MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, July 22, 2017

DID LIU XIAOBO DIE FOR NOTHING? Lưu Hiểu Ba có chết vô ích?



DID LIU XIAOBO DIE FOR NOTHING?

Lưu Hiểu Ba có chết vô ích?

Minxin Pei
JUL 16, 2017 12

Bùi Mẫn Hân
16/7/2017
HONG KONG – The relatively sudden death of Liu Xiaobo, the imprisoned Chinese dissident and Nobel Peace Prize laureate, amounted to a great loss. It also sent a strong message: the Chinese Communist Party (CCP) leadership is committed to defending its political monopoly by any means and at any cost.

HONG KONG – Cái chết tương đối đột ngột của Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị giam cầm và cũng là người đoạt giải Nobel Hoà bình, là một tổn thất lớn. Nó cũng đưa ra một thông điệp mạnh mẽ: Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quyết tâm bảo vệ độc quyền chính trị của mình bằng bất kỳ phương tiện nào và với bất cứ giá nào.

The 61-year-old Liu, a former literary critic and high-profile champion of human rights and non-violent resistance, spent the last eight years of his life behind bars on trumped-up charges of “subversion.” His real offense was to call for democracy in China. Even before his imprisonment, he faced constant police surveillance and harassment. When he was awarded the Nobel in 2010, the Chinese authorities not only prevented his family from traveling to Oslo to accept the prize; they placed his wife under house arrest.

Lưu Hiểu Ba, 61 tuổi, từng là nhà phê bình văn học và người bảo vệ nhân quyền và phản kháng bất bạo động, đã sống 8 năm cuối cùng của cuộc đời mình trong tù ngục vì những cáo buộc về “họat động lật đổ”. Tội thật sự của ông là kêu gọi thiết lập chế độ dân chủ ở Trung Quốc. Ngay cả trước khi bị giam cầm, ông đã thường xuyên bị cảnh sát giám sát và quấy rầy. Năm 2010, khi ông được trao giải Nobel, nhà cầm quyền Trung Quốc không chỉ cản trở, không cho gia đình ông đến Oslo nhận giải; mà còn giam lỏng vợ ông.


The Chinese government’s final affront against Liu came last month, when it denied his request to receive treatment for advanced liver cancer. It was an act of senseless cruelty – one that led to Liu’s death, in police custody, barely a month after he received his diagnosis. The last time a Nobel laureate met such a fate was in 1938, when the German pacifist Carl von Ossietzky died in Nazi detention.

Vụ lăng nhục cuối cùng mà chính phủ Trung Quốc dành cho Lưu Hiểu Ba xảy ra hồi tháng trước, đấy là khi họ bác bỏ yêu cầu được điều trị ung thư gan giai đọan cuối. Đó là hành động tàn bạo vô nghĩa - đã dẫn tới cái chết của Lưu Hiểu Ba - lúc đó đang bị cảnh sát giam giữ - chỉ một tháng sau khi ông nhận được chẩn đoán. Lần cuối cùng một người đoạt giải Nobel gặp một số phận như vậy là vào năm 1938, đấy là Carl von Ossietzky, một người Đức theo chủ nghĩa hòa bình, chết trong trại giam của Đức quốc xã.

It might seem inexplicable that China, which has spent a fortune in recent years to project “soft power” abroad, would be willing to place itself in such company. But, as much as they aspire to a leading role on the world stage, China’s leaders want to suppress dissent even more. And they probably expected little reaction from Western democracies, many of which are now in disarray.

Dường như không thể giải thích được vì sao trong mấy năm gần đây Trung Quốc đã chi một số tiền khá lớn cho dự án “quyền lực mềm” ở nước ngoài mà lại sẵn sàng để mình rơi vào tình huống như thế. Tuy nhiên, càng muốn giữ vai trò lãnh đạo trên trường quốc tế thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc thậm chí càng muốn đàn áp bất đồng chính kiến hơn nữa. Và có lẽ họ nghĩ rằng cách chế độ dân chủ phương Tây – nhiều nước đang lâm vào tình trạng hỗn loạn - sẽ phản ứng một cách yếu ớt.

So far, that calculation seems to have been correct. The authorities’ mistreatment of a revered advocate for human rights and democracy elicited some grumblings in Western capitals, with leaders like German Chancellor Angela Merkel lamenting the death of a “courageous fighter.” But no major Western leader has publicly denounced the Chinese government’s conduct.

Cho đến nay, tính toán như thế dường như là chính xác. Những hành động ngược đãi của chính quyền đối với một người bênh vực nhân quyền và dân chủ đã gây một số lời phàn nàn ở các thủ đô phương Tây; các nhà lãnh đạo như thủ tuớng Đức, Angela Merkel, đã than thở về cái chết của một người “chiến sĩ can đảm”. Nhưng không có nhà lãnh đạo phương Tây lớn nào lên tiếng tố cáo hành động của chính phủ Trung Quốc.

Moreover, by denying Liu’s dying wish to live his final days in freedom abroad, the government avoided an embarrassing spectacle: a public funeral for Liu attended by tens of thousands of his supporters and admirers. Liu’s tomb would have become a political monument, an eternal symbol of defiance against autocratic rule. Meanwhile, China’s censors have worked overtime to ensure that Liu’s death is a non-event.

Hơn nữa, bằng cách từ chối mong muốn của Lưu Hiểu Ba là được sống những ngày cuối cùng trong tự do ở nước ngoài là chính phủ đã tránh được hình ảnh đáng xấu hổ: Một đám tang công khai với hàng chục ngàn người ủng hộ và ngưỡng mộ ông tham dự. Lúc đó ngôi mộ của Lưu Hiểu Ba sẽ trở thành đài kỉ niệm mang tính chính trị, một biểu tượng vĩnh cửu của cuộc đấu tranh với chống lại chế độ độc tài. Trong khi đó, những người kiểm duyệt ở Trung Quốc đã làm việc suốt ngày đêm giờ để đảm bảo rằng cái chết của Lưu Hiểu Ba không trở thành sự kiện.

The Chinese regime could have withstood such embarrassment, just as it could have survived an international uproar. The CCP remains a political behemoth, with nearly 90 million members, and its capacity to defend its power is vast. Decades of rising living standards have boosted the CCP’s legitimacy to an extent few could have imagined back in 1989, when Liu first rose to prominence at the Tiananmen Square protests.

Chế độ ở Trung Quốc có thể vượt qua được tình trạng lúng túng như vậy, như nó đã từng vượt qua sự phản đối của quốc tế. ĐCSTQ vẫn là lực lượng chính trị khổng lồ, với gần 90 triệu đảng viên, và khả năng bảo vệ quyền lực của họ còn rất lớn. Mấy thập niên cải thiện điều sống củng cố được tính chính danh của ĐCSTQ đến mức ít người còn nghĩ về năm 1989, khi lần đầu tiên Lưu Hiểu Ba trở thành người nổi tiếng trong những cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn.

But the CCP regime is far from invincible. On the contrary, it suffers from some fundamental weaknesses – beginning at the highest level of government.

Nhưng chế độ của ĐCSTQ còn lâu mới là bất khả chiến bại. Ngược lại, nó có một số điểm yếu căn bản - bắt đầu từ tầng cao nhất trong chính phủ.

Under President Xi Jinping, the “collective leadership” that has prevailed since the death of Mao Zedong has increasingly been replaced by strongman rule. Xi’s political purge, conducted as an anti-corruption campaign, has lately been reinvigorated, leaving the rank and file of the party-state demoralized by the disappearance of their perks and fearful of becoming the next target. As the unity of the political elite erodes, the regime becomes increasingly fragile.

Dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, “lãnh đạo tập thể” vốn giữ thế thượng phong từ khi Mao Trạch Đông chết đã ngày càng được thay thế bằng quyền lực của nhà lãnh đạo độc tài. Chiến dịch thanh trừng chính trị của Tập Cận Bình, được tiến hành dưới khẩu hiệu chống tham nhũng, đã được tái khởi động, làm cho các đảng viên thường mất hết ý chí vì bị mất đặc quyền đặc lợi và lo sợ trở thành mục tiêu kế tiếp. Khi sự thống nhất của các tầng lớp tinh hoa chính trị bị bào mòn, chế độ ngày càng trở nên mong manh hơn.

Slowing income growth is undermining the regime further. The promise of rising material prosperity forms the foundation of the CCP’s claim to legitimacy. Yet the investment-driven growth model that has enabled China’s economic miracle over the last 30 years has run its course.

Tốc độ gia tăng thu nhập chậm lại đang làm cho chế độ suy yếu thêm. Lời hứa về thịnh vượng vật chất ngày càng gia tăng là nền tảng cho tuyên bố về tính chính danh của ĐCSTQ. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng nhờ các khỏan đầu tư từng tạo ra phép mầu kinh tế của Trung Quốc trong suốt 30 năm qua đã đi đến cuối đường rồi.

The backlash against globalization in recent years, reflected in Brexit and the election of US President Donald Trump, introduces an additional element of uncertainty to China’s economic future. China’s leaders may be attempting to shift toward domestic consumption-led growth, but the reality is that the economy remains heavily dependent on exports. If protectionism takes hold in China’s key overseas markets, the country’s economic prospects – and thus the CCP’s legitimacy – could quickly decline.

Phản ứng chống lại toàn cầu hoá trong những năm gần đây, thể hiện qua việc nước Anh rút ra khỏi EU và việc bầu Donald Trump làm tổng thống Mỹ, làm xuất hiện yếu tố bổ sung về sự không chắc chắn đối với tương lai kinh tế của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đang tìm cách hướng đến tăng trưởng nhờ tiêu dung ở trong nước, nhưng, thực tế là nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Nếu chủ nghĩa bảo hộ củng cố được trong những thị trường nước ngoài quan trọng của Trung Quốc, thì triển vọng kinh tế của đất nước - và do đó là tính chính danh của ĐCSTQ - có thể suy giảm một cách nhanh chóng.

Ironically, as decades of economic growth strengthened the CCP’s position, rising prosperity also created favorable structural conditions for a democratic transition. In fact, China has already reached the per capita income level at which nearly all autocracies in non-oil producing states fall from power.

Trớ trêu là, mấy thập kỷ tăng trưởng kinh tế đã củng cố vị thế của ĐCSTQ, đồng thời sự thịnh vượng ngày càng tăng cũng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa dân chủ. Trên thực tế, Trung Quốc đã đạt đến mức thu nhập bình quân đầu người mà hầu như tất cả các chế độ chuyên chế trong các nước không sản xuất dầu mỏ đều bị mất quyền lực.

Of course, when economic growth falters, as is now the case, the CCP can turn to ruthless repression and appeals to nationalism to fend off challenges to its hold on power. But the effectiveness of such an approach is limited. The economic and moral costs of escalating repression would eventually lead to domestic turmoil that not even the world’s most powerful one-party state could conceal.

Tất nhiên, khi tăng trưởng kinh tế chao đảo như đang diễn ra, ĐCSTQ có thể quay trở lại chế độ đàn áp tàn nhẫn và sử dụng chủ nghĩa dân tộc nhằm chống lại những thách thức đối với quyền lực của nó. Nhưng hiệu quả của cách tiếp cận như vậy là có giới hạn. Chi phí về kinh tế và đạo đức của việc đàn áp ngày càng leo thang cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn ở trong nước, mà ngay cả nhà nước độc đảng quyền lực nhất thế giới cũng không thể che giấu được.

Against this background, it seems clear that, far from a sign of strength, the Chinese regime’s mistreatment of Liu amounted to an indication of its weakness, insecurity, and fear. At some point, probably within the next two decades, the combination of internal rot and external pressure from a population demanding freedom will bring down one-party rule in China – and, one hopes, usher in the kind of open society that Liu fought for all his life.
Trong bối cảnh như thế, dường như rõ ràng rằng, không những không phải là biểu hiện của sức mạnh, mà việc chế độ của Trung Quốc ngược đãi Lưu Hiểu Ba là chỉ dấu về sự yếu đuối, bấp bênh và sợ hãi của họ. Tại một thời điểm nào đó, có lẽ trong vòng hai thập kỷ tới, tình trạng thối rữa trong nội bộ và áp lực đòi tự do của nhân dân kết hợp với nhau sẽ lật nhào chế độ độc đảng ở Trung Quốc - và, người ta hy vọng là nó sẽ đưa mọi người tới một xã hội cởi mở, và đấy cũng là mục tiêu chiến đấu suốt đời của Lưu Hiểu Ba.



Minxin Pei is Professor of Government at Claremont McKenna College and a non-resident senior fellow at the German Marshall Fund of the United States. He is the author of China's Crony Capitalism.
Minxin Pei là Giáo sư Chính phủ học tại trường Claremont McKenna College và là một thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ German Marshall của Hoa Kỳ. Ông là tác giả của Chủ nghĩa tư bản thân hữu Trung Quốc.


Translated by Phạm Nguyên Trường
https://www.project-syndicate.org/commentary/liu-xiaobo-death-weak-china-regime-by-minxin-pei-2017-07


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn