|
|
China-Philippines
Standoff: Davis versus Goliath?
|
Đối đầu Trung – Phi:
Gã khổng lồ Goliath với chàng David nhỏ bé?
|
Carlyle
A. Thayer
|
Carlyle
A. Thayer
|
May 6, 2012
|
06-05-2012
|
1. The Philippines,
under President Benigno Aquino III, has adopted a more aggressive policy
against China in relation to the SCS disputes. It’s the first claimant country,
to my mind, to attempt to bring these long‐unresolved problems
to international arbitration. At the same time, most of the international
tribunals or courts, need both parties’ consent for a case to be even heard
and it’s clear that China won’t support an UNCLOS or international
arbitration.
What are the risks
for Aquino in taking on China frontally in relation to the SCS disputes? It’s
a David versus Goliath battle, what benefits/problems will Aquino reap in
standing up to Beijing? Is his aggressive stance rather than appeasement/compromise
a too‐dangerous gamble for Aquino? Or is
he on the right but untreaded path?
|
Hỏi: Philippines
dưới thời Tổng thống Benigno Aquino III, đã thông qua một chính sách quyết
đoán hơn, chống lại Trung Quốc, liên quan đến các tranh chấp trên biển Đông.
Theo tôi, Philippines là nước đòi chủ quyền đầu tiên cố gắng đưa những vấn đề
không được giải quyết trong một thời gian dài, ra trọng tài quốc tế. Trong
khi đó, hầu hết các tòa án quốc tế cần sự đồng ý của cả hai phía về vụ kiện
để được xét xử và rõ ràng là Trung Quốc sẽ không ủng hộ Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật biển (UNCLOS) hoặc trọng tài quốc tế.
Những rủi ro gì cho
ông Aquino khi đối mặt trực tiếp với Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp
trên biển Đông? Đó là một trận chiến giữa chàng David nhỏ bé với gã khổng lồ
Goliath, các quyền lợi gì mà ông Aquino sẽ có được hay những khó khăn nào sẽ
phải đương đầu khi đứng lên chống lại Bắc Kinh? Lập trường mạnh mẽ thay vì
nhượng bộ hoặc thỏa hiệp, có phải là một canh bạc quá nguy hiểm cho ông
Aquino? Hoặc ông ấy đi đúng đường nhưng đi trở lại con đường cũ?
|
ANSWER: The Aquino administration is pursuing a three‐track approach to sovereignty disputes with China – diplomatic,
political and legal. The Philippines is not necessarily taking a major risk
by pursuing the legal track because it puts the Philippines on the side of
upholding the norm of international law to settle disputes. The Philippines
gets to take the high moral ground because its approach exposes the contradictions
in China’s declared policy. China asserts disputes should be settle under
international law while at the same time claiming indisputable sovereignty on
the basis of historic rights.
|
Đáp: Chính phủ Aquino đang theo đuổi cách tiếp cận theo ba
hướng trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc: ngoại giao, chính trị và
pháp lý. Philippines không nhất thiết gặp rủi ro lớn qua việc theo đuổi pháp
lý bởi vì điều này sẽ đặt Philippines về phía tán thành quy tắc sử dụng luật
pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp. Philippines bắt đầu đưa ra nguyên lý
đạo đức, do cách tiếp cận của họ phơi bày những mâu thuẫn trong chính sách
công khai của Trung Quốc. Trung Quốc khẳng định các tranh chấp nên được giải
quyết theo quy định của pháp luật quốc tế, trong khi đó chính họ lại tuyên bố
chủ quyền không thể tranh cãi, trên cơ sở chủ quyền lịch sử.
|
The risks are that if China continues to brazen it out the
legal track will appear toothless and needlessly provocative. China has the
capacity to outlast the Philippines at Scarborough Shoal and make Manila
blink first. This will devalue Filipino assertions of defending their
territorial integrity.
|
Rủi ro là, nếu Trung Quốc tiếp tục trâng tráo, không chịu
đi theo con đường pháp lý, cho thấy họ vô căn cứ và việc khiêu khích là vô
ích. Trung Quốc có khả năng chịu đựng lâu hơn Philippines ở bãi cạn
Scarborough và có thể làm cho Manila bỏ chạy trước. Điều này sẽ làm giảm sự
quyết đoán của Philippines trong việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của họ.
|
Already it is apparent that there are nervous nellies in
ASEAN who shy away from confronting China. Commentators in Malaysia and
Singapore have been critical of the stance the Philippines has taken. the
Philippines risks being marginalized in ASEAN.
|
Rõ ràng là có sự lo lắng trong ASEAN, tránh không muốn đối
đầu với Trung Quốc. Các nhà bình luận ở Malaysia và Singapore đã chỉ trích
lập trường của Philippines. Philippines có nguy cơ bị tách ra trong ASEAN.
|
What are the consequences if the Philippines does not
stand up to China? Chinese fishermen will continue to encroach more and more
into the Philippines’ Exclusive Economic Zone. The Chinese will establish a
presence in Scarborough Shoal and protect it with civilian enforcement ships.
This turns the clock back over a decade when it was common to refer to
China’s tactics as “creeping assertiveness” and “talk and take.”
|
Hậu quả là gì nếu Philippines không đứng lên để chống
Trung Quốc? Ngư dân Trung Quốc sẽ tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế
của Philippines thêm nữa. Trung Quốc sẽ thiết lập sự hiện diện ở bãi cạn
Scarborough để bảo vệ khu vực này bằng các tàu thực thi dân sự. Điều này sẽ
quay ngược trở về thời kỳ cách đây hơn một thập kỷ khi mọi người đều biết đến
các chiến thuật của Trung Quốc như là “sự quyết đoán từ từ” và “nói và lấy“.
|
2. The standoff is a
test for ASEAN, the US and a rising China. How will they likely handle or
respond to the high‐stakes impasse?
|
Hỏi: Xung đột này là
một thử nghiệm đối với ASEAN, Mỹ và một nước Trung Quốc đang trỗi dậy. Khả năng
họ sẽ xử lý hoặc đối phó với bế tắc đầy rủi ro này như thế nào?
|
ANSWER: The current confrontation at Scarborough Shoal is
both a sovereignty and a jurisdictional dispute. It is not a military
confrontation, no side has used or threatened to use force. The major damage
done to the Philippines is illegal harvesting of protected marine species by
Chinese fishermen and the exposure of the Philippines’ ability to exercise
its sovereignty and sovereign rights in the area. The matter is essentially
bilateral and there is no direct role for ASEAN.
|
ĐÁP: Cuộc đối đầu hiện tại ở bãi cạn Scarborough này cả về
chủ quyền và tranh chấp quyền tài phán. Nó không phải là một cuộc đối đầu
quân sự, chưa bên nào sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Thiệt hại
lớn cho Philippines là ngư dân Trung Quốc khai thác bất hợp pháp các loài
động vật biển được bảo vệ và cho thấy khả năng của Philippines qua việc thực
hiện chủ quyền và quyền chủ quyền trong khu vực. Về cơ bản, đây là vấn đề song
phương và ASEAN không đóng vai trò trực tiếp.
|
As for the United States, it is unclear if the1951 Mutual
Defense Treaty (MDT) covers rocks in the South China Sea. The MDT was signed
long before the legal norms in the United Nations Convention on Law of the
Sea (UNCLOS) were negotiated. Unless China employs military aircraft and
naval warships, the present standoff does not rise to the level of threat
specified in the MDT requiring consultations. The US has made clear it will
not take sides in territorial disputes. But the logic of the US position is
to give effective assistance to the Philippines so it can enhance its own civil
and military capacity to defend its sovereignty and territorial integrity.
This is not a quick fix solution but one that will take half a decade or more
to accomplish.
|
Đối với Hoa Kỳ, không rõ là Hiệp ước Phòng thủ chung năm
1951 có bao gồm các bãi đá trên biển Đông hay không. Hiệp ước này đã được ký
kết rất lâu trước khi các tiêu chuẩn pháp lý của Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển (UNCLOS) được thương lượng. Trừ khi Trung Quốc sử dụng máy bay quân
sự và tàu chiến hải quân, bế tắc hiện nay không gia tăng đến mức độ đe dọa để
phải yêu cầu tham vấn các quy định trong hiệp ước. Hoa Kỳ đã nói rõ rằng họ
sẽ không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ. Nhưng lập trường
của Mỹ là hỗ trợ cho Philippines một cách hiệu quả, để có thể nâng cao khả
năng dân sự và quân sự, nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Philippines. Đây không phải là một giải pháp có thể thực hiện nhanh, mà là
một giải pháp sẽ mất nửa thập kỷ hoặc lâu hơn để hoàn thành.
|
China is caught in a dilemma of its own making – official
claims to historical rightsand its tabling of the nine‐dash line map as well as rising domestic nationalism. It is in China’s
interest to assert its sovereignty, eschew the use of force, and wait until the
Philippines gives in to relentless pressure. The Philippines will be an
object lesson for Vietnam, Malaysia, Brunei and Indonesia.
|
Trung Quốc bị vướng vào trong thế tiến thoái lưỡng nan do
chính họ tạo ra: chính thức tuyên bố các quyền lịch sử và đưa ra bản đồ chín
vạch, cũng như gia tăng chủ nghĩa dân tộc trong nước. Mối quan tâm của Trung
Quốc là khẳng định chủ quyền, tránh sử dụng vũ lực, và đợi cho đến khi
Philippines nhượng bộ đối với áp lực không ngừng của họ. Philippines sẽ là
một bài học cho Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia.
|
3. Why is China so
opposed to international arbitration or bringing the disputes to UNCLOS‐related tribunals? Is there a high risk that it may lose a case or get
an disadvantageous ruling or interpretation and see its 9‐dashed claim collapse altogether? Will the leadership change in China
have any bearing on China’s position in the Scarborough standoff?
|
Hỏi: Vì sao Trung
Quốc chống lại trọng tài quốc tế hoặc chống lại việc đưa tranh chấp ra các
tòa án liên quan đến UNCLOS? Phải chăng có rủi ro lớn mà họ có thể bị thua
kiện hoặc nhận một phán quyết hay một sự diễn giải bất lợi và thấy rằng yêu
sách đường 9 đoạn mà họ đòi sẽ bị sụp đổ hoàn toàn? Liệu sự thay đổi lãnh đạo
ở Trung Quốc sẽ có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với lập trường của Trung Quốc về
sự đối đầu ở Scarborough?
|
|
|
ANSWER: China is opposed to international arbitration for
several reasons. First, it views international arbitration as conceding that
China does not have indisputable sovereignty. Second, although China signed
and ratified UNCLOS it views this convention as favouring western states.
Third, taking territorial disputes to international arbitration could expose
China’s claims as lacking a firm foundation in international law. Fourth,
China’s leaders face tremendous internal pressures to stand firm on its
assertion of indisputable sovereignty. If the nine‐dash line claim is rejected by international arbitration, China loses
big time. China’s power shift to the next generation of leaders makes the
Scarborough Shoal standoff a politicized issue.
|
Đáp: Trung Quốc phản đối trọng tài quốc tế vì nhiều lý do.
Thứ nhất, họ xem trọng tài quốc tế thừa nhận rằng không có chuyện Trung Quốc
có chủ quyền không thể chối cãi. Thứ hai, mặc dù Trung Quốc đã ký và phê
chuẩn UNCLOS, nhưng họ xem quy ước này là sự chiếu cố cho các nước phương
Tây. Thứ ba, đưa tranh chấp lãnh thổ ra trọng tài quốc tế có thể phơi bày các
tuyên bố của Trung Quốc là vô căn cứ, theo luật pháp quốc tế. Thứ tư, lãnh
đạo Trung Quốc phải đối mặt với áp lực nội bộ rất lớn để giữ lập trường kiên
định về sự khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi. Nếu tuyên bố 9 đoạn bị
trọng tài quốc tế bác bỏ, Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian. Chuyển giao
quyền lực ở Trung Quốc cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo làm cho sự bế tắc ở bãi
cạn Scarborough Shoal thành một vấn đề bị chính trị hóa.
|
The new leaders are likely to continue China’s assertiveness.
However, if the Philippines can gain traction in ASEAN and if South China Sea
issues rise to the level of 2010 in the ASEAN Regional Forum and the 2011
East Asia Summit, China’s new
leaders are likely to seek a political settlement to
recoup some of their losses in international prestige. It is clear that the
assertiveness of several civilian agencies and local government from 2009
onwards produced a backlash against China regionally. China responded by
appointing State Counselor Dai Bingquo to head a small group work team to
assert central authority over the so‐called “nine
dragons” or separate ministries with responsibility for maritime affairs.
Counselor Dai has had difficulty controlling these agencies and he will step
down as part of the leadership transition.
|
Có khả năng các lãnh đạo mới Trung Quốc sẽ tiếp tục sự
quyết đoán. Tuy nhiên, nếu Philippines có thể đạt được sức hút từ ASEAN và
nếu vấn đề biển Đông bị đẩy lên tới mức như ở Diễn đàn Khu vực ASEAN năm 2010
và Thượng đỉnh Đông Á năm 2011, lãnh đạo mới của Trung Quốc có khả năng tìm
kiếm một giải pháp chính trị để bù đắp sự mất mát uy tín về mặt quốc tế của
họ. Rõ ràng là sự quyết đoán của một số cơ quan dân sự và chính quyền địa
phương từ năm 2009 trở đi đã tạo ra một phản ứng dữ dội chống lại Trung Quốc
trong khu vực. Trung Quốc đối phó bằng cách chỉ định ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy
viên Quốc Vụ viện, đứng đầu một nhóm nhỏ, làm việc theo nhóm, để khẳng định
quyền hành từ trung ương đối với cái gọi là “chín con rồng” hoặc tách các bộ
ra khỏi trách nhiệm về các vấn đề trên biển. Ông Đới đã gặp khó khăn trong
việc kiểm soát các cơ quan này và ông sẽ rời bỏ chức vụ như là một phần trong
quá trình chuyển đổi lãnh đạo.
|
|
Translated by Dương
Lệ Chi
|
|
|
http://www.scribd.com/doc/92621230/Thayer-China-Philippines-Standoff-David-Versus-Goliath
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Tuesday, May 8, 2012
China-Philippines Standoff: Davis versus Goliath? Đối đầu Trung – Phi: Gã khổng lồ Goliath với chàng David nhỏ bé?
Labels:
SOUTH CHINA SEA-BIỂN ĐÔNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn