MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, January 28, 2012

Incentives Matter Lợi ích của khuyến thưởng



Incentives Matter

Lợi ích của khuyến thưởng

Russell Roberts*

Russell Roberts

"The government decided to pay the captains a bonus for each convict that walked off the boat in Australia alive."

"Chính phủ quyết định trả tiền thưởng cho thuyền trưởng, tính trên đầu mỗi tù nhân còn sống khi xuống khỏi tàu tại Úc."

Towards the end of the 18th century, England began sending convicts to Australia. The transportation was privately provided but publicly funded. A lot of convicts died along the way, from disease due to overcrowding, poor nutrition and little or no medical treatment. Between 1790 and 1792, 12% of the convicts died, to the dismay of many good-hearted English men and women who thought that banishment to Australia shouldn't be a death sentence. On one ship 37% perished.

Vào cuối thế kỷ 18, nước Anh bắt đầu di chuyển phạm nhân qua Úc châu. Phương tiện di chuyển do tư nhân cung cấp, còn chi phí do chính quyền tài trợ. Trên hành trình, rất nhiều tù nhân chết, do bệnh tật gây ra bởi mất vệ sinh vì quá đông người, do thiếu dinh dưỡng, và do thiếu hay không có thuốc men. Từ năm 1790 đến 1792, đã có 12% tổng số tù nhân mất mạng trong chuyến đi, đây là một thống kê làm phật ý quý vị hảo tâm người Anh, vì họ nghĩ rằng tù nhân bị đày đi Úc không có nghĩa là đi nhận án tử hình. Trên một chiếc tàu nọ có đến 37% hành khách bỏ mạng.

How might captains be convinced to take better care of their human cargo?

You might lecture the captains on the cruelty of death, and the clergy from their pulpits did just that. You might increase the funds allotted by the state provided to the captains based on the number of passengers they carried. You might urge the captains to spend more of those funds for the care of their passengers. (Some entrepreneurial captains hoarded food and medicine meant for the convicts and sold them upon arrival in Australia.) You might urge the captains to spend the money more carefully. Shame them into better behavior.

Làm thế nào thuyết phục các thuyền trưởng lo toan chu đáo hơn cho món hàng người của họ?

Ta có thể giảng cho họ nghe về sự tàn nhẫn của cái chết, như những tu sĩ đã làm từ trên bục giảng đạo. Ta có thể tăng tiền tài trợ của chính phủ dựa theo số hành khách mà mỗi thuyền trưởng chuyên chở. Ta có thể nhắc nhở thuyền trưởng phải dùng số tiền này để chăm sóc cho tù nhân. (Một số thuyền trưởng có máu con buôn còn cất giữ lại số thực phẩm và thuốc men dành cho tù nhân, rồi đem bán khi cặp bến tại Úc). Ta có thể nhắc nhở họ chi tiêu dè sẻn hơn hoặc sẽ bêu xấu họ ăn chặn công qũy dùng cho thuyền nhân.

But a different approach was tried. The government decided to pay the captains a bonus for each convict that walked off the boat in Australia alive.

This simple change worked like a charm. Mortality fell to virtually zero. In 1793, on the first three boats making the trip to Australia under the new set of incentives, a single convict died out of 322 transported, an amazing improvement.

Thế nhưng một phương pháp mới đã được thí nghiệm. Chính phủ sẽ trả thêm tiền thưởng cho các thuyền trưởng, tính theo đầu mỗi tù nhân còn sống khi xuống khỏi tàu tại Úc.

Sự thay đổi đơn giản này như có phép lạ, mang lại thành công rực rỡ. Số tử vong giảm xuống còn gần như là số không. Năm 1793, trên ba chuyến tàu đầu tiên tới Úc dưới thể chế Khuyến thưởng mới, chỉ có duy nhất một người qua đời trong số 322 tù nhân được chuyên chở, một bước tiến rất đáng ngạc nhiên.

I don't think the captains got any more compassionate. They were just as greedy and mean-spirited as before. But under the new regulations, they had an incentive to act as if they were compassionate. The change in incentives aligned the self-interest of the captains with the self-interest of the convicts. Convicts were suddenly more valuable alive than dead. The captains responded to the incentives.

Tôi không nghĩ mấy tay thuyền trưởng này trở nên nhân đạo hơn đâu. Họ vẫn tham lam và xấu tính như trước. Tuy nhiên, luật lệ mới là động cơ thúc đẩy họ hành động như người tốt bụng. Với sự thay đổi về tiền thưởng, quyền lợi của thuyền trưởng nay được gắn liền với quyền lợi của tù nhân. Đột nhiên, một tù nhân sống có giá trị cao hơn một tù nhân chết. Các thuyền trưởng đã đáp ứng lại các Khuyến thưởng do chính quyền đưa ra.

Incentives matter. The most famous example in economics is the idea of the demand curve—when something gets more expensive, people buy less of it. When it gets less expensive, people buy more of it.

Khuyến thưởng rất quan trọng. Ví dụ được biết đến nhiều nhất trong ngành kinh tế là khái niệm về biểu đồ nhu cầu - khi một vật tăng giá, người ta sẽ mua nó ít đi. Khi giá giảm xuống, họ sẽ mua nhiều lên.

Some find this bedrock principle of economics hard to accept, based on introspection. "When the price of gas goes up, I still buy gasoline," says the skeptic. Or in its more extreme form: "You need gasoline, so people will keep buying it even when it gets more expensive."

Nhiều người không công nhận định luật căn bản này. "Khi xăng lên giá, tôi vẫn mua xăng cơ mà," họ tự suy bụng mình như vậy, và nhấn mạnh: "Mọi người cần xăng, thành ra ai cũng tiếp tục mua cho dù xăng mắc hơn."

You may still buy gasoline when it gets more expensive. But you will try and find ways to buy less. Not necessarily zero, less.

Có thể bạn vẫn mua khi xăng tăng giá. Tuy nhiên bạn sẽ tìm cách mua ít hơn. Không phải là ngừng mua, mà là mua ít đi.

Thinking about how people respond to the incentive of the higher price opens up a world of possibility beyond the cold turkey of going without. When gasoline gets more expensive, some people car pool, some people drive at slower speeds, some try and combine multiple errands into one trip. Let the price of gasoline rise enough and be expected to stay higher for a long enough period of time and some people will buy a car that gets better mileage, move closer to work or postpone or cancel that order for the pleasure boat that takes $400 to fill its tank when gasoline is $3 a gallon.

Khi tìm hiểu phản ứng của người ta đối với động cơ lên giá, ta sẽ thấy nhiều cách đương đầu mới mẻ, thay vì phải ngừng tiêu thụ một cách ngang xương. Nếu xăng đắt hơn, người ta sẽ đổi sang đi chung xe, hoặc lái với vận tốc chậm lại, hoặc dồn vài việc vào cùng một chuyến đi. Đến khi xăng tiếp tục tăng giá và người ta tin rằng giá sẽ giữ như thế trong một thời gian dài, có người sẽ mua xe tiêu thụ ít xăng hơn, dọn nhà đến gần nơi làm việc, hay đình hoãn hoặc bỏ hẳn ý định mua chiếc du thuyền vì sẽ tốn 400 đô mỗi lần đong đầy thùng xăng, với giá 3 đô một ga-lông (đơn vị đo lường của Mỹ gần bằng 4 lít).

Not everyone will do all of these things. Some people will do very few of them. But the overall effect of an increase in the price of gasoline is to discourage the purchase of gasoline.

Không phải ai cũng làm những việc này. Có người chẳng làm gì cả. Nhưng tác động toàn thể của sự tăng giá xăng là khiến người ta bớt mua xăng.

And as something gets less expensive, we want to have more of it, everything else held equal.

People respond to incentives. But how they respond can be very creative. During a period of hyperinflation in Chile, the story is told that the government's imposition of a maximum price made it unprofitable for suppliers to sell bread—the legal maximum was below the cost of production.

Và khi một vật rẻ đi mà không có khác biệt nào ngoài giá cả, ta sẽ muốn mua nhiều vật ấy hơn.

Khuyến thưởng khiến ta hành động. Cách thức đáp ứng có khi rất sáng tạo. Trong thời kỳ siêu lạm phát tại Chí-Lợi, đã xảy ra trường hợp các thương gia buôn bánh mì không thể kiếm lời vì chính phủ đã chỉ định giá bán bánh mì quá thấp - giá bán tối đa thấp hơn giá thành.

A simple prediction would be that bread would disappear from the shelves. But that prediction underestimated the ingenuity of bakers in responding to incentives. Their first response was to shrink the loaf of bread until the cost of a loaf fell below the legally mandated price. The government then mandated a minimum weight for a loaf of bread. The bakers responded by selling the bread raw, so that the weight of the raw dough could meet the minimum. As inflation climbed, it became unprofitable to sell even the raw dough to meet the minimum. So the enterprising bakers sold the raw dough in bags with water so the minimum weight could be achieved.

Thoạt tiên, có dự đoán rằng bánh mì sẽ biến mất trong các cửa hàng. Thế nhưng dự đoán trên đã xem thường tài khéo léo của thợ làm bánh mì khi họ đáp ứng động cơ kiếm lời. Đáp ứng đầu tiên là họ giảm khối lượng của ổ bánh mì cho tới khi giá thành thấp hơn giá bán chỉ định. Chính quyền sau đó lại chỉ định cân lượng tối thiểu của một ổ bánh. Người làm bánh xoay ra bán bột bánh sống (bột bánh chưa nướng), như thế ổ bánh sẽ cân nặng hơn mức tối thiểu. Khi lạm phát nâng cao, bán bột bánh sống theo chỉ tiêu cũng không thể kiếm lời. Lúc ấy, nhóm thợ lại nghĩ ra bán bột bánh ngâm trong bịch nước để vẫn đạt được cân nặng tối thiểu.

Despite a common belief that economics is about money, non-monetary incentives can be just as important as monetary incentives in affecting behavior. Time is one important non-monetary factor in what we do.

Nghĩ đến kinh tế là ta thường nghĩ đến tiền, tuy nhiên có những động cơ không dính líu đến tiền mà vẫn có ảnh hưởng quan trọng ngang với tiền trong cách hành xử của ta, chẳng hạn như thì giờ cũng là một yếu tố quan trọng trong mọi hành động.

Suppose you're a huge Beatles fan. It is announced that through a miracle, the Beatles will be reunited for one farewell concert one month from today. All four Beatles will be appearing in a small intimate theater near your house. You're ecstatic until you hear that the concert is free and that seats for the concert will be handed out on a first-come, first-served basis: the first 250 fans in line be allowed to hear the Beatles. The concert isn't free. It's going to be very expensive—if you want to attend you're going to have live in front of the theater for a month. Otherwise, you won't be one of the first 250. And it might be dangerous as well. When goods are priced so that people want to buy a lot more than is available, people don't always line up courteously.

Giả sử bạn rất thích nhạc Beatles. Báo chí loan tin là nhờ vào phép lạ, ban nhạc Beatles được sum họp và sẽ trình diễn buổi nhạc hội tạm biệt lần chót vào tháng tới. Cả bốn thành viên ban Beatles sẽ xuất hiện tại một rạp hát ấm cúng gần nhà bạn. Bạn sướng như điên cho đến khi nghe tin rằng đây là một buổi nhạc hội miễn phí nhưng sẽ chỉ có 250 chỗ ngồi xem và số vé này sẽ được phân phát theo diện ai đến trước thì được. Buổi trình diễn này thực ra đâu có miễn phí mà sẽ rất tốn kém cho bạn. Nếu muốn tham dự, bạn phải tạm dọn đến ở đâu đó gần trước cửa rạp hát trong tháng này. Nếu không, làm sao bạn lọt vào số 250 người đầu tiên được. Lại còn có thể nguy hiểm nữa chứ. Khi giá hàng rẻ, lại không đủ số cung cấp cho số người muốn mua, người ta thường không xếp hàng trật tự chờ đến phiên đâu mà sẽ đạp lên nhau để giành giật vé!!

Yogi Berra once famously remarked (or at least supposedly remarked) when asked about a popular restaurant, "It's so crowded, nobody goes there any more." Like all good Yogiisms, the statement's absurd but closer examination reveals a hidden truth. What he could have meant was that is was so crowded that a person with a high value of time or a desire for a more relaxed atmosphere had better alternatives. Or to say it more succinctly, "It's so crowded, nobody who's anybody goes there anymore." In fact, Yogi may have meant the opposite—it's so crowded, you have to be somebody to get in—the owners keep out the riff-raff.

Có lần người ta hỏi Yogi Berra (cầu thủ baseball nổi tiếng) về một nhà hàng đắt khách, ông đáp với câu trả lời nổi tiếng, "Chỗ đó đông quá, không ai tới nữa." Tựa như mọi câu nói trứ danh khác củaYogi, câu nói ấy thoạt nghe thấy vô lý nhưng xét kỹ thì lại bộc lộ một chân lý. Ông ấy muốn nói rằng nhà hàng đó đông khách quá, cho nên nếu người khách nào có ít thời giờ hoặc muốn tìm nơi yên lặng, họ sẽ chọn đi quán khác. Hoặc nói tóm lại, "Nơi đó đông quá, chẳng có ai đến đó nữa." Thật ra, Yogi có thể muốn nói ngược lại - nơi đó đông quá, bạn phải thuộc giới thượng lưu, có tiếng tăm mới có thể vào cửa -vì chủ nhà hàng ngăn chận tầng lớp hạ lưu đi vào.

So money isn't all that matters. Adding time to the list of incentives isn't enough either. People care about their reputation and fame and their conscience. They care about glory and patriotism and love. All of these can act as incentives.

Như vậy tiền không phải là động cơ duy nhất. Bỏ thêm thời giờ vào danh sách các động cơ, Khuyến thưởng cũng chưa đủ. Người ta còn coi trọng uy tín, danh vọng và lương tâm, cũng như sự vinh quang, lòng yêu nước và tình yêu thương. Tất cả những thứ này đều có thể là Khuyến thưởng.

When an economist says that incentives matter, the non-economist sometimes hears only that people respond to prices. But what the economist really means is that holding everything else constant—the amount of fame or shame, glory or humiliation—and increase the monetary reward, and people will do more of it. Lower the monetary reward while holding those non-monetary factors constant and people will do less of it.

Khi một nhà kinh tế nói rằng Khuyến thưởng rất quan trọng, người không học kinh tế có thể chỉ hiểu là các hoạt động của con người ta là để đáp ứng một giá cả nào đó. Thế nhưng, điều chính yếu mà nhà kinh tế muốn nói là: nếu tất cả mọi động cơ khác được giữ nguyên - chẳng hạn danh thơm hay tiếng xấu, sự vẻ vang hay bẽ mặt - trong khi động cơ tiền tài được nâng cao, thì người ta sẽ ham hành động nhiều hơn. Giảm giá trị tiền bạc trong khi vẫn giữ nguyên các động cơ phi-tiền bạc, sẽ khiến người ta ít muốn hành động đi.

Economists often focus on monetary incentives because they are observable and usually easier to change than non-monetary incentives. An economist will say that when the income of doctors goes up, more people will want to be doctors. People often misunderstand this statement to imply that doctors are motivated by money rather than non-monetary motives to be doctors. But all it means is that holding the non-monetary satisfactions of medicine constant, increasing the monetary satisfaction will make medicine more attractive relative to other professions. If we could measure or stimulate the non-monetary satisfactions of doctors, those factors would be just as relevant as the monetary ones.

Các nhà kinh tế thường chú trọng vào những Khuyến thưởng tiền bạc vì họ đo lường được hiệu quả và thay đổi chúng dễ dàng hơn so với các Khuyến thưởng phi-tiền bạc. Có người phát biểu rằng khi tiền lương ngành bác sĩ tăng lên, sẽ có nhiều người muốn trở thành bác sĩ hơn. Câu này bị hiểu lầm rằng người ta thích học làm bác sĩ chỉ vì sẽ được nhiều tiền. Thật ra, câu nói chỉ đưa ý rằng khi tiền lương tăng lên trong khi các yếu tố khác (không phải là tiền) không thay đổi, ngành y sĩ trở nên quyến rũ hơn các chuyên khoa khác. Nếu ta có thể đo lường hoặc phát huy các ưu điểm phi-tiền bạc của ngành y sĩ, thì các yếu tố ấy cũng quan trọng ngang với yếu tố tiền bạc.

The difference between monetary and non-monetary incentives can be seen in the shortage of kidneys available for transplant. It is currently against the law to buy and sell kidneys in the United States. The current supply of kidneys relies on altruism. Thousands of people each year endure the risk of death to donate a kidney to a loved one or a stranger. Others give up their kidneys after death. This willingness to donate is motivated by a desire to help others and that is a powerful incentive. But it is not a sufficiently powerful incentive to create a supply equal to the demand. Thousands die each year waiting for a kidney transplant.

Sự khác biệt giữa những Khuyến thưởng có dính tới tiền và những Khuyến thưởng phi-tiền tài có thể được minh họa bằng sự khan hiếm của những quả thận cho những bệnh nhân cần ghép thận. Tại Hoa Kỳ, mua và bán thận là bất hợp pháp. Hiện nay, nguồn cung cấp thận dựa trên lòng hảo tâm. Mỗi năm, có hàng ngàn người cam lòng hiến thận của mình cho người thân hoặc người dưng mặc dù có thể nguy hiểm đến tính mạng. Có người hiến thận khi họ qua đời. Thiện ý này được thúc đẩy từ ước muốn giúp đỡ kẻ khác, và đó là một động cơ rất mạnh mẽ. Nhưng động cơ đó không đủ mạnh để tạo cân bằng giữa cung và cầu. Mỗi năm có hàng ngàn người qua đời trong khi đang chờ đợi ghép thận.

If we want to increase the number of kidneys available to patients with failing kidneys, we're back in the situation of the Australian convicts and those tough captains. We need to increase the incentive to provide kidneys. We can exhort people to give up their kidneys—running more public service announcements and trying to convey the satisfactions that come from helping others. But allowing people to buy and sell a kidney legally is more likely to increase the number of kidneys available for transplanting than begging and pleading.

Nếu ta muốn tăng số thận dành cho những bệnh nhân yếu thận, ta gặp trường hợp giống y như trường hợp của tù nhân bị đầy đi Úc và nhóm thuyền trưởng dữ dằn. Ta cần nâng cao Khuyến thưởng thúc đẩy hiến thận. Ta có thể hô hào dân chúng hiến thận của họ như đăng thêm quảng cáo và tuyên truyền về niềm vui qua hành động từ thiện. Thế nhưng, cho phép dân chúng buôn bán thận một cách hợp pháp sẽ có hiệu quả cao hơn là đi van xin.

The role of incentives plays a critical role in the way that individuals treat their own property relative to the property of others or communal property. People are more likely to change the oil in their own car relative to a rental car. Private farm plots in the former Soviet Union outperformed communal farms there.

Vai trò của Khuyến thưởng rất quan trọng trong cách cư xử của một cá nhân đối với của cải của mình so với của cải của người khác hoặc của cộng đồng. Người ta sẽ thay nhớt xe của mình chứ không thay nhớt cho xe đi mướn. Hồi xưa tại Liên Xô, ruộng của tư nhân thu hoạch nhiều hơn ruộng của hợp tác xã.

The Pilgrims in Plymouth used communal farming their first winter but then after a dismal harvest that first year, moved to a system where there was a more direct incentive other than guilt and honor. Governor Bradford summed it up in his journal:

Mùa đông đầu tiên sau khi định cư tại Plymouth, những người di dân Mỹ làm ruộng theo kiểu hợp tác xã, thế nhưng sau vụ thu hoạch tệ hại năm đầu, họ chuyển sang hệ thống dựa trên Khuyến thưởng trực tiếp thay vì thay vì kêu gọi người ta tự giác, nếu không làm đồng đều thì lương tâm áy náy. Thống đốc Bradford tóm tắt tình hình trong nhật ký như sau:

"And so assigned to every family a parcel of land, according to the proportion of their number, for that end, only for present use (but made no division for inheritance) and ranged all boys and youth under some family. This had very good success, for it made all hands very industrious, so as much more corn was planted than otherwise would have been by any means the Governor or any other could use, and saved him a great deal of trouble, and gave far better content. The women now went willingly into the field, and took their little ones with them to set corn; which before would allege weakness and inability; whom to have compelled would have been thought great tyranny and oppression."

Thế là giao cho mỗi gia đình một thửa đất, lớn nhỏ tùy theo số người trong nhà, cho phép họ quản lý (nhưng không có điều khoản dùng làm gia tài) và sắp xếp tất cả thanh thiếu niên vào các gia đình. Thành quả rất tốt, vì tất cả mọi người chăm lo làm việc, lượng trồng cấy bắp cao hơn so với bất cứ phương pháp nào khác mà Thống đốc hoặc người khác nghĩ ra được, lại giúp ông bớt phiền não, và mang đến lợi ích khá hơn nhiều. Những phụ nữ nay vui vẻ đi ra đồng áng, mang theo lũ trẻ khi trồng bắp, chứ trước kia họ viện cớ yếu sức và không biết cách làm và nếu bị ép làm thì sẽ than trách là bị ức bách, ngược đãi.

Not only were all hands more industrious—the incentive to harvest communal corn before it was fully ripe, a problem equivalent to poaching in the case of wildlife, was also eliminated.

Không những ai nấy chăm chỉ làm việc - ngay cả ý tưởng thèm gặt bắp còn non của hợp tác xã cũng tan biến (gặt bắp non là một tệ nạn tương tự như việc săn bắn trộm động vật hoang dã).

Incentives matter. Tangible rewards, monetary or in-kind—as in the case of corn in Plimouth—are very powerful. The focus on monetary incentives creates a straw man—homo economicus, a mercenary who will do anything for a price. I used to tell my students that I would be happy to let them purchase an "A" in my class. The price was the GDP of France. My point was that my price was sufficiently high that it was essentially infinite. But truth be told, I like to think that even an exorbitant bribe would have been unsuccessful.

Khuyến thưởng thật quan trọng. Những phần thưởng cụ thể, dưới dạng tài chính hay tương đương -- chẳng hạn như bắp tại Plymouth -- có uy lực rất lớn. Nếu chỉ chú tâm vào Khuyến thưởng tài chính, ta sẽ tạo nên con người hám lợi, một loại lính đánh thuê có thể làm bất cứ việc gì khi được trả đúng giá. Tôi từng nói với học sinh trong lớp rằng tôi sẵn sàng để họ mua điểm "A" với cái giá là tổng sản lượng của nước Pháp. Tôi đặt giá thật cao để hiểu rằng coi như là giá bất tận. Nhưng thú thật, tôi muốn tin rằng không ai mua điểm được, cho dù tiền hối lộ to tát đến mấy.

But even if I would have kept my honor and integrity intact in the face of an enormous bribe, I can imagine a non-monetary price where I would forfeit even my honor. I suspect I would gladly sell a grade or do something else dishonest for much less than the GDP of France if it meant saving the life of one of my children. Properly defined to include non-monetary costs and benefits, perhaps every man really does have his price.

Thế nhưng, dẫu tôi giữ vững được danh dự và tư cách khi đối diện số tiền hối lộ đồ sộ, tôi có thể tưởng tượng ra có vật đổi chác khác không dính đến tiền mà vẫn khiến tôi gác bỏ cả danh dự của mình. Nếu vì cứu nguy mạng sống đàn con của tôi, tôi nghĩ mình sẵn sàng bán điểm hoặc làm chuyện bất lương cho dù số tiền nhận được ít hơn tổng sản lượng Pháp quốc nhiều. Có lẽ, khi đã xác định đúng đắn mọi lợi hại phi-tài chính, thì chắc ai cũng có một cái giá nào đó.

* Russell Roberts is professor of economics at George Mason University and the Features Editor at the Library of Economics and Liberty.

Russell Roberts là giáo sư Kinh Tế Học tại Đại Học George Mason, kiêm Chủ Bút nhóm Library of Economics and Liberty.

http://www.econlib.org/library/Columns/y2006/Robertsincentives.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn