China’s Toughness on
the South China Sea – Year II
|
Sự cứng rắn của
Trung Quốc ở Biển Đông trong năm thứ II (2013)
|
|
Robert Sutter, George Washington University
Chin-hao Huang, University of Southern California
CSIS
|
Robert Sutter, George Washington University
Chin-hao Huang, University of Southern California
CSIS
|
|
|
Is China advancing its territorial claims in the South
China Sea with the same political, economic and military gusto that it did
last year? Yes, say Robert Sutter and Chin-hao Huang, and the improved
leverage it now enjoys over its opponents will only lead to a more aggressive
approach in the future.
|
Liệu Trung Quốc có đang tiếp tục đẩy mạnh những yêu sách
lãnh thổ của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp chính trị, kinh tế và quân
sự theo cái cách mà nước này đã từng làm năm ngoái không? Câu trả lời là
có. Robert Sutter và Chin-hao Huang cho rằng chính những lợi thế đang ngày
càng rõ ràng mà nước này có trước các đối thủ của mình sẽ dẫn đến một cách
tiếp cận hung hăng hơn trong tương lai.
|
China’s tough stand on maritime territorial disputes
evident first in 2012 confrontations with the Philippines in the South China
Sea and Japan in the East China Sea has endured into 2013. Leaders’ statements,
supporting commentary, military and paramilitary activity, economic
developments, and administrative advances all point to determined support of
an important shift in China’s foreign policy with serious implications for
China’s neighbors and concerned powers, including the US. China’s success in
advancing its control of disputed areas in the South China Sea and its
overall assertiveness in support of China’s broad territorial claims along
its maritime rim head the list of reasons why the new Chinese policy is
likely to continue and intensify. Few governments are prepared to resist.
|
Hải quân lục chiến của Quân Giải phóng Nhân dân
Hải quân lục chiến của Quân Giải phóng Nhân dân
Thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh
hải được ghi nhận lần đầu tiên trong các vụ đối đầu với Philippines ở Biển
Đông và với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông trong năm 2012, và điều này được tiếp
tục trong năm 2013. Tuyên bố của các nhà lãnh đạo, các bình luận mang tính
ủng hộ, hoạt động quân sự và bán quân sự, sự phát triển kinh tế và bộ máy
quản lý được cải thiện đều hướng đến một sự thay đổi quan trọng trong chính
sách đối ngoại của Trung Quốc, khiến chính sách này sẽ có tác động đáng kể
đến các quốc gia láng giềng của Trung Quốc và các cường quốc có liên quan
khác, bao gồm cả Mỹ. Sự thành công của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh quản lý
đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và sự cương quyết nói chung trong
những yêu sách lãnh thổ bành trướng suốt dọc bờ biển nước này là một trong
những lý do hàng đầu lý giải cho việc tại sao chính sách mới của Trung Quốc
nhiều khả năng sẽ tiếp tục và được tăng cường. Hầu như không có chính phủ nào
đủ sẵn sàng để đương đầu với điều này.
|
Explaining the shift
in Chinese foreign policy
China’s foreign policy shift is the most important in a
decade. China has long maintained that its foreign policy is consistent but
experience shows repeated shifts and changes, with serious consequences,
particularly for its neighbors. Mao Zedong was notorious for changing foreign
policy; Deng Xiaoping shifted repeatedly in seeking advantage in the
US-Soviet-Chinese triangular dynamic. Post-Cold War Chinese leaders focused
on advancing conventional relations in neighboring Asia. A major shift
happened in the mid-1990s when negative reactions to Chinese military
assertiveness over Taiwan and the South China Sea in 1995 prompted China to
emphasize reassurance of neighbors in its so-called “New Security Concept,”
although the US and its allies were still targeted and sharply criticized by
China. Beijing eventually felt compelled to shift again at the turn of the
century to an approach of “peaceful rise,” later called “peaceful
development,” which endeavored to reassure the US, its allies, and other
Asian neighbors. The focus on peace, development, and cooperation was
welcomed and continues as the main emphasis in Chinese foreign policy. But
now it is accompanied by repeated use of coercion and intimidation well
beyond internationally accepted norms along with other means in support of
Chinese broad maritime claims.
|
Lý giải cho sự dịch
chuyển trong chính sách đối ngoại Trung Quốc
Sự dịch chuyển trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc
là vấn đề quan trọng nhất trong một thập kỷ qua. Trung Quốc luôn nói rằng họ
duy trì chính sách đối ngoại một cách nhất quán, tuy nhiên thực tế cho thấy
rằng chính sách đối ngoại của họ luôn có sự dịch chuyển và thay đổi, đi kèm
với những hệ quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với các quốc gia láng giềng. Mao
Trạch Đông nổi tiếng với việc thay đổi chính sách đối ngoại, Đặng Tiểu Bình
cũng liên tục có những điều chỉnh nhằm đạt được lợi thế trong mối quan hệ tam
giác Mỹ - Xô - Trung. Sau Chiến tranh Lạnh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập
trung vào việc tăng cường mối quan hệ truyền thống với các quốc gia lân cận ở
Châu Á. Một sự thay đổi lớn đã diễn ra vào giữa những năm 1990 khi những phản
ứng tiêu cực từ hành động quyết đoán về quân sự của Trung Quốc đối với Đài
Loan và Biển Đông trong năm 1995 đã khiến nước này phải trấn an các quốc gia
láng giềng bằng cái gọi là “Khái niệm An ninh Mới”, mặc dù Mỹ và các đồng vẫn
là mục tiêu và chịu sự chỉ trích gay gắt từ Trung Quốc. Bắc Kinh cuối cùng
cảm thấy buộc phải thay đổi một lần nữa vào thời điểm đầu thế kỷ mới để chuyển
sang cách tiếp cận “trỗi dậy hòa bình”, và sau đó là “phát triển hòa bình”
nhằm cố gắng trấn an Mỹ, các đồng minh của Mỹ, và các quốc gia Châu Á láng
giềng khác. Việc tập trung vào hòa bình, phát triển và hợp tác đã được chào
đón và tiếp tục là trọng tâm chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Tuy nhiên, hiện tại, đi cùng với nó, Trung Quốc liên tục sử dụng các biện
pháp ép buộc và đe dọa vượt xa so với mức độ “chấp nhận được” trong tiêu
chuẩn quốc tế và thêm vào đó là những biện pháp khác để hỗ trợ các yêu sách
biển rộng lớn của nước này.
|
Chinese commentaries have laid out the implications
clearly. Those neighbors and other concerned powers that accept Chinese
claims are promised a peaceful and mutually beneficial relationship of
“win-win” cooperation. Those that don’t, including US allies the Philippines
and Japan, are subjected to heavy coercion and threats, thus far stopping
short of direct use of military force. US interventions against bullying,
which were attacked strongly to the satisfaction of Chinese commentators,
have become less frequent over the past year. Most concerned governments have
come to recognize that China’s “win-win” formula emphasizing cooperation over
common ground is premised on the foreign government eschewing actions seen as
acutely sensitive to China regarding Taiwan, Tibet, and Xinjiang, and that
the scope of Chinese acute sensitivity has now been broadened to include the
maritime disputes along China’s rim.
|
Những bình luận được đưa ra từ phía Trung Quốc mang hàm ý
hết sức rõ ràng. Các quốc gia láng giềng và các cường quốc có liên quan khác
nếu chấp nhận những yêu sách của Trung Quốc sẽ được hứa hẹn một mối quan hệ
hòa bình và hợp tác hai bên cùng có lợi, cùng thắng. Đối với những nước
không chấp nhận, bao gồm cả những đồng minh của Mỹ là Philippines và Nhật
Bản, họ phải đối mặt với sự ép buộc và đe dọa nặng nề, chỉ thiếu việc sử dụng
sức mạnh quân sự để đối đầu trực tiếp. Các hành động can thiệp Mỹ nhằm chống
lại hành vi ức hiếp, vốn bị chỉ trích nặng nề từ các nhà bình luận Trung
Quốc, đã trở nên thưa thớt hơn trong năm qua. Hầu hết chính phủ các nước liên
quan đều đã nhận ra công thức hợp tác “cả hai cùng thắng” của Trung Quốc,
đó là các chính phủ nước ngoài phải tránh những hành động được coi là vô
cùng nhạy cảm với Trung Quốc - những hành động liên quan đến vấn đề Đài
Loan, Tây Tạng và Tân Cương, và hiện nay những “vấn đề vô cùng nhạy cảm này”
đã được mở rộng bao gồm cả các tranh chấp biển dọc theo bờ biển Trung Quốc.
|
Firm resolve and
advancing capabilities
On July 31, Xi Jinping vowed to protect Chinese maritime
interests in a major speech to a group study session of the Politburo of the
Chinese Communist Party (CCP) that was discussing China becoming a maritime
power. According to official media reportage of the speech, Xi followed
recent practice in emphasizing China’s pursuit of peaceful development with
neighbors and other concerned powers, while strongly protecting what China
views as increasingly important maritime interests.
|
Quyết tâm mạnh mẽ và
năng lực ngày một cải thiện
Vào ngày 31/7, trong một bài phát biểu quan trọng tại
cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc thảo luận về việc Trung
Quốc tiến lên thành cường quốc biển, Tập Cận Bình đã đưa ra cam kết bảo vệ
lợi ích biển của Trung Quốc. Theo tường thuật của truyền thông chính thức về
bài phát biểu, ông Tập vẫn tiếp tục đường lối gần đây, nhấn mạnh việc Trung
Quốc theo đuổi chính sách “phát triển hòa bình” với các quốc gia láng giềng
và các cường quốc có liên quan khác; tuy nhiên ông sẽ bảo vệ một cách mạnh mẽ
những gì Trung Quốc xem là lợi ích biển ngày một quan trọng.
|
Supporting commentary in official Chinese media saw the
roots of Xi’s stance in leadership decisions of last year’s 18th CCP National
Congress, which in the view of the commentators, showed that “China will use
all its strength – political, diplomatic, economic, legal, cultural and
military – to safeguard its maritime rights and interests.” Underlining such
resolve was the analysis on April 30 of the biannual Chinese national defense
white paper by the director of the Academy of Military Sciences. The director
stressed the important role of the PLA Navy in supporting China’s maritime
law enforcement, fisheries, and oil and gas exploration in Chinese claimed
maritime areas along China’s rim. A lengthy Aug. 2 China Daily report also
highlighted Xi’s speech as supportive of the PLA Navy’s growing “blue water”
capabilities and applauded its ability to “break through” the so-called first
island chain involving Japan, Taiwan, and the Philippines to gain freer
access to and to carry out military operations in the western Pacific Ocean.
On Aug. 27, Prime Minister Li Keqiang reaffirmed China’s “unswerving” resolve
on sovereignty and territorial issues in welcoming Singapore’s Prime Minister
Lee Hsien Loong for an extensive visit to China. Official commentary on the
meeting recalled criticisms of Lee’s comments in May regarding the negative
international consequences for China in adopting a “non-peaceful approach” to
territorial disputes.
|
Những bình luận ủng hộ từ các cơ quan truyền thông chính
thức của Trung Quốc cho rằng nguồn gốc lập trường của ông Tập xuất phát từ
các quyết định của giới lãnh đạo tại Đại hội Đảng Cộng sản Toàn quốc Lần thứ
18 diễn ra vào năm ngoái, và theo nhìn nhận của các nhà bình luận, đó là
“Trung Quốc sẽ sử dụng tất cả sức mạnh – chính trị, ngoại giao, kinh tế, pháp
luật, văn hóa và quân đội – để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích biển của
mình.” Việc nhấn mạnh quyết tâm này đã được phân tích trong Sách trắng Quốc
phòng Trung Quốc được xuất bản một năm hai lần vào ngày 30/4 bởi giám đốc Học
viện Khoa học Quân sự. Ông giám đốc đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hải
quân Quân giải phóng Nhân dân trong việc hỗ trợ cơ quan chấp pháp trên biển,
hỗ trợ các hoạt động đánh bắt thủy sản và khai thác dầu khí của Trung Quốc
trong khu vực biển yêu sách dọc theo bờ biển của nước này. Một phóng sự khá
dài trên tờ Trung Hoa Nhật Báo ngày 2/8 cũng đã nhấn mạnh bài phát biểu của
ông Tập về việc ủng hộ phát triển khả năng chiến đấu xa bờ của Hải quân Quân
giải phóng Nhân dân và khen ngợi khả năng “vượt qua” cái gọi là chuỗi đảo đầu
tiên bao gồm Nhật Bản, Đài Loan và Philippines để có được sự tiếp cận tự do
hơn và cũng để thực hiện các chiến dịch quân sự ở bờ tây Thái Bình Dương. Vào
ngày 27/8, Thủ tướng Lý Khắc Cường tái khẳng định quyết tâm “không thể lay chuyển”
của Trung Quốc trong các vấn đề chủ quyền và lãnh thổ khi tiếp đón Thủ tướng
Singapore Lý Hiển Long nhân chuyến thăm của ông tới Trung Quốc. Bình luận
chính thức về buổi làm việc đã nhắc lại những chỉ trích dành cho phát biểu
của ông Lý Hiển Long vào tháng 5 về những hậu quả quốc tế tiêu cực đối với
Trung Quốc nếu nước này theo đuổi “cách tiếp cận không hòa bình” trong các
tranh chấp lãnh thổ.
|
Foreign commentary highlighted the timing of Xi’s speech
on the eve of China’s annual Aug. 1 celebration of the founding of the
People’s Liberation Army (PLA) and just prior to important leadership
deliberations at the beach resort Beidaihe in August to decide a range of
important policies for the plenum of the Chinese Communist Party (CCP) to be
held this fall. They judged that Xi saw his interests well served by
sustaining firm resolve on territorial issues in boosting his leadership
stature and control over policy decisions.
|
Các bình luận nước ngoài thì lại nhấn mạnh thời điểm mà
ông Tập đưa ra bài phát biểu, đó là vào đêm 1/8 – ngày diễn ra lễ kỷ niệm
thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc và ngay trước thềm
một cuộc họp quan trọng của lãnh đạo cấp cao tại khu nghỉ dưỡng trên bờ biển
Beidaihe vào tháng 8 để quyết định một loạt các chính sách quan trọng cho Hội
nghị Trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào mùa thu
tới. Họ cho rằng ông Tập đã đạt được mục đích trong việc tăng cường vị thế
lãnh đạo của mình và kiểm soát các quyết định chính sách bằng cách giữ vững
quyết tâm kiên định đối trong các vấn đề lãnh thổ.
|
Other significant indicators during this reporting period
regarding the South China Sea included:
• The PLA Navy in late May used ships from its three
fleets to carry out a joint exercise in the South China Sea, the first such
three-fleet exercise since 2010.
|
Các vấn đề đáng quan tâm khác liên quan đến Biển Đông
trong giai đoạn trên bao gồm:
· Hải quân
Quân giải phóng Nhân dân vào cuối tháng 5 đã sử dụng tàu từ ba hạm đội của
mình để tiến hành một cuộc tập trận chung trên Biển Đông, đây là cuộc tập
trận ba hạm đội đầu tiên kể từ năm 2010.
|
• Official reportage on China’s expanding maritime
security forces noted on July 10 that the various maritime security forces
consolidated under plans adopted at the National People’s Congress in March
would number 16,300. On July 22 and July 23, Chinese and foreign media said
that China’s new unified Coast Guard Agency had gone into operation in the
South China Sea and other maritime areas with the 16,000 personnel divided
into 11 squadrons. According to some Chinese commentators and foreign
specialists, Chinese Coast Guard officials are planning to arm their ships
with weapons along the lines of those used by US, Japanese, and South Korean
Coast Guard forces.
|
· Phóng sự
chính thức về việc Trung Quốc tăng cường lực lượng an ninh biển đã ghi nhận
vào ngày 1/7, quân số lực lượng an ninh biển hợp nhất theo kế hoạch đã được
Quốc hội Trung Quốc thông qua vào tháng 3 nằm ở mức 16.300 người. Vào ngày
22/7 và 23/7, các hãng truyền thông Trung Quốc và nước ngoài đưa tin về việc
Trung Quốc đưa Lực lượng Bảo vệ Bờ biển mới hợp nhất của nước này vào hoạt
động ở vùng Biển Đông và các vùng biển khác với 16.000 nhân sự được chia
thành 11 hạm đội. Theo một vài nhà phân tích Trung Quốc và các chuyên gia
nước ngoài, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc chính thức sẽ được trang bị
vũ khí tương tự như đối với các tàu thuộc lực lượng này của Mỹ, Nhật Bản và
Hàn Quốc.
|
• A report from the State Oceanic Administration (SOA) in
May said that China’s maritime economy, which now accounts for 9.6 percent of
China’s GDP, will grow to at least 13 percent of GDP by 2020 and will likely
amount to 18 percent of GDP in 2030. Official commentary on the report
highlighted the oil reserves in the South China Sea, saying that they
represent 33 percent of China’s total oil reserves. In this regard, the SOA
report said “China does not get any oil from the South China Sea, while
neighboring countries have built more than 200 drilling platforms there.”
|
· Một báo cáo từ Cục Hải dương Quốc gia
Trung Quốc vào tháng 5 cho biết kinh tế biển Trung Quốc hiện đóng góp 9,6%
vào GDP của nước này, và sẽ đạt 13% GDP vào năm 2020 và nhiều khả năng sẽ lên
mức 18% GDP vào năm 2030. Bình luận chính thức về báo cáo nhấn mạnh trữ lượng
dầu ở Biển Đông, cho rằng nó chiếm 33% tổng trữ lượng dầu của Trung Quốc. Về
vấn đề này, theo báo cáo của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, “Trung Quốc
không hề khai thác dầu ở Biển Đông, trong khi các quốc gia láng giềng đã xây
dựng hơn 200 dàn khoan dầu khí ở đây.”
|
• On May 6, a fleet of 30 Chinese fishing ships along with
an accompanying supply ship and transport vessel left Hainan Island for 40
days of fishing in the disputed Spratly Islands of the South China Sea to
“exploit high-seas resources in systematic ways,” according to Xinhua.
• On July 23, Xinhua reported that China will be carrying
out its second island resources survey, involving 10,000 “territorial
islands” over the next five years. The new survey reportedly is needed as
China formulates a “strategic blueprint” for maritime development in the
islands in China’s 13th Five Year Plan (2016-2020).
|
· Vào ngày
6/5, theo Tân Hoa Xã, một hạm đội gồm 30 tàu cá Trung Quốc được hộ tống bởi
các tàu viện trợ và tàu vận chuyển đã rời Đảo Hải Nam trong 40 ngày để thực
hiện đánh bắt cá ở khu vực tranh chấp tại Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông
để “khai thác tài nguyên tại các vùng biển xa bờ theo một cách hệ thống.”
· Vào ngày
23/7, Tân Hoa Xã đưa tin về việc Trung Quốc sẽ thực hiện chuyến khảo sát tài
nguyên đảo lần thứ hai, bao gồm 10.000 “đảo thuộc chủ quyền” trong vòng 5 năm
tới. Cuộc khảo sát mới này được cho rằng là cần thiết để Trung Quốc hình
thành bản “kế hoạch chiến lược” cho việc phát triển kinh tế biển đối với các
đảo trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc (2016-2020).
|
• Official media reports showed that developing commercial
ties are expanding between Hainan Island and the new city of Sansha
headquartered in Yongxing Island in the disputed Paracel Islands of the South
China Sea. Berths for civil use have been built, two tourist ships regularly
take Chinese civilians to visit the islands, a supply ship that can carry
passengers made 70 trips to Sansha over the past year, a new supply ship will
be ready for use in 2014, and an express air service between Hainan and Sansha
involving initially two 19-passenger amphibious aircraft awaits government
approval.
|
· Phóng sự
từ các hãng thông tấn chính thức cho thấy việc phát triển quan hệ thương mại
giữa đảo Hải Nam và thành phố Tam Sa mới thành lập có trụ sở tại đảo Phú Lâm
nằm trong khu vực tranh chấp Quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông đang liên tục được
mở rộng. Các bến tàu dân sự đã được xây dựng, hai tàu du lịch thường xuyên
đưa dân Trung Quốc đi thăm đảo, một tàu viện trợ có thể chở hành khách đã
thực hiện 70 chuyến đến Tam Sa trong năm ngoái, một tàu viện trở mới sẽ sẵn
sàng để được đưa vào sử dụng trong năm 2014, và dịch vụ hàng không nối Hải
Nam với Tam Sa sử dụng hai máy bay thủy phi cơ 19 chỗ đang đợi sự phê duyệt
của Chính phủ.
|
Peace, development,
and slow movement on code of conduct in the South China Sea
|
Hòa bình, phát
triển, và những chuyển biến chậm chạp của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông
|
Chinese leadership statements and authoritative commentary
have continued recent practice of meshing resolve in advancing Chinese claims
and interests in the South China Sea with reassurance of China’s peaceful
intention focused on mutually beneficial development, provided Chinese
territorial claims are not challenged. Xi Jinping noted in his July 31 speech
to the Politburo that China “loved peace,” was committed to “peaceful
development,” supported “shelving disputes in order to carry out joint
development” in contested areas, and urged solving maritime disputes through
diplomatic and political means. The senior PLA officer representing China at
the annual Shangri-La Dialogue in Singapore spoke of China’s commitment to
peace, development, and mutual cooperation.
|
Thông điệp từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các bình luận
có uy tín đã khẳng định một thực tế gần đây về quyết tâm đồng nhất của Trung
Quốc trong việc thúc đẩy các yêu sách và tăng cường lợi ích ở Biển Đông song
song với việc đảm bảo ý định hòa bình nhấn mạnh phát triển cùng có lợi, miễn
là các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc không bị thách thức. Trong bài phát
biểu ngày 31/7 tại Bộ Chính trị, Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc “yêu hòa
bình,” cam kết “phát triển hòa bình”, ủng hộ việc “gác tranh chấp để cùng
khai thác” trong khu vực tranh chấp, và kêu gọi giải quyết các tranh chấp
biển thông qua biện pháp ngoại giao và chính trị. Vị sĩ quan cấp cao của PLA
đại diện cho Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La hàng năm ở Singapore đã phát
biểu về cam kết của Bắc Kinh đối với hòa bình, phát triển và hợp tác chung.
|
Foreign Minister Wang Yi has undertaken the leading
Chinese official role in managing differences and improving relations with
Southeast Asian states. In August, Wang completed a trip to Malaysia,
Thailand, Laos, and Vietnam. This followed his visit in May – his first trip
abroad as foreign minister – to Indonesia, Thailand, Singapore, and Brunei;
and his visit to Brunei in late June and early July for extensive interchange
with Southeast Asian counterparts at the China-ASEAN Foreign Ministers
Meeting, the ASEAN Plus Three (China, Japan, and South Korea) Foreign
Ministers Meeting, and the ASEAN Regional Forum. Wang made a special 14-hour
visit to Cambodia on Aug. 21, as official Chinese media said that government
leaders there were preoccupied during Wang’s swing through the region earlier
in August, notably on account of consequences of Cambodia’s disputed
elections in July.
|
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã đảm nhiệm vai trò chính
trong việc quản lý các bất đồng và tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông
Nam Á. Trong tháng 8, Vương Nghị đã thực hiện một chuyến đi tới các nước
Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Đây là chuyến thăm tiếp theo sau chuyến
đi tháng 5 – chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Ngoại
giao – tới Indonesia, Thái Lan, Singapore, và Brunei; và chuyến thăm tới
Brunei vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 để thực hiện các cuộc trao đổi sâu rộng
với những người đồng cấp Đông Nam Á tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Trung
Quốc – ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN +3 (Trung Quốc, Nhật Bản và
Hàn Quốc), Diễn đàn Khu vực ASEAN. Ông Vương đã thực hiện một chuyến thăm đặc
biệt kéo dài 14 giờ tới Campuchia vào ngày 21/8, bởi khi ông Vương ghé thăm
khu vực vào đầu tháng 8, những người đứng đầu chính phủ Campuchia còn đang
quá bận rộn, chủ yếu là do hệ quả của cuộc bầu cử gây tranh cãi ở Campuchia
hồi tháng 7, theo tường thuật của các hãng thông tấn chính thức Trung Quốc.
|
Wang’s emphasis was on the positive development of
China-Southeast Asian relations. He stressed that relations with ASEAN “have
always topped China’s diplomatic agenda” and urged new progress after 10
years of “strategic partnership.” He called for advancing the ASEAN-China
free trade agreement and enhancing the two sides’ economic integration.
Supporting commentary said that China-ASEAN trade reached $400 billion in
2012, and business, tourist, and other visits between China and ASEAN
numbered 15 million that year.
|
Điểm nhấn của Vương Nghị là sự phát triển tích cực trong
quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Ông nhấn mạnh rằng quan
hệ với ASEAN “đã và đang luôn luôn đứng đầu trong chương trình nghị sự ngoại
giao của Trung Quốc” và kêu gọi những tiến triển mới sau 10 năm “đối tác
chiến lược.” Ông Vương kêu gọi đẩy mạnh hợp tác thương mại tự do ASEAN –
Trung Quốc và thúc đẩy liên kết kinh tế giữa hai bên. Những bình luận mang
tính ủng hộ cho rằng thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đã đạt mốc 400 tỷ
USD trong năm 2012, và lượng khách du lịch, công tác và di chuyển giữa Trung
Quốc và ASEAN đã lên tới mức 15 triệu lượt trong cùng năm.
|
In the face of sometimes strong criticism of Chinese
actions in the South China Sea, especially from Philippines officials, and
calls by prominent US and other international and regional leaders for progress
in dealing with South China Sea disputes through an agreed code of conduct
(CoC), Wang was measured in his criticism, encouraging closer cooperation,
and emphatic that the process leading to a possible code of conduct should
not be rushed. During meetings with the Indonesia’s foreign minister in May,
Wang affirmed that China agreed with Indonesia that China and ASEAN should
“steadily promote the code of conduct procedure in the process of
implementing effectively the 2002 Declaration on the Conduct of the Parties
in the South China Sea (DoC).” He said China was willing to discuss promoting
the CoC under the framework of the joint China-ASEAN working group on DoC
implementation. He reportedly received Indonesia’s endorsement of China’s
proposal to establish an Eminent Persons Group of Chinese and ASEAN
representatives to deal with CoC and related issues.
|
Đối mặt với những chỉ trích, đôi lúc khá nặng nề, về hành
động của Trung Quốc trên Biển Đông, nhất từ các quan chức Philippines, và lời
kêu gọi từ Mỹ và các cường quốc quốc tế, khu vực khác về việc đạt được tiến
triển trong xử lý tranh chấp bằng cách thông qua một bộ quy tắc ứng xử (COC),
ông Vương tỏ ra thận trọng, khuyến khích hợp tác chặt chẽ hơn, và nhấn mạnh
không nên vội vã trong quá trình dẫn đến một bộ quy tắc ứng xử khả thi. Tại
buổi làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia vào tháng 5, ông Vương khẳng
định Trung Quốc nhất trí với Indonesia trong việc Trung Quốc và ASEAN nên
“từng bước xây dựng bộ quy tắc ứng xử, cùng lúc thực thi có hiệu quả Tuyên bố
Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002.” Ông tuyên bố Trung Quốc
mong muốn thảo luận xây dựng COC trong khuôn khổ Nhóm Công tác chung Trung
Quốc – ASEAN về thực thi DOC. Ông này cũng đã nhận được sự ủng hộ của
Indonesia đối với đề nghị của Trung Quốc về việc thiết lập một Nhóm những Chuyên
gia Hàng đầu bao gồm đại diện từ Trung Quốc và các quốc gia ASEAN để giải
quyết các vấn đề về COC và các vấn đề liên quan khác.
|
The Philippines foreign minister was sharply critical of
China during the ASEAN-China meetings in Brunei in late June. For his part,
Wang criticized the Philippines for its occupation of disputed Second Thomas
Shoal and for bringing the South China Sea disputes before a UN arbitral
tribunal. The June meetings nonetheless saw the announcement that China and
ASEAN will hold a meeting in September in China involving the “6th Senior
Officials Meeting and the 9th Joint Working Group on the Implementation of
the DoC” and that the participants will hold “official consultations on the
CoC within the framework of implementing the DoC,” according to Xinhua. Wang
affirmed that progress on reaching a code of conduct required following the
confidence building provisions of the DoC, which he saw the Philippines as
violating with its actions in the South China Sea and with the UN tribunal.
|
Ngoại trưởng Philippines đã chỉ trích Trung Quốc một cách
nặng nề trong Hội nghị ASEAN – Trung Quốc ở Brunei vào cuối tháng 6. Về phần
mình, ông Vương cũng chỉ trích việc Philippines chiếm đóng khu vực tranh chấp
Bãi Cỏ Mây và đưa những tranh chấp ở Biển Đông ra tòa trọng tài Liên Hợp
Quốc. Theo Tân Hoa Xã, Hội nghị hồi tháng 6 đã đi đến một tuyên bố về việc
Trung Quốc và ASEAN sẽ tổ chức một hội nghị vào tháng 9 tại Trung Quốc bao
gồm “Hội nghị Cấp cao Lần thứ 6 và Nhóm Công tác chung về Thực thi DOC” và
các bên tham gia sẽ tổ chức “tham vấn chính thức về COC trong khuôn khổ thực
thi DOC.” Ông Vương khẳng định quy trình để tiến tới một bộ quy tắc ứng xử
cần phải được xây dựng dựa trên lòng tin có được từ DOC, cái mà ông cho rằng
Philippines đã vi phạm bằng những hành động của họ trên Biển Đông và với tòa
trọng tài Liên Hợp Quốc.
|
During his visit to Southeast Asia in August, Wang
emphasized on the one hand that China is determined not to allow territorial
issues to hinder overall cooperation between China and ASEAN. On the other
hand, he stressed that the process leading to a proposed CoC should be
iterative, deliberate, and gradual. He warned that the process is disrupted
by actions of disputants like the Philippines that fail to implement the
“necessary conditions” of the DoC. Supporting Chinese official commentary
showed deep suspicion of the Philippines and other foreign countries seeking
to use a CoC to limit China’s freedom of action of South China Sea issues.
Presumably pointing to the US and others, official commentary said “powers
outside the region” are interfering in the CoC process and making the issue more
complicated “under the guise of freedom of navigation.” Against this
backdrop, Wang proposed an agreement on a possible “road map” for the CoC to
be reached within the process of implementing the DoC as an initial goal.
|
Trong chuyến thăm tới Đông Nam Á vào tháng 8, ông Vương
nhấn mạnh rằng: một mặt Trung Quốc không cho phép những vấn đề lãnh thổ làm
ảnh hưởng tới tình hình hợp tác chung giữa Trung Quốc và ASEAN. Mặt khác, ông
khẳng định tiến trình dẫn đến COC cần phải được lặp đi lặp lại, bàn luận kỹ
càng và xây dựng từng bước. Ông cảnh báo tiến trình này có thể bị gián đoạn
bởi hành động từ các bên tranh chấp như Philippines và có thể thất bại trong
việc thực thi những “điều kiện cần thiết” của DOC. Các bình luận chính thức
mang tính ủng hộ từ phía Trung Quốc bày tỏ sự nghi ngờ sâu sắc về việc
Philippines và các quốc gia khác tìm cách sử dụng COC để hạn chế tự do hành
động của Trung Quốc trong các vấn đề Biển Đông. Với mục đích ám chỉ Mỹ và các
nước khác, các bình luận chính thức cho rằng “những cường quốc bên ngoài
khu vực” đang can thiệp vào tiến trình COC và khiến vấn đề trở nên phức tạp
hơn “dưới chiêu bài tự do hàng hải.” Trong bối cảnh đó, ông Vương đề xuất
một thỏa thuận về “lộ trình” khả thi để đạt được COC trong quá trình thực thi
DOC như một mục tiêu cơ bản.
|
At a meeting of Chinese and ASEAN foreign ministers in
Beijing on Aug. 29 focused on celebrating 10 years of “strategic partnership”
in ASEAN-China relations, Foreign Minister Wang emphasized the growing
economic cooperation between China and its Southeast Asian neighbors. He also
underlined an iterative process toward reaching a CoC in the South China Sea
with the next step being the 6th Senior Officials Meeting and the 9th Joint
Working Group on the Implementation of the DoC.
|
Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và
ASEAN tại Bắc Kinh vào ngày 29/8 kỷ niệm 10 năm quan hệ “đối tác chiến lược”
ASEAN – Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nhấn mạnh hợp tác kinh tế
đang phát triển giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng tại Đông Nam Á.
Ông cũng nhấn mạnh quy trình liên tục trong việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử
COC ở Biển Đông với bước tiếp theo là Hội nghị Cấp Cao lần thứ 6 và Nhóm Công
tác Chung về việc Thực thi DOC lần thứ 9.
|
China-Philippines
polemics; US and Japanese support for Manila
This reporting period featured repeated and widely
publicized exchanges of accusations and charges between Chinese and
Philippines officials over their South China Sea disputes that were
reminiscent of the more protracted polemics in China’s past disputes with
Moscow, Washington, Taipei, Hanoi, and New Delhi. Also evident in Chinese
media coverage was concern over the roles of the US and Japan in supporting
the Philippines during its disputes with China.
|
Khẩu chiến Trung
Quốc-Philippines; sự hỗ trợ của Mỹ và Nhật dành cho Manila
Giai đoạn này nổi bật với các cáo buộc và đổ lỗi qua lại,
công khai rộng rãi giữa các quan chức Trung Quốc và Philippines về tranh chấp
Biển Đông. Cuộc chiến này đã gợi cho chúng ta nhớ lại những cuộc khẩu chiến
lâu dài trong các tranh chấp trước đây giữa Bắc Kinh với Moscow, Washington,
Đài Bắc, Hà Nội và New Dehli. Cũng trên các phương tiện truyền thông, Trung
Quốc bày tỏ lo ngại về sự ủng hộ của Mỹ và Nhật dành cho Philippines trong tranh chấp với Trung
Quốc.
|
China-Philippines
confrontation
The primary focus of attention was counter claims over the
Second Thomas Shoal. Known as Ayungin in the Philippines and Ren’ai Reef in
China, the shoal is 15 km long and 5 km wide and located near Reed Bank, an
area claimed by both countries that is said to have important oil and natural
gas deposits. On May 10, the Philippine government filed a protest with the
Chinese Embassy in Manila against China’s “provocative and illegal”
deployment of a Chinese Navy ship and maritime surveillance ships near the
shoal. About a week later, a local Philippines official told the media that a
civilian boat carrying the official and 150 civilian passengers was chased by
a Chinese warship as the Philippines boat passed near Second Thomas Shoal. At
the end of May, the Chinese Foreign Ministry and Defense Ministry
spokespersons joined the Chinese ambassador in Manila in condemning the
Philippines for grounding an old warship on Second Thomas Shoal in 1999 and
the continued deployment of a small contingent of marines there. The Foreign
Ministry representative said that Beijing “has never tolerated Manila’s
illegal attempt to seize the reef and that Chinese government ships are
entitled to patrol there.”
|
Đối đầu Trung
Quốc-Philippines
Tiêu điểm của sự chú ý nằm ở các tuyên bố đáp trả lẫn
nhau về Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Người Philippines gọi là Bãi cạn
Ayungin và người Trung Quốc gọi là Bãi cạn Nhân Ái, bãi cạn này dài 15km và
rộng 5km, nằm gần Bãi Cỏ Rong, khu vực cả hai bên đều yêu sách, và được cho
là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên đáng kể. Vào ngày 10/5, chính
phủ Philippines gửi công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila
về việc Trung Quốc triển khai “trái phép và có tính chất khiêu khích” một tàu
Hải quân và một tàu hải giám tới khu vực gần Bãi cạn. Khoảng một tuần sau,
một quan chức địa phương của Philippines nói với báo chí rằng một tàu dân sự
chở vị quan chức này và 150 dân thường đã bị một tàu chiến Trung Quốc truy
đuổi khi tàu của Philippines đang đi gần Bãi Cỏ Mây. Vào cuối tháng 5, Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng với Đại sứ Trung
Quốc tại Manila đã lên án việc Philippines đặt một tàu chiến cũ tại Bãi Cỏ
Mây vào năm 1999 và tiếp tục triển khai một lực lượng nhỏ thủy quân lục chiến
tại đây. Đại diện Bộ Ngoại giao nói rằng Bắc Kinh “không bao giờ chấp nhận
các nỗ lực bất hợp pháp của Manila nhằm chiếm lấy Bãi cạn và rằng các tàu của
Trung Quốc có quyền tuần tra tại đó”.
|
As shown in the chronology section, there were several
back-and-forth exchanges between government officials in various forums over
the summer even as the Philippines was able to resupply the Marines located
on the abandoned ship without any obstruction from the Chinese vessels in the
region. The confrontation took another turn in late August when Philippine
President Benigno Aquino cancelled a planned Sept. 3 trip to attend the
annual China-ASEAN Trade and Business Expo in Nanning, China after China
placed what Aquino described as “unacceptable conditions” on his attendance.
China’s Foreign Ministry told the media, without reference to the proposed
presidential visit, that there were “difficulties” in relations and urged
Manila to rectify them.
|
Đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa quan chức hai nước tại các
diễn đàn khác nhau mùa hè vừa rồi, thậm chí Philippines còn có thể tiếp viện
cho Lực lượng thủy quân lục chiến trên chiếc tàu chiến cũ mà không gặp phải
bất kỳ sự cản trở nào của Trung Quốc. Cuộc đối đầu giữa hai bên bước sang
giai đoạn mới khi vào cuối tháng 8, Tổng thống Philippines Benigno hủy bỏ
chuyến đi tham dự Hội chợ Thương mại Trung Quốc-ASEAN tại Nam Ninh, Trung
Quốc được lên kế hoạch từ trước vào ngày 3/9, sau khi Trung Quốc đưa ra các
yêu cầu mà theo như ông Aquino mô tả là “những điều không thể chấp nhận”.
Trước giới truyền thông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đề cập đến chuyến
thăm của Tổng thống Aquino mà nói rằng đang có những “trở ngại” trong quan hệ
và thúc giục Philippines khắc phục những khó khăn này.
|
Roles of the United
States and Japan
Senior Chinese officials tended to eschew mention of
increased US and Japanese support for the Philippines military, for the
Philippines seeking a UN tribunal’s ruling on China’s South China Sea claims,
and for faster movement toward establishing a rules-based CoC in the South
China Sea. Chinese officials did not weigh in against strong remarks urging
China to avoid intimidation and coercion in maritime disputes made by
President Obama during a meeting with the Chinese delegates to the annual
US-China Strategic and Economic in July. They also demurred after similar
statements that avoided direct reference to China by Secretary of Defense
Hagel to the June Shangri-La Dialogue and by Secretary of State Kerry to the
ASEAN Regional Forum in July. Similarly, Chinese officials did not directly
respond to Vice President Joe Biden pressing for faster movement on the South
China Sea CoC during a visit to the region in July.
|
Vai trò của Mỹ và Nhật
Các quan
chức Trung Quốc có xu hướng né tránh đề cập đến việc Mỹ và Nhật tăng cường hỗ
trợ cho quân đội Philippines, ủng hộ cho vụ Philippines kiện yêu sách Biển
Đông của Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên Hợp Quốc, và kêu gọi đẩy nhanh quá
trình thiết lập Bộ Quy tắc Ứng xử COC dựa trên luật pháp tại Biển Đông. Các
quan chức Trung Quốc không có các phản ứng gay gắt đối với tuyên bố cứng rắn
yêu cầu Trung Quốc tránh việc đe dọa và ép buộc trong tranh chấp biển của
Tổng thống Obama trong cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc tại Đối thoại
Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung hàng năm vào tháng 7. Họ cũng tỏ ra dè dặt sau
các phát ngôn tương tự tránh đề cập trực tiếp đến Trung Quốc của Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Hagel tại Đối thoại Shang-ri La vào tháng 6 và của Ngoại trưởng
Mỹ John Kerry tại Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng 7. Tương tự như vậy, các
quan chức Trung Quốc cũng không phản ứng trực tiếp trước việc Phó Tổng thống
Joe Biden thúc giục các bên đẩy nhanh quá trình xây dựng COC trên Biển Đông
trong một chuyến công du tới khu vực vào tháng 7.
|
Nevertheless, lower level Chinese media commentary took
aim at the United States and Japan for providing greater military support to
the Philippines and at the US for conducting frequent ship visits and
periodic military exercises with the Philippines government – steps seen as
encouraging deeper security interaction with Washington and Tokyo in order to
counter China. Official Chinese media responded promptly and negatively to
the Philippine leaders’ disclosure on July 31 that US spy planes were
providing Manila with “crucial intelligence” about Chinese vessels in the
South China Sea. Chinese officials also strongly urged the US “to refrain
from doing anything that could complicate matters” in the maritime disputes;
the Chinese government also strongly opposed foreign efforts to expedite the
process leading to a CoC in the South China Sea. The Chinese Foreign Ministry
did formally condemn and protest a US Senate resolution in late July
expressing concerns with Chinese actions regarding maritime disputes
including those in the South China Sea.
|
Tuy nhiên, trên các phương tiện thông tin đại chúng không
chính thức của Trung Quốc, có các bài bình luận chỉ trích trực tiếp Mỹ và
Nhật vì đã hỗ trợ quân sự cho Philippines cũng như chỉ trích việc các tàu Mỹ
đến thăm và có các cuộc diễn tập quân sự định kỳ với chính phủ Philippines –
những động thái được cho là góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ an ninh giữa
Philippines và Nhật, Mỹ nhằm đương đầu với Trung Quốc. Các phương tiện thông
tin chính thức của Trung Quốc cũng phản ứng mau lẹ và có cái nhìn tiêu cực
đối với việc các nhà lãnh đạo Philippines tiết lộ vào ngày 31/7, máy bay do
thám của Mỹ đã cung cấp “thông tin tình báo quan trọng” về các tàu của Trung
Quốc tại Biển Đông cho phía Manila. Các quan chức Trung Quốc cũng hối thúc
gắt gao Mỹ “kiềm chế không thực hiện thêm bất cứ điều gì có thể làm phức tạp
thêm tình hình” trong tranh chấp biển; chính phủ Trung Quốc cũng kịch liệt
phản đối nỗ lực của các quốc gia bên ngoài muốn đẩy nhanh quá trình xây dựng
COC tại Biển Đông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn chính thức lên án và phản đối
một Nghị quyết của Thượng viện Mỹ được đưa ra vào cuối tháng 7 bày tỏ quan
ngại trước các động thái của Trung Quốc liên quan đến tranh chấp biển, trong
đó có khu vực Biển Đông.
|
Vietnamese leaders
stress stability with China, reach out to the United States
Vietnam, the other main disputant of Chinese claims in the
South China Sea, has followed a more moderate and nuanced path than the
Philippines in dealing with China. Vietnamese President Troung Tan Sang
visited China to meet President Xi Jinping on June 19-21. The summit was the
first for the two leaders in their new positions and capped a series of
high-level Sino-Vietnamese leadership exchanges during this reporting period
that came amid official media reportage emphasizing progress in various
interactions while avoiding actions that would worsen disputes over the South
China Sea. The lead-up to the Vietnamese president’s visit saw the sixth
meeting in Beijing on May 11 of the China-Vietnam Steering Committee for
Bilateral Cooperation with the Vietnamese delegation headed by Deputy Prime
Minister Nguyen Thien Nhan and the Chinese delegation led by State Councilor
Yang Jiechi. The seventh China-Vietnam consultation on defense and security
was held in Beijing on June 3 with the Vietnamese delegation led by a deputy
defense minister and the senior Chinese representative being a deputy chief
of the general staff of the PLA.
|
Lãnh đạo Việt Nam nhấn
mạnh ổn định với Trung Quốc, xây dựng quan hệ với Mỹ
Việt Nam, quốc gia có cũng có tranh chấp với Trung Quốc
tại Biển Đông, đi theo cách thức ôn hòa và khéo léo hơn so với Philippines
trong quan hệ với Trung Quốc. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sang
thăm Trung Quốc và có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày
19-21/6. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi hai ông lên
cầm quyền. Đây là cuộc gặp cấp cao nhất giữa các nhà lãnh đạo của Trung Quốc
và Việt Nam trong giai đoạn này, nó đến trong bối cảnh các phương tiện truyền
thông chính thức đề cập nhiều đến các tiến triển trong mối quan hệ trên nhiều
mặt giữa hai bên và tránh đề cập tới các động thái có thể làm phức tạp thêm
cho tranh chấp trên Biển Đông. Trước cuộc gặp giữa hai Chủ tịch nước, Hội
nghị lần thứ 6 Ban Chỉ đạo Trung Quốc-Việt Nam về Hợp tác Song phương, với
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đoàn Việt Nam và Ủy viên Quốc vụ Viện
Dương Khiết Trì dẫn đầu đoàn Trung Quốc, đã diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày
11/5. Chương trình tham vấn thứ 7 giữa Trung Quốc-Việt Nam về quốc phòng và
an ninh cũng được tổ chức tại Bắc Kinh vào 3/6 với sự tham gia của một Thứ
trưởng Quốc phòng Việt Nam và một Phó Tổng tham mưu trưởng của PLA.
|
At the Xi-Sang summit, the Chinese leader was forthright
in emphasizing the importance of China and Vietnam to “push forward” in
seeking a political solution to the South China Sea issue. The Vietnamese
president’s visit was marked with agreements advancing cooperative
demarcation of waters and promoting common development outside the mouth of
Beibu Bay, and pursuing negotiations in such “low-sensitivity” maritime
topics as environmental protection, scientific research, rescue work, and
disaster relief. On disputes over the South China Sea, both sides agreed to
“remain calm” and “to avoid taking action that could complicate or escalate a
dispute.” A hotline between the Chinese and Vietnamese navies to help manage
incidents in the South China Sea was agreed in the defense talks in early
June, while the Xi-Sang summit saw an agreement to establish a hotline to
deal with fishing disputes. The cooperative tone and emphasis on stability
continued during Foreign Minister Wang Yi’s visit to Vietnam during his
travels in Southeast Asia in August.
|
Tại cuộc gặp giữa hai Chủ tịch nước, nhà lãnh đạo Trung
Quốc đã nhấn mạnh ý nghĩa của việc Trung Quốc và Việt Nam “thúc đẩy” tìm kiếm
một giải pháp chính trị cho vấn đề Biển Đông. Chuyến thăm của Chủ tịch nước
Việt Nam tới Trung Quốc được ghi dấu bằng các thỏa thuận đẩy nhanh việc hợp
tác cùng phân định các vùng nước và thúc đẩy khai thác chung tại khu vực bên
ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, và tiến hành các cuộc đàm phán về các chủ đề liên quan
đến biển nhưng “ít nhạy cảm” như bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, công
tác cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai. Về tranh chấp Biển Đông, cả hai phía thống
nhất “giữ hòa khí” và “tránh thực hiện các hành động gây phức tạp thêm hoặc
leo thang tranh chấp.” Một đường dây nóng giữa hải quân Trung Quốc và Việt
Nam giúp quản lý các vụ việc tại Biển Đông đã được thiết lập sau các cuộc đàm
phán quốc phòng vào tháng 6, trong khi đó một đường dây nóng về các tranh
chấp nghề cá cũng được thiết lập sau cuộc gặp giữa hai Chủ tịch nước. Xu
hướng hợp tác và đề cao sự ổn định tiếp tục được duy trì với chuyến thăm của
Ngoại trưởng Vương Nghị tới Việt Nam trong chuyến công du Đông Nam Á của ông
vào tháng 8.
|
Against this background, evidence of Vietnamese differences
with China tended to be muted. An incident on May 20 in which a Vietnamese
fishing boat was surrounded by Chinese boats and rammed by one of them led to
a Vietnamese Foreign Ministry protest on May 27; charges were promptly
rejected by the Chinese Foreign Ministry spokesperson. An anti-China
demonstration in Hanoi on June 2 was suppressed by police who arrested
protest leaders. Vietnamese media reported that Vietnamese fishing boats were
attacked by crews from a Chinese fishery patrol boat in two instances on July
6 that involved beatings, robbery, and destruction.
|
Trước bối cảnh này, những sự cố giữa Việt Nam và Trung
Quốc có xu hướng bị phớt lờ. Ngày 20/5, vụ việc một tàu cá Việt Nam bị các
tàu Trung Quốc bao vây và gây khó dễ đã khiến Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công
hàm phản đối vào ngày 27/5; tuy nhiên Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung
Quốc bác bỏ ngay lập tức những lời buộc tội này. Một cuộc biểu tình phản đối
Trung Quốc tại Hà Nội vào 2/6 đã được cảnh sát kiểm soát. Vào ngày 6/7, báo
chí Việt Nam cho biết các tàu cá Việt Nam đã bị các thủy thủ của tàu tuần tra
nghề cá Trung Quốc tấn công hai lần, với các hành động đánh đập, cướp và phá
hỏng tàu cá.
|
Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung registered
concern with China and caused a media stir when one passage of his keynote
address at the opening dinner of the Shangri-La Dialogue on May 31 warned
without naming China of practices widely associated with China’s recent
assertive behavior over maritime territorial disputes. The passage said:
“Somewhere in the region, there have emerged preferences for unilateral
might, groundless claims and actions that run counter to international law
and stem from imposition and power politics.”
|
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng ngầm bày tỏ quan
ngại với Trung Quốc và khiến giới truyền thông phải chú ý khi một đoạn trong
bài phát biểu dẫn đề của ông tại buổi khai mạc Đối thoại Shangri-La vào 31/5
đã cảnh báo song không chỉ đích danh những hành động có liên quan đến sự
quyết đoán gần đây của Trung Quốc trong tranh chấp biển. Cụ thể: “Đâu đó đã
có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những
hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường
quyền.”
|
Hanoi also seemed to register a need for closer relations
with the United States following the summit with the Chinese president.
Carlyle Thayer, David Brown, and other specialists noted that President
Sang’s summit with President Obama on July 25, the first such Vietnamese
visit since 2007, was organized on “very short” notice. The implication was
that Hanoi sought closer ties with the US to offset real or anticipated
pressures from China.
|
Hà Nội cũng nhận ra nhu cầu cần làm sâu sắc hơn quan hệ
với Mỹ sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc. Carlyle Thayer, David Brown, và
các chuyên gia khác nhận định rằng cuộc gặp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
và Tổng thống Mỹ Obama vào ngày 25/7 - lần đầu tiên kể từ năm 2007. Việt Nam
mới có chuyến thăm cấp cao như vậy tới Mỹ - chỉ được chuẩn bị trong khoảng
thời gian rất ngắn. Đằng sau câu chuyện đó là việc Hà Nội tìm cách thắt chặt
quan hệ với Mỹ để cân bằng với sức ép hiện có hoặc sức ép sẽ có trong tương
lai đến từ phía Trung Quốc.
|
Philippine Coast
Guard kills Taiwan fisherman – serious consequences
A fatal shooting of a Taiwan fisherman took place on May 9
in an area of the South China Sea where Taiwan’s and the Philippines’ 200
mile exclusive economic zones overlap. Initial reports said the Philippine
forces opened fire when the Taiwan fishing boat tried to ram a Philippine
patrol boat. Taiwan said there was no evidence to support this claim and
accused the Filipinos of using excessive force.
|
Lực lượng tuần duyên
Philippines sát hại ngư dân Đài Loan – những hậu quả nghiêm trọng
Vụ ngư dân Đài Loan bị bắn chết diễn ra vào ngày 9/5 tại
khu vực chồng lấn đặc quyền kinh tế 200 hải lý giữa Philippines và Đài Loan
tại Biển Đông. Các báo cáo ban đầu cho biết lực lượng Philippines đã nổ súng
khi tàu đánh cá Đài Loan cố gắng đuổi theo tàu tuần tra Philippines. Đài Loan
nói rằng đây là cáo buộc không có căn cứ và buộc tội phía Philippines đã sử
dụng vũ lực quá mức cho phép.
|
As Manila equivocated on responsibility and what to do,
Taipei made four demands: an apology, an investigation and punishment of
those responsible, compensation for the fisherman’s family, and talks on a
fisheries agreement to prevent such incidents. Taiwan President Ma Ying-jeou,
on May 11, demanded that the Philippines meet Taiwan’s demands or face
serious consequences, notably a hiring freeze on Filipino workers in Taiwan.
The Ma government imposed sanctions on May 15. They included suspending
issuing visas to Filipino workers in Taiwan, issuing a warning for Taiwan
residents against travel to the Philippines, suspending high level exchanges,
and halting bilateral economic exchanges and various ongoing cooperation
agreements. On May 16, the Taiwan Navy, Air Force and Coast Guard made an impressive
show of force in exercises near the site of the shooting incident.
|
Khi mà Manila đang lảng tránh việc nhận trách nhiệm và
chưa biết hành động gì tiếp theo, Đài Bắc đã đưa ra bốn yêu cầu: một lời xin
lỗi, một cuộc điều tra và trừng phạt những người có trách nhiệm, bồi thường
cho gia đình ngư dân bị thiệt mạng, và tổ chức các cuộc đàm phán về một hiệp
định nghề cá giúp ngăn chặn các sự cố tương tự. Tổng thống Đài Loan Mã Anh
Cửu, vào ngày 11/5, yêu cầu phía Philipppines phải đáp ứng yêu cầu của Đài
Loan nếu không sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng, trong đó đáng chú ý
có việc ngừng tiếp nhận lao động Philippines tại Đài Loan. Chính quyền của
ông Mã đã áp đặt các lệnh trừng phạt vào 15/5. Trong đó có việc ngừng cấp
visa cho các lao động Philippines tại Đài Loan, đưa ra cảnh báo cho các cư
dân Đài Loan khi đi du lịch tới Philippines, hoãn các cuộc trao đổi cấp cao,
và dừng các cuộc trao đổi song phương về kinh tế cũng như các thỏa thuận hợp
tác đang có. Vào ngày 16/5, Hải quân, Không quân và Tuần duyên Đài Loan đã
cuộc diễn tập quân sự quy mô tại nơi gần khu vực xảy ra sự cố giữa hai bên.
|
Chinese official media fully supported Taiwan’s positions.
People’s Daily (Overseas edition) said on May 11 that China’s Ministry of
Foreign Affairs and the government’s Taiwan Affairs Office both expressed
serious concern, demanding that the Philippines “immediately” carry out an
investigation and give an explanation. The report said that China’s “stern
language” and “clear cut demands” showed its concern for the “Taiwan
compatriots” and opposition to the Philippine side’s “crude handling of
maritime issues.”
|
Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc ủng
hộ hoàn toàn lập trường của Đài Loan. Nhân dân Nhật báo (Phiên bản nước
ngoài) vào ngày 11/5 đưa tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Văn phòng Nội vụ của
Chính phủ Đài Loan đều bày tỏ quan ngại sâu sắc, yêu cầu phía Philippines
“ngay lập tức” tiến hành điều tra và đưa ra lời giải thích. Bài báo nói rằng
“các ngôn từ đanh thép” và “yêu cầu rõ ràng” của Trung Quốc cho thấy sự quan
tâm của nước này tới “các đồng bào Đài Loan” và đối lập với “sự yếu kém trong
xử lý các vấn đề trên biển” của phía Philippines.
|
Taiwan-Philippines tensions began to ease somewhat with
agreement at the end of May to start parallel investigations by Taiwan and
Philippine authorities. The Philippine investigators said in mid-June they
had recommended that criminal and administrative charges be pursued against
the crew of the Philippine Coast Guard ship. They awaited a final decision
from President Aquino. Meanwhile, preliminary bilateral talks on fishing rights
reached an agreement on June 15 to avoid the use of force when policing
fishing areas to prevent a recurrence of the May 9 incident.
|
Căng thẳng Đài Loan-Philippines bắt đầu hạ nhiệt với thỏa
thuận bắt đầu các cuộc điều song song của các nhà chức trách Philippines và
Đài Loan vào cuối tháng 5. Các điều tra viên Philippines vào giữa tháng 6 cho
biết họ đã đề nghị truy tố hình sự, yêu cầu bồi thường từ các thủy thủ của
tàu Tuần duyên Philippines, và họ đang đợi quyết định cuối cùng của Tổng
thống Aquino. Trong khi đó, các cuộc đàm phán song phương sơ bộ về quyền đánh
bắt cá đã đi tới thỏa thuận vào ngày 15/6 yêu cầu hai bên tránh việc sử dụng
vũ lực khi tuần tra tại các khu vực đánh bắt cá để tránh các sự việc tương tự
vụ việc ngày 9/5 tái diễn.
|
The resolution of the dispute came on Aug. 9 when the head
of the Philippine office managing relations with Taiwan was delegated as a
presidential emissary to convey President Aquino’s personal apology to the
dead fisherman’s family. Compensation to the fisherman’s family came in an
agreement on Aug. 7 that was to remain confidential. Taiwan’s demands for
prosecution of those responsible and talks on a fishery agreement were seen
by the Taiwan government as satisfied sufficiently to allow the lifting of
the 11 sets of sanctions imposed in May. Media reports indicated that many
thousands (estimates were as high as 30,000) Philippine workers in Taiwan had
their contracts frozen during the three months of the sanctions; the result
impacted Taiwan’s hi-tech industries, which rely on Philippine workers with
English language proficiency.
|
Vào ngày 9/8, tranh chấp đã được giải quyết với việc người
đứng đầu văn phòng quản lý quan hệ với Đài Loan của Philippines đã được cử đi
với vai trò một phái viên của Tổng thống tới để gửi lời xin lỗi của cá nhân
Tổng thống tới gia đình của ngư dân bị nạn. Hai bên cũng đồng ý về khoản bồi
thường cho gia đình ngư dân bị nạn, tuy nhiên con số cụ thể không được tiết
lộ. Đài Loan cũng hài lòng với việc Philippines truy tố những người có trách
nhiệm và tổ chức các cuộc đàm phán về thỏa thuận nghề cá, và nước này sau đó
đã gỡ bỏ 11 lệnh trừng phạt được đưa ra vào tháng 5. Các phương tiện truyền
thông cho biết hàng nghìn (ước tính
lên đến 30000) công nhân Philippines tại Đài Loan bị cắt hợp đồng trong 3
tháng lệnh trừng phạt được đưa ra; điều này đã có tác động đến ngành công
nghiệp công nghệ cao của Đài Loan, ngành phụ thuộc nhiều vào những công nhân
Philippines có kỹ năng tiếng Anh tốt.
|
China-Myanmar
relations
Relations between China and Myanmar saw new developments
in the last four months, most prominently with the Chinese government’s
initiative to encourage its state-owned companies in Myanmar to engage in
corporate social responsibility. In June, Chinese State Councilor Yang Jiechi
made an official visit to Nay Pyi Daw and met senior officials to discuss the
prospects of agricultural projects and expanding micro-finance loans that
would address poverty alleviation issues and support rural development in Myanmar.
In particular, Yang called for “enhancing cooperation in people’s
livelihood,” and expressed China’s interest in contributing to Myanmar’s
socio-economic development, providing hospitals and clinics in rural
communities.
|
Quan hệ Trung
Quốc-Myanmar
Quan hệ giữa Trung Quốc và Myanmar có những diễn biến mới
trong 4 tháng qua, nổi bật nhất là sáng kiến của chính phủ Trung Quốc khuyến
khích các công ty quốc doanh của họ tại Myanmar tham gia vào các trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp. Tháng 6, Ủy viên Quốc vụ viện của Trung Quốc Dương
Khiết Trì có chuyến thăm chính thức tới Nay Pyi Daw và gặp gỡ các quan chức
cấp cao để bàn thảo về triển vọng của các dự án nông nghiệp và mở rộng các
khoản vay tài chính vi mô giúp giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ
phát triển nông nghiệp tại Myanmar. Đặc biệt, ông Dương kêu gọi “cải thiện
hợp tác trong sinh kế của người dân,” và nói rằng Trung Quốc muốn giúp
Myanmar phát triển kinh tế xã hội, xây dựng bệnh viện và các phòng khám tại các
cộng đồng nông thôn.
|
These latest initiatives may be in response to the growing
skepticism and opposition among the general public in Myanmar about the
exploitive nature of Chinese mega-projects. The opening of the 500-mile oil
and gas pipeline and the deep-sea port near the Bay of Bengal, for example, were
met with public protests over the environmental impact of the pipelines and
energy plant and the failure of the Chinese companies to provide proper
compensation for farmers’ land used in the pipeline project. In recent
months, grassroots demonstrations and attacks on Chinese conglomerates and
buildings in Myanmar have prompted senior Chinese officials to take heed of
local concerns. The Chinese special envoy to Myanmar, Wang Yingfan, spoke
with several Chinese state-owned companies about corporate social responsibility
issues and embassy officials have also encouraged Chinese enterprises in
Myanmar to solicit support from and reach out to the local communities.
|
Những sáng kiến mới nhất có lẽ là nhằm xoa dịu sự hoài
nghi và phản đối của công luận Myanmar về bản chất bóc lột trong các dự án
lớn của Trung Quốc. Ví dụ, việc khai trương đường ống dẫn dầu và khí đốt dài
500 dặm và mở cửa cảng biển nước sâu gần vịnh Bengal đã vấp phải sự phản đối
của công chúng về các tác động tới môi trường của đường ống dẫn dầu và các
nhà máy năng lượng cũng như về việc các công ty Trung Quốc không đưa ra các
khoản đền bù thỏa đáng cho việc sử dụng đất của người nông dân cho dự án
đường ống dẫn dầu. Trong những tháng gần đây, các cuộc biểu tình của người
dân và các vụ tấn công vào các công ty và trụ sở của Trung Quốc tại Myanmar
đã khiến các quan chức cấp cao của họ phải lưu tâm hơn đến mong muốn của
người dân. Đặc phái viên của Trung Quốc tới Myanmar, Wang Yingfan, đã nói
chuyện với một vài công ty quốc doanh của Trung Quốc về các trách nhiệm dân
sự doanh nghiệp và các quan chức của sứ quán cũng khuyến khích các doanh
nghiệp của Trung Quốc tại Myanmar thu hút sự ủng hộ và thường xuyên tiếp
xúc với cộng đồng địa phương.
|
Authors:
Robert Sutter is
Professor of Practice of International Affairs at the Elliott School of
International Affairs, George Washington University, Washington DC.
Chin-Hao Huang is a
Ph.D candidate in Political Science at the University of Southern California.
He co-authors "China-Southeast Asia Relations" with Robert Sutter
in Comparative Connections, the Pacific Forum’s quarterly on-line journal
|
Các tác giả:
Robert Sutter là
giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Khoa Quan hệ Quốc tế Elliott, Đại học George Washington,
Washington DC.
Chin-Hao Huang là
nghiên cứu sinh ngành Khoa học Chính trị tại Đại Học Nam California. Bài viết
này được đăng lần đầu tiên trong tạp chí Comparative Connections, ấn phẩm
được xuất bản theo quý bởi Pacific Forum, CSIS.
|
|
Translated by Việt
Tiệp
Edited by Kim Minh
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn