Freedom's market
| Thị Trường Của Tự Do
|
Amartya Sen
| Amartya Sen
|
The UN is launching a campaign to alleviate poverty by regulating the global economy. Nobel laureate Amartya Sen argues that this depends as much on democracy as it does on free markets
| Liên Hiệp Quốc đang khởi xướng cuộc vận động để giảm thiểu sự nghèo khó bằng cách chỉnh đốn lại nền kinh tế toàn cầu. Giáo sư Amartya Sen, người đoạt giải Nobel Kinh Tế năm 1998, lập luận rằng điều đó phụ thuộc rất nhiều trên nền tảng dân chủ cũng như trên nền tảng tự do mậu dịch.
|
In his essay on The Advancement of Learning, written nearly 400 years ago, Francis Bacon argued that 'the registering and proposing of doubts has a double use'. Aside from its obvious use in helping us to guard 'against errors', doubts can contribute to broadening an investigation. Issues that 'would have been passed by lightly without intervention,' Bacon noted, end up being 'attentively and carefully observed' precisely because of the intervention of doubts.
| Trong bài tiểu luận nhan đề Sự Tiến Bộ của Học Vấn viết từ gần 400 năm trước, Francis Bacon đã lập luận rằng "sự biểu lộ và bày tỏ nghi vấn có công dụng song phương." Ngoài công dụng hiển nhiên là giúp ta tránh được những "sai sót," công dụng khác là giúp mở rộng tầm khảo sát. Bacon cho rằng, những vấn đề, "lẽ ra đã có thể bị bỏ sót nếu không có những nghi vấn," đã được "quan sát tận tường cẩn thận," chính là do những nghi vấn được trình bày ra.
|
This second use is very important to bear in mind as we try to assess the critiques of globalisation that have been recently aired in different forms. The importance of these challenges lies, I would argue, not so much in the 'theses' that are presented as simple slogans on posters and placards, but in the 'themes' that they bring forcefully into global discussion. Demonstrations have recently occurred not only at the venues of international financial gatherings (for example, in Seattle where the WTO were to meet), but also, in the form of less organised but intense protests, in different national capitals, all the way from Jakarta and Bangkok to Abidjan and Mexico. These doubts about global economic relations continue to come from different ends of the globe, and there is reason enough to see these doubts about globalisation as a global phenomenon as well. They are, in this sense, 'global doubts' - not just an ad hoc assortment of localised opposition.
| Cái công dụng thứ hai đó rất quan trọng khi chúng ta ra công tìm hiểu những quan niệm hay phê bình về toàn cầu hóa đang được phổ biến dưới nhiều hình thức. Tôi thiết nghĩ, sự quan trọng của những điều này không phải nằm trong những "luận đề" được trình bày đơn giản trên những khẩu hiệu hay bích chương mà nằm trong những "chủ đề" được đưa ra một cách mạnh mẽ trong các cuộc tranh cãi toàn cầu. Những cuộc biểu tình không phải chỉ xảy ra ở những diễn đàn tài chánh thương mại quốc tế (như ở Seatle, nơi Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới hội họp) mà còn trong những cuộc chống đối dù thiếu tầm cỡ tổ chức hơn nhưng không kém phần quyết liệt ở nhiều thủ đô quốc gia khác, từ Jakarta, Băng Cốc, đến Abidhjan và Mễ Tây Cơ. Những nghi vấn về mối quan hệ kinh tế toàn cầu tiếp tục được đưa ra từ nhiều ngóc ngách của thế giới đủ để minh chứng là những nghi vấn về toàn cầu hóa cũng chính là một hiện tượng toàn cầu. Sự "nghi vấn toàn cầu" này không phải chỉ là những hiện tượng chống đối phát sinh từ những địa phương đơn lẻ.
|
However, the significance of this phenomenon does not undermine the economic case for global trade and worldwide use of modern technology and finance. Indeed, that case is, I believe, very strong. And nevertheless, these disputations can have a very positive role in broadening our investigation of economic and financial relations in the world and in forcing attention to issues that could have been otherwise neglected. We have to distinguish the distinct issues involved. Opponents of globalisation may see it as a new folly, but it is neither particularly new, nor, in general, a folly. It is largely an intensification of the processes of interaction involving travel, trade, migration and dissemination of knowledge that have shaped the progress of the world over millennia. A more immediate point is that there is extensive evidence that the global economy has actually brought prosperity to many different areas of the globe. The productive and economic contributions of global integration can scarcely be denied.
| Tuy nhiên, ý nghĩ của hiện tượng này không phải làm tổn hại khía cạnh kinh tế của nền mậu dịch thế giới hay sự sử dụng rộng rãi của kỹ thuật và khái niệm tài chánh hiện đại. Thật thế, tôi tin chắc chắn là như vậy. Và hơn nữa, những sự tranh luận như thế có thể đóng một vai trò rất hữu ích để mở rộng sự khảo sát của chúng ta về những quan hệ kinh tế và tài chính thế giới và buộc ta phải chú ý đến những vấn đề lẽ ra có thể bị lãng quên. Chúng ta phải phân biệt rõ ràng từng vấn đề. Những người phản đối chính sách toàn cầu hóa có thể xem đây là chuyện điên rồ mới, nhưng thật ra nó không phải mới mà cũng không là chuyện điên rồ. Nó chỉ làm tăng thêm cường độ cho quá trình tương tác giữa du hành, mậu dịch, di trú và quảng bá kho tàng kiến thức, một quá trình đã định hình cho sự tiến bộ của thế giới qua bao thiên niên kỷ. Điều có thể thấy ngay là có những bằng chứng hẳn hòi là nền kinh tế toàn cầu đã mang sự thịnh vượng đến nhiều vùng khác nhau của quả địa cầu này. Những sự đóng góp về kinh tế và phát triển của một hệ thống hợp nhất toàn cầu là điều khó có thể chối bỏ.
|
However, we also have to recognise the enormous inequalities that exist across the globe and often within each country, and we have to examine the manifest disparities that give these global doubts the political salience they undoubtedly have. What is needed is not a rejection of the positive role of the market mechanism in generating income and wealth, but the important recognition that the market mechanism has to work in a world of many institutions. We need the power and protection of these institutions, provided by democratic practice, civil and human rights, a free and open media, facilities for basic education and health care, economic safety nets, and of course, provisions for women's freedom and rights - a neglected area which is only now beginning to receive the attention it deserves.
| Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhận ra sự bất bình đẳng to lớn xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới và rất thường xảy ra trong phạm vi từng quốc gia và chúng ta cần xem xét sự chênh lệch quá hiển nhiên đã khiến cho những sự "nghi vấn toàn cầu" có được góc cạnh chính trị như hiện nay. Điều chúng ta cần không phải là từ khước vai trò tốt đẹp của cơ cấu thị trường trong việc tạo ra nguồn thu nhập và sự thịnh vượng, nhưng chính là sự nhận thức quan trọng là cơ cấu thị trường phải hoạt động trong một thế giới với quá nhiều định chế. Chúng ta cần quyền hành và sự bảo vệ của những hệ thống này, thông qua hoạt động dân chủ, quyền công dân và nhân quyền, hệ thống truyền thông tự do và cởi mở, cơ sở cho nền giáo dục phổ thông và y tế, mạng lưới an toàn kinh tế và, tất nhiên, chuẩn bị cho cả quyền hạn và sự tự do cho phụ nữ, một lãnh vực bị lãng quên chỉ mới vừa giành lại được sự chú ý đáng có.
|
Let me give a few quick examples. First, a well-functioning market economy does not obviate the need for democracy and civil and political rights. These rights not only give people more freedom to live the way they would like (without being bossed around), they also allow people to have more voice to demand that their interests not be ignored. The fact that no famine has ever occurred in a democratic country (even in very poor ones) with a free press and regular elections is only one rudimentary illustration of this connection. It is not surprising that the demand for democracy and for civil and political rights became much stronger in East and South East Asia, as the economic crisis of 1997 developed and spread.
| Tôi đưa ra vài ví dụ nhỏ. Đầu tiên, một nền kinh tế thị trường hoạt động hữu hiệu không loại bỏ sự cần thiết của một nền dân chủ và những quyền tự do công dân và chính trị. Những quyền này không những chỉ cho con người quyền tự do sinh sống theo sở thích cá nhân (mà không bị điều khiển bởi ai) mà chúng còn cho con người cơ hội lên tiếng đòi hỏi những khi quyền lợi của họ bị bỏ quên. Nạn đói không bao giờ xảy ra ở những nước dân chủ có tự do báo chí và bầu cử định kỳ (dù là những nước nghèo) chính là một bằng chứng cơ bản cho mối quan hệ đó. Điều này cũng không làm cho ta ngạc nhiên khi thấy các đòi hỏi dân chủ, quyền công dân và chính trị đã trở nên mạnh mẽ hơn ở Đông Á và Đông Nam Á khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 phát triển và lan tràn.
|
The protective power of democracy is particularly needed as and when a country is hit by an economic crisis. There is, of course, no basic conflict between economic globalisation and the fostering of democracies. But quite often global capitalist institutions show a distinct preference for orderly autocracies over the adversarial politics of democratic governance and the activist use of human rights. It is not adequate to concede verbally (as many advocates of basic reliance on the market do) that non-market institutions may be important; it is necessary to make sure that these institutions are strong and can supplement the market mechanism appropriately and adequately.
| Khả năng bảo vệ của nền dân chủ đặc biệt cần đến khi một quốc gia đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Dĩ nhiên, không có mâu thuẩn cơ bản giữa sự toàn cầu hóa kinh tế và sự bồi dưỡng nền dân chủ. Nhưng những tổ chức tư bản thế giới vẫn bày tỏ sự thiên vị rõ rệt đến những nền chuyên chế có trật tự hơn là những chuyện chính trị rắc rối liên quan đến những chính quyền dân chủ hay đến vấn đề nhân quyền. Chỉ thừa nhận suông thôi cũng không đủ--như nhiều người biện hộ cho sự tin cậy căn bản vào thị trường thường làm--là những tổ chức phi thị trường có thể là [những định chế] quan trọng; chúng ta cần làm sao cho những cơ quan tổ chức đó đủ mạnh và có thể cung cấp cho cơ cấu thị trường một cách hợp lý và thỏa đáng.
|
To take a second issue, the ability of people to participate in the market economy is enormously influenced by social arrangements for education, health care, microcredit, land reform, and other public policies. Furthermore, the sharing of the benefits of the market economy also depends on social institutions. This applies even to very prosperous countries.
| Đề tài thứ hai là khả năng của dân chúng tham gia vào kinh tế thị trường chịu ảnh hưởng to tát bởi những cơ cấu xã hội cho sự giáo dục, y tế, tiểu-tín dụng, cải cách đất đai và những chính sách công cộng khác. Hơn nữa, sự chia sẻ những lợi tức của nền kinh tế thị trường cũng tùy thuộc vào những tổ chức xã hội. Điều đó cũng đúng cho những nước giàu có.
|
|
|
Take the deprivation of disadvantaged groups in the United States, for example African Americans. Even though American blacks are typically many times richer, in terms of income per head, than people in the developing world, nevertheless in terms of surviving to mature ages, they tend to fall behind the population of many Third World countries, including substantial parts of China and India. Aside from civic violence, lack of a national medical coverage has a role to play here, and so has the breakdown of inner city education and other social arrangements. The unprecedented economic boom that the American economy has enjoyed has not resolved these problems.
| Hãy xem xét những nhóm dân ở tầng lớp thiếu ưu đãi trong nước Mỹ, như người dân Mỹ gốc Phi Châu. Ngay cả những người Mỹ da đen thường thì vẫn khá giả hơn người dân ở những quốc gia đang phát triển trên phương diện mức thu nhập trung bình, nhưng trên phương diện khả năng tồn tại tới tuổi trưởng thành, họ vẫn thua xa dân chúng ở những nước chậm tiến, ngay cả ở vài vùng quan trọng của Trung Hoa và Ấn Độ. Bên cạnh những cuộc xung đột của dân chúng, vấn đề thiếu hệ thống y tế toàn quốc, sự suy nhược của hệ thống giáo dục nội đô và những hạ tầng cơ sở xã hội khác cũng ảnh hưởng tới những vấn đề đó. Sự phát triển kinh tế chưa từng thấy của nước Mỹ cũng không thể giải quyết được những nan đề này.
|
Third, there is now overwhelming evidence that women's empowerment through schooling, employment opportunities, etc, have the most far-reaching effects on the lives of all - men, women and children. It reduces child mortality; it cuts down health hazards of adults arising from low birth weight; it increases the range and effectiveness of public debates; and it is more influential than economic growth in moderating fertility rates. We can see its influence in the halving of the fertility rate of Bangladesh in less than two decades, and in the fact that while some districts of India have quite high fertility rates, others with more gender equity already have fertility rates lower than the United States and Britain. The reach of social institutions that work for gender equity is astonishingly large.
| Điều thứ ba, bằng chứng hiển nhiên về sự gia tăng quyền của phụ nữ trong học đường, cơ hội nghề nghiệp đã có những ảnh hưởng sâu xa đến cuộc sống mọi người, kể cả đàn ông, đàn bà và trẻ em. Nó làm giảm thiểu số tử vong của trẻ em, giảm những hiểm họa sức khỏe cho người lớn từ vấn đề hài nhi sinh thiếu trọng lượng. Nó tăng cường phạm vi và hiệu quả của những cuộc thảo luận, nó ảnh hưởng đến vấn đề điều hòa tốc độ sinh sản hơn cả sự phát triển kinh tế. Chúng ta có thể thấy tầm ảnh hưởng của nó trong việc giảm thiểu tốc độ sinh sản ở Bangladesh xuống phân nửa trong vòng không đầy hai thập niên, và thật vậy, dù nhiều vùng ở Ấn Độ vẫn còn tốc độ sinh sản cao, những vùng khác với mức quân bình giới tính hơn có tốc độ sinh sản thấp hơn Mỹ và Anh quốc. Những tổ chức xã hội hoạt động về quân bình giới tính quả đã tạo ra ảnh hưởng to tát thật đáng ngạc nhiên.
|
There is also a related point of great importance which John Kenneth Galbraith has made very forcefully. The role of institutions has to be assessed in terms of the 'countervailing power' they exercise over one another. Asymmetric power in one domain can be checked by a different configuration of forces in another domain. Distribution of power in the world relates closely to institutional plurality. This applies even to the institutional basis of world trade and finance, which includes, among other arrangements, such institutions as the World Trade Organisation, the World Bank, the IMF, and so on. It is necessary to re-examine the balance of power in the running of the different institutions that make up the global architecture.
| John Kenneth Galbraith cũng đã nhấn mạnh một điều quan trọng có tương quan tới vấn đề trên. Vai trò của những tổ chức xã hội phải được đánh giá trên "sức trung hòa" tương tác giữa những tổ chức đó với nhau. Sự bất đối xứng trong khả năng ở một lãnh vực này có thể được điều chỉnh bởi sự phối trí lại các thế lực trong lãnh vực khác. Sự phân bố quyền hành trên thế giới liên quan mật thiết với số lượng đông đảo của những tổ chức trên. Điều này cũng áp dụng vào cơ quan căn bản của mậu dịch và tài chính thế giới, như Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, vân vân. Chúng ta cũng nên kiểm điểm lại việc cân bằng quyền lực trong việc quản trị những cơ quan tổ chức khác nhau đã tạo nên kiến trúc toàn cầu.
|
The present institutional architecture was largely set up in the middle Forties, on the basis of the understanding of the needs of the world economy as interpreted in the Bretton Woods Conference held just as the Second World War was coming to an end. The world was, in fact, very different in the Forties, when the bulk of Asia and Africa was still under colonial rule of one kind or another, when the tolerance of insecurity and of poverty was much greater (even the West had just emerged from a massive depression and a very destructive war), and when there was little understanding of the huge global prospects of democracy, economic development and human rights in the world.
| Cấu trúc của những cơ quan tổ chức hiện nay phần lớn tạo dựng nên từ thập niên 40, trên căn bản những sự hiểu biết về nhu cầu kinh tế thế giới được biện giải trong Hội Nghị Bretton Woods[1] khi Thế Chiến thứ 2 vừa tàn. Đương nhiên, thế giới thời thập niên 40 thì khác hẳn với ngày nay khi phần lớn Á châu và Phi châu còn bị chủ nghĩa thực dân kiểu này hay kiểu khác và khi mà sức chịu đựng bất an và nghèo khó còn lớn hơn ngày nay nhiều (ngay cả phương Tây cũng chỉ vừa thoát ra cuộc suy thoái to lớn và một cuộc chiến tranh tàn khốc) và khi mà sự hiểu biết về triển vọng to tát toàn cầu của nền dân chủ, sự phát triển kinh tế và nhân quyền trên thế giới còn quá ít ỏi.
|
Even within the existing global architecture, the substantive policies followed by the principal institutions can make a big difference. For example, the recent changes in the policy priorities of the World Bank (under the leadership of James Wolfensohn), with a much greater involvement with economic security and social development, has been undoubtedly influential. The existing institutions can address the global doubts more fully, and the United Nations can also play a very big role in forcing attention on these concerns.
| Ngay cả trong phạm vi kiến trúc toàn cầu hiện tại, những chính sách trọng yếu được sử dụng bởi những cơ quan tổ chức chính yếu có thể có tầm ảnh hưởng lớn lao. Thí dụ như sự thay đổi mới đây của Ngân Hàng Thế Giới (dưới sự lãnh đạo của James Wolfensohn) trong vấn đề [ấn định] mức độ ưu tiên giữa các chính sách, khi sự an ninh về kinh tế và phát triển xã hội đóng vai trò to lớn hơn, đã có tầm ảnh hưởng không thể nghi ngờ. Những cơ quan tổ chức hiện hành có thể trình bày những "nghi vấn toàn cầu" một cách đầy đủ hơn và Liên Hiệp Quốc có thể đóng một vai trò lớn trong việc hướng sự chú ý của thế giới về những mối quan tâm này.
|
It is not at all difficult to reject many of the criticisms of globalisation that have recently been made, and it is right that rejectable points should be repulsed. But there is a basic need to recognise that despite the big contributions that a global economy can undoubtedly make to global prosperity, we also have to confront, at the same time, the far-reaching manifestations of inequality between and within nations. The real debate associated with globalisation is, ultimately, not about the efficiency of markets, nor about the importance of modern technology. The debate, rather, is about inequality of power, for which there is much less tolerance now than in the world that emerged at the end of the Second World War.
| Thật ra cũng không khó lắm khi gạt bỏ rất nhiều những chỉ trích về toàn cầu hóa trong thời gian gần đây, và điều đó cũng đúng thôi vì những điều đáng bị bác bỏ phải bị bác bỏ. Nhưng có điều căn bản ta cần nhận ra là dù kinh tế toàn cầu có đóng góp to lớn vào sự thịnh vượng của thế giới, ta cũng cùng lúc phải dối đầu với sự bất bình đẳng rất rõ ràng và sâu rộng giữa các nước với nhau và ngay cả trong từng nước nữa. Cuộc tranh luận thực sự về toàn cầu hóa, rốt cuộc lại, không phải về sự hữu hiệu của thị trường, cũng không phải về sự quan trọng của kỹ thuật tiên tiến. Cuộc tranh luận này, lẽ ra, phải là về sự bất bình đẳng quyền lực, một sự bất bình đẳng đang xảy ra trên thế giới một cách khốc liệt hơn so với thời kỳ vừa chấm dứt Đệ nhị Thế chiến.
|
We cannot, to use Francis Bacon's words, let these broader doubts pass 'lightly without intervention'. The world of Bretton Woods is not the world of today.
| Ta cũng không thể, xin mượn lời của Francis Bacon, để cho những nghi vấn to lớn này cứ "trôi qua một cách nhẹ nhàng mà không làm gì hết." Thế giới trong thời Breton Woods không phải là thế giới hôm nay.
|
• Professor Amartya Sen is Master of Trinity College, Cambridge, and 1998 Nobel Prizewinner for Economics. | Giáo Sư Amartya Sen dạy tại Đại học Master of Trinity, Cambridge; đoạt giải Nobel về Kinh Tế năm 1998.
|
| [1] Hệ thống Bretton Woods là hệ thống quản trị tài chính và thương mại quốc tế do 44 nước Đồng Minh cùng ký kết tại Bretton Woods, New Hampshire trong Hội nghị về Tiền tệ và Tài chính của Liên Hiệp Quốc vào tháng 7, 1944. Điểm quan trọng nhất trong các thỏa thuận tại Bretton Woods là các nước hội viên đồng ý duy trì tỷ giá hối đoái cố định trên kim bản-vị, với sai biệt tối đa là 1%. Cũng tại Bretton Woods hai định chế quốc tế được thành lập là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân Hàng Tái Thiết và Phát Triển Quốc tế (IBRD); ngân hàng này sau trở thành Ngân hàng Thế giới (World Bank). Đến năm 1971, Hoa Kỳ chấm dứt việc dùng kim bản-vị cho đồng đô-la và thả nổi giá trị đô-la trên thị trường hối đoái; các nước khác trên thế giới cũng làm theo như vậy.
|
http://observer.guardian.co.uk/comment/story/0,,336125,00.html#article_continue |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, January 28, 2012
Freedom's market Thị Trường Của Tự Do
Labels:
ECONOMICS-Kinh tế
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn