|
|
|
CHINA’S
WEAPONIZATION OF TRADE
|
Trung Quốc dùng Thương mại làm vũ khí
|
Brahma Chellaney
Project syndicate
JUL 26, 2017
|
Brahma Chellaney
Project syndicate
26/7/2017
|
NEW DELHI – China denies mixing business with politics,
yet it has long used trade to punish countries that refuse to toe its line.
China’s recent heavy-handed economic sanctioning of South Korea, in response
to that country’s decision to deploy the Terminal High Altitude Area Defense
(THAAD) anti-missile system, was just the latest example of the Chinese
authorities’ use of trade as a political weapon.
|
NEW DELHI – Trung Quốc phủ nhận việc kết hợp kinh doanh
với chính trị, nhưng nước này đã sử dụng thương mại nhằm trừng phạt những
nước không đi theo đường lối của họ từ khá lâu rồi. Những biện pháp trường
phạt kinh tế nặng nề mà Trung Quốc áp dụng ở Hàn Quốc trong thời gian gần đây
nhằm phản ứng lại quyết định triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ (THAAD)
của nước này chỉ là ví dụ mới nhất về việc chính quyền Trung Quốc sử dụng
thương mại làm vũ khí chính trị.
|
China’s government has encouraged and then exploited states’
economic reliance on it to compel their support for its foreign-policy
objectives. Its economic punishments range from restricting imports or
informally boycotting goods from a targeted country to halting strategic
exports (such as rare-earth minerals) and encouraging domestic protests against
specific foreign businesses. Other tools include suspending tourist travel
and blocking fishing access. All are used carefully to avoid disruption that
could harm China’s own business interests.
|
Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích và sau đó lợi dụng sự
phụ thuộc về kinh tế của các nước khác nhằm buộc họ ủng hộ các mục tiêu của
chính sách đối ngoại của nước này. Các biện pháp trừng phạt về kinh tế của
Trung Quốc bao gồm hạn chế nhập khẩu hoặc tẩy chay không chính thức hàng hoá
từ đất nước mà họ nhắm tới, ngăn chặn việc xuất khẩu các loại hàng hoá chiến
lược (như đất hiếm) và khuyến khích các cuộc biểu tình phản đối các doanh
nghiệp của đất nước cụ thể nào đó. Các công cụ khác, gồm có hoãn các chuyến
du lịch và ngăn chặn đánh bắt cá. Tất cả những biện pháp này đều được sử dụng
một cách thận trọng nhằm tránh sự gián đoạn có thể làm tổn hại những lợi ích
kinh doanh của chính Trung Quốc.
|
Mongolia became a classic case of such geo-economic
coercion, after it hosted the Dalai Lama last November. With China accounting
for 90% of Mongolian exports, the Chinese authorities set out to teach
Mongolia a lesson. After imposing punitive fees on its commodity exports,
Chinese Foreign Minister Wang Yi voiced “hope that Mongolia has taken this
lesson to heart” and that it would “scrupulously abide by its promise” not to
invite the Tibetan spiritual leader again.
|
Mông Cổ đã trở thành trường hợp điển hình về tình trạng áp
bức về kinh tế - địa chính trị, sau khi nước này đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma hồi
tháng 11 năm ngoái. Trong khi Trung Quốc mua tới 90% lượng hàng hoá xuất khẩu
của Mông Cổ, chính quyền Trung Quốc quyết định dạy cho Mông Cổ một bài học.
Sau khi áp đặt các khoản phí trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của Mông Cổ,
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, nói: "Hi vọng Mông Cổ suy nghĩ thấu
đáo bài học này" và "Tuân thủ nghiêm túc lời hứa của mình" là
không mời lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng một lần nữa.
|
A more famous case was China’s trade reprisals against Norway,
after the 2010 Nobel Peace Prize was awarded to the jailed Chinese dissident
Liu Xiaobo. As a result, Norwegian salmon exports to China collapsed.
|
Trường hợp trả đũa về thương mại đối với Na Uy còn nổi
tiếng hơn, được áp dụng sau khi giải Nobel Hòa bình 2010 được trao cho nhà
bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị giam giữ là Lưu Hiểu Ba. Kết quả là
việc xuất khẩu cá hồi Na Uy sang Trung Quốc bị sụp đổ.
|
In 2010, China exploited its monopoly on the global
production of vital rare-earth minerals to inflict commercial pain on Japan
and the West through an unannounced export embargo. In 2012, after China’s
sovereignty dispute with Japan over the Senkaku Islands (which the Japanese
first controlled in 1895) flared anew, China once again used trade as a
strategic weapon, costing Japan billions of dollars.
|
Năm 2010, Trung Quốc đã lợi dụng thế độc quyền toàn cầu
của mình trong việc sản xuất đất hiếm nhằm gây đau khổ cho Nhật Bản và phương
Tây bằng lệnh cấm xuất khẩu mà không báo trước. Năm 2012, sau khi vụ tranh
chấp chủ quyền với Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku (Nhật Bản kiểm soát từ
năm 1895) bùng phát trở lại, Trung Quốc lại sử dụng thương mại làm vũ khí
chiến lược, làm cho Nhật Bản thiệt hại tới hàng tỉ USD.
|
Likewise, in April 2012, following an incident near the
disputed Scarborough Shoal in the South China Sea, China bullied the
Philippines not only by dispatching surveillance vessels, but also by issuing
an advisory against travel there and imposing sudden curbs on banana imports
(which bankrupted many Philippine growers). With international attention
focused on its trade actions, China then quietly seized the shoal.
|
Tương tự, tháng 4-2012, sau sự cố gần bãi cạn Scarborough
ở biển Đông, Trung Quốc đã bắt nạt Philippines không chỉ bằng cách gửi các
tàu tuần tra tới vùng này, mà còn khuyên dân chúng tẩy chay, không đi du lịch
tới nước này và áp đặt những hạn chế đột ngột đối với việc nhập khẩu chuối
(làm nhiều người trồng chuối Philippines phá sản). Khi quốc tế tập trung chú
ý vào các hành động thương mại, Trung Quốc liền lặng lẽ chiếm bãi cạn.
|
China’s recent trade reprisals against South Korea for
deploying the THAAD system should be viewed against this background. China’s
reprisals were not launched against the US, which deployed the system to
defend against North Korea’s emerging missile threat and has the heft to hit
back hard. Nor was this the first time: in 2000, when South Korea increased
tariffs on garlic to protect its farmers from a flood of imports, China
responded by banning imports of South Korean cellphones and polyethylene. The
sweeping retaliation against unrelated products was intended not only to
promote domestic industries, but also to ensure that South Korea lost far
more than China did.
|
Những vụ trả đũa về thương mại gần đây của Trung Quốc nhằm
chống lại Hàn Quốc vì nước này cho triển khai hệ thống THAAD phải được xem
xét trong bối cảnh vừa nói. Trung Quốc không áp dụng những biện pháp trả đũa
nhằm chống lại Mỹ, mà Mỹ mới là nước triển khai hệ thống phòng thủ nhằm đối
phó với đe doạ của Bắc Triều Tiên và có thể phản ứng lại một cách cứng rắn.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên: Năm 2000, khi Hàn Quốc tăng thuế nhập
khẩu đối với tỏi nhằm bảo vệ nông dân trước những vụ nhập khẩu ồ ạt, Trung
Quốc đã phản ứng bằng cách cấm nhập khẩu điện thoại di động và polyethylene
của Hàn Quốc. Những biện pháp trả đũa tràn lan nhằm chống lại những sản phẩm
không liên quan không chỉ nhằm thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước, mà còn
để đảm bảo rằng Hàn Quốc thiệt hại nhiều hơn hẳn Trung Quốc.
|
China will not use the trade cudgel when it has more to
lose, as illustrated by the current Sino-Indian troop standoff at the border
where Tibet, Bhutan, and the Indian state of Sikkim meet. Chinese leaders
value the lopsided trade relationship with India – exports are more than five
times higher than imports – as a strategic weapon to undercut its rival’s
manufacturing base while reaping handsome profits. So, instead of halting
border trade, which could invite Indian economic reprisals, China has cut off
Indian pilgrims’ historical access to sacred sites in Tibet.
|
Trung Quốc sẽ không sử dụng đòn thương mại khi nước này bị
mất nhiều hơn, như vụ đối đầu giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại nơi mà
đường biên giới của Tây Tạng, Bhutan và bang Sikkim của Ấn Độ tiếp giáp nhau
cho thấy. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đánh giá cao quan hệ thương mại một
chiều với Ấn Độ - xuất khẩu cao gấp 5 lần nhập khẩu - coi đó là vũ khí chiến
lược nhằm cắt đứt cơ sở sản xuất của đối thủ trong khi thu được khá nhiều lợi
nhuận. Vì vậy, thay vì ngăn chặn việc buôn bán qua biên giới, có thể khuyến
khích những biện pháp trả đũa về kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc áp dụng biện
pháp cấm người hành hương Ấn Độ tới những khu vực thiêng liêng ở Tây Tạng
|
Where it has trade leverage, China is not shy about
exercising it. A 2010 study found that countries whose leaders met the Dalai
Lama suffered a rapid decline of 8.1-16.9% in exports to China, with the
result that now almost all countries, with the conspicuous exception of India
and the US, shun official contact with the Tibetan leader.
|
Nơi nào mà Trung Quốc nắm được đòn bẩy thương mại thì họ
sẽ sử dụng ngay lập tức. Một nghiên cứu được tiến hành năm 2010 phát hiện ra
rằng xuất khẩu tới Trung Quốc từ những nước từng đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma đã
giảm rất nhanh, từ 8,1 tới 16,9%, kết quả là hiện nay hầu hết các nước, trừ
Ấn Độ và Mỹ, đều tránh gặp gỡ chính thức với nhà lãnh đạo Tây Tạng.
|
The harsh reality is that China is turning into a trade
tyrant that rides roughshod over international rules. Its violations include maintaining
nontariff barriers to keep out foreign competition; subsidizing exports;
tilting the domestic market in favor of Chinese companies; pirating
intellectual property; using antitrust laws to extort concessions; and
underwriting acquisitions of foreign firms to bring home their technologies.
|
Thực tiễn
khắc nghiệt là Trung Quốc đang trở thành bạo chúa thương mại và đang có những
hành động bạo ngược đối luật pháp quốc tế. Những hành động vi phạm của nước
này bao gồm: Giữ các rào cản phi thuế quan để ngăn chặn cạnh tranh của hàng
hoá nước ngoài, trợ cấp xuất khẩu, ủng hộ các công ty Trung Quốc, xâm phạm sở
hữu trí tuệ, sử dụng luật chống độc quyền để xoá bỏ các nhượng bộ và ủng hộ
việc mua lại của các công ty nước ngoài để đưa công nghệ của họ về nước.
|
China regards even bilateral pacts as no more than tools
to enable it to achieve its objectives. From China’s perspective, no treaty has binding
force once it has served its immediate purpose, as officials recently
demonstrated by trashing the 1984 Sino-British Joint Declaration that paved
the way for Hong Kong’s handover in 1997.
Ironically, China has
developed its trade muscle with help from the US,
which played a key role in China’s
economic rise by shunning sanctions and integrating it into global
institutions. President Donald Trump’s election was supposed to end China’s
free ride on trade. Yet, far from taking any action against a country that he
has long assailed as a trade cheater, Trump is helping make China great again, including by withdrawing
the US from the
Trans-Pacific Partnership and shrinking US influence in the Asia-Pacific
region.
|
Trung Quốc
thậm chí còn coi các hiệp định song phương chỉ là công cụ nhằm giúp họ đạt
được các mục tiêu của mình. Theo quan điểm của Trung Quốc, không có hiệp định
nào là có hiệu lực ràng buộc, một khi nó phục vụ mục đích trước mắt của nước
này, như các quan chức gần đây đã thể hiện bằng cách cắt xén Tuyên bố chung
Trung Quốc - Anh vào năm 1984, mở đường cho việc chuyển giao Hồng Công năm
1997. Trớ trêu là, Trung Quốc đã phát triển sức mạnh thương mại của mình với
sự giúp đỡ của Mỹ, nước này có vai trò quan trọng trong quá trình vươn lên về
kinh tế của Trung Quốc vì đã gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và đưa họ vào các
thiết chế toàn cầu. Việc bầu Donald Trump lên làm tổng thống được người ta
cho là sẽ chấm dứt giai đoạn Trung Quốc hưởng quá nhiều lợi ích từ thương
mại. Tuy nhiên, không những không có bất kì hành động nào nhằm chống lại một
nước mà mà từ lâu ông ta đã chỉ trích là lừa đảo, Trump lại giúp cho Trung
Quốc một lần nữa trở thành vĩ đại, trong đó có việc rút ra khỏi Hiệp ước
Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và giảm ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương.
|
The TPP,
which Japanese Prime Minister Shinzo Abe is seeking to revive, but without US
participation, can help rein in China’s unremitting mercantilist
behavior by creating a market-friendly, rule-based economic community. But if
the TPP is to be truly effective in offsetting the trade sword wielded by a
powerful, highly centralized authoritarian regime, it needs to be expanded to
include India and South Korea.
China’s
weaponization of trade has gone unchallenged so far. Only a concerted
international strategy, with a revived TPP an essential component, stands a
chance of compelling China’s
leaders to play by the rules.
|
Thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe đang tìm cách khôi phục TPP, mà không có Mỹ, có thể giúp
kiềm chế những hành vi trục lợi không ngừng nghỉ của Trung Quốc bằng cách tạo
ra cộng đồng kinh tế thân thiện với thị trường và dựa vào luật pháp. Nhưng
nếu muốn TPP thực sự có hiệu quả trong việc cân bằng uy quyền mà chế độ độc
tài đầy sức mạnh và tập quyền cao độ đang nắm thì phải mở rộng cho cả Ấn Độ
và Hàn Quốc tham gia. Cho đến nay, chưa có ai thách thức việc Trung Quốc dùng
thương mại làm vũ khí. Phải có một chiến lược quốc tế có phối hợp, phục hồi
lại TPP, coi nó là yếu tố thực sự cần thiết, mới có cơ hội buộc các nhà lãnh
đạo Trung Quốc phải chơi theo đúng luật.
|
Brahma Chellaney,
Professor of Strategic Studies at the New Delhi-based Center for Policy
Research and Fellow at the Robert Bosch Academy in Berlin, is the author of
nine books, including Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground, and
Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis.
|
Brahma Chellaney, Giáo sư về nghiên cứu chiến lược
tại Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi
và cộng tác viên của Viện Robert Bosch Berlin.
Ông là tác giả của 9 đầu sách, trong đó có cuốn Asian Juggernaut, Water:
Asia’s New Battleground, and Water, Peace, and War: Confronting the Global
Water Crisis. (Tạm dịch: Nước, Sức mạnh tàn phá của châu Á: Chiến trường mới
của châu Á, Nước, Hoà bình và Chiến tranh: Đối mặt với khủng hoảng nước toàn
cầu)
|
|
|
https://www.project-syndicate.org/commentary/china-weaponization-of-trade-by-brahma-chellaney-2017-07
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn