MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, July 18, 2017

WHETHER PRIDE IS GOOD FOR YOU MAY DEPEND ON YOUR PERSONALITY TỰ HÀO CÓ TỐT CHO BẠN HAY KHÔNG TÙY THUỘC VÀO TÍNH CÁCH CỦA BẠN



WHETHER PRIDE IS GOOD FOR YOU MAY DEPEND ON YOUR PERSONALITY

TỰ HÀO CÓ TỐT CHO BẠN HAY KHÔNG TÙY THUỘC VÀO TÍNH CÁCH CỦA BẠN

Neil Mclatchie
The Independence
Monday 19 June 2017

Neil Mclatchie
The Independence (Độc lập)
Thứ hai, ngày 19 tháng 6 năm 2017

The Greek philosopher Aristotle described pride as the “crown of the virtues”. It is, after all, an emotion we experience when we’ve achieved something great, or when someone close to us has. It usually has a recognisable physical expression – a slight smile, the head tilted back, the chest expanded, with arms raised or akimbo. Think Superman after he’s defeated a villain.

Nhà triết học Hy Lạp Aristotle mô tả tự hào là "vương miện của các đức hạnh". Tựu trung, đó là cảm xúc được trải nghiệm khi chúng ta hoặc ai đó gần gũi với chúng ta đạt được điều gì đó tuyệt vời. Nó thường có một biểu hiện thể chất dễ nhận biết - một nụ cười nhẹ, đầu nghiêng về phía sau, ngực ưỡn rộng, với hai tay nâng lên hoặc chống nạnh. Hãy nghĩ tới Superman sau khi anh đánh bại một nhân vật phản diện thì biết.


Yet pride often gets a bad rep. While it can help us feel dignified and aware of our self-worth – ensuring that others do not walk all over us – it can seemingly interfere with empathy and make us come across as arrogant and egocentric. Pride comes before a fall, goes the saying. It is also one of the seven deadly sins, sitting alongside terrible traits such as envy, greed and arrogance.
So would it be better if we didn’t feel pride at all? Let’s take a look at what modern psychologists think.

Tuy nhiên niềm tự hào thường có mặt trái của nó. Mặc dù nó có thể giúp chúng ta cảm thấy mình được quý trọng và nhận thức được giá trị của bản thân - đảm bảo rằng những người khác không bỏ qua chúng ta - có vẻ như nó cản trở sự thấu cảm và khiến chúng ta đối diện với thái độ kiêu ngạo và tự phụ. Tục ngữ có câu, sự kiêu ngạo báo trước một sự sụp đổ. Nó cũng là một trong bảy tội xấu xa, bên cạnh những tính xấu như ghen tị, tham lam và kiêu ngạo.
Vậy thì tốt hơn chúng ta chẳng nên cảm thấy tự hào cả sao? Hãy cùng nhau xem xét những gì các nhà tâm lý học hiện đại nghĩ nhé.

Beware of hubris
Much of the research in this area has focused on determining whether pride is good or bad for us. A solution has been to split it into two emotions: hubristic pride and authentic pride. Some researchers argue that hubristic pride is what leads to states of arrogance and smugness, while authentic pride is what promotes confidence and fulfilment.

Hãy cẩn thận với thói kiêu căng
Phần lớn các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã tập trung vào việc xác định liệu niềm tự hào là tốt hay xấu đối với chúng ta. Một giải pháp đó là chia tự hào thành hai loại cảm xúc: niềm tự hào kiêu căng/tự kiêu và niềm tự hào đích thực. Một số nhà nghiên cứu lập luận rằng tự kiêu là điều dẫn đến trạng thái ngạo mạn và tự mãn, trong khi niềm tự hào đích thực là điều thúc đẩy sự tự tin và chu toàn

However, others say that this splitting of prides may be too simplistic. In fact, some argue that hubristic pride doesn’t really qualify as an emotion at all. It’s not that arrogant people are feeling a different emotion than non-arrogant people. The emotion of pride is present in both cases. Hubris is mainly about how someone communicates their pride to others. This is when pride might become problematic.

Tuy nhiên, những người khác nói rằng sự phân chia niềm tự hào kiểu này có lẽ quá đơn giản. Trên thực tế, một số người cho rằng tự kiêu thực sự không đủ tiêu chuẩn để được coi như một cảm xúc. Không phải là những người kiêu ngạo cảm thấy một cảm xúc khác với những người không kiêu ngạo. Cảm xúc tự hào hiện diện trong cả hai trường hợp. Kiêu ngạo chủ yếu là do cách người ta truyền đạt niềm tự hào của họ tới người khác. Đây chính là khi niềm tự hào có thể trở thành vấn đề.

According to this research, people who express their pride in a hubristic or arrogant manner are those who tend to score high on narcissism, and who are less conscientious about how they present themselves socially. Consider US president, Donald Trump, who is often accused of narcissism. Many people thought he came across as hubristic when hitting back against reports that his inauguration drew significantly fewer people than his predecessor’s, Barack Obama’s, did.


Theo nghiên cứu này, những người thể hiện sự kiêu hãnh của mình một cách kiêu căng hoặc ngạo mạn là những người có xu hướng điểm cao về hội chứng tự yêu mình thái quá (vĩ cuồng, ái kỷ), và những người ít chú tâm hơn về cách họ thể hiện bản thân trước xã hội. Hãy xem xét tổng thống Mỹ, Donald Trump, người thường bị cáo buộc bị chứng vĩ cuồng. Nhiều người nghĩ rằng ông đã ngạo mạn khi chống lại các báo cáo nói rằng lễ nhậm chức của ông đã thu hút ít người dự hơn người tiền nhiệm của ông, Barack Obama, đã có.

Meanwhile, when Jeremy Corbyn, leader of the Labour Party, said he was “very proud” of his party’s 2017 general election results, it seemed more understandable. Corbyn dramatically outperformed expectations, overcoming seemingly insurmountable hurdles. But to many people, he comes across as a more humble individual. However, there is no reason to assume he is experiencing pride to any less degree than Trump.

Trong khi đó, khi Jeremy Corbyn, lãnh đạo Đảng Lao động, nói ông "rất tự hào" về kết quả cuộc tổng tuyển cử năm 2017 của đảng, điều đó có vẻ dễ hiểu hơn. Corbyn vượt trội hơn mong đợi, khắc phục những rào cản dường như không thể vượt qua được. Nhưng đối với nhiều người, ông biểu hiện như là một cá nhân khiêm tốn hơn. Tuy nhiên, không có lý do để cho rằng ông đang trải nghiệm niềm tự hào với bất kỳ mức độ ít hơn nào so với Trump.

Moral emotion?

Cảm xúc đạo đức?

When you look at the causes and consequences of pride, it emerges that pride may be a core moral emotion. Moral emotions encourage pro-social behaviour and group harmony. But how could pride – an emotion that seems so self-focused – be considered a moral emotion?

Khi bạn nhìn vào nguyên nhân và hậu quả của tự hào, sẽ thấy rằng tự hào có thể là một cảm xúc đạo đức cốt lõi. Cảm xúc đạo đức khuyến khích hành vi hộisự hài hòa của tập thể. Nhưng làm thế nào tự hào - một cảm xúc mà có vẻ hướng vào cái tôi lại có thể được coi là một cảm xúc đạo đức?

In a forthcoming review of the literature, Jared Piazza and I found that pride is often elicited by actions that are considered socially praiseworthy. That is, we often feel proud about actions we think others will admire. For example, adults don’t tend to feel pride when they lace up their shoes in the morning, but a young child might if they think their parents will praise them for it. Pride therefore is quite socially oriented.

Trong một bài phê bình văn học sắp tới, Jared Piazza và tôi thấy rằng niềm tự hào thường được khêu gợi bởi các hành động được coi là đáng khen ngợi về mặt xã hội. Nghĩa là, chúng ta thường cảm thấy tự hào về những hành động mà chúng ta nghĩ rằng những người khác sẽ ngưỡng mộ. Ví dụ, người lớn không có xu hướng cảm thấy tự hào khi họ buộc dây giày vào buổi sáng, nhưng trẻ em có thể tự hào nếu chúng nghĩ rằng cha mẹ sẽ khen ngợi chúng làm được điều đó. Do đó niềm tự hào là thường có định hướng xã hội.

A study conducted outside of the lab by Jeanne Nakamura obtained experiences of people feeling pride at work and at home. This research found that most situations that elicited high levels of pride were “social” in nature. That is, pride was experienced most strongly when others were around, such as family members or work clients.

Một nghiên cứu được thực hiện bên ngoài phòng thí nghiệm của Jeanne Nakamura đã thu thập được trải nghiệm của nhiều người cảm thấy tự hào nơi làm việc và ở nhà. Nghiên cứu này cho thấy hầu hết các tình huống khơi đậy mức độ tự hào cao có bản chất "xã hội". Nghĩa là, niềm tự hào được trải nghiệm mạnh mẽ nhất khi những người khác xung quanh, chẳng hạn như thành viên trong gia đình hoặc khách hàng nơi làm việc.

Another study demonstrated the social aspect of pride beautifully. Participants were told that they had performed exceptionally well on a difficult task. Some of the participants were also praised for their performance (“great job!”). The participants that received this additional praise reported feeling more pride and tended to persevere longer in subsequent similar tasks. The study demonstrates that pride can motivate behaviours that are likely to bring us social praise.

Một nghiên cứu khác trình diễn thật đẹp khía cạnh xã hội của niềm tự hào. Những người tham gia được cho biết rằng họ đã thực hiện cực tốt một nhiệm vụ khó khăn. Một số người tham gia còn được khen ngợi về thành tích của họ ("tuyệt vời!"). Những người nhận được lời khen ngợi bổ sung này cho biết họ cảm thấy tự hào hơn và có xu hướng kiên trì hơn trong các nhiệm vụ tương tự sau đó. Nghiên cứu chứng tỏ rằng niềm tự hào có thể thúc đẩy các hành vi được xã hội khen ngợi.

That pride is experienced in response to achievements associated with social or moral values might encourage people to “stand their ground” to a greater extent than people who don’t experience pride about a topic. Of course, in such instances, such pride – accompanied by the increased self-esteem and confidence associated with pride – might simply come across as stubbornness.

Việc trải nghiệm tự hào để đáp ứng với những thành tựu có liên quan đến giá trị xã hội hay giá trị đạo đức có thể động viên mọi người "giữ vững lập trường" mức độ lớn hơn những người không có niềm tự hào về một chủ đề nào đó. Dĩ nhiên, trong những trường hợp như vậy, niềm tự hào đó - cùng với gia tăng lòng tự trọng và sự tự tin có liên quan tới tự hào - có thể đơn giản trở thành sự ương ngạnh.

From an evolutionary perspective, the tendency to experience pride likely benefited our ancestors in a number of ways. First, by motivating people to achieve socially approved goals, pride can motivate us to contribute to society. By doing so, it can enhance the social status of the achiever – granting them greater influence over group resources and decision making. This can be especially effective depending on how we communicate that pride to others. For instance, raising one’s hands in the air after winning a sporting event might be considered appropriate, but raising one’s hands in the air after winning an argument with a romantic partner might be deemed as slightly less appropriate.

Từ quan điểm tiến hóa, khuynh hướng trải nghiệm tự hào có thể đã mang lại lợi ích cho tổ tiên của chúng ta về nhiều phương diện. Thứ nhất, bằng cách thúc đẩy con người đạt được các mục tiêu được xã hội công nhận, niềm tự hào có thể thúc đẩy chúng ta đóng góp cho xã hội. Bằng cách đó, nó có thể nâng cao vị thế xã hội của người thành đạt - tạo cho họ ảnh hưởng lớn hơn đối với các nguồn lực của nhóm và trong việc ra quyết định. Điều này có thể đặc biệt hiệu quả tùy thuộc vào cách chúng ta truyền đạt niềm tự hào đó đến người khác. Ví dụ, nâng cao tay của một người lên sau khi chiến thắng một sự kiện thể thao có thể được coi là thích hợp, nhưng nâng cao tay của một người sau khi chiến thắng một cuộc tranh cãi với một đối tác lãng mạn có thể được coi là chả thích hợp chút nào.

While pride can certainly lead to arrogant displays, this may be more about personality than the emotion of pride itself. Pride as an emotion seems to be quite functional and exist to encourage people to engage in socially valued behaviours more likely to bind people together than to separate and divide.

Trong khi niềm tự hào chắc chắn có thể dẫn tới các biểu hiện kiêu ngạo, điều này có lẽ tùy thuộc vào cá tính nhiều hơn chính cảm xúc tự hào. Tự hào như là một cảm xúc dường như có tác dụng và tồn tại để khuyến khích mọi người tham gia vào các hành vi được xã hội coi trọng, có khả năng liên kết mọi người với nhau hơn là phân biệt và chia rẽ.

Neil McLatchie ia a lecturer in psychology at Lancaster University. This article was originally published on The Conversation www.theconversation.com
Neil McLatchie ia một giảng viên về tâm lý học tại Đại học Lancaster. Bài viết này ban đầu được xuất bản trên The Conversation www.theconversation.com
http://www.independent.co.uk/life-style/health-and-families/is-pride-a-vice-or-a-virtue-a-psychologist-explains-a7787281.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn