MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, January 27, 2014

Chinese Tourists Get Etiquette 101 Lessons Khách du lịch Trung Quốc học vỡ lòng về phép lịch sự



A photo of the vandalized ancient Egyptian temple, with the characters "Ding Jinhao was here."
Một bức hình ở ngôi đền Ai Cập cổ đại bị phá hoại với dòng chữ "Ding Jinhao đã ở đây."

Chinese Tourists Get Etiquette 101 Lessons

Khách du lịch Trung Quốc học vỡ lòng về phép lịch sự

By Shannon Liao,
Epoch Times  
August 21, 2013
Shannon Liao,
Epoch Times  
21/8/2013

Chinese state TV airs educational videos to combat embarrassing incidents overseas

Truyền hình nhà nước Trung Quốc phát sóng video giáo dục để chống lại sự cố đáng xấu hổ ở nước ngoài

For a week now the state mouthpiece China Central Television has been airing on its flagship news program educational videos about how to be a polite tourist.

Một tuần nay cơ quan ngôn luận Truyền hình trung ương Trung Quốc đã phát sóng trên chương trình tin tức hàng đầu của mình các video giáo dục về việc làm thế nào để trở thành một khách du lịch lịch sự.


“When you see empty seats on the airplane, everyone, whatever you do—don’t rush for those seats,” said Yin Delun, a tour guide for the Beijing Company of China Travel Service, in one of the etiquette videos.

Trong một video về phép xã giao, Yin Delun – một hướng dẫn viên du lịch của công ty cung cấp dịch vụ du lịch Trung Quốc tại Bắc Kinh nói: “Khi bạn nhìn thấy một chỗ trống nào trên máy bay, bất kể bạn là ai và bạn đang làm gì, đừng vội vàng ngồi vào chỗ đó”.

This “unusual move,” as described by regime mouthpiece Xinhua News Agency, is part of the Communist Party’s efforts to combat the many embarrassing incidents involving Chinese tourists that have found their way into headlines and become the butt of jokes on social media.

Theo mô tả của phát ngôn viên Tân Hoa Xã “động thái bất thường” này là một phần của những nỗ lực của Đảng Cộng Sản để khắc phục nhiều sự cố đáng xấu hổ liên quan đến khách du lịch Trung Quốc đã bị đăng trên nhiều tiêu đề báo và trở thành trò cười trên phương tiện truyền thông xã hội.

In June, for example, 10 middle-aged tourists took to urinating on a wall of Beijing’s Summer Palace, despite being told by an onlooker about a nearby toilet a minute’s walk away. Also in June, a stranded, bleeding dolphin spent its last moments being photographed with Chinese tourists in Hainan Province, triggering one netizen to call them “worse than pigs.”

Ví dụ trong tháng 6, 10 du khách trung niên đã đi tiểu lên một bức tường của Cung điện Mùa hè ở Bắc Kinh mặc dù đã được một người chỉ cho một nhà vệ sinh cách gần đó một phút đi bộ. Cũng trong tháng, hình ảnh một chú cá heo mắc cạn đang hấp hối vì mất máu được chụp cùng với vài khách du lịch Trung Quốc tại tỉnh Hải Nam đã khiến cư dân mạng gọi họ là những kẻ “tồi tệ hơn cả lợn.”

“When you’re in China, sometimes we’re a bit relaxed, we think it’s not a big deal,” said Jia Zhengfa, a tourist filmed in one of the CCTV videos. “But in other countries, it is—it’s a huge deal, and it affects China’s image.”

Jia Zhengfa, một du khách được quay trong một video của CCTV cho biết: “Khi bạn đang ở Trung Quốc, đôi khi chúng ta có một chút thoải mái, chúng tôi nghĩ rằng nó không phải là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, ở các nước khác, đó thực sự là một vấn đề nghiêm trọng, và nó ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc.”

This isn’t the first time the regime has had to admonish Chinese tourists for poor behavior. In 2007, China’s Foreign Ministry posted a set of guidelines for citizens traveling abroad that advised them to refrain from shouting, fighting and even extortion.

Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ phải nhắc nhở khách du lịch Trung Quốc về hành vi kém lịch sự của họ. Trong năm 2007, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng một tập hợp các hướng dẫn cho người dân đi du lịch ở nước ngoài, khuyên họ nên kiềm chế để không hò hét, đánh nhau và thậm chí là tống tiền người khác.

Despite being the world’s most lavish spenders—spending $102 billion on overseas travels in 2012—Chinese tourists have often received a lukewarm reception.

Mặc dù là quốc gia chi tiêu xa xỉ nhất thế giới với 102 tỷ $ dành cho việc đi du lịch ở nước ngoài trong năm 2012 nhưng khách du lịch Trung Quốc đã thường xuyên nhận được sự đón tiếp thờ ơ từ các nước khác.

Buddhist monks and temple officials in Chiang Mai, Thailand have faced a language barrier in trying to deter young Chinese female tourists from wearing shorts when visiting.

Tu sĩ Phật giáo và các nhân viên trông coi đền thờ tại Chiang Mai, Thái Lan đã phải đối mặt với khó khăn về rào cản ngôn ngữ trong việc cố gắng ngăn chặn các khách du lịch nữ trẻ tuổi Trung Quốc mặc quần ngắn khi đến thăm đền.

Outside the Louvre Museum in France, a sign only in Chinese warns visitors not to defecate or urinate, according to a tour guide quoted by QQ, a Chinese news service.

Theo một hướng dẫn viên dẫn lời QQ, một dịch vụ tin tức của Trung Quốc cho biết bên ngoài bảo tàng Louvre ở Pháp có một ký hiệu chỉ dành cho khách du lịch Trung Quốc để cảnh báo họ không được đi vệ sinh hoặc đi tiểu.

The founder of French fashion retailer Zadig & Voltaire commented in October 2012 that its new boutique hotel opening in 2014 wouldn’t allow Chinese tourists, sparking outrage from many netizens. Thierry Gillier, who later clarified that he didn’t mean Chinese people specifically, stated that “there is a lot of demand in Paris—many people are looking for quiet with a certain privacy.”

Vào tháng 10 năm 2012, việc người sáng lập hãng bán lẻ thời trang Zadig & Voltaire tại Pháp cho biết cửa hàng bán quần áo sắp khánh thành trong năm 2014 sẽ không cho phép khách du lịch Trung Quốc mua sắm đã làm dấy lên sự phẫn nộ của nhiều cư dân mạng. Thierry Gillier, người sau này đã chỉ rõ rằng ông không có ý muốn nói người Trung Quốc là cá biệt, mà là nói rằng “có rất nhiều nhu cầu ở Paris trong đó có việc nhiều người cần tìm kiếm nơi yên tĩnh với một sự riêng tư nhất định.”

Zhang Guangrui, a mainland tourism research center director in Beijing, sees the wave of poorly behaved Chinese tourists hitting other countries as a result of “different cultural habits and customs.” Zhang told regime mouthpiece Guangming Daily, “People who value different things and view life differently will naturally clash when they get together.”

Zhang Guangrui, giám đốc trung tâm nghiên cứu về du lịch đất liền tại Bắc Kinh cho rằng việc thiếu lịch sự trong hành vi của khách du lịch Trung Quốc dẫn đến xúc phạm các nước khác như một kết quả của “thói quen văn hóa và phong tục khác nhau.” Zhang nói với phát ngôn viên của Quang Minh nhật báo rằng: “Với những người đánh giá mọi thứ khác nhau và thế giới quan khác biệt thì xảy ra mâu thuẫn khi họ gặp nhau là điều tất nhiên”.

Other explanations refer to the corrupting influence of China’s political culture and its destruction of traditional morality. Tourism research expert Yong Chen at the Hong Kong Polytechnic University says the phenomenon may stem from a history of turmoil in China, including the Cultural Revolution and the Great Leap Forward, two violent political campaigns launched by Mao Zedong.

Các giải thích khác đề cập đến ảnh hưởng suy đồi của nền văn hóa chính trị của Trung Quốc và sự tàn phá của đạo đức truyền thống. Yong Chen – chuyên gia nghiên cứu về du lịch tại trường Đại học Bách khoa Hong Kong cho biết hiện tượng này có thể xuất phát từ tình trạng hỗn loạn trong lịch sử ở Trung Quốc, trong đó có Cách mạng Văn hóa và Đại nhảy vọt, hai vận động chính trị bất bạo động đưa ra bởi Mao Trạch Đông.

According to Rushi News, a China news blog, Yong believes that middle-aged and older Chinese tourists behave rudely because they received little to no schooling and don’t understand other cultures.

Theo Rushi News, một blog tin tức ở Trung Quốc, Yong tin rằng du khách trung niên và người già Trung Quốc hành xử thô bạo bởi vì họ không có học vấn cao và không hiểu các nền văn hóa khác.

On May 16 this year, Chinese Vice Premier Wang Yang further criticized Chinese tourists for harming the country’s reputation with their bad manners. He blamed their behavior on the “quality and breeding” of tourists.

Ngày 16 tháng 5 nay, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương tiếp tục chỉ trích khách du lịch Trung Quốc vì làm tổn hại đến danh tiếng của đất nước bởi cách cư xử tệ hại của họ. Ông đổ lỗi cho “phẩm chất đạo đức và sự giáo dục” của khách du lịch đã gây ra hành vi như vậy

Vice Premier Wang’s comments unfortunately did not stop the incident that occurred a few days later. On May 24, a photo of an ancient Egyptian temple defaced by a Chinese teenager with the carving, “Ding Jinhao was here” was posted by a Chinese traveler on Sina Weibo, China’s Twitter-like platform, along with the words, “The saddest moment in Egypt. I’m so embarrassed that I want to hide myself. I said to the Egyptian tour guide, ‘I’m really sorry.’”

Ý kiến ​​của phó thủ tướng Uông tiếc là đã không ngăn chặn được sự cố xảy ra vài ngày sau đó. Vào ngày 24, một bức ảnh chụp một ngôi đền Ai Cập cổ đại với bề mặt đền bị phá hủy bởi dòng chữ khắc: “Ding Jinhao đã ở đây” của một thiếu niên Trung Quốc đã được đăng thông qua một khách du lịch Trung Quốc trên Sina Weibo (một mạng xã hội giống như Twitter của Trung Quốc) kèm theo các từ: “Đây là khoảnh khắc buồn nhất đối với Ai Cập. Tôi rất xấu hổ và thật sự không còn mặt mũi nào. Tôi muốn nói với các hướng dẫn viên Ai Cập rằng  tôi thực sự xin lỗi.”

Chinese netizens on Sina Weibo have commented extensively in the past about Chinese tourists’ lack of manners.

Trong quá khứ cư dân mạng Trung Quốc trên Sina Weibo đã bình luận rộng rãi về cách cư xử thô lỗ của khách du lịch Trung Quốc.

A netizen from the southwest Chongqing city wrote on Monday, “Hearing about such incidents really angers me. It’s ruining our reputations. How can we travel abroad in the future after such embarrassment?”

Vào thứ hai, một cư dân mạng từ phía tây nam thành phố Trùng Khánh đã viết như sau: “Khi nghe về sự cố như vậy thực sự tôi rất tức giận. Nó hủy hoại danh tiếng của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể đi du lịch ra nước ngoài trong tương lai sau khi xảy ra sự việc đáng xấu hổ như vậy? ”

“Traveling reveals a person’s character,” said a netizen from Inner Mongolia, “When you behave rudely, don’t you think of how this reflects you as a person?”

Một cư dân mạng từ Nội Mông Cổ nói:”Du lịch tiết lộ tính cách của một người. Khi bạn cư xử thô lỗ, sao bạn không nghĩ rằng điều này sẽ phản ánh bạn là một người như thế nào?”

A netizen from Jiangsu Province quipped, “From now on, Chinese citizens might have to sign a polite behavior contract before they leave the country.”

Một cư dân mạng đến từ tỉnh Giang Tô đã châm biếm, “Từ bây giờ, người dân Trung Quốc có thể phải ký một hợp đồng về hành vi lịch sự trước khi họ rời khỏi đất nước.”

Research and translation by Ariel Tian and Lu Chen.
Nghiên cứu và dịch thuật của Ariel Tian và Lu Chen.

As a response to many embarrassing incidents involving Chinese tourists, China Central Television has started airing educational videos about how to be a polite tourist since August 14, 2013. (Sina Weibo)
Hình ảnh một ngôi đền ở Ai Cập bị làm bẩn với dòng chữ khắc của một thanh niên Trung Quốc











































http://www.theepochtimes.com/n3/255318-chinese-tourist-etiquette-101-dont-fight-for-seats/?photo=2

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn