Chinese takeaway
|
Trung Quốc lấy hết
|
|
C. Raja Mohan
The Indian express
Wed Oct 16 2013
|
C. Raja Mohan
The Indian express
16/10/ 2013
|
|
|
Those who think "spheres of influence" is an
outdated idea in international relations should take a close look at China's
charm offensive in Southeast Asia. At the recent annual regional summits in
Brunei, Beijing actively pressed for an agreement on regular defence
ministerial consultations with Southeast Asia. The Association of Southeast
Asian Nations (ASEAN) did not bite, for now. But Beijing is unlikely to give
up on the tease.
|
Những ai nghĩ rằng khái niệm “phạm vi ảnh hưởng” là một
quan điểm đã lỗi thời trong quan hệ quốc tế nên xem lại kỹ hơn chiến dịch ve
vãn của Trung Quốc đối với Đông nam Á. Tại hội nghị khu vực thường niên vừa
qua ở Brunei, Bắc Kinh đã chủ động thúc đẩy một thoả thuận để có được những
cuộc thảo luận thường xuyên giữa các bộ quốc phòng với Đông nam Á. Hiện tại
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã không hưởng ứng đề xuất này.
Nhưng chắc chắn là Bắc Kinh sẽ không từ bỏ lời mời gọi trên.
|
Despite numerous requests from Premier Li Keqiang, the statement
emanating from the "ASEAN Plus China" meeting merely
"noted" Beijing's proposal. Put in plain English, ASEAN was neither
accepting nor rejecting the call from Beijing. The fact is that there are
significant differences among the member states on accepting a separate
defence track with China. ASEAN, it might be recalled, has already agreed to
hold such a "plus one" defence dialogue with the United States.
Earlier this year, ASEAN defence ministers accepted Defense Secretary Chuck
Hagel's invitation for a joint session in Hawaii during 2014.
|
Bất chấp hàng loạt yêu cầu từ Thủ tướng Lý Khắc Cường, bản
tuyên bố của cuộc họp “ASEAN cộng Trung Quốc” chỉ “nhắc” qua đề nghị của Bắc
Kinh. Nói thẳng ra là ASEAN đã không chấp nhận và cũng không phản đối lời kêu
gọi của Bắc Kinh. Thực tế là vì những dị biệt lớn lao giữa các quốc gia thành
viên trong việc chấp nhận một đường lối quốc phòng riêng với Trung Quốc. Nên
nhớ là ASEAN đã đồng ý tổ chức một đối thoại quốc phòng “cộng một” tương tự
với Hoa Kỳ. Đầu năm nay, các bộ trưởng quốc phòng của ASEAN đã nhận lời mời
của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel để tham dự một cuộc họp chung tại
Hawaii vào năm 2014.
|
ASEAN's fear of a defence embrace with China is not
surprising, given Beijing's intensifying maritime territorial disputes with
Vietnam and the Philippines. South-East Asia is also intrigued by another
proposal from Li for a China-ASEAN treaty on "good neighbourliness,
friendship, and cooperation to consolidate the political foundation of mutual
trust". China, it would seem, is eager to demonstrate that it does not
pose a threat to ASEAN and signal its desire for a comprehensive partnership
with the region.
|
Không gì ngạc nhiên khi ASEAN lại trở nên rụt rè trước
việc đón nhận lời mời thảo luận quốc phòng của Trung Quốc, qua việc Bắc Kinh
đang leo thang các tranh chấp lãnh hải với Việt Nam và Philippines. Các quốc
gia Đông nam Á cũng tỏ vẻ nghi ngờ trước một đề xuất khác của Lý về một thoả
ước Trung Quốc - ASEAN “Láng giềng hữu nghị và hợp tác nhằm củng cố nền tảng
chính trị cho niềm tin cậy lẫn nhau”. Trông có vẻ như Trung Quốc đang nôn
nóng bày tỏ rằng họ không là mối đe doạ đối với ASEAN và đưa ra dấu hiệu mong
muốn có được một quan hệ đối tác toàn diện với khu vực này.
|
Some see the proposal as a response to a recent initiative
from Jakarta calling for an Indo-Pacific treaty of friendship and
cooperation. If Jakarta wants to embed ASEAN's relationship with China in a
broader structure of regional balance, Beijing is looking for an exclusive
sphere of influence.
|
Một số người xem đề xuất trên là phản ứng đối với lời kêu
gọi của Jakarta nhằm đạt được một hiệp ước hữu nghị và hợp tác Indo - Thái
Bình Dương. Trong khi Jakarta muốn sát nhập quan hệ ASEAN với Trung Quốc vào
một cơ cấu rộng hơn về quân bình khu vực, thì Bắc Kinh lại muốn có một lĩnh
vực ảnh hưởng riêng biệt.
|
Selling fast trains
ASEAN's current reluctance to embrace China in the
security sector did not stop Li from outlining the case for a deeper economic
integration with Southeast Asia. If the last 10 years of engagement between
the two has been a golden one, Li wants the next 10 to be the "diamond
decade".
|
Chào bán xe lửa cao
tốc
Thái độ miễn cưỡng hiện tại của ASEAN trong việc đón nhận
Trung Quốc vào lĩnh vực quốc phòng đã không ngăn bước Lý trong việc phác thảo
một đề xuất hoà nhập kinh tế sâu đậm hơn với Đông nam Á. Nếu quan hệ giữa hai
bên trong mười năm qua được xem là thời kỳ vàng, Lý muốn mười năm tới sẽ là
“thập kỷ kim cương.”
|
After the ASEAN summit, Li travelled to Thailand, where he
pitched for high-speed trans-border rail links between the two countries.
Opening an exhibition showcasing China's high-speed rail technology in
Bangkok, Li pressed for an expansion and modernisation of rail connectivity
in the region.
|
Sau hội nghị ASEAN, Lý đã đến Thái Lan để đề xướng tuyến
đường xe lửa cao tốc xuyên biên giới giữa hai quốc gia. Trong buổi khai
trương khu trưng bày kỹ thuật đường ray cao tốc của Trung Quốc ở Bangkok, Lý
đã kêu gọi việc mở rộng và hiện đại hoá các tuyến đường sắt trong khu vực.
|
Earlier agreements between Bangkok and Beijing to build
high-speed rail links between the two countries have stalled amidst
controversies within Thailand over high project costs, the methods of
financing and the proposed route. Public backing for the project from the
Chinese premier is expected to accelerate Bangkok's decision on executing the
project.
|
Những thoả thuận trước đây giữa Bangkok và Bắc Kinh trong
việc xây dựng các tuyến đường ray cao tốc giữa hai nước đã bị đình chỉ vì
những tranh cãi tại Thái về giá thành dự án cao, phương pháp tài trợ và các
tuyến đường được đề xuất. Việc vị thủ tướng Trung Quốc công khai ủng hộ dự án
được cho là sẽ khiến Bangkok có được quyết định nhanh chóng để thi hành dự
án.
|
Smiling at Hanoi
While consolidating the strong ties with Thailand, Li has
made a bold effort to improve strained relations with Vietnam. Maritime
territorial disputes between China and Vietnam in the South China Sea have
boiled over in recent years.
|
Mỉm cười với Hà Nội
Trong khi củng cố quan hệ tốt đẹp với Thái Lan, Lý cũng đã
có một nỗ lực táo bạo trong việc phục hồi mối quan hệ vốn căng thẳng với Việt
Nam. Các tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khu vực biển
Đông đã sôi sục trong những năm qua.
|
Vietnam has actively sought security cooperation with the
US, Japan, and other Asian countries to balance the giant neighbour to the
north. If the previous leadership in Beijing frowned at Hanoi's insolence,
China has now turned on "smile diplomacy". "The symphony of
China–Vietnam diplomacy rises to a new crescendo", China's official
Xinhua news agency gushed as Li arrived in Hanoi over the weekend.
|
Việt Nam đã tích cực tìm kiếm quan hệ an ninh với Hoa Kỳ,
Nhật Bản và những quốc gia châu Á khác nhằm cân bằng người láng giềng khổng
lồ phương Bắc. Nếu thế hệ lãnh đạo trước ở Bắc Kinh từng khó chịu trước sự
xấc láo của Hà Nội, thì giờ đây Trung Quốc lại xoay qua sử dụng chính sách
“ngoại giao nụ cười”. “Bản hoà âm ngoại giao Trung - Việt đã nâng lên tầm cao
mới,” cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã tuôn lời khi Lý
đến thăm Hà Nội vào cuối tuần trước.
|
Li signed a number of agreements to boost bilateral
cooperation. The two agreed to boost bilateral trade to $60 billion by 2015
and promote cooperation in the areas of finance and infrastructure. Even more
important was the decision to set up a joint working group that will explore
joint exploration and development of the Gulf of Tonkin resources while they
continue to negotiate a peaceful resolution of their territorial disputes.
|
Lý đã ký kết một số các thoả thuận nhằm đẩy mạnh mối hợp
tác song phương. Hai bên đã đồng ý tăng cường thương mại song phương lên đến
mức 60 tỉ Mỹ kim vào năm 2015 và phát triển hợp tác trong các lĩnh vực tài
chính và cơ sở hạ tầng. Điều quan trọng hơn nữa là quyết định thành lập một
nhóm làm việc chung để cùng thăm dò và phát triển tài nguyên trong Vịnh Bắc
Bộ trong khi hai bên tiếp tục thương lượng để đạt được một giải pháp hoà bình
đối với các tranh chấp lãnh thổ.
|
At a joint press conference in Hanoi, Li declared that
despite their current differences, China and Vietnam have the will to promote
stability in the "South China Sea". His counterpart, Nguyen Tan
Dung was less lyrical when he noted that the two sides agreed to maintain
peace in the "East Sea".
|
Tại một cuộc họp báo chung ở Hà Nội, Lý đã tuyên bố rằng
bất chấp những khác biệt hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam đều quyết tâm phát
triển tính ổn định trên “Biển Nam Hải”. Đối tác của ông là Nguyễn Tấn Dũng đã
không đồng thanh mấy khi ông lưu ý rằng hai bên đã thoả thuận giữ gìn hoà
bình trên “Biển Đông”.
|
Forget, for a moment, the different names that Li and Dung
employed to describe the same disputed waters, but do keep an eye on the
masters of realpolitik in Beijing and Hanoi circling each other in the coming
months.
|
Hãy tạm thời đừng quan tâm đến những tên gọi khác nhau mà
Lý và Dũng đã sử dụng để đề cập đến cùng một vùng biển đang bị tranh chấp,
nhưng nên lưu ý đến việc những bậc thầy thực dụng ở Bắc Kinh và Hà Nội vờn
nhau ra sao trong những tháng tới.
|
The writer is a distinguished
fellow at the Observer Research Foundation, Delhi and a contributing editor
for 'The Indian Express'
|
Tác giả là nghiên
cứu viên xuất sắc tại Quỹ Nghiên cứu Nhà quan sát, Đê-li và là biên tập viên
cộng tác của 'The Indian Express'
|
|
|
|
Translated by Diên
Vỹ
|
|
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn