MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, November 16, 2013

American Power in the Age of R2P SỨC MẠNH MỸ TRONG THỜI ĐẠI TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ

American Power in the Age of R2P
SỨC MẠNH MỸ TRONG THỜI ĐẠI TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ


CIC
September 25, 2013

CIC
25/9/2013
Earlier this month, Dr. Bruce Jentleson, Professor at the Sanford School of Public Policy at Duke University, delivered the 2013 Woods Lecture at the Munk School of Global Affairs. Titled The Obama Administration and R2P: Progress, Problems, and Prospects, it would have been difficult to choose a more timely topic. Two recent developments in the Middle East – President Obama’s decision to pursue the transfer of chemical weapons out of Syria instead of launching a military strike against the country and Iranian President Rouhani’s decision to intensify the conciliatory signals he has been sending to the United States and the West – now confront the United States. OpenCanada spoke to Dr. Jentleson about the implications of the chemical weapons attack in Syria and the international response, and the evolving state of U.S.-Iran relations.

Trong dịp Giáo sư Bruce Jentleson của Trường chính sách công Stanford thuộc Đại học Duke (Mỹ) đi giảng bài hàng năm tại Trường các vấn đề toàn cầu Munk (Canada) với chủ đề “Chính quyền Obama và Trách nhiệm Bảo vệ (R2P): Tiến độ, vấn đề và triển vọng”, Hội đồng quốc tế Canada (CIC) mới đây đã phỏng vấn ông về tác động của cuộc tấn công vũ khí hóa học ở Syria và phản ứng của quốc tế cũng như tình hình phát triển của quan hệ Mỹ-Iran. Cụ thể, cuộc phỏng vấn xoay quanh hai diễn biến gần đây ở Trung Đông mà Mỹ đang giải quyết, đó là quyết định của Tổng thống Obama theo đuổi việc đưa vũ khí hóa học ra khỏi Syria thay vì tiến hành một cuộc tấn công quân sự và quyết định của Tổng thống Iran Rouhani tăng cường tín hiệu hòa giải, đã được gửi đến Mỹ và phương Tây.


Q: Just a few weeks ago, the United States was clearly considering a military strike on Syria. You commented then that President Obama was right to be moving toward taking military action against the Assad regime. Now the military option has been shelved, at least for the time being. Do you think Obama is wrong to have chosen a diplomatic alternative?

Hỏi: Chỉ vài tuần trước đây, Mỹ còn ráo riết xem xét một cuộc tấn công quân sự vào Syria. Lúc đó ông (giáo sư Bruce Jentleson) cho rằng hướng đi của Tổng thống Obama dẫn tới hành động quân sự chống lại chế độ Assad là đúng. Giờ đây, lựa chọn quân sự đã bị hoãn lại, ít nhất ở thời điểm hiện tại. Vậy có phải Tổng thống Obama đã sai lầm khi chọn giải pháp ngoại giao?


A: My position on a possible military intervention reflected my belief at the time that a limited military strike against the Assad regime for using chemical weapons was the right thing to do. But once the decision to intervene got dragged out, the negatives started to outweigh the positives, as far as the practicalities were concerned.

Trả lời: Quan điểm ủng hộ can thiệp quân sự phản ánh niềm tin của tôi vào thời điểm đó rằng một cuộc tấn công quân sự hạn chế chống lại chế độ Assad đã sử dụng vũ khí hóa học là điều phải làm. Nhưng khi quyết định can thiệp kéo dài ra, mặt tiêu cực trở nên nhiều hơn so với mặt tích cực theo đúng như những quan ngại trong thực tế.

Once the immediate window for a military strike began to close, which happened as soon as the president chose to delay and take the decision to Congress, the possibility of taking limited military action that had a solid chance of avoiding civilian casualties narrowed considerably. The delay gave Assad plenty of time to put innocent women and children at sites likely to be targeted by the United States.

Một khi cánh cửa tấn công quân sự đóng lại – xảy ra khi tổng thống trì hoãn đưa ra quyết định và đẩy phần việc cho Quốc hội, việc không can thiệp quân sự hạn chế chắc chắn đã tránh thương vong dân sự đáng kể. Bởi sự chậm trễ đã cho Tổng thống Assad đủ thời gian để đưa những phụ nữ và trẻ em vô tội đến các địa điểm có thể là mục tiêu tấn công của Mỹ.

The situation that faced the Obama administration immediately following the revelations of the chemical weapons attacks in Syria is difficult to compare to the one only two weeks later, when the weapons transfer proposal was put on the table. The military option was no longer a good option but more importantly, a diplomatic alternative was visible, finally, because Russia, after two and a half years of refusing to cooperate, decided it was at least somewhat willing to engage with Obama on Syria.

Tình thế mà Chính quyền Obama phải đối mặt ngay sau những tiết lộ về các cuộc tấn công vũ khí hóa học ở Syria khó có thể so sánh với tình hình thực tế hai tuần sau đó, khi đề xuất chuyển giao vũ khí được đặt trên bàn thương thảo. Các biện pháp quân sự không còn là lựa chọn tốt nhưng quan trọng hơn, cuối cùng thay vào đó là biện pháp ngoại giao, bởi vì sau hai năm rưỡi từ chối hợp tác, Nga ít nhất đã quyết định phần nào sẵn sàng tham gia với Mỹ trong vấn đề Syria.
Q: Are you concerned that in pursuing this diplomatic alternative, Obama has weakened the Responsibility to Protect norm?

Hỏi: Ông có cho rằng việc Tổng thống Obama theo đuổi biện pháp ngoại giao thay thế sẽ làm suy yếu quy tắc R2P không?

A: I think that the situation in Syria justifies R2P, but that the reality is that it just won’t fly for a single country like the United States to invoke R2P on its own. I think what has weakened R2P is the failure of the international community to come together and act in a way that is consistent with R2P, to really try to protect the Syrian people.

Trả lời: Tôi nghĩ rằng tình hình ở Syria cần đến R2P, nhưng thực hiện điều này không thể xem là trách nhiệm của Mỹ hay của riêng một quốc gia nào. Những gì đã làm suy yếu quy tắc R2P là sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc đến với nhau và hành động phù hợp với R2P cũng như thực sự cố gắng bảo vệ người dân Syria.


The essence of R2P is its requirement that the international community fulfill its responsibility to protect people within states from mass atrocities at the hands of their own governments. The international community has managed civilian protection pretty well in relation to inter-state conflicts but not so well for intra-state ones; this has to do mostly with the challenge that collectively invoking R2P poses to the international community.

Bản chất của R2P đòi hỏi cộng đồng quốc tế thực hiện đầy đủ trách nhiệm để bảo vệ người dân tại các nước xảy ra khủng hoảng khỏi hàng loạt tội ác dưới bàn tay của chính phủ sở tại. Cộng đồng quốc tế đã thực hiện bảo vệ dân sự khá tốt trong các cuộc xung đột giữa các quốc gia nhưng không làm được như vậy đối với những cuộc xung đột trong nội bộ một nhà nước, điều này là thách thức mà R2P đặt ra cho cộng đồng quốc tế.

Q: What do you think the rhetoric used to “sell intervention” by the Obama administration revealed about its opinion on intervention?

Hỏi: Ông nghĩ như thế nào về những “kêu gọi can thiệp” quân sự vào Syria của Chính quyền Obama?


A: It showed that the United States supports protection of civilians from mass atrocities. But I think the administration is also cautious of over-embracing R2P, which is good, because doing so is counter-productive; it feeds into views around the world which, whether I agree with them or not, are somewhat understandable – basically that the United States has the power to do what it wants, when it wants. R2P supporters need to be careful that they don’t totally smother the norm with their own hug, so to speak.

Trả lời: Nó cho thấy rằng Mỹ ủng hộ việc bảo vệ thường dân khỏi tội ác hàng loạt. Nhưng tôi nghĩ rằng Chính phủ Mỹ cũng thận trọng hơn trong việc sử dụng R2P và đó là điều tốt. Đôi khi tiến hành can dự lại phản tác dụng, vì nó nuôi dưỡng quan điểm cho rằng Mỹ có sức mạnh để làm những gì Mỹ muốn bất cứ lúc nào. Những nước ủng hộ R2P cần phải đảm bảo rằng họ không hoàn toàn vượt qua quy tắc khi tham gia can dự.


Q: What about the reactions of the American people to Obama’s humanitarian argument and references to R2P – were they largely sympathetic? Where did the American public come down on military intervention?

Hỏi: Phản ứng của người dân Mỹ đối với lập luận nhân đạo và để ngỏ phương án R2P của Tổng thống Obama như thế nào, phần lớn họ có thông cảm hay không? Công chúng Mỹ đã phản đối ở mức độ nào đối với việc can thiệp quân sự?

A: In terms of American public opinion on intervention generally, you have to distinguish between political support and political acceptance, because it’s more about the latter than the former. You’re never going to see 60 percent of any public say “yes, let’s go to war to defend people in some other part of the world.” It just doesn’t work that way, particularly in the United States following more than a decade of involvement in overseas wars.


Trả lời: về ý kiến công chúng Mỹ đối với sự can thiệp, cần phân biệt giữa ủng hộ chính trị và chấp nhận chính trị, bởi thực tế chấp nhận thường nhiều hơn ủng hộ. Không bao giờ có được tỉ lệ 60% công chúng nói “đồng ý, hãy tiến hành chiến tranh để bảo vệ người dân nước khác”, điều càng khó thấy ở Mỹ sau hơn một thập kỷ tham chiến ở nước ngoài.


On Syria specifically, we did see polls in the aftermath of the use of chemical weapons that showed over 40 percent of people were prepared to support a limited military strike, as an imposition of costs for that action. That’s fairly significant, especially as that was before the president had even said he wanted to intervene, which normally triggers a “rally-around-the-flag” type effect in the polls.

Với trường hợp Syria, các cuộc thăm dò cho thấy 40% công chúng Mỹ ủng hộ tấn công quân sự hạn chế như một sự trả giá cho hành động của Chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học. Kết quả này khá quan trọng vì nó được thực hiện trước khi Tổng thống Obama tuyên bố ý định can thiệp quân sự, điều thường gây ra hiệu ứng “hành động theo người phất cờ” trong các cuộc thăm dò.

In a lot of the research I’ve done over the years, I’ve found the American public to be more willing to support the use of force to restrain aggression than for regime change. With Syria, we didn’t see support for getting militarily involved in a civil war, but initially we did see some support for a possible action intended to restrain aggression. It was only once it became clear to the American public that the president really wasn’t sure he wanted to launch a strike that support dropped off.

Trong rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện những năm qua, tôi nhận thấy công chúng Mỹ sẵn sàng ủng hộ việc sử dụng vũ lực nhằm kiềm chế sự xâm lược hơn là nhằm thay đổi chế độ. Với Syria, công chúng Mỹ không ủng hộ tham gia quân sự vào cuộc nội chiến, tuy ban đầu có một số người ủng hộ khả năng hành động nhằm kiềm chế sự hung hăng – đó là lúc công chúng biết Tổng thống Obama không chắc chắn về việc phát động một cuộc tấn công mà không có sự ủng hộ.
Q: The other norm at issue in the Syria situation is obviously that prohibiting the use of chemical weapons. Do you think the ‘chemical weapons taboo’ has been undermined by Obama’s decision to switch over to a diplomatic track?

Hỏi: Syria rõ ràng đã vi phạm quy tắc cấm sử dụng vũ khí hóa học. Ông có cho rằng “điều cấm kỵ về vũ khí hóa học” đã bị xói mòn do quyết định chuyển sang biện pháp ngoại giao của Tổng thống Obama?


A: If this diplomatic strategy succeeds, that is, if Syria gives up its chemical weapons and signs the Chemical Weapons Convention, which it has refused to do for decades, I think Obama’s decision not to go ahead with a military strike will ultimately strengthen the chemical weapons regime. Moreover, if the military strike had gone ahead and complicated the situation further, the chemical weapons regime would not be any better off. The goal now should be to show that the international community is serious about responding to the use of chemical weapons in Syria. Now that Obama has decided to back the transfer of Syria’s chemical weapons to Russia, it is very important that the effort to do so succeeds.


Trả lời: Nếu chiến lược ngoại giao này thành công – đó là Syria từ bỏ vũ khí hóa học và ký Công ước vũ khí hóa học mà nước này đã từ chối trong nhiều thập kỷ qua, quyết định không đi trước với một cuộc tấn công quân sự của Tổng thống Obama cuối cùng sẽ làm cho chế độ có vũ khí hóa học được yên ổn. Tuy nhiên, nếu trước đó có một cuộc tấn công quân sự và làm tình hình phức tạp hơn, chế độ có vũ khí hóa học cũng không có gì tốt hơn. Mục tiêu lúc này là nên để cho Syria thấy rằng cộng đồng quốc tế nghiêm túc trong phản ứng với việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Chính Tổng thống Obama đã quyết định trở lại việc chuyển giao vũ khí hóa học của Syria sang Nga, những nỗ lực để việc này thành công là rất quan trọng.

Q: What would indicate to you, in these early days, that the effort is likely to succeed?

Hỏi: Điều gì cho ông thấy nỗ lực này có khả năng thành công?

Success to me would look like the Syrian government credibly accounting for the weapons in its possession. The Assad regime needs to provide information that “passes the laugh test” so to speak, and to facilitate the process of inspection and removal. It will take a long, long time to get this done and there are probably going to be lots of bumps along the way. I’m not sure that we will be able to guarantee that everything is removed – maybe not ever, and surely not very quickly. So we won’t really know the full effect on the chemical weapons norm until the strategy gets underway. The fact that they were used is of course a problem in and of itself, but if the diplomatic strategy succeeds, I think the chemical weapons regime will end up somewhat strengthened.


Trả lời: Điều đó phụ thuộc vào độ tin cậy về trách nhiệm của Chính phủ Syria đối với các loại vũ khí mà nước này sở hữu. Chế độ Assad cần phải cung cấp thông tin về các kho vũ khí cũng như tạo thuận lợi cho quá trình kiểm tra và loại bỏ chúng. Sẽ mất một thời gian dài và nhiều va chạm trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, không thể đảm bảo tất cả vũ khí hóa học sẽ được đưa ra khỏi Syria. Tôi thực sự không biết được yêu cầu về giải giáp vũ khí hóa học được đáp ứng đến đâu cho tới khi kế hoạch được thực hiện. Thực tế việc vũ khí hóa học đã bị sử dụng là vấn đề lớn, nhưng nếu chiến lược ngoại giao thành công, chế độ vũ có khí hóa học sẽ chấm dứt phần nào việc củng cố loại vũ khí này.


Q: Iran’s leadership has no doubt been paying close attention to the situation in Syria. What kind of lessons do you think Iran may be drawing from Obama’s decision to switch onto a diplomatic track?
Hỏi: Các nhà lãnh đạo Iran rõ ràng đã chú ý tới tình hình ở Syria. Iran có thể rút ra bài học gì từ quyết định chuyển sang đường hướng ngoại giao của Tổng thống Obama?

A: Firstly I should say that unlike some, I don’t see the recent opening of opportunities in both Syria and Iran as tightly connected. Iran is on its own trajectory; what’s happening in Iran would in all likelihood be happening even if the Syria situation hadn’t changed. What we’re seeing in Iran, in my opinion, is the effect of the multilateral sanctions that have been imposed, particularly over the last three to four years.

Trả lời: Trước hết, phải nói rằng các cơ hội lối thoát gần đây của cả Syria và Iran không kết nối chặt chẽ với nhau. Iran đang đi trên quỹ đạo riêng, những gì xảy ra ở Iran đều sẽ xảy ra ngay cả khi tình hình Syria không thay đổi. Những gì chúng ta đang chứng kiến ở Iran hiện nay là do tác dụng của các biện pháp trừng phạt đa phương, đặc biệt là trong thời gian 3-4 năm qua.
Sanctions – and not only on oil but the financial sanctions – have been quite effective. The clerics are realizing that to sustain the Islamic Republic, Iran needs to be brought back into the international economy. Moreover, there is a growing sense among the leadership of Iran that internal support for their rule is weakening, and that the legitimacy and viability of their regime is at stake. I think generational change has also weakened the degree of ideological buy-in, and the utility of the American great Satan is less than it was. There are a lot of factors indicating to Iran’s leadership that the continuation of their rule will depend upon a degree of reform, which makes this a critical moment for America’s Iran strategy.

Các biện pháp trừng phạt – không chỉ nhằm vào dầu mỏ mà còn nhằm vào tài chính – đã khá có hiệu quả. Các giáo sĩ đang nhận ra rằng để duy trì nền Cộng hòa Hồi giáo, Iran cần phải được đưa trở lại vào nền kinh tế quốc tế. Hơn nữa, tâm lý ngày càng tăng trong các nhà lãnh đạo Iran là sự ủng hộ nội bộ cho quyền lực đang yếu đi của họ, tính hợp pháp cũng như khả năng tồn tại của chế độ đang bị đe dọa. Tôi nghĩ rằng thay đổi thế hệ cũng đã làm suy yếu ý thức hệ truyền thống của lãnh đạo Iran. Có rất nhiều yếu tố cho phép các nhà lãnh đạo Iran thấy rằng việc tiếp tục cai trị phụ thuộc vào mức độ cải cách và đây là thời điểm quan trọng cho chiến lược Iran của Mỹ.

When it comes to U.S. policy on Iran, a lot of people argue that America should err on the side of caution – that it shouldn’t give too much because Iran could be bluffing, attempting to ease the burden of sanctions without slowing its nuclear program. This could prove to be true, but we also have to think about the opportunities that exist in this moment. Rouhani has sent quite a few conciliatory signals and I think it would be wrong for the United States, Israel, and the West generally to keep saying “I need more before I can take you seriously.”

Khi nói đến chính sách của Mỹ đối với Iran, rất nhiều người cho rằng Mỹ có lẽ đã sai lầm về mặt cảnh cáo – rằng Mỹ không nên cho quá nhiều bởi Iran có thể lừa gạt, cố gắng giảm bớt gánh nặng do các lệnh trừng phạt gây ra trong khi không làm chậm tiến độ chương trình hạt nhân. Điều này có thể đúng, nhưng chúng tôi cũng phải suy nghĩ về những cơ hội tồn tại trong thời điểm này. Rouhani đã gửi đi một số tín hiệu hòa giải và sẽ là sai lầm đối với Mỹ, Israel và phương Tây nói chung nếu tiếp tục nói: ‘Tôi cần nhiều hơn trước khi có thể xem thái độ của anh là nghiêm túc”.

Q: So what would you like to see now, strategy-wise?

Hỏi: Vậy ông muốn Mỹ và phương Tây ứng xử với Iran như thế nào vào lúc này?

A: The strategy now has to involve not giving too much for too little, but also not giving too little for too much. And we don’t have to deal in extremes. Take sanctions, for example. We have the option of implementing a phased process where in return for some agreements from the Iranians, certain international sanctions are suspended; if and when the Iranians take the next step, sanctions can be lifted instead of just suspended. I think we need to take what the Iranians are doing very seriously right now – I don’t think they’re simply on a charm offensive. I think that there is an opportunity here to start moving towards a very different relationship with Iran.

Trả lời: Chiến lược khôn ngoan là không cho quá nhiều khi nhận được quá ít và ngược lại. Ví dụ, liên quan đến các biện pháp trừng phạt, chúng tôi có quyền lựa chọn thực hiện một quá trình theo từng giai đoạn để đối lấy một số thỏa thuận từ người Iran, theo đó một số lệnh trừng phạt quốc tế sẽ được đình chỉ; một khi người Iran cố tình thực hiện bước tiếp theo, biện pháp trừng phạt có thể được nâng lên thay vì chi bị đình chỉ. Cần phải bám sát những gì Iran thực sự đang làm ngay từ lúc này, đây là cơ hội hướng tới một mối quan hệ rất khác với Iran.

Q: Obama seems to be making headway on not one but two problems, both of which seemed intractable just a few weeks ago. How much of the progress on Iran and Syria has been accidental versus calculated?

Hỏi: Tổng thống Obama dường như thúc đẩy được không chỉ một mà hai vấn đề còn hóc búa trong vài tuần trước, vấn đề Iran và Syria đã bất ngờ tiến triển so với dự tính như thế nào?

A: I think in Syria it’s been more accidental. You can see that in how all that’s really happened is we have gotten out of one particular, specific crisis within the larger constellation of the whole Syrian civil war. Opposition elements are not happy about the transfer and they say we have to deal with Assad. The chemical weapons inspectors may face possible attacks from the opposition. So I think while we may have gotten out of a tight situation, the outcome isn’t ideal, and the bigger problem of the civil war remains.

Trả lời: Tôi nghĩ rằng trường hợp Syria có nhiều yếu tố bất ngờ hơn, khi Mỹ đã thoát ra một cuộc khủng hoảng đặc biệt trong phạm vi lớn hơn của toàn bộ cuộc nội chiến Syria. Các phần tử đối lập không hài lòng về việc chuyển giao, cho rằng Mỹ phải có hành động đối phó với Tổng thống Assad. Các thanh sát viên vũ khí hóa học có thể phải đối mặt với các cuộc tấn công có thể xảy ra từ phe đối lập. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tuy Mỹ đã thoát khỏi tình huống khó khăn, nhưng kết quả là không lý tưởng và các vấn đề lớn hơn của cuộc nội chiến vẫn tồn tại.

On Iran, I wouldn’t say that the strategy was perfectly calibrated to bring us to this point, but the basic decision that the Obama administration made when it came to office in 2009 to work closely and multilaterally on the Iran nuclear issue, including trying to leverage UN Security Council resolutions and exert economic pressure on Iran, has generated momentum. Sanctions and generational change to me are the two key factors that have led the Iranians to where they are. And so I think you can say that on Iran, U.S. strategy, at least the overall thrust, has been on the right track. On Syria, I think we’ve got much more wrong than we’ve gotten right.

Về vấn đề Iran, tôi cho rằng quyết định cơ bản mà Chính quyền Obama đã thực hiện khi lên cầm quyền năm 2009 nhằm làm việc chặt chẽ và đa phương về vấn đề hạt nhân của Iran, bao gồm cả cố gắng tận dụng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và gây áp lực kinh tế đối với Iran, đã tạo ra động lực. Biện pháp trừng phạt và sự thay đổi thế hệ là hai yếu tố quan trọng đã khiến người Iran có quan điểm như hiện nay. Vì vậy, có thể nói rằng về vấn đề Iran, chiến lược của Mỹ, ít nhất là lực đẩy tổng thể, đã đi đúng hướng; về vấn đề Syria, tôi nghĩ chúng tôi đã có nhiều sai lầm hơn là đúng đắn.

Q: We’ve been talking about what America has and hasn’t done in the Middle East, implying that it can actually still do a fair bit. Do you think there is a general tendency within the United States to overestimate or underestimate America’s power to shape events there?

Hỏi: Chúng ta đã nói về những gì nước Mỹ đã làm và không làm ở Trung Đông. Ông có cho rằng ở Mỹ đang tồn tại 2 xu hướng đối ngược, đánh giá quá cao hoặc quá thấp về sức mạnh của Mỹ trong việc định hình các sự kiện hay không?

A: I think there is more overestimation than underestimation at the moment. Take the Iranian sanctions, for example. They have taken a lot of work with partners – the Russian, the Chinese, the Europeans, as well as India and Turkey. The United States wouldn’t get too far by trying to assert its power over Iran; we don’t have much trade with them, and whatever we did, if the Russians, Chinese, India, or others with large energy reserves around the world didn’t like it, then it wouldn’t work.
There are very few, if any, issues anymore that the United States has what one might call the 51 percent of the power necessary to make things happen on its own. There were a lot more of those during the Cold War. Now in most cases we have – if we want to keep thinking about it in terms of numbers – 37 percent, maybe 41 percent, which means we have to build partnerships.

Trả lời: Tại thời điểm này, thường đánh giá quá cao hơn là đánh giá quá thấp. Ví dụ, trong việc thực hiện các biện pháp trừng phạt Iran, Mỹ đã phối hợp rất nhiều với các đối tác như Nga, Trung Quốc, châu Âu, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ sẽ không thể đi xa bằng cách cố gắng khẳng định quyền lực đối với Iran vì quan hệ giao thường không nhiều. Bất cứ điều gì chúng tôi đã làm, nếu Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, hay các nước có trữ lượng năng lượng lớn khác trên thế giới không ủng hộ thì các lệnh trừng phạt sẽ không mang lại kết quả. Mỹ có chăng chỉ chiếm 51% sức mạnh cần thiết để làm cho mọi việc diễn ra theo chủ ý. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tỉ lệ sức mạnh này của Mỹ lớn hơn nhiều. Hiện nay, trong nhiều trường hợp Mỹ chỉ có từ 37% – 41% sức mạnh cần thiết để giải quyết vấn đề theo ý muốn, nghĩa là chúng ta phải xây dựng quan hệ đối tác.

And those partnerships really need to be genuine partnerships. Countries around the world are not interested in ‘partnerships’ that end up translating as “you lead and I follow”. America’s partners want to be recognized as such – they want their own politics and national interests to be taken into account.

Những quan hệ đối tác thực sự cần tính chân thực. Hiện các quốc gia trên thế giới không quan tâm đến quan hệ đối tác cuối cùng được hiểu là “anh dẫn dắt và tôi làm theo”. Các đối tác của Mỹ muốn được công nhận thực sự và lợi ích chính trị và quốc gia của họ được tính đến.
We need to recognize that power dynamics in the 21st century have changed, but that it is still the case that when United States does not take the lead in pushing for action, whether on Syria or Iran or any other issue, then action is much less likely to happen.
Chúng ta cần phải nhận ra rằng động lực sức mạnh trong thế kỷ 21 đã thay đổi, tuy nhiên khi Mỹ không đi đầu trong việc thúc đẩy hành động, cho dù đối với Syria, Iran hay bất kỳ vấn đề nào khác, khả năng hành động ít khả năng xảy ra.




No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn