MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, July 24, 2010

trí tuệ và khoan dung - tản mạn

Nhân loại từ ngàn xưa đến bây giờ đều luôn luôn hướng về chân thiện mỹ. Chân là chân lý hay tri thức, hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội, thiện là đạo đức, đạo lý sống của con người và mỹ là vẻ đẹp sự hài hòa của cả nội dung lẫn hình thức. Những nhân vật nổi tiễng, xưa nay được nhân loại kính cẩn nghiêng mình là các bậc tận chân, tận thiện. Không phải ngẫu nhiên mà người ta sắp đặt thứ tự của ba khái niệm chân, thiện mỹ theo thứ tự đó: cái chân sinh ra cái thiện, có chân và thiện rồi thì mỹ sẽ xuất hiện. Cũng theo tinh thần đó nhà văn Đơ-xtan viết rằng: ”hiểu biết thấu đáo thì sẽ tha thứ được tất cả và con người sẽ trở nên khoan dung.”

Con người sinh ra vốn không hoàn thiện. Người phương Tây có câu nói nổi tiếng: đã là con người thì có sai lấm, có sai lầm thì mới là con người. Cho dù sinh ra không hoàn thiện như thế, nhưng con người luôn cố gắng phấn đấu đê hoàn thiện mình, thông qua học tập, lao động. Và trong quá trình hoàn thiện đó việc mắc phải khuyết điểm, sai lầm là không tránh khỏi. Phê phán khuyết điểm của người khác với thái độ thiếu khoan dung về thực chất là biểu hiện thiếu hiểu biết của người phê phán. Trước khi phê phán một hiện tượng, hành động, hay biểu hiện bất kỳ nào, ta phải đặt nó trong một bối cảnh cụ thể tìm hiểu các nguyên nhân cấu thành của nó, nếu các nguyên nhân đó là khách quan thì khuyết điểm đó là tất yếu, nó có thể xảy ra cho bất kỳ ai kể cả người phê phán nó. Trong trường hợp này tha thứ là điều khôn ngoan nên làm. Ví dụ một học sinh nhiều lần lên lớp không thuộc bài thầy giáo mắng em là uổng công bố mẹ cho ăn học. Sau đó thầy tìm hiểu ra thì mới biết là em học sinh này có bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo lại không có bà con họ hàng nhiều nên phải đi làm sau giờ học để thuốc thang phụng dưỡng bố mẹ. Vì vậy mà việc học thường bị chễnh mãng. Bố tôi có kể cho tôi một câu chuyện về lòng khoan dung. Cách đây mười năm, H là một cậu bé đã từng phạm lỗi gây rối trật tự công cộng và mới trở về từ Trường Giáo dưỡng sau 6 tháng học tập tại đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước, nhưng nhiều người trong khu phố vẫn cấm con em họ chơi với H, vì cho rằng nó là đứa hư hỏng mất nết. Duy chỉ có bác Hà chữa xe đạp ở đầu xóm là thương nó và hay bảo nó đến chơi và học bài với mấy đứa con bác cùng lứa tuổi. H học hành ngày một tấn tới đến khi thi đại học thì đỗ thủ khoa rồi đi học nước ngoài. Cứ mỗi khi về thăm nhà H đều đến thăm bác Hà và các bạn cũ. H nói nếu không có sự khoan dung của bác Hà, thì H khó vượt qua được mặc cảm tội lỗi đẻ chăm chỉ học hành mà thành công được như hôm nay.

Không phải chỉ trong một cộng đồng hay một dân tộc mới cần đến hiểu biết để khoan dung mà ngay cả giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, tôn giáo trên thế giới sự hiểu biết thông cảm là cần thiết để có thể chấp nhận sự dị biệt của nhau và đem lòng khoan dung để giải quyết các tranh chấp bằng đối thoại và kiến tạo một nền hòa bình vĩnh viễn trên trái đất này.

Tuy nhiên tha thứ khoan dung không phải là nhắm mắt làm ngơ trước mọi sai trái. Phân tích sai trái của người khác và có biện pháp ngăn ngừa nó tái diễn để không gây thiệt hại cho cá nhân hay cộng đồng mới là sự khoan dung có trách nhiệm, có hiểu biết sâu sắc.

Rõ ràng là, thái độ của chúng ta đối với một vấn đề thay đổi tùy thuộc vào mức độ hiểu biết của chúng ta đối với vấn đề đó. Hay nói cách khác cái đức của ta phụ thuộc vào cái trí. Sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi bàn về trí và đức cũng có nói trí và đức đều rất quan trọng nhưng suy cho cùng thì trí quyết định vì một bậc toàn trí ắt hẳn hiểu hết lẽ đời. Khi đã hiểu hết lẽ đời ắt hẳn sẽ có đạo đức. Chỉ có những kẻ trí thức nữa vời mới thiếu khoan dung, độ lượng. Thiếu hiểu biết dẫn tới đố kỵ, ghen ghét, hằn thù. Còn trí tuệ bao la sẽ dẫn tới bao dung và tha thứ. Thế giới cần khoan dung để có hòa bình, loài người cần hiểu biết để có khoan dung. Như câu thành ngữ nổi tiếng sau "to err is human, to forgive divine" phạm lỗi ấy phàm trần, thứ tha mới thánh thiện.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn