MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, November 15, 2013

Theory of international politics Lý thuyết về Chính trị quốc tế

Theory of international politics
Lý thuyết về Chính trị quốc tế

Kenneth N. Waltz

Kenneth N. Waltz

Chapter 6: Anarchic Orders and Balances of Power

Chương 6: Cấu trúc Vô chính phủ và cân bằng quyền lực

1. VIOLENCE AT HOME AND ABROAD
The state among states, it is often said, conducts its affairs in the brooding shadow of violence. Because some states may at any time use force, all states must be prepared to do so-or live at the mercy of their militarily more vigorous neighbors. Among states, the state of nature is a state of war. This is meant not in the sense that war constantly occurs but in the sense that, with each state deciding for itself whether or not to use force, war may at any time break out. Whether in the family, the community, or the world at large, contact without at least occasional conflict is inconceivable; and the hope that in the absence of an agent to manage or to manipulate conflicting parties the use of force will always be avoided cannot be realistically entertained. Among men as among states, anarchy, or the absence of government, is associated with the occurrence of violence.

1. Bạo lực trong và ngoài nước
Người ta vẫn thường nói, một quốc gia giải quyết công việc cùng với các quốc gia khác trong sự ám ảnh về bạo lực. Bởi vì có một vài quốc gia nào đó có thể sử dụng vũ lực bất kì lúc nào, nên mọi quốc gia đều phải chuẩn bị sử dụng bạo lực – hoặc là phải phó mặc số phận của mình cho những người láng giềng ngày càng mạnh hơn về mặt quân sự. Giữa các quốc gia, tình trạng tự nhiên là tình trạng chiến tranh. Người ta có thể thấy rõ điều này không chỉ từ việc chiến tranh xảy ra liên miên mà còn từ thực tế là nếu mỗi quốc gia có thể tự quyết định việc có sử dụng vũ lực hay không thì hệ quả là chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Dù là trong khuôn khổ gia đình, cộng đồng, hay trên toàn thế giới nói chung, tương tác mà không thi thoảng xảy ra xung đột là chuyện không tưởng, và niềm hi vọng rằng khi thiếu vắng một cơ quan để kiểm soát hay điều khiển các bên xung đột, người ta sẽ luôn luôn tránh việc sử dụng vũ lực trên thực tế là một ý kiến không thể chấp nhận. Giữa con người với nhau cũng như giữa các quốc gia, tình trạng vô chính phủ luôn đi kèm với sự hiện diện của bạo lực.


The threat of violence and the recurrent use of force are said to distinguish international from national affairs. But in the history of the world surely most rulers have had to bear in mind that their subjects might use force to resist or overthrow them. If the absence of government is associated with the threat of violence, so also is its presence. A haphazard list of national tragedies illustrates the point all too well. The most destructive wars of the hundred years following the defeat of Napoleon took place not among states but within them. Estimates of deaths in China's Taiping Rebellion, which began in 1851 and lasted 13 years, range as high as 20 million. In the American Civil War some 600 thousand people lost their lives. In more recent history, forced collectivization and Stalin's purges eliminated five million Russians, and Hitler exterminated six million Jews. In some Latin American countries, coups d'etats and rebellions have been normal features of national life. Between 1948 and 1957, for example, 200 thousand Colombians were killed in civil strife. In the middle 19705 most inhabitants of ldi Amin's Uganda must have felt their lives becoming nasty, brutish, and short, quite as in Thomas Hobbes's state of nature. If such cases constitute aberrations, they are uncomfortably common ones. We easily lose sight of the fact that struggles to achieve and maintain power, to establish order, and to contrive a kind of justice within states, may be bloodier than wars among them.

Mối đe dọa bạo lực và việc sử dụng bạo lực thường xuyên được coi là đặc điểm để phân biệt quan hệ quốc tế với chính trị nội bộ. Nhưng trong lịch sử thế giới chắc chắn là phần lớn các nhà cầm quyền đã phải ghi nhớ rằng công dân của mình cũng có thể sử dụng vũ lực để chống lại hay lật đổ họ. Nếu tình trạng không có chính phủ đi kèm với mối đe dọa bạo lực, thì sự tồn tại của chính phủ cũng vậy. Một danh sách ngẫu nhiên những thảm kịch ở các quốc gia cũng có thể minh họa rõ nét điểm này. Những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong hàng trăm năm sau khi Napoleon bị đánh bại không diễn ra giữa các quốc gia mà lại ở trong lòng chúng. Ước tính số người chết trong cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc, bắt đầu năm 1851 và kéo dài trong 13 năm, là khoảng 20 triệu người. Trong nội chiến Mỹ khoảng 600 ngàn người đã mất mạng. Trong lịch sử hiện đại, quá trình tập thể hóa và thanh trừng của Stalin đã xóa sổ 5 triệu người Nga, và Hitler đã giết hại 6 triệu người Do Thái. Ở một số quốc gia Mỹ Latinh, các cuộc đảo chính và nổi dậy đã trở thành đặc trưng trong đời sống đất nước. Ví dụ, từ năm 1948 đến 1957, 200 ngàn người Colombia đã bị giết hại trong nội chiến. Vào giữa những năm 1970, phần lớn người Idi Amin ở Uganda hẳn là phải cảm thấy cuộc đời họ trở nên xấu xa, tàn bạo và ngắn ngủi giống như tình trạng tự nhiên mà Thomas Hobbes mô tả. Nếu những ví dụ trên chỉ là ngoại lệ, thì đó chính là những ngoại lệ phổ biến đến mức khó chịu. Chúng ta có thể dễ dàng quên mất sự thật rằng đấu tranh để giành và giữ quyền lực, để thiết lập trật tự, và để thực thi một kiểu công lý trong các quốc gia, có lẽ còn đẫm máu hơn chiến tranh giữa chúng với nhau.

If anarchy is identified with chaos, destruction, and death, then the distinction between anarchy and government does not tell us much. Which is more precarious: the life of a state among states, or of a government in relation to its subjects? The answer varies with time and place. Among some states at some times, the actual or expected occurrence of violence is low. Within some states at some times, the actual or expected occurrence of violence is high. The use of force, or the constant fear of its use, are not sufficient grounds for distinguishing international from domestic affairs. If the possible and the actual use of force mark both national and international orders, then no durable distinction between the two realms can be drawn in terms of the use or the nonuse of force. No human order is proof against violence.

Nếu vô chính phủ được định nghĩa là hỗn loạn, phá hủy, và chết chóc, thì sự phân biệt vô chính phủ với có chính phủ gần như chẳng nói lên điều gì. Cái nào bất ổn định hơn: đời sống của một quốc gia giữa các quốc gia khác, hay của một chính phủ trong quan hệ với các công dân của mình? Câu trả lời thay đổi tùy vào thời gian và không gian. Đôi khi, khả năng có bạo lực tiềm tàng hay trên thực tế giữa một vài quốc gia tại một vài thời điểm là khá thấp. Nhưng có lúc, khả năng này ở bên trong một vài quốc gia lại khá cao. Việc sử dụng vũ lực, hay nỗi sợ thường trực đối với việc này, không phải là nền tảng hiệu quả để phân biệt các mối quan hệ quốc tế với công việc quốc gia. Nếu việc sử dụng vũ lực tiềm tàng và trên thực tế tác động lên cả trật tự quốc gia và quốc tế, thì người ta sẽ chẳng rút ra được sự khác biệt đáng kể nào giữa hai địa hạt này trên phương diện sử dụng hay không sử dụng bạo lực. Không có trật tự nào của con người miễn nhiễm với bạo lực.

To discover qualitative differences between internal and external affairs one must look for a criterion other than the occurrence of violence. The distinction
between international and national realms of politics is not found in the use or the nonuse of force but in their different structures. But if the dangers of being Violently attacked are greater, say, in taking an evening stroll through downtown Detroit than they are in picnicking along the French and German border, what practical difference does the difference of structure make?  Nationally as internationally, contact generates conflict and at times issues in violence. The difference between national and international politics lies not in the use of force but in the different modes of organization for doing something about it. A government, ruling by some standard of legitimacy, arrogates to itself the right to use force-that is, to apply a variety of sanctions to control the use of force by its subjects. If some use private force, others may appeal to the government. A government has no monopoly on the use of force, as is all too evident. An effective government, however, has a monopoly on the legitimate use of force, and legitimate here means that public agents are organized to prevent and to counter the private use of force. Citizens need not prepare to defend themselves. Public agencies do that. A national system is not one of self-help. The international sys­
tem is.

Để khám phá ra những khác biệt về bản chất giữa chính trị quốc tế và chính trị nội địa người ta phải tìm kiếm một tiêu chí khác ngoài sự tồn tại của bạo lực. Sự khác biệt giữa các thể chế chính trị quốc gia và quốc tế không nằm ở chỗ sử dụng hay không sử dụng vũ lực mà ở khác biệt về cấu trúc. Nhưng nếu giả dụ như việc đi dạo đêm khuya trong trung tâm Detroit có nguy cơ bị tấn công bằng vũ lực lớn hơn so với việc đi picnic dọc biên giới Pháp – Đức, thì những khác biệt về cấu trúc thực sự tạo ra khác biệt gì trên thực tế? Dù là ở phạm vi quốc gia hay quốc tế, các mối tương tác cũng sản sinh ra mâu thuẫn, và thường phát sinh bạo lực. Sự khác biệt của chính trị quốc gia và quốc tế không nằm ở việc sử dụng vũ lực mà nằm ở sự khác biệt của các mô hình tổ chức liên quan đến nó. Một chính phủ, cai trị dựa trên một vài tiêu chuẩn về tính chính danh, tự cho mình quyền sử dụng vũ lực – để áp dụng một loạt các hình phạt nhằm kiểm soát việc sử dụng vũ lực của các công dân. Nếu một vài người sử dụng vũ lực với tư cách cá nhân, một số khác có thể tố cáo với chính phủ. Một điều quá rõ ràng là chính phủ không có độc quyền trong việc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, một chính phủ hiệu quả thì phải có độc quyền trong việc sử dụng vũ lực một cách hợp pháp, và hợp pháp ở đây có nghĩa là các cơ quan công quyền được tổ chức để ngăn chặn và chống lại việc cá nhân sử dụng vũ lực. Công dân không cần phải chuẩn bị bảo vệ mình, đó là việc của các cơ quan công quyền. Hệ thống quốc gia không phải là một hệ thống tự cứu. Hệ thống quốc tế mới có dạng như vậy.

2. INTERDEPENDENCE AND INTEGRATION

The political significance of interdependence varies depending on whether a realm is organized, with relations of authority specified and established, or remains formally unorganized. Insofar as a realm is formally organized, its units are free to specialize, to pursue their own interests without concern for developing the means of maintaining their identity and preserving their security in the presence of others. They are free to specialize because they have no reason to fear the increased interdependence that goes with specialization. If those who specialize most benefit most, then competition in specialization ensues. Goods are manufactured, grain is produced, law and order are maintained, commerce is conducted, and financial services are provided by people who ever more narrowly specialize. In simple economic terms, the cobbler depends on the tailor for his pants and the tailor on the cobbler for his shoes, and each would be ill-equiped without the services of the other. In simple political terms, Kansas depends on Washington for protection and regulation and Washington depends on Kansas for beef and wheat. In saying that in such situations interdependence is close, One need not maintain that the one part could not learn to live without the other. One need only say that the cost of breaking the interdependent relation would be high. Persons and institutions depend heavily on one another because of the different tasks they perform and the different goods they produce and exchange. The parts of a polity bind themselves together by their differences (d. Durkheim 1893, p.212).

2. Phụ thuộc lẫn nhau và thống nhất

Ý nghĩa chính trị của sự phụ thuộc lẫn nhau thay đổi tùy thuộc vào việc một hệ thống có được tổ chức với các mối quan hệ quyền lực cụ thể và chắc chắn, hay vẫn chưa được tổ chức chính thức. Đến khi nào hệ thống được tổ chức một cách chính thức thì các đơn vị của nó mới có thể tự do chuyên biệt hóa để theo đuổi các lợi ích của mình mà không phải lo lắng về việc phát triển các phương thức để duy trì bản sắc cũng như bảo tồn an ninh khi có sự tồn tại của các đối tượng khác. Chúng có thể tự do chuyên biệt hóa bởi vì chúng chẳng có lý do gì để sợ hãi sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng đi cùng với sự chuyên biệt hóa đó. Nếu những đơn vị chuyên biệt hóa nhiều nhất hưởng lợi nhiều nhất, thì sẽ xuất hiện cạnh tranh trong việc chuyên biệt hóa. Hàng hóa được sản xuất, lương thực được thu hoạch, luật lệ và trật tự được duy trì, thương mại được đảm bảo, và các dịch vụ tài chính được cung cấp bởi những người ngày càng chuyên biệt hóa sâu sắc hơn. Nói đơn giản về mặt kinh tế, người thợ đóng giày phụ thuộc vào thợ may để có cái quần, và thợ may phụ thuộc vào anh ta để có đôi giày, mỗi người sẽ không đủ phục trang nếu không có dịch vụ của người khác. Nói đơn giản về mặt chính trị, Kansas phụ thuộc vào sự bảo vệ và điều hành của Washington, và Washington phụ thuộc vào thịt bò và bột mì của Kansas. Khi nói rằng trong những tình huống như trên sự phụ thuộc lẫn nhau là rất sâu sắc, ta không cần phải nhắc lại rằng một bên sẽ không thể tồn tại được nếu không có bên kia. Ta chỉ phải nhấn mạnh rằng cái giá của việc phá vỡ thế phụ thuộc lẫn nhau sẽ khá cao. Con người và các tổ chức phụ thuộc nặng nề vào nhau chính bởi họ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau và sản xuất cũng như trao đổi các loại hàng hóa khác nhau. Các thành phần của một chính thể tự ràng buộc với nhau bởi chính sự khác biệt của chúng (cf. Durkheim 1893, trang 212).


Differences between national and international structures are reflected in the ways the units of each system define their ends and develop the means for reaching them. In anarchic realms, like units coact. In hierarchic realms, unlike units interact. In an anarchic realm, the units are functionally similar and tend to remain so. Uke units work to maintain a measure of independence and may even strive for autarchy. In a hierarchic realm, the units are differentiated, and they tend to increase the extent of their specialization. Differentiated units become closely interdependent, the more closely so as their specialization proceeds. Because of the difference of structure, interdependence within and interdependence among nations are two distinct concepts. So as to follow the logicians' admonition to keep a single meaning for a given term throughout one's discourse, I shall use "integration" to describe the condition within nations and "interdependence" to describe the condition among them.


Sự khác biệt giữa cấu trúc quốc gia và quốc tế được phản ảnh trong cách mà các đơn vị của mỗi hệ thống xác định mục tiêu và tiến hành các biện pháp để đạt được chúng. Trong thể chế vô chính phủ, các đơn vị giống nhau cùng hoạt động với nhau. Ở các thể chế có thứ bậc, các bộ phận không giống nhau tương tác với nhau. Trong một thể chế vô chính phủ, các bộ phận giống nhau về chức năng và có xu hướng duy trì điều này. Các đơn vị tương tự nhau cố gắng duy trì một mức độ độc lập nhất định và thậm chí nỗ lực để có được sự tự chủ. Trong một thể chế phân cấp, các bộ phận khác biệt nhau, và có xu hướng tăng mức độ chuyên biệt hóa. Các phần khác biệt trở nên phụ thuộc lẫn nhau càng chặt chẽ hơn khi quá trình chuyên biệt hóa ngày càng sâu sắc. Bởi sự khác biệt cấu trúc, sự phụ thuộc lẫn nhau bên trong quốc gia và giữa các quốc gia là hai khái niệm khác nhau. Theo lời khuyên của các nhà logic học rằng chỉ nên dùng một nội hàm duy nhất cho một khái niệm trong suốt cả luận đề, tôi sẽ sử dụng từ “thống nhất” để miêu tả tình trạng bên trong các quốc gia và “phụ thuộc lẫn nhau” dành cho tình trạng giữa chúng.

Although states are like units functionally, they differ vastly in their capabilities. Out of such differences something of a division of labor develops (see Chapter 9). The division of labor across nations, however, is slight in comparison with the highly articulated division of labor within them. Integration draws the parts of a nation closely together. Interdependence among nations leaves them loosely connected. Although the integration of nations is often talked about, it seldom takes place. Nations could mutually enrich themselves by further dividing not just the labor that goes into the production of goods but also some of the other tasks they perform, such as political management and military defense. Why does their integration not take place? The structure of international politics limits the cooperation of states in two ways.

Mặc dù các quốc gia là các đơn vị giống nhau về mặt chức năng, song chúng lại rất khác biệt về năng lực. Chính vì sự khác biệt năng lực trên mà xuất hiện một dạng phân chia lao động giữa các quốc gia. Tuy nhiên, sự phân chia lao động xuyên quốc gia này chẳng thể so sánh được với sự phân chia lao động cực kì nhịp nhàng trong lòng mỗi quốc gia. Sự thống nhất kéo các phần của một quốc gia lại gần nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia chỉ có thể khiến chúng liên kết với nhau một cách lỏng lẻo. Mặc dù người ta hay bàn tới sự thống nhất của các quốc gia nhưng chuyện đó rất hiếm khi xảy ra trên thực tế. Các quốc gia có thể cùng nhau thịnh vượng bằng cách phân công sâu sắc hơn, không chỉ trong khâu sản xuất hàng hóa, mà còn trong cả một số nhiệm vụ khác, như là quản lý chính trị và phòng vệ quân sự chẳng hạn. Vậy tại sao sự thống nhất giữa chúng không xảy ra? Cấu trúc của chính trị quốc tế giới hạn sự hợp tác của các quốc gia theo hai cách.

In a self-help system each of the units spends a portion of its effort, not in forwarding its own good, but in providing the means of protecting itself against
others. Specialization in a system of divided labor works to everyone's advantage, though not equally so. Inequality in the expected distribution of the increased product works strongly against extension of the division of labor internationally. When faced with the possibility of cooperating for mutual gain, states that feel insecure must ask how the gain will be divided. They are compelled to ask not 'Will both of us gain?" but 'Who will gain more?" If an expected
gain is to be divided, say, in the ratio of two to one, one state may use its disproportionate gain to implement a policy intended to damage or destroy the other. Even the prospect of large absolute gains for both parties does not elicit their cooperation so long as each fears how the other will use its increased capabilities. Notice that the impediments to collaboration may not lie in the character and the immediate intention of either party. Instead, the condition of insecurity-at the least, the uncertainty of each about the other's future intentions and actions works against their cooperation.


Trong một hệ thống tự cứu, mỗi đơn vị dành ra một phần nỗ lực, không phải để tăng cường sự thịnh vượng của mình, mà để chuẩn bị công cụ bảo vệ bản thân chống lại các đơn vị khác. Sự chuyên biệt hóa trong một hệ thống phân công lao động có lợi cho tất cả mọi người, mặc dù lợi ích phân phối không hoàn toàn bình đẳng. Sự thiếu công bằng trong phân phối các sản phẩm tăng thêm sẽ tác động cực kì tiêu cực đối với việc mở rộng phân công lao động quốc tế. Trước khả năng hợp tác vì lợi ích chung, các quốc gia cảm thấy mất an ninh sẽ phải tìm hiểu xem thành quả sẽ được phân chia ra sao. Họ bị thôi thúc không phải bởi câu hỏi “liệu có phải chúng ta cùng có lợi?” mà sẽ bởi câu hỏi “Ai sẽ có lợi hơn?” Ví dụ, nếu thành quả dự kiến được chia theo tỉ lệ 2:1, thì quốc gia lợi hơn có thể sử dụng thành quả được phân chia không cân đối này để thực thi một chính sách nhằm gây tổn thương hay phá hủy nước kia. Thậm chí cả triển vọng thu được lợi ích tuyệt đối lớn đối với cả hai bên cũng không khơi gợi được sự hợp tác của họ nếu như mỗi bên vẫn còn lo sợ không biết bên kia sẽ sử dụng nguồn lực tăng thêm vào việc gì. Cần nhớ rằng những trở ngại đối với hợp tác có lẽ không nằm ở đặc tính và ý định tức thời của cả hai bên. Thay vào đó, tình trạng mất an ninh – mà ở mức độ thấp nhất là việc mỗi bên không chắc chắn về ý định và hành động của bên kia trong tương lai – chống lại sự hợp tác của chúng.

In any self-help system, units worry about their survival, and the worry conditions their behavior. Oligopolistic markets limit the cooperation of firms in
much the way that international-political structures limit the cooperation of states. Within rules laid down by governments, whether firms survive and prosper depends on their own efforts. Firms need not protect themselves physically against assaults from other firms. They are free to concentrate on their economic interests. As economic entities, however, they live in a self-help world. All want to increase profits. If they run undue risks in the effort to do so, they must expect to suffer the consequences. As William FelIner says, it is "impossible to maximize joint gains without the collusive handling of all relevant variables."  And this can be accomplished only by "complete disarmament of the firms in relation to each other." But firms cannot sensibly disarm even to increase their profits. This statement qualifies, rather than contradicts, the assumption that firms aim at maximum profits. To maximize profits tomorrow as well as today, firms first have to survive. Pooling all resources implies, again as Fellner puts it, "discounting the future possibilities of all participating firms" (1949, p. 35). But the future cannot be discounted. The relative strength of firms changes over time in ways that cannot be foreseen. Firms are constrained to strike a compromise between maximizing their profits and minimizing the danger of their own demise. Each of two firms may be better off if one of them accepts compensation from the other in return for withdrawing from some part of the market. But a firm that accepts smaller markets in exchange for larger profits will be gravely disadvantaged if, for example, a price war should break out as part of a renewed struggle for markets. If possible, one must resist accepting smaller markets in return for larger profits (pp. 132, 217-18). "It is," Fellner insists, "not advisable to disarm in relation to one's rivals" (p. 199). Why not? Because "the potentiality of renewed warfare always exists" (p. 177). Fellner's reasoning is much like the reasoning that led Lenin to believe that capitalist countries would never be able to cooperate for their mutual enrichment in one vast imperialist enterprise. Like nations, oligopolistic firms must be more concerned with relative strength than with absolute advantage.


Trong bất kì hệ thống tự cứu nào, các đơn vị cũng đều lo lắng cho sự tồn tại của mình, và sự lo lắng này quy định hành vi của chúng. Thị trường độc quyền nhóm bán hạn chế sự hợp tác của các công ty rất giống với cách cấu trúc chính trị quốc tế hạn chế sự hợp tác giữa các quốc gia. Trong phạm vi luật lệ do chính phủ đặt ra, việc các hãng có tồn tại và phát triển hay không phụ thuộc vào nỗ lực tự thân của chúng. Các hãng không cần bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công vật lý từ các hãng khác. Họ có thể hoàn toàn tự do tập trung vào lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, là một thực thể kinh tế, họ cũng sống trong một thế giới tự cứu. Mọi hãng đều muốn tăng lợi nhuận. Nếu họ mạo hiểm quá mức vì điều này, họ phải lường trước hậu quả phải chịu. Như William Fellner đã nói: “không thể tối đa hóa lợi nhuận chung nếu không cùng nhau xử lý các biến số liên quan.” Và điều này lại chỉ có thể được thực hiện bằng cách “triệt để dỡ bỏ mọi vũ khí của các công ty trong quan hệ giữa chúng với nhau.” Nhưng các hãng không thể giải giáp một cách đáng kể ngay cả khi điều này giúp gia tăng lợi nhuận. Nhận định này phù hợp, chứ không mâu thuẫn, với giả định rằng các công ty có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để tối đa hóa lợi nhuận trong tương lai cũng như hiện tại, công ty trước hết phải tồn tại đã. Dùng hết mọi nguồn lực, lại cũng như Fellner đã nói, đồng nghĩa với “hạn chế các cơ hội trong tương lai của tất cả các hãng trên thị trường” (1949, p35). Nhưng tương lai không thể bị phớt lờ. Sức mạnh tương đối của các hãng thay đổi theo thời gian theo những cách mà người ta không thể dự đoán trước được. Các hãng buộc phải tìm được điểm cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và yêu cầu tối thiểu hóa nguy cơ sụp đổ. Một trong hai hãng có lẽ sẽ có lợi hơn hãng kia nếu một trong hai chấp nhận đền bù từ hãng kia để từ bỏ một phần nào đó của thị trường. Nhưng một hãng chấp nhận thị trường nhỏ hơn để thu lợi lớn hơn chắc chắn sẽ gặp bất lợi lớn nếu, giả dụ, cuộc chiến giá cả có thể bùng phát trong khuôn khổ một cuộc cạnh tranh thị trường mới. Nếu có thể, một công ty phải cố tránh việc chấp nhận thị phần nhỏ hơn để đổi lấy lợi nhuận lớn hơn (pp, 132, 217-18). Fellner nhấn mạnh rằng “thật là không khôn ngoan khi buông vũ khí trong mối quan hệ với đối thủ” (p.199). Tại sao lại không? Bởi vì “luôn có khả năng xảy ra một cuộc chiến mới” (p.177). Lập luận của Fellner cũng giống lý do khiến Lênin tin rằng các nước tư bản chủ nghĩa sẽ không bao giờ có thể hợp tác để cùng thịnh vượng trong thế giới đế quốc rộng lớn. Cũng giống như quốc gia, các hãng trong thị trường độc quyền nhóm bán phải lưu tâm tới sức mạnh tương đối nhiều hơn là lợi thế tuyệt đối.

A state worries about a division of possible gains that may favor others more than itself. That is the first way in which the structure of international politics limits the cooperation of states. A state also worries lest it become dependent on others through cooperative endeavors and exchanges of goods and services. That is the second way in which the structure of international politics limits the cooperation of states. The more a state specializes, the more it relies on others to supply the materials and goods that it is not producing. The larger a state's imports and exports, the more it depends on others. The world's well-being would be increased if an ever more elaborate division of labor were developed, but states would thereby place themselves in situations of ever closer interdependence. Some states may not resist that. For small and ill-endowed states the costs of doing 50 are excessively high. But states that can resist becoming ever more enmeshed with others ordinarily do so in either or both of two ways. States that are heavily dependent, or closely interdependent. worry about securing that which they depend on. The high interdependence of states means that the states in question experience, or are subject to, the common vulnerability that high interdependence entails. Like other organizations, states seek to control what they
depend on or to lessen the extent of their dependency. This simple thought explains quite a bit of the behavior of states: their imperial thrusts to widen the scope of their control and their autarchic strivings toward greater self-sufficiency.

Các quốc gia sẽ lo lắng về sự phân chia lợi nhuận khả dĩ nào vốn có thể làm lợi cho các nước khác nhiều hơn cho mình. Đó chính là cách đầu tiên mà hệ thống chính trị quốc tế hạn chế sự hợp tác giữa các quốc gia. Một quốc gia cũng lo sợ khả năng nó trở nên phụ thuộc vào các nước khác thông qua các nỗ lực hợp tác cũng như việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Đó là cách thứ hai mà hệ thống chính trị quốc tế hạn chế sự hợp tác giữa các quốc gia. Một quốc gia càng chuyên biệt hóa, thì nó càng phụ thuộc vào nguyên liệu và hàng hóa từ các nước ngoài mà bản thân nó không sản xuất được. Một quốc gia xuất nhập khẩu càng nhiều thì càng phụ thuộc vào các nước khác. Sự thịnh vượng của thế giới sẽ tăng lên nếu có sự phân chia lao động sâu sắc hơn, nhưng các quốc gia vì thế cũng sẽ đặt bản thân mình vào tình trạng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Một vài quốc gia có lẽ sẽ không phản đối điều này. Đối với những quốc gia nhỏ và yếu cái giá của việc làm vậy [chống lại toàn phân chia lao động quốc tế] cực kì cao. Nhưng các quốc gia có thể chống lại việc ngày càng bị trói buộc nhiều hơn vào các quốc gia khác bằng một hoặc cả hai cách sau. Các quốc gia phụ thuộc nặng nề, hay phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ, lo lắng cho sự an toàn của cái mà họ phụ thuộc vào. Sự phụ thuộc lẫn nhau cao độ giữa các quốc gia có nghĩa là các quốc gia này đang trải nghiệm, hay phải đối mặt với, tình trạng dễ bị tổn thương chung mà sự phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc mang lại. Như những tổ chức khác, nhà nước tìm cách kiểm soát cái mà chúng phụ thuộc vào hoặc tìm cách giảm bớt mức độ phụ thuộc. Suy nghĩ đơn thuần này lý giải khá nhiều về hành vi của các quốc gia: những cuộc tấn công mang tính đế quốc nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng và nỗ lực tự thân của họ để đạt được mức tự cung tự cấp.

Structures encourage certain behaviors and penalize those who do not respond to the encouragement. Nationally, many lament the extreme development of the division of labor, a development that results in the allocation of ever narrower tasks to individuals. And yet specialization proceeds, and its extent is a measure of the development of societies. In a formally organized realm a premium is put on each unit's being able to specialize in order to increase its value to others in a system of divided labor. The domestic imperative is "specialize"! Internationally, many lament the resources states spend unproductively for their own defense and the opportunities they miss to enhance the welfare of their people through cooperation with other states. And yet the ways of states change little. In an unorganized realm each unit's incentive is to put itself in a position to be able to take care of itself since no one else can be counted on to do so. The international imperative is "take care of yourself" I Some leaders of nations may understand that the well-being of all of them would increase through their participation in a fuller division of labor. But to act on the idea would be to act on a domestic imperative, an imperative that does not run internationally. What one might want to do in the absence of structural constraints is different from what one is encouraged to do in their presence. States do not willingly place themselves in situations of increased dependence. In a self-help system, considerations of security subordinate economic gain to political interest.


Cấu trúc hệ thống khuyến khích một số hành vi nhất định và trừng phạt những nhân tố không phản ứng theo hướng được khuyến khích. Ở khía cạnh quốc gia, nhiều người phê phán sự phát triển tột bậc của phân công lao động, một sự phát triển dẫn đến việc phân công những nhiệm vụ ngày càng cụ thể cho mỗi cá nhân. Nhưng quá trình chuyên biệt hóa vẫn tiếp diễn, và mức độ của nó là một thước đo sự phát triển của xã hội. Trong một thể chế được tổ chức một cách chính thống, phần thưởng được trao cho đơn vị có khả năng chuyên biệt hóa sao cho gia tăng giá trị của mình đối với những đơn vị khác trong hệ thống phân công lao động. Khẩu hiệu trong nước là “chuyên biệt hóa”! Về mặt quốc tế, nhiều người phê phán việc các quốc gia sử dụng nguồn lực một cách phi sản xuất để  bảo vệ bản thân và bỏ lỡ các cơ hội tăng thêm lợi ích cho nhân dân thông qua hợp tác với những quốc gia khác. Nhưng hành vi của các quốc gia vẫn thay đổi rất ít. Trong một thể chế không được tổ chức, lợi ích của mỗi đơn vị là phải tự đặt mình vào vị trí đủ để tự lo cho mình bởi vì không có ai khác có thể đảm nhiệm việc này. Khẩu hiệu quốc tế là “hãy tự chăm sóc mình”! Một vài lãnh đạo quốc gia có thể hiểu rằng sự thịnh vượng của tất cả sẽ tăng lên thông qua việc tham gia đầy đủ hơn vào phân công lao động. Nhưng làm theo ý này chính là hành động theo mô hình nội địa, một mẫu hình không phù hợp trên trường quốc tế. Cái mà người ta muốn làm khi không có những ràng buộc về cấu trúc khác với cái mà người ta được khuyến khích nên làm khi tồn tại những ràng buộc này. Các quốc gia không sẵn lòng đặt bản thân mình vào tình trạng ngày càng phụ thuộc. Trong một hệ thống tự cứu, các tính toán về an ninh đã làm giảm vai trò của lợi ích kinh tế so với lợi ích chính trị.

What each state does for itself is much like what all of the others are doing. They are denied the advantages that a full division of labor, political as well as economic, would provide. Defense spending, moreover, is unproductive for all and unavoidable for most. Rather than increased well-being, their reward is in the maintenance of their autonomy. States compete, but not by contributing their individual efforts to the joint production of goods for their mutual benefit. Here is a second big difference between international-political and economic systems, one which is discussed in part I, section 4, of the next chapter.

Những gì mỗi quốc gia làm cho bản thân mình rất giống với cái mà mọi quốc gia khác đều làm. Chúng không được nhận những lợi ích mà việc phân công lao động toàn diện, về chính trị cũng như kinh tế, có thể mang lại. Hơn nữa, chi tiêu quốc phòng hoàn toàn mang tính phi sản xuất nhưng cũng gần như là không thể tránh khỏi. Thay vì gia tăng thịnh vượng, cái mà chi tiêu quốc phòng đem lại là duy trì sự tự chủ. Các quốc gia cạnh tranh không phải bằng cách nỗ lực cùng sản xuất hàng hóa vì lợi ích chung. Đây chính là sự khác biệt lớn thứ hai giữa hệ thống kinh tế và chính trị quốc tế, vốn được trình bày ở phần 1, mục 4, của chương tiếp theo.

3. STRUCTURES AND STRATEGIES
That motives and outcomes may well be disjoined should now be easily seen. Structures cause actions to have consequences they were not intended to have. Surely most of the actors will notice that, and at least some of them will be able to figure out why. They may develop a pretty good sense of just how structures work their effects. Will they not then be able to achieve their original ends by appropriately adjusting their strategies? Unfortunately, they often cannot. To show why this is so I shall give only a few examples; once the point is made, the reader will easily think of others.


3. Cấu trúc và chiến lược
Hiện giờ ta có thể dễ dàng nhìn thấy rằng động lực và kết quả có thể hoàn toàn tách biệt nhau. Cấu trúc khiến nhiều hành vi có những kết quả không mong muốn. Chắc chắn phần lớn các chủ thể sẽ nhận thấy điều này, và ít nhất một vài trong số họ sẽ có khả năng hiểu tại sao. Họ có thể hiểu tương đối rõ  cấu trúc tạo ra những tác động như thế bằng cách nào. Thế thì liệu có khả năng họ vẫn không đạt được mục tiêu ban đầu cho dù điều chỉnh các chiến lược một cách phù hợp không? Thật không may, họ lại thường phải chấp nhận chuyện này. Để giải thích điều này tôi sẽ chỉ đưa ra một vài ví dụ; một khi luận điểm đã sáng tỏ, độc giả sẽ dễ dàng tìm được những ví dụ khác.

If shortage of a commodity is expected, all are collectively better off if they buy less of it in order to moderate price increases and to distribute shortages equitably. But because some will be better off if they lay in extra supplies quickly, all have a strong incentive to do so. If one expects others to make a run on a bank, one's prudent course is to run faster than they do even while knowing that if few others run, the bank will remain solvent, and if many run, it will fail. In such cases, pursuit of individual interest produces collective results that nobody wants, yet individuals by behaving differently will hurt themselves without altering outcomes. These two much used examples establish the main point. Some
courses of action I cannot sensibly follow unless you do too, and you and I cannot sensibly follow them unless we are pretty sure that many others will as well.

Nếu dự tính sẽ có tình trạng thiếu hụt một loại hàng hóa, mọi người đều cùng có lợi nếu họ mua ít hàng hóa đó hơn nhằm giảm việc tăng giá và chia đều sự thiếu thốn loại hàng hóa này. Nhưng bởi vì có một số người sẽ có lợi hơn nếu họ nhanh chóng tích trữ nguồn hàng, nên mọi người đều có động lực lớn để làm vậy. Nếu một người cho rằng những người khác sẽ đột ngột rút tiền gửi khỏi ngân hàng, hành vi khôn ngoan của người đó sẽ là rút nhanh hơn những người kia kể cả khi biết rằng nếu có một ít người rút tiền thì ngân hàng vẫn còn khả năng thanh khoản, song nếu nhiều người rút, ngân hàng sẽ sụp đổ. Trong những trường hợp này, theo đuổi lợi ích cá nhân đưa lại kết quả tập thể mà chẳng ai mong muốn, song cá nhân bằng cách hành xử khác sẽ tổn thương chính bản thân mình mà không thay đổi được kết quả. Hai ví dụ quá quen thuộc này đã nói lên vấn đề chính. Có một số hành động tôi không thể làm theo trừ khi bạn cũng làm thế, và bạn cùng với tôi cũng không thể hoàn toàn yên tâm làm điều đó nếu chúng ta không chắc chắn rằng nhiều người khác cũng sẽ làm như thế. Hãy đi sâu hơn vào vấn đề bằng cách nhìn nhận kĩ lưỡng hai ví dụ nữa.

Let us go more deeply into the problem by considering two further examples in some detail. Each of many persons may choose to drive a private car rather than take a train. Cars offer flexibility in scheduling and in choice of destination; yet at times,
in bad weather for example, railway passenger service is a much wanted convenience. Each of many persons may shop in supermarkets rather than at comer grocery stores. The stocks of supermarkets are larger, and their prices lower; yet at times the comer grocery store, offering, say, credit and delivery service, is a much wanted convenience. The result of most people usually driving their own cars and shopping at supermarkets is to reduce passenger service and to decrease the number of corner grocery stores. These results may not be what most people want. They may be willing to pay to prevent services from disappearing. And yet individuals can do nothing to affect the outcomes. Increased patronage would do it, but not increased patronage by me and the few others I might persuade to follow my example.

Mỗi người có thể chọn lái xe riêng hơn là đi xe lửa. Xe riêng có sự linh hoạt trong kế hoạch đi lại cũng như lựa chọn điểm đến; nhưng có nhiều khi, ví dụ như, trong lúc thời tiết xấu, dịch vụ vận chuyển hành khách của xe lửa lại tiện lợi hơn nhiều. Mỗi người có thể mua hàng ở siêu thị hơn là tại cửa hàng thực phẩm nhỏ ở góc phố. Hàng hóa ở siêu thị nhiều hơn, và rẻ hơn; nhưng có lúc dịch vụ thanh toán và vận chuyển của cửa hàng thực phẩm lại tiện lợi hơn nhiều. Kết quả là phần lớn mọi người lái xe riêng và mua hàng trong siêu thị làm giảm lượng hành khách đi xe lửa và số lượng cửa hàng thực phẩm. Kết quả này có lẽ không phải là cái nhiều người muốn. Họ có thể sẵn sàng trả tiền để những dịch vụ này không biến mất. Nhưng các cá nhân lại chẳng thể làm gì để thay đổi kết quả. Gia tăng lượng khách hàng [cho các dịch vụ trên] có thể thay đổi hiện trạng, tuy nhiên chỉ cố gắng của tôi và của một số ít người tôi có thể thuyết phục được thì không đủ.

We may well notice that our behavior produces unwanted outcomes, but we are also likely to see that such instances as these are examples of what Alfred E. Kahn describes as 'large" changes that are brought about by the accumulation of "small" decisions. In such situations people are victims of the "tyranny of small decisions," a phrase suggesting that "if one hundred consumers choose option x, and this causes the market to make decision X (where X equals 100 x), it is not necessarily true that those same consumers would have voted for that outcome if that large decision had ever been presented for their explicit consideration" (Kahn 1966, p. 523). If the market does not present the large question for decision, then individuals are doomed to making decisions that are sensible within their narrow contexts even though they know all the while that in making such decisions they are bringing about a result that most of them do not want. Either that or they organize to overcome some of the effects of the market by changing its structure-for example, by bringing consumer units roughly up to the size of the units that are making producers' decisions. This nicely makes the point: So long as one leaves the structure unaffected it is not possible for changes in the intentions and the actions of particular actors to produce desirable outcomes or to avoid undesirable ones. Structures may be changed, as just mentioned, by changing the distribution of capabilities across units. Structures may also be changed by imposing requirements where previously people had to decide for themselves. If some merchants sell on Sunday, others may have to do so in order to remain competitive even though most prefer a six-day week. Most are able to do as they please only if all are required to keep comparable hours. The only remedies for strong structural effects are structural changes.


Chúng ta đều có thể nhận thấy rằng các hành vi của chúng ta tạo ra những kết quả không mong đợi, song chúng ta cũng có thể nhìn thấy rằng những ví dụ như trên là các ví dụ mà Alfred E. Kahn mô tả là những thay đổi “lớn” được mang lại bởi tập hợp những quyết định “nhỏ”. Trong những tình huống như vậy con người là nạn nhân của “sự chuyên chế của các quyết định nhỏ”, một cụm từ thể hiện rằng “nếu một trăm khách hàng chọn phương án x, và điều này khiến cho thị trường đưa ra quyết định X (trong đó X bằng 100x), thì không nhất thiết là chính những khách hàng này sẽ đều lựa chọn kết quả này nếu quyết định X đã từng được đưa ra rõ ràng để họ cân nhắc từ trước” (Kahn 1966, p. 523). Nếu thị trường không đưa ra câu hỏi lớn để các cá nhân ra quyết định, thì các cá nhân bị buộc phải đưa ra quyết định hợp lý dựa trên bối cảnh hạn hẹp của họ mặc dù họ biết rõ rằng khi đưa ra các quyết định này họ đang mang lại một kết quả mà phần lớn họ không mong muốn. Hoặc là vậy hoặc là họ tổ chức để vượt qua một số ảnh hưởng của thị trường bằng cách thay đổi cấu trúc của nó – ví dụ, bằng cách đoàn kết thành một đơn vị tiêu dùng lớn có sức nặng ngang với các đơn vị sản xuất. Đây chính là điểm mấu chốt: khi cấu trúc không bị tác động thì không thể thay đổi ý định và hành động của các chủ thể cụ thể hướng tới kết quả mong đợi hay tránh những kết quả không mong muốn. Cấu trúc có thể bị thay đổi, như vừa nói, bằng cách thay đổi sự phân phối khả năng giữa các đơn vị. Cấu trúc cũng có thể bị thay đổi bằng cách thiết lập quy định chung tại các lĩnh vực mà trước đấy mỗi người phải tự quyết định lấy. Nếu một vài người bán lẻ làm việc ngày chủ nhật, những người khác có lẽ cũng sẽ phải làm vậy để duy trì cạnh tranh kể cả khi hầu hết mọi người thích làm việc chỉ 6 ngày một tuần thôi. Phần lớn có thể làm như họ mong muốn chỉ khi tất cả được yêu cầu làm việc với số giờ tương đương nhau. Biện pháp duy nhất để khắc phục các tác động mạnh mẽ do cấu trúc gây ra chính là thay đổi cấu trúc đó.


Structural constraints cannot be wished away, although many fail to understand this. In every age and place, the units of self-help systems-nations, corporations, or whatever-are told that the greater good, along with their own, requires them to act for the sake of the system and not for their own narrowly
defined advantage. In the 19505, as fear of the world's destruction in nuclear war grew, some concluded that the alternative to world destruction was world disarmament. In the 19705, with the rapid growth of population, poverty, and pollution, some concluded, as one political scientist put it, that "states must meet the needs of the political ecosystem in its global dimensions or court annihilation" (Sterling 1974, p. 336). The international interest must be served; and if that means anything at all, it means that national interests are subordinate to it. The problems are found at the global level. Solutions to the problems continue to depend on national policies. What are the conditions that would make nations more or less willing to obey the injunctions that are so often laid on them? How can they resolve the tension between pursuing their own interests and acting for the sake of the system? No one has shown how that can be done, although many wring their hands and plead for rational behavior. The very problem, however, is that rational behavior, given structural constraints, does not lead to the wanted results. With each country constrained to take care of itself, no one can take care of the system. *

Nhưng chẳng thể tự huyễn hoặc rằng các hạn chế do cấu trúc gây ra có thể bị xóa bỏ dễ dàng, mặc dầu nhiều người có thể không hiểu điều này. Ở mọi nơi, vào mọi lúc, các đơn vị của hệ thống tự cứu – quốc gia, tập đoàn, hay bất cứ cái gì – được thuyết phục rằng lợi ích lớn hơn, bao gồm cả phần của riêng họ, đòi hỏi họ hành động vì hệ thống đó mà không phải vì lợi ích hạn hẹp của họ. Vào những năm 1950, khi nỗi sợ hãi thế giới có thể bị hủy diệt trong chiến tranh hạt nhân tăng lên, một số người kết luận rằng biện pháp để không bị phá hủy là giải trừ quân bị trên toàn thế giới. Vào những năm 1970, cùng với sự bùng nổ dân số, nghèo đói, và ô nhiễm, một số người lại kết luận, như các nhà khoa học chính trị đã nói, rằng “các quốc gia phải đáp ứng nhu cầu của hệ sinh thái chính trị dưới góc độ toàn cầu hoặc là đi đến diệt vong” (Sterling 1974, p.336). Lợi ích quốc tế phải được đáp ứng; và nếu điều này có một ý nghĩa gì đó, thì nó có nghĩa là lợi ích quốc gia chỉ là thứ yếu so với lợi ích quốc tế. Vấn đề xuất hiện ở cấp độ toàn cầu. Các giải pháp cho những vấn đề này tiếp tục phụ thuộc vào chính sách quốc gia. Đâu là điều kiện khiến cho các quốc gia sẵn sàng không nhiều thì ít tuân thủ các nghĩa vụ thường được áp đặt lên họ? Làm thế nào họ có thể giải quyết mâu thuẫn giữa việc theo đuổi lợi ích bản thân và hành động vì cả hệ thống? Chưa có ai từng chỉ ra phải làm thế như thế nào, mặc dù nhiều người đã hô hào kêu gọi những hành động duy lý. Tuy nhiên, vấn đề chính là cái hành vi duy lý đó, đặt trong các ràng buộc cấu trúc, không dẫn tới những kết quả mong đợi. Với mỗi quốc gia bị trói buộc bởi việc phải tự lo cho mình, không ai có thể quan tâm tới hệ thống.[1]

*Put differently, states face a "prisoners' dilemma." If each of two parties follows his own interest, both end up worse off than if each acted to achieve joint interests. For thorough examination of the logic of such situations, see Snyder and Diesing 1977; for brief and sug­gestive international applications, see Jervis, January 1978.

*Nói cách khác, các quốc gia phải đối mặt với thế lưỡng nan của người tù. Nếu mỗi người đi theo lợi ích của bản thân, cả hai sẽ có kết quả tệ hơn so với nếu họ hành động nhằm đạt lợi ích chung. Đối với việc nghiên cứu kĩ lưỡng logic của tình huống này, xem Snyder và Diesing 1977; để tóm tắt và gợi ý áp dụng vào thực tiễn quốc tế, xem Jervis, January 1978.

A strong sense of peril and doom may lead to a clear definition of ends that must be achieved. Their achievement is not thereby made possible. The possibility of effective action depends on the ability to provide necessary means. It depends even more so on the existence of conditions that permit nations and other organizations to follow appropriate policies and strategies. World-shaking problems cry for global solutions, but there is no global agency to provide them. Necessities do not create possibilities. Wishing that final causes were efficient ones does not make them so.

Ý thức về các nguy cơ và đe dọa có thể đưa đến sự xác định rõ ràng các mục đích cần phải đạt được. Tuy nhiên việc đạt được các mục tiêu này là không khả thi. Khả năng hành động hiệu quả phụ thuộc vào khả năng cung cấp các phương tiện cần thiết. Điều này còn phụ thuộc nhiều hơn vào sự tồn tại của các điều kiện cho phép quốc gia và các tổ chức khác theo đuổi các chính sách và chiến lược phù hợp. Các vấn đề có tác động tới toàn thế giới đòi hỏi các giải pháp mang tính toàn cầu, nhưng không có cơ quan toàn cầu nào cung cấp các giải pháp này. Nhu cầu không tạo ra khả năng. Mong ước rằng mục đích cao cả giúp quy tụ được các phương tiện cần thiết trên thực tế lại không đúng.

Great tasks can be accomplished only by agents of great capability. That is why states, and especially the major ones, are called on to do what is necessary for the world's survival. But states have to do whatever they think necessary for their own preservation, since no one can be relied on to do it for them. Why the advice to place the international interest above national interests is meaningless can be explained precisely in terms of the distinction between micro- and macrotheories. Among economists the distinction is well understood. Among political scientists it is not. As I have explained, a microeconomic theory is a theory of the market built up from assumptions about the behavior of individuals. The theory shows how the actions and interactions of the units form and affect the market and how the market in turn affects them. A macrotheory is a theory about the national economy built on supply, income, and demand as systemwide aggregates. The theory shows how these and other aggregates are interconnected and indicates how changes in one or some of them affect others and the performance of the economy. In economics, both micro- and macrotheories deal with large realms. The difference between them is found not in the size of the objects of study, but in the way the objects of study are approached and the theory to explain them is constructed. A macrotheory of international politics would show how the international system is moved by system-wide aggregates. One can imagine what some of them might be-amount of world GNP, amount of world imports and exports, of deaths in war, of everybody's defense spending, and of migration, for example. The theory would look something like a macroeconomic theory in the style of John Maynard Keynes, although it is hard to see how the international aggregates would make much sense and how changes in one or some of them would produce changes in others. I am not saying that such a theory cannot be constructed, but only that I cannot see how to do it in any way that might be useful. The decisive point, anyway, is that a macrotheory of international politics would lack the practical implications of macroeconomic theory. National governments can manipulate system-wide economic variables. No agencies with comparable capabilities exist internationally. Who would act on the possibilities of adjustment that a macrotheory of international politics might reveal? Even were such a theory available, we would still be stuck with nations as the only agents capable of acting to solve global problems. We would still have to revert to a micropolitical approach in order to examine the conditions that make benign and effective action by states separately and collectively more or less likely.

Các nhiệm vụ lớn chỉ có thể được thực hiện bởi các tác nhân có năng lực lớn. Đó là lý do tại sao các quốc gia, và đặc biệt là các nước lớn, được kêu gọi làm điều gì đó cần thiết cho sự tồn tại của thế giới. Nhưng các quốc gia cần phải làm bất cứ điều gì mà họ thấy cần thiết cho sự tồn vong của mình, bởi vì họ chẳng thể trông chờ vào các nước khác. Tại sao lời khuyên đặt lợi ích quốc tế lên trên lợi ích quốc gia là vô nghĩa có thể được lý giải chính xác bằng sự khác biệt giữa các lý thuyết vi mô và vĩ mô. Các nhà kinh tế hiểu rất rõ sự khác biệt này. Các nhà chính trị thì lại không. Như tôi vừa giải thích, lý thuyết kinh tế vi mô là lý thuyết về thị trường xây dựng trên giả định về hành vi của các cá nhân. Lý thuyết này chỉ ra các hành động và tương tác của các đơn vị tạo dựng và ảnh hưởng đến thị trường như thế nào và làm thế nào mà thị trường ảnh hưởng lại họ. Một lý thuyết vĩ mô là một lý thuyết về nền kinh tế quốc gia xây dựng trên cung, cầu và thu nhập như là các thông số hệ thống. Lý thuyết này chỉ ra cách mà những thông số trên cùng các thông số khác liên kết với nhau và làm thế nào mà những thay đổi ở một hay một số có thể ảnh hưởng tới các thông số khác và tới cả nền kinh tế. Trong kinh tế học, cả lý thuyết vi mô và vĩ mô đều nghiên cứu các mẫu hình rộng lớn. Sự khác biệt giữa chúng không phải là ở quy mô của đối tượng nghiên cứu, mà ở cách tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và xây dựng lý thuyết để giải thích chúng. Một lý thuyết vĩ mô về chính trị quốc tế cần chỉ ra được hệ thống quốc tế bị tác động bởi các thông số hệ thống như thế nào. Người ta có thể hình dung ra đâu là những thông số này – ví dụ như tổng lượng GNP toàn cầu, tổng lượng xuất nhập khẩu của thế giới, con số tử vong trong chiến tranh, tổng ngân sách quốc phòng của các quốc gia, và số lượng di cư chẳng hạn. Lý thuyết này quan niệm mọi thứ theo cách của một lý thuyết kinh tế vĩ mô kiểu John Maynard Keynes, mặc dù khó có thể nắm bắt được làm thế nào mà những thông số trên có thể có một ý nghĩa nào đó, và làm sao mà những thay đổi trong một hay một số thông số lại có thể tạo ra thay đổi ở phần còn lại. Tôi không nói rằng không thể xây dựng được những lý thuyết như thế, chỉ là tôi không thể nhìn thấy cách làm được điều đó theo bất cứ phương pháp nào có vẻ có hiệu quả. Dù sao thì điều quan trọng là một lý thuyết vĩ mô về chính trị quốc tế sẽ không có các ứng dụng thực tiễn như của lý thuyết kinh tế vĩ mô. Các chính quyền quốc gia có thể điều chỉnh các biến số kinh tế hệ thống (trong nước). Không một cơ quan nào có khả năng tương xứng tồn tại ở phạm vi quốc tế. Ai có thể hành động theo những khả năng biến đổi được một lý thuyết vĩ mô về chính trị quốc tế chỉ ra? Ngay cả khi một lý thuyết như thế có thực, chúng ta vẫn sẽ bị vướng mắc ở chỗ quốc gia là đơn vị duy nhất có khả năng hành động để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Chúng ta vẫn sẽ phải quay về với cách tiếp cận chính trị vi mô nhằm kiểm nghiệm các điều kiện làm cho các hành động đơn lẻ hay tập thể của các quốc gia có ích và hiệu quả.

Some have hoped that changes in the awareness and purpose, in the organization and ideology, of states would change the quality of international life. Over the centuries states have changed in many ways, but the quality of internationallife has remained much the same. States may seek reasonable and worthy ends, but they cannot figure out how to reach them. The problem is not in their stupidity or ill will, although one does not want to claim that those qualities are lacking. The depth of the difficulty is not understood until one realizes that intelligence and goodwill cannot discover and act on adequate programs. Early in this century Winston Churchill observed that the British-German naval race promised disaster and that Britain had no realistic choice other than to run it. States facing global problems are like individual consumers trapped by the "tyranny of small decisions." States, like consumers, can get out of the trap only by changing the structure of their field of activity. The message bears repeating: The only remedy for a strong structural effect is a structural change.

Có người đã hi vọng rằng những thay đổi trong nhận thức và mục đích, trong hình thái tổ chức và ý thức hệ của quốc gia sẽ thay đổi chất lượng đời sống quốc tế. Qua hàng thế kỉ các quốc gia đã thay đổi rất nhiều, nhưng chất lượng của đời sống quốc tế vẫn như vậy. Các quốc gia có thể theo đuổi các lợi ích hợp lý và đáng giá, nhưng họ không thể hiểu làm sao để đạt được chúng. Vấn đề không phải do họ ngu dốt hay có mục đích xấu, mặc dù người ta không muốn thừa nhận rằng những phẩm chất đó đang thiếu. Người ta sẽ không hiểu được mức độ khó khăn của việc này cho đến khi nhận ra rằng sự thông thái và mục đích tốt không thể có được và đi theo những quy trình hợp lý. Đầu thế kỉ này [thế kỉ 20] Winston Churchill đã nhận định rằng cuộc chạy đua hải quân Anh – Đức báo trước thảm họa và rằng Anh không có lựa chọn thực tế nào ngoài việc tham gia cuộc đua này. Các quốc gia khi đối mặt với các vấn đề toàn cầu cũng giống những người mua hàng đơn lẻ bị trói buộc trong “sự chuyên chế của các quyết định nhỏ.” Các quốc gia, cũng giống như người mua hàng, chỉ có thể ra khỏi cái bẫy này bằng cách thay đổi cấu trúc của lĩnh vực hoạt động của họ. Thông điệp lại được lặp lại: cứu cánh duy nhất để khắc phục hiệu ứng cấu trúc mạnh chính là một sự thay đổi về cấu trúc.

4. THE VIRTUES OF ANARCHY

To achieve their objectives and maintain their security, units in a condition of anarchy-be they people, corporations, states, or whatever-must rely on the means they can generate and the arrangements they can make for themselves. Self-help is necessarily the principle of action in an anarchic order. A self-help situation is one of high risk-of bankruptcy in the economic realm and of war in a world of free states. It is also one in which organizational costs are low. Within an economy or within an international order, risks may be avoided or lessened by moving from a situation of coordinate action to one of super- and subordination, that is, by erecting agencies with effective authority and extending a system of rules. Government emerges where the functions of regulation and management themselves become distinct and specialized tasks. The costs of maintaining a hierarchic order are frequently ignored by those who deplore its absence. Organizations have at least two aims: to get something done and to maintain themselves as organizations. Many of their activities are directed toward the second purpose. The leaders of organizations, and political leaders preeminently, are not masters of the matters their organizations deal with. They have become leaders not by being experts on one thing or another but by excelling in the organizational arts in maintaining control of a group's members, in eliciting predictable and satisfactory efforts from them, in holding a group together. In making political decisions, the first and most important concern is not to achieve the aims the members of an organization may have but to secure the continuity and health of the organization itself (d. Diesing 1962, pp. 198-204; Downs 1967, pp. 262-70). Along with the advantages of hierarchic orders go the costs. In hierarchic orders, moreover, the means of control become an object of struggle. Substantive issues become entwined with efforts to influence or control the controllers. The hierarchic ordering of politics adds one to the already numerous objects of struggle, and the object added is at a new order of magnitude.

4. Công dụng của tình trạng vô chính phủ

Để thực hiện được các mục tiêu và bảo đảm an ninh của mình, các đơn vị trong điều kiện vô chính phủ – dù là con người, các công ty, quốc gia, hay bất cứ cái gì – phải phụ thuộc vào các biện pháp mà họ có thể tiến hành và những thỏa thuận của riêng mình. Tự cứu là nguyên tắc hành động cần thiết trong một trật tự vô chính phủ. Một tình thế tự cứu là một tình thế có nguy cơ cao – phá sản trong lĩnh vực kinh tế và chiến tranh trong thế giới của các quốc gia tự do. Đó cũng là tình huống mà chi phí tổ chức thấp. Trong nền kinh tế hay trong trật tự quốc tế, người ta có thể tránh hay giảm thiểu nguy cơ bằng cách chuyển từ tình trạng hợp tác sang một tình trạng quan hệ có thứ bậc, có nghĩa là, bằng cách thành lập những cơ quan có thẩm quyền thực tế và thiết lập một hệ thống luật lệ. Chính phủ xuất hiện khi mà bản thân các chức năng điều hành và quản lý trở thành các nhiệm vụ độc lập và chuyên biệt. Những người chỉ trích sự thiếu vắng của một trật tự thứ bậc thường phớt lờ cái giá của việc duy trì trật tự này. Các thiết chế có ít nhất hai mục tiêu: thực hiện một mục tiêu nào đó và tiếp tục tồn tại với tư cách là một tổ chức. Nhiều trong số các hoạt động của chúng trực tiếp hướng tới mục tiêu thứ hai. Các nhà lãnh đạo của tổ chức, đặc biệt là các lãnh đạo chính trị, không phải là bậc thầy trong các vấn đề mà tổ chức của họ phải giải quyết. Họ trở thành lãnh đạo không phải vì họ là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó mà do họ tỏ ra vượt trội trong nghệ thuật tổ chức – trong việc duy trì quyền kiểm soát với thành viên của một nhóm, trong việc phát huy các nỗ lực có thể dự đoán và đáng hài lòng từ phía thành viên, trong việc duy trì đoàn kết. Khi đưa ra các quyết định chính trị, mối quan tâm đầu tiên và quan trọng nhất không phải là đạt được mục đích của các thành viên mà là bảo vệ sự tồn tại và sức khỏe của tổ chức (cf. Diesing 1962, pp 198-204, Downs 1967, pp 262-70).
Các lợi thế của trật tự có thứ bậc luôn đi kèm với một cái giá nhất định. Hơn nữa, trong trật tự thứ bậc, các phương tiện kiểm soát trở thành mục tiêu tranh chấp. Các vấn đề thực chất lẫn lộn với các nỗ lực gây ảnh hưởng lên hay kiểm soát phương tiện kiểm soát. Việc sắp xếp trật tự phân cấp trong chính trị bổ sung thêm một đối tượng vào số đối tượng vốn đã rất nhiều của cuộc tranh chấp, đối tượng thêm vào đó lại được sắp xếp theo một trật tự dựa trên tầm quan trọng mới.

If the risks of war are unbearably high, can they be reduced by organizing to manage the affairs of nations? At a minimum, management requires controlling the military forces that are at the disposal of states. Within nations, organizations have to work to maintain themselves. As organizations, nations, in working to maintain themselves, sometimes have to use force against dissident elements and areas. As hierarchical systems, governments nationally or globally are disrupted by the defection of major parts. In a society of states with little coherence, attempts at world government would founder on the inability of an emerging cen­tral authority to mobilize the resources needed to create and maintain the unity of
the system by regulating and managing its parts. The prospect of world government would be an invitation to prepare for world civil war. This calls to mind Milovan Djilas's reminiscence of World War II. According to him, he and many Russian soldiers in their wartime discussions came to believe that human struggles would acquire their ultimate bitterness if all men were subject to the same social system, "for the system would be untenable as such and various sects would undertake the reckless destruction of the human race for the sake of its greater 'happiness' " (1962, p. 50). States cannot entrust managerial powers to a central agency unless that agency is able to protect its client states. The more powerful the clients and the more the power of each of them appears as a threat to the others, the greater the power lodged in the center must be. The greater the power of the center, the stronger the incentive for states to engage in a struggle to control it.

Nếu nguy cơ chiến tranh cao đến không kham nổi, liệu có thể giảm thiểu được nguy cơ này bằng cách tổ chức quản lý quan hệ giữa các quốc gia? Ít nhất, quản lý đòi hỏi kiểm soát các lực lượng quân sự mà các quốc gia có trong tay. Bên trong các quốc gia, các tổ chức phải tự duy trì bản thân mình. Giống như các tổ chức, các quốc gia, trong quá trình tự duy trì, đôi khi cũng phải dùng vũ lực chống lại các nhân tố và khu vực ly khai. Với tư cách là một hệ thống phân cấp, chính phủ một nước sẽ bị sụp đổ cả trên bình diện quốc gia lẫn toàn cầu khi bị ly khai bởi các bộ phận lớn cấu thành chính nó. Trong một xã hội bao gồm các quốc gia có mức độ liên kết kém, nỗ lực thiết lập chính phủ thế giới thất bại bởi vì một chính quyền trung ương như vậy không có khả năng huy động các nguồn lực cần thiết để tạo ra và duy trì sự thống nhất của hệ thống thông qua việc điều chỉnh và quản lý các bộ phận cấu thành. Triển vọng về chính phủ thế giới sẽ là lời kêu gọi chuẩn bị nội chiến thế giới. Điều này gợi nhớ đến những kí ức của Milovan Djilas về Thế chiến thứ 2. Theo ông, ông và nhiều người lính Nga khác trong những cuộc thảo luận thời chiến đã tin rằng chiến tranh của loài người sẽ đạt đến mức độ khốc liệt nhất nếu mọi người đều là bộ phận của một hệ thống xã hội chung, “bởi vì không thể duy trì một hệ thống như thế và các phe phái sẽ hủy diệt nhân loại để theo đuổi “hạnh phúc” lớn nhất của chính mình” (1962, p50). Các quốc gia không thể trao quyền lực quản lý cho một cơ quan trung ương trừ phi cơ quan này có khả năng bảo vệ những quốc gia này. Các quốc gia càng có nhiều quyền lực và sức mạnh mà có vẻ sẽ tạo ra đe dọa đối với những nước khác bao nhiêu, thì sức mạnh của trung ương phải càng lớn bấy nhiêu. Quyền lực của trung ương càng lớn thì các quốc gia lại càng có động lực dấn thân vào cuộc tranh đấu để kiểm soát quyền lực này.

States, like people, are insecure in proportion to the extent of their freedom. If freedom is wanted, insecurity must be accepted. Organizations that establish relations of authority and control may increase security as they decrease freedom. If might does not make right, whether among people or states, then some institution or agency has intervened to lift them out of nature's realm. The more influential the agency, the stronger the desire to control it becomes. In contrast, units in an anarchic order act for their own sakes and not for the sake of preserving an organization and furthering their fortunes within it. Force is used for one's own interest. In the absence of organization, people or states are free to leave one another alone. Even when they do not do so, they are better able, in the absence of the politics of the organization, to concentrate on the politics of the problem and to aim for a minimum agreement that will permit their separate existence rather than a maximum agreement for the sake of maintaining unity. Ifmight decides, then bloody struggles over right can more easily be avoided.

Các quốc gia, cũng giống như con người, bị mất an ninh tương ứng với mức độ tự do có được. Nếu người ta muốn tự do, thì người ta phải chấp nhận không an toàn. Các tổ chức thiết lập những quan hệ quyền lực và kiểm soát có thể tăng cường an ninh bằng việc giảm mức độ tự do. Nếu sức mạnh không tạo ra quyền lực, dù là giữa con người hay giữa các quốc gia, thì tức là một vài thể chế hay cơ quan đã can thiệp để đưa con người hay quốc gia ra khỏi tình trạng tự nhiên. Cơ quan đó càng có ảnh hưởng lớn thì tham vọng kiểm soát nó càng lớn. Ngược lại, các đơn vị trong trật tự vô chính phủ hành động vì bản thân và không nhằm duy trì một tổ chức và đặt tương lai của mình trong tay tổ chức đó. Vũ lực được sử dụng vì lợi ích cá nhân. Khi không có một tổ chức, con người hay quốc gia tự do bỏ mặc chủ thể khác. Ngay cả khi họ không làm thế, do thiếu các chính sách của một tổ chức trung ương, họ hoàn toàn có thể tập trung vào các chính sách để giải quyết một vấn đề cụ thể và chỉ chấp thuận một thỏa thuận tối thiểu cho phép các chủ thể tồn tại độc lập thay vì một thỏa hiệp tối đa vì mục tiêu duy trì sự thống nhất. Nếu sức mạnh định đoạt mọi thứ sẽ dễ dàng tránh được những cuộc tranh đấu đẫm máu vì quyền lực hơn.


Nationally, the force of a government is exercised in the name of right and justice. Internationally, the force of a state is employed for the sake of its own protection and advantage. Rebels challenge a government's claim to authority; they question the rightfulness of its rule. Wars among states cannot settle questions of authority and right; they can only determine the allocation of gains and losses among contenders and settle for a time the question of who is the stronger. Nationally, relations of authority are established. Internationally, only relations of strength result. Nationally, private force used against a government threatens the political system. Force used by a state-a public body-is, from the international perspective, the private use of force; but there is no government to overthrow and no governmental apparatus to capture. Short of a drive toward world hegemony, the private use of force does not threaten the system of international politics, only some of its members. War pits some states against others in a struggle among similarly constituted entities. The power of the strong may deter the weak from asserting their claims, not because the weak recognize a kind of rightfulness of rule on the part of the strong, but simply because it is not sensible to tangle with them. Conversely, the weak may enjoy considerable freedom of action if they are so far removed in their capabilities from the strong that the latter are not much bothered by their actions or much concerned by marginal increases in their capabilities.

Ở phạm vi quốc gia, vũ lực của chính phủ được sử dụng dưới danh nghĩa quyền và công lý. Ở phạm vi quốc tế, vũ lực của một quốc gia được thực thi vì quyền lợi và an ninh của bản thân nó. Các nhóm nổi dậy thách thức quyền lãnh đạo của một chính phủ: họ nghi ngờ tính hợp pháp của quyền lực chính phủ hiện hành. Chiến tranh giữa các quốc gia không thể giải quyết vấn đề về quyền và chính quyền; chúng chỉ có thể xác định xem các đối thủ được hay mất và trả lời câu hỏi ai là kẻ mạnh hơn cho một thời kỳ nhất định. Ở phạm vi quốc gia, quan hệ giữa chính quyền và người dân được thiết lập. Ở phạm vi quốc tế, chỉ có quan hệ giữa kẻ mạnh và kẻ yếu tồn tại. Ở phạm vi quốc gia, vũ lực cá nhân được sử dụng chống lại chính quyền sẽ đe dọa hệ thống chính trị. Từ góc độ quốc tế, vũ lực sử dụng bởi một quốc gia – một thực thể công quyền – tương tự với vũ lực cá nhân; nhưng chẳng có chính phủ nào để lật đổ và cũng không có bộ máy chính phủ nào để kiểm soát. Khi không có tham vọng đối với bá quyền thế giới, việc sử dụng vũ lực cá nhân không đe dọa hệ thống chính trị quốc tế, mà chỉ đe dọa một vài thành viên trong số đó. Chiến tranh đẩy một số quốc gia đối đầu với một số khác trong một cuộc chiến giữa những chủ thể tương tự nhau. Quyền lực của kẻ mạnh có thể ngăn kẻ yếu theo đuổi tham vọng của mình, không phải bởi vì kẻ yếu thừa nhận tính hợp pháp của quyền lực kẻ mạnh, mà đơn giản bởi vì đối đấu với họ là thiếu khôn ngoan. Ngược lại, kẻ yếu có thể có hành động tương đối tự do nếu kẻ yếu tránh xa kẻ mạnh nhất có thể được sao cho kẻ mạnh không bận tâm lắm tới hành động của kẻ yếu hay không quan tâm lắm tới việc khả năng của họ tăng lên chút đỉnh.


National politics is the realm of authority, of administration, and of law. International politics is the realm of power, of struggle, and of accommodation. The international realm is preeminently a political one. The national realm is variously described as being hierarchic, vertical, centralized, heterogeneous, directed, and contrived; the international realm, as being anarchic, horizontal, decentralized, homogeneous, undirected, and mutually adaptive. The more centralized the order, the nearer to the top the locus of decisions ascends. Internationally, decisions are made at the bottom level, there being scarcely any other. In the vertical horizontal dichotomy, international structures assume the prone position. Adjustments are made internationally, but they are made without a formal or authoritative adjuster. Adjustment and accommodation proceed by mutual adaptation (d. Barnard 1948, pp. 148-52; Polanyi 1941, pp. 428-56). Action and reaction, and reaction to the reaction, proceed by a piecemeal process. The parties feel each other out, so to speak, and define a situation simultaneously with its development. Among coordinate units, adjustment is achieved and accommodations arrived at by the exchange of "considerations," in a condition, as Chester Barnard put it, "in which the duty of command and the desire to obey are essentially absent" (pp. 150-51). Where the contest is over considerations, the parties seek to maintain or improve their positions by maneuvering, by bargaining, or by fighting. The manner and intensity of the competition is determined by the desires and the abilities of parties that are at once separate and interacting. Whether or not by force, each state plots the course it thinks will best serve its interests.


Chính trị quốc gia là lĩnh vực của thẩm quyền, quản lý, và của luật pháp. Chính trị quốc tế là lĩnh vực của quyền lực, tranh đấu và thỏa hiệp. Lãnh địa quốc tế trước hết là một lãnh địa chính trị. Lãnh địa quốc gia thường được nhiều người mô tả là có thứ bậc, cấu trúc theo chiều dọc, tập trung hóa, hỗn tạp, có chỉ đạo và có trù tính trước; trong khi lãnh địa quốc tế là vô chính phủ, cấu trúc theo chiều ngang, phi tập trung, đồng nhất, không có chỉ đạo và tự điều chỉnh lẫn nhau. Trật tự càng tập trung, thì quyền quyết định càng tập trung trên cao. Ở phạm vi quốc tế, các quyết định được đưa ra ở tầng đáy, hiếm khi ở những vị trí khác. Khi phân biệt hai chiều dọc – ngang, cấu trúc quốc tế có cấu trúc theo chiều dọc hướng xuống dưới. Các điều chỉnh được thực hiện trên phạm vi quốc tế, nhưng chúng được thực hiện mà không có một cơ quan điều chỉnh có thẩm quyền hay chính thức đứng trên. Thỏa hiệp và điều chỉnh được tiến hành thông qua quá trình thích ứng lẫn nhau (cf Barnard 1948, pp 148-52; Polanyi 1941, pp 428-56). Các hành động và phản ứng, rồi phản ứng lại phản ứng, được tiến hành bởi một quá trình tiệm tiến. Các bên tìm hiểu suy nghĩ của nhau, có thể nói như vậy, và xác định một tình huống ngay khi tình huống đó vẫn đang phát triển.  Giữa các đơn vị tương đương nhau, hai bên đạt được sự điều chỉnh và thỏa thuận bằng sự trao đổi các “tính toán”, trong một điều kiện, như Chester Barnard đã mô tả, “mà ở đó nghĩa vụ chỉ huy và nhu cầu nghe lời gần như thiếu vắng hoàn toàn” (pp 150-51). Khi tranh chấp đã vượt ra ngoài tính toán, các bên tìm cách duy trì hay cải thiện vị trí của mình bằng vận động, bằng mặc cả, hay bằng chiến đấu. Cách thức và mật độ của xung đột được xác định bởi mong muốn và khả năng của các bên vốn vừa độc lập vừa tương tác với nhau.

If force is used by one state or its use is expected, the recourse of other states is to use force or be prepared to use it singly or in combination. No appeal can be made to a higher entity clothed with the authority and equipped with the ability to act on its own initiative. Under such conditions the possibility that force will be used by one or another of the parties looms always as a threat in the background. In politics force is said to be the ultima ratio. In international politics force serves, not only as the ultima ratio, but indeed as the first and constant one. To limit force to being the ultima ratio of politics implies, in the words of Ortega y Gasset, "the previous submission of force to methods of reason" (quoted in Johnson 1966, p. 13). The constant possibility that force will be used limits manipulations, moderates demands, and serves as an incentive for the settlement of disputes. One who knows that pressing too hard may lead to war has strong reason to consider whether possible gains are worth the risks entailed. The threat of force internationally is comparable to the role of the strike in labor and management bargaining. 'The few strikes that take place are in a sense," as Livernash has said, "the cost of the strike option which produces settlements in the large mass of negotiations" (1963, p. 430). Even if workers seldom strike, their doing so is always a possibility. The possibility of industrial disputes leading to long and costly strikes encourages labor and management to face difficult issues, to try to understand each other's problems, and to work hard to find accommodations. The possibility that conflicts among nations may lead to long and costly wars has similarly sobering effects.


Dù có sử dụng vũ lực hay không, mỗi quốc gia đều định ra con đường mà nó cho rằng phục vụ tốt nhất cho lợi ích của mình. Nếu vũ lực được sử dụng hoặc có khả năng được sử dụng bởi một quốc gia, phản ứng của các quốc gia khác cũng là dùng vũ lực hoặc chuẩn bị sử dụng vũ lực một cách đơn lẻ hoặc theo nhóm. Không thể trông chờ vào một chính quyền cao hơn có quyền lực  và khả năng hành động theo mong muốn của riêng nó. Trong những điều kiện như vậy khả năng vũ lực được sử dụng bởi một trong các bên luôn luôn là một nguy cơ thường trực. Trong chính trị, vũ lực được gọi là ultima ratio (cứu cánh cuối cùng). Trong chính trị quốc tế, vũ lực không chỉ là cứu cánh cuối cùng, mà trên thực tế còn là biện pháp đầu tiên và thường dùng. Để vũ lực chỉ là cứu cánh cuối cùng của chính trị thì, như lời Ortega y Gasset nói, cần có “sự đầu hàng của vũ lực trước các biện pháp lý trí” (trích dẫn trong Johnson, p13). Khả năng thường trực rằng vũ lực sẽ được sử dụng làm hạn chế các mưu đồ, giảm bớt yêu sách, và đóng vai trò động lực giải quyết tranh chấp. Người nào biết rằng gây áp lực quá lớn có thể dẫn đến chiến tranh có lý do chắc chắn để cân nhắc liệu những lợi ích tiềm tàng có tương xứng các nguy cơ kèm theo hay không. Đe dọa vũ lực trên bình diện quốc tế được so sánh với vai trò của đình công trong lao động và mặc cả trong quản lý. Như Livernash đã nói “những cuộc đình công hiếm hoi đã diễn ra trên thực tế, theo một ý nghĩa nào đó, chính là chi phí của lựa chọn đình công vốn tạo ra các thỏa hiệp trong đàm phán rộng rãi.” (1963, p 430). Ngay cả khi công nhân hiếm khi đình công thì luôn có khả năng họ sẽ làm như vậy. Khả năng tranh chấp công nghiệp dẫn tới các cuộc đình công dài và tốn kém khuyến khích người lao động và giới quản lý đối mặt với những vấn đề khó khăn, cố gắng để hiểu vấn đề của mỗi bên, và cố gắng tìm kiếm thỏa hiệp. Khả năng mà xung đột giữa các quốc gia có thể dẫn tới chiến tranh lâu dài và tốn kém cũng có tác động điều hòa tương tự.

5. ANARCHY AND HIERARCHY

I have described anarchies and hierarchies as though every political order were of one type or the other. Many, and I suppose most, political scientists who write of structures allow for a greater, and sometimes for a bewildering, variety of types. Anarchy is seen as one end of a continuum whose other end is marked by the presence of a legitimate and competent government. International politics is then described as being flecked with particles of government and alloyed with elements of community-supranational organizations whether universal or regional, alliances, multinational corporations, networks of trade, and what not. International-political systems are thought of as being more or less anarchic.


5. Vô chính phủ và có trật tự

Tôi đã từng mô tả vô chính phủ và có trật tự như thể mỗi một trật tự chính trị đều là ở dạng này hay dạng kia. Nhưng tôi cho rằng nhiều, nếu không nói là phần lớn các nhà khoa học chính trị viết về cấu trúc đều cho rằng có nhiều loại hơn, nếu không phải là rất nhiều. Vô chính phủ được xem là một đầu của chuỗi quang phổ các thể chế mà đầu còn lại được đánh dấu bằng sự tồn tại của chính quyền hợp pháp và có năng lực. Chính trị quốc tế do đó được mô tả là bao gồm các phần của chính phủ và bị hòa trộn với các yếu tố của cộng đồng – các tổ chức xuyên quốc gia toàn cầu hoặc khu vực, các liên minh, các công ty đa quốc gia, các mạng lưới thương mại, và nhiều thứ khác. Hệ thống chính trị quốc tế được cho là vô chính phủ dù nhiều dù ít.

Those who view the world as a modified anarchy do so, it seems, for two reasons. First, anarchy is taken to mean not just the absence of government but also the presence of disorder and chaos. Since world politics, although not reliably peaceful, falls short of unrelieved chaos, students are inclined to see a lessening of anarchy in each outbreak of peace. Since world politics, although not formally organized, is not entirely without institutions and orderly procedures, students are inclined to see a lessening of anarchy when alliances form, when transactions across national borders increase, and when international agencies multiply. Such views confuse structure with process, and I have drawn attention to that error often enough.

Nhiều người cho thế giới là một thể vô chính phủ đã được điều chỉnh vì hai lý do. Đầu tiên, vô chính phủ có nghĩa không chỉ là thiếu vắng chính quyền mà còn tồn tại sự bất ổn và hỗn loạn. Bởi vì chính trị thế giới, mặc dù không phải hòa bình đáng tin cậy, lại cũng không phải hỗn loạn đến mức không tin được, nên mỗi lần có hòa bình thì người ta lại có xu hướng nhìn nhận rằng tính vô chính phủ đang giảm bớt. Bởi vì chính trị quốc tế, mặc dù không được tổ chức một cách chính thức, cũng không phải hoàn toàn không có các thể chế và quy trình có trật tự, nên nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng nhìn nhận rằng tính vô chính phủ lại giảm đi mỗi khi có các liên minh được thành lập, khi những giao dịch xuyên biên giới tăng lên, và khi các tổ chức quốc tế nở rộ. Những quan điểm này lầm lẫn cấu trúc với tiến trình, và tôi cũng để ý thấy rằng lỗi này thường lặp lại.

Second, the two simple categories of anarchy and hierarchy do not seem to accommodate the infinite social variety our senses record. Why insist on reducing the types of structure to two instead of allowing for a greater variety? Anarchies are ordered by the juxtaposition of similar units, but those similar units are not identical. Some specialization by function develops among them. Hierarchies are ordered by the social division of labor among units specializing in different tasks, but the resemblance of units does not vanish. Much duplication of effort con­
tinues. All societies are organized segmentally or hierarchically in greater or lesser degree. Why not, then, define additional social types according to the mixture of organizing principles they embody? One might conceive of some societies approaching the purely anarchic, of others approaching the purely hierarchic, and of still others reflecting specified mixes of the two organizational types. In anarchies the exact likeness of units and the determination of relations by capability alone would describe a realm wholly of politics and power with none of the interaction of units guided by administration and conditioned by authority. In hierarchies the complete differentiation of parts and the full specification of their functions would produce a realm wholly of authority and administration with none of the interaction of parts affected by politics and power. Although such pure orders do not exist, to distinguish realms by their organizing principles is nevertheless proper and important.


Thứ hai, hai dạng cơ bản vô chính phủ và có trật tự có vẻ phản ánh sự đa dạng vô tận về hình thái xã hội mà chúng ta có thể cảm thấy. Tại sao cứ khăng khăng quy về chỉ có hai dạng cấu trúc đó thay vì nhiều dạng hơn? Vô chính phủ bao gồm các đơn vị tương tự nhau, nhưng những đơn vị này không hoàn toàn giống nhau. Giữa chúng vẫn có một sự chuyên biệt hóa về chức năng. Hệ thống thứ bậc được sắp xếp bởi sự phân công lao động xã hội giữa các đơn vị chuyên biệt có nhiệm vụ khác nhau, nhưng sự tương tự giữa chúng không hoàn toàn biến mất. Các nỗ lực vẫn lặp lại nhiều lần. Mọi xã hội được tổ chức một cách rời rạc hay có trật tự ở những cấp độ khác nhau. Thế thì tại sao lại không xác định thêm các dạng xã hội ngoài hai cấu trúc kể trên theo các nguyên tắc tổ chức của chúng? Ta có thể nhận thấy một vài xã hội gần với cấu trúc vô chính phủ thuần túy, một vài xã hội  khác lại gần với hệ thống trật tự thuần túy, và những cái khác nữa là các dạng kết hợp của hai loại hình tổ chức trên. Trong các thể chế vô chính phủ sự giống nhau hoàn toàn của các đơn vị và việc xác định quan hệ chỉ dựa trên năng lực (quyền lực) minh họa cho một lĩnh vực hoàn toàn mang thuộc tính chính trị và quyền lực mà trong đó tương tác giữa các thành viên không được điều chỉnh bởi một chính quyền hay định đoạt bởi một thẩm quyền cao hơn. Trong các cấu trúc có thứ bậc, sự khác biệt hoàn toàn giữa các thành tố và sự chuyên biệt hóa hoàn toàn chức năng của chúng sẽ sản sinh ra một lĩnh vực hoàn toàn thuộc lĩnh vực quản lý và thẩm quyền mà trong đó sự tương tác giữa các đơn vị không bị ảnh hưởng bởi chính trị và quyền lực. Mặc dù các dạng trật tự ”thuần khiết” như thế không tồn tại, nhưng việc phân biệt các địa hạt dựa trên nguyên tắc tổ chức của chúng vẫn hợp lý và quan trọng.

Increasing the number of categories would bring the classification of societies closer to reality. But that would be to move away from a theory claiming explanatory power to a less theoretical system promising greater descriptive accuracy. One who wishes to explain rather than to describe should resist moving in that direction if resistance is reasonable. Is it? What does one gain by insisting on two types when admitting three or four would still be to simplify boldly? One gains clarity and economy of concepts. A new concept should be introduced only to cover matters that existing concepts do not reach. If some societies are neither anarchic nor hierarchic, if their structures are defined by some third ordering
principle, then we would have to define a third system. *

Gia tăng số lượng các phạm trù sẽ giúp việc phân loại các xã hội trở nên gần với thực tế hơn. Nhưng việc này sẽ làm giảm khả năng giải thích và tăng thuộc tính mô tả của hệ thống lý thuyết. Người ta muốn giải thích thay vì mô tả nên cần hạn chế việc chuyển dịch theo hướng này nếu có thể. Điều này có làm được không? Người ta sẽ đạt được gì khi cứ cố duy trì hai dạng trong khi thừa nhận có ba hay bốn dạng chắc chắn sẽ đơn giản hơn? Làm như vậy ta đạt được sự rõ ràng và hạn chế số lượng khái niệm. Một khái niệm mới chỉ nên được đưa ra để giải quyết các vấn đề mà những khái niệm hiện có không có khả năng xử lý được. Nếu một vài xã hội không phải là vô chính phủ hay có trật tự, nếu cấu trúc của chúng được xác định bởi một nguyên tắc sắp xếp thứ ba, thì chúng ta buộc phải có một định nghĩa hệ thống thứ ba.*


*Emile Durkheim's depiction of solidary and mechanical societies still provides the best explication of the two ordering principles, and his logic in limiting the types of society to two continues to be compelling despite the efforts of his many critics to overthrow it (see esp. 1893). I shall discuss the problem at some length in a future work.
* Mô tả về các xã hội cố kết và rời rạc của Emile Durkheim vẫn là lời giải thích tốt nhất cho hai nguyên tắc sắp xếp và logic của ông trong việc giới hạn các loại hình xã hội chỉ ở con số hai vẫn có sức thuyết phục bất chấp các nỗ lực của những nhà phê bình ông nhằm tìm cách lật đổ nó ( xem esp 1893). Tôi sẽ thảo luận về vấn đề này kĩ hơn trong một nghiên cứu sau này.

All societies are mixed. Elements in them represent both of the ordering principles. That does not mean that some societies are ordered according to a third principle. Usually one can easily identify the principle by which a society is ordered. The appearance of anarchic sectors within hierarchies does not alter and should not obscure the ordering principle of the larger system, for those sectors are anarchic only within limits. The attributes and behavior of the units populating those sectors within the larger system differ, moreover, from what they would be and how they would behave outside of it. Firms in oligopolistic markets again are perfect examples of this. They struggle against one another, but because they need not prepare to defend themselves physically, they can afford to specialize and to participate more fully in the division of economic labor than states can. Nor do the states that populate an anarchic world find it impossible to work with one another, to make agreements limiting their arms, and to cooperate in establishing organizations. Hierarchic elements within international structures limit and restrain the exercise of sovereignty but only in ways strongly conditioned by the anarchy of the larger system. The anarchy of that order strongly affects the likelihood of cooperation, the extent of arms agreements, and the jurisdiction of international organizations.


Mọi xã hội đều ở dạng hỗn hợp. Chúng bao gồm các yếu tố đại diện cho cả hai nguyên tắc sắp xếp. Điều này không có nghĩa là một vài xã hội được sắp xếp theo một nguyên tắc thứ ba. Thường thì người ta dễ dàng xác định nguyên tắc tổ chức một xã hội. Sự xuất hiện của các nhân tố vô chính phủ trong hệ thống phân cấp không thay đổi và không thể che mờ nguyên tắc tổ chức của cả hệ thống lớn, bởi vì các nhân tố đó chỉ mang tính vô chính phủ trong những giới hạn nhất định. Hơn nữa, thuộc tính và hành vi của các đơn vị trong những nhân tố vô chính phủ này ở trong hệ thống lớn hơn rất khác với các thuộc tính và biểu hiện mà chúng sẽ có nếu ở bên ngoài hệ thống. Các công ty trong thị trường độc quyền nhóm bán lại lần nữa là ví dụ hoàn hảo cho trường hợp này. Chúng đấu tranh chống lại nhau, nhưng bởi vì chúng không cần chuẩn bị bảo vệ mình về mặt vật lý, chúng có thể chuyên biệt hóa và tham gia đầy đủ hơn vào việc phân công lao động kinh tế so với các quốc gia. Một quốc gia mà ở trong một thế giới vô chính phủ cũng không phải không thể làm việc với các nước khác, đạt được các thỏa thuận hạn chế vũ khí, và hợp tác nhằm xây dựng các thể chế. Các yếu tố phân cấp trong cấu trúc quốc tế hạn chế và kiềm chế việc thực thi chủ quyền nhưng chỉ trong các điều kiện được hệ thống vô chính phủ cho phép. Sự vô chính phủ theo kiểu đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng hợp tác, phạm vi của các thỏa thuận về vũ khí, và quyền tài phán của các tổ chức quốc tế.

But what about borderline cases, societies that are neither clearly anarchic nor clearly hierarchic? Do they not represent a third type? To say that there are
borderline cases is not to say that at the border a third type of system appears. All categories have borders, and if we have any categories at all, we have borderline cases. aarity of concepts does not eliminate difficulties of classification. Was China from the 19205 to the 19405 a hierarchic or an anarchic realm? Nominally a nation, China looked more like a number of separate states existing alongside one another. Mao Tse-tung in 1930, like Bolshevik leaders earlier, thought that striking a revolutionary spark would "start a prairie fire." Revolutionary flames would spread across China, if not throughout the world. Because the interdependence of China's provinces, like the interdependence of nations, was insufficiently close, the flames failed to spread. So nearly autonomous were China's provinces that the effects of war in one part of the country were only weakly registered in other parts. Battles in the Hunan hills, far from sparking a national revolution, were hardly noticed in neighboring provinces. The interaction of largely self-sufficient provinces was slight and sporadic. Dependent neither on one another economically nor on the nation's center politically, they were not subject to the close interdependence characteristic of organized and integrated polities.


Nhưng còn các trường hợp trung gian thì sao, các xã hội mà không rõ ràng là vô chính phủ hay có trật tự? Có phải là chúng không đại diện cho loại thứ ba? Nói rằng có những trường hợp trung gian không có nghĩa là khi đó có dạng hệ thống thứ ba xuất hiện. Mỗi loại hình đều có giới hạn, và nếu chúng ta có bất cứ loại hình nào thì chúng ta đều có các trường hợp ở ranh giới. Sự rõ ràng của các khái niệm không giảm bớt những khó khăn trong việc phân loại. Trung Quốc trong khoảng từ những năm 1920s đến 1940s là một thể chế có trật tự hay vô chính phủ? Với danh nghĩa một quốc gia, Trung Quốc trông có vẻ giống tập hợp nhiều nhà nước đơn lẻ khác nhau cùng tồn tại. Năm 1930, Mao Trạch Đông, cũng như các lãnh đạo Bolshevik trước đó, đã cho rằng nhóm lên một ngọn lửa cách mạng sẽ “khởi nguồn cả một trận hỏa hoạn trên diện rộng.” Ngọn lửa cách mạng sẽ lan ra khắp các tỉnh của Trung Quốc, nếu không muốn nói là cả thế giới. Do sự phụ thuộc lẫn nhau của các tỉnh này, như sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia, không đủ sâu sắc, ngọn lửa này đã không lan ra. Các tỉnh của Trung Quốc chỉ mới có quyền tự trị nên chiến tranh ở một vùng trong đất nước chỉ ảnh hưởng yếu ớt lên các vùng khác. Chiến trận ở các đồi núi tại Hồ Nam, còn xa mới khơi mào được một cuộc cách mạng quốc gia, và cũng chẳng được các tỉnh lân cận biết tới. Sự tương tác giữa các tỉnh có tính độc lập và tự cung tự cấp cao khá ít và hiếm. Vì chẳng phụ thuộc vào nhau về mặt kinh tế hay vào trung tâm quốc gia về mặt chính trị, các tỉnh này không sở hữu đặc điểm phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ của thể chế có tổ chức và thống nhất.

As a practical matter, observers may disagree in their answers to such questions as just when did China break down into anarchy, or whether the countries of Western Europe are slowly becoming one state or stubbornly remaining nine. The point of theoretical importance is that our expectations about the fate of those areas differ widely depending on which answer to the structural question becomes the right one. Structures defined according to two distinct ordering principles help to explain important aspects of social and political behavior. That is shown in various ways in the following pages. This section has explained why two, and only two, types of structure are needed to cover societies of all sorts.

Trên thực tế, các nhà quan sát có thể không đồng quan điểm trong những vấn đề như khi nào Trung Quốc rơi vào tình trạng vô chính phủ, hay là liệu các nước Tây Âu có đang dần trở thành một quốc gia hay sẽ tiếp tục duy trì là chín nước độc lập. Vấn đề quan trọng về mặt lý thuyết là kì vọng của chúng ta về số phận của các khu vực này rất khác nhau tùy thuộc vào việc đâu là câu trả lời đúng cho các câu hỏi về cấu trúc. Cấu trúc được xác định thông qua hai nguyên tắc tổ chức giúp giải thích các khía cạnh quan trọng của các hành vi chính trị và xã hội. Điều này được thể hiện rõ hơn trong các trang sau. Phần này đã giải thích tại sao lại cần phải có hai, và chỉ hai thôi, loại cấu trúc để mô tả mọi dạng xã hội.





II
II
How can a theory of international politics be constructed? Just as any theory must be. As Chapters 1 and 4 explain, first, one must conceive of international politics as a bounded realm or domain; second, one must discover some law-like regularities within it; and third, one must develop a way of explaining the observed regularities. The first of these was accomplished in Chapter 5. Chapter 6 so far has shown how political structures account for some recurrent aspects of  the behavior of states and for certain repeated and enduring patterns. Wherever agents and agencies are coupled by force and competition rather than by authority and law, we expect to find such behaviors and outcomes. They are closely identified with the approach to politics suggested by the rubric, Realpolitik. The elements of Realpolitik, exhaustively listed, are these: The ruler's, and later the state's, interest provides the spring of action; the necessities of policy arise from the unregulated competition of states; calculation based on these necessities can discover the policies that will best serve a state's interests; success is the ultimate test of policy, and success is defined as preserving and strengthening the state. Ever since Machiavelli, interest and necessity-and raison d'etat, the phrase that comprehends them-have remained the key concepts of Realpolitik. From Machiavelli through Meinecke and Morgenthau the elements of the approach and the reasoning remain constant. Machiavelli stands so clearly as the exponent of Realpolitik that one easily slips into thinking that he developed the closely associated idea of balance of power as well. Although he did not, his conviction that politics can be explained in its own terms established the ground on which balance-of-power theory can be built.

Làm sao để xây dựng một lý thuyết về chính trị quốc tế? Cũng như mọi loại lý thuyết khác thôi. Đầu tiên, như tôi đã trình bày trong chương 1 và chương 4, người ta phải nhìn nhận chính trị quốc tế như là một lĩnh vực có giới hạn; thứ hai, người ta phải phát hiện ra một vài hiện tượng có tính quy luật bên trong nó; và thứ ba, người ta phải đưa ra một cách giải thích những quy luật quan sát được. Điều đầu tiên trong số này đã được giải quyết trong chương 5 . Chương 6 đến giờ đã mô tả cách mà các cấu trúc chính trị có thể lý giải một vài khía cạnh hành vi của các quốc gia và một vài mẫu hình thường xuyên lặp lại và kéo
dài. Nơi nào mà các chủ thể và thể chế chỉ đối mặt với vũ lực và cạnh tranh tha y vì chính quyền và luật lệ, thì chúng ta sẽ nhận thấy các hành vi và kết quả như vậy. Chúng thường được gắn kết chặt chẽ với phương pháp tiếp cận chính trị có tên Chính trị cường quyền (hay hiện thực chủ nghĩa) (Realpolitik). Các yếu tố của Chính trị cường quyền, liệt kê hết gồm có: lợi ích của kẻ cầm quyền, sau đó là lợi ích quốc gia, là nguồn gốc của hành động [của một nước]; sự cần thiết của chính sách nảy sinh từ các cuộc cạnh tranh không được điều chỉnh [bởi một chính quyền trung ương] giữa các quốc gia, tính toán dựa trên sự cần thiết trên có thể tìm ra những chính sách phục vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia; thành công là sự kiểm nghiệm cao nhất đối với chính sách, và thành công được định nghĩa là bảo vệ và củng cố đất nước. Kể từ thời Machiavelli, lợi ích và nhu cầu – và raison d’etat (lợi ích quốc gia), cụm từ bao hàm cả hai khái niệm trên – vẫn luôn là khái niệm chủ chốt của chin h trị cường quyền. Từ Machiavelli cho đến Meinecke và Morgenthau các yếu tố của phương thức tiếp cận này và cách lập luận vẫn không thay đổi. Machiavelli rõ ràng là đại diện tiêu biểu của lý thuyết chính trị cường quyền đến mức mà người ta dễ dàng cho rằng ông đã phát triển một ý tưởng rất gần với khái niệm cân bằng quyền lực. Mặc dù ông không làm được đến thế, lập luận của ông theo đó chính trị có lý do riêng của nó đã đặt nền móng cho việc xây dựng lý thuyết về cân
bằng quyền lực.

Realpolitik indicates the methods by which foreign policy is conducted and provides a rationale for them. Structural constraints explain why the methods are repeatedly used despite differences in the persons and states who use them. Balance-of-power theory purports to explain the result that such methods produce. Rather, that is what the theory should do. If there is any distinctively political theory of international politics, balance-of-power theory is it. And yet one cannot find a statement of the theory that is generally accepted. Carefully surveying the copious balance-of-power literature, Ernst Haas discovered eight distinct meanings of the term, and Martin Wight found nine (1953, 1966). Hans Morgenthau, in his profound historical and analytic treatment of the subject, makes use of four different definitions (1973). Balance of power is seen by some as being akin to a law of nature; by others, as simply an outrage. Some view it as a guide to statesmen; others as a cloak that disguises their imperialist policies. Some believe that a balance of power is the best guarantee of the security of states and the peace of the world; others, that it has ruined states by causing most of the wars they have fought. *

Chính trị cường quyền chỉ ra các phương pháp hoạch định chính sách đối ngoại và hợp lý hóa chúng. Các giới hạn về cấu trúc giải thích tại sao những phương pháp này được dùng đi dùng lại mặc dù những con người và quốc gia sử dụng chúng khác nhau. Lý thuyết cân bằng quyền lực có mục đích giải thích kết quả mà những phương thức đó sản sinh ra. Hơn nữa, đó cũng là điều mà một lý thuyết phải làm được. Nếu có bất kì lý thuyết nào về chính trị quốc tế đáng nhắc tới, đó chính là lý thuyết cân bằng quyền lực. Nhưng người ta không thể tìm thấy một tuyên bố khẳng định một lý thuyết chính trị quốc tế thực thụ nào được công nhận rộng rãi. Nghiên cứu cẩn thận nhiều tác phẩm về cân bằng quyền lực, Ernst Haas đã phát hiện ra 8 định nghĩa khác nhau về khái niệm này, còn Martin Wight tìm ra 9 ( 1953, 1966). Hans Morgenthau, trong công trình nghiên cứu theo phương pháp lịch sử và phân tích về chủ đề này của ông, đã sử dụng 4 định nghĩa khác nhau (1973). Cân bằng quyền lực được một số người xem là gần giống một quy luật tự nhiên; nhiều người khác lại đơn thuần cho rằng đó là một ngoại lệ. Một vài người coi nó là chỉ dẫn cho các chính khách; những người khác lại coi nó là một mặt nạ để che dấu các chính sách bá quyền. Một vài người tin rằng cân bằng quyền lực là cách đảm bảo an ninh tốt nhất cho quốc gia và hòa bình cho thế giới; những người khác lại cho rằng nó đã phá hủy các nhà nước bằng cách gây ra phần lớn các cuộc chiến tranh.*

*Along with the explication of balance-of-power theory in the pages that follow, the reader may wish to consult a historical study of balance-of-power politics in practice. The best brief work is Wight (1973).

*Cùng với sự giải thích lý thuyết cân bằng quyền lực trong các trang sau, độc giả có thể muốn tham khảo một nghiên cứu lịch sử về chính sách cân bằng quyền lực trong thực tế. Tác phẩm tốt nhất là của Wight (1973)
To believe that one can cut through such confusion may seem quixotic. I shall nevertheless try. It will help to hark back to several basic propositions about
theory. (1) A theory contains at least one theoretical assumption. Such assumptions are not factual. One therefore cannot legitimately ask if they are true, but only if they are useful. (2) Theories must be evaluated in terms of what they claim to explain. Balance-of-power theory claims to explain the results of states' actions, under given conditions, and those results may not be foreshadowed in any of the actors' motives or be contained as objectives in their policies. (3) Theory, as a general explanatory system, cannot account for particularities. Most of the confusions in balance-of-power theory, and criticisms of it, derive from misunderstanding these three points. A balance-of-power theory, properly stated, begins with assumptions about states: They are unitary actors who, at a minimum, seek their own preservation and, at a maximum, drive for universal domination. States, or those who act for them, try in more or less sensible ways to use the means available in order to achieve the ends in view.

Tin rằng người ta có thể nhanh chóng vượt qua những sự rối loạn này có vẻ là phi thực tế. Nhưng tôi sẽ thử xem sao. Ta cần nhắc lại một vài khái niệm cơ bản về lý thuyết. (1) Một lý thuyết bao gồm ít nhất một giả thuyết. Các giả thuyết này không có thực. Do đó một người sẽ không có lý do chính đáng để hoài nghi liệu giả thuyết có đúng không, mà chỉ có thể chất vấn xem chúng có hữu dụng không. (2) Các lý thuyết phải được đánh giá trong tương quan với cái mà chúng định giải thích. Lý thuyết cân bằng quyền lực giải thích kết quả các hành vi của quốc gia dưới những điều kiện cho trước, và những kết quả này không thể được dự báo trước bởi bất cứ động cơ nào của chủ thể hay bị đánh đồng là mục tiêu của chính sách của một nước. (3) Lý thuyết, như là một hệ thống giải thích nói chung, không thể giải thích các trường hợp ngoại lệ. Phần lớn những rắc rối trong lý thuyết về cân bằng quyền lực, cũng như những chỉ trích dành cho chúng, xuất phát từ sự hiểu lầm 3 điểm này. Một lý thuyết về cân bằng quyền lực, nói chính xác, bắt đầu bằng các giả định sau về quốc gia: chúng là các chủ thể đơn vị vốn ít nhất là tìm cách tồn tại, và nhiều nhất là tìm cách thống trị toàn cầu. Các quốc gia, hay những người đại diện cho quốc gia, dù sao cũng cố gắng sử dụng một cách hợp lý các phương tiện sẵn có nhằm đạt được những mục tiêu trước mắt này.

Those means fall into two categories: internal efforts (moves to increase economic capability, to increase military strength, to develop clever strategies) and external efforts (moves to strengthen and enlarge one's own alliance or to weaken and shrink an opposing one). The external game of alignment and
realignment requires three or more players, and it is usually said that balance-of­power systems require at least that number. The statement is false, for in a two­power system the politics of balance continue, but the way to compensate for an incipient external disequilibrium is primarily by intensifying one's internal efforts. To the assumptions of the theory we then add the condition for its operation: that two or more states coexist in a self-help system, one with no superior agent to come to the aid of states that may be weakening or to deny to any of them the use of whatever instruments they think will serve their purposes. The theory, then, is built up from the assumed motivations of states and the actions that correspond to them. It describes the constraints that arise from the system that those actions produce, and it indicates the expected outcome: namely, the formation of balances of power. Balance-of-power theory is microtheory precisely in the economist's sense. The system, like a market in economics, is made by the actions and interactions of its units, and the theory is based on assumptions about their behavior.

Các công cụ này rơi vào hai dạng: các nỗ lực nội bộ (các động thái để tăng cường khả năng kinh tế, sức mạnh quân sự, và hoạch định chiến lược khôn ngoan) và các nỗ lực bên ngoài (các động thái nhằm củng cố và mở rộng liên minh của chính mình hay làm suy yếu và thu hẹp các liên minh đối lập). Trò chơi liên minh và tái liên minh ở bên ngoài đòi hỏi ít nhất là ba người chơi, và người ta thường nói rằng hệ thống cân bằng quyền lực đòi hỏi ít nhất từng đó số lượng người chơi. Nhưng nhận định này đã sai lầm, vì trong một hệ thống có hai cường quốc cân bằng quyền lực vẫn tồn tại, nhưng cá ch để bù đắp cho sự thiếu cân từ bên ngoài chủ yếu là phải tăng cường nỗ lực nội bộ từ bên trong. Bên cạnh các giả định của lý thuyết này chúng ta phải bổ sung điều kiện để nó hoạt động: rằng hai hay nhiều quốc gia cùng tồn tại trong một hệ thống tự cứu không có một
quyền lực siêu nhà nước để giúp đỡ các quốc gia yếu kém hay ngăn họ sử dụng những phương tiện mà họ cho là cần thiết để phục vụ mục đích của mình. Do đó lý thuyết này được xây dựng trên những động cơ giả định của các quốc gia và các hành động tương ứng. Nó mô tả các giới hạn xuất phát từ hệ thống mà chính những hành động đó sản sinh ra, và nó chỉ ra những kết quả dự tính được: sự hình thành cân bằng quyền lực. Lý thuyết cân bằng quyền lực chắc chắn là một lý thuyết vi mô theo định nghĩa của kinh tế học. Hệ thống, giống như thị trường trong kinh tế học, hình thành dựa trên hành vi và sự tương tác giữa các đơn vị, và lý thuyết dựa trên các giả định về hành vi của chúng.

A self-help system is one in which those who do not help themselves, or who do so less effectively than others, will fail to prosper, will lay themselves open to
dangers, will suffer. Fear of such unwanted consequences stimulates states to behave in ways that tend toward the creation of balances of power. Notice that the theory requires no assumptions of rationality or of constancy of will on the part of all of the actors. The theory says simply that if some do relatively well, others will emulate them or fall by the wayside. Obviously, the system won't work if all states lose interest in preserving themselves. It will, however, continue to work if some states do, while others do not, choose to lose their political identities, say, through amalgamation. Nor need it be assumed that all of the competing states are striving relentlessly to increase their power. The possibility that force may be used by some states to weaken or destroy others does, however, make it difficult for them to break out of the competitive system.  The meaning and importance of the theory are made clear by examining prevalent misconceptions of it. Recall our first proposition about theory. A theory contains assumptions that are theoretical, not factual. One of the most common misunderstandings of balance-of-power theory centers on this point. The theory is criticized because its assumptions are erroneous. The following statement can stand for a host of others: If nations were in fact unchanging units with no pennanent ties to each other, and if all were motivated primarily by a drive to maximize their power, except for a single balancer whose aim was to prevent any nation from achieving preponderant power, a balance of power might in fact result. But we have seen that these assumptions are not correct, and since the assumptions of the theory are
wrong, the conclusions are also in error (Organski 1968, p. 292).


Hệ thống tự cứu là một hệ thống mà trong đó những ai không tự cứu lấy mình, hay làm việc này kém hiệu quả hơn những người khác, sẽ không thể thịnh vượng được, và sẽ đặt bản thân mình vào nguy hiểm, và phải chịu đau đớn. Nỗi sợ hãi đối với những hậu quả không mong muốn này thúc đẩy các quốc gia hành xử theo những cách mà có xu hướng dẫn tới hình thành cân bằng quyền lực. Hãy nhớ rằng lý thuyết này không đòi hỏi giả định về tính duy lý của các chủ thể và tính thống nhất của ý chí của chúng. Lý thuyết đơn thuần chỉ nói rằng nếu một số làm rất tốt, thì số còn lại sẽ bắt chước chúng hoặc là
bị đẩy ra bên lề. Rõ ràng là, hệ thống sẽ không hoạt động nếu tất cả các quốc gia không còn muốn tồn tại nữa. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp tục hoạt động nếu một số quốc gia, trong khi số khác thì không, lựa chọn đánh mất bản sắc chính trị ví dụ như thông qua việc nhất thể hóa. Cũng không nhất thiết phải giả định rằng mọi quốc gia cạnh tranh đều nỗ lực để gia tăng sức mạnh. Tuy nhiên, khả năng một vài quốc gia sử dụng vũ lực để làm suy yếu hay phá hủy quốc gia khác làm cho việc phá vỡ hệ thống cạnh tranh trở nên khó khăn đối với tất cả các nước. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lý thuyết sẽ được làm rõ thông qua việc kiểm nghiệm những hiểu lầm thường gặp về lý thuyết này. Hãy nhớ lại luận điểm đầu tiên của chúng ta về khái niệm lý thuyết. Một lý thuyết bao gồm các giả thuyết, chứ không phải thực tế. Một trong những hiểu lầm thường xuyên nhất đối với lý thuyết cân bằng quyền lực tập trung ở điểm này. Lý thuyết này bị chỉ trích bởi vì các giả định của nó sai lầm. Nhận định sau đây có thể đại diện cho khá nhiều nhận định khác: Nếu các quốc gia thực tế là những đơn vị không thay đổi và chẳng có mối liên hệ lâu dài nào với nhau, và nếu tất cả đều được thúc đẩy trước hết bởi việc tối đa hóa sức mạnh của mình, trừ duy nhất một nước đóng vai trò duy trì cân bằng quyền lực mà mục tiêu là ngăn chặn bất cứ quốc gia nào giành được quyền lực vượt trội, thì một cân bằng quyền lực có thể có trên thực tế. Nhưng chúng ta đã thấy là những giả định trên không chính xác, và bởi vì các giả định của lý thuyết này sai, cho nên kết luận của nó cũng sai” (Organski 1968, p.292).



The author's incidental error is that he has compounded a sentence some parts of which are loosely stated assumptions of the theory, and other parts not. His basic error lies in misunderstanding what an assumption is. From previous discussion, we know that assumptions are neither true nor false and that they are essential for the construction of theory. We can freely admit that states are in fact not unitary, purposive actors. States pursue many goals, which are often vaguely formulated and inconsistent. They fluctuate with the changing currents of domestic politics, are prey to the vagaries of a shifting cast of political leaders, and are influenced by the outcomes of bureaucratic struggles. But all of this has always been known, and it tells us nothing about the erits of balance-of-power theory.

Nhầm lẫn vô tình của tác giả là ông đã đưa ra một lời buộc tội mà một số phầntrong đó là các giả thuyết được khẳng định một cách lỏng lẻo của lý thuyết này, và những phần khác thì lại không. Lỗi cơ bản của ông nằm ở chỗ hiểu sai giả định là gì. Từ những tranh luận trước, chúng ta đã biết giả thuyết không sai hay đúng và chúng thiết yếu cho việc xây dựng một lý thuyết. Chúng ta hoàn toàn có thể thừa nhận rằng các quốc gia trên thực tế không phải là chủ thể đơn nhất và hành động có mục đích cụ thể. Chúng có thể theo đuổi rất nhiều mục tiêu, mà thường lại mù mờ và mâu thuẫn. Chúng biến động cùng với các xu hướng đang biến đổi của chính trị nội bộ, xáo trộn cùng sự thay đổi các nhà lãnh đạo chính trị, và bị ảnh hưởng bởi kết quả của những cuộc tranh đấu giữa các cơ quan hành chính trong nước. Nhưng người ta đã biết tất cả những điều này, và nó chẳng nói lên điều gì về tác dụng của lý thuyết cân bằng quyền lực.


A further confusion relates to our second proposition about theory. Balance­of-power theory claims to explain a result (the recurrent formation of balances of power), which may not accord with the intentions of any of the units whose actions combine to produce that result. To contrive and maintain a balance may be the aim of one or more states, but then again it may not be. According to the theory, balances of power tend to form whether some or all states consciously aim to establish and maintain a balance, or whether some or all states aim for universal domination. *

Một sự nhầm lẫn khác liên quan tới luận điểm thứ hai của chúng tôi về lý thuyết. Lý thuyết cân bằng quyền lực nhằm giải thích một kết quả (sự hình thành có tính quy luật của cân bằng quyền lực), vốn có thể không phải là ý định của bất cứ đơn vị nào mà chính các hành động của chúng kết hợp với nhau để sinh ra kết quả đó. Tạo lập và duy trì một thế cân bằng có thể là mục tiêu của một hay nhiều quốc gia, nhưng cũng có thể không. Theo như lý thuyết, cân bằng quyền lực có xu hướng hình thành dù là một số hay tất cả các quốc gia có ý định rõ ràng về việc thiết lập và duy trì một cân bằng, hay là nếu một số hay tất cả các quốc gia đều theo đuổi bá quyền.

*Looking at states over a wide span of time and space, Dowty concludes that in no case were shifts in alliances produced "by considerations of an overall balance of power" (1969, p. 95).

*Xét trường hợp các quốc gia trong không gian và thời gian rộng lớn, Dowty đã kết luận rằng không có một trường hợp nào mà các thay đổi về liên minh được hình thành “bởi tính toán về một cân bằng quyền lực toàn thể” (1969, p 95).

Yet many, and perhaps most, statements of balance-of­power theory attribute the maintenance of a balance to the separate states as a motive. David Hume, in his classic essay "Of the Balance of Power," offers "the maxim of preserving the balance of power" as a constant rule of prudent politics (1742, pp. 142-44). So it may be, but it has proved to be an unfortunately short step from the belief that a high regard for preserving a balance is at the heart of
wise statesmanship to the belief that states must follow the maxim if a balance of power is to be maintained. This is apparent in the first of Morgenthau's four definitions of the term: namely, "a policy aimed at a certain state of affairs."

Nhưng mà nhiều, và có lẽ là phần lớn, các nhận định của lý thuyết cân bằng quyền lực cho rằng sự duy trì của cân bằng quyền lực là mục tiêu của các quốc gia đơn lẻ. David Hume, trong tác phẩm kinh điển “Về cân bằng quyền lực” (On the Balance of Power) đã coi “phương châm duy trì cân bằng quyền lực” là một quy luật cố hữu của chính trị khôn ngoan (1742, p 142-44). Có thể là như vậy, nhưng không may thay đó lại là một bước ngắn để đi từ niềm tin rằng mối tâm lớn đối với việc duy trì một thế cân bằng nằm ở vị trí trung tâm của thuật trị quốc khôn ngoan sang niềm tin rằng các quốc gia phải làm theo phương châm trên nếu muốn duy trì cân bằng quyền lực. Điều này được nói rõ trong định nghĩa đầu tiên trong bốn định nghĩa của Morgenthau về cân bằng quyền lực: “một chính sách nhằm vào một số trạng thái vấn đề nhất định.”

The reasoning then easily becomes tautological. If a balance of power is to be maintained, the policies of states must aim to uphold it. If a balance of power is in fact maintained, we can conclude that their aim was accurate. If a balance of power is not produced, we can say that the theory's assumption is erroneous. Finally, and this completes the drift toward the reification of a concept, if the purpose of states is to uphold a balance, the purpose of the balance is "to maintain the stability of the system without destroying the multiplicity of the elements composing it." Reification has obviously occurred where one reads, for example, of the balance operating "successfully" and of the difficulty that nations have in applying it (1973, pp. 167-74, 202-207).

Thế thì việc lý giải đơn giản trở nên thừa thãi. Nếu cân bằng quyền lực phải được duy trì, thì các chính sách của quốc gia phải nhằm duy trì nó. Nếu trên thực tế cân bằng quyền lực được duy trì, thì chúng ta có thể kết luận rằng mục tiêu của các chính sách trên là đúng đắn. Nếu một cân bằng quyền lực không được hình thành, thì chúng ta có thể nói rằng giả định của lý thuyết là sai lầm. Cuối cùng, và điều này hoàn thiện quá trình cụ thể hóa khái niệm, nếu mục đích của các quốc gia là duy trì cân bằng quyền lực, mục đích của cân bằng là “duy trì sự ổn định của hệ thống mà không phá hủy sự đa dạng của các yếu tố cấu thành nó.” Sự “vật chất hóa” khái niệm rõ ràng đã diễn ra ví dụ như khi chúng ta đọc ở đâu đó rằng cân bằng quyền lực đang thu được “thành công” và rằng các quốc gia gặp khó khăn khi áp dụng chính sách cán cân quyền lực (1973, p167-74, 202-207).

Reification is often merely the loose use of language or the employment of metaphor to make one's prose more pleasing. In this case, however, the theory has been drastically distorted, and not only by introducing the notion that if a balance is to be formed, somebody must want it and must work for it. The further distortion of the theory arises when rules are derived from the results of states' actions and then illogically prescribed to the actors as duties. A possible effect is turned into a necessary cause in the form of a stipulated rule. Thus, it is said, "the balance of power" can "impose its restraints upon the power aspirations of nations" only if they first "restrain themselves by accepting the system of the balance of power as the common framework of their endeavors." Only if states recognize "the same rules of the game" and play "for the same limited stakes" can the balance of power fulfill "its functions for international stability and national independence" (Morgenthau 1973, pp. 219-20).

Cụ thể hóa (khái niệm) thường chỉ là việc sử dụng ngôn ngữ hay phép ẩn dụ một cách mơ hồ để làm cho lời lẽ của ai đó trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, lý thuyết đã bị biến đổi ghê gớm, và không chỉ thông qua việc đưa ra nhận định rằng nếu một cân bằng được hình thành, thì phải có ai đó muốn có nó và hành động vì nó. Lý thuyết này còn bị biến đổi nhiều hơn khi quy luật được rút ra từ kết quả hành động của quốc gia và rồi trở thành nghĩa vụ của các chủ thể một cách phi lý. Một hiệu ứng có thể có đã bị chuyển thành một nguyên nhân cần thiết dưới dạng một quy định bắt buộc. Do đó, người ta nói rằng, “cân bằng quyền lực” có thể “áp đặt các giới hạn của mình lên tham vọng quyền lực của quốc gia” chỉ khi họ trước hết “giới hạn chính mình bằng cách chấp nhận hệ thống cân bằng quyền lực như là khuôn khổ chung cho các chính sách của họ.” Chỉ khi nào các quốc gia công nhận “các quy luật chung của cuộc chơi” và cạnh tranh “vì những lợi ích được giới hạn như nhau” thì cân bằng quyền lực mới đảm bảo được “chức năng duy trì ổn định quốc tế và độc lập quốc gia của nó“ (Morgenthau 1973, p 219-20).

The closely related errors that fall under our second proposition about theory are, as we have seen, twin traits of the field of international politics: namely, to assume a necessary correspondence of motive and result and to infer rules for the actors from the observed results of their action. What has gone wrong can be made clear by recalling the economic analogy (Chapter 5, part Ill, 1). In a purely competitive economy, everyone's striving to make a profit drives the profit rate downward. Let the competition continue long enough under static conditions, and everyone's profit will be zero. To infer from that result that everyone, or anyone, is seeking to minimize profit, and that the competitors must adopt that goal as a rule in order for the system to work, would be absurd. And yet in international politics one frequently finds that rules inferred from the results of the interactions of states are prescribed to the actors and are said to be a condition of the system's maintenance.

Các sai lầm tiếp theo rơi vào mệnh đề thứ hai của chúng ta về lý thuyết, như chúng ta đã thấy, có liên quan tới đặc tính kép của lĩnh vực chính trị quốc tế: đó là, giả định rằng có sự tương thích cần thiết giữa mục tiêu và kết quả và rút ra các quy luật từ những kết quả nhìn thấy được của những hành động của các chủ thể. Điều sai lầm ở đây có thể được chỉ rõ thông qua so sánh với một trường hợp tương tự trong lý thuyết kinh tế (Chương 5, phần III, 1). Trong một nền kinh tế cạnh tranh n túy, việc mọi người nỗ lực để thu lợi nhuận kéo tỉ lệ lợi nhuận thấp xuống. Nếu cạnh tranh tiếp diễn đủ lâu trong điều kiện không đổi, thì lợi nhuận của mọi người sẽ về 0. Sẽ thật vô lý khi suy luận từ kết quả này rằng mọi người, hay bất cứ người nào, đều tìm cách tối thiểu hóa lợi nhuận, và rằng những người cạnh tranh phải chấp nhận mục tiêu này như là một quy luật để hệ thống có thể vận hành. Nhưng trong chính trị quốc tế, người ta vẫn thường bắt gặp các quy luật được rút ra từ kết quả sự tương tác giữa các quốc gia lại được gán cho các chủ thể và được cho là một điều kiện để duy trì hệ thống.

Such errors, often made, are also often pointed out, though seemingly to no avail. S. F. Nadel has put the matter simply: "an orderliness abstracted from behaviour cannot guide behaviour" (Nadel 1957, p.148; d. Durkheim 1893, pp. 366,418; Shubik 1959, pp. 11, 32). Analytic reasoning applied where a systems approach is needed leads to the laying down of all sorts of conditions as prerequisites to balances of power forming and tending toward equilibrium and as general preconditions of world stability and peace. Some require that the number of great powers exceed two; others that a major power be willing to play the role of balancer. Some require that military technology not change radically or rapidly; others that the major states abide by arbitrarily specified rules. But balances of power form in the absence of the "necessary" conditions, and since 1945 the world has been stable, and the world of major powers remarkably peaceful, even though international conditions have not conformed to theorists' stipulations. Balance-of-power politics prevail wherever two, and only two, requirements are met: that the order be anarchic and that it be populated by units wishing to survive.

Những sai lầm kiểu này thường xuyên xảy ra, và thường được chỉ ra, mặc dù có vẻ là chẳng có ích gì. S. F. Nadel đã nhìn vấn đề này một cách đơn giản: “một trật tự được khái quát hóa từ hành vi thì không thể chỉ dẫn cho hành vi” (Nadel 1957, p 148; cf Durkheim 1893, pp 366, 418; Shubik 1959, pp 11, 32). Việc người ta áp dụng các lý lẽ theo hướng phân tích trong các trường hợp đáng ra cần phải sử dụng cách tiếp cận hệ thống đã dẫn đến việc xác định mọi điều kiện như là những điều kiện tiên quyết cho việc cân bằng quyền lực được hình thành và vận động theo xu hướng tiến tới cân bằng, và như những điều kiện tiên quyết tổng quát đối với ổn định và hòa bình thế giới. Một số điều kiện đòi hỏi rằng số lượng các cường quốc phải nhiều hơn hai; một số khác thì lại đòi hỏi phải có một cường quốc chủ đạo sẵn sàng đóng vai trò của nước cân bằng. Một số khác lại đòi hỏi công nghệ quân sự không thay đổi quá nhiều hay quá nhanh; số khác thì muốn các cường quốc tuân thủ các luật chơi cụ thể. Nhưng các dạng cân bằng quyền lực vẫn được hình thành mà không có những điều kiện “cần”, và từ 1945, thế giới nói chung đã ổn định và thế giới nói riêng của các cường quốc đã hòa bình một cách đáng kể, mặc dù các điều kiện quốc tế không phù hợp với các điều kiện về mặt lý thuyết. Chính sách cân bằng quyền lực chiếm ưu thế ở bất cứ nơi nào mà hai, và chỉ hai điều kiện sau được đáp ứng: tồn tại trật tự vô chính phủ và trật tự đó bao gồm những đơn vị mong muốn được tồn tại.


For those who believe that if a result is to be produced, someone, or everyone, must want it and must work for it, it follows that explanation turns ultimately on what the separate states are like. If that is true, then theories at the national level, or lower, will sufficiently explain international politics. If, for example, the equilibrium of a balance is maintained through states abiding by rules, then one needs an explanation of how agreement on the rules is achieved and maintained. One does not need a balance-of-power theory, for balances would result from a certain kind of behavior explained perhaps by a theory about national psychology or bureaucratic politics. A balance-of-power theory could not be constructed because it would have nothing to explain. If the good or bad motives of states result in their maintaining balances or disrupting them, then the notion of a balance of power becomes merely a framework organizing one's account of what happened, and that is indeed its customary use. A construction that starts out to be a theory ends up as a set of categories. Categories then multiply rapidly to cover events that the embryo theory had not contemplated.

Đối với những người tin rằng nếu một kết quả nào đó chỉ xuất hiện khi, một số, hoặc tất cả phải mong muốn kết quả đó và hành động vì nó, thì việc giải thích thực tế chuyển thành việc xác định xem các quốc gia đơn lẻ là như thế nào. Nếu điều đó đúng, thì các lý thuyết ở cấp độ quốc gia, hay thấp hơn, sẽ có thể giải thích hiệu quả chính trị quốc tế. Ví dụ, nếu một thế cân bằng được duy trì thông qua việc các quốc gia tuân thủ luật lệ, thì người ta cần giải thích làm thế nào để đạt được và duy trì các thỏa thuận về luật lệ như vậy. Người ta không cần một lý thuyết về cân bằng quyền lực, bởi vì các trạng thái cân bằng nảy sinh từ một dạng hành vi nào đó chắc chắn có thể giải thích được bằng một lý thuyết về tâm lý quốc gia hay chính trị giữa các cơ quan hành chính trong nước. Không thể xây dựng được một lý thuyết ằng quyền lực bởi vì nó sẽ chẳng còn gì để giải thích. Nếu động cơ tốt hoặc xấu của quốc gia dẫn đến việc duy trì hay phá vỡ cân bằng, thì khái niệm cân bằng quyền lực sẽ chỉ còn là một khuôn khổ giải thích những gì đã xảy ra, và thực sự đó là tác dụng thông thường của khái niệm này. Như vậy ban đầu người ta muốn xây dựng một lý thuyết nhưng cuối cùng lại thu được một hỗn hợp các mẫu hình khác nhau. Rồi số lượng các mẫu hình này sẽ nhân lên nhanh chóng để bao hàm các sự kiện mà lý thuyết hoài thai ban đầu còn chưa tính đến.

The quest for explanatory power turns into a search for descriptive adequacy. Finally, and related to our third proposition about theory in general, balance-of-power theory is often criticized because it does not explain the particular policies of states. True, the theory does not tell us why state Xmade a certain move last Tuesday. To expect it to do so would be like expecting the theory of universal gravitation to explain the wayward path of a falling leaf. A theory at
one level of generality cannot answer questions about matters at a different level of generality. Failure to notice this is one error on which the criticism rests. Another is to mistake a theory of international politics for a theory of foreign policy. Confusion about the explanatory claims made by a properly stated balance-of-power theory is rooted in the uncertainty of the distinction drawn between national and international politics or in the denials that the distinction should be made. For those who deny the distinction, for those who devise explanations that are entirely in terms of interacting units, explanations of international politics are explanations of foreign policy, and explanations of foreign policy are explanations of international politics. Others mix their explanatory claims and confuse the problem of understanding international politics with the problem of understanding foreign policy. Morgenthau, for example, believes that problems of predicting foreign policy and of developing theories about it make international-political theories difficult, if not impossible, to contrive (1970b, pp. 253-58). But the difficulties of explaining foreign policy work against contriving theories of international politics only if the latter reduces to the former. Graham Allison betrays a similar confusion. His three "models" purport to offer alternative approaches to the study of international politics. Only model I, however, is an approach to the study of international politics. Models II and III are approaches to the study of foreign policy. Offering the bureaucratic-politics approach as an alternative to the state-as-an-actor approach is like saying that a theory of the firm is an alternative to a theory of the market, a mistake no competent economist would make (1971; d. Allison and Halperin 1972). If Morgenthau and Allison were economists and their thinking continued to follow the same pattern, they would have to argue that the uncertainties of corporate policy work against the development of market theory. They have confused and merged two quite different matters.*


Tham vọng hướng đến năng lực giải thích lại chuyển thành một cuộc tìm kiếm tính chính xác của việc mô tả. Cuối cùng, và liên quan đến mệnh đề thứ ba của chúng tôi về lý thuyết nói chung, lý thuyết cân bằng quyền lực thường bị chỉ trích bởi vì không giải thích được những chính sách cụ thể của các quốc gia. Đúng, lý thuyết này không nói cho chúng ta biết tại sao thứ ba tuần trước nước X lại hành động như vậy. Kì vọng lý thuyết đó làm được như vậy cũng giống như kì vọng thuyết vạn vật hấp dẫn giải thích tại sao một chiếc lá lại rơi theo đường cong. Một lý thuyết ở mức độ khái quát nhất định không thể trả lời những câu hỏi về các vấ n đề thuộc mức độ khái quát khác. Việc không nhận ra điều này là một sai lầm mà những người phê phán hay mắc phải. Một sai lầm khác là nhầm lẫn lý thuyết chính trị quốc tế với lý thuyết về chính sách đối ngoại. Sự nhầm lẫn về phạm vi giải thích của lý thuyết cân bằng quyền lực đã được tuyên bố một cách hợp lý có nguyên nhân từ sự không rõ ràng giữa chính trị quốc tế và chính trị quốc gia hay từ việc không chấp nhận rằng nên có sự phân biệt giữa hai lĩnh vực trên. Đối với những ai không chấp nhận rằng tồn tại một sự khác biệt như vậy, hay với những ai cho rằng khác biệt nằm ở cấp độ đơn vị tương tác, thì giải thích chính trị quốc tế phải là giải thích chính sách đối ngoại, và giải thích chính sách đối ngoại phải là giải thích chính trị quốc tế. Những người khác lẫn lộn các mục tiêu giải thích và nhầm lẫn các vấn đề của chính trị quốc tế với những vấn đề trong chính sách đối ngoại. Morgenthau, chẳng hạn, tin rằng vấn đề dự đoán chính sách đối ngoại và việc phát triển lý thuyết về vấn đề này làm cho các lý thuyết chính trị quốc tế trở nên khó, nếu không nói là không thể, xây dựng được (1970b, pp 253-58). Nhưng những khó khăn trong việc giải thích chính sách đối ngoại chỉ cản trở việc phát triển lý thuyết chính trị quốc tế khi chính trị quốc tế bị đánh đồng với chính sách đối ngoại. Graham Allison cũng rơi vào một sự nhầm lẫn tương tự. Ông đưa ra ba “hình mẫu” nhằm cung cấp cách tiếp cận cách trong nghiên cứu chính trị quốc tế. Tuy nhiên chỉ có hình mẫu I là một cách tiếp cận đối với nghiên cứu chính trị quốc tế. Hình mẫu II và III là những cách tiếp cận trong nghiên cứu chính sách đối ngoại. Đề xuất phương pháp tiếp cận chính trị giữa các cơ quan hành chính trong nước như là sự thay thế cho phương pháp tiếp cận xem quốc gia-là-một-chủ-thể cũng giống như nói rằng một lý thuyết về công ty có thể thay thế cho lý thuyết về thị trường, một sai lầm mà không một nhà kinh tế học có năng lực nào mắc phải (1971; cf Allison and Halperin 1972). Nếu Morgenthau và Allison là các nhà kinh tế học và suy nghĩ của họ tiếp tục đi theo chiều hướng đó, họ hẳn phải lập luận rằng sự không chắc chắn trong chính sách của các công ty chống lại việc xây dựng một lý thuyết về thị trường. Họ đã nhầm lẫn và gộp chung hai vấn đề vốn khác biệt nhau.

*The confusion is widespread and runs both ways. Thus Herbert Simon thinks the goal of classical economic theorists is unattainable because he wrongly believes that they were try­ ing "to predict the behavior of rational man without making an empirical investigation of his psychological properties" (1957, p. 199).

* Sự nhầm lẫn khá phổ biến và theo cả hai chiều. Do đó mà Herbert Simon đã cho rằng mục tiêu của các nhà lý thuyết kinh tế cổ điển là không thể đạt được bởi vì ông đã tin tưởng một cách sai lầm rằng họ đang cố gắng “dự đoán hành vi của con người có lý trí mà không có điều tra tỉ mỉ về đặc tính tâm lý của anh ta” (1957, p 199).


Any theory covers some matters and leaves other matters aside. Balance-of­power theory is a theory about the results produced by the uncoordinated actions of states. The theory makes assumptions about the interests and motives of states, rather than explaining them. What it does explain are the constraints that confine all states. The clear perception of constraints provides many clues to the expected reactions of states, but by itself the theory cannot explain those reactions. They depend not only on international constraints but also on the characteristics of states. How will a particular state react? To answer that question we need not only a theory of the market, so to speak, but also a theory about the firms that compose it. What will a state have to react to? Balance-of-power theory can give general and useful answers to that question. The theory explains why a certain similarity of behavior is expected from similarly situated states. The expected behavior is similar, not identical. To explain the expected differences in national responses, a theory would have to show how the different internal structures of states affect their external policies and actions. A theory of foreign policy would not predict the detailed content of policy but instead would lead to different expectations about the tendencies and styles of different countries' policies. Because the national and the international levels are linked, theories of both types, if they are any good, tell us some things, but not the same things, about behavior and outcomes at both levels (d. the second parts of Chapters 4 and 5).


Bất cứ lý thuyết nào cũng chỉ giải quyết một vài vấn đề và bỏ lại một số khác. Lý thuyết cân bằng quyền lực quan tâm đến kết quả từ các hành vi bất hợp tác của các quốc gia. Lý thuyết này đưa ra giả định về lợi ích và động cơ của các nước, thay vì lý giải chúng. Cái mà nó giải thích là các giới hạn trói buộc mọi quốc gia. Hiểu rõ về các giới hạn cung cấp nhiều chỉ dấu để dự tính các phản ứng của quốc gia, nhưng bản thân lý thuyết này không thể giải thích các phản ứng đó. Phản ứng của các nước không chỉ phụ thuộc vào các ràng buộc của hệ thống quốc tế mà còn vào đặc tính của mỗi quốc gia. Một quốc gia nhất định sẽ phản ứng như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta không chỉ cần một “lý thuyết về thị trường”, như chúng tôi vẫn so sánh, mà còn cả lý thuyết về các công ty tạo nên thị trường. Một quốc gia sẽ phải phản ứng với cái gì? Lý thuyết cân bằng quyền lực có thể đưa ra câu trả lời chung và có ích đối với câu hỏi này. Lý thuyết này giải thích vì sao người ta kì vọng có một sự tương tự nhất định về hà
nh vi giữa các nước ở trong tình thế tương tự nhau. Hành vi được dự tính là tương tự nhau, chứ không giống hệt. Để giải thích những khác biệt được dự tính tro ng cách phản ứng của quốc gia, một lý thuyết phải chỉ ra cấu trúc nội bộ khác biệt của mỗi quốc gia đã ảnh hưởng tới chính sách và hành động ở bên ngoài của quốc gia đó như thế nào. Lý thuyết về chính sách đối ngoại sẽ không dự đoán được nội dung chi tiết của chính sách mà thay vào đó sẽ dẫn đến những dự đoán khác nhau về xu hướng và phong cách trong chính sách của các quốc gia khác nhau. Bởi vì cấp độ quốc gia và quốc tế có liên hệ, nên lý thuyết ở cả hai cấp độ này, nếu chúng có ích lợi nào đó, sẽ nói cho chúng ta một vài thứ, mặc dù không giống nhau, về hành vi và kết quả ở cả hai cấp độ (so sánh với phần thứ hai của chương 4 và 5).

III

III

In the previous chapter, I constructed a systems theory of international politics. In this chapter, I have stated balance-of-power theory as a further development of that theory. In the next three chapters, I shall refine the theory by showing how expectations vary with changes in the structure of international systems. At this point I pause to ask how good the theory so far developed is.

Trong chương trước, tôi đã xây dựng một lý thuyết hệ thống về chính trị quốc tế. Trong chương này, tôi đã khẳng định rằng lý thuyết cân bằng quyền lực là sự phát triển của lý thuyết trên. Trong ba chương tới, tôi sẽ làm rõ lý thuyết này bằng cách các dự tính thay đổi như thế nào cùng với sự thay đổi trong cấu trúc hệ thống quốc tế. Ở điểm này tôi dừng lại để tự hỏi xem lý thuyết của chúng ta đã phát triển tới mức nào.


Before subjecting a theory to tests, one asks whether the theory is internally consistent and whether it tells us some things of interest that we would not know in its absence. That the theory meets those requirements does not mean that it can survive tests. Many people prefer tests that, if flunked, falsify a theory. Some people, following Karl Popper (1934, Chapter 1), insist that theories are tested only by attempting to falsify them. Confirmations do not count because, among other reasons, confirming cases may be offered as proof while consciously or not cases likely to confound the theory are avoided. This difficulty, I suggest later, is lessened by choosing hard cases-situations, for example, in which parties have strong reasons to behave contrary to the predictions of one's theory. Confirma­
tions are also rejected because numerous tests that appear to confirm a theory are negated by one falsifying instance. The conception of theory presented in Chapter 1, however, opens the possibility of devising tests that confirm. U a theory
depicts a domain, and displays its organization and the connections among its parts, then we can compare features of the observed domain with the picture the theory has limned (d. Harris 1970). We can ask whether expected behaviors and outcomes are repeatedly found where the conditions contemplated by the theory obtain.
Structural theories, moreover, gain plausibility if similarities of behavior are observed across realms that are different in substance but similar in structure, and if differences of behavior are observed where realms are similar in substance but different in structure. This special advantage is won: International-political theory gains credibility from the confirmation of certain theories in economics, sociology, anthropology, and other such nonpolitical fields.

Trước khi đi vào kiểm tra một lý thuyết, người ta sẽ đặt câu hỏi liệu lý thuyết này có nhất quán về nội tại không và liệu nó có nói gì đó hay ho mà chúng ta không thể biết khi không có nó hay không. Chuyện lý
thuyết đó đạt được những yêu cầu này không có nghĩa là nó có thể vượt qua được các kiểm nghiệm. Nhiều người thích các kiểm nghiệm mà nếu thất bại thì coi như lý thuyết đó không đúng. Có vài người, làm theo Karl Popper (1934, Chương 1) , cứ nằng nặc cho rằng các lý thuyết chỉ có thể được kiểm nghiệm bằng các nỗ lực bác bỏ chúng. Các trường hợp mang tính khẳng định lý thuyết không có giá trị bởi vì, bên cạnh các lý do khác, các trường hợp giúp khẳng định tính đúng đắn (của lý thuyết) có thể được sử dụng làm bằng chứng trong khi người ta lại thường vô ý hoặc cố ý bỏ qua các ví dụ có thể chống lại lý thuyết cần kiểm nghiệm đó. Ta có thể giảm bớt sự khó khăn này, như tôi đề xuất sau đây, bằng việc chọn các trường hợp khó – ví dụ như các tình huống mà ở đó các bên có lý do mạnh mẽ để hành xử trái ngược với dự đoán của lý thuyết. Các trường hợp mang tính khẳng định cũng bị bác bỏ bởi vì nhiều bài test mang tính xác nhận một lý thuyết sẽ bị phủ định chỉ bởi một trường hợp trái ngược [với lý thuyết]. Tuy nhiên, khái niệm về lý thuyết được trình bày ở Chương 1 đã mở ra khả năng xây dựng được các bài kiểm nghiệm giúp khẳng định lý thuyết. Nếu một lý thuyết mô tả một lĩnh vực, và trình bày cách tổ chức của nó và các mối liên hệ giữa các phần của nó, thì chúng ta có thể so sán h các đặc điểm của lĩnh vực được xem xét đó với bức tranh mà lý thuyết này đã phác ra (cf. Harris 1970). Chúng ta có thể hỏi liệu rằng liệu có thể liên tục tìm thấy các hành vi và kết quả được dự tính trong các trường hợp có các điều kiện mà lý thuyết đề cập hay không. Hơn nữa, các lý thuyết cấu trúc sẽ đáng tin cậy nếu sự tương tự trong hành vi được tìm thấy ở các lĩnh vực khác nhau về bản ch ất nhưng tương tự nhau về cấu trúc, và nếu tồn tại sự khác biệt về hành vi ở trong các lĩnh vực tương tự nhau về bản chất nhưng lại khác biệt về cấu trúc. Như vậy ta sẽ thu được một lợi thế đặc biệt: lý thuyết chính trị quốc tế đạt được độ tin cậy nhờ sự ủng hộ của một số lý thuyết về kinh tế, xã hội học, nhân học, và các lĩnh vực phi chính trị khác...


Testing theories, of course, always means inferring expectations, or hypotheses, from them and testing those expectations. Testing theories is a difficult and subtle task, made so by the interdependence of fact and theory, by the elusive relation between reality and theory as an instrument for its apprehension. Questions of truth and falsity are somehow involved, but so are questions of usefulness and uSelessness. In the end, one sticks with the theory that reveals most, even if its validity is suspect. I shall say more about the acceptance and rejection of theories elsewhere. Here I say only enough to make the relevance of a few examples of theory testing clear. Others can then easily be thought of. Many are provided in the first part of this chapter and in all parts of the next three, although I have not always labeled them as tests or put them in testable form.


Đương nhiên việc kiểm nghiệm các lý thuyết luôn đi
kèm với việc đưa ra các dự đoán, hay các giả thuyết, từ các lý thuyết đó và kiểm nghiệm những dự tính này. Kiểm nghiệm lý thuyết là một công việc khó khăn và đòi hỏi sự tinh tế, bởi vì thực tế và lý thuyết phụ thuộc lẫn nhau, bởi vì qua n hệ giữa hiện thực và lý thuyết với tư cách là một công cụ để thấu hiểu hiện thực rất khó nắm bắt. Câu hỏi về chân trái chân lý ở một số khía cạnh cũng có liên quan, và câu hỏi về sự hữu dụng và vô dụng cũng vậy. Cuối cùng, người ta bám vào lý thuyết nào giải thích được nhiều hiện thực nhất, kể cả khi tính xác thực của nó vẫn bị nghi ngờ. Tôi sẽ bàn nhiều hơn về sự chấp nhận và phủ nhận các lý thuyết ở nơi khác. Ở đây tôi chỉ nói đủ để làm rõ tầm quan trọng một vài ví dụ nhằm kiểm tra lý thuyết. Người ta cũng có thể dễ dàng nghĩ đến các ví dụ khác. Khá nhiều ví dụ đã được đưa ra trong phần đầu của chương này và trong cả ba chương sau, mặc dù không phải lúc nào tôi cũng tuyên bố chúng là các bài kiểm nghiệm hay đặt chúng dưới dạng có thể kiểm nghiệm.

Tests are easy to think up, once one has a theory to test, but they are hard to carry through. Given the difficulty of testing any theory, and the added difficulty of testing theories in such nonexperimental fields as international politics, we should exploit all of the ways of testing I have mentioned-by trying to falsify, by devising hard confirmatory tests, by comparing features of the real and the theoretical worlds, by comparing behaviors in realms of similar and of different structure. Any good theory raises many expectations. Multiplying hypotheses and varying tests are all the more important because the results of testing theories are necessarily problematic. That a single hypothesis appears to hold true may not be very impressive. A theory becomes plausible if many hypotheses inferred from it are successfully subjected to tests.

Người ta dễ dàng xây dựng bài test một khi đã có lý
thuyết để kiểm nghiệm, nhưng lại khó thực hiện điều này. Xét những khó khăn trong việc kiểm nghiệm bất
kì lý thuyết nào, và khó khăn hơn nữa trong việc kiểm nghiệm lý thuyết trong các lĩnh vực phi thực nghiệm như chính trị quốc tế, chúng ta nên tận dụng mọi cách kiểm nghiệm mà tôi đã đề cập – cố gắng bác bỏ, thiết lập các bài kiểm nghiệm mang tính chứng thực cao, so sánh các đặc điểm của thế giới thực và lý thuyết, so sánh các hành vi trong các thể chế có cấu trúc tương tự và khác biệt. Bất kì lý thuyết tốt nào cũng đưa ra được nhiều dự đoán. Đa dạng hóa các giả thuyết và các cách kiểm nghiệm lại càng quan trọng hơn cả bởi vì kết quả của việc kiểm nghiệm các lý thuyết luôn không chắc chắn. Chuyện chỉ một giả thuyết đơn lẻ có vẻ đúng có lẽ là không ấn tượng lắm. Một lý thuyết trở nên đáng tin cậy hơn nếu nhiều giả thuyết rút ra từ nó được kiểm nghiệm thành công.


Knowing a little bit more about testing, we can now ask whether expectations drawn from our theory can survive subjection to tests. What will some of the expectations be1 Two that are closely related arise in the above discussion. According to the theory, balances of power recurrently fonn, and states tend to emulate the successful policies of others. Can these expectations be subjected to tests1 In principle, the answer is "yes." Within a given arena and over a number of years, we should find the military power of weaker and smaller states or groupings of states growing more rapidly, or shrinking more slowly, than that of stronger and larger ones. And we should find widespread imitation among competing states. In practice, to check such expectations against historical observations is difficult.

Biết nhiều hơn một chút về kiểm nghiệm, thì giờ chúng ta có thể tự hỏi rằng liệu các dự tính xuất phát từ lý thuyết của chúng ta có thể vượt qua kiểm nghiệm hay không. Một số dự tính sẽ ra sao? Có hai cái liên quan chặt chẽ với nhau xuất phát từ cuộc thảo luận ở trên. Theo như lý thuyết, các dạng cân bằng quyền lực liên tục hình thành, và các quốc gia có xu hướng bắt chước các chính sách thành công của các quốc gia khác. Liệu những dự đoán này có vượt qua được bài kiểm nghiệm? Về nguyên tắc, câu trả lời là “có”. Trong một khu vực nhất định qua nhiều năm, chúng ta sẽ thấy sức mạnh quân sự của các nước hay các nhóm nước nhỏ yếu lớn mạnh nhanh chóng, hay suy yếu chậm rãi hơn các nước lớn mạnh hơn. Và chúng ta nên tìm sự mô phỏng lẫn nhau phổ biến giữa các quốc gia đang cạnh tranh. Trên thực tế, kiểm tra các giải thuyết với các quan sát lịch sử là rất khókhăn.

Two problems are paramount. First, though balance-of-power theory offers some predictions, the predictions are indeterminate. Because only a loosely defined and inconstant condition of balance is predicted, it is difficult to say that any given distribution of power falsifies the theory. The theory, moreover, does not lead one to expect that emulation among states will proceed to the point where competitors become identical. What will be imitated, and how quickly and closely1 Because the theory does not give precise answers, falsification again is difficult. Second, although states may be disposed to react to international constraints and incentives in accordance with the theory's expectations, the policies and actions of states are also shaped by their internal conditions. The failure of tices of other states, can too easily be explained away by pointing to effects produced by forces that lie outside of the theory's purview.

Ở đây có hai vấn đề tối quan trọng. Đầu tiên là, mặc dù lý thuyết cân bằng quyền lực đưa ra một số dự báo, những dự báo này không chắc chắn. Bởi vì người ta chỉ dự đoán được một số điều kiện của cân bằng quyền lực mang tính chung g và không vững chắc, khó có thể nói sự phân bổquyền lực nào sẽ bác bỏ lý thuyết này. Hơn nữa, lý thuyết này cho phép ta dự đoán rằng sự mô phỏng lẫn nhau giữa các quốc gia sẽ tiến tới điểm mà các bên cạnh tranh trở nên giống nhau. Cái gì sẽ được mô phỏng, và được mô phỏng nhanh chóng và sâu sắc đến mức nào? Bởi vì lý thuyết này không đưa ra câu trả lời chính xác, việc bác bỏ nó lại một lần nữa thật sự khó khăn. Thứ hai, mặc dù các quốc gia có thể sẵn sàng phản ứng lại các ràng buộc và khuyến khích quốc tế phù hợp với tiên đoán của lý thuyết, thì chính sách và hành vi của các nước cũng được định hình bởi tình hình trong nước. Việc không thể thiết lập được thế cân bằng, và việc một vài quốc gia không thể làm theo thực tiễn thành công của quốc gia khác, có thể được giải thích một cách quá đơn giản bằng cách chỉ ra các hiệu ứng gây ra bởi các lực lượng vốn nằm bên ngoài phạm vi của lý thuyết.

In the absence of theoretical refinements that fix expectations with certainty and in detail, what can we do. As I have just suggested, and as the sixth rule for testing theories set forth in Chapter 1 urges, we should make tests ever more difficult. If we observe outcomes that the theory leads us to expect even though strong forces work against them, the theory will begin to command belief. To confinn the theory one should not look mainly to the eighteenth century heyday of the balance of power when great powers in convenient numbers interacted and were presumably able to adjust to a shifting distribution of power by changing partners with a grace made possible by the absence of ideological and other cleavages. Instead, one should seek confinnation through observation of difficult cases. One should, for example, look for instances of states allying, in accordance with the expectations the theory gives rise to, even though they have strong reasons not to cooperate with one another. The alliance of France and Russia, made fonnal in 1894, is one such instance (see Chapter 8, part I). One should, for example, look for instances of states making internal efforts to strengthen themselves, however distasteful or difficult such efforts might be. The United States and the Soviet Union following World War II provide such instances: the United States by reanning despite having demonstrated a strong wish not to by dismantling the most powerful military machine the world had ever known; the Soviet Union by maintaining about three million men under anns while striving to acquire a costly new military technology despite the terrible destruction she had suffered in war.

Khi thiếu vắng sự cải tiến lý thuyết vốn sửa đổi các tiên đoán theo hướng chắc chắn và chi tiết hơn thì chúng ta có thể làm gì? Như tôi đã gợi ý, và như quy
tắc kiểm nghiệm lý thuyết thứ 6 được nêu ở chương 1 đề xuất, chúng ta nên tăng độ khó của các bài kiểm nghiệm. Nếu chúng ta quan sát được các kết quả mà lý thuyết này tiên đoán được bất chấp có những trở lực chống lại chúng một cách mạnh mẽ, thì lý thuyết này sẽ bắt đầu đạt được sự tín nhiệm. Để xác nhận lý thuyết ta không nên chỉ nhìn vào thời hoàng kim của cân bằng quyền lực ở thế kỉ 18, khi mà các cường quốc với số lượng thích hợp tương tác với nhau và có khả năng điều chỉnh để thích ứng với một dạng phân bổ quyền lực đang chuyển đổi bằng cách thay đổi đối tác, điều trở nên dễ dàng hơn bởi sự thiếu vắng rào cản ý thức hệ và nhiều thứ khác. Thay vào đó, ta nên tìm sự xác nhận thông qua việc quan sát các trường hợp khó khăn. Ví dụ ta nên tìm các trường hợp các quốc gia nỗ lực liên minh với nhau và do đó phù hợp với tiên đo án của lý thuyết cân bằng quyền lực dù rằng các nước này có nhiều lý do mạnh mẽ để không làm như vậy. Liên minh Pháp – Nga, được chính thức hóa năm 1894, chính là một trường hợp điển hình (xem Chương 8, phần I). Ta nên tìm kiếm các trường hợp mà các nước nỗ lực tự thân củng cố sức mạnh của mình, dù là những nỗ lực này có khó chịu hay khó khăn đến  thế nào. Nước Mỹ và Liên Xô sau Thế chiến thứ hai là những ví dụ như vậy: đó là nước Mỹ thông qua việc tái vũ trang bất chấp việc đã thể hiện mong ước ngược lại một cách mạnh mẽ bằng cách phá hủy phần lớn cỗ máy quân sự hùng mạnh nhất mà thế giới đã từng biết đến; và Liên Xô thì bằng cách duy trì khoảng 3 triệu quân thường trực trong khi cố sức sở hữu các công nghệ quân sự đắt đỏ mới bất chấp việc nước này đã phải chịu những tàn phá khủng khiếp trong chiến tranh.

These examples tend to confirm the theory. We find states fonning balances of power whether or not they wish to. They also show the difficulties of testing. Gennany and Austria-Hungary fonned their Dual Alliance in 1879. Since detailed inferences cannot be drawn from the theory, we cannot say just when other states are expected to counter this move. France and Russia waited until 1894. Does this show the theory false by suggesting that states mayor may not be brought into balance? We should neither quickly conclude that it does nor lightly chalk the delayed response off to "friction." Instead, we should examine diplomacy and policy in the IS-year interval to see whether the theory serves to explain and broadly predict the actions and reactions of states and to see whether the delay is out of accord with the theory. Careful judgment is needed. For this, historians' accounts serve better than the historical summary I might provide.

Những ví dụ này có xu hướng ủng hộ lý thuyết.  Chúng ta thấy các quốc gia tạo nên cân bằng quyền lực cho dù họ có muốn hay không. Chúng cũng cho thấy khó khăn của việc kiểm nghiệm. Đức và Áo-Hung thiết lập Liên minh tay đôi vào năm 1879. Bởi vì không thể đưa ra chỉ dẫn chi tiết từ lý thuyết, chúng ta không thể nói được là khi nào thì các quốc gia khác được dự tính phản ứng lại động thái này. Pháp và Nga đã chờ tới tận năm 1894. Liệu điều này
có cho thấy lý thuyết đã sai lầm khi nói rằng các quốc gia có thể hoặc không thể bị đưa vào thế cân bằng? Chúng ta không nên kết luận vội vã rằng lý thuyết không giải thích được những phản ứng chậm chạp sau “xung đột”. Thay vào đó, chúng ta nên kiểm tra các hoạt động ngoại giao và chính sách của các nước trong khoảng thời gian 15 năm giữa hai Liên minh trên để xem xét liệu lý thuyết của chúng ta có thể giải thích và dự đoán về đại thể hành vi và phản ứng của các quốc gia và xem là liệu sự chậm trễ đó có không tương thích với lý thuyết hay không. Đánh giá cẩn thận là rất cần thiết. Vì lý do này, cách giải thích của các nhà sử học phục vụ tốt hơn là các tóm tắt lịch sử mà tôi có thể đưa ra.

The theory leads us to expect states to behave in ways that result in balances fonning. To infer that expectation from the theory is not impressive if balancing is a universal pattern of political behavior, as is sometimes claimed. It is not. Whether political actors balance each other or climb on the bandwagon depends on the system's structure. Political parties, when choosing their presidential candidates, dramatically illustrate both points. When nomination time approaches and no one is established as the party's strong favorite, a number of would-be leaders contend. Some of them form coalitions to check the progress of others. The maneuvering and balancing of would-be leaders when the party lacks one is like the external behavior of states. But this is the pattern only during the leaderless period. As soon as someone looks like the winner, nearly all jump on the bandwagon rather than continuing to build coalitions intended to prevent anyone from winning the prize of power. Bandwagoning, not balancing, becomes the characteristic behavior.*

Lý thuyết cân bằng quyền lực khiến chúng ta kỳ vọng quốc gia sẽ cư xử theo những cách dẫn tới thiết lập thế cân bằng. Việc rút ra kỳ vọng này từ lý thuyết chẳng có gì ấn tượng nếu cân bằng quyền lực là một mẫu hình hành vi chính trị phổ biến, như thỉnh thoảng người ta vẫn khẳng định. Nhưng không phải vậy. Các chủ thể chính trị có cân bằng hay hùa theo nước khá c hay không phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống. Các đảng phái chính trị, khi chọn ứng cử viên tổng thống, thường minh họa rõ nét cho cả hai điểm này. Khi thời gian tranh cử đến gần và không ai chiếm được lợi thế tuyệt đối trong đảng, nhiều lãnh đạo tiềm năng sẽ cạnh tranh. Một vài trong số họ tạo ra các liên minh để làm đối trọng với ứng cử viên khác. Các động thái và việc cân bằng của các lãnh đạo tiềm tàng khi đảng thiếu một người lãnh đạo đủ mạnh cũng giống như động thái đối ngoại của quốc gia. Nhưng đây là hình mẫu chỉ tồn tại trong thời kì không có lãnh đạo. Ngay khi ai đó có vẻ sẽ là người chiến thắng, thì gần như mọi người đều đi theo người đó thay vì tiếp tục xây dựng liên minh nhằm mục đích ngăn cản ai đó giành được quyền lực. Phù thịnh, chứ không phải cân bằng, trở thành một hành vi đặc trưng.*

*Stephen Van Evera suggested using "bandwagoning" to serve as the opposite of "balancing."

* Stephen Van Evera gợi ý sử dụng từ “phù thịnh” để
chỉ đối lập với “cân bằng”


Bandwagoning and balancing behavior are in sharp contrast. Internally, losing candidates throw in their lots with the winner. Everyone wants someone to win; the members of a party want a leader established even while they disagree on who it should be. In a competition for the position of leader, bandwagoning is sensible behavior where gains are possible even for the losers and where losing does not place their security in jeopardy. Externally, states work harder to increase their own strength, or they combine with others, if they are falling behind. In a competition for the position of leader, balancing is sensible behavior where the victory of one coalition over another leaves weaker members of the winning coalition at the mercy of the stronger ones. Nobody wants anyone else to win; none of the great powers wants one of their number to emerge as the leader. If two coalitions form and one of them weakens, perhaps because of the political disorder of a member, we expect the extent of the other coalition's military preparation to slacken or its unity to lessen. The classic example of the latter effect is the breaking apart of a war-winning coalition in or just after the moment of victory. We do not expect the strong to combine with the strong in order to increase the extent of their power over others, but rather to square off and look for allies who might help them. In anarchy, security is the highest end. Only if survival is assured can states safely seek such other goals as tranquility, profit, and power. Because power is a means and not an end, states prefer to join the weaker of two coalitions. They cannot let power, a possibly useful means, become the end they pursue. The goal the system encourages them to seek is security. Increased power mayor may not serve that end. Given two coalitions, for example, the greater success of one in drawing members to it may tempt the other to risk preventive war, hoping for victory through surprise before disparities widen. If states wished to maximize power, they would join the stronger side, and we would see not balances forming but a world hegemony forged. This does not happen because balancing, not bandwagoning, is the behavior induced by the system. The first concern of states is not to maximize power but to maintain their positions in the system.

Chính sách phù thịnh và cân bằng nhìn chung đối lập nhau. Ở bên trong, các ứng cử viên có nguy cơ thất bại đặt cược vào người có khả năng chiến thắng cao. Mọi người đều muốn ai đó chiến thắng, các thành viên của đảng muốn dựng lên một lãnh đạo kể cả khi họ bất đồng trong việc chọn một người làm lãnh đạo. Trong cuộc cạnh tranh để giành vị trí lãnh đạo, phù thịnh là hành vi phù hợp ở chỗ người thua cuộc vẫn có thể giành được lợi và việc thua cuộc không đe dọa đến an ninh của họ. Ở bên ngoài, các quốc gia nỗ lực hơn để tăng cường sức mạnh, hay hợp tác với các nước khác, nếu họ đang tụt lại phía sau. Trong cuộc cạnh tranh giành quyền lãnh đạo, cân bằng là chính sách ở chỗ chiến thắng của một liên minh đối với một liên minh khác sẽ khiến các thành viên yếu hơn của liên minh chiến thắng bị phụ thuộc vào lòng tốt của các thành viên mạnh hơn. Không ai muốn người khác thắng cuộc; không có cường quốc nào muốn một trong số họ lại trở thành lãnh đạo. Nếu hai liên minh hình thành và một trong hai bị yếu đi, có thể do sự rối loạn chính trị của một thành viên, thì chúng ta dự đoán rằng mức độ chuẩn bị quân sự của liên minh còn lại sẽ yếu đi hoặc là sự thống nhất của nó sẽ giảm đi. Ví dụ kinh điển cho hiệu ứng thứ hai là sự tan rã của các liên minh thắng trận trong hoặc ngay sau thời khắc chiến thắng. Chúng ta không kì vọng kẻ mạnh kết hợp với kẻ mạnh để tăng cường quyền lực của họ đối với những người khác, mà thay vào đó là chuẩn bị chiến đấu với nhau và tìm kiếm đồng minh có thể giúp đỡ họ. Trong trật tự vô chính phủ, an ninh là mục tiêu cao nhất. Chỉ khi sự tồn tại của mình được đảm bảo thì các quốc gia mới có thể theo đuổi các mục tiêu khác như yên ổn, lợi ích, và sức mạnh. Bởi vì sức mạnh là phương tiện chứ không phải mục đích nên các quốc gia muốn tham gia bên yếu hơn trong số hai liên minh. Họ không thể để sức mạnh, một công cụ hữu hiệu tiềm năng, trở thành mục tiêu phải theo đuổi. Mục tiêu mà hệ thống khuyến khích họ tìm kiếm là an ninh. Gia tăng sức mạnh có thể hoặc không thể phục vụ mục đích này. Ví dụ, trong hai liên minh cho sẵn, thành công lớn hơn của một liên minh trong việc thu hút thành viên có thể khiến bên còn lại mạo hiểm với chiến tranh phòng ngừa, hi vọng và o chiến thắng thông qua tấn công bất ngờ trước khi khoảng cách giữa hai liên minh nới rộng ra. Nếu các quốc gia muốn tối đa hóa sức mạnh, họ sẽ gia nhập bên mạnh hơn, và chúng ta sẽ không nhìn thấy cân bằng được thiết lập mà thay vào đó là sự xuất hiện một bá quyền thế giới. Điều này không xảy ra là do hệ thống khuyến khích hành vi cân bằng, chứ không phải phù thịnh. Mối quan tâm đầu tiên của các quốc gia không phải là tối đa hóa sức mạnh mà là duy trì vị trí củ a mình trong hệ thống.


Secondary states, if they are free to choose, flock to the weaker side; for it is the stronger side that threatens them. On the weaker side, they are both more appreciated and safer, provided, of course, that the coalition they join achieves enough defensive or deterrent strength to dissuade adversaries from attacking.

Các quốc gia thứ yếu, nếu có thể tự do lựa chọn, sẽ gia nhập vào bên yếu hơn; bởi vì chính bên mạnh hơn là kẻ đe dọa họ. Ở bên yếu hơn, họ vừa an toàn
hơn vừa được đánh giá cao hơn, đương nhiên là nếu liên minh mà họ gia nhập đạt được khả năng tự vệ hoặc răn đe đủ để ngăn kẻ thù tấn công.

Thus Thucydides records that in the Peloponnesian War the lesser city states of Greece cast the stronger Athens as the tyrant and the weaker Sparta as their liberator (circa 400 B.C., Book v, Chapter 17). According to Werner Jaeger, Thucydides thought this "perfectly natural in the circumstances," but saw "that the parts of tyrant and liberator did not correspond with any permanent moral quality in these states but were simply masks which would one day be interchanged to the astonishment of the beholder when the balance of power was altered" (1939, I, 397). This shows a nice sense of how the placement of states affects their behavior and even colors their characters. It also supports the proposition that states balance power rather than maximize it. States can seldom afford to make maximizing power their goal. International politics is too serious a business for that.

Do đó Thucydides ghi nhận rằng trong chiến tranh Peloponnesse các thành bang yếu hơn của Hy Lạp m bên mạnh hơn là Athens như kẻ bạo chúa và bên yếu hơn là Sparta như người mang lại tự do cho họ (khoảng năm 400 TCN, Quyển V, Chương 17). Theo
Werner Jarger, Thucydides nghĩ rằng điều này “hoàn
toàn tự nhiên trong tình huống đó” nhưng nhận thấy “rằng danh hiệu “bạo chúa ” và “người giải phóng” không tương xứng với bất kì đặc tính đạo đức cố hữu nào của hai thành bang này mà đơn giản chỉ là mặt nạ mà một ngày nào đó sẽ bị đổi tráo trước sự kinh ngạc của người xem khi mà cân bằng quyền lực thay đổi” (1939, I, 397). Điều này mô tả rõ ràng cách mà vị thế của các quốc gia ảnh hưởng đến hành vi của họ và kể cả màu sắc tính cách của họ. Điều này cũng ủng hộ mệnh đề rằng các quốc gia cân bằng quyền lực thay vì tối đa hóa quyền lực. Hiếm khi các quốc gia có khả năng xem tối đa hóa quyền lực là mục tiêu của mình. Chính trị quốc tế là một lĩnh vực quá nguy hiểm để làm vậy.

The theory depicts international politics as a competitive realm. Do states develop the characteristics that competitors are expected to display? The question poses another test for the theory. The fate of each state depends on its responses to what other states do. The possibility that conflict will be conducted by force leads to competition in the arts and the instruments of force. Competition produces a tendency toward the sameness of the competitors. Thus Bismarck's startling victories over Austria in 1866 and over France in 1870 quickly led the major continental powers (and Japan) to imitate the Prussian military staff system, and the failure of Britain and the United States to follow the pattern simply indicated that they were outside the immediate arena of competition. Contending states imitate the military innovations contrived by the country of greatest capability and ingenuity. And so the weapons of major contenders, and even their strategies, begin to look much the same all over the world. Thus at the turn of the century Admiral Alfred von Tirpitz argued successfully for building a battleship fleet on the grounds that Germany could challenge Britian at sea only with a naval doctrine and weapons similar to hers (Art 1973, p. 16).

Lý thuyết cân bằng quyền lực mô tả chính trị quốc tế như một lãnh địa có tính cạnh tranh. Liệu các quốc gia có phát triển những đặc điểm mà các đối thủ cạnh tranh dự kiến sẽ thể hiện hay không? Câu hỏi n
ày đưa ra một bài kiểm nghiệm khác đối với lý thuyết. Vận mệnh của mỗi quốc gia phụ thuộc vào phản ứng của nó với những gì các quốc gia khác làm. Khả năng xung đột được giải quyết bằng vũ lực dẫn đến cạnh tranh trong nghệ thuật sử dụng vũ lực. Cạnh tranh tạo ra xu hướng mô phỏng lẫn nhau giữa các đối thủ. Do đó mà chiến thắng bất ngờ của Bismarck trước Áo năm 1866 và trước Pháp năm 1870 đã nhanh chóng khiến cho các cường quốc lục địa (và cả Nhật Bản) mô phỏng hệ thống quân sự của quân đội Phổ, và sự thất bại của Anh và Mỹ trong việc đi theo hình mẫu này đơn thuần chỉ ra rằng họ nằm ngoài đấu trường cạnh tranh thực sự. Các nước cạnh tranh bắt chước các phát kiến quân sự của quốc gia có khả năng và sáng tạo nhất. Và vũ khí của các nước lớn, cũng như chiến thuật của họ, cũng bắt đầu có vẻ giống nhau trên khắp thế giới. Do đó, đầu thế kỉ này, Đô đốc Alfred von Tirpitz đã thành công trong việc thuyết phục xây dựng một hạm đội với lý do là nước Đức chỉ có thể thách thức
nước Anh trên biển khi nước Đức có một học thuyết hải quân và vũ khí tương tự nước Anh (Art 1973, tr.16).

The effects of competition are not confined narrowly to the military realm. Socialization to the system should also occur. Does it? Again, because we can almost always find confirming examples if we look hard, we try to find cases that are unlikely to lend credence to the theory. One should look for instances of states conforming to common international practices even though for internal reasons they would prefer not to. The behavior of the Soviet Union in its early years is one such instance. The Bolsheviks in the early years of their power preached international revolution and flouted the conventions of diplomacy. They were saying, in effect, "we will not be socialized to this system." The atti­tude was well expressed by Trotsky, who, when asked what he would do as foreign minister, replied, "I will issue some revolutionary proclamations to the peoples and then close up the joint" (quoted in Von Laue 1963, p. 235). In a competitive arena, however, one party may need the assistance of others. Refusal to play the political game may risk one's own destruction. The pressures of competition were rapidly felt and reflected in the Soviet Union's diplomacy. Thus Lenin, sending foreign minister Chicherin to the Genoa Conference of 1922, bade him farewell with this caution: "Avoid big words" (quoted in Moore 1950, p. 204). Chicherin, who personified the carefully tailored traditional diplomat rather than the simply uniformed revolutionary, was to refrain from inflammatory rhetoric for the sake of working deals. These he successfully completed with that other pariah power and ideological enemy, Germany.

Hiệu ứng của cạnh tranh không chỉ được giới hạn tro
ng lĩnh vực quân sự. Thích nghi, tham gia vào hệ thống cũng xảy ra. Liệu có như thế không? Lại một lần nữa, bởi vì chúng ta gần như có thể luôn luôn tìm thấy các ví dụ xác nhận điều này nếu chúng ta tìm kĩ, chúng ta nên cố gắng tìm các trường hợp mà không có vẻ là sẽ chứng minh lý thuyết này. Người ta nên tìm ví dụ nơi các quốc gia làm theo các thực tiễn quốc tế thông thường mặc dù vì lý do nội bộ có thể họ không thích thế. Hành vi của Liên Xô trong những năm đầu là một ví dụ như vậy. Những người Bolshevik trong những năm đầu cầm quyền đã truyền bá phong trào cách mạng  quốc tế và bác bỏ hình thức ngoại giao. Lúc đó, họ cơ bản nói rằng “chúng tôi sẽ không tham gia vào hệ thống này.” Thái độ đó được Trotsky thể hiện rõ nét, khi trả lời câu hỏi sẽ làm gì với tư cách bộ trưởng ngoại giao: “Tôi sẽ có một số tuyên ngôn cách mạng cho nhân dân sau đó chấm dứt thảo luận” (trích dẫn trong Von Laue 1963, p 235). Tuy nhiên, trong một đấu trường cạnh tranh, một bên có thể cần sự hỗ trợ của bên khác. Từ chối tham gia trò chơi chin h trị có thể đe dọa phá hủy chính đất nước mình. Áp lực cạnh tranh đã được cảm nhận nhanh chóng và thể hiện trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Do đó mà Lênin, khi tiễn ngoại trưởng Chicherin tới Hội nghị Genoa năm 1922, đã nhắc nhở: “Hãy tránh ăn to nói lớn” (trích dẫn trong Moore 1950, p 204). Chicherin, hiện thân của nhà ngoại giao truyền thống thay vì là người cách mạng vô sản, đã hạn chế những luận điệu khiêu khích nhằm đạt được thỏa hiệp. Ông đã hoàn thành xuất sắc mục đích này với một cường quốc đồng cảnh ngộ khác và cũng là kẻ thù ý thức hệ, nước Đức.

The close juxtaposition of states promotes their sameness through the disadvantages that arise from a failure to conform to successful practices. It is this "sameness," an effect of the system, that is so often attributed to the acceptance of so-called rules of state behavior. Chiliastic rulers occasionally come to power. In power, most of them quickly change their ways. They can refuse to do so, and yet hope to survive, only if they rule countries little affected by the competition of states. The socialization of nonconformist states proceeds at a pace that is set by the extent of their involvement in the system. And that is another testable statement.

Việc đặt các quốc gia nằm cạnh nhau làm nổi bật sự
tương đồng giữa chúng thông qua các bất lợi xuất hiện do không thể làm theo các thực tiễn thành công. Chính sự tương đồng này, một hiệu ứng của hệ thống, thường được quy cho sự chấp nhận cái gọi là quy tắc hành xử của quốc gia. Các nhà lãnh đạo theo Thuyết Chiliasm (Thuyết nghìn năm thái bình sau khi Jesus cai trị thế giới - ND) hiếm khi giành được quyền lực. Sau khi nắm quyền, phần lớn họ lại thay đổi phương thức hành động. Họ có thể không làm vậy, mà vẫn hi vọng tồn tại, chỉ khi họ lãnh đạo một nước ít bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh giữa các quốc gia. Các quốc gia không tương thích với quy luật hành xử hòa nhập vào hệ thống theo một tốc độ được quy định bởi quy mô can dự của họ vào hệ thống. Và đó cũng là một giả thuyết có thể kiểm nghiệm khác.

The theory leads to many expectations about behaviors and outcomes. From the theory, one predicts that states will engage in balancing behavior, whether or not balanced power is the end of their acts. From the theory, one predicts a strong tendency toward balance in the system. The expectation is not that a balance, once achieved, will be maintained, but that a balance, once disrupted, will be restored in one way or another. Balances of power recurrently form. Since the theory depicts international politics as a competitive system, one predicts more specifically that states will display characteristics common to competitors: namely, that they will imitate each other and become socialized to their system.

Lý thuyết cân bằng quyền lực dẫn đến nhiều kì vọng
về hành vi và kết quả. Từ lý thuyết này, người ta có thể dự đoán rằng các quốc gia sẽ thực hiện hành vi cân bằng, dù cân bằng quyền lực có phải là mục tiêu
hành động của họ hay không. Từ lý thuyết này, người ta có thể dự đoán một xu hướng rõ rệt về cân bằng quyền lực trong hệ thống. Tiên đoán không phải là sự cân bằng một khi đã đạt được sẽ được duy trì, mà là cân bằng một khi bị phá vỡ sẽ được tái lập bằng cách này hay cách khác. Cân bằng quyền lực sẽ liên tục được tạo thành. Bởi vì lý thuyết này mô tả chính trị quốc tế như là một hệ thống cạnh tranh, nên chúng ta có thể dự đoán cụ thể hơn là các quốc gia sẽ biểu hiện những đặc trưng phổ biến của các đối thủ cạnh tranh: đó là, họ sẽ mô phỏng lẫn nhau và trở nên hòa nhập vào hệ thống.

In this chapter, I have suggested ways of making these propositions more specific and concrete so as to test them. In remaining chapters, as the theory is elaborated and refined, additional testable propositions will appear.

Trong chương này, tôi đã đề xuất những cách làm cho các mệnh đề đó cụ thể và thực chất hơn nhằm kiểm nghiệm chúng. Trong các chương còn lại, khi mà lý thuyết này được chi tiết hóa và rõ ràng hơn, các mệnh đề có thể kiểm nghiệm khác sẽ được bổ sung.



Translated by Phạm Trang Nhung | edited by Nguyễn Hoàng Như Thanh


http://nghiencuuquocte.files.wordpress.com/2013/10/nghiencuuquocte-net-69-cau-truc-vo-chinh-phu-can-bang-quyen-luc.pdf

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn