|
China casts red tape
in South China Sea
|
Trung Quốc phủ bóng đen
lên Biển Đông
|
By Richard Javad Heydarian
Jan 14, 2014
Asia Times online
|
By Richard Javad Heydarian
Jan 14, 2014
Asia Times online
|
MANILA - China forayed into 2014 by signaling its intent
to consolidate contested territorial claims in the South China Sea.
Authorities in the southern Chinese province of Hainan introduced an amended
maritime regulation that requires foreign fishing-related vessels to secure
the permission of local authorities before entering China's claimed maritime
jurisdiction.
|
MANILA - Trung Quốc đã bước vào năm 2014 bằng cách phát
tín hiệu về ý định của nước này nhằm củng cố các tuyên bố tranh chấp chủ
quyền lãnh hải ở Biển Đông. Chính quyền tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, đã
thực hiện một quy định hàng hải được sửa đổi, theo đó yêu cầu các tàu thuyền
đánh cá nước ngoài phải được sự cho phép của nhà chức trách địa phương trước
khi đi vào đánh bắt cá tại vùng lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố thuộc quyền
thực thi pháp lý của họ ở Biển Đông.
|
The new regulation was passed by Hainan's People's
Congress in November and came into effect on January 1. According to the
state-owned China News Service, foreign vessels could be apprehended and face
up to 500,000 yuan (US$91,800) in fines if they fail to secure entry
permission from the relevant and responsible government department before
entering areas of the South China Sea.
|
Quy định mới đã được thông qua bởi Đại hội Đại biểu Nhân
dân (Hội đồng Nhân dân) tỉnh Hải Nam từ hồi tháng 11 năm ngoái và bắt đầu có
hiệu lực từ ngày 1/1 vừa qua. Theo hãng thông tấn nhà nước Trung Tân, các tàu
thuyền đánh cá nước ngoài có thể bị bắt giữ và bị trục xuất đồng thời đối mặt
với mức phạt lên tới 500.000 nhân dân tệ (khoảng 83.000 USD) nếu như họ không
được các cơ quan chính quyền có trách nhiệm của tỉnh Hải Nam cho phép mà đã
đi vào đánh bắt tại các khu vực chịu lệnh cấm của tỉnh Hải Nam ở Biển Đông.
|
As translated by Professor Taylor Fravel of the
Massachusetts Institute of Technology, Article 35 of Hainan's new fishing
regulation states: "Foreigners or foreign fishing ships entering sea
areas administered by Hainan and engaged in fishery production or fishery
resource surveys should receive approval from relevant departments of the
State Council."
|
Như đã được Giáo sư Taylor Fravel của Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT) dịch lại, Điều 35 quy định đánh bắt cá mới nêu rõ: “Người
nước ngoài hoặc các tàu đánh cá nước ngoài đi vào các vùng biển do chính
quyền tỉnh Hải Nam quản lý và tham gia hoạt động đánh bắt cá hoặc các cuộc
khảo sát nguồn cá cần phải được sự chấp thuận từ các cơ quan liên quan của
Quốc Vụ viện”.
|
The new measure is the second amendment to a 1993
provincial Fishery Law and is in line with a 2004 national maritime law that
is designed to enforce the country's jurisdiction over adjacent waters.
Anticipating the potential diplomatic fallout of the new measure, Chinese
authorities have tried to downplay the impact of the regulation by
emphasizing its primary role as a clarification of pre-existing maritime
legislation.
|
Biện pháp mới là lần sửa đổi thứ hai đối với Luật Nghề cá
năm 1993 của tỉnh Hải Nam và phù hợp với một bộ luật Hàng hải Quốc gia của
Trung Quốc. Lường trước được khả năng các biện pháp mới sẽ gây ảnh hưởng tới
quan hệ ngoại giao, nhà chức trách Trung Quốc đã cố gắng hạ bớt những tác
động của quy định mới bằng việc nhấn mạnh vai trò chủ yếu của quy định này là
một văn kiện làm sáng tỏ luật pháp hàng hải đã tồn tại từ trước của nước này.
|
"[China] has the right and responsibility to regulate
the relevant islands and reefs as well as non-biological resources,"
Foreign Ministry spokeswoman Hua Chunying stated, justifying the legality of
the new measure. "For more than 30 years, China's relevant fisheries
laws and regulations have been consistently implemented in a normal way and
have never caused any tension."
|
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã
đưa ra tuyên bố biện minh cho biện pháp mới của chính quyền tỉnh Hải Nam:
“Trung Quốc có quyền và trách nhiệm điều chỉnh các hòn đảo và bãi đá ngầm cũng
như là các nguồn tài nguyên phi sinh học có liên quan. Trong hơn 30 năm qua,
các luật ngư nghiệp và quy định liên quan của Trung Quốc đã được thực hiện
trước sau như một theo một cách thức thông thường và chưa bao giờ gây ra bất
kỳ căng thẳng nào.”
|
Hua went on to portray the new measure as an environmental
regulation to ensure the conservation and sustainability of maritime
resources in the South China Sea: "The goal is to strengthen the
security of fisheries resources and to openly and reasonably utilize and
protect fisheries resources."
|
Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh tiếp tục miêu tả biện pháp
mới là một quy định môi trường nhằm đảm bảo việc bảo tồn và sự bền vững của
các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh: “Mục tiêu của
biện pháp này là nhằm tăng cường an ninh các nguồn cá và để sử dụng công
khai, hợp lý, đồng thời bảo vệ các nguồn cá”.
|
Critics claim that the new regulation provides quasi-legal
cover for China's bid to enforce its sweeping claims across a huge swath of
contested waters. Based on Hainan Department of Ocean and Fisheries documents
released in 2011, the provincial authorities claim jurisdiction over more
than half of the South China Sea, or 2 million square kilometers out of a
total of nearly 3.5 million square km.
|
Những người có quan điểm chỉ trích biện pháp mới của Trung
Quốc ở Biển Đông đã tuyên bố rằng quy định mới đã tạo vỏ bọc gần như hợp pháp
cho nỗ lực của Trung Quốc nhằm thực thi các tuyên bố chủ quyền rộng khắp các
vùng nước tranh chấp mênh mông ở Biển Đông. Dựa trên các tài liệu do Cục Hải
dương và Ngư nghiệp tỉnh Hải Nam công bố năm 2011, nhà chức trách tỉnh này
tuyên bố quyền thực thi pháp lý đối với hơn một nửa Biển Đông, hay nói cụ thể
hơn là khoảng 2 triệu km vuông trên tổng số diện tích gần 3,5 triệu km vuông
của vùng biển này.
|
Shortly after the new regulation came into effect,
Vietnamese media outlets reported the confiscation on January 3 of a
Vietnamese fishing vessel by Chinese law enforcement authorities. The
Vietnamese government, which has been negotiating a "joint
development" scheme with China in the contested Paracel Islands,
remained silent on the issue. Neighboring countries such as the Philippines
and Taiwan, as well as the United States, however, criticized China for
allegedly stoking tensions through the new legal measure.
|
Ngay sau khị quy định mới của Trung Quốc có hiệu lực, các
cơ quan truyền thông Việt Nam đã đưa tin về vụ việc hôm 3/1 trên Biển Đông,
khi một tàu đánh cá Việt Nam bị nhà chức trách thực thi luật pháp của Trung
Quốc tịch thu. Khi đó, Chính phủ Việc Nam, nước đang thương lượng một kế
hoạch “phát triển chung” với Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp Hoàng Sa/Tây
Sa, đã giữ im lặng về vấn đề này.
|
Philippine authorities, at least initially, were more
calculated in their response. Raul Hernandez, spokesman for the country's
Department of Foreign Affairs (DFA), politely expressed Manila's displeasure
at not being properly informed about the implementation of the new regulation
and subsequently sought further "clarification" from Chinese
authorities through its embassy in Beijing.
|
Tuy nhiên, các nước và khu vực láng giềng như Philippines
và Đài Loan, cũng như Mỹ, đã chỉ trích Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng
thông qua biện pháp luật pháp mới. Nhà chức trách Philippines, ít nhất đã
tính toán kỹ hơn trong phản ứng ban đầu của họ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Philippines Raul Hernandez đã lịch sự bày tỏ Manila không hài lòng về việc
không được thông báo một cách phù hợp về việc thực hiện quy định mới của
Trung Quốc và sau đó đã tìm kiếm “sự sáng tỏ” hơn nữa từ nhà chức trách Trung
Quốc thông qua Đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh.
|
The DFA's initially cautious response marked a notable
departure from its more explicit criticism of similar Chinese measures in the
past. In recent months, President Benigno Aquino's administration has sought
to re-open communication channels with China by toning down its rhetoric and
emphasizing common areas of interest and the importance of dialogue.
|
Phản ứng thận trọng ban đầu của Bộ Ngoại giao Philippines
đã đánh dấu một sự chuyển hướng nổi bật so với sự chỉ trích thẳng thừng hơn
của nước này đối với các biện pháp tương tự của Trung Quốc trong quá khứ.
Trong những tháng gần đây, chính quyền của Tổng thống Philippines Benigno
Aquino đã tìm cách mở lại các kênh liên lạc với Trung Quốc bằng cách hạ bớt
giọng điệu khoa trương của họ và nhấn mạnh các khu vực lợi ích chung cũng như
là tâm quan trọng của việc đối thoại giữa hai bên.
|
The tactical decision made in late-2013 to revise Manila's
strategy towards Beijing has been evident in Aquino's repeated calls for
direct talks with the Chinese leadership, his cautious endorsement of China's
decision to once again negotiate a binding code of conduct in the South China
Sea, and his decision to explicitly contradict his own cabinet members by
rejecting reports that China allegedly began to place concrete blocks at the
hotly-contested Scarborough Shoal.
|
Quyết định mang tính chiến thuật được đưa ra vào cuối năm
2013 nhằm sửa đổi chiến lược của Manila đối với Bắc Kinh, đã được thể hiện rõ
ràng qua: những lời kêu gọi liên tiếp của Tổng thống Benigno Aquino về việc
đàm phán trực tiếp với lãnh đạo Trung Quôc; sự ủng hộ thận trọng của Tổng
thống Benigno Aquino đối với quyết định của Trung Quốc trong việc lại một lần
nữa thương lượng về một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc của các bên
liên quan trên Biển Đông; một quyết định của Tổng thống Benigno Aquino mâu
thuẫn rõ ràng với các thành viên nội các của nhà lãnh đạo này bằng việc bác
bỏ những thông tin cho rằng Trung Quốc đã bắt đầu đặt các khối bê tông tại
bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, Philippines gọi là
Panatag), một điểm nóng tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông.
|
With Washington's backing on the issue, the Philippines
has since stepped up its rhetoric, with Hernandez later referring to the new
regulation as a "gross violation of international law" that
"escalates tensions, unnecessarily complicates the situation in the
South China Sea and threatens the peace and stability of the region".
|
Với sự ủng hộ của Washington trong vấn đề này, Philippines
kể từ đó đã tăng cường những tuyên bố mang tính khoa trương của mình, với
việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez sau đó đã đề
cập đến quy định mới của Trung Quốc là một “sự vi phạm trắng trợn luật pháp
quốc tế” làm “leo thang các căng thẳng và gây phức tạp quá mức cần thiết đối
với tình hình Biển Đông, đồng thời đe dọa hòa bình và sự ổn định của khu
vực”.
|
Manila's statement echoed Washington's criticism of the
new measure. "China has not offered any explanation or basis under
international law for these extensive maritime claims," State Department
spokeswoman Jen Psaki stated, underscoring Washington's continued commitment
to freedom of navigation in international waters. "Our long-standing
position has been that all concerned parties should avoid any unilateral
action that raises tensions and undermines the prospects for a diplomatic or
other peaceful resolution of differences."
|
Tuyên bố của Manila đã được hưởng ứng bởi sự chỉ trích của
Washington đối với biện pháp mới của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Mỹ, bà Jen Paski tuyên bố: “Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ lời giải
thích hay cơ sở nào theo luật pháp quốc tế cho những tuyên bố bành trường lãnh
hải này. Bà Jen Psaki đã nhấn mạnh Washington cam kết tiếp tục bảo vệ tự do
hàng hải ở các vùng biển quốc tế. Bà Jen Paski nêu rõ: “Lập trường từ lâu của
chúng tôi là tất cả các bên liên quan nên tránh bất kỳ hành động đơn phương
nào làm gia tăng các căng thẳng và xói mòn những triển vọng về một giải pháp
ngoại giao hay các giải pháp hòa bình cho các bất đồng”.
|
Some analysts have played down the geopolitical
implications of the new measure by emphasizing the variability and arbitrary
nature of its implementation. "I think Hainan put it out to tell
relevant countries we have such a regulation, but how we practice it depends
on how bilateral relations are," Shi Yinhong, professor of international
relations at Renmin University in Beijing, told Reuters. "If ties are
good, the regulation may be loose. If not, we will practice it strictly,
which means that you have to get approval from us [Chinese authorities]
before entering."
|
Một số chuyên gia phân tích đã đánh giá thấp những tác
động địa chính trị của biện pháp mới mà Trung Quốc vừa áp đặt, bằng cách nhấn
mạnh tính chất có thể thay đổi và bản chất tùy tiện của việc thực hiện biện
pháp này. Ông Thời Ân Hoằng, Giáo sư Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân Dân ở
Bắc Kinh, nhận định: “Tôi nghĩ chính quyền tỉnh Hải Nam muốn nói với các quốc
gia liên quan là chúng tôi có một quy định như vậy, nhưng việc chúng tôi thực
hiện nó như thế nào phụ thuộc vào các mối quan hệ song phương. Nếu các mối
quan hệ diễn ra tốt đẹp, quy định này có thể được nới lỏng. Nếu các mối quan
hệ không tốt đẹp, chúng tôi sẽ thực hiện nó nghiêm ngặt, một điều có nghĩa là
bạn phải nhận được sự phê chuẩn của chúng tôi (Chính phủ Trung Quốc) trước
khi đi vào vùng biển đó”.
|
China's new maritime regulation comes against the backdrop
of rising territorial tensions, fueled in large part by Beijing's
late-November decision to impose an air defense identification zone (ADIZ) in
the East China Sea, which covers territories claimed by both South Korea
(leodo/Suyan rock) and Japan (Senkaku/Diaoyu islands). Washington and its
allies swiftly challenged the new measure by conducting military exercises in
the area while prodding China against interrupting the freedom of flight in
the region.
|
Quy định hàng hải mới của Trung Quốc ở Biển Đông được đưa
ra trong bối cảnh những căng thẳng do tranh chấp lãnh hải đang gia tăng, chủ
yếu là do quyết định hồi cuối tháng 11 năm ngoái của Bắc Kinh về việc áp đặt
một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, bao gồm các vùng lãnh
hải được tuyên bố chủ quyền bởi Hàn Quốc (bãi đá ngầm Ieodo/Tô Nham) và Nhật
Bản (quần đảo Điếu Ngư/Senkaku). Mỹ và các đồng minh của nước này đã nhanh
chóng thách thức biện pháp mới của Trung Quốc bằng việc tiến hành các cuộc
tập trận quân sự trong khu vực, trong khi tuyên bố rằng Trung Quốc phá vỡ tự
do hàng không trong khu vực.
|
This was followed by Japan's vigorous efforts to rally
regional support against China. In an indirect criticism of China's ADIZ,
Tokyo and the 10-member Association of Southeast Asian Nations (ASEAN)
expressed their common concern over "freedom of over-flight and civil
aviation safety" during the ASEAN-Japan Summit in mid-December.
|
Sự thách thức này đã được Nhật Bản hưởng ứng bằng những nỗ
lực mạnh mẽ nhằm tập trung sự ủng hộ của khu vực chống lại Trung Quốc. Trong
một sự chỉ trích gián tiếp đối với ADIZ của Trung Quốc, Nhật Bản và 10 quốc
gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bày tỏ sự quan
ngại chung của họ đối với tự do hàng không và an toàn hàng không dân sự trong
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản vào giữa tháng 12 năm ngoái.
|
For Southeast Asian states such as the Philippines and
Vietnam, the bigger concern was and is China's possible imposition of an ADIZ
in the South China Sea. Against this backdrop, the latest maritime regulation
in Hainan may be viewed as a fallback option for China - in the tentative
absence of an ADIZ for the area - to embolden its territorial claims across
the Western Pacific and respond to US-led efforts to contain its regional
influence.
|
Đối với các quốc gia Đông Nam Á như Philippines và Việt
Nam, quan ngại lớn hơn là khả năng Trung Quốc có thể áp đặt một ADIZ ở khu
vực Biển Đông. Trong bối cảnh này, quy định hàng hải mới nhất của chính quyền
tỉnh Hải Nam có thể được coi là một sự lựa chọn dự trữ của Trung Quốc – trong
bối cảnh không có một ADIZ ở Biển Đông – trong việc thúc đẩy các tuyên bố chủ
quyền lãnh hải của họ ở khắp khu vực Tây Thái Bình Dương và đáp lại những nỗ
lực do Mỹ dẫn đầu nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
|
China's latest maritime regulation does not immediately
portend a dramatic escalation in the South China Sea, given the uncertainties
over the actual nature and intensity of its enforcement. But it serves as a
symbolic gesture of China's continued efforts to flex its military might in
the region, regardless of the potential diplomatic and strategic fallout.
|
Quy định hàng hải mới nhất của Trung Quốc không báo hiệu
ngay lập tức một sự leo thang mạnh mẽ ở Biển Đông, do những bất ổn đối với
bản chất thực tế và mức độ quyết liệt trong việc thực thi quy định đó. Tuy
nhiên, quy định này phục vụ cho một động thái mang tính tượng trưng cho những
nỗ lực liên tục của Trung Quốc nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của họ ở trong
khu vực, bất chấp những ảnh hưởng căng thăng ngoại giao và chiến lược tiềm
tàng.
|
Richard Javad
Heydarian is a Manila-based foreign affairs analyst focusing on the South
China Sea and international security issues. He is a lecturer at Ateneo De
Manila University's Department of Political Science, and the author of the
upcoming book How Capitalism Failed the Arab World: The Economic Roots and
the Precarious Future of the Middle East Uprisings. He can be reached at
jrheydarian@gmail.com.
|
Richard Javad
Heydarian là một chuyên gia phân tích ngoại giao thường trú tại Manila chuyên
về Biển Đông và các vấn đề an ninh
quốc tế. Ông là một giảng viên tại Khoa Chính trị học thuộc Đại học Ateneo De
Manila, và là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản Chủ nghĩa tư bản thất bại ở thế giới Ả Rập như thế nào: Gốc rễ kinh
tế và tương lai bấp bênh của các nước trổi dậy ở Trung Đông. Liên lạc:
theo địa chỉ jrheydarian@gmail.com.
|
|
|
|
|
http://www.atimes.com/atimes/China/CHIN-02-140114.html
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn