MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, July 24, 2010

Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi? - tản mạn

Tự bạch là trò chơi mang tính trí tuệ và rất tế nhị. Người hỏi và người trả lời đều thông qua câu hỏi và câu trả lời để nói lên phần nào về bản thân mình. Các câu hỏi gắn liền với nhau buộc người trả lời phải có suy nghĩ, nếu không các câu trả lời sẽ mâu thuẫn với nhau. Như là một món quà Valentine dành cho con gái của mình, ngày 14 tháng 2 năm 1865, Các Mác đã hoàn thành bản Tự bach của mình với 20 câu hỏi cô con gái đặt ra. Câu hỏi thứ 19 như sau: “Câu cách ngôn mà cha yêu thích?” Câu trả lời của Mác là: “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi.”
Nguyên văn câu cách ngôn tiếng Latin là: "Homo sum, et nihil humanum a me alienum puto" “Tôi là con người: cho nên tôi không coi những gì thuộc về con người là xa lạ với tôi. Câu cách ngôn muốn khuyên chúng ta tìm hiểu, nhận định con người trên quan điểm toàn diện.
Hàng ngày tất cả chúng ta, trừ những chàng Robinson tội nghiệp trên hoang đảo ra, ai cũng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tiếp xúc, làm việc với những người xung quanh. Điều này diễn ra thường nhật và đều đặn tới mức phần lớn chúng ta tưởng rằng chúng ta hiểu rõ và hiểu hết những người ta tiếp xúc hàng ngày từ gia đình, học đường tới cơ quan, văn phòng nhà máy. Nhưng thực tế không đơn giản như thế. Đa phần chúng ta hiểu người khác một cách rất phiến diện, thậm chí là nông cạn, ngay cả họ là những người thân thiết của chúng ta. Phần lớn mọi người hiểu người khác theo quan hệ đối tác (chủ - tớ, thầy – trò, đồng nghiệp) hay là chỉ tìm hiểu ở người khác những gì có lien quan tới ta, phục vụ cho lợi ích của ta hơn là hiểu một con người với đầy đủ ý nghĩa của nó. Một người chủ xí nghiệp thường tìm hiểu nhân viên ở khía cạnh năng lực công tác và rất hiếm khi tìm hiểu hoàn cảnh sống, hay tâm tư nguyện vọng của anh ta. Một người vợ sống với chồng 30 năm sau mới hiểu được rằng ông chống không hề thích nếu không muốn nói là căm ghét món thịt nướng mà bà đã bắt ông ăn suốt ngần ấy năm. Một người thấy giáo luôn nghĩ rằng cậu học sinh giỏi của mình được thầy cưng bạn phục bao nhiêu năm nay hẳn là rất hạnh phúc với địa vị của mình ở trường, chợt bàng hoàng khi một ngày kia phát hiện ra rằng cậu bé là một kiểu “anh hùng cô độc” vì quá được thầy yêu mà phải xa dần bạn bè và luôn thấy cô đơn và bất ổn vì thấy mình giỏi tới mức không giống ai nhưng chẳng dám bày tỏ cùng ai.
Một sự hiểu biết phiến diện như thế thường gây trở ngại trong mối quan hệ giữa người với người trong sinh hoạt, học tập cũng như lao động sản xuất. Lầm thế nào chúng ta có thể hợp tác với nhau khi chúng ta không có được sự cảm thông sâu sắc về nhau? Làm thế nào chúng ta có được cảm thông sẻ chia khi những gì thuộc về anh lại xa lạ đối với tôi và những gì thuộc về tôi lại xa lạ đối với anh? Nhưng để có một sự hiểu biết toàn diện về con người nói chung cũng như những người cụ thể quanh ta nói riêng không phải là chuyện dễ dàng. Cái thuộc về con người có thể là vấn đề thực thể: sức khoẻ, vẻ đẹp, tầm vóc, cũng có thể là các vấn đề liên quan tới tinh thần: trí thông minh, óc tư duy, sự sáng tạo, tri thức, kỹ năng, hoặc là các vấn đề liên quan tới tâm lý, xã hội như thị hiếu, tín ngưỡng, quan điểm chính trị, thậm chí cả những vấn đề của sinh hoạt thường nhật như món ăn ưa thích nhất hay ghét nhất. Ví dụ, Các Mác đã trả lời câu hỏi món ăn ưa thích nhất của mình là cá và chắc chắn một điều rất “người”này sẽ không hề xa lại gì với Gien-ni, người bạn đời vỹ đại của ông.
Nói tóm lại câu cách ngôn mà Mác thích nhất chính là một lời khuyên dành cho mọi người phải luôn luôn tìm cách hiểu biết bản chất phức tạp của con người và đời sống con người bởi con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Luôn luôn tự nhủ rằng ta chưa hiểu hết người khác như trong câu tự bạch cuối cùng của Mác (Câu châm ngôn mà cha thích? Phải hoài nghi tất cả). Nhớ rằng, ta không thể nói đến việc giải phóng con người và mưu cầu hạnh phúc cho con người chừng nào chưa hiểu hết con người mà bản thân mỗi người chỉ là một đại diện.
BẢN TỰ BẠCH CỦA CÁC MÁC

1. Đức tính nào cha quý nhất? Giản dị
2. Đức tính nào cha quý nhất ở người đàn ông? Nghị lực
3. Đức tính nào cha thấy quý nhất ở người đàn bà? Thông minh, dễ thương
4. Đặc điểm chủ yếu của cha? Kiên nhẫn
5. Quan niệm của cha về hạnh phúc? Phải chiến đấu
6. Quan niệm của cha về bất hạnh? Đành khuất phục
7. Tính xấu mà cha dễ tha thứ nhất? Nhẹ dạ
8. Tính xấu mà cha ghét nhất? Qụy lụy
9. Người mà cha ghét? Martin Tuppler
10. Công việc mà cha yêu thích? Lục lọi sách
11. Nhà thơ mà mà cha yêu thích? Shakespaere, Goethe, Eschyle
12. Nhà văn mà mà cha yêu thích? Diderot
13. Nhân vật nam mà cha yêu thích? Spactakus, Kepler
14. Nhân vật nữ mà cha yêu thích? Gretchen
15. Thứ hoa mà cha yêu thích? Nguyệt quế
16. Mầu mà cha yêu thích? Đỏ
17. Tên người mà cha yêu thích? Jenny, Laura
18. Món ăn mà cha thích? Cá
19. Câu cách ngôn mà cha thích? Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi
20. Câu châm ngôn mà cha thích? Phải hoài nghi tất cả

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn