Learning the Lessons
of Scarborough Reef
|
Học được gì từ vụ
Bãi đá Scarborough?
|
|
Ely Ratner
National Interest
November 21, 2013
|
Ely Ratner
National Interest
21/11/2013
|
On the evening of June 15, 2012, the Philippines conceded
a dramatic ten-week standoff to China by [3]withdrawing [3] its maritime
vessels from the waters surrounding Scarborough Reef, a group of tiny
outcrops 120 miles west of Subic Bay. Like many islands and rocks in the
South China Sea, the sovereignty of Scarborough Reef is contested by multiple
claimants, in this case China, the Philippines and Taiwan. And although Asian
leaders are quick to eschew notions of zero-sum competition, there was no
question that Beijing had scored a tactical victory at Manila’s expense by
successfully seizing and occupying the disputed area.
|
Vào tối ngày 15/6/2012,
Philippines đành chịu thua sau 10 tuần đụng độ gay gắt với Trung Quốc
và đã rút các tàu biển của nước mình ra khỏi vùng nước xung quanh bãi đá
Scarborough. Bãi đá này là một nhóm các đá nhỏ nằm ở 120 dặm về phía tây so
với Vịnh Subic. Giống như rất nhiều đảo và đá ở Biển Đông, chủ quyền của bãi
đá Scarborough đang là tranh cãi giữa rất nhiều nước có yêu sách, trong
trường hợp này là Trung Quốc, Philippines và Đài Loan. Và mặc dù các nhà lãnh
đạo ASEAN đã nhanh chóng tránh những quan niệm về một cuộc cạnh tranh bên
được bên mất, nhưng không hề có nghi vấn nào về việc Trung Quốc đã giành được
một thắng lợi mang tính chiến thuật với việc nắm giữ và chiếm đóng các khu
vực tranh chấp, và điều này không hề có lợi cho Manila.
|
The crisis could have led to regional war. Dozens of
government vessels and fishing boats were floating in dangerously close
proximity to the reef in the context of contested territory and restive
publics. But more profoundly, the standoff at Scarborough Reef demonstrated
that U.S. efforts to deter Chinese assertiveness were not working. Soon after
the Philippines departed the reef, Chinese officials and pundits began
speaking of a “Scarborough Model [4]” for exerting regional influence and
annexing disputed territories. Inspired by events, leading Chinese scholars
are now exploring strategies of “extended coercion” (a play on extended
deterrence) through which China could pressure U.S. allies while keeping
Washington at bay.
|
Cuộc khủng hoảng đã có thể dẫn đến một cuộc chiến khu vực.
Hàng tá tàu thuyền của chính phủ và tàu cá đã luôn lượn lờ một cách nguy hiểm
ở khu vực xung quanh bãi đá trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ và dân chúng
rất bất bình. Nhưng sâu xa hơn, cuộc đụng độ ở bãi đá Scarborough chứng minh
rằng các nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn sự cứng rắn của Trung Quốc không hề có
hiệu quả. Ngay sau khi Philippines rời khỏi bãi đá, các quan chức và học giả
Trung Quốc đã bắt đầu đề cập đến “Mô hình Scarborough” cho việc sử dụng ảnh
hưởng và thôn tính những vùng lãnh thổ tranh chấp. Từ những sự kiện này, các
học giả hàng đầu của Trung Quốc đang khám phá các chiến lược “cưỡng chế lan
rộng” (“extended coercion” - một trò chơi nhằm mở rộng sự ngăn chặn) mà thông
qua đó Trung Quốc có thể tạo áp lực lên các đồng minh của Mỹ trong khi vẫn có
thể kiềm chế được Washington.
|
More Chinese coercion in the South China Sea would run
counter to U.S. interests. In addition to threatening regional peace and
prosperity, it would raise further questions about America’s staying power in
Asia and sow serious doubts about the value of partnering with the United
States.
|
Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực nhiều hơn ở Biển Đông sẽ đi
ngược lại với lợi ích của Mỹ. Cùng với mối đe dọa đến thịnh vượng và hòa
bình của khu vực, sự việc này có thể đặt ra nghi vấn về quyền lực hiện tại
của Mỹ ở Châu Á và những ngờ vực về giá trị của việc làm đồng minh với Mỹ.
|
As China draws lessons from its standoff with the
Philippines and looks to employ similar methods elsewhere, so too must the
United States learn to check this behavior by understanding exactly what
happened at Scarborough Reef, why Chinese coercion was so effective, and what
can be done differently in the future.
|
Vì Trung Quốc đã rút ra được bài học từ vụ đụng độ với
Philipines và đang tìm kiếm phương pháp tương tự ở những nơi khác, do đó Mỹ
cũng cần phải học cách kiểm soát lại hành vi của mình bằng việc hiểu chính
xác việc gì đã xảy ra ở bãi đá Scarborough, tại sao vũ lực của Trung Quốc lại
lợi hại đến thế, và Mỹ có thể làm gì khác hơn trong tương lai.
|
THE crisis was born when a Philippine Navy surveillance
plane detected eight Chinese fishing vessels near Scarborough Reef on April
8, 2012. As suspected, they were found with illegal and endangered giant
clams, corals and live sharks, in violation of Philippine law. The
Philippines then deployed the BRP Gregorio del Pilar, a decommissioned U.S.
Coast Guard cutter, to arrest the fishermen. What the Philippines
reconnaissance plane had failed to see, however, was that Chinese
maritime-surveillance vessels were also in the area. Despite the fact that
the Philippines regularly uses naval vessels for interdiction operations
(necessary because of its limited number of combined navy and coast guard
ships), the Chinese acted incensed that the Philippines had employed a
military vessel for law-enforcement activities.
|
Cuộc khủng hoảng bùng nổ khi một máy bay tuần tra của hải
quân Philipines phát hiện ra 8 tàu cá Trung Quốc gần bãi đá Scarborough vào
ngày 8/4/2012. Đúng như nghi vấn, Philippines tìm thấy những con sò khổng
lồ, san hô và cá mập trên những con tàu này. Đây đều là những loài bị đánh
bắt bất hợp pháp và có nguy cơ tuyệt chủng - hành vi của các con tàu này đã
vi phạm luật của Philippines. Philippines sau đó đã điều động tàu BRP
Gregorio del Pilar, một tàu bảo vệ bờ biển Mỹ không dùng đến, để bắt những
ngư dân này. Tuy nhiên, điều mà các máy bay do thám của Philippines không
nhìn thấy là các tàu hải giám của Trung Quốc cũng ở trong khu vực đó. Mặc dù Philippines
thường sử dụng tàu hải quân để ngăn chặn các hoạt động phi pháp trong vùng
biển của mình (do số lượng hạn chế của các tàu tuần duyên và tàu hải quân
của nước này cộng lại), Trung Quốc hết sức giận dữ khi cho rằng
Philippines đã điều tàu quân sự cho các hoạt động chấp pháp.
|
Accusing Manila of militarizing the dispute, Beijing
engaged in what scholar Stephanie Kleine-Ahlbrandt has aptly termed “reactive
assertiveness [5],” quickly dispatching maritime vessels to prevent the
Philippines from detaining the fishermen. With government ships squaring off
at the shoal, the countries became locked in a face-to-face test of
sovereignty.
|
Buộc tội Philippines quân sự hóa tranh chấp, Bắc Kinh đã
tiến hành chính sách mà học giả Stephanie Kleine-Ahlbrandt gọi với cái tên
khá phù hợp là “sự cứng rắn mang tính phản ứng”, nhanh chóng điều các tàu
biển ngăn Philippines bắt giữ các ngư dân của mình. Với sự đụng độ của các
tàu chính phủ ở bãi cạn, hai nước bị mắc kẹt trong thế mặt đối mặt về tranh
chấp chủ quyền.
|
Demanding that the Philippines immediately withdraw, China
rapidly [6]escalated the dispute [6] by matching and then greatly
outnumbering the few Philippine vessels that had arrived to relieve its
frigate. Chinese maritime vessels, reportedly working in concert with private
fishermen, then took the extraordinary step of erecting a rope barrier across
the mouth of the C-shaped lagoon, which first trapped Filipino fishermen
inside the reef and then blocked their re-entry once they were permitted to
exit. All the while, People’s Liberation Army Navy (PLAN) vessels were
floating over the horizon, sending Manila an ominous message not to make
trouble.
|
Mặc dù yêu cầu Philippines ngay lập tức rút quân, nhưng
Trung Quốc lại nhanh chóng làm leo thang vụ đụng độ bằng việc điều số tàu
bằng và sau đó là vượt quá số tàu ít ỏi của Philippines - những tàu được điều
đến để giải vây cho tàu chiến của Philippines. Tàu biển của Trung Quốc, có
tin cho rằng đã phối hợp với các ngư dân, thực hiện một bước đi khá táo bạo
là dựng lên một rào chắn bằng dây thừng ngang qua vùng cửa biển hình chữ C,
trước hết là để ngăn chặn các ngư dân Philippines còn mắc kẹt bên trong bãi
đá, và cấm họ không quay trở lại một khi được phép ra khỏi đây. Trong khi đó,
tàu của Hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) liên tục lượn lờ
ở quanh đó như một thông điệp gửi đến Manila rằng đừng có dại gì mà gây hấn.
|
Beijing took to economic coercion as well, announcing
unprecedented inspections of Philippine bananas that were left to rot on
Chinese ports. A widespread travel ban drastically cut the number of Chinese
tourists visiting the Philippines.
|
Bắc Kinh cũng sử dụng sức ép kinh tế bằng việc thông báo
kiểm tra bất ngờ đối với chuối nhập khẩu của Philippines, và những quả chuối
này đã bị bỏ chín nẫu ở cảng của Trung Quốc. Việc cấm du lịch lan rộng cũng
đã giảm đáng kể số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Philippines.
|
As the standoff grew tenser, traditional diplomatic
channels yielded few results. That communications were poor between Beijing
and Manila was partially due to circumstances that had nothing to do with the
crisis. The Philippines had yet to fill its vacant ambassadorship to China
and the Chinese ambassador to the Philippines was considered ineffective and
out of sync with Beijing.
|
Khi vụ đụng độ ngày càng căng thẳng hơn, các kênh ngoại
giao truyền thống thu được rất ít kết quả. Việc liên lạc giữa Bắc Kinh và
Manila hết sức trì trệ một phần là do những nguyên nhân không mấy liên quan
gì đến khủng hoảng. Philippines chưa bổ nhiệm vị trí đại sứ còn trống ở Trung
Quốc và đại sứ Trung Quốc ở Philippines bị đánh giá là làm việc không hiệu
quả và không hiểu ý Bắc Kinh.
|
Further complicating matters, the lead Chinese diplomat in
Beijing, Vice Foreign Minister for Asia Fu Ying, happened to have been
China’s ambassador to the Philippines in 1999 when China had provocatively
advanced its claims in the South China Sea by building a military
installation on the disputed Mischief Reef (which it had seized in 1995). As
one Philippine official observed: “If there’s anyone who knows how to steal
islands, it’s she.” Attempts to develop credible back channels between Manila
and Beijing failed to gain traction.
|
Phức tạp hơn, nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh ở Trung
Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách Châu Á Phó Oánh, đã từng làm Đại sứ
Trung Quốc ở Philippines vào năm 1999 khi Trung Quốc gia tăng một cách khiêu
khích các yêu sách của mình ở Biển Đông bằng việc xây dựng một cơ sở quân sự
ở Đá Vành Khăn đang tranh chấp (mà Trung Quốc đã chiếm từ năm 1995). Như một
quan chức Philippines đã nhận xét: “Nếu có bất cứ ai đó biết cách để trộm
đảo, đó chính là bà ấy.” Những nỗ lực để thúc đẩy các kênh ngoại giao bí mật
đáng tin cậy giữa Bắc Kinh và Manila không đạt được kết quả nào.
|
The two governments’ inability to talk to each other
implicated the United States as the default interlocutor and referee. Both
began their own private negotiations with U.S. officials, who then had to
relay messages back and forth between the sides.
|
Việc chính quyền hai nước không thể nói chuyện với nhau
ngầm ám chỉ vai trò của Mỹ như một người đối thoại và hòa giải mặc định. Cả
hai bên đều bắt đầu những cuộc đàm phán riêng rẽ với các quan chức Mỹ - những
người sau đó phải chuyển các thông điệp qua lại giữa hai bên.
|
Although China was loathe to call the United States a
mediator, Beijing was imploring Washington to pressure the Philippines to
back down, describing the leadership in Manila as emotional, unpredictable
and emboldened to reckless adventurism by announcements from President Obama
and his cabinet that the United States was rebalancing attention and
resources to Asia.
|
Mặc dù Trung Quốc không ưa thích gì việc nhờ đến Mỹ là
người trung gian hòa giải, nhưng thực tế thì Bắc Kinh lại thúc đẩy Washington
gây áp lực buộc Philippines xuống nước, và miêu tả giới lãnh đạo Manila là
nông nổi, khó đoán định và dễ liều lĩnh lao vào phiêu lưu khi tin vào những
tuyên bố của Obama và chính quyền của ông rằng Mỹ đang tái cân bằng sự chú ý
và nguồn lực đối với Châu Á.
|
Meanwhile, diplomacy between the United States and the
Philippines reflected a shared recognition of the importance of continued
caution and restraint. Manila was at once hoping for a return to the status
quo ante while seeking clarity on the conditions under which the alliance’s
Mutual Defense Treaty would trigger U.S. military intervention. A
ministerial-level meeting between Secretaries Clinton and Panetta with their Philippine
counterparts in April 2012 and a visit by President Aquino to Washington in
June sought to send a signal of alliance unity, although in public the United
States studiously preserved its “strategic ambiguity” regarding the treaty
implications of an outbreak of hostilities in the South China Sea.
|
Trong khi đó, ngoại giao giữa Mỹ và Philippines phản ánh
nhận thức chung về tầm quan trọng của việc tiếp tục thận trọng và kiềm chế.
Manila một lần nữa hy vọng về sự trở lại nguyên trạng trước đây, đồng thời
tìm kiếm sự rõ ràng hơn từ phía Mỹ về những điều kiện mà theo đó Hiệp ước
Phòng thủ chung giữa hai nước đồng minh có thể đưa đến sự can thiệp của Mỹ.
Cuộc họp cấp bộ trưởng giữa Clinton và Panneta với những người đồng cấp
Philippines vào tháng 4/2012 và chuyến thăm của Tổng thống Aquino đến
Washington vào tháng 6 nhằm gửi đi tín hiệu về sự đoàn kết giữa hai đồng
minh, mặc dù một cách công khai Mỹ vẫn luôn duy trì “sự mơ hồ chiến lược” về
tác động của hiệp ước trong trường hợp bùng nổ chiến sự ở Biển Đông.
|
After weeks of discussions, demarches and negotiations,
U.S. officials in mid-June brokered what they thought was a deal for a mutual
withdrawal. Exhausted, outnumbered and lacking viable alternatives, Manila
withdrew its remaining ships under the facing-saving auspices of an oncoming
typhoon. China, on the other hand, failed to comply with the agreed-upon
deadline and retained its maritime vessels at the shoal, where they remain
today on near-constant patrol.
|
Sau nhiều tuần thảo luận, thương lượng, vào giữa tháng 6
các quan chức Mỹ đã làm trung gian cho cái mà họ tin rằng là một thỏa thuận
cùng rút lực lượng của hai bên. Vì quá mệt mỏi, bị áp đảo về số lượng và
thiếu những lựa chọn khác có tính khả thi, Manila đã rút số tàu còn lại với
lý do có một cơn bão sắp đến để đỡ mất mặt. Trung Quốc, trái lại, không tuân
theo hạn chót đã được thống nhất và vẫn giữ lại các tàu biển ở bãi cạn, nơi
mà họ hiện nay vẫn còn thường xuyên tuần tra.
|
ALTHOUGH the U.S. military maintains the ability to deter
major power war in Asia, the threat of large-scale conflict is remote.
Instead, regional instability is more likely to derive from disputes and
contestation occurring in a gray zone between war and peace.
|
Mặc dù quân đội Mỹ vẫn có khả năng ngăn chặn chiến tranh
giữa các cường quốc ở Châu Á, nhưng nguy cơ xung đột trên quy mô lớn là hết
sức xa vời. Thay vào đó, sự bất ổn khu vực sẽ dễ nảy sinh hơn từ các tranh
chấp và cãi vã nằm trong ranh giới nhập nhằng giữa chiến tranh và hòa bình.
|
China harbors a number of strategic advantages in this
environment, a fact not lost on Beijing. It was no accident that non-military
maritime vessels served as the leading edge of Chinese coercion at
Scarborough Reef. This helped to ensure that the dispute would be settled as a
lopsided arm wrestle between China’s large and highly capable coast guard and
the Philippines’ near non-existent counterpart. Beijing pressed this
advantage right up to—but still below—the line of militarization, which would
have increased the likelihood of response by the U.S. Navy.
|
Trung Quốc nắm giữ hàng loạt các lợi thế chiến lược trong
môi trường này, một sự thật mà Bắc Kinh chưa bao giờ bỏ qua. Không hề tình
cờ khi các tàu biển phi quân sự được coi là lực lượng đi đầu trong chính sách
cưỡng ép của Trung Quốc ở Bãi đá Scarborough. Điều này giúp bảo đảm tranh
chấp sẽ được dàn xếp như một cuộc chiến không cân xứng giữa lực lượng tuần
duyên hùng hậu của Trung Quốc và một lực lượng tương tự gần như không tồn tại
của Philippines. Bắc Kinh tận dụng lợi thế này hết mức có thể, nhưng vẫn giữ
dưới ngưỡng quân sự hóa, nhằm tránh khả năng đáp trả của Hải quân Mỹ.
|
In addition to the yawning gap in Chinese and Philippine
maritime capabilities, Beijing also exploited its asymmetry of stakes with
the United States. Foreign-ministry officials were quick to cite nationalist
voices both in the PLA and the Chinese public calling upon the government to
use force against the Philippines. Senior-level policymakers in Beijing
indirectly referred to China’s claims in the South China Sea as a “core
interest,” which is shorthand for issues like Taiwan and Tibet over which
China is willing to go to war to prevent opposition forces or adversaries
from achieving their aims.
|
Cùng với khoảng cách khá xa giữa năng lực biển của Trung
Quốc và của Philippines, Bắc Kinh cũng khai thác lợi ích bất đối xứng với Mỹ.
Các quan chức ngoại giao đã nhanh chóng trích dẫn quan điểm của các nhà yêu
nước cả ở trong quân đội (PLA) và trong dân chúng Trung Quốc, kêu gọi chính
phủ sử dụng vũ lực chống lại Philippines. Các nhà hoạch định chính sách cấp
cao ở Bắc Kinh đã gián tiếp đề cập đến yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
là “lợi ích cốt lõi”, một cụm từ được sử dụng cho các vấn đề như Đài Loan và
Tây Tạng, theo đó Trung Quốc sẵn sàng tiến hành chiến tranh để ngăn các lực
lượng chống đối hoặc các thế lực thù địch đạt được mục đích của họ.
|
In response, U.S. officials were cautious, not wanting to
provoke China into conflict. The dilemma for the United States was further
sharpened by Beijing’s unwillingness to open credible channels with Manila.
Responsibility for negotiating a resolution to the crisis therefore fell
squarely on the United States. The ancillary effect was that the dispute
became principally a U.S.-China issue, invoking all the complexity that comes
with maintaining stable Sino-U.S. relations. Beijing reinforced this dynamic
by publicly and privately blaming the United States for the Philippines’
actions.
|
Đáp lại, các quan chức Mỹ tỏ ra hết sức thận trọng,
không muốn khiêu khích đẩy Trung Quốc vào xung đột. Thế lưỡng nan của Mỹ
ngày càng rõ nét khi mà Bắc Kinh không muốn thiết lập các kênh ngoại giao
đáng tin cậy với Manila. Trách nhiệm đàm phán tìm ra một giải pháp cho
khủng hoảng do đó phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Hệ lụy phát sinh đó là
tranh chấp đã trở thành một vấn đề chủ yếu giữa Mỹ và Trung Quốc, gây ra sự
phức tạp liên quan đến việc gìn giữ quan hệ ổn định Trung - Mỹ. Bắc Kinh
càng nhấn mạnh điểm này bằng cách đổ lỗi các hành động của Philippines cho
Mỹ một cách công khai và riêng tư.
|
To prevent the region from coalescing behind Manila, China
moved to isolate the Philippines and drive a wedge in the Association of
Southeast Asian Nations (ASEAN). This was relatively easy at the outset,
given that a number of regional countries shared China’s public position that
the Philippines was to blame for instigating the crisis by employing a naval
vessel for law enforcement activities. The standoff also erupted at a time
when the Philippines was seen as an outlier in ASEAN’s internal efforts to
reach a consensus on a regional Code of Conduct (COC) for the South China
Sea.
|
Để ngăn khu vực đoàn kết ủng hộ Manila, Trung Quốc đã
chuyển sang cô lập Philippines và tìm cách chia rẻ các thành viên trong
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Lúc đầu, điều này khá dễ dàng, nếu
tính đến số lượng các nước trong khu vực cùng chia sẻ quan điểm công khai của
Trung Quốc rằng Philippines là nước đã khơi mào khủng hoảng bằng việc
điều các tàu hải quân cho các hoạt động chấp pháp. Cuộc đụng độ cũng nổ ra
khi mà Philippines được coi là người ngoài cuộc trong các nỗ lực nội khối
của ASEAN nhằm đạt được đồng thuận cho một Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông
(COC).
|
But as time wore on, and particularly after China erected
a physical barrier at the reef, there was a growing consensus in the region
that Beijing had overplayed its hand. The time for public scrutiny would come
at the upcoming ASEAN Regional Forum (ARF) in July and then the East Asia
Summit leaders’ meeting later that fall.
|
Nhưng khi thời gian trôi qua, và đặc biệt khi Trung Quốc
dựng lên một rào chắn thực sự ở bãi đá, thì ở khu vực đã nổi lên một sự
đồng thuận về việc Bắc Kinh đã vượt quá giới hạn của mình. Thời điểm để công
chúng có thể phán xét một cách cẩn thận sự việc này diễn ra vào Diễn
đàn an ninh khu vực ARF vào tháng 7 và Cấp cao Đông Á (EAS) sau đó.
|
Anticipating this, Beijing responded with a diplomatic
two-step. First, after months of obstinacy, China announced its willingness
only days prior to the 2012 ARF to enter talks on the Code of Conduct later
that year. However hollow, this effectively muted what otherwise would have
been a leading point of criticism from regional capitals.
|
Đoán trước được điều này, Bắc Kinh đã phản ứng với
chính sách ngoại giao hai bước. Đầu tiên, sau hàng tháng không chịu thay
đổi lập trường, Trung Quốc đã thông báo về thiện chí của mình, chỉ vài ngày
trước ARF 2012, rằng nước này đồng ý bàn thảo về COC vào cuối năm. Tuy thông
báo này chỉ là cam kết khá hời hợt, nhưng nó đã giúp làm chìm những
lời chỉ trích của các nước trong khu vực.
|
With ample economic influence to throw around, Beijing
also sought to divide ASEAN, in this instance by buying off Cambodia, the
2012 ASEAN chair and host of the ARF. Chinese President Hu Jintao visited
Phnom Penh prior to the summit with promises of millions of dollars in
investment and assistance. This was enough to convince Cambodia to limit
discussions on sensitive maritime issues that would have highlighted China’s
assertiveness. Unable at the ARF to agree on language for the South China
Sea, the body failed to issue a joint communiqué for the first time in its
forty-five-year history.
|
Với khả năng ảnh hưởng mạnh về kinh tế, Bắc Kinh cũng tìm
cách chia rẽ ASEAN, chẳng hạn như việc mua chuộc Campuchia, chủ tịch ASEAN
2012 và chủ trì ARF. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Phnom Penh trước khi
hội nghị diễn ra với cam kết đầu tư và viện trợ hàng triệu USD. Điều này đủ
để thuyết phục Campuchia hạn chế thảo luận về các vấn để biển nhạy cảm,
những vấn đề mà có thể làm nổi rõ sự cứng rắn của Trung Quốc. Không thể
nhất trí về ngôn từ liên quan đến vấn đề Biển Đông ở ARF, ASEAN lần đầu tiên
trong lịch sử 45 năm không thể đưa ra một tuyên bố chung.
|
In the end, not all of these schemes worked perfectly, but
together they amounted to a Chinese victory at Scarborough Reef. China
possessed vastly superior maritime capabilities to the Philippines and
demonstrated unmatched resolve. Beijing further isolated the Philippines and
ensured that ASEAN was unable and unwilling to come to its rescue. Meanwhile,
Beijing worked to keep Washington at bay by relying on civilian maritime
vessels and forcing the issue into the broader context of U.S.-China
relations.
|
Cuối cùng, không phải tất cả các kế hoạch trên đều diễn ra
hoàn hảo, nhưng kết hợp lại, các kế hoạch này làm nên thắng lợi của Trung
Quốc ở Bãi đá Scarborough. Trung Quốc sở hữu sức mạnh biển vượt trội so với
Philippines và thể hiện quyết tâm khó bì. Bắc Kinh còn cô lập
Philippines và bảo đảm rằng ASEAN không thể và không sẵn sàng giải cứu nước
này. Trong khi đó, Bắc Kinh cố gắng cách ly Washington bằng việc dựa vào
các tàu hải quân dân sự và đặt vấn đề Biển Đông vào đại cục quan hệ Mỹ -
Trung.
|
Whether or not Beijing made all of these moves consciously
and strategically is now immaterial. The cumulative effect was the same and
the learning since then is readily apparent. Although the precise future of
China’s assertiveness is yet unknown (even in Beijing), China has already
sought to replicate aspects of this model against Japan, Malaysia, the
Philippines and Vietnam.
|
Việc Trung Quốc đã tiến hành tất cả các động thái trên
một cách cố ý và có bài bản chiến lược hay không không còn quan trọng
nữa. Tác động đều như nhau và bài học rút ra từ đó là hết sức rõ ràng. Mặc dù
chưa thể biết được chính xác diễn biến tương lai sự cứng rắn của Trung
Quốc (ngay cả đối với Bắc Kinh), nhưng Trung Quốc đã tìm cách sao chép
các khía cạnh của mô hình này để chống lại Nhật Bản, Malaysia, Philippines và
Việt Nam.
|
THERE are those in the United States who do not view
Chinese assertiveness with particular alarm. From their vantage point,
accommodation is preferable to risking war over “a bunch of rocks.” But U.S.
officials ought to think seriously whether they are willing to accept a
regional order in Asia in which might makes right.
|
Có những người Mỹ không xem sự cứng rắn của Trung Quốc là
một tín hiệu cảnh báo thực sự. Từ góc nhìn của họ, việc giữ thái độ hòa
hoãn với Trung Quốc vẫn còn hơn liều lĩnh gây chiến chỉ vì “một
nắm đảo đá”. Nhưng các quan chức Mỹ có lẽ cần suy nghĩ nghiêm túc rằng
liệu họ có sẵn sàng chấp nhận một trật tự khu vực ở Châu Á trong đó kẻ
mạnh là kẻ chiến thắng không.
|
Carefully accounting for events at Scarborough Reef, the
United States should seek to enhance regional stability by pursuing three
lines of effort toward U.S. allies and partners, the region as a whole, and,
of course, China.
|
Suy tính cẩn thận các sự kiện ở bãi đá Scarborouh, Mỹ nên
tăng cường ổn định khu vực theo ba hướng hành động dưới đây, đối với đồng
minh và đối tác của Mỹ, đối với khu vực nói chung, và tất nhiên với cả Trung
Quốc.
|
A first-order task for the United States is to help build
the capacity of regional states to deter and counter China’s maritime
coercion. This does not mean instigating arms racing or setting unrealistic
goals of trying to match China’s enormous material advantage. Instead, U.S.
assistance should focus on supporting maritime law enforcement capabilities,
including the requisite intelligence and maritime-domain awareness assets,
such that countries can more confidently and capably police their shores.
More widely shared and available information would also have a deterrent
effect against those who might otherwise test the bounds of acceptable
behavior.
|
Nhiệm vụ đầu tiên của Mỹ là giúp xây dựng năng lực của các
quốc gia trong khu vực để ngăn chặn và đối phó với năng lực biển của
Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là khởi động việc chạy đua vũ trang hay
đặt ra các mục tiêu không thực tế như cố gắng chạy đua với lợi thế tiềm
lực khổng lồ của Trung Quốc. Thay vào đó, sự hỗ trợ của Mỹ nên tập trung
vào tăng cường năng lực chấp pháp biển, bao gồm tình báo và chia sẻ hiểu
biết chung về biển, như vậy các nước mới có thể tự tin hơn và có khả năng
giám sát vùng biển của họ. Các thông tin có sẵn và được chia sẻ rộng rãi hơn
có thể có tác dụng ngăn chặn với những ai muốn đi ngược lại để kiểm chứng
giới hạn của các hành vi được chấp nhận.
|
In the longer term, the United States should help regional
countries develop asymmetric capabilities to deter high intensity conflict.
China has pursued a strategy of “anti-access/area denial” to challenge the
force projection capabilities of the U.S. military in East Asia. Relatively
weaker powers could instill greater caution in Beijing by adopting a similar
approach to dissuade Chinese coercion.
|
Trong dài hạn, Mỹ có thể giúp các nước trong khu vực phát
triển năng lực bất đối xứng để ngăn chặn xung đột cường độ cao. Trung Quốc
đang theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực” để thách thức
năng lực triển khai quân của quân đội Mỹ ở Đông Á. Các cường quốc yếu hơn có
thể khiến Bắc Kinh phải thận trọng hơn bằng việc áp dụng chiến lược tương
tự để thuyết phục Trung Quốc giảm sử dụng vũ lực.
|
Second, the United States should seek to strengthen
multilateral cooperation and limit China’s ability to isolate individual
states. Washington can contribute to an increasingly networked security
environment by supporting the burgeoning bilateral and multilateral
intra-Asia security ties that are developing between countries in the region,
including Australia, India, Japan, the Philippines, Singapore, South Korea
and Vietnam.
|
Thứ hai, Mỹ có thể củng cố hợp tác đa phương và hạn
chế khả năng chia rẽ các quốc gia của Trung Quốc. Washington có thể đóng
góp vào môi trường an ninh ngày càng được kết nối bằng việc hỗ trợ các mối
quan hệ an ninh song phương và đa phương đang nở rộ ở Châu Á, ngày càng phát
triển giữa các quốc gia trong khu vực, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản,
Philippines, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam.
|
Even more important is that the United States continues to
be a leading supporter of ASEAN and ASEAN-centered institutions. The
participation of major outside powers, in venues like EAS and the ASEAN
Defense Ministers Meeting Plus, enhances ASEAN’s cohesion and purpose by
providing critical injections of legitimacy and capability.
|
Quan trọng hơn là Mỹ cần tiếp tục là người ủng hộ đi
đầu của ASEAN và các thể chế do ASEAN làm trung tâm. Sự tham gia của các
cường quốc bên ngoài, trong các cơ chế như EAS và Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN mở rộng, đã làm gia tăng sự gắn kết và mục tiêu của ASEAN thông
qua việc cung cấp những bổ sung thiết yếu về tính chính danh và năng lực của
tổ chức này.
|
Furthermore, building multilateral habits of cooperation
and developing diplomatic and institutionalized dispute mechanisms will be
necessary to provide alternative peaceful means for managing and resolving
crises outside of military flexing and other forms of coercion. It is
imperative that U.S. officials commit to a high-tempo engagement calendar in
Asia that holds steady even when international crises arise elsewhere.
|
Hơn thế, xây dựng thói quen hợp tác đa phương và phát
triển các cơ chế giải quyết tranh chấp thể chế hóa theo con đường ngoại giao
là cần thiết để cung cấp các biện pháp hòa bình cho việc quản lý và giải
quyết khủng hoảng, không sử dụng con đường quân sự và các hình thức vũ
lực khác. Các quan chức của Mỹ cần phải cam kết can dự ở nhịp độ cao vào
các nghị trình ở Châu Á, và giữ vững cam kết này ngay cả khi khủng
hoảng quốc tế nổi lên ở những nơi khác.
|
Supporting adherence to international law is essential.
The Philippines has turned to the International Tribunal for the Law of the
Sea to adjudicate a number of disagreements with China in the South China
Sea. The United States should get behind this process and—in advance of the
ruling—call upon China to abide by the tribunal’s decisions and push
influential allies and partners including Australia, the European Union,
India, Indonesia and Singapore to do the same. Admittedly, the unwillingness
of the U.S. Senate to ratify the UN Convention on the Law of the Sea makes
this more difficult, to the detriment of U.S. national interests.
|
Hỗ trợ việc tuân thủ luật quốc tế cũng hết sức cần thiết.
Philippines cũng đã đệ trình lên Tòa án quốc tế về Luật Biển để phân xử hàng
loạt các bất đồng với Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ cũng nên đứng đằng sau tiến
trình này và - trước khi có phán quyết - nên kêu gọi Trung Quốc tuân theo
các quyết định của tòa và thúc đẩy các đồng minh và đối tác bao gồm Úc, EU,
Ấn Độ, Indonesia và Singapore làm điều tương tự. Phải thừa nhận là việc
Thượng viện Mỹ không sẵn sàng phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển
đã làm cho điều này khó khăn hơn, tổn hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ.
|
While the United States continues to support China-ASEAN
negotiations on a Code of Conduct, it should pursue a parallel track of
encouraging stabilizing confidence-building mechanisms, such as crisis
hotlines between claimant capitals, and other maritime safety initiatives,
like incidents at sea agreements, which could be adopted in the near term. In
future crises, U.S. diplomacy should prioritize helping allies and partners
develop and maintain open communication channels with China, rather than
falling into the role of intermediary.
|
Song song với việc tiếp tục ủng hộ đàm phán Trung Quốc -
ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử, Mỹ cũng cần khuyến khích việc ổn định các cơ chế
xây dựng lòng tin, như đường dây nóng giữa thủ đô các nước tranh chấp và các
sáng kiến an toàn hàng hải khác, như các thỏa thuận về các vụ va chạm trên
biển, có thể áp dụng trong tương lai gần. Trong các cuộc khủng hoảng trong
tương lai, ngoại giao Mỹ có thể ưu tiên giúp đỡ các đồng minh và đối tác phát
triển và duy trì các kênh liên lạc mở với Trung Quốc, hơn là nắm giữ vai trò
hòa giải.
|
Finally, the United States will have to consider new
avenues for affecting Chinese decision making. To date, private diplomacy and
strong public rhetoric have proven insufficient. So too have U.S. urgings
that China act like a responsible great power.
|
Cuối cùng, Mỹ cũng cân nhắc những biện pháp khác để gây
ảnh hưởng lên quá trình hoạch định chính sách của Trung Quốc. Đến nay, ngoại
giao cá nhân và lên án công khai mạnh mẽ đã cho thấy là không đủ sức
nặng. Và cả việc Mỹ thúc giục Trung Quốc hành xử như một cường quốc có trách
nhiệm cũng vậy.
|
The problem is that China is unlikely to cease its
persistent territorial nibbling in the East and South China Seas as long as
Beijing believes it can do so at minimal downside risk. At the end of the
day, U.S. officials will have to consider when and how to impose costs on
China if it continues attempting to revise the territorial status quo in
Asia.
|
Vấn đề là Trung Quốc không có vẻ sẽ từ bỏ các yêu sách chủ
quyền cố chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông chừng nào Bắc Kinh tin rằng nước
này có thể làm như thế với rủi ro bất lợi thấp nhất. Và cuối cùng, các quan
chức Mỹ sẽ phải cân nhắc khi nào và làm thế nào để áp đặt cái giá phải trả
lên Trung Quốc nếu nước này còn tiếp tục cố gắng thay đổi nguyên trạng lãnh
thổ ở Châu Á.
|
Washington has more running room to play tough than most
U.S. policymakers acknowledge. The current Chinese leadership, facing
extraordinary economic, environmental, political and social challenges at
home, understands well the imperative of maintaining stable ties with the
United States.
|
Washington còn nhiều không gian để cư xử cứng rắn hơn
những gì mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ nghĩ. Dàn lãnh đạo hiện nay
của Trung Quốc đang phải đối mặt với các thách thức kinh tế, môi trường,
chính trị và xã hội trong nước nên hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy
trì quan hệ ổn định với Mỹ.
|
In the context of continued robust engagement with
Beijing, U.S. policymakers should also explore—and signal a willingness to
use—a range of cost-inducing measures within the bounds of maritime security
if China’s assertiveness grows chronic, threatens U.S. allies and partners,
and undermines regional stability.
|
Trong bối cảnh tiếp tục can dự mạnh mẽ với Trung Quốc, các
nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng nên tìm ra - và thể hiện ý chí sẵn
sàng sử dụng - một loạt các biện pháp khiến Bắc Kinh phải trả giá trong
giới hạn an ninh biển nếu như sự cứng rắn của Trung Quốc tiếp tục diễn ra, đe
dọa các đồng minh và đối tác của Mỹ, và làm giảm sự ổn định của khu vực.
|
Potential policy tools for cost imposition include
enhancing the U.S. military presence in the region, expanding the scope of
U.S. security guarantees with allies and partners, broadening the types of
military capabilities the United States is willing to transfer, altering the
U.S. position of neutrality on certain sovereignty disputes, offering legal
assistance to countries willing to participate in international arbitration
and treating Chinese maritime vessels as naval combatants if they engage in
aggressive and physical coercion.
|
Các biện pháp chính sách tiềm năng cho cái giá phải trả
của Trung Quốc bao gồm tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực, mở
rộng phạm vi bảo đảm an ninh của Mỹ với các đồng minh và đối tác, mở rộng các
loại hình sức mạnh quân sự mà Mỹ sẵn sàng chuyển giao, thay đổi quan điểm
trung lập của Mỹ đối với một số vụ tranh chấp lãnh thổ cụ thể, đưa ra sự hỗ
trợ pháp lý đối với các nước sẵn sàng tham gia vào thủ tục trọng tài
quốc tế và coi các tàu biển của Trung Quốc như là các tàu hải quân tham
chiến nếu các tàu này có các hành động sử dụng vũ lực hiếu chiến.
|
None of these options should be taken lightly, but U.S.
recitations of national interests in the South China Sea are largely
irrelevant if they cannot credibly answer the simple retort of: “Or what?”
|
Không nên coi thường bất kỳ lựa chọn nào trong số
trên, nhưng việc khẳng định các lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông sẽ
chẳng có ý nghĩa gì nếu nếu Mỹ không thể trả lời rõ ràng một câu hỏi
vặn vẹo hết sức đơn giản: “Thế lợi ích quốc gia của Mỹ thực sự là
gì?”
|
Scarborough Reef was a tactical victory for China, but it
also revealed Beijing’s formula of exploiting weaker states, dividing
multilateral institutions and keeping the United States on the sidelines. To
stem the dangerous trend of mounting Chinese assertiveness in its near seas,
Washington should focus on building partner capacity, strengthening regional
institutions and ultimately making clear to Beijing that the “Scarborough Model”
will no longer be cost-free.
|
Bãi đá Scarborough là một chiến thắng chiến thuật đối
với Trung Quốc, nhưng cũng đồng thời hé lộ công thức của Bắc Kinh nhằm
lợi dụng các quốc gia yếu hơn, chia rẽ các cơ chế đa phương và gạt Mỹ sang
bên lề. Để ngăn chặn khuynh hướng gia tăng sự cứng rắn của Trung Quốc ở
các vùng biển gần, Washington nên tập trung vào việc xây dựng năng lực cho
các đối tác, củng cố các thể chế ở khu vực và cuối cùng làm cho Bắc Kinh
thấy rõ nước này sẽ phải trả giá khi áp dụng “Mô hình Scarborough” trong
tương lai.
|
Ely Ratner is deputy
director of the Asia-Pacific Security Program at the Center for a New
American Security. You can follow him on Twitter:@elyratner.
|
Ely Ratner là Phó
Giám đốc Chương trình An ninh Châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh
Mỹ mới. Liên hệ theo địa chỉ Twitter:@elyratner.
|
|
Translated by Thùy
Anh
Edited by Minh Ngọc
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn