MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, December 4, 2013

South China Sea Festers Biển Đông: Một Tương lai Hòa Bình hay Bất ổn?

South China Sea Festers

Biển Đông: Một Tương lai Hòa Bình hay Bất ổn?



Michael Mazza
National Interest
September 18, 2013
Michael Mazza
National Interest
18/9/2013


With all eyes focused on Syria, and reasonably so, the peace that has held in Asia for the past three decades continues to slowly slip away. And while recent developments in the South China Sea, in particular, may seem like par for the course, they point to a less stable future.


Trong khi Syria đang thu hút mọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế thì nền hòa bình được duy trì ở châu Á trong ba thập kỷ qua đang dần mất đi. Cụ thể, những diễn biến gần đây ở Biển Đông tuy nằm trong dự đoán của nhiều người nhưng nó đang chỉ ra một tương lai bất ổn hơn ở khu vực.


China-Philippines relations are in apparent free fall. In late August, Beijing requested that Philippine president Benigno Aquino cancel an upcoming trip to China. Earlier this month, the Philippines’ defense ministry provided evidence that China is preparing to build a structure on the disputed Scarborough Shoal. If the accusation is true, it will mark a gross violation of the (nonbinding) 2002 Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea. Manila subsequently recalled its ambassador for consultations.


Mối quan hệ Trung Quốc-Philippines có vẻ như đang rơi tự do. Cuối tháng 8, Bắc Kinh đã đề nghị Tổng thống Philippines Benigno Aquino hủy một chuyến thăm tới Trung Quốc. Đầu tháng 9 này, Bộ Quốc phòng của Philippines đưa ra các bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một công trình trên Bãi cạn tranh chấp Scarborough. Nếu lời cáo buộc này là đúng sự thật, đó sẽ là một sự vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông được ký kết năm 2002 (vốn không mang tính ràng buộc). Manila sau đó đã triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc về nước để tham vấn.

And China isn’t the only country building on disputed territory in the South China Sea. Taipei, which has likewise seen a downturn in relations with Manila this year, has announced plans to construct a new wharf on Taiping Island, the largest of the disputed Spratlys, which Taiwan has long occupied. The new dock will accommodate large supply ships and naval frigates. These investments in infrastructure, which will include upgrades to an airstrip on the island, will enhance Taiwan’s ability to defend Taiping as well as to more effectively project power into the South China Sea.


Trung Quốc không phải bên duy nhất tiến hành hoạt động xây dựng tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Đài Bắc, cũng có quan hệ khá căng thẳng với Manila trong năm nay, đã thông báo kế hoạch xây dựng một cầu tàu mới trên đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa mà Đài Loan từ lâu đã kiểm soát. Cầu tàu này có khả năng neo đậu các tàu hậu cần cỡ lớn và tàu khu trục hải quân. Những đầu tư về cơ sở hạ tầng, gồm cả việc nâng cấp một đường băng trên đảo, sẽ giúp Đài Loan tăng cường khả năng bảo vệ đảo Ba Bình cũng như triển khai sức mạnh một cách hiệu quả ở Biển Đông.

Other disputants cannot help but wonder if Taipei and Beijing are coordinating their moves in the region. In fact, they are not, but the optics may put additional strains on Taiwan’s relations in Southeast Asia.

Các bên tranh chấp khác không thể không tự hỏi liệu có phải Đài Bắc và Bắc Kinh đang cùng nhau phối hợp hành động ở khu vực không. Dù thực tế Đài Loan không làm vậy nhưng các con mắt quan sát đang làm gia tăng thêm căng thẳng trong quan hệ của Đài Loan với các nước Đông Nam Á.

Looking further to the west, the Vietnamese and Chinese foreign ministers have recently reaffirmed their desire to resolve disputes peacefully, but their countries continue to prepare for less optimal outcomes. Following in China’s footsteps, Hanoi just renamed its maritime police the Vietnam Coast Guard, suggesting a more assertive and more defense-oriented role for its seaborne paramilitary force. To that end, Hanoi is acquiring more patrol boats.


Xa hơn về phía tây, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc gần đây đã tái khẳng định mong muốn của cả hai nước trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp, nhưng cả hai vẫn tiếp tục chuẩn bị cho những tình huống xấu hơn. Theo bước chân của Trung Quốc, Việt Nam đã đổi tên gọi quốc tế của lực lượng cảnh sát biển, từ Cảnh sát Biển Việt Nam (Vietnam Marine Police) thành Lực lượng Tuần Duyên Việt Nam (Vietnam Coast Guard), cho thấy vai trò mang tính phòng vệ và quyết đoán hơn của lực lượng bán quân sự này. Với mục tiêu đó, Hà Nội đang tăng thêm số lượng các tàu tuần tra.


Vietnam is similarly upgrading its air force and came to an agreement with Russia last month for the provision of twelve new, advanced Su-30 fighter jets. And deepening its own involvement in the region, Delhi in early August offered Vietnam a $100-million line of credit for the purchase of defense articles from India.

Việt Nam cũng đồng thời đang nâng cấp lực lượng không quân và tháng trước đã đạt được thỏa thuận với Nga về việc mua 12 chiến đấu cơ Su-30 mới, hiện đại. Trong bối cảnh Ấn Độ tăng cường can dự vào khu vực, Delhi đầu tháng 8 đã đề xuất với Hà Nội về một hạn mức tín dụng trị giá 100 triệu đôla Mỹ để giúp mua sắm các khí tài quân sự từ Ấn Độ.

No less notable was Hanoi’s decision to significantly increase fines on illegal energy surveying by foreign entities in Vietnam’s claimed territorial waters. While the measure seems unlikely to deter the state-owned China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) from engaging in such activities, it looks like a willful Vietnamese effort to up the ante in its territorial dispute with China and portends more contentious future feuds.


Một điểm đáng chú ý nữa là Việt Nam đã quyết định áp dụng mức phạt cao hơn rất nhiều đối với các hoạt động khảo sát năng lượng trái phép của đối tượng nước ngoài trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Tuy những biện pháp này dường như không thể ngăn cản Tập đoàn Dầu khí Xa bờ Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tiến hành các hoạt động như trên nhưng đây có thể xem là một nỗ lực có chủ đích của Việt Nam nhằm gia tăng áp lực trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và báo hiệu những tranh cãi gay gắt hơn trong tương lai.

What’s more, Southeast Asian countries are having problems amongst themselves. Most recently, in late August, Malaysia indicated a split with its fellow South China Sea claimants with respect to their approach towards China. In an interview, the Malaysian defense minister said that “just because you have enemies, doesn’t mean your enemies are my enemies,” and suggested that Chinese patrols of disputed territories do not constitute a notable threat. This came as a surprise, as Chinese naval vessels had only months earlier exercised at the disputed James Shoal, only fifty miles from Malaysia’s coast.


Tệ hơn, bản thân các quốc gia Đông Nam Á cũng đang gặp phải vấn đề. Gần đây nhất, vào cuối tháng 8, Malaysia thể hiện một lập trường tách biệt so với các bên yêu sách khác ở Biển Đông trong cách tiếp cận đối với Trung Quốc. Trả lời một cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia tuyên bố: “Các bạn có kẻ thù, điều đó không có nghĩa rằng kẻ thù của bạn cũng là kẻ thù của chúng tôi,” và cho rằng việc Trung Quốc tuần tra ở các khu vực tranh chấp không phải một mối đe dọa thực sự. Điều này thực sự gây bất ngờ bởi chỉ vài tháng trước, tàu hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập tại Bãi ngầm James, cách bờ biển của Malaysia chỉ có 50 dặm.

With the Association of Southeast Asian Nations unable to form a united front on maritime issues, it is little surprise that China is slow-rolling progress on a binding code of conduct for the South China Sea. Such an agreement would freeze China’s strategy of changing the regional status quo in its favor (see Scarborough Shoal, for example), a strategy which Beijing may judge is working.


Trong khi Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á không thể hình thành một mặt trận thống nhất về các vấn đề trên biển, không mấy ngạc nhiên khi Trung Quốc có những bước tiến chậm chạp trong việc đàm phán một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc ở Biển Đông. Một bộ quy tắc ửng xử sẽ phá hỏng chiến thuật mà nước này đang áp dụng nhằm thay đổi nguyên trạng của khu vực theo hướng có lợi cho mình (lấy vụ việc ở Bãi cạn Scarborough làm ví dụ), một chiến thuật mà Bắc Kinh cho rằng có hiệu quả.

Moreover, with the United States trying to reassert its own presence in the region—most notably, by negotiating with Manila to establish rotational naval and air presence in the Philippines—Beijing may see value in forging ahead with its South China Sea agenda now. Best to grab what we can, while we can, before the Americans arrive in force, the thinking may go.

Hơn nữa, trong khi Mỹ đang cố gắng tái khẳng định sự hiện diện của họ tại khu vực – đáng chú ý nhất là việc đàm phán với Manila nhằm thiết lập sự hiện diện luân phiên của hải quân và không quân tại Philippines – Bắc Kinh có lý do để tiếp tục thúc đẩy chính sách Biển Đông của họ theo hướng này. Có lẽ Bắc Kinh nghĩ rằng tốt nhất cứ chiếm lấy những gì họ có thể chiếm, trước khi người Mỹ đến.

China had adopted a more muscular posture long before the Obama administration’s “pivot” was announced. But the administration’s plodding approach to implementing its new Asia strategy may have encouraged China, at least in the short term, to engage in the very behavior the pivot was meant to deter. That Washington has little idea how to manage the growing crisis in the South China Sea, other than to issue repeated calls for “peaceful resolution,” has done nothing to help matters. Nor have the Obama defense cuts, which undermine the president’s commitment to maintaining peace in Asia.

Trung Quốc đã áp dụng chiến lược thiên về sức mạnh một thời gian dài trước khi chính quyền Obama tuyên bố chính sách xoay trục châu Á. Nhưng cách tiếp cận chậm chạp của chính quyền Mỹ trong việc thực thi chiến lược mới ở châu Á dường như càng khuyến khích Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn, có những động thái quyết đoán mà chính sách trục xoay muốn ngăn chặn. Washington hiện không có ý tưởng nào để quản lý khủng hoảng leo thang ở Biển Đông, ngoài việc lặp đi lặp lại các lời kêu gọi về “một giải pháp hòa bình,” vốn không giúp gì cho việc giải quyết vấn đề. Ngoài ra, việc Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng đã ảnh hưởng đến cam kết của nước này trong việc duy trì hòa bình ở châu Á.

As the situation in Syria should be making clear, geopolitical conundrums rarely grow simpler of their own accord. They fester. They metastasize. Such is no less true in Asia than it is in the Middle East. It has been a busy summer in the South China Sea, and disturbingly so. But as summer turns to fall, scorching temperatures may only give way to even choppier waters.

Tuy tình hình ở Syria đang dần trở nên rõ ràng hơn, các vấn đề địa chính trị hóc búa hiếm khi tự nó trở nên đơn giản hơn. Nó sẽ ngày càng trầm trọng và khó giải quyết hơn. Bầu không khí ảm đạm đang bao trùm châu Á cũng như Trung Đông. Biển Đông vừa trải qua một mùa hè sóng gió và biến động. Và khi hè chuyển sang thu, nhiều khả năng cái nóng tan chảy sẽ nhường chỗ cho những đợt sóng biến động hơn nữa.

Michael Mazza is a research fellow in foreign and defense policy studies at the American Enterprise Institute. Follow him on Twitter: @Mike_Mazza
Michael Mazza là nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại và quốc phòng thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ. Liên hệ theo địa chỉ Twitter: @Mike_Mazza



Translated by Tuấn Anh
Edited by Minh Ngọc


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn