Mỗi năm tết đến tôi đều giúp mẹ bày mâm ngũ quả đặt lên bàn thờ. Tôi thấy, ngày Tết khác với ngày thường ở cái không khí của bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng khói hương nghi ngút. Người Việt có quan niệm “uống nước nhớ nguồn” nên thờ cúng tổ tiên đã ăn sâu vào máu thịt. Một người không cúng giỗ tổ tiên rất có thể được coi không còn cái gốc Việt
Theo quan niệm duy vật cổ đại, thế giới được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim (kim loại), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa) và thổ (đất) - gọi là ngũ hành. Và tục lệ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt
Mâm ngũ quả là mâm trái cây có năm loại quả khác nhau. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán mà người dân mỗi vùng, miền có cách chọn các loại quả đặc trưng có khác nhau.
Theo quan niệm về màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau: Đầu tiên là chuối xanh - ứng với mùa xuân (mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bao bọc. Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự. Tiếp theo, 3 loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa hạ - hành hỏa) cam, quýt chín, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; và màu đen (ứng với mùa đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm…
Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền
Bàn thờ là nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình, là nơi để tâm linh mỗi người ước nguyện hướng tới những gì tốt đẹp hơn.Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học - thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người muốn vươn lên trong cuộc sống. Bây giờ, mỗi khi Tết dến bày mâm ngũ quả tôi thấy hay hơn, thú vị hơn vì đã hiểu hơn một nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn