Mà Ra?
|
Russell Roberts*
| Russell Roberts
|
This essay is part of an occasional series on fundamental economic concepts. | Bài tiểu luận này là một phần của một loạt bài thường xuyên về các khái niệm kinh tế cơ bản.
|
"Prices adjust. They're not fixed. Supply and demand helps us remember this."
| "Giá điều chỉnh Giá không cố định. Cung cầu giúp chúng ta nhớ những điều này." |
My three sons, ages seven to twelve, suffer from a chronic condition I've heard described by economist John Baden as ironitis—the love of anything made of metal. They are fascinated by cars, trucks, backhoes, tractors and—well, you get the idea. The other day, my middle son suggested that my next car should be a convertible. They're expensive, said his brother and mentioned that the convertible of a particular model was $10,000 more than the more staid version. Why is it more expensive, his brother asked.
| Ba đứa con trai của tôi, tuổi từ 7 đến 12, đều mắc bệnh ghiền xe, một chứng bịnh mà nhà kinh tế học John Baden gọi nôm na là chứng "nghiện đồ sắt," chúng mê tất cả thứ gì mà làm bằng kim loại nói chung, xe hơi, xe đua, xe vận tải, xe cần cẩu, nói chung là các loại xe, nói như vậy thì có lẽ quý vị cũng đoán được ý rồi. Một ngày nọ, đứa con trai giữa của tôi đề nghị là chiếc xe kế tiếp bố mua nên là một chiếc xe convertible (xe mui trần). Anh của cháu nói "Loại xe mui trần này thì đắt tiền hơn loại xe thường ít nhất là $10,000. Thằng em mới hỏi: "Tại sao nó lại đắt hơn như vậy?"
|
A good question. Why are convertibles more expensive than non-convertibles? Why is scotch that's been aged for 21 years more expensive than scotch that's been aged 10? Why are red peppers more expensive than green peppers? Why do Wal-Mart employees earn less than the average worker in the United States? Why is gasoline more expensive in the summer than the winter? Why is gasoline more expensive in Europe than in the United States? Why are roses more expensive on February 14? Why isn't beer more expensive on Super Bowl Sunday? Why are houses in the suburbs of Washington, D.C. more expensive than houses in the suburbs of Richmond, Virginia?
| Câu hỏi hay! Tại sao xe mui trần thì lại đắt hơn chiếc xe tương tự không có mui trần? Tại sao rượu Scotch ủ 21 năm thì đắt hơn loại rượu Scotch ủ 10 năm? Tại sao ớt tây đỏ thì lại đắt hơn ớt tây xanh? Tại sao tiền lương nhân viên Wal-mart thấp hơn mức lương nhân viên trung bình tại Mỹ? Tại sao hoa hồng lại đắt hơn trong ngày Lễ Tình Yêu 14 tháng 2? Tại sao tiền xăng ở Âu Châu lại đắt hơn tiền xăng ở Mỹ? Tại sao tiền bia lại đắt hơn trong ngày Lễ Chủ Nhật Super Bowl tại Hoa Kỳ? Tại sao nhà trong khu ngoại ô Washington DC thì lại đắt hơn nhà trong khu ngoại ô Richmond, Virginia?
|
The answers to these questions often turn out to be a little trickier than they first appear. But ignore the answers for now. Just notice that you can ask the questions. There's a certain predictability to prices. An orderliness. It needn't be that way. Prices could be a random jumble, high one day low the next. On some days, movie tickets could cost more than oxford button down shirts, oranges more than a quart of milk. What is the source of that order? Where do prices come from?
| Câu trả lời cho những câu hỏi này thật ra phức tạp hơn là mới thoạt nghe. Nhưng chúng ta hãy tạm gác qua các câu trả lời, và chỉ ghi nhận rằng bạn có thể đặt các câu hỏi. Hình như đối với giá cả, có một khả năng dự đoán nào đó, một thứ tự nào đó. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải như vậy. Giá cả cũng có thể lên xuống thất thường, ngày hôm nay thì cao, ngày kế tiếp thì lại xuống thấp. Có một ngày nào đó, giá vé đi xem hát thì lại mắc hơn cả giá chiếc áo sơ-mi oxford, giá cam tươi lại đắt hơn giá sữa tươi. Vậy thì nguồn gốc của những trật tự giá cả là ở chỗ nào? Giá cả từ đâu mà ra?
|
The answer at first, seems obvious. The seller sets the price. But if you've ever tried to sell anything, you know that it's not really true. If you want to sell your house, yes, you're free to write whatever number you want on the listing. After all, every house is unique. So you just have to find one person who loves your house, the one who loves the deck you've added or the way you re-did the kitchen or your garden or the hundreds of other things that make a house special. According to this mindset, you can ask a really high price for your house because all you need is one person willing to pay that high price.
| Câu trả lời thoạt tiên có vẻ hiển nhiên. Người bán là người có thể đặt ra giá cả. Thế nhưng nếu bạn đã từng bán một món hàng, thì bạn cũng biết là điều này không chắc hẳn như vậy. Nếu bạn muốn bán căn nhà của bạn, vâng, bạn có thể bán nó với giá nào cũng được. Dù gì, mỗi căn nhà đều có cái hay của nó. Thành ra bạn chỉ cần tìm một người nào đó thích căn nhà của bạn, người đó phải thích cả hàng trăm thứ mà bạn đã làm trên căn nhà của bạn để làm cho nó trở thành đặc biệt. Và với suy nghĩ như vậy, bạn có thể đặt một giá rất là cao cho căn nhà của bạn bởi vì bạn chỉ cần tìm được một người sẵn sàng trả giá cao đó là đủ rồi.
|
But you'll quickly find that if you choose a price that's too high, you won't sell it, even if the person who happens to love your all-purple kitchen happens to walk through the door. That person who loves your house, the one who is willing to pay $500,000, still won't buy it if there's a house that's almost as nice as yours but that's selling for $300,000. As long as the extra value of your house over the alternative to the potential buyer is less than $200,000, you're cooked. Your house won't sell. People don't pay what they're willing to pay unless they have to. When they have choices, they don't have to. Competition protects the buyer. And it protects the seller. You might be willing to sell your house for $100,000. But you won't have to if there are similar houses selling for $300,000.
| Nhưng bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng nếu bạn chọn một giá quá cao thì bạn sẽ không bán được nhà, ngay cả khi có người thích căn nhà đặc biệt của bạn. Người yêu căn nhà của bạn, người sẵn sàng trả $500,000 cho căn nhà của bạn, sẽ vẫn không bỏ tiền ra mua căn nhà của bạn nếu có một căn nhà khác cũng gần đẹp và có giá trị như căn nhà của bạn nhưng bán với giá có $300,000 mà thôi. Nếu sự khác biệt về giá trị của căn nhà đó và căn nhà của bạn dưới $200,000 thì bạn xem như thua. Bạn sẽ không bán được căn nhà của bạn. Người ta sẽ không sẵn sàng trả một giá quá cao trừ khi họ không có chọn lựa nào khác. Khi họ có sự chọn lựa, thì họ sẽ không trả quá giá họ phải trả. Sự cạnh tranh bảo vệ người mua. Và nó cũng bảo vệ cho người bán. Bạn có thể bán căn nhà của bạn với giá có $100,000 mà thôi, nhưng bạn sẽ không phải bán với giá đó nếu có một căn nhà tương tự được bán với giá $300,000.
|
Sellers and real estate agents understand a house is in competition with other houses, even ones that aren't as nice as yours and even ones that are nicer. So sellers and real estate agents look at the price of "comparables," houses in the same neighborhood with the same number of bedrooms, roughly the same-sized lot, roughly the same square footage of floor space, roughly the same amount of charm, a subjective but real attribute.
| Người bán và các chuyên viên địa ốc hiểu rằng căn nhà này đang phải cạnh tranh với các căn nhà khác, ngay cả với những căn đẹp tương tự hoặc là đẹp hơn. Vì vậy, người bán nhà và chuyên viên địa ốc tìm một giá cả tương đối so sánh được, các căn nhà trong cùng một vùng khu phố, cùng số phòng ngủ, cùng một diện tích khoảnh đất, và cũng cùng một diện tích mặt bằng, cùng có vẻ lịch sự như nhau (một đặc điểm có thể chủ quan nhưng rất quan trọng).
|
But if the price of your house is set by the prices of comparable houses, then what sets the prices of those comparable houses? The whole thing seems circular. The whole thing's a house of cards! What's holding the housing market together?
| Thế nhưng nếu căn nhà của bạn được định giá bởi giá cả của các căn nhà tương tự, thì cái gì quyết định giá của những căn nhà tương tự này? Lý luận này lại có vẻ đi lòng vòng rồi, và cũng dễ sụp đổ như một cái nhà được dựng bằng các lá bài! Thế thì điều gì quyết định giá cả trong thị trường nhà cửa và giữ giá cả ấy ổn định?
|
One answer is that for a particular good of a particular quality—say, a four bedroom house in a leafy suburb of Washington, D.C. in a good school district on a quiet street on a third of an acre—the price adjusts to equate the amount people want to buy with the amount people want to sell.
| Một câu trả lời là đối với một mặt hàng nhất định và một đặc điểm nhất định - thí dụ loại nhà có 4 phòng ngủ trong vùng ngoại ô nhiều cây của Washington DC, và trong một học khu tốt, khu phố im lặng trên 1 phần 3 mẫu đất - giá cả sẽ được điều chỉnh để cân bằng giữa số người muốn mua và số người muốn bán.
|
Prices adjust to equate how much people want to buy with how much they want to sell. And if people want to buy more than they did before, prices rise. If people want to sell more than they did before, prices fall. Supply and demand. Buyers are competing with each other. Sellers are competing with each other. The prices we observe emerge from this competition.
| Các giá cả sẽ điều chỉnh để cân bằng là người mua muốn mua bao nhiêu và người bán muốn bán bao nhiêu. Và nếu số người muốn mua tăng lên, giá cả sẽ tăng. Nếu số người bán tăng lên, giá cả sẽ giảm. Cung và Cầu. Người mua cạnh tranh với nhau, và người bán cũng cạnh tranh với nhau. Giá cả xuất hiện từ những sự cạnh tranh này.
|
|
|
The simple answer of supply and demand is a strange answer, for it presumes you can talk about a good of a particular quality. In the real world, every good has a unique mix of attributes. Even when two goods are physically identical, they almost always come bundled with differing levels of service attached to them.
| Câu trả lời của cung và cầu là một câu trả lời hơi lạ, bởi vì nó giả định rằng bạn có thể nói về một món hàng với một tiêu chuẩn giá trị nào đó. Trong thực tế, mỗi mặt hàng đều có một số giá trị đặc biệt. Ngay cả hai mặt hàng giống nhau về bề ngoài, vẫn luôn luôn có thể có những dịch vụ đi kèm khác nhau.
|
It's a strange answer for it presumes you can talk about a single price, "the" price of a 100% cotton no-iron button down dress shirt or a comfortable four-door sedan that gets about 25 miles per gallon or that four bedroom house in the suburbs. In the real world, there are multiple prices for the same good. There are bargains. There are sales. Both buyers and sellers make what appear to be mistakes selling for too little or overpaying.
| Nó là một câu trả lời hơi lạ. Bởi vì nó giả định là chúng ta có thể nói về một giá cả nhất định, "giá" của một chiếc áo sơ mi 100% cô-tông không cần ủi, "giá" của một chiếc xe hơi 4 cửa mà có thể đi 25 dặm mỗi gallon xăng,[i] "giá" của căn nhà 4 phòng ngủ trong vùng ngoại ô, vân vân..., trong thực tế, có vô số giá khác nhau cho cùng một mặt hàng. Có những giá đặc biệt rẻ. Có những giá giảm đặc biệt (sale). Cả người bán lẫn người mua đều có những lúc bán giá hạ hoặc mua hời, vân vân...
|
It's a strange answer because people's desires and situations and income and alternatives are constantly changing, so the amount that people want to buy and sell of something can never be pinned down instantaneously. Even if you can talk about "the" price, it's constantly changing.
| Nó là một câu trả lời hơi lạ. Bởi vì ước muốn của con người, tình trạng gia đình, nguồn thu nhập và các điều kiện khác luôn luôn thay đổi, cho nên giá trị mà người ta muốn mua hoặc bán một món hàng nào đó cũng thay đổi không ngừng. Ngay cả khi bạn hỏi về một "giá" nào đó, nó cũng thay đổi liên tục.
|
It's a strange answer because it seems to require lots of information. Otherwise, how could you know how to set the price if you are the seller or whether to pay the price a seller is asking if you are the buyer?
| Nó là một câu trả lời hơi lạ. Bởi vì nó đòi hỏi rất nhiều dữ kiện. Nếu không, thì làm sao bạn có thể định giá nếu bạn là người bán hoặc quyết định giá phải trả nếu bạn là người mua?
|
The strangeness of supply and demand leads some to conclude that it only applies to special cases of a homogeneous good where there are a near-infinite number of sellers and where there is perfect information about the quality of the good and the alternatives and their prices. In this view supply and demand might apply to wheat. Maybe.
| Sự lạ kỳ của quy luật cung và cầu là nó dẫn đến kết luận rằng nó chỉ áp dụng vào những trường hợp về một mặt hàng đồng nhất nào đó khi có một số rất nhiều người bán và khi có đầy đủ dữ kiện về chất lượng của mặt hàng và các mặt hàng tương tự cùng giá cả. Về phương diện này, cung và cầu có thể áp dụng cho cả lúa mạch, có thể vậy!
|
The alternative view is that supply and demand has to be unrealistic. Otherwise there's no way to make sense of the myriad transactions that are constantly taking place. A realistic portrait of what happens in the Washington, D.C. housing market would have to chronicle the uniqueness of every transaction. That would not only be impossible but uninformative.
| Một lối suy nghĩ khác về quy luật cung và cầu là tính không hiện thực của nó. Nếu không thì không thể nào hiểu được vô số những vụ mua bán đang xảy ra trong thực tế. Một chân dung thực tế của điều gì đang xảy ra trong thị trường nhà cửa tại Washington DC thì phải có đầy đủ tất cả các dữ kiện và thứ tự của từng vụ mua bán một. Như vậy thì không thể nào thực hiện được mà cũng chẳng giúp ích thêm gì.
|
What is the relationship between all of these transactions?
Supply and demand is a way to see the relationship that strips away everything except the fact that what people are willing to pay and what they have to pay depends on the alternatives. Supply and demand is a way to organize our thinking about this peculiar thing economists call markets and competition. Let's put it to work without using a graph and see what we can see. | Ta hãy xét xem mối liên hệ giữa tất cả các vụ mua bán này sẽ là thế nào?
Cung và Cầu là một cách nhìn mối liên hệ đó sau khi đã bỏ hết mọi thứ khác ra ngoại trừ dữ kiện về cái gì người ta sẵn sàng trả và cái gì người ta phải trả tùy theo những chọn lựa có được. Cung và Cầu là một cách suy nghĩ về cái mà các nhà kinh tế học gọi là thị trường và cạnh tranh. Hãy dùng quy luật này để khảo sát mà không cần phải dùng đồ thị và hãy nhìn xem ra sao.
|
|
|
Both Blades of the Scissors
One of the most important virtues of supply and demand is that it forces you to remember what Alfred Marshall called both blades of the scissors. With few exceptions, both buyers and sellers play a role in determining prices. That's surprisingly easy to forget. When my son asked why convertibles are so expensive, his brother explained that people really like them, the demand side of the equation. But that can't be the whole story or even most of it. Surely there are many people in colder rainier climates or even too-hot climates where driving a convertible is unpleasant. So why are they expensive? They're more costly to make because of the mechanism that allows the convertible to retract the roof. Convertibles only exist if their price is greater than non-convertibles. If people liked cars without any kind of roof, they'd be cheaper, not more expensive, than cars with roofs.
| Hai Lưỡi của Cây Kéo
Một trong những đặc điểm quan trọng của Cung và Cầu là nó buộc chúng ta phải nhớ đến cái mà Alfred Marshall gọi là "Hai cái Lưỡi của một cây Kéo." Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt, cả người mua và người bán đều đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định giá cả. Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta rất dễ quên điều này. Khi con trai tôi hỏi tại sao xe mui trần lại đắt như thế, thì anh của cháu trả lời là vì người ta rất là thích đi xe mui trần: phần Cầu của phương trình. Nhưng điều đó không nhất thiết là toàn bộ câu chuyện hay một phần lớn câu chuyện. Chắc chắn là có nhiều người sống trong vùng lạnh, hoặc mưa nhiều hoặc thời tiết quá nóng thì cũng không muốn lái xe mui trần làm gì. Vậy thì tại sao xe mui trần lại đắt hơn xe thường? Những xe này đắt hơn xe thường là do cách thức chế tạo xe mui trần phức tạp hơn và giá thành chế tạo cao hơn. Vì vậy giá của xe mui trần phải đắt hơn giá của xe thường. Nếu người ta thích xe thường không cần mui, thì đáng lẽ nó phải rẻ hơn so với xe có mui mới đúng chứ?
|
A similar logic applies to red and green peppers. Why are red peppers consistently more expensive than green peppers? Why should there be any relationship between the two prices? Green peppers are used in a lot of industrial cooking for their intense flavor. Shouldn't they be more expensive? It turns out that a red pepper is a ripe green pepper. A seller always prefers money today to money tomorrow because money today can be invested in the meanwhile to earn interest. So if green peppers and red peppers sell for the same price, no seller would be willing to supply a red pepper. So red peppers must sell for more. They only exist in the marketplace because some people prefer them to green ones. But if they're going to be available, if sellers are going to be willing to provide them, they're going to have sell for a higher price.
| Một lý luận tương tự với ớt tây xanh và ớt tây đỏ. Tại sao ớt đỏ lại luôn luôn đắt hơn ớt xanh? Tại sao lại phải có mối liên hệ giữa hai giá này? Ớt xanh được sử dụng rất nhiều trong nhiều kỹ nghệ nấu nướng vì nó có vị đặc biệt. Vậy thì đáng lẽ nó phải đắt hơn chứ? Ớt đỏ thật ra là ớt xanh khi đã chín. Người bán thì luôn luôn muốn bán được ngày hôm nay chứ không muốn chờ đến ngày mai bởi vì tiền bán được ngày hôm nay có thể dùng để đầu tư cho ngày mai. Vì vậy nếu ớt xanh và ớt đỏ bán cùng giá thì chẳng có người bán nào chịu bán ớt đỏ. Bởi vậy ớt đỏ phải có giá thành cao hơn ớt xanh thì người bán mới đồng ý bán. Ớt đỏ hiện hữu trên thị trường vì có một số người muốn mua ớt đỏ hơn là ớt xanh, nhưng người bán chỉ chịu bán ớt đỏ với điều kiện là giá thành của nó phải cao hơn giá của ớt xanh.
|
Prices Adjust
Prices adjust. They're not fixed. Supply and demand helps us remember this.
Consider the payroll tax. It's currently structured in the United States to be shared equally between employee and employer. What would happen if all of the tax were paid by the employer? That would seem to benefit employees. But that assumes wages don't change when the legislative burden of the tax changes. But wages are the price of labor. And the price of labor adjusts to equate the amount of labor workers want to sell with the amount that employers want to buy.
| Điều chỉnh Giá Cả
Giá cả luôn luôn điều chỉnh. Giá cả không phải là cố định. Cung và Cầu giúp chúng ta nhớ đến điều này.
Hãy xem vấn đề thuế trên tiền lương nhân viên. Hiện nay tại Hoa Kỳ, tiền thuế lương nhân viên được chia đều giữa người nhân viên và chủ nhân mướn nhân viên. Điều gì sẽ xảy ra nếu tiền thuế này hoàn toàn do chủ nhân phải trả? Thoạt nghe thì có vẻ việc này sẽ làm lợi cho người nhân viên, nhưng đó là với giả thuyết là tiền lương sẽ không thay đổi khi luật về thuế má thay đổi như đã nói. Thế nhưng tiền lương là giá của lao động, và nếu vậy thì giá của lao động phải được điều chỉnh để cân bằng giữa sức lao động người nhân viên muốn bán với số tiền người chủ muốn mua.
|
Every tax has an impact on both buyers and sellers but the impact isn't described by the legislation. A tax on buyers of labor is going to cause wages to fall. So employees pay part of the tax even if the legislation decrees that half or all of it is on employers. A tax on sellers of cars raises the price of cars. Consumers of cars pay part of the tax in the form of higher prices even if the legislation places all of the tax on the seller.
| Thứ thuế nào cũng có ảnh hưởng đến cả người bán lẫn người mua nhưng ảnh hưởng này không được luật lệ trình bày rõ ràng. Thuế đánh trên người mua lao động thì sẽ làm cho tiền lương giảm xuống. Vì vậy nhân viên đã phải trả một phần tiền thuế dù luật lệ xác định rằng một nửa hoặc tất cả thuế là do công ty thuê mướn nhân viên phải trả. Tiền thuế trên tiền bán xe sẽ làm tăng giá thành của chiếc xe lên. Người tiêu dùng phải trả một phần tiền thuế này qua hình thức giá thành cao hơn mà họ phải trả nếu luật lệ quy định là người bán xe phải trả hết tiền thuế.
|
If legislation were to place the entire payroll tax on employers, then the increased cost to employers would reduce the amount of labor they want to hire. That lowers wages. In fact wages have to fall by the exact reduction in tax to the employees. Similarly, if the tax were to be put entirely on the workers, less labor would be supplied and wages would rise to offset the increase in the tax.
| Nếu luật pháp quy định rằng toàn bộ thuế lương bổng phải do chủ nhân trả, thì việc tăng tiền trả lương và thuế này sẽ làm cho chủ nhân phải giảm số lượng nhân viên mà họ muốn thuê mướn xuống. Điều này sẽ làm cho tiền lương cũng bị giảm theo. Thật ra số tiền lương sẽ phải giảm đúng bằng số tiền thuế để trả cho nhân viên. Tương tự như vậy, nếu luật pháp quy định tiền thuế chỉ đánh trên nhân viên mà thôi thì nhân viên sẽ bán ít sức lao động của mình lại và [như thế,] tiền lương sẽ phải tăng lên để cân bằng sự tăng thuế cho mỗi nhân viên.
|
Similarly, increasing taxes on the wealthy does not have the full, intended effect of reducing the gap between the rich and poor. Taxing the wealthy will lead to an increase in wages for high-skilled workers offsetting some or all of the increased tax burden. Mandating benefits for low-wage workers doesn't necessarily achieve the goal of greater equality because the mandated benefits encourage more workers and discourage employers from hiring them. Wages fall, offsetting some or all of the intended increase in well-being the lawmakers and their supporters might have imagined.
| Tương tự như vậy, việc tăng thuế người giàu cũng không tạo hệ quả lâu dài và hữu hiệu trong việc giảm khoảng cách giữa giàu và nghèo. Đánh thuế người giàu sẽ dẫn đến việc tăng tiền lương cho những người nhân viên có chuyên môn cao để cân bằng một số thiếu hụt do việc tăng thuế. Luật quy định cung cấp các quyền lợi[ii] cho nhân viên lương thấp cũng không nhất thiết sẽ đạt được mục tiêu bình đẳng trên diện rộng hơn vì luật tăng quyền lợi cho nhân viên sẽ khiến nhiều nhân viên đi làm hơn, nhưng lại khiến chủ nhân không muốn thuê mướn thêm nhân viên nữa. [Kết quả là] chủ nhân sẽ giảm giá lương. Tiền lương giảm, sẽ cân bằng bớt việc nâng cao mức sống cho nhân viên như các nhà lập pháp dự trù.
|
Emergence is a different way of seeing
Finally, supply and demand helps us see things in a totally different way. How bizarre it is that partisans credit or blame the president for the average level of wages or inequality in the United States. If wages are rising, the president will brag about all the good jobs the economy is creating. If wages are falling, then the critics of the president fault the president. But the wage level in the United States isn't under the president's control. It's an emergent phenomenon that comes from the choices people make about how much education to get, how many hours to work, and the mix of monetary and non-monetary satisfaction that people choose in various jobs.
| Một Cách Nhìn Khác
Cuối cùng, Cung và Cầu giúp chúng ta nhìn vấn đề bằng con mắt hoàn toàn khác. Các phe trong quốc hội cứ hoặc là khen ngợi hoặc chê bai vị tổng thống về vấn đề thiếu công bằng và mức lương trung bình trên toàn nước Mỹ. Nếu mức lương tăng, tổng thống sẽ khoe là ông đã giúp cho nền kinh tế phát triển tạo nhiều công ăn việc làm cho dân chúng. Nếu mức lương giảm, thì phe đối lập sẽ lên tiếng quy tội cho tổng thống. Nhưng thật ra, mức lương ở Hoa Kỳ không phải là do sự điều khiển của Tổng Thống. Việc thay đổi mức lương là do một hiện tượng bao gồm nhiều yếu tố: sự lựa chọn của người dân về vấn đề giáo dục, làm việc bao nhiêu tiếng một tuần, và sự thoải mái về tài chánh lẫn về tinh thần mà người ta lựa chọn trong các công việc khác nhau.
|
The president no more controls wages in the United States than he does the average weight of Americans. He can influence them through various policies that affect the incentives facing workers and employers. But his hand is not on a dial that sets wages any more than he can control how much Americans weigh. As the examples from the previous section show, many of the policies that a president or legislators might propose to improve something, are often offset by market forces.
| Tổng thống cũng không thể chỉ đạo mức lương trung bình hay sức nặng trung bình của người dân Mỹ phải là bao nhiêu. Ông ta có thể tạo ra ảnh hưởng qua việc thông qua các đạo luật nhằm khuyến khích người đầu tư, thuê mướn nhân viên, hoặc khuyến khích người nhân công lao động. Nhưng ông ta không thể đặt tay trên bàn cân để định đâu là mức lương trung bình, hay bao nhiêu ki-lô là sức nặng trung bình của người dân Mỹ. Như thí dụ trình bày ở phần trên, rất nhiều đạo luật được tổng thống và các nhà làm luật thông qua để tạo ảnh hưởng tốt trên một số mặt, thì lại bị sức mạnh của thị trường làm cân bằng ngược trở lại.
|
Available at a price
One of the simplest insights that comes from supply and demand is the availability of goods in the marketplace. When people want more of something, the crowd of more enthusiastic buyers rarely exhausts the supply. Prices adjust to equate how much people want to buy with how much people want to sell. So if people suddenly want more of something, it doesn't just disappear. The price rises inducing an increase in what is available. As Henry George pointed out:
| Luôn luôn có sẵn hàng hóa với một giá cả nào đó
Một trong những nhận thức đơn giản nhất từ quy luật Cung và Cầu là sự sẵn có của các mặt hàng trên thị trường. Khi người ta muốn có một mặt hàng nào đó, đám đông của những người mua nhiệt thành thường ít khi nào làm cạn hết nguồn cung cấp. Giá cả sẽ được thay đổi để cân bằng giữa số lượng người mua và số lượng người muốn bán. Vì vậy nếu đột nhiên người ta muốn có một món đồ gì đó thì món đồ ấy không nhất thiết là sẽ biến mất. Sự tăng giá sẽ làm cho món đồ ấy lại có sẵn nhiều hơn (dĩ nhiên là với giá mới). Như Henry George đã phát biểu:
|
Here is a difference between the animal and the man. Both the jay-hawk and the man eat chickens, but the more jay-hawks the fewer chickens, while the more men the more chickens. Both the seal and the man eat salmon, but when a seal takes a salmon there is a salmon the less, and were seals to increase past a certain point salmon must diminish; while by placing the spawn of the salmon under favorable conditions man can so increase the number of salmon as more than to make up for all he may take, and thus, no matter how much men may increase, their increase need never outrun the supply of salmon. [Progress and Poverty, Book II, Chapter 3, by Henry George, par. II.III.5.]
| "Sau đây là sự khác biệt giữa thú và người: con người và con chim ó đều ăn thịt gà. Thế nhưng càng nhiều con chim ó ăn thịt gà thì càng ít gà để ăn. Còn càng nhiều người ăn thịt gà thì càng có nhiều gà bán trên thị trường cho người ta mua. Con hải cẩu và con người đều ăn cá hồi. Nhưng hễ con hải cẩu ăn một con cá hồi thì sẽ mất đi một con cá hồi và nếu cứ tiếp tục như vậy đến một lúc nào đó thì sẽ không còn cá hồi nữa. Thế nhưng con người biết cách đặt trứng cá hồi trong những điều kiện thuận lợi để làm tăng gia sự sinh sản của cá hồi quá mức "cầu" về cá hồi của mình, vì vậy, đối với con người dù có tăng nhu cầu ăn cá hồi lên bao nhiêu thì cũng sẽ không bao giờ tiêu diệt hết sự cung cấp cá hồi trên quả đất này. (Progress and Poverty, Quyển 2, Chương 3, Henry George, II.III.5.)"
|
Because prices can adjust, the shelves are rarely empty in a market economy. As long as you are willing to pay for it, you can have it. Sometimes, you have to pay a little more. Sometimes, a little less, as circumstances changes. But you can find it. That not only makes life easier for those of us who enjoy salmon, it also means that you can specialize and rely on others for much of what you want, knowing that the market will make it available.
| Vì việc giá cả có thể được điều chỉnh thích hợp trong một nền kinh tế thị trường, hàng hóa lúc nào cũng có thể có sẵn. Miễn hồ là người mua đồng ý trả một giá hợp lý đối với người bán, thì bạn sẽ có món hàng bạn muốn ngay lập tức. Đôi khi, bạn sẽ phải trả với giá hơi đắt một tí. Đôi khi, bạn lại được trả một giá hơi hời một tí, tùy theo hoàn cảnh thay đổi. Nhưng bạn sẽ luôn luôn có thể tìm thấy món hàng. Điều này không những giúp cho đời sống chúng ta được thoải mái hơn mà còn có thể giúp chúng ta tập trung vào một loại chuyên môn và dựa vào thị trường mua bán để tìm tất cả những thứ khác mà chúng ta muốn và luôn luôn bảo đảm là thị trường sẽ luôn luôn có các mặt hàng mà ta muốn mua.
|
A Caveat
Not all prices are set in what the textbooks call perfectly competitive markets. Supply and demand is a poor tool for predicting precisely the exact level of a price. Any individual transaction may deviate from "the" price because of mistakes or emotions. In many markets, an unusually large seller or buyer can affect the market price in significant ways. But just because a market isn't a textbook example of perfect competition doesn't mean supply and demand can't capture enough of the competition that remains. To take an extreme example, the gasoline market in the United States is full of regulations and amounts of market power that exist in various parts of the supply chain. But there is still competition throughout that market, even if it does not conform to the textbook definitions. And price controls, as the supply and demand model predicts, leads to shortages, lines and reductions in quality. That full story is a topic for another time.
| Cảnh Báo
Không phải giá cả nào cũng được xác định theo như bài bản trong sách giáo khoa giảng giải về một thị trường hoàn toàn tự do cạnh tranh. Cung và Cầu là một dụng cụ khá thô sơ để có thể giúp đoán chính xác mức giá cả. Bất cứ một thương vụ nào cũng có thể có sai biệt với giá cả tiêu chuẩn vì các yếu tố tâm lý hoặc sự lầm lẫn trong xét đoán. Trong bất cứ thị trường nào, một số lượng lớn bất bình thường của người mua hoặc người bán có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá cả trong thị trường đó. Thị trường, do đó, không phải là một thí dụ giáo khoa về sự hoàn toàn tự do cạnh tranh, nhưng không phải vì thế mà luật Cung-Cầu không phản ảnh được các sự cạnh tranh khác. Lấy một thí dụ điển hình, giá xăng dầu trên thị trường của Hoa Kỳ phải chịu rất nhiều luật lệ ràng buộc và chịu rất nhiều ảnh hưởng của các thế lực hiện hữu của hệ thống sản xuất xăng dầu. Thế nhưng vẫn có sự cạnh tranh trong thị trường đó dù không phải là theo bài bản của các định nghĩa trong sách giáo khoa. Và sự kiểm soát giá cả, giống như là quy luật Cung-Cầu đã dự đoán, dẫn đến sự thiếu hụt, và giảm sút về chất lượng, vân vân... Câu chuyện này có thể là một đề tài riêng trong một dịp khác.
|
Truck, Barter, and Exchange
Adam Smith talked about man's propensity to truck, barter, and exchange. People are always buying and selling stuff. Always looking for a deal. Always looking for a better deal. Always considering the alternatives. The search for a good deal by both buyers and sellers considering alternatives is what economists call competition. The result is that transactions in a market are not independent of one another.
| Buôn bán, Đổi Chác, Trao Đổi
Adam Smith đã nói về khuynh hướng buôn bán, đổi chác và trao đổi của con người. Người ta luôn luôn mua thứ này và bán thứ khác, luôn luôn tìm giá hạ, luôn luôn tìm một giá hời hơn, luôn luôn tìm các lựa chọn khác. Việc luôn luôn tìm món hời đối với cả người mua và người bán đã tạo ra sự cạnh tranh trong nền kinh tế. Kết quả là các thương vụ trong thị trường không hoàn toàn độc lập với nhau mà có ảnh hưởng đáng kể với nhau.
|
Where do prices come from? The prices that we observe in the world around us emerge from the interaction between buyers and sellers and their alternatives. How can we capture the strange fact that no transaction takes place in a vacuum? How can we capture the order that emerges from all those transactions?
| Giá cả từ đâu mà ra? Giá cả chúng ta quan sát được trên thị trường là do sự tương tác giữa người mua, người bán và các lựa chọn khác của họ. Làm sao chúng ta có thể hiểu được là không có thương vụ nào xảy ra trong một khoảng chân không cả? Làm sao để chúng ta hiểu được rằng thứ tự của giá cả đến từ tất cả các thương vụ đang xảy ra đó?
|
Supply and demand is a simple and powerful way to describe the ways that transactions across time and space are not independent of one another. It is a powerful way to organize our thinking about the complexity that emerges out of the propensity to truck, barter and exchange, a complexity that is the result of human action but not of human design. | Cung và Cầu là một cách suy nghĩ đơn giản nhưng hữu hiệu để giải thích về việc các thương vụ xảy ra ở các nơi và thời điểm khác nhau có liên hệ với nhau. Đó là một cách suy nghĩ hữu hiệu để quan sát sự phức tạp phát xuất từ khuynh hướng mua bán, đổi chác, trao đổi của con người, sự phức tạp bắt nguồn từ hành động của con người chứ không phải do con người đặt ra.
|
* Russell Roberts is a professor of economics at George Mason University and a research fellow at Stanford University's Hoover Institution. He is the Features Editor of the Library of Economics and Liberty and the host of EconTalk. | Chú thích: Russell Roberts là một giáo sư về kinh tế học tại đại học George Mason và là Nghiên Cứu Sinh của Viện Nghiên Cứu Hoover của đại học Stanford. Ông là chủ bút nổi tiếng của Thư Viện Kinh Tế và Tự Do và người điều hành EconTalk trên mạng lưới điện toán.
|
| [i] 1 gallon (đơn vị đo lường chất lỏng của Mỹ) gần bằng 4 lít
[ii] Quyền lợi của nhân viên tại Mỹ một cách tổng quát gồm có bảo hiểm sức khỏe cho cá nhân và gia đình, số ngày được nghỉ vì bệnh hoạn, số ngày được nghỉ có lương. |
http://www.econlib.org/library/Columns/y2007/Robertsprices.html | |
|
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, January 28, 2012
Where Do Prices Come From? Giá Cả Từ Đâu Mà Ra?
Labels:
ECONOMICS-Kinh tế
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn