MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, May 8, 2012

DEFINITION OF INTERNET FREEDOM





DEFINITION OF INTERNET FREEDOM
Định nghĩa về tự do Internet

Introduction
Giới Thiệu

Speaking in January 2010, Secretary of State Hillary Clinton likened the spread of Internet-driven information networks to “a new nervous system for our planet.” “In many respects,” she continued, “information has never been so free.” But also “we’ve seen a spike in threats to the free flow of information.” How different governments and societies confront these new and transformative technologies is the subject of this journal.

Trong một bài phát biểu vào tháng 1 năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã so sánh sự phát triển của mạng lưới thông tin trên mạng Internet như “một hệ thống thần kinh mới cho hành tinh chúng ta... Trên nhiều khía cạnh thì thông tin chưa bao giờ được tự do đến thế”. Nhưng đồng thời “chúng ta cũng đã thấy hàng loạt những mối đe dọa đến luồng thông tin tự do”. Tạp chí eJournal USA kỳ này sẽ bàn về sự khác biệt trong cách các chính phủ và xã hội đương đầu với sự biến đổi nhanh chóng và những công nghệ mới này.

The first part of this eJournal USA addresses the difficulty agreeing on a universally applicable definition of Internet freedom. Nations impose many different kinds of restrictions. Some represent the efforts of authoritarian regimes to repress their opponents, but others instead reflect diverse political traditions and cultural norms.

Phần đầu tạp chí nêu lên những khó khăn để có được sự thống nhất về một khái niệm tự do Internet có thể áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay các quốc gia đang áp dụng rất nhiều biện pháp hạn chế khác nhau, một số hạn chế cho thấy những nỗ lực của chế độ cầm quyền độc đoán nhằm đàn áp các lực lượng đối lập, một số khác lại phản ánh sự đa dạng của truyền thống chính trị và chuẩn mực văn hóa.

Other materials survey the current state of ‘Net freedom in different parts of the world. Freedom House, a leading non-governmental organization, has studied government efforts to control, regulate, and censor different forms of electronic social communication. Its findings are explained here.

Một số bài viết khác nghiên cứu hiện trạng tự do Internet ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Một tổ chức phi chính phủ hàng đầu là Freedom House đã nghiên cứu những nỗ lực của các chính phủ nhằm quản lý, quy định và kiểm duyệt các dạng thức giao tiếp xã hội điện tử khác nhau. Kết quả của nghiên cứu cũng được đề cập ở số báo này.

We also explore a number of issues that help define the contours of Internet freedom. The term “intermediary liability” may not pique one’s interest, but it assumes new  relevance when phrased as whether YouTube is liable for an offensive video posted by a third party.
From dancing babies to public libraries, the issues that will delimit global citizens’ access to information are being contested every day.
Chúng tôi cũng khảo sát một số cách thức giúp xác định ranh giới của tự do Internet. Thuật ngữ “trách nhiệm trung gian” có thể không làm cho ai đó thực sự chú ý nhưng thuật ngữ này được dùng để xét xem liệu YouTube có phải chịu trách nhiệm vì một đoạn video mang tính chất xúc phạm được tải lên bởi một bên thứ ba hay không. Những vấn đề phân định quyền tiếp cận thông tin của người dân trên toàn cầu, từ đoạn băng những trẻ em nhảy múa cho đến các thư viện công cộng, vẫn đang được mang ra tranh luận hàng ngày.

The Enigma of Internet Freedom

Những điều còn chưa biết về tự do Internet

Derek Bambauer

Derek Bambauer

Countries and societies define “Internet freedom” differently. While some repressive governments shape the term to suit their own purposes, many other differences reflect diverse political underlying values that drive those decisions.

Các quốc gia và xã hội định nghĩa về “tự do Internet” theo những cách khác nhau. Trong khi một số chính phủ hà khắc định nghĩa thuật ngữ này lái theo mục đích riêng của mình, thì nhiều định nghĩa khác lại là hợp lý và dựa trên các nền tảng giá trị. Tác giả muốn truyền tải rằng chúng ta nên tôn trọng những giá trị cơ bản dẫn đến những quyết định này.

Derek Bambauer teaches Internet law and intellectual
property at the Brooklyn Law School in New York. He also writes Info/Law, a blog that addresses online legal issues.

Derek Bambauer giảng dạy về luật Internet và sở hữu trí tuệ tại Trường luật Brooklyn ở New York. Ông cũng là tác giả của blog Thông tin/Luật chuyên giải quyết các vấn đề pháp lý trực tuyến.

Rhetorically, everyone supports Internet freedom. “Freedom” though, means quite different things, and carries diverse weights when measured against other interests in various countries and cultures.

Theo lẽ thông thường, mọi người đều ủng hộ tự do Internet. Tuy nhiên ở các quốc gia và nền văn hóa khác nhau thì khái niệm “tự do” lại mang ý nghĩa khác nhau và có trọng lượng khác nhau khi đem so sánh với các lợi ích khác.

This normative divergence plays out in debates over access, threats to freedom, online content controls, and governance. In short, the concept of “Internet freedom” holds within it a set of conflicts about how the ‘Net should function. Acknowledging openly these tensions is better than clinging to wording that masks inevitable, hard choices.

Sự đa dạng về quy phạm này đã gây ra nhiều tranh cãi về quyền truy cập, những đe dọa đối với tự do Internet, việc quản lý nội dung trực tuyến và quản trị Internet. Tóm lại, khái niệm “tự do Internet” hàm chứa một loạt những mâu thuẫn xoay quanh chuyện Internet nên hoạt động như thế nào. Sẽ tốt hơn nếu cởi mở thừa nhận những thách thức này, thay vì xoáy vào việc diễn đạt từ ngữ mà che giấu những lựa chọn khó khăn nhưng không thể tránh khỏi.

First, access to the network is a prerequisite for enjoying Internet freedom, however defined. [See “Estonia Becomes E-stonia” and “’Net Access Via Phone Serves South Africa,” this issue.] States differ, though, on whether individuals are entitled to that access. Some see Internet access — particularly high-speed broadband access — as a right, while others conceive it as a privilege.

Đầu tiên, tiếp cận với mạng là yếu tố tiên quyết để có thể có được tự do Internet và đã được xác định theo một cách thức nào đó. Các nước cũng có các quy định khác nhau về quyền tiếp cận Internet của các cá nhân. Trong khi một số nước coi việc truy cập Internet, cụ thể là sử dụng băng thông rộng với tốc độ cao là một quyền cơ bản, thì một số nước khác lại coi đó là một đặc ân.
Finland, for example, has stated that having a 1MB connection is a basic human right of Finnish citizens. Similarly, France’s Constitutional Council declared that Internet access is a legal right. The United States, by contrast, views the ability to go on-line as a market good like any other, rather than seeing it as an entitlement. If you can’t afford to connect to the ‘Net, you remain offline, or dependent on publicly available access sites at libraries and schools.


Phần Lan quy định rằng có kết nối 1M là một quyền cơ bản của công dân Phần Lan. Tương tự, Hội đồng Hiến pháp của Pháp cũng quy định rằng truy cập Internet là một quyền pháp lý. Hoa Kỳ thì ngược lại khi xem khả năng trực tuyến cũng là một hàng hóa như các hàng hóa khác chứ không coi đây là một quyền. Nếu không có khả năng thanh toán chi phí để kết nối với Internet thì bạn vẫn sẽ ngoại tuyến, hay có thể sử dụng tại các điểm truy cập công cộng sẵn có tại thư viện hay trường học.

Whether Internet access is treated as a right or a privilege also holds implications for loss of that access.

Nhưng cho dù truy cập Internet được coi là quyền hay đặc ân cũng đều có quan hệ mật thiết với việc không được truy cập.
The United Kingdom’s new Digital Economy Act sets up a “graduated response” system that would suspend users’ accounts if they are repeatedly accused of online copyright infringement. France’s HADOPI (French acronym for the nation’s law promoting the distribution and protection of creative works on the Internet) regime similarly disconnects users after three allegations of infringement. Thus, even states that establish access as a right balance it against other considerations, such as protecting intellectual property owners. [See “Promoting Internet Freedom Through the Copyright System,” this issue.] That balancing act is the key to differing conceptions of Internet freedom.

Đạo luật Kinh tế Số mới đây của Vương quốc Anh đã thiết lập một hệ thống “phản hồi theo cấp độ”. Hệ thống này sẽ đình chỉ tài khoản của người sử dụng nếu họ liên tiếp có các hành vi vi phạm bản quyền trực tuyến. Tương tự, bộ luật HADOPI (tên viết tắt của một đạo luật quốc gia khuyến khích việc truyền bá và bảo vệ các tác phẩm sáng tạo trên mạng Internet) của Pháp cũng ngắt kết nối của người sử dụng sau ba lần bị báo cáo vi phạm. Do vậy mà ngay cả những nước quy định truy cập là một quyền thì cũng vẫn phải cân bằng quyền này với các yếu tố khác, chẳng hạn như việc bảo vệ chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ. Sự cân bằng này là mấu chốt dẫn đến các khái niệm khác nhau về tự do Internet.

Second, societies vary on the orientation of Internet freedom — in short, free from whom, or from what? One key threat is government. States can impinge online liberties in numerous ways, such as by criminalizing speech or conduct, by monitoring communications, or by blocking material. American views on freedom are typically concerned foremost with preventing unchecked government power. But there are other threats as well.

Thứ hai, các xã hội cũng có những quan điểm khác nhau về định hướng của tự do Internet – hay là tự do khỏi ai, hay khỏi cái gì? Chính phủ chính là mối đe dọa chủ yếu đối với tự do Internet. Nhà nước có thể tác động đến tự do trực tuyến theo nhiều cách thức khác nhau, chẳng hạn như hình sự hóa phát ngôn hay hành vi, giám sát truyền thông hay phong tỏa nội dung. Quan điểm về tự do của Hoa Kỳ trước hết là về việc ngăn chặn quyền lực không bị cản trở của chính phủ. Nhưng vẫn còn những mối đe dọa khác nữa.

For example, European countries are often wary of the power of corporations to gather private, personallyidentifiable information about users. Recent controversies over Facebook’s privacy settings, Google’s video service in Italy, and Google’s Street View geo-mapping project demonstrate the worry over remaining free from private sector data gathering as well as governmental surveillance.

Chẳng hạn như các quốc gia châu Âu luôn cảnh giác với khả năng của các tập đoàn trong việc thu thập những thông tin riêng tư và thông tin nhận dạng cá nhân của người sử dụng. Những cuộc tranh cãi gần đây xoay quanh việc cài đặt tính riêng tư của người sử dụng Facebook, dịch vụ video của Google ở Italia và dự án ghi lại hình ảnh trên mặt đất của Google Street View đã cho thấy những quan ngại về việc các công ty tư nhân tự do thu thập dữ liệu và cả sự giám sát từ phía Chính phủ.

In addition, countries may seek to prevent impingements on one’s freedom generated by other users — for example, the harm to one’s reputation that occurs from false and defamatory content. Some states press intermediaries such as Internet service providers and social networking sites to police this kind of material via the threat of liability, while others provide immunity for anyone but the author. Countries thus demonstrate a range of concerns about threats to freedom.

Ngoài ra, các quốc gia có thể tìm cách ngăn chặn những vi phạm ảnh hưởng đến sự tự do của một cá nhân do một người sử dụng khác gây ra – chẳng hạn như những nội dung sai lệch hoặc phỉ báng gây tổn hại đến uy tín của một cá nhân. Một số nước yêu cầu các bên trung gian như các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các trang mạng xã hội phải kiểm soát những nội dung loại này thông qua các quy định về trách nhiệm ràng buộc, trong khi một số chính phủ khác miễn trách nhiệm cho tất cả các bên ngoại trừ tác giả của những nội dung đó. Do vậy, các quốc gia đều có những quan ngại ở mức độ khác nhau trước mối đe dọa đối với tự do Internet.

Third, nations balance differently freedom of expression, and access to information, against concerns about the harms that online material can cause. Those harms can be to individuals (as with defamation), to identifiable groups such as religious or ethnic minorities, or even to shared societal values. The United States views the free exchange of information as sufficiently weighty to displace many competing concerns, which is why material such as hate speech and pornography is protected by its constitution.

Thứ ba, các quốc gia có cách thức cân bằng khác nhau giữa tự do biểu đạt và tiếp cận thông tin với những quan ngại về tác hại mà các nội dung trực tuyến có thể gây ra. Những tác hại này có thể gây ảnh hưởng đến các cá nhân (như trong trường hợp nội dung có tính chất phỉ báng), đến những nhóm dân tộc hay tôn giáo thiểu số, hay thậm chí tác động đến cả những giá trị chung của toàn xã hội. Hoa Kỳ coi việc tự do trao đổi thông tin có vai trò quan trọng hơn nhiều yếu tố đối lập khác nên những nội dung như phát ngôn có tính chất thù ghét và nội dung khiêu dâm vẫn được hiến pháp bảo vệ.

However, U.S. law does prohibit certain types of information, such as true threats, obscene materials, and child pornography. France and Germany also strongly protect open expression, but ban hate speech online. For example, the countries require Google to filter hate speech sites from its search results on its local language sites. Singapore formally bans pornographic content online, and blocks users from a small set of such sites as a symbolic measure. Saudi Arabia, a country where the majority of citizens are followers of the Sunni branch of Islam, prevents access to certain religious content contrary to Sunni beliefs, such as sites on the Baha’i faith or on the Shia branch of Islam. In short, if we view Internet freedom as protecting unfettered expression, this liberty is counterbalanced to varying degrees by competing concerns, even in countries with strong traditions for protecting speech.
Tuy nhiên, luật pháp Hoa Kỳ lại cấm một số loại thông tin cụ thể, chẳng hạn như những mối đe dọa thực sự, những tài liệu tục tĩu và nội dung khiêu dâm trẻ em. Pháp và Đức cũng bảo vệ mạnh mẽ quyền biểu đạt cởi mở, nhưng cấm đưa các phát ngôn có tính chất thù ghét lên mạng. Các quốc gia này đã yêu cầu Google phải lọc bỏ những trang có phát ngôn thù ghét khỏi kết quả tìm kiếm trên những trang được viết bằng tiếng Pháp và Đức. Singapore chính thức cấm các nội dung khiêu dâm trực tuyến và chặn người sử dụng truy cập vào một số các trang có nội dung khiêu dâm như một biện pháp tượng trưng. Ả-rập Xê-út, một quốc gia nơi phần lớn dân số là tín đồ Hồi giáo dòng Sunni cũng ngăn chặn việc truy cập những nội dung trái với niềm tin của Hồi giáo dòng Sunni, chẳng hạn như những trang về đạo Baha’i hay về Hồi giáo dòng Shia. Tóm lại, nếu chúng ta coi tự do Internet là việc bảo vệ quyền biểu đạt một cách không giới hạn thì sự tự do này đang bị đối trọng với những mối quan ngại xung đột lợi ích ở nhiều cấp độ, kể cả ở những quốc gia có truyền thống bảo vệ tự do ngôn luận mạnh mẽ.

Lastly, countries differ on who should govern Internet freedom, and how it should be implemented. Debates over Internet governance are nearly as old as the commercial ‘Net itself. The United States created the Internet’s initial architecture, and retains a baseline level of control over its workings through the relationship between the Department of Commerce and ICANN (the Internet Corporation for Assigned Names and Numbers), which runs the Domain Name System among other tasks. The United States has resisted transfer of ICANN’s functions to other entities based, in part, on a concern that placing the Internet under international control would weaken freedom — in particular, freedom of expression.

Cuối cùng, các quốc gia cũng có quan điểm khác nhau về đối tượng cần phải chịu sự quản lý tự do Internet và nên được thực hiện như thế nào. Những cuộc tranh cãi về việc quản lý Internet cũng diễn ra trong một khoảng thời gian gần bằng với lịch sử của chính mạng Internet thương mại. Là quốc gia sáng tạo nên cấu trúc cơ bản của Internet, song Hoa Kỳ hiện tại vẫn giữ một mức độ kiểm soát nhất định đối với hoạt động của mạng lưới này thông qua Bộ Thương mại và ICANN (Tổ chức Cấp phát Tên miền và Số hiệu Internet) trong việc tổ chức quản lý Hệ thống Tên miền và các cơ quan chuyên trách khác. Hoa Kỳ đã phản đối chuyển giao chức năng của ICANN cho các cơ quan khác, một phần là do quan ngại rằng đặt Internet dưới sự kiểm soát quốc tế sẽ làm suy yếu sự tự do, cụ thể là sự tự do biểu đạt.

Other states, though, seek a greater voice in decision-making about the ‘Net’s underlying protocols and standards, and do not want the network to be locked into American conceptions of the proper balance among demands such as security, privacy, and open expression. This has led to heated debate in fora such as the World Summit on the Information Society (WSIS) and to the creation of consultative bodies such as the Internet Sydney, Australia. The Australian government has proposed a mandatory Internet filtering regime. Opponents charge it is too broad. © AP Images/Rob Griffith Governance Forum (IGF). Thus, countries not only differ on what constitutes Internet freedom, they also diverge on how it should be achieved in practice.

Mặc dù vậy, các nước khác vẫn tìm kiếm một tiếng nói có trọng lượng lớn hơn trong việc ra quyết định về tiêu chuẩn và giao thức cơ bản của mạng Internet và không muốn bị ràng buộc bởi quan điểm của Mỹ về sự cân bằng hoàn hảo với các nhu cầu khác như an ninh, tính riêng tư và khả năng biểu đạt công khai. Việc này đã dẫn đến các cuộc tranh cãi nóng bỏng trên những diễn đàn như Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (WSIS) và sự ra đời của các tổ chức tư vấn như Diễn đàn Quản lý Internet (IGF). Như vậy, các nước không chỉ khác nhau về những yếu tố cấu thành nên tự do Internet mà còn khác biệt về cách thức để đạt được tự do Internet trên thực tế.
Freedom is a loaded term. It holds rhetorical power; portraying one’s opponents as averse to Internet freedom is a potent tactic. What makes Internet freedom a difficult goal to achieve is that adherents employ the same term for a range of meanings. Freedom can be conceived of as strongly individualistic, where users are free to act as they please so long as they do not directly harm others. Or,
it can be viewed as community-based, where privileges depend upon compliance with a societal framework of rules and norms. Freedom can shield us from interference by states, by companies, and by each other. It can dictate that we have a right to go online, or that we have the opportunity to do so. Internet freedom is thus a dependent term: Its meaning varies with context.

Tự do là một khái niệm mang nhiều sắc thái. Nó mang ý nghĩa tu từ -- việc mô tả sự phản đối của ai đó khi không thích tự do Internet là một chiến thuật hiệu nghiệm. Khó thực hiện được tự do Internet là do việc sử dụng một thuật ngữ chung cho một loạt các ý nghĩa khác nhau. Tự do có thể được hiểu là chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ, theo đó người sử dụng tùy ý làm những việc mình muốn, miễn là không trực tiếp gây hại đến người khác. Hay nó cũng có thể được xem xét dưới góc độ cộng đồng mà theo đó những đặc ân phụ thuộc vào việc tuân thủ theo các khuôn khổ luật lệ và quy tắc của xã hội. Tự do có thể bảo vệ chúng ta khỏi sự can thiệp của nhà nước, của công ty và của mỗi cá nhân. Tự do có thể chỉ ra rằng chúng ta có quyền lên mạng trực tuyến, hay chúng ta có cơ hội để làm vậy. Do vậy, tự do Internet là một khái niệm phụ thuộc: Ý nghĩa của thuật ngữ này có thể rất khác nhau tùy theo hoàn cảnh sử dụng.

This mutability carries risk, though. Governments may argue that their societies have an understanding of Internet freedom that justifies certain actions while, in fact, those steps are for the benefit of the governing, not the governed. Vietnam, for example, blocks access to certain online material based putatively on concerns about exposure of minors to unhealthy material such as pornography. Yet, the state’s system prevents users from reaching sites on human rights and political dissent, while failing to block even a single pornographic page. Plainly, Vietnam’s government is engaged in pretextual behavior. We should be alert to the risk that states will employ legitimate differences about the normative content of “freedom” online as a cover for activities that undermine that liberty.

Tuy nhiên, chính tính biến đổi này cũng có những nguy cơ tiềm ẩn của nó. Các chính phủ có thể biện minh rằng đất nước họ có quan niệm riêng về tự do Internet, quan niệm này giải thích cho một số hành động nhất định, nhưng trên thực tế những động thái này là vì lợi ích của chính phủ chứ không phải của người dân. Chẳng hạn như việc chặn truy cập vào một số tư liệu trực tuyến với lí do lo ngại trẻ em có thể tiếp xúc với những tài liệu không lành mạnh như sách báo khiêu dâm. Thực tế, bộ máy chính quyền đang ngăn chặn người sử dụng tiếp cận với những trang về nhân quyền và bất đồng chính trị, chứ không hề chặn được một trang khiêu dâm nào. Nói một cách thẳng thắn thì Chính phủ viện cớ để kiểm soát. Chúng ta cần cảnh giác với nguy cơ các chính phủ sẽ lợi dụng sự khác biệt hợp pháp về ý nghĩa cơ bản của thuật ngữ “tự do” trực tuyến để che đậy những hoạt động làm suy yếu sự tự do.

Perhaps, in the end, Internet freedom is a term that should be abandoned as too general to be useful. Instead, countries, cultures, and users should grapple with the difficult tradeoffs that Internet communication presents. The ‘Net empowers pamphleteering as well as pornography. Anonymous communication can be used to inform about political corruption and to infringe intellectual property untraceably. Data aggregation can personalize one’s online experience, or profile one’s communication and activities. Being explicit about the compromises we make, and being respectful of the underlying values that drive those decisions, will serve us better than using “Internet freedom” to build a false sense of consensus
Rốt cuộc, có lẽ thuật ngữ tự do Internet nên được loại bỏ do nó quá rộng để có thể sử dụng một cách hiệu quả. Thay vào đó, các quốc gia, nền văn hóa và người sử dụng cần cố gắng tìm ra giải pháp cho những đánh đổi khó khăn mà giao tiếp Internet đưa ra. Mạng trực tuyến tạo điều kiện cho việc viết sách mỏng và cả các tài liệu khiêu dâm. Truyền thông nặc danh có thể được sử dụng để thông tin về các vụ tham nhũng chính trị, hay cũng có thể được sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà không bị phát giác. Việc tổng hợp dữ liệu có thể giúp cá nhân hóa các hoạt động trực tuyến của người dùng, hay cũng có thể tóm luợc lại những hoạt động hay giao tiếp của người đó. Việc thẳng thắn thừa nhận những nhượng bộ của chúng ta và tôn trọng những giá trị tiềm ẩn dẫn đến những quyết định này sẽ tốt hơn việc sử dụng thuật ngữ “tự do Internet” để xây dựng nên một sự đồng thuận sai lầm.


Promoting Internet Freedom Through the Copyright System

Đẩy mạnh tự do Internet thông qua hệ thống bản quyền

Peter K. Yu

Peter K. Yu
Policy makers interested in promoting freedom and creativity in their nations need to design a copyright system that mutually promotes and protects intellectual property rights and Internet freedom.

Nếu những nhà lập pháp muốn đẩy mạnh tự do và tính sáng tạo ở đất nước mình thì họ phải xây dựng một hệ thống quản lý bản quyền để khuyến khích và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các bên và tăng cường tự do Internet.

Peter K. Yu holds the Kern Family Chair in Intellectual Property Law and is the founding director of the Intellectual Property Law Center at Drake University Law School in Des Moines, Iowa. Internet freedom and intellectual property rights are complementary protections, but they sometimes imply competing values, resulting in conflicts. Because these conflicts vary according to historical, political, social, cultural, and religious contexts, the intellectual property standards each country has fashioned have different ramifications for the protection of Internet freedom.

Peter K. Yu điều hành tổ chức Kern Family Chair về Luật Sở hữu Trí tuệ và là Giám đốc sáng lập Trung tâm Luật Sở hữu Trí tuệ ở Trường Đại học Luật Drake tại Des Moines, bang Iowa. Tự do Internet và quyền sở hữu trí tuệ hỗ trợ bảo vệ lẫn nhau, nhưng đôi khi chúng mang những giá trị đối nghịch và dẫn đến mâu thuẫn. Những mâu thuẫn này khác nhau do tác động của yếu tố lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa và tôn giáo, nên quy chuẩn về sở hữu trí tuệ ở mỗi quốc gia cũng biến đổi theo những hướng khác nhau nhằm bảo vệ tự do Internet.

The Benefits of Copyright Protection

In many countries, including the United States, copyright protection helps sustain an independent creative sector. Before the emergence of copyright, writers, musicians, playwrights, and other creative artists relied upon state sponsorship and elite patronage. With this support came constraints on artistic freedom. Brave were those artists who dared to offend their supporting patrons or, worse, risked their lives for the sake of art.

Những lợi ích của việc bảo vệ bản quyền

Ở nhiều quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, bảo vệ bản quyền giúp duy trì sự sáng tạo độc lập. Trước khi có khái niệm bản quyền, các nhà văn, nhạc sỹ, nhà viết kịch và các nghệ sĩ sáng tác khác chỉ sống dựa vào sự tài trợ của chính quyền và sự bảo trợ của giới nghệ sĩ. Đi kèm với sự hỗ trợ đó là những trở ngại đến sự tự do sáng tác. Chỉ có những nghệ sĩ dũng cảm mới dám chống lại người bảo trợ của mình, hay tệ hơn là mạo hiểm cuộc sống của mình vì nghệ thuật.

Copyright protection solves this dilemma. By granting exclusive rights to profit, copyright enables artists to recoup their investment in time, effort, an resources. It allows them to create and disseminate works according to their interests, tastes, and talents. It also protects them against pressure from government or wealthy patrons.

Việc bảo vệ bản quyền đã giúp giải quyết tình trạng khó xử này. Bằng việc cấp quyền độc quyền bán, bản quyền cho phép các nghệ sỹ thu lại được lợi nhuận để bù đắp cho sự đầu tư thời gian, nỗ lực và nguồn lực của mình. Bản quyền cho phép họ sáng tác và phổ biến tác phẩm dựa trên sở thích, thị hiếu và tài năng của mình. Bản quyền cũng bảo vệ họ khỏi những áp lực từ phía chính phủ hay những nhà tài trợ giàu có.

Copyright serves the same function on the Internet. Although many netizens have created and disseminated content online without any commercial motivation, copyright enables online artists to reap rewards when and where they choose. Just as in print or on a canvas, copyright allows artists to create without constraints imposed by others. It gives them an important form of Internet freedom.

Trên mạng Internet, bản quyền cũng có những chức năng tương tự. Mặc dù nhiều cư dân mạng sáng tác và phổ biến các nội dung trực tuyến không vì mục đích kinh tế, nhưng với bản quyền, những nghệ sỹ trực tuyến này vẫn sẽ thu được thành quả của mình tại thời điểm và địa điểm họ muốn. Tương tự như các tác phẩm dưới dạng in ấn trên chất liệu thông thường hay trên vải bạt, luật bản quyền cho phép nghệ sỹ sáng tạo mà không phải chịu sự áp đặt người khác. Đây chính là một thành tố quan trọng của tự do Internet.

Balancing Between Competing Freedoms

Hài hòa hai sự tự do mâu thuẫn nhau

Unfortunately, the freedom of Internet creators sometimes conflicts with that of Internet users. Because copyright law restricts the users’ ability to reuse stories, artwork, photos, music, and videos they find on the Internet, users complain about their lack of freedom online.

Đáng tiếc là tự do của những người sáng tạo trên Internet đôi khi lại mâu thuẫn với tự do của người dùng. Luật bản quyền hạn chế việc người dùng sử dụng lại các câu chuyện, tác phẩm nghệ thuật, hình ảnh, âm nhạc và phim ảnh mà họ tìm thấy trên Internet, nên người dùng lại phàn nàn về sự thiếu tự do trực tuyến.

To strike a balance between these competing freedoms, copyright law includes an array of limitations, exceptions, and defenses. For example, the law distinguishes between unprotectable ideas (all humans are equal) and protectable expressions (an essay arguing for human equality). It also allows for fair use of copyrighted content, such as quoting a passage, writing a book review, or making a parody. Although copyright law does not afford Internet users unlimited freedom, it actively balances this freedom against the freedom of Internet creators.

Để hài hòa những sự tự do mâu thuẫn nhau này, luật bản quyền đưa ra một loạt các giới hạn, ngoại lệ và tự vệ. Chẳng hạn, luật phân biệt rõ giữa các ý tưởng không thể bảo vệ (mọi người đều bình đẳng) và những diễn đạt có thể được bảo vệ (một bài viết tranh luận về sự bình đẳng của con người). Luật cũng cho phép việc sử dụng hợp lý các nội dung có bản quyền, chẳng hạn như trích dẫn một đoạn từ bài viết, bình luận nhận xét một cuốn sách hoặc sáng tác một đoạn nhái hài hước một tác phẩm nào đó. Mặc dù luật bản quyền không thể mang lại tự do không giới hạn cho người sử dụng Internet, song luật vẫn tích cực hài hòa sự tự do này với tự do của những người sáng tạo nội dung Internet.

A Different Balance for Repressive Countries

In countries that heavily restrict information flows or substantially control local cultural industries, greater conflict between Internet freedom and intellectual property rights may arise. While support of an independent creative sector is important, enabling the public to express itself online is equally important. Under certain circumstances, the need for the latter outweighs that of the former.

Sự hài hòa khác cho những quốc gia có xu hướng kìm nén tự do

Ở những quốc gia kiểm soát chặt chẽ các luồng thông tin hay về căn bản kiểm soát ngành văn hóa thì mâu thuẫn giữa tự do Internet và quyền sở hữu trí tuệ có thể lớn hơn. Mặc dù cần thiết phải ủng hộ khối sáng tác độc lập, nhưng tạo điều kiện cho công chúng biểu đạt về bản thân trên mạng cũng quan trọng không kém. Trong một số hoàn cảnh nhất định thì nhu cầu biểu đạt bản thân của công chúng còn quan trọng hơn việc ủng hộ lĩnh vực sáng tạo độc lập.

In those situations, Internet users have a strong need to reuse without permission materials previously approved by censors or that are only available abroad. For example, to provide an alternative source of information, users may need to repost copyrighted stories, videos, or photos that otherwise would not have been available. They may also need to repurpose preexisting materials to address issues that
they otherwise cannot discuss because of government censorship.

Trong trường hợp này, người dùng Internet có nhu cầu sử dụng mà không cần xin phép những tài liệu trước đó đã được cơ quan kiểm duyệt cho phép hay các tài liệu chỉ sẵn có ở nước ngoài. Ví dụ như để cung cấp một nguồn thông tin thay thế khác, người dùng có thể đưa lại lên mạng những câu chuyện, đoạn băng hay các bức ảnh có bản quyền bởi nếu không thì những tài liệu này không có sẵn trên mạng. Họ có thể cũng cần phải nêu lại mục đích của những tài liệu đã có để giải quyết các vấn đề mà họ không thể thảo luận được do bị chính phủ kiểm duyệt.

In repressive societies, parodies, satires, coded words, euphemisms, and allusions to popular culture have become dominant vehicles of communication. Materials seemingly unrelated to the original intended message are often used to create associations, build in tacit meanings, provide emotional effects, and ultimately avoid censorship. Whether it is a remix of video clips from Western movies or the synchronization of content to rock ‘n roll songs, repurposed contents carry within them rich hidden meanings that provide important social commentary.

Trong những xã hội kìm nén tự do thì những tác phẩm nhại lại, trào phúng, sử dụng từ mật mã, uyển ngữ và nói bóng gió trở thành phương tiện chủ yếu để truyền bá văn hóa. Người ta thường sử dụng những tài liệu có vẻ như không liên quan đến thông điệp chủ ý ban đầu để tạo sự liên tưởng, liên hệ với những ý nghĩa ngầm, tạo hiệu ứng cảm xúc và quan trọng nhất là để tránh bị kiểm duyệt. Cho dù đó là một đoạn phim được phối lại từ những bộ phim của phương Tây, đồng bộ hóa nội dung cho đến những bài hát rock ‘n roll… những nội dung được sử dụng với mục đích khác đều chứa đựng những nhiều ẩn ý phong phú nhằm cung cấp những bình luận quan trọng về xã hội.

Although we sometimes distinguish works that are of public interest — such as news stories — from those that are created for commercial or entertainment purposes, this type of distinction is usually unhelpful in countries where circulation of information is limited. Although many entertainment products are uncontroversial, highly commercial, and seemingly frivolous, they nonetheless may contain useful political information.

Dù đôi khi chúng ta có phân biệt những tác phẩm đuợc công chúng quan tâm – như tin tức chẳng hạn – với những tác phẩm được tạo ra vì mục đích thương mại hay giải trí song việc phân biệt này thường không có nhiều ý nghĩa ở những quốc gia mà việc lưu hành thông tin bị hạn chế. Mặc dù rất nhiều sản phẩm giải trí không gây tranh cãi, chúng mang tính thương mại cao và có vẻ phù phiếm nhưng vẫn có thể chứa đựng những thông tin chính trị hữu ích.


It is, indeed, not uncommon to find movies or television programs portraying different forms of government, the need for checks and balances or separation of powers, and the protection of constitutional rights and civil liberties. While these commercial products may have been created to provide entertainment, in some countries they also supply an important window to the outside world.


Trên thực tế cũng không phổ biến những bộ phim hay chương trình truyền hình nói về những hình thức nhà nước khác nhau, về nhu cầu kiểm soát và đối trọng và phân chia quyền lực, hay việc bảo vệ các quyền theo hiến pháp và tự do dân sự. Các sản phẩm thương mại có thể được tạo ra vì mục đích giải trí, nhưng ở một số nước thì đây cũng là một cửa sổ mở ra thế giới bên ngoài.


Moreover, not everybody can be an original artist. Nor is it ideal for everybody to do so, given how some governments have mistreated artists and original thinkers. In some countries, reusing, sampling, or repurposing materials drawn from popular culture can be an effective means of capturing public attention and imagination. Because these materials are created and copyrighted by others, conflict can arise between Internet freedom and intellectual property rights.

Ngoài ra, không phải ai cũng có thể là một nghệ sĩ sáng tác. Và trong hoàn cảnh một số chính phủ đã ngược đãi nghệ sĩ và những nhà tư duy khởi nguồn thì không phải ai cũng nên trở thành nghệ sĩ sáng tác. Ở một số quốc gia, việc sử dụng lại, thử nghiệm hoặc sử dụng những tài liệu với mục đích khác từ nền văn hóa đại chúng có thể là một phương tiện hiệu quả để thu hút sự chú ý và liên tưởng của công chúng. Vì những tài liệu này được người khác tạo ra và giữ bản quyền, nên mâu thuẫn cũng có thể phát sinh giữa tự do Internet và các quyền sở hữu trí tuệ.

If the copyright system strikes an inappropriate balance between these two forms of protections, citizens in a repressive country will have fewer opportunities to creatively reuse existing materials. With fewer politically secure ways to express themselves, they will also be less empowered to speak. In the end, they will have fewer opportunities to engage in civic debate, foster democratic self-governance, promote ideological and expressive diversity, and ultimately provide political, social, and cultural change. The development of civil society will be stifled.

Nếu hệ thống bản quyền không cân bằng được hai hình thức bảo vệ này thì công dân ở những quốc gia bị đè nén tự do sẽ có ít cơ hội được sử dụng những tư liệu sẵn có một cách sáng tạo hơn. Và khi có ít phương thức bảo đảm sự an toàn về mặt chính trị để thể hiện bản thân mình hơn thì họ cũng sẽ có ít quyền được nói hơn. Hệ lụy là họ sẽ có ít cơ hội tham gia vào các cuộc tranh luận dân sự, phát triển nền dân chủ tự quản, khuyến khích sự đa dạng về ý thức hệ và biểu đạt, và quan trọng nhất là tạo nên những thay đổi về chính trị, xã hội và văn hóa. Sự phát triển của xã hội dân sự do vậy cũng sẽ bị kìm hãm.

Potential Abuse of Copyright Protection

Intellectual property protection has sometimes been used as a pretext to silence dissent. Where reused materials are copyrighted, political authorities can easily claim copyright infringement without admitting censorship. Copyright protection, while fully legitimate in other contexts, has unfortunately been used in this context to provide legitimization for actions that may violate human rights.

Nguy cơ lạm dụng việc bảo vệ bản quyền

Đôi khi chính quyền lấy danh nghĩa bảo vệ sở hữu trí tuệ để dập tắt sự bất đồng chính kiến. Khi một ai đó dùng lại những tài liệu được bảo vệ bản quyền, chính quyền có thể dễ dàng quy kết họ vi phạm luật bản quyền thay vì thừa nhận rằng mình đã tiến hành kiểm duyệt. Hoạt động bảo vệ bản quyền trong những hoàn cảnh khác là hoàn toàn hợp pháp, nhưng không may trong trường hợp này đã được sử dụng để hợp pháp hóa những hành động vi phạm nhân quyền.

Required monitoring of Internet users is another growing and disturbing trend. Here, governments require Internet service providers to facilitate copyright
protection by monitoring users, filtering Web content and retaining data about subscriber activities. The similarities between these requirements and those of censors are obvious. After all, copyright started in England as a political tool to suppress heresy and dissent.

Xu hướng yêu cầu phải quản lý những người sử dụng Internet đang được áp dụng ngày càng rộng rãi hơn và gây ra khá nhiều phiền nhiễu. Các chính quyền yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải hỗ trợ việc bảo vệ bản quyền bằng cách quản lý những người sử dụng, kiểm duyệt những nội dung trên trang web và lưu lại thông tin về các hoạt động của chủ thuê bao. Những yêu cầu này và yêu cầu của những cơ quan kiểm duyệt rõ ràng là tương tự như nhau. Trên thực tế, khi bắt đầu được thực thi ở Anh, bản quyền đã được sử dụng như một công cụ chính trị để kìm nén bất đồng và dị giáo.

Internet surveillance for copyright purposes can be as dangerous as Internet surveillance for censorship purposes. Political authorities, for example, can easily
ask Internet service providers to turn over information
about their subscribers’ potentially illegal online activities, such as copyright infringement. This information could lead to arrest, harassment, intimidation, or detention of Internet dissidents. It could also be used as evidence to substantiate prison sentences.

Việc giám sát Internet vì mục đích bản quyền cũng có thể gây nguy hiểm như việc giám sát Internet vì mục đích kiểm duyệt. Một ví dụ điển hình là việc chính quyền có thể dễ dàng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet trao những thông tin về hoạt động có thể là bất hợp pháp của những chủ thuê bao khi họ trực tuyến hay vi phạm bản quyền. Thông tin này có thể dẫn đến việc bắt giữ, quấy nhiễu, hăm họa hay tống giam những người bất đồng chính kiến trên Internet. Nó còn có thể được sử dụng làm chứng cứ để đưa ra những bản án phạt tù.

Even worse, the collection of subscriber information can lead to self-censorship. If Internet users fear that officials would use the collected information to reconstruct past Internet activities, they might become
more reluctant to discuss sensitive matters online. A vicious cycle would emerge. Not only would Internet users enjoy less freedom, they also would have fewer incentives to create — precisely the opposite result copyright intends to achieve.

Nguy hại hơn nữa là việc thu thập thông tin của chủ thuê bao có thể dẫn đến việc tự kiểm duyệt. Nếu những người sử dụng Internet lo ngại rằng các quan chức có thể sử dụng thông tin thu thập được để dựng lại những hành động trên Internet trong quá khứ, họ có thể sẽ do dự hơn khi thảo luận những vấn đề nhạy cảm trực tuyến. Một vòng luẩn quẩn lại bắt đầu. Những người sử dụng Internet không những ít được tự do hơn mà còn có ít động lực hơn để sáng tạo – một kết cục đi ngược lại với mục đích mà bản quyền mong muốn hướng tới.

The Need for a Proper Balance

The protection of intellectual property rights can be a boon for Internet freedom, but it can also be a bane. For each to beneficially reinforce the other, the intellectual property system must be harnessed to promote Internet freedom. In countries where information flows are heavily restricted, the balance in copyright law may need further adjustment to reflect the drastically different local circumstances.

Sự cần thiết của một sự cân bằng hợp lý

Việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ có thể đem lại ích lợi nhưng đồng thời cũng có thể làm tổn hại đến tự do Internet. Để hai hoạt động này có thể bổ trợ lẫn nhau thì hệ thống sở hữu trí tuệ cần phải được thiết kế để khuyến khích tự do Internet. Ở những quốc gia mà luồng thông tin bị kiểm soát chặt chẽ, thì sự cân bằng về luật bản quyền cần được điều chỉnh thêm để mang lại được những trường hợp khác biệt lớn.

To promote greater Internet freedom, policymakers need to pay special attention to the limitations and exceptions to copyright. For example, they can introduce the fair use doctrine, the parody defense, an exception for educational use, or limitations on adaptation rights. They can also confine criminal penalties to commercial-scale piracy, as opposed to ordinary infringement by Internet users.

Để khuyến khích tự do Internet, các nhà lập pháp cần đặc biệt lưu ý đến những giới hạn và trường hợp ngoại lệ của vấn đề bản quyền. Chẳng hạn như họ có thể đưa ra khái niệm sử dụng ở mức độ hợp lý, bảo vệ những tác phẩm bắt chước, cho phép một số ngoại lệ khi sử dụng vì mục đích giáo dục, hay đặt ra những giới hạn cho quyền mô phỏng.

By introducing these balancing measures, policymakers will be able to turn the conflict between Internet freedom and intellectual property rights into an opportunity for creating useful and synergistic complements. Combined together in a constructive way, Internet freedom and intellectual property rights will help citizens realize the full potential of the Internet. They will also provide freedom for both Internet creators and Internet users.

Nhờ những biện pháp cân bằng này, các nhà hoạch định chính sách có thể biến mâu thuẫn giữa tự do Internet và các quyền sở hữu trí tuệ thành cơ hội để chúng bổ trợ đắc lực cho nhau. Khi được kết hợp một cách hợp lý thì tự do Internet và quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp người dân khai thác được toàn bộ tiềm năng của mạng Internet. Hai lĩnh vực này cũng sẽ mang lại tự do cho cả những tác giả và những người dùng Internet.

Who’s Right? Debating Internet Censorship

The Who’s Right debate series, found at http://www.
america.gov/whos_right_archives.html, engages experts to explore controversial issues in a debate format. Recently, Professors Derek Bambauer (Brooklyn Law School) and Richard A. Epstein (University of Chicago Law School) addressed the subject of Internet censorship. Excerpts from their encounter appear below.

“Ai đúng” - Tranh luận về vấn đề kiểm duyệt Internet

Loạt chương trình mang tên Ai đúng (Who’s right), dưới hình các cuộc tranh luận trên website http://www.america.gov/whos_right_archives.html, đã thu hút rất nhiều chuyên gia cùng tranh luận và khảo sát về các chủ đề gây nhiều tranh cãi. Gần đây, Giáo sư Derek Bambauer (Trường Luật Brooklyn) và Richard A. Epstein (Đại học Luật Chicago) đã có buổi tranh luận về chủ đề Kiểm duyệt Internet. Quan điểm của hai ông về vấn đề này có vẻ giành ưu thế hơn so với phía đối lập. Bài viết này được đăng tải trong cuốn “Định nghĩa về tự do Internet”của tạp chí điện tử eJournal USA.

Derek Bambauer: We live in a world of ubiquitous Internet censorship and surveillance. Tech companies confront these questions not just when doing business in China or Egypt or Pakistan, but in Australia and India. America requires telecommunications companies to build wiretapping capabilities into their products and services; once spying is part of the core functionality of, say, Internet telephony, it’s available to countries whose snoops are far less restrained than the FBI.

Derek Bambauer: Chúng ta đang sống trong một thế giới mà vấn đề kiểm soát và theo dõi việc sử dụng Internet đã trở thành mối bận tâm của tất cả mọi người. Không chỉ có các công ty công nghệ ở Trung Quốc, Ai Cập hay Pakistan phải đối mặt với bài toán hóc búa đó mà ngay cả ở Australia và Ấn Độ cũng vậy. Tại Mỹ, các công ty viễn thông phải tích hợp cả chức năng nghe trộm điện thoại vào các sản phẩm và dịch vụ của mình. Khi việc bí mật theo dõi trở thành một phần của hệ thống điện thoại Internet thì chức năng đó cũng sẽ được ứng dụng cho các quốc gia nơi sự rình mò còn ít hơn nhiều so với ở FBI.

We should acknowledge that China, Australia and Ethiopia do the same thing: They restrict access to content online through both technology and law, and they spy on Internet communications. Thus, we need a new way to guide business decisions about when to participate in filtering and surveillance, because the binary world — censorship or freedom — no longer exists.

Trung Quốc, Australia và Ethiopia đều có chung một phương án hành động: Họ sử dụng cả công nghệ lẫn pháp lý để hạn chế khả năng truy cập các nội dung trực tuyến cũng như bí mật theo dõi việc trao đổi thông tin qua mạng. Vì thế, chúng ta cần có một phương án tiếp cận mới để hướng dẫn việc quyết định thời điểm tiến hành sàng lọc và kiểm soát sử dụng Internet, bởi thế giới nhị phân không còn tồn tại, dù có sự kiểm soát hay không.

My response to this is a bit radical: I think there are circumstances under which countries can legitimately censor the Internet. (It’s less controversial to concede that states can spy on their own citizens at times — every country has a long history of doing so.) I argue that the key factors determining legitimacy are found in the process by which a country arrives at the decision to filter the Net, and how precisely it blocks content in practice.

Quan điểm này có vẻ hơi cực đoan. Tôi cho rằng các nước vẫn có thể kiểm soát về mặt pháp lý hoạt động Internet (thực tế cho thấy đôi khi các nước vẫn có thể do thám công dân của chính họ - nước nào cũng làm thế từ rất lâu rồi). Nhân tố chính quyết định tính hợp pháp nằm ở chỗ các quốc gia áp dụng quy trình ra quyết định sàng lọc các nội dung trên mạng Internet như thế nào, cũng như mức độ chính xác trong việc chặn nội dung truy cập trên thực tế.

Richard Epstein: You suggest that it is hard to tell which reasons are valid because nations filter different kinds of Internet content. I am not so sure this is correct. Do we have one attitude toward the Chinese who restrict political speech? Another to the folks in Mumbai who block the speech only of extremist Hindu groups? A third to the French who ban images of white supremacist groups?

Richard Epstein: Theo ông thì sẽ khó xác định được lý do thích hợp vì mỗi nước lại sàng lọc các loại thông tin trên Internet khác nhau. Tôi không chắc chắn lắm về điều này. Có phải chúng ta đều có chung quan điểm về việc người Trung Quốc hạn chế các bài diễn thuyết chính trị không? Và có phải Mumbai chỉ ngăn chặn các bài diễn thuyết của những nhóm Hindu cực đoan không? Còn trường hợp người Pháp cấm các hình ảnh của những nhóm theo chủ nghĩa da trắng độc tôn?

What about New Zealand’s decision to block child pornography? And yes, the United States’ decision to block the unauthorized use of copyrighted material? Five countries with five different agendas….

Và còn quyết định của New Zealand về việc cấm các văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em? Thêm vào đó là việc Mỹ chặn hành vi sử dụng bất hợp pháp các tư liệu có bản quyền. Vậy là năm nước quan tâm đến năm lĩnh vực khác nhau…

You suggest that we turn instead to procedures — how the governments made these decisions…. I disagree. My entire constitutional career as a classical liberal scholar has persuaded me that we should judge legislation and other government action by what it does. I am more confident that we can find the right principles to look at the output of the process than by guessing about the many ways that different nations make their laws. I see no reason why a bad law that comes out of good processes should be tolerated. At the same time I see no reason why good laws that emerge, as if by chance, from less democratic political processes should be condemned.

Ông cho là chúng ta nên quan tâm đến quy trình hay cách thức chính phủ đưa ra quyết định… Tôi không tán thành với ý kiến đó. Tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa tự do cổ điển từ rất lâu, và thực tiễn đã cho tôi thấy rằng chúng ta nên đánh giá việc lập pháp và các hành động khác của chính phủ qua việc làm cụ thể. Tôi dám chắc là chúng ta có thể tìm ra những quy tắc phù hợp để xem xét kết quả của quá trình làm luật hơn là phỏng đoán về những cách thức khác nhau mà mỗi quốc gia sử dụng trong quá trình lập pháp của họ. Tôi không tin là người ta có thể chấp nhận một đạo luật phi lý chỉ vì nó được tạo nên bởi những quy trình hoàn hảo. Tương tự như vậy, tôi không tin là những bộ luật tốt, có vẻ được tạo ra một cách ngẫu nhiên bởi những quy trình kém dân chủ hơn, lại bị chỉ trích.

Derek Bambauer: Your methodology is appealing because it looks at ends and not means. I would be interested to hear more — what values should we prioritize in assessing censorship? Do they derive from American thinking, or are they more universal? I worry that an approach grounded explicitly in U.S. values is likely to draw resistance from outside actors whose help we need.

Derek Bambauer: Phương pháp của ông có vẻ khá thuyết phục vì nó xem xét khía cạnh kết quả hơn là quá trình. Tôi rất muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này – Vậy chúng ta nên ưu tiên những giá trị nào khi đánh giá việc kiểm duyệt? Những giá trị đó xuất phát từ góc nhìn của người Mỹ hay mang tính toàn cầu? Tôi e là khi một cách tiếp cận chỉ đơn thuần dựa trên các giá trị ở Mỹ thì nhiều khả năng sẽ gặp phải sự bất thuận của các nước khác, trong khi chúng ta rất cần sự hỗ trợ của họ.

Other countries are often reluctant to appear to yield to overtly American standards, whether due to conflicts with their own values or because their governments fear being painted as lackeys. Yet, a universal approach risks weakening core commitments as the price of achieving consensus. An approach driven by one country’s ideas about information seems impractical.

Các quốc gia khác thường phải miễn cưỡng ra vẻ tuân theo các chuẩn công khai của Mỹ, phần vì những mâu thuẫn với các giá trị của chính họ, phần vì chính phủ nước đó sợ bị liệt vào thứ hạng thấp. Tuy nhiên, một phương án tiếp cận mang tính toàn cầu lại có nguy cơ làm giảm mức độ cam kết như cái giá để đạt được sự đồng thuận. Phương án tiếp cận chỉ dựa trên quan điểm về thông tin của một nước có vẻ là không thực tế.

Substance-based decisions call upon tech firms to make very fine-grained decisions about what is inflammatory and what is simply critical. Should YouTube, for instance, accede to demands from Iran’s government to take down the video of Neda Salehi Agha Soltan’s shooting on grounds it could inflame protests in that country?

Các công ty công nghệ phải hết sức cẩn trọng khi đưa ra quyết định về nội dung thông tin, xác định nội dung nào mang tính kích động, nội dung nào chỉ là phê bình đơn thuần. Đơn cử như trường hợp của mạng xã hội YouTube: liệu mạng này có nên chấp thuận yêu cầu của Chính phủ Iran và xóa đoạn phim về vụ Neda Salehi Agha Soltan bị bắn không? Đoạn băng hình đó cũng có thể gây nên làn sóng phản đối tại Iran.

The line between inflammatory material and content that critiques a government is hard to draw.

Việc phân định rạch ròi giữa nội dung kích động và phê bình không hề đơn giản chút nào.
The British and the American colonists certainly disagreed about Thomas Paine’s writings, for the same reasons that Burma restricts information from Aung San Suu Kyi and the National League for Democracy. Here, the process-based analysis may provide clearer rules for firms, letting them make faster and cheaper decisions (as well as, we hope, better ones). Iran’s decision-making methods for filtering are arbitrary, lack opportunities for participation, and lack transparency; YouTube should reject any request to take down the video of Neda’s shooting out of hand.

Anh và Mỹ chắc chắn sẽ phản đối những bài viết của Thomas Paine. Tương tự như vậy, Myanmar cũng đã phong tỏa các thông tin do bà Aung San Suu Kyi và Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đưa lên. Ở đây thì những phân tích dựa trên quá trình sẽ có thể đưa ra những quy tắc rõ ràng hơn cho các công ty, cho phép họ đưa ra quyết định nhanh và ít tốn kém hơn (cũng như tốt hơn). Phương pháp ra quyết định sàng lọc thông tin của Iran là võ đoán, hạn chế cơ hội tham gia của người dân và thiếu tính minh bạch; YouTube nên từ chối bất cứ yêu cầu nào về việc xóa bỏ video vụ Neda Salehi Agha Soltan bị bắn.


Richard Epstein: I remain a universalist on matters of morals and ethics. My training in Roman law has convinced me that just social relations do not differ in fundamental ways across societies. What do differ are the formalities and institutions used to enforce these bedrock principles. The U.S. Constitution is relatively successful because it accepts the universal standards of sanctity of property and contract that require government control of aggression and fraud. These values are not distinctively American but are found in both Roman and English systems across the globe. Nor did the American founders regard these principles as distinctively American. They were happy to learn and borrow from others.

Richard Epstein: Về mặt đạo lý mà nói, tôi vẫn là một người theo thuyết phổ biến. Những kiến thức về luật La Mã khiến tôi tin rằng các mối quan hệ xã hội ở từng nơi về cơ bản không khác nhau. Những điều khác biệt có chăng là về mặt hình thức và thể chế dùng để củng cố thêm những quy tắc nền tảng bền vững đó. Hiến pháp Hoa Kỳ đã thành công tương đối vì đã chấp nhận những tiêu chuẩn phổ quát về quyền bất khả xâm phạm tài sản và khế ước, những tiêu chuẩn đòi hỏi chính phủ phải kiểm soát bạo lực và gian lận. Những giá trị này không chỉ có ở Mỹ mà có thể thấy tại các nước theo hệ La Mã hay Anh Quốc trên toàn cầu. Những người sáng lập nên nước Mỹ cũng không xác định giá trị đó là của riêng nước Mỹ. Các nước đều sẵn lòng học hỏi và tham khảo lẫn nhau.

Freedom on the ‘Net A Global Assessment

Tự do Internet: Từ góc nhìn toàn cầu

Daniel Calingaert and Sarah Cook


Daniel Calingaert và Sarah Cook

Even as the Internet offers citizens greater means of expression, a leading nongovernmental organization reports that many governments seek to restrict Internet access and content.

Theo báo cáo của một tổ chức phi chính phủ hàng đầu, dù Internet mang lại cho người dân cơ hội rất lớn để thể hiện quan điểm của họ, nhiều chính phủ vẫn đang tìm cách khống chế về nội dung và việc truy cập Internet.

Daniel Calingaert is deputy director of programs at Freedom House, a nonprofit organization receiving funding from the U.S. State Department, Google, and other sources to promote Internet freedom. Sarah Cook is a research analyst specializing in Asia. She served as assistant editor for the 2009 publication Freedom on the Net.

Daniel Calingaert là Phó Giám đốc phụ trách chương trình tại Freedom House, một tổ chức phi lợi nhuận đuợc tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Google và các nguồn khác để khuyến khích tự do Internet. Sarah Cook là một chuyên gia phân tích nghiên cứu chuyên về châu Á. Cô là trợ lý biên tập cho ấn phẩm phát hành năm 2009 “Freedom on the Net (Tự do trên mạng)”.

As access to online technologies has grown exponentially in recent years, the Internet has increased opportunities to enrich public discourse, expose abuses of power, and facilitate citizen activism. It has provided greater space for free expression in both democratic settings and countries where traditional broadcast and print media are restricted. Many governments have responded with measures to control, regulate, and censor the content of blogs, Web sites, and text messages.


Những năm gần đây, khả năng tiếp cận những công nghệ trực tuyến bùng nổ đã tăng theo cấp số nhân. Cùng với đó, Internet cũng giúp gia tăng đáng kể cơ hội tiếp cận nguồn thông tin phong phú từ dư luận, đưa ra ánh sáng các vụ lạm dụng chức quyền cũng như thúc đẩy các hoạt động của công dân. Internet đã cung cấp không gian rộng hơn cho tự do ngôn luận tại các quốc gia dân chủ cũng như tại các nước vẫn còn bị hạn chế về các phương tiện truyền thông như báo in và phát thanh truyền hình truyền thống. Trước thực trạng đó, chính phủ nhiều nước cũng đã đưa ra các biện pháp để kiểm soát, điều phối và kiểm duyệt nội dung của các blog, trang web và các tin nhắn.

These developments raise several fundamental questions: What are the primary threats to Internet freedom? Will the Internet bring freedom to oppressed
people or will it strengthen the power of repressive regimes which control it? Are democratic societies immune from Internet repression or are threats to digital media freedom emerging there as well?

Sự phát triển của những biện pháp kiểm soát này đã làm dấy lên một số câu hỏi như: những mối đe dọa chính đối với tự do Internet là gì? Liệu Internet có mang lại tự do cho những người bị đàn áp, hay trái lại, lại bị kiểm soát để củng cố thêm sức mạnh của bộ máy đàn áp? Liệu Internet có bị hạn chế tại các nước dân chủ hay những rào cản đối với tự do trên phương tiện truyền thông số cũng đang phát triển tại các nước đó?

Freedom House explored these questions in Freedom
on the ‘Net, a 2009 survey that rated Internet freedom in 15 countries, spanning four continents and covering a range of national regulatory environments from free to highly repressive. According to the findings, threats to Internet freedom are growing and diversifying both in the array of countries that impose restrictions and in the range of methods employed.

Freedom House đã vào cuộc để tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Freedom on the ‘Net (Tự do trên Internet), một cuộc khảo sát do tổ chức này thực hiện, đã xếp hạng cấp độ tự do Internet tại 15 quốc gia tại bốn lục địa với nhiều môi trường pháp lý khác nhau, từ tự do đến hà khắc. Theo kết quả của cuộc khảo sát, những nguy cơ làm giảm tự do Internet đang gia tăng và phát triển đa dạng, thể hiện ở cả loại hình các quốc gia áp dụng lẫn phương pháp áp dụng các biện pháp kiểm soát.

Authoritarian rulers understand the power of the Internet and are actively curtailing its impact. A few highly repressive governments — such as that of Cuba — restrict access to a very small segment of the population.

Các nhà cầm quyền độc đoán đã hiểu được sức mạnh của Internet và đang tích cực giảm bớt tác động của nó. Một vài chính phủ áp chế tại các nước như Cuba chỉ cho phép một bộ phận nhỏ dân cư có thể truy cập Internet. Có rất ít điểm truy cập Internet và phí dịch vụ gần như nằm ngoài tầm với của đa số người dân.


There are few public Internet access points, and the cost of service is prohibitive for the vast majority of citizens. Other authoritarian governments, such as those in China, Iran, and Tunisia, actively promote Internet use to stimulate innovation and economic growth, but place wide-ranging controls over digital media to prevent their use by government critics. These regimes maintain extensive, multilayered systems of censorship and surveillance to stifle online dissent or exposure of official corruption. They place severe limits on the content that citizens can access, post on the Internet, or transmit via cell phones. Surveillance of Internet and mobile phone communications is pervasive, and citizens who criticize the government online are subject to harassment, imprisonment, and torture.

Những nhà cầm quyền tại các nước khác như Trung Quốc, Iran và Tunisia, dù rất tích cực khuyến khích việc sử dụng Internet để kích thích đổi mới và tăng trưởng kinh tế nhưng lại đặt ra hàng loạt các quy định kiểm soát các phương tiện truyền thông số nhằm ngăn chặn việc tận dụng các phương tiện này của những người chỉ trích chính phủ. Các thể chế này vẫn tiếp tục duy trì những hệ thống kiểm duyệt, kiểm soát đa tầng rộng khắp nhằm bóp nghẹt đối kháng hay phơi bày các tệ nạn như tham nhũng trên mạng. Họ đặt ra các giới hạn khắt khe về nội dung người dân có thể truy cập, đăng tải trên mạng hoặc gửi qua điện thoại di động. Tình trạng giám sát các trao đổi qua điện thoại và Internet rất phổ biến và nếu ai đó dám phê phán chính phủ trên Internet sẽ phải đối mặt với nhiều phiền toái, bỏ tù hoặc thậm chí là tra tấn.

In less restrictive settings, for instance in Egypt, Malaysia, and Russia, the Internet has emerged as a haven of relatively free speech in otherwise restrictive
media environments. The space for free speech, however, is slowly closing, as governments devise subtle methods to manipulate online discussion and apply deliberately vague security laws to intimidate and arrest their critics.

Tại những nước mà mức độ áp chế thấp hơn, ví dụ như Hy Lạp, Malaysia và Nga, Internet đã trở thành nơi hội tụ của những bài phát biểu tương đối tự do trong môi trường truyền thông ít bị hạn chế khác. Tuy nhiên, không gian tự do ngôn luận đang dần bị thu hẹp vì các chính phủ lại nghĩ ra những biện pháp tinh vi hơn để quản lý việc trao đổi trực tuyến, cũng như áp dụng một cách hữu ý những bộ luật không rõ ràng về an ninh để đe dọa và bắt giữ các thành phần đối kháng. Điều này vô hình chung đã tạo ra tâm lý tự kiểm duyệt trong giới nhà báo và các nhà phê bình.

This intimidation leads to self-censorship among online journalists and commentators. Even in more democratic countries — such as the United Kingdom, Brazil, and Turkey — Internet freedom is increasingly undermined by legal harassment, opaque filtering procedures, and expanding surveillance.

Thậm chí ngay cả với các nước dân chủ hơn như Vương quốc Anh, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, tự do Internet cũng đang bị mất dần do rào cản luật pháp, những quy trình sàng lọc không rõ ràng và việc mở rộng tầm kiểm soát.


Web 2.0

Just as the number of Internet users has grown exponentially since 2000, the second generation of Web design and the emergence of online social networks has empowered average users to produce and disseminate information. Where traditional media transmit information vertically to audiences, Web 2.0 applications spread information horizontally, and have
thus profoundly affected how we communicate.

Web 2.0

Tiếp theo sự gia tăng về số lượng người dùng Internet theo cấp số nhân từ năm 2000, sự xuất hiện của thế hệ Web 2.0 và sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội trực tuyến đã cho phép người bình thường cũng có thể tạo và phổ biến thông tin. Trong khi các phương tiện truyền thống truyền bá thông tin theo chiều dọc thì những ứng dụng Web 2.0 giúp phát tán thông tin theo chiều ngang, và vì thế ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta trao đổi thông tin.

Tens of millions of ordinary citizens around the world have become content publishers and distributors. They write online journals; produce videos; investigate
sensitive issues; and comment on political, social, and
other topics. In restricted media environments, bloggers often stand at the forefront of efforts to push the bounds of free expression. Web 2.0 applications promote not only independent expression but also freedom of association.

Hàng chục triệu dân thường trên khắp thế giới đã trở thành những người xuất bản và truyền bá thông tin. Họ viết báo; quay video; điều tra các vấn đề nhạy cảm; bình luận về các chủ điểm chính trị, xã hội và các chủ đề khác. Ở những nước áp chế các phương tiện truyền thông, các blogger thường đi tiên phong trong nỗ lực đẩy lùi những giới hạn đối với tự do ngôn luận. Những ứng dụng Web 2.0 không chỉ khuyến khích tự do bày tỏ quan điểm độc lập mà còn khuyến khích cả việc tự do lập hội.

They facilitate discussions and interactions among individuals, regardless of physical location. They build online communities of citizens with shared interests and make possible the rapid spread of information, such as news updates or calls to action. Digital media are thus used extensively for civic activism. In Kenya, activists launched an initiative called Ushahidi during a burst of postelection ethnic violence in 2007. It catalogued incidents using messages sent by ordinary citizens with their mobile phones and posted them onto a map to track the unfolding events. The program has since been deployed again in the context of other tumultuous events: elections in India, fighting in Gaza, and earthquake relief in Haiti.

Những ứng dụng này tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận và tương tác giữa các cá nhân diễn ra mà không gặp phải rào cản nào về vị trí địa lý. Chúng tạo nên các cộng đồng dân cư trực tuyến có cùng sở thích cũng như khiến cho việc truyền bá thông tin trở nên nhanh chóng. Vì vậy mà các phương tiện truyền thông số đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động dân sự. Ở Kenya, các nhà hoạt động đã phát động một chương trình mang tên Ushahidi trong vụ bùng nổ bạo lực sắc tộc hậu bầu cử năm 2007. Chương trình này liệt kê các sự cố bằng cách sử dụng các tin nhắn từ điện thoại di động của người dân và đăng trên một bản đồ để theo dõi các sự kiện đang xảy ra. Chương trình sau đó được áp dụng lại trong các sự kiện đình đám khác như trong các cuộc bầu cử tại Ấn Độ, các cuộc chiến tại dải Gaza và cứu trợ động đất ở Haiti.

As a result of its horizontal configuration, the Internet usually provides greater space for free expression than traditional media. All of the countries surveyed in Freedom on the Net, with a single exception, received a higher rating for Internet freedom than for overall media freedom, as measured on the same scale by Freedom House’s Freedom of the Press survey. The difference in ratings for Internet freedom and traditional media freedom was most pronounced among countries ranked “partly free.”

Internet cung cấp không gian lớn hơn để người dùng tự do biểu đạt so với các phương tiện truyền thông truyền thống nhờ vào cấu trúc lan tỏa phẳng ít tầng bậc. Kết quả cuộc khảo sát Freedom of the Press (Tự do báo chí) của Freedom House khi sử dụng cùng một thang đánh giá cho thấy, ngoại trừ một trường hợp ngoại lệ, còn lại tất cả 14 quốc gia tham gia cuộc khảo sát Tự do trên Internet đều có mức độ tự do Internet cao hơn so với các phương tiện truyền thông nói chung. Sự khác biệt về thứ hạng giữa tự do Internet và tự do trên các phương tiện truyền thông truyền thống chủ yếu tập trung ở các nước xếp hạng “tự do một phần”.

Repression 2.0

The horizontal nature of the Internet both empowers citizens in ways that traditional media cannot, and makes the flow of information far more difficult to control.

Trấn áp 2.0

Với bản chất cấu trúc lan tỏa phẳng ít tầng bậc, mạng Internet không những trao quyền cho người dân theo những cách thức mà phương tiện truyền thông truyền thống không thể làm được mà còn khiến luồng thông tin trở nên khó kiểm soát hơn.

Regardless, authoritarian governments try to restrict horizontal communication and impede the spread of domestically generated content they find objectionable. Although the primary aim is to silence domestic critics and prevent the emergence of political alternatives, the controls imposed to accomplish this necessarily are more intrusive and directly affect larger numbers of people than restrictions on traditional media.


Mặc dù vậy, các chính quyền độc tài vẫn nỗ lực hạn chế hoạt động truyền thông ngang và cản trở hoạt động phổ biến các thông tin trái chiều ở trong nước. Cho dù mục đích chính là nhằm bịt miệng các nhà phê bình trong nước và ngăn chặn sự trỗi dậy của các lựa chọn chính trị thay thế, nhưng hoạt động kiểm soát được thiết lập để đạt được mục tiêu này tất yếu mang tính xâm phạm nhiều hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều người hơn so với những hạn chế đối với các phương tiện truyền thông truyền thống.


Several countries have developed an array of censorship and surveillance methods to curtail Internet freedom:

Một số quốc gia đã phát triển hàng loạt các biện pháp kiểm duyệt và giám sát để hạn chế tự do Internet:

• Access to Web 2.0 applications such as Facebook and YouTube is blocked permanently or temporarily. These blocks are often imposed around particular events, as the Chinese government did during the 2009 unrest in Xinjiang. Burma cut off all access to the global Internet for several days in 2007 after the violent crackdown on peaceful protests in the “Saffron
Revolution.” Iran denies home and Internet café users access to broadband.

• Việc truy cập các ứng dụng Web 2.0 như mạng xã hội Facebook và YouTube đều bị chặn vĩnh viễn hoặc tạm thời. Hoạt động ngăn chặn này thường được thực hiện quanh thời gian diễn ra các sự kiện cụ thể. Chính quyền Trung Quốc đã áp dụng biện pháp này trong thời gian bất ổn tại Thiên Tân năm 2009. Myanmar cắt toàn bộ hoạt động truy cập mạng Internet toàn cầu trong trong một số ngày của năm 2007 sau vụ đàn áp bạo lực đối với người biểu tình hòa bình trong cuộc “Cách mạng Saffron”. Iran cấm sử dụng sử dụng dịch vụ Internet băng thông rộng tại nhà và tại các quán cà phê.

• Technical filtering at the level of Internet service  providers (ISP) prevents access to specific online articles or Web sites. Where employed more extensively, the filters effectively “black out” broad swaths of information. Filters can target keywords, particular Web addresses, or entire domain names. At least 25 countries, according to the Open Net Initiative, conduct technical filtering of the Internet in some capacity.

• Việc kiểm duyệt bằng biện pháp kỹ thuật được các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) thực hiện nhằm ngăn chặn việc truy cập một số bài báo hoặc trang web cụ thể trên mạng. Nếu được sử dụng một cách rộng rãi, các phương tiện kiểm duyệt có thể “chặn đứng” một cách hiệu quả các luồng thông tin. Mục tiêu của các phương tiện kiểm duyệt có thể là các từ khóa, đặc biệt các địa chỉ web nhất định hoặc toàn bộ tên miền. Theo tổ chức Open Net Initiative, có ít nhất 25 quốc gia kiểm duyệt các nội dung Internet ở một mức độ nhất định.

• Human censors monitor and manually remove blog posts. They shut down online discussion forums that address forbidden subjects, such as human rights violations, criticism of political figures, or official corruption. Authorities in Russia and elsewhere resort to behind-the-scenes phone calls to pressure bloggers or Web site hosts to remove certain content.

• Người kiểm duyệt giám sát và tự tay gỡ bỏ các bài viết được tải lên các trang nhật ký cá nhân trực tuyến (blog). Họ đóng cửa hoạt động của các diễn đàn thảo luận trực tuyến bàn về các chủ đề bị cấm như vi phạm nhân quyền, phê bình các chính khách hay hiện tượng tham nhũng của các quan chức. Các chính quyền, chẳng hạn như Nga hoặc các quốc gia khác, bí mật gọi điện gây áp lực cho các blogger hoặc người quản lý máy chủ các trang web phải gỡ bỏ một số nội dung nhất định.

• Rather than rely entirely on direct intervention by government agencies, some regimes increasingly “outsource” censorship and surveillance to private companies — to Internet service providers, bloghosting companies, cybercafés, and mobile phone operators. Companies risk fines or loss of business licenses if they fail to filter political content, monitor Internet activity, or collect data on Internet users.
Users are required to register with an ISP when they purchase Internet access at home or at work, so they cannot operate online anonymously.

• Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các biện pháp can thiệp trực tiếp của các cơ quan chức năng nhà nước, một số chính quyền ngày càng có xu thế “thuê ngoài” các công ty tư nhân thực hiện các hoạt động kiểm duyệt và theo dõi – các công ty này gồm các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty sở hữu máy chủ blog, các cửa hàng Internet và nhà khai thác mạng di động. Các công ty có nguy cơ bị phạt hoặc tịch thu giấy phép kinh doanh nếu họ không kiểm duyệt các nội dung về chính trị, không kiểm soát các hoạt động trên Internet hay không thu thập dữ liệu về người dùng Internet.
Người dùng phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ Internet khi họ đăng ký đường truyền tại nhà hoặc tại cơ quan, vì vậy mà họ không thể ẩn danh khi truy cập Internet.

• A number of governments use clandestine, paid pro-government commentators or state-funded Web sites to influence online discussions. The Chinese government employs an estimated 250,000 or more “50 Cent Party” commentators, who reportedly receive 50 Chinese cents for each pro-government post.

• Một số chính phủ trả công cho các bình luận viên mật theo đường lối ủng hộ chính quyền hoặc các trang web hoạt động bằng ngân sách nhà nước để tạo ảnh hưởng trên các diễn đàn trực tuyến. Chính phủ Trung Quốc thuê khoảng 250.000 nhà bình luận thuộc “đội quân 50 xu”. Theo các nguồn thông tin thì những người này nhận được 50 xu tiền Trung Quốc cho mỗi bài viết ủng hộ chính quyền.

• Authoritarian governments use general press laws against insult, blasphemy, leaking state secrets, etc. to punish online dissidents. Cuba prosecutes online journalists under generic charges such as presenting a “pre-criminal social danger.” China has issued more than 80 decrees that specifically address Internet-related issues and imposes among the harshest prison sentences in the world for online violations, typically between three and ten years. Numerous prosecutions have also occurred in Tunisia, Iran, Syria, Egypt, and Malaysia, where laws against insulting the head of state or Islam are most frequently invoked. According to the Committee to Protect Journalists, for the first time in 2008, more online journalists were behind bars than traditional journalists, due to either legal prosecution or extralegal detention.

• Các chính phủ độc tài sử dụng các luật về báo chí chống lại việc nhạo báng, phỉ báng, tiết lộ bí mật quốc gia… để trừng phạt những người chống đối chính phủ trực tuyến. Cuba đã khởi tố các nhà báo mạng theo các tội danh chung chung như “đối tượng nguy hiểm đối với xã hội nhưng chưa phạm tội”. Trung Quốc đã ban hành trên 80 nghị định điều chỉnh trực tiếp các vấn đề liên quan tới Internet và tuyên phạt các án tù nặng nhất trên thế giới với các tội xâm phạm qua mạng, thường từ ba đến mười năm tù. Nhiều vụ khởi tố các cũng đã diễn ra ở Tunisia, Iran, Syria, Ai Cập và Malaysia, các lý do thường xuyên được viện dẫn là nhạo báng lãnh đạo nhà nước hoặc đạo Hồi. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, năm 2008 chứng kiến lần đầu tiên có nhiều nhà báo mạng bị bắt giam hơn các nhà báo truyền thống, hoặc do bị khởi tố theo đúng trình tự pháp lý hoặc bị giam giữ bất hợp pháp.

• When not imprisoned, bloggers and online journalists face intimidation, including 24-hour surveillance, harassment, arbitrary arrest, and even torture. Egypt permits a relatively open Internet environment but targets a few prominent individuals to make an example of them and create a chilling effect on their peers.

• Nếu không bị giam giữ, các blogger và các nhà báo mạng thường bị đe dọa bằng các biện pháp như giám sát liên tục 24 giờ, quấy rối, bắt giữ vô cớ và thậm chí là tra tấn. Ai Cập có môi trường Internet tương đối mở, nhưng chính quyền nước này nhằm vào mục tiêu là phạt một số các nhân vật nổi bật để làm gương và tạo tâm lý sợ hãi trong giới đồng nghiệp của họ.

• Blogs and Web sites are hacked or subjected to denial-of-service attacks, which disrupt or shut down the sites. On the first anniversary of Burma’s Saffron Revolution, for example, independent news Web sites hosted in Thailand, such as the Irrawaddy and the New Era, became targets of cyber attacks.

• Blog và các trang web bị phá hoại hoặc là mục tiêu của các vụ tấn công từ chối dịch vụ, khiến trang web bị gián đoạn hoặc ngừng hoạt động toàn bộ. Một ví dụ là vào lễ kỷ niệm lần thứ nhất cuộc Cách mạng Saffron tại Myanmar, các trang tin tức độc lập có máy chủ tại Thái Lan như Irrawaddy và New Era đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trên mạng.


The full panoply of repressive methods is used to control the Internet in the most restricted environments, for instance in China, Iran, and Tunisia, ranked “not free” in Freedom House’s study. They have developed sophisticated, multilayered systems to control the free flow of online information.

Freedom House xếp hạng “không tự do” đối với các nước kiểm soát gắt gao nhất, như Trung Quốc, Iran và Tunisia do các nước này đã sử dụng tất cả các biện pháp áp chế để kiểm soát Internet. Những nước này đã xây dựng các hệ thống tinh vi nhiều tầng để kiểm soát luồng thông tin trực tuyến.

Other countries, such as Egypt, Malaysia, and Russia, allow substantial freedom online but seem headed toward greater controls. They encourage expanded access to the Internet and rarely directly block online expression, despite their heavy restrictions on traditional media. However, they exert more subtle state influence on content via proactive manipulation or behind-the-scenes pressure, repress citizen attempts to mobilize online, and impose harsh penalties on their online critics. Freedom House ranks these countries “partly free.”

Các quốc gia khác như Ai Cập, Malaysia và Nga đều cho phép tự do trực tuyến ở mức độ đáng kể nhưng đang hướng đến việc kiểm soát gắt gao hơn. Các quốc gia này khuyến khích việc mở rộng truy cập Internet và ít khi trực tiếp chặn các hoạt động bày tỏ ý kiến trực tuyến, mặc dù các phương tiện truyền thông truyền thống lại bị hạn chế ngặt nghèo hơn. Tuy nhiên, tại các quốc gia này, sự ảnh hưởng của nhà nước đến các nội dung trên mạng được thể hiện một cách tinh vi hơn thông qua các biện pháp xử lý chủ động hoặc bí mật gây áp lực, trấn áp người dân không cho vận động trực tuyến và phạt nặng các nhà phê bình trên mạng. Freedom House xếp hạng các quốc gia này ở mức độ “tự do một phần”.

Internet Freedom and Restrictions in Democratic Settings

Countries that scored in the “free” range in the Freedom on the Net study included Estonia (the best performer in the pilot sample), the United Kingdom, South Africa, and Brazil. These countries all have a generally open environment for new media, with few or no government obstacles to access, a low level of content control, and few violations of users’ rights. Democratic settings have also shown the capacity for “self-correction” following public exposures of restrictions on Internet freedom. In Turkey, a parliamentary inquiry was launched into surveillance practices by law enforcement agencies following a series of scandals.

Tự do và hạn chế Internet trong các nền dân chủ

Các quốc gia được xếp hạng “tự do” trong nghiên cứu “Tự do trên mạng” bao gồm Estonia (quốc gia xếp hạng cao nhất trong mẫu xếp hạng thí điểm), Vương quốc Anh, Nam Phi và Brazil. Tất cả các quốc gia này có môi trường nhìn chung cởi mở đối với các phương tiện truyền thông mới. Chính phủ không hoặc ít ngăn cản hoạt động truy cập và có mức độ kiểm soát thấp đối với nội dung thông tin, cũng như tình trạng vi phạm quyền của người sử dụng ít diễn ra. Các nền dân chủ cũng có khả năng “tự sửa sai” nếu công chúng phát hiện có hành vi hạn chế tự do Internet. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Quốc hội đã mở một cuộc điều tra các hoạt động kiểm soát của các cơ quan hành pháp sau khi một loạt bê bối diễn ra.

Even within these relatively free environments, however, areas of concern have emerged. In Brazil, judicial decisions that lead to content censorship are a growing threat, while YouTube has been blocked repeatedly both there and in Turkey. Meanwhile, in countries such as the United Kingdom or Turkey, censorship decisions are made with a serious lack of transparency, even if the information targeted is primarily small amounts of well-defined content, such as child pornography. The lack of public lists of blocked Web sites or opportunity to appeal censorship decisions creates the risk of restrictions spreading to politically and socially important information.

Ngay cả trong các môi trường tương đối tự do này, vẫn xuất hiện các mối quan ngại. Tại Brazil, các quyết định của cơ quan tư pháp đã khiến cho tình trạng kiểm duyệt nội dung ngày càng trở thành mối đe dọa. Mạng YouTube thường xuyên bị chặn. Trang này cũng bị chặn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Vương quốc Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, các quyết định kiểm duyệt được đưa ra một cách thiếu minh bạch, ngay cả khi thông tin mục tiêu chủ yếu là một số lượng nhỏ các nội dung được xác định cụ thể như hình khiêu dâm trẻ em. Danh sách các trang web bị chặn không được công khai hoặc không được kháng lại các quyết định kiểm duyệt đã khiến các thông tin kinh tế và chính trị quan trọng có nguy cơ bị hạn chế.

Citizens Fight Back

Despite the growing range of threats and controls, citizens operating even in highly Internet-restricted environments are findings creative ways to produce and spread information. In Cuba, with its tight controls on access, citizens share downloaded Internet content offline, often through USB devices, a phenomenon termed “sneakernets.” In China, persecuted Tibetans, Uighur Muslims and Falun Gong practitioners have used digital media to send abroad documentation of torture, while domestically challenging Communist Party propaganda via blogs and underground DVDs. In Tunisia, the blog NormalLand discusses Tunisian politics by using a virtual country with a virtual leader, and with various government positions being assigned to other local bloggers.

Sự phản đối của người dân

Mặc dù ngày càng có nhiều mối đe dọa và kiểm soát, người dân ở các quốc gia thậm chí có môi trường Internet bị giới hạn cao đã tìm ra những cách sáng tạo để viết và phổ biến thông tin. Tại Cuba, trước những kiểm soát ngặt nghèo đối với việc truy cập, người dân đã chia sẻ các nội dung tải về bằng các con đường ngoại tuyến, thường bằng USB, một hiện tượng được gọi là “kết nối ngoài”. Tại Trung Quốc, những người dân Tây Tạng, người Hồi giáo Uighur và người theo Pháp Luân Công bị quấy rầy đã sử dụng các phương tiện kỹ thuật số để gửi các tài liệu về những hành động tra tấn ra nước ngoài, trong khi trong nước họ thách thức cỗ máy tuyên truyền của Đảng Cộng Sản thông qua hệ thống các blog và đĩa DVD bí mật. Tại Tunisia, blog NormalLand đã xây dựng một quốc gia ảo với một nhà lãnh đạo ảo cùng với các vị trị khác trong chính phủ do các blogger khác trong nước đảm nhận để thảo luận các vấn đề chính trị của nước này.

Citizens have also been able to use the Internet and mobile phones for activism against censorship itself. In 2009, Chinese netizens organized online resistance to the planned introduction of Green Dam Youth Escort censorship software. Domestic criticism — expressed via social networking tools and online petitions — along with foreign pressure persuaded the Chinese government to delay the large-scale introduction of Green Dam.

Người dân cũng có thể sử dụng Internet và điện thoại di động để tiến hành các hoạt động chống lại chính việc kiểm duyệt. Năm 2009, các cư dân mạng của Trung Quốc đã tổ chức các cuộc phản kháng trực tuyến trước kế hoạch đưa phần mềm kiểm duyệt Green Dam Youth Escort vào ứng dụng. Sự chỉ trích từ trong nước – thể hiện qua các công cụ mạng xã hội và kiến nghị trực tuyến – cùng với những áp lực từ nước ngoài đã thuyết phục được Chính phủ Trung Quốc hoãn việc sử dụng phần mềm này trên diện rộng.

The broader political implications of online activism are especially striking in “partly free” internet environments. In Egypt, the Facebook group Elbaradei for Presidency has attracted more than 235,000 members in approximately five months. Malaysia’s opposition political parties conducted a large part of their March 2008 general election campaigns through digital media — including blogs, YouTube and SMS (short message services on mobile phones), which contributed to unprecedented ballot-box gains.

Ý nghĩa rộng hơn về chính trị của các hoạt động tuyên truyền trực tuyến đặc biệt rõ nét tại những môi trường Internet “tự do một phần”. Tại Ai Cập, trang Facebook mang tên “Elbaradei tranh cử tổng thống” đã thu hút trên 235.000 thành viên chỉ trong vòng khoảng 5 tháng. Tháng 3 năm 2008, các đảng phái chính trị đối lập tại Malaysia đã tiến hành phần lớn các hoạt động trong chiến dịch vận động tổng tuyển cử của mình thông qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số - bao gồm cả blog, YouTube và SMS (dịch vụ nhắn tin qua điện thoại). Các phương tiện này đã đóng góp vào thắng lợi chưa từng có tại các điểm bỏ phiếu.

Conclusion

Digital media technologies promise improved flow of information, enhanced civic participation and activism, and ultimately, greater freedom and quality of life. Nonetheless, the “Freedom on the Net” pilot study amply documents that this potential cannot be taken for granted. As Freedom House prepares a second, 37-country edition of the study for release in 2011, this has become more evident. From Kazakhstan and Belarus to Australia, restrictive new laws have been approved or are being considered.

Kết luận

Các công nghệ truyền thông số hứa hẹn luồng thông tin chất lượng cao hơn và tăng cường sự tham gia cũng như hoạt động của người dân và cuối cùng tạo cho chất lượng cuộc sống được nâng cao, tự do được mở rộng. Tuy nhiên, thông tin từ cuộc nghiên cứu thí điểm về Tự do trên mạng chỉ ra rằng chúng ta không nên xem xu thế này là điều tất yếu. Cùng với việc tổ chức Freedom House thực hiện nghiên cứu thứ hai với 37 quốc gia để công bố vào năm 2011, điều này đã trở nên hiển nhiên hơn. Từ Kazakhstan và Belarus, cho tới Australia, các điều luật hạn chế mới đã được thông qua hoặc đang được xem xét.

Vigorous efforts by netizens and their advocates in democratic countries are a necessary response to these and other restrictions on online freedom. In a fast-changing digital world, the proponents of free expression must take the initiative to defend and advance freedom on the Internet.

Các cư dân mạng và những người ủng hộ cho họ tại các quốc gia dân chủ cần có các nỗ lực tích cực để đối phó với những hạn chế dưới nhiều hình thức đối với tự do trực tuyến. Trong một thế giới kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng, những người ủng hộ tự do ngôn luận phải đi đầu trong việc bảo vệ và tăng cường tự do Internet.

Phones Boost ‘Net Access for South Africans

South Africans enjoy a high degree of digital media freedom, according to the Freedom on the ‘Net survey. As of 2008, 9.5 million South Africans accessed the Internet via mobile phones, slightly more than double the number of those who connected via computers.

Điện thoại giúp tăng cường truy cập Internet tại Nam Phi

Theo kết quả của cuộc khảo sát Tự do trên mạng thì tự do tiếp cận và sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số của người dân Nam Phi là cao. Năm 2008, có 9,5 triệu người Nam Phi truy cập Internet qua điện thoại di động, gấp hơn hai lần số người truy cập bằng máy tính.

Price is the chief reason South Africans use their phones to reach the Internet. Mobile phone subscriptions offer online access with some of the world’s lowest fees for the service. Several companies
in South Africa provide mobile phone Internet service, while only one company provides fixed line Internet service. With the total number of mobilephone subscribers estimated to be 45 million, Internet connections via mobile phone likely will continue to outpace those on broadband. Various factors are working to increase competition in broadband access in the near future, the Freedom House study says, which may lower the costs of a fixed line.

Giá cả hợp lý là lý do chính khiến người dân Nam Phi sử dụng điện thoại để truy cập Internet. Các nhà khai thác thuê bao di động cung ứng dịch vụ truy cập mạng với mức phí rẻ nhất trên thế giới. Có nhiều công ty cung cấp dịch vụ truy cập Internet qua điện thoại trong khi chỉ có một công ty cung ứng dịch vụ Internet qua đường truyền cố định. Với tổng số thuê bao di động ước tính vào khoảng 45 triệu, xu hướng kết nối Internet qua điện thoại di động có thể sẽ tiếp tục vượt xa xu hướng dùng mạng băng thông rộng. Điều tra của Freedom House cho rằng có nhiều nhân tố sẽ khiến cuộc cạnh tranh truy cập qua băng thông rộng ngày càng mạnh mẽ hơn trong tương lai gần và qua đó giúp giảm chi phí dùng Internet qua đường truyền cố định.

The government has not imposed restrictions on Internet access, and no reports indicate that the authorities use control over Internet infrastructure to limit connectivity. The South African panel regulating the industry acts with autonomy, according to Freedom House research. Access providers and other Internetrelated groups are self-organized and quite active in lobbying the government for better regulations.

Theo nghiên cứu của Freedom House, Chính phủ Nam Phi chưa áp đặt các hạn chế đối với hoạt động truy cập Internet và chưa có báo cáo nào cho thấy chính quyền kiểm soát hạ tầng Internet để hạn chế khả năng kết nối. Cơ quan quản lý ngành côngn nghiệp này là một đơn vị hoạt động độc lập và tự quyết. Các nhà cung cấp dịch vụ truy cập và các nhóm liên quan tới Internet là các tổ chức tự hoạt động và chủ động trong việc vận động hành lang đối với Chính phủ trong việc đưa ra các quy định thuận lợi hơn

Individuals and groups can engage in peaceful expression of views using e-mail, instant messaging, chat rooms, and blogs. The video-sharing site YouTube, Facebook, and international blog-hosting services are freely available.

. Các cá nhân và tổ chức có thể tham gia bày tỏ quan điểm ôn hòa qua thư điện tử, tin nhắn trực tiếp, chat và blog. Trang chia sẻ video như YouTube, Facebook và các dịch vụ cung cấp máy chủ quốc tế cho blog đềuđược hoạt động tự do.
The predominance of English on the Internet does act as a persistent obstacle to potential South African users who speak only local dialect, concludes the Freedom House report.

Báo cáo của tổ chức Freedom House kết luận, sự phổ biến của tiếng Anh trên mạng Internet cũng là một trở ngại chính đối với người dùng Internet chỉ biết nói tiếng địa phương ở Nam Phi.

This summary is based on original findings from Freedom on the Net: A Global Assessment of Internet and Digital Media, a 2009 report from Freedom House.

Bản tổng kết này dựa trên các kết quả nghiên cứu có được từ cuộc điều tra Tự do trên Internet: Đánh giá toàn cầu về Internet và phương tiện truyền thông kỹ thuật số, một báo cáo do tổ chức Freedom House công bố năm 2009.

Estonia Becomes E-stonia

Estonia ranks among the most wired and technologically advanced countries in the world with high levels of computer literacy and connectivity, according to the Freedom House survey of Internet freedom. The Baltic nation’s status as an advanced “e-country” stems from a government initiative to vault Estonia into the global economy after it regained independence in the early 1990s.

Estonia trở thành E-stonia

Theo cuộc điều tra về tự do Internet do Freedom House thực hiện, Estonia được xếp vào một trong những quốc gia có công nghệ tiên tiến nhất thế giới với khả năng kết nối mạng và số người biết sử dụng máy tính đạt tỷ lệ cao. Danh hiệu “quốc gia điện tử” của đất nước vùng Ban-tích này xuất phát từ sáng kiến của Chính phủ Estonia muốn đẩy nhanh sự hội nhập của nuớc này vào nền kinh tế toàn cầu sau khi nước này giành lại độc lập vào đầu những năm 1990.

The number of Estonian Internet and mobile phone users has grown rapidly in the past 15 years. Two-thirds of the population, approximately 852,000 people, regularly access the Internet. Fifty-eight percent of households have Internet access, and 90 percent of those have a broadband connection. The country supports more mobile phone accounts — almost 2 million — than there are people. The government has also worked aggressively to broaden the availability of wireless broadband access for general public use in cafés, hotels, motels, and even gas stations.

Số lượng thuê bao Internet và điện thoại di động của Estonia đã tăng nhanh chóng trong vòng 15 năm qua. Hai phần ba dân số, tương đương khoảng 852.000 người thường xuyên truy cập Internet. 58% số hộ gia đình có Internet và 90% trong số này có đường truyền băng thông rộng. Quốc gia này có số lượng thuê bao điện thoại nhiều hơn số dân của mình khoảng 2 triệu thuê bao. Chính phủ Estonia đã nỗ lực mở rộng mức độ phổ cập mạng băng thông rộng không dây cho công chúng tại các quán cà phê, khách sạn, nhà nghỉ và thậm chí tại các trạm xăng.

Estonians use the Internet for many activities, including search engines, e-mail, local online media, news portals, social networking sites, instant messaging, and Internet voice communication solutions. Additionally, 83 percent of the population uses the Internet for online banking — the second highest percentage in the European Union.

Người dân Estonia sử dụng Internet trong nhiều hoạt động như tìm kiếm thông tin, thư điện tử, các phương tiện truyền thông trực tuyến trong nước, các cổng tin tức, các trang mạng xã hội, nhắn tin trực tiếp và các giải pháp liên lạc bằng giọng nói qua Internet. Ngoài ra, 83% người dân nước này sử dụng Internet vào hoạt động giao dịch ngân hàng trực tuyến – tỷ lệ cao thứ hai trong Liên minh châu Âu.

Limits on Internet content and communication in Estonia are among the lowest in the world. Estonia has thorough privacy laws, and Estonian courts have ordered deletion of inappropriate comments posted to online articles. Generally, users are informed as to the
media portals’ privacy policy for commenting and are expected to follow the instructions.

Mức độ hạn chế đối với nội dung thông tin trên Internet tại Estonia vào mức thấp nhất trên thế giới. Estonia có các điều luật toàn diện về quyền riêng tư và các tòa án nước này cũng yêu cầu gỡ bỏ những bình luận không phù hợp trên các báo mạng. Nhìn chung, những người sử dụng Internet đều được phổ biến về chính sách riêng tư của các cổng thông tin truyền thông áp dụng cho các hoạt động trao đổi và họ cần phải tuân thủ theo những hướng dẫn đó.

The most serious threat to Internet freedom in the country in recent years was a spate of cyber attacks against Estonia’s communication infrastructure in the spring of 2007. At that time, a series of “dedicated denial of service” (DDoS) attacks affected all of the government’s Web sites, Estonia’s largest bank, and the sites of several daily newspapers. In the aftermath
of the attacks, however, Estonia has emerged as a world leader in cyber security, establishing the NATO Cooperative Cyber Defence Centre to provide cyber defense support for all the alliance’s members.

Mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với tự do Internet ở Estonia trong những năm gần đây là hàng loạt các cuộc tấn công mạng chống lại hạ tầng truyền thông của nước này vào mùa xuân năm 2007. Vào thời điểm đó, hàng loạt các vụ tấn công từ chối dịch vụ mục tiêu (DDoS) đã ảnh hưởng tới tất cả các trang mạng của Chính phủ, hoạt động của ngân hàng lớn nhất Estonia và các trang mạng của một số tờ nhật báo. Tuy nhiên, nhờ vào các cuộc tấn công đó, Estonia đã nổi lên thành quốc gia đi đầu trong an ninh mạng và đã thiết lập Trung tâm Hợp tác Phòng thủ Không gian số của NATO để hỗ trợ bảo vệ các thành viên trong khối đồng minh.

This summary is based on original findings from Freedom on the Net: A Global Assessment of Internet
and Digital Media, a 2009 report from Freedom House

Bài tổng hợp này dựa trên các kết quả điều tra lấy từ Tự do trên mạng: Đánh giá toàn cầu về Internet và Phương tiện truyền thông kỹ thuật số, một báo cáo được công bố năm 2009 của tổ chức Freedom House.

Don’t Blame the Messenger: Intermediary Liability and Protecting Internet Platforms

Đừng đổ lỗi cho những trang đưa tin
Trách nhiệm trung gian và bảo vệ các nền tảng Internet

Cynthia Wong

Cynthia Wong

Holding Internet service providers responsible for offensive materials posted by their customers can slow innovation and expansion of communications technologies. Cynthia Wong is the Ron Plesser Fellow and an attorney with the Center for Democracy & Technology. CDT is a public interest advocacy organization dedicated to keeping the Internet open, innovative, and free. Ms. Wong helps lead CDT’s work on global Internet freedom.

Việc quy định nhà cung cấp dịch vụ Internet phải chịu trách nhiệm đối với các tài liệu phạm pháp mà khách hàng của họ đăng tải có thể kéo chậm tiến trình đổi mới và tốc độ phổ cập các công nghệ truyền thông. Cynthia Wong là thành viên Quỹ Ron Plesser và là luật sư tại Trung tâm Dân chủ và Công nghệ. Đây là một tổ chức cổ súy cho quyền lợi công với mục tiêu duy trì môi trường Internet mở, đổi mới và tự do. Bà Wong phụ trách các hoạt động về tự do Internet của trung tâm này.

When an Italian court held Google liable for a video uploaded by a third party to one of the Internet giant’s Web sites, [see sidebar] it offered a stunning example of intermediary liability. Google, the platform host, was the intermediary between the content creator who made the video clip and the content consumers who viewed it. Other intermediaries include Internet service providers (ISPs), e-commerce platforms, and social media platforms like Orkut, Facebook, and YouTube. These services provide valuable open forums for user-generated content that are often free of charge and require minimal technical knowledge to use.

Việc một toà án tại Italia tuyên bố Google phải chịu trách nhiệm cho một đoạn phim được một bên thứ ba tải lên trang mạng của đại gia Internet này là một ví dụ điển hình cho trách nhiệm pháp lý của bên trung gian. Google, nền tảng lưu trữ, là trung gian giữa người tạo nội dung đoạn phim và người thưởng thức nội dung - khán giả của đoạn phim đó. Các bên trung gian khác gồm các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), nền tảng thương mại điện tử và các mạng xã hội như Orkut, Facebook và YouTube. Các dịch vụ này cung cấp các diễn đàn mở quý giá cho các nội dung do người dùng tạo nên mà thường không tính phí và chỉ yêu cầu những hiểu biết kỹ thuật tối thiểu là có thể sử dụng được.

The open nature of these services also means that they can be used for ill as well as good. Governments wishing to censor free expression or address harmful behavior on the World Wide Web often seek to pressure, intimidate, or, more subtly, expose Internet intermediaries to legal liability for third party content. One way to prevent a citizen from posting videos of political dissent is to hold YouTube liable for material that users post.

Bản chất mở của các dịch vụ này cũng đồng nghĩa với việc người ta có thể dùng chúng phục vụ cả mục đích xấu và mục đích tốt. Các chính phủ mong muốn kiểm duyệt quyền tự do biểu đạt hay xử lý các hành động nguy hại trên mạng toàn cầu thường cố gắng gây áp lực, đe dọa hoặc tinh vi hơn là buộc các bên trung gian phải chịu trách nhiệm pháp lý cho các nội dung của bên thứ ba đăng tải lên. Một cách ngăn chặn người dân đăng tải các đoạn phim thể hiện bất đồng chính kiến chính trị là buộc YouTube phải chịu trách nhiệm pháp lý cho các tài liệu mà người dùng đăng tải.

The equities of intermediary liability often are not this simple. Sometimes even well-meaning governments are trying to circumscribe behavior that a deep social consensus in a given nation believes wrong: obscenity, defamation, hate speech, privacy violations (as in the Google Italy case) or criminal activity. [See “The Enigma of Internet Freedom,” this issue.] One readily sees why the technique offers an attractive alternative: the intermediary often is large and easy to identify, while individual Internet users can be hard to find and at times are outside a particular government’s jurisdiction (although this was not the case in Italy).

Vấn đề công bằng xoay quanh trách nhiệm của bên trung gian không phải chỉ đơn giản như vậy. Thậm chí đôi khi các chính phủ với thiện ý cũng cố gắng hạn chế các hành vi từ lâu được cả xã hội tại một quốc gia cho là sai trái: ngôn từ thô tục, phát ngôn mang tính chất phỉ báng, thù hận, xâm phạm quyền riêng tư (như vụ Google Italia). Người ta dễ dàng hiểu tại sao kỹ thuật lại giúp các chính quyền có được một phương án thay thế tốt hơn: công ty trung gian thường có quy mô lớn và dễ nhận diện, trong khi đó các cá nhân sử dụng Internet khó có thể bị phát hiện và đôi khi họ lại không thuộc thẩm quyền xét xử của chính phủ đó (mặc dù vụ việc tại Italia không rơi vào trường hợp này).

Whatever the reason a government allows intermediary liability, the substantial harm to information flows and Internet growth that follows outweighs the perceived benefits. First, freedom of expression inevitably is limited. A social networking platform, for instance, that can be held liable for money damages when a third party posts objectionable content, will wish to screen content before posting. Intermediaries will err on the side of caution in deciding what users may post, especially when the laws defining “illegal content” are vague and
overbroad or where the speech is unpopular. Far safer simply to remove disputed content than to challenge a removal demand in court. In many cases, the sheer volume and associated cost of this task will be too much for many platforms to bear and they could not offer their services at all.

Nhưng dù chính phủ quy định trách nhiệm pháp lý với bên thứ ba vì lý do gì thì tác hại đáng kể của việc này đối với các luồng thông tin và sự phát triển của Internet cũng lớn hơn so với những lợi ích có thể có được. Thứ nhất, quyền tự do biểu đạt rõ ràng bị giới hạn. Chẳng hạn, một mạng xã hội có thể phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại bằng tiền khi một bên thứ ba đăng tải các nội dung phản cảm và do đó sẽ kiểm duyệt nội dung trước khi cho đăng tải lên. Các bên trung gian sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng về nội dung người dùng được phép đăng tải, đặc biệt khi những quy định của luật pháp về “nội dung trái pháp luật” thường không rõ ràng và quá chung chung hoặc sử dụng ngôn từ không phổ biến. Biện pháp an toàn hơn cả là gỡ bỏ nội dung gây tranh cãi thay vì chờ tòa án ra lệnh yêu cầu gỡ bỏ. Trong nhiều trường hợp, khối lượng và chi phí cho công việc này quá nhiều khiến nhiều nhà cung cấp không thể cung cấp được dịch vụ.



Second, intermediary liability disrupts the free flow of information and services on the Internet and thus stifles creative innovation and economic development. Companies are less likely to invest in technologies that may expose them to liability. The world may never see tomorrow’s Twitters, eBays, or other startups holding the promise of lowering prices and better connecting global markets; or of new initiatives that might increase access to educational resources or in other ways spark broader, deeper, and more equitable economic development.

Thứ hai, nghĩa vụ pháp lý đối với bên trung gian làm gián đoạn luồng thông tin và các dịch vụ trên Internet, và do đó, kìm hãm nỗ lực sáng tạo đổi mới và phát triển kinh tế. Các công ty sẽ ít đầu tư vào các công nghệ khiến họ có nguy cơ chịu trách nhiệm pháp lý. Thế giới có thể không bao giờ có được cơ hội chứng kiến mạng Twitters, eBays của tương lai hoặc các công ty mới khởi nghiệp khác hứa hẹn hạ giá và cung cấp dịch vụ kết nối thị trường toàn cầu chất lượng cao hơn; hoặc kìm hãm các sáng kiến mới có thể giúp tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên giáo dục hay ở góc độ khác, tạo ra sự phát triển kinh tế công bằng, sâu rộng hơn.

Approaches to Intermediary Liability

An early policy consensus emerged on the question of intermediary liability equities in the United States and the European Union. In the United States, two statutes address these concerns. Section 230 of the Communications Act generally immunizes intermediaries from a variety of claims arising from third-party content, among them negligence, defamation, and violations of civil rights laws and state criminal laws. Section 512 of the Digital Millennium Copyright Act affords online service providers a “safe harbor” from liability if they meet certain criteria, including removal of infringing material when notified by the copyright owner of its presence, known as a “notice-and-takedown” system.

Phương pháp tiếp cận đối với vấn đề trách nhiệm pháp lý của bên trung gian

Việc sớm đồng thuận về chính sách đã làm dấy lên câu hỏi về sự công bằng đối với trách nhiệm của bên trung gian tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Hoa Kỳ đã ban hành hai đạo luật để giải quyết những quan ngại này. Mục 230 Đạo luật Truyền thông bảo vệ các bên trung gian khỏi các khiếu kiện phát sinh từ nội dung do bên thứ ba tạo ra, trong đó bao gồm các cáo buộc về tội tắc trách, bôi nhọ và xâm phạm các điều luật về quyền dân sự và luật hình sự bang. Mục 512 Đạo luật Thiên niên kỷ về Bản quyền Kỹ thuật số tạo cho các nhà cung cấp dịch vụ một “lá chắn an toàn” trước những nghĩa vụ pháp lý nếu họ đáp ứng được một số tiêu chí nhất định như gỡ bỏ các tài liệu vi phạm khi được chủ sở hữu bản quyền yêu cầu, hay còn gọi là hệ thống “thông báo và gỡ bỏ”.

The European Union similarly shields several kinds of intermediaries from a range of claims: “mere conduits” of information, “caching” services offering temporary data storage to facilitate onward transmission, and “hosting” services that quickly remove unlawful content upon becoming aware of it. Because the U.S. and E.U. policies do not generally oblige intermediaries either to monitor content on their services nor to investigate possible unlawful user activity, the policies help safeguard user privacy. If service providers faced liability, they might feel compelled to collect more information about users and keep that information longer.

Tương tự như vậy, Liên minh châu Âu cũng bảo vệ một số loại hình trung gian khỏi một loạt các khiếu kiện, các loại hình này gồm có: “trung gian thuần túy” cung cấp thông tin, dịch vụ “bộ nhớ đệm” cung cấp bộ nhớ chứa dữ liệu tạm thời nhằm đẩy nhanh quá trình truyền dữ liệu và dịch vụ “máy chủ” mau chóng gỡ bỏ những nội dung phi pháp ngay khi được phát hiện ra. Các chính sách của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu nhìn chung không buộc các bên trung gian phải giám sát nội dung trên các dịch vụ họ cung cấp, hay điều tra các hoạt động có khả năng phi pháp của người dung. Do vậy, các chính sách này cũng giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Nếu các nhà cung cấp dịch vụ phải đối mặt với các nghĩa vụ pháp lý, họ có thể bắt buộc phải thu thập thêm thông tin về người dùng và giữ thông tin đó trong một khoảng thời gian lâu hơn.

The Chinese government is among those taking a very different approach. Beijing imposes responsibility for unlawful content on entities at every access point — from user to ISP, to social networking platform and Internet hosting company. If any intermediary allows users to distribute “harmful” content, or fails sufficiently to monitor or police the use of its services, it could face criminal liability, or revocation of its operating license.

Chính phủ Trung Quốc là một trong những chính phủ áp dụng phương pháp tiếp cận rất khác biệt. Bắc Kinh áp đặt trách nhiệm đối với các nội dung phi pháp cho các chủ thể tại tất cả các điểm truy cập – từ người dùng cho tới các nhà cung cấp dịnh vụ Internet hay các mạng xã hội và các công ty máy chủ Internet. Nếu bất kỳ bên trung gian nào cho phép người dùng dịch vụ phát tán nội dung “nguy hại” hoặc không có khả năng giám sát hoặc theo dõi đầy đủ hoạt động sử dụng dịch vụ, bên trung gian đó có thể phải đối mặt với trách nhiệm hình sự hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Further the government defines unlawful content in overbroad and vague terms. A blogging platform service like Blogger.com, for instance, may find it difficult to decide which postings are “harmful” or damaging to “the interests of the nation.” China’s approach to intermediary liability is a key component of its larger system of online information control.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra những định nghĩa mơ hồ và chung chung về nội dung trái pháp luật. Làm thế nào một dịch vụ blog như trang Blogger.com có thể xác định được bài viết nào là “nguy hại” hay gây phương hại tới “lợi ích quốc gia”? Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vấn đề trách nhiệm pháp lý của bên trung gian là một thành tố nằm trong một hệ thống lớn hơn nhằm kiểm soát các thông tin trực tuyến.

Add ressing Potential Concerns

One objection to protecting intermediaries is the fear that genuinely harmful and offensive expression will grow online. But governments already possess many tools to address this concern while minimizing the impact on lawful expression and innovation. They might, for instance, promote and subsidize voluntary consumer use of filtering software that blocks pornography and other objectionable material. Some countries also require notice-and-takedown systems like the approach in U.S. copyright law and E.U. law to address this concern.

Giải pháp cho những quan ngại tiềm tàng

Luồng ý kiến phản đối việc bảo vệ các bên trung gian là do lo ngại về các nội dung thực sự nguy hại và mang tính công kích trên mạng sẽ gia tăng. Nhưng các chính phủ đã có sẵn nhiều công cụ để đối phó và giải quyết mối quan ngại này, trong khi đó vẫn giảm thiểu được ảnh hưởng lên các nội dung và những sáng tạo hợp pháp. Ví dụ, các chính phủ có thể thúc đẩy và hỗ trợ người dùng tình nguyện sử dụng các phần mềm kiểm duyệt giúp chặn các hình ảnh khiêu dâm hay các thông tin phản cảm khác. Một số quốc gia cũng cần áp dụng các hệ thống “thông báo-và-gỡ bỏ” giống như phương pháp sử dụng trong các luật về bản quyền của Hoa Kỳ và các điều luật của EU để giải quyết vấn đề này.

However, notice-and-takedown systems are often easily misused to silence critics, especially where it is difficult to assess whether the challenged content is actually unlawful (as in the case of defamation). Finally, intermediaries can and do take voluntary steps to define and remove harmful material from their services (like spam or sexually explicit material) without government mandate, demonstrating that intermediary protections are compatible with advancing other important social goals.

Mặc dù vậy, các hệ thống “thông báo-và-gỡ bỏ” cũng thường được sử dụng sai mục đích để phục vụ cho ý đồ ngăn chặn các chỉ trích, đặc biệt trong trường hợp khó xác định nội dung đó có thực sự phi pháp hay không (như trong trường hợp nội dung có tính chất phỉ báng). Cuối cùng, việc các bên trung gian có thể và đã tình nguyện tiến hành gỡ bỏ nội dụng độc hại khỏi các dịch vụ của mình (như thư rác hay các nội dung kích động tình dục) mà không cần đợi chính phủ yêu cầu, cho thấy hoạt động bảo vệ các bên trung gian phù hợp với việc xúc tiến các mục tiêu xã hội quan trọng khác.

Another key concern is that law enforcement officials must be able to legitimately pursue criminal wrongdoers, and victims must be able to pursue legitimate claims against those who have done them harm. An important aspect to the U.S. and E.U. approaches is that protection is afforded only to the intermediary, not to the parties that originally created or disseminated content deemed objectionable. Nothing under the U.S. or E.U. law prevents prosecution or claims against the original wrongdoer. One proper role for intermediaries might be to facilitate action against users (even anonymous users) in response to legitimate court orders, with procedures in place to safeguard privacy and some degree of anonymity.

Một điểm quan trọng cần lưu ý là các nhà thực thi pháp luật phải theo dõi những đối tượng vi phạm một cách hợp pháp và nạn nhân phải được theo đuổi những khiếu kiện hợp pháp đối với những đối tượng đã làm hại họ. Khía cạnh quan trọng đối với các phương pháp được áp dụng tại Hoa Kỳ và châu Âu là việc bảo vệ chỉ được thực hiện đối với bên trung gian, không áp dụng cho các bên đầu tiên tạo ra hoặc phát tán nội dung phản cảm. Không có quy định nào trong luật pháp của Hoa Kỳ hay EU ngăn cản việc khởi tố hoặc khiếu kiện chống lại đối tượng vi phạm đầu tiên. Các bên trung gian có thể tiến hành các tố tụng chống lại người sử dụng (ngay cả người sử dụng nặc danh) khi có lệnh của tòa án với những quy trình có sẵn để bảo vệ quyền riêng tư và mức độ nặc danh nhất định.



Conclusion

Protecting intermediaries from liability is critical to preserving the Internet as an instrument for free expression and access to information, and thus as an
engine of innovation and economic development. If liability concerns force the closure of user-generated content sites and other vital forums for social, economic, and political expression, we all will be the poorer. Governments should instead strengthen and adopt policies that protect intermediaries as key enablers of innovation, human rights, and economic development

Kết luận

Bảo vệ các bên trung gian khỏi những nghĩa vụ pháp lý có vai trò quan trọng trong hoạt động bảo vệ Internet với vai trò là công cụ tự do bày tỏ và tiếp cận thông tin, sau đó là một cỗ máy thúc đẩy sự đổi mới và phát triển kinh tế. Nếu những quan ngại về nghĩa vụ pháp lý buộc đóng cửa các trang mạng cho phép lưu giữ nội dung do người dùng tạo ra và các diễn đàn thiết yếu khác phục vụ hoạt động bày tỏ các quan điểm xã hội, kinh tế và chính trị, thì tất cả chúng ta sẽ lại đứng trước nguy cơ đói nghèo thông tin. Các chính phủ thay vào đó hãy tăng cường và áp dụng các chính sách bảo vệ các trung gian, giúp tăng cường sức sáng tạo, thúc đẩy nhân quyền và phát triển kinh tế.

Dancing Baby Tests Internet Law

Đoạn phim trẻ em nhảy múa kiểm nghiệm Luật về Internet

Karen A. Frenkel

Karen A. Frenkel


Stephanie Lenz’s video shows her laughing baby racing around the kitchen. The Prince song “Let’s Go Crazy” is barely audible in the background.

Video của Stephanie Lenz cho thấy em bé cười đđẩy xe nôi trong nhà bếp. Bài hát của Prince " Let’s Go Crazy" hầu như không nghe được trong tiâm thanh nền.

A mother’s act of whimsy leads to a legal showdown.

Một vụ kiện xuất phát từ hành động tự phát của một bà mẹ.

Karen A. Frenkel is a New York-based technology and science writer. Her articles appear on ScientificAmerican.com and in Communications of the ACM (Association for Computing Machinery).

Karen A. Frenkel, sống tại New York, là tác giả chuyên viết về khoa học và công nghệ. Các bài báo của bà được đăng tải trên trang web ScientificAmerican.com và trong tạp chí Truyền thông của ACM (Hiệp hội Máy tính). Thông tin thêm về bà Frenkel có thể tìm thấy tại trang web của bà.

When Pennsylvania mom Stephanie Lenz posted a video of her children dancing to Prince’s song, “Let’s Go Crazy” on YouTube in February 2007, she did not expect to tangle with a pop music superstar and a corporate giant. Universal Music Corporation, which owns the rights to Prince’s song, halted her attempt to share her children’s antics. The world’s biggest record company requested that YouTube remove the video, which it did. The record label claimed Lenz had violated its copyright as protected by the Digital Millennium Copyright Act (DMCA). Mrs. Lenz’s dancing children lost their place on the Internet.

Khi bà mẹ Stephanie Lenz tại bang Pennsylvania đăng tải một đoạn phim quay cảnh các con bà nhảy theo bài hát “Let’s Go Crazy” của ca sỹ Prince trên YouTube vào tháng 2 năm 2007, bà không nghĩ rằng việc làm của của bà lại khiến mình vướng vào những rắc rối với một siêu sao nhạc Pop và một doanh nghiệp khổng lồ. Công ty Universal Music Corporation sở hữu tác quyền đối với các bài hát của ca sỹ Prince đã ngăn cản ý định của bà mẹ chia sẻ màn nhảy múa của các con mình. Công ty thu âm lớn nhất thế giới này đã yêu cầu YouTube gỡ bỏ đoạn phim này và YouTube đã thực hiện yêu cầu đó. Công ty thu âm cho rằng bà Lenz đã vi phạm bản quyền được Đạo luật Thiên niên kỷ về Bản quyền Kỹ thuật số (DMCA) bảo hộ và yêu cầu YouTube gỡ bỏ đoạn phim này. Vì vậy, hình ảnh nhảy múa của các con bà Lenz không còn tồn tại trên Internet.

“I was really surprised and angry when I learned my video was removed,” Lenz told online free-speech advocates at the Electronic Frontier Foundation (EFF). “Universal should not be using legal threats to try to prevent people from sharing home videos.”

Bà Lenz bày tỏ quan điểm của mình với tổ chức ủng hộ tự do ngôn luận trên mạng - Quỹ Biên giới Điện tử (EFF) - rằng: “tôi thực sự rất ngạc nhiên và tức giận khi biết rằng đoạn phim của mình đã bị gỡ bỏ. Universal không nên dùng những đe dọa pháp lý để ngăn cản mọi người chia sẻ những đoạn phim tự quay ở nhà như vậy”.

The DMCA was enacted in 1998 as the United States’ implementation of an international copyright treaty. It gives Internet hosting companies and interactive services like social networking sites near immunity from their users who violate intellectual property. These companies must remove material if a copyright holder sends a takedown notice, but they can restore that content if the copyright claimant does not sue and if the user who posted the material certifies that it is non-infringing.

Đạo luật Thiên niên kỷ về Bản quyền Kỹ thuật số được ban hành năm 1998 trong bối cảnh Hoa Kỳ thực thi một hiệp ước bản quyền quốc tế. Luật này cho phép các công ty cung cấp máy chủ Internet và các dịch vụ tương tác như các trang mạng xã hội được miễn trừ trách nhiệm khi người dùng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các công ty này có nghĩa vụ gỡ bỏ nội dung vi phạm nếu nhận được thông báo yêu cầu gỡ bỏ nội dung đăng tải từ phía bên giữ tác quyền, nhưng họ có thể phục hồi nội dung đó nếu bên giữ tác quyền không khiếu kiện và nếu người đăng tải chứng minh được rằng nội dung đó không có sai phạm.

As a result of DMCA, today’s Internet breaks the barriers between content providers and content consumers, allowing a vast audience to create and distribute content without fear that hosts could be sued out of business. But there’s ample evidence that amateur producers don’t understand fully the intellectual property laws or their legal responsibilities.

Dưới tác động của Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số, Internet ngày nay đã phá bỏ rào cản giữa người cung cấp nội dung và người sử dụng nội dung, cho phép số lượng lớn người xem tạo ra và truyền bá thông tin mà không lo ngại các công ty sở hữu máy chủ có thể bị kiện. Tuy vậy, vẫn có nhiều bằng chứng cho thấy các nhà sản xuất không chuyên không hiểu đầy đủ luật về quyền sở hữu trí tuệ hoặc các trách nhiệm pháp lý của mình.

The EFF sued Universal on Lenz’s behalf. EFF argued that her 29-second video, featuring the barely audible song, did not infringe the label’s copyright, that the record giant had failed to consider Lenz’s “fair-use” right to post the clip, and had chilled her free speech.

Quỹ Biên giới Điện tử đã thay mặt bà Lenz khởi kiện công ty Universal. Quỹ này cho rằng đoạn phim dài 29 giây của bà với nội dung bài hát hầu như không thể nghe được, không vi phạm tác quyền của công ty thu âm và rằng công ty thu âm đã không xem xét quyền “sử dụng hợp lý” của bà Lenz khi bà đăng tải đoạn phim này, và do đó, đe dọa quyền tự do ngôn luận của con bà.

Fair use is a grey area in U.S. copyright law because it allows limited quotations from an author’s work without permission. But the law lacks specifics about the length and nature of allowable quotes, and how they might be used.

Quyền sử dụng hợp lý là một khía cạnh không rõ ràng trong luật bản quyền của Hoa Kỳ vì nó cho phép trích dẫn ở mức độ hạn chế tác phẩm của một tác giả mà không cần xin phép. Tuy nhiên, luật này thiếu các quy định cụ thể về độ dài và bản chất của các đoạn trích được phép và mục đích sử dụng các đoạn trích đó.

Meanwhile, Prince told Reuters he intended to “reclaim his art on the Internet,” and Universal announced plans to remove all user-generated content involving the artist from the Internet as a matter of principle.

Cùng lúc đó, ca sỹ Prince nói với Reuters rằng ông dự định “thu hồi toàn bộ các tác phẩm của mình trên mạng” và Universal tuyên bố các kế hoạch, về mặt nguyên tắc, sẽ gỡ bỏ toàn bộ các nội dung do người sử dụng tạo ra có liên quan tới nghệ sỹ này trên Internet.

The court sided with EFF and Lenz, ruling in August 2008 that Universal had not considered fair use for each work before issuing indiscriminate takedown notices. It had therefore abused the DMCA, the court concluded. YouTube reinstated Lenz’s dancing babies, and the parties are struggling over who should pay legal fees and damages.

Tòa án đã ủng hộ Quỹ Biên giới Điện tử và bà Lenz và đưa ra phán quyết vào tháng 8/2008 rằng công ty Universal đã không cân nhắc qyền sử dụng hợp lý cho tác phẩm trước khi đưa ra thông báo yêu cầu gỡ bỏ mang tính phân biệt đối xử. Do đó, hãng này đã lạm dụng Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số. YouTube sau đó đã khôi phục đoạn phim nhảy múa của các con bà Lenz và các bên hiện vẫn đang tranh luận về việc bên nào sẽ trả phí kiện tụng và bồi thường.

Google Video Slapped with Privacy Violation in Italy

Google Video bị kiện vi phạm luật riêng tư của Italia

Karen A. Frenkel
Karen A. Frenkel

Search engine company fights legal battle in the name of Internet freedom.


Công ty sở hữu cỗ máy tìm kiếm chống lại vụ kiện nhân danh tự do Internet.

In late 2006, students at a school in Turin, Italy, recorded a video showing them illegally bullying an autistic schoolmate. They uploaded it to Google’s video-sharing site, and Google took it down within hours of being notified by the Italian local police. But the video had been online for nearly two months by that time, and it caused national outrage, according to TheNextWeb.com. The video received 5,500 views, 80 comments, and made Google Italy’s “most entertaining” list, according to an Associated Press report.

Cuối năm 2006, các học sinh tại một trường học ở Turin, Italia đã ghi một đoạn phim quay cảnh họ bắt nạt một người bạn mắc chứng tự kỷ cùng trường. Các học sinh này đã đăng tải đoạn phim này lên trang chia sẻ video của Google. Chỉ vài giờ sau khi được cảnh sát địa phương thông báo, đoạn phim đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, theo trang mạng TheNextWeb.com, đoạn phim đó đã được tải lên mạng gần hai tháng tính đến thời điểm bị gỡ xuống và đã gây ra sự bất bình trong cả nước Italia. Theo tường thuật của hãng Associated Press, đoạn phim đó đã thu hút được 5.500 lượt xem với 80 bình luận và đã lọt vào danh sách tác phẩm mang tính giải trí nhất của Google Italia.

Google helped the police identify the individual responsible for uploading the offending video. A court sentenced her and her accomplices to 10 months of community service. That’s where Google expected its involvement to end, according to a corporate blog posting on the case. However, a public prosecutor in Turin indicted four Google executives — chief legal officer David Drummond, global privacy counsel Peter Fleischer, former Google Video European Director Arvind Desikan, and former Chief Financial Officer George Reyes (who left the company in 2008) –– charging them with criminal defamation and failure to comply with Italian privacy law. In February 2010, a judge convicted the first three defendants on the privacy charge. All four were found not guilty of criminal defamation.


Google đã giúp cảnh sát xác định đối tượng chịu trách nhiệm cho việc đăng tải đoạn phim phạm pháp này. Tòa án phán quyết nữ sinh đó cùng với các đồng phạm chịu hình phạt 10 tháng lao động công ích. Google hy vọng rằng trách nhiệm của mình tới đó là chấm dứt theo một bài viết trên blog của hãng này thông tin về vụ việc. Tuy nhiên, một công tố viên tại Turin đã chính thức buộc tội 4 quan chức cấp cao của Google – gồm có Giám đốc pháp lý David Drummond, cố vấn về quyền riêng tư toàn cầu Peter Fleischer, cựu Giám đốc Google Video khu vực châu Âu Arvind Desikan, và cựu Giám đốc tài chính George Reyes (đã thôi việc tại công ty năm 2008) –– tội bôi nhọ danh dự và không tuân thủ luật về quyền riêng tư của Italia. Tháng 2 năm 2010, một thẩm phán đã tuyên án ba bị cáo về tội liên quan tới quyền riêng tư. Tất cả bốn bị cáo đều không phạm tội bôi nhọ danh dự.

Matt Sucherman, a Google vice president and attorney, called the ruling “astonishing,” and the prosecutor’s action to try the executives “outrageous.”
The company plans to appeal the conviction.

Matt Sucherman, Phó Chủ tịch của Google, đồng thời cũng là một luật sư, đã gọi phán quyết này là “một điều kỳ quặc” và cho rằng hành vi nhằm kết án những nhân vật cấp cao của Google của công tố viên là “đáng hổ thẹn”. Hãng này dự định sẽ kháng cáo.

European Union law affords Internet hosting providers safe harbor from liability, wrote Sucherman in an official Google blog, “so long as they remove illegal content once they are notified of its existence.” But the Italian decision means employees of hosting platforms like Google are criminally responsible for content that users upload, according to Sucherman. If
sites such as YouTube, social networks, and community bulletin boards are held responsible for vetting every single piece of uploaded content, the Web as we know it will cease to exist, Sucherman wrote.

Ông Sucherman đã viết trong một bài đăng tải trên blog của Google rằng: Luật pháp Liên minh châu Âu bảo vệ các nhà cung cấp máy chủ Internet khỏi các nghĩa vụ pháp lý, “với điều kiện họ gỡ bỏ những nội dung phi pháp ngay khi họ được thông báo về sự tồn tại của nội dung đó”. Nhưng quyết định của tòa án Italia cho thấy các nhân viên của các công ty máy chủ như Google phải chịu trách nhiệm hình sự cho nội dung mà người dùng đăng tải. Nếu các trang như YouTube, các mạng xã hội và các trang thông tin của cộng đồng phải chịu trách nhiệm biên tập từng nội dung được đăng tải thì các trang mạng mà chúng ta vẫn biết tới không thể tiếp tục tồn tại.

In April 2010, the judge explained the reasoning underlying his verdict. In an 111-page opinion, Judge Oscar Magi said the executives were guilty of violating
the privacy of the victimized youth and acted with malice because they had sought to make a profit with
advertising income while hosting the video. Judge Magi said his decision should be interpreted as a requirement that Internet service providers screen video posted on their sites. Press accounts further quoted the opinion: “There is no such thing as the endless prairie of the Internet where everything is allowed and nothing can be prohibited.”

Tháng 4/2010, vị thẩm phán thụ lý vụ khiếu kiện này giải thích lý do cho phán quyết của mình. Trong bản tường trình dài 111 trang, Thẩm phán Oscar Magi cho biết các nhân vật cấp cao của Google đã phạm tội vi phạm quyền riêng tư của các thanh niên là nạn nhân và đã hành động không trung thực vì đã cố gắng kiếm lời khi cho đăng tải đoạn phim đó. Thẩm phán Magi cho rằng quyết định của ông nên được hiểu theo hướng các nhà cung cấp dịch vụ Internet cần kiểm duyệt các đoạn phim được đăng tải lên các trang mạng của họ. Báo chí tiếp tục trích dẫn thêm bản tường trình trong đó nói “không có một thảo nguyên mênh mông nào cho Internet để cho mọi thứ đều được phép và không có nội dung nào bị cấm.”

Google reiterated its initial reaction –– that the verdict attacks the very principles of freedom on which the Internet is built.

Google nhắc lại phản ứng ban đầu của mình rằng bản án đã tấn công vào chính nguyên tắc tự do làm cơ sở cho sự tồn tại của Internet.

Free expression and privacy advocates are still evaluating the potential impact of the opinion, including questions it raises for participatory media and user-generated content platforms.

Những người ủng hộ tự do ngôn luận và quyền riêng tư vẫn đánh giá tác động tiềm năng của ý kiến​​ này, bao gồm những câu hỏi mà nó đưa ra đối với các phương tiện truyền thông có sự tham gia và các nền tảng nội dung do người dùng tạo ra.

Public Librarians Help Define Internet Freedom

Các thủ thư của thư viện công cộng giúp xác lập khái niệm tự do Internet

Barbara M. Jones

Barbara M. Jones

In the United States, public libraries are an important source of Internet access. Librarians help defend intellectual freedom and work to balance intellectual property rights with public access to Internet content. Barbara M. Jones is the director of the Office for Intellectual Freedom for the American Library Association based in Chicago, Illinois.

Tại Hoa Kỳ, thư viện công cộng là một nguồn truy cập Internet quan trọng. Thủ thư giúp bảo vệ tự do tri thức và cân bằng giữa quyền sở hữu trí tuệ với quyền tiếp cận các nội dung Internet của công chúng. Barbara M. Jones là Giám đốc Văn phòng Tự do Tri thức thuộc Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ có trụ sở tại Chicago, Illinois.


The best reading, for the largest number, at the least cost.” The American Library Association (ALA) adopted that motto when it was founded more than 100 years ago, and those words still ring true for us today. Sometimes we wonder whether our colleagues of an earlier age even dreamt of the tools and resources used in our profession now — the invention of digitized information, potentially limitless reproduction of information, and dissemination of this material on a global basis.

Tôn chỉ “Những tác phẩm hay nhất, phục vụ số đông nhất, với mức chi phí thấp nhất” đã được Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (ALA) đề cao ngay từ ngày đầu thành lập cách đây hơn 100 năm và nội dung của tôn chỉ này cho tới ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Đôi khi chúng ta phân vân rằng liệu những đồng nghiệp của chúng ta ở những thế hệ trước có từng mơ về những công cụ và nguồn lực mà chúng ta sử dụng trong công việc ngày nay không – sự phát minh ra thông tin số hóa, sự sao chép hầu như không hạn chế các nguồn thông tin và sự truyền bá thông tin trên toàn cầu.



Public Internet access is among the most popular and
frequently used services in U.S. libraries today. Readily available printers and photocopy machines make it easy for our users to duplicate content to carry home or share.

Truy cập Internet công cộng là hình thức dịch vụ phổ biến nhất và thường xuyên được sử dụng nhất tại các thư viện Hoa Kỳ ngày nay. Chúng ta có thể dễ dàng sao chép các nội dung thông tin cần thiết để mang về hoặc chia sẻ thông qua hệ thống máy in và máy phô-tô.

Librarians want patrons to have access to content, but also assume responsibility for preventing dissemination in ways that violate the author’s copyright. Thus we arrive at our current dilemma, pitting intellectual freedom against intellectual property. Web content can be disseminated to many people very quickly. Some content is created by the general public and available at no cost — witness the growth of “born digital” content such as blogs and Wikipedia. Music, videos, and other media can be shared easily via digital reproduction technologies, in ways unheard of when music was distributed on vinyl records or cassette tapes.


Thủ thư muốn độc giả có thể truy cập Internet, nhưng họ cũng là người chịu trách nhiệm ngăn chặn việc phổ biến thông tin vi phạm bản quyền. Do đó, thủ thư gặp phải tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải lựa chọn giữa tự do tri thức và quyền sở hữu trí tuệ. Các nội dung của trang web có thể được phổ biến cho nhiều người một cách nhanh chóng. Một số nội dung do chính công chúng tạo ra và do đó không mất phí – với sự tăng trưởng của những nội dung “ra đời từ kỹ thuật số” như blog, bách khoa toàn thư Wikipedia. Âm nhạc, phim và các phương tiện truyền thông khác có thể dễ dàng chia sẻ qua các công nghệ sao chép kỹ thuật số theo cách thức chưa từng có ở thời kỳ âm nhạc được chia sẻ thông qua các đĩa nhựa hoặc băng cát-xét.

This ease of access to content is a real boon to libraries and their users. But it is a nightmare for publishers who are trying to stay in business under a traditional economic model. Ease of copying and the speed of dissemination threaten to put them out of business. Publishers have responded with measures to protect their interests: dramatic increases in the prices of academic journals, for instance, and restricting online content through licenses. The recording industry has sued a number of individuals for downloading music illegally.

Sự thuận lợi trong việc truy cập các nội dung qua Internet thực sự mang lại nhiều lợi ích cho thư viện cũng như độc giả. Nhưng đây lại là cơn ác mộng đối với các nhà xuất bản, những doanh nghiệp mong muốn duy trì hoạt động kinh doanh theo mô hình kinh tế truyền thống. Sự thuận tiện trong việc sao chép và tốc độ phổ biến đã đe dọa các nhà xuất bản này và dồn họ vào nguy cơ phá sản. Các nhà xuất bản đã đối phó bằng các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của họ: tăng giá của các tạp chí học thuật một cách chóng mặt và hạn chế các nội dung trực tuyến thông qua việc bán bản quyền. Ngành công nghiệp thu âm đã chứng kiến các vụ kiện đối với các cá nhân vì lý do tải nhạc một cách phi pháp.

We in the library community are torn between the desire to support industries that provide rich, uncensored content and the library users who face frequently blocked access and rising content costs.

Chúng tôi, những người làm việc trong cộng đồng thư viện phải đấu tranh giữa mong muốn ủng hộ các ngành cung cấp các thông tin phong phú và không kiểm duyệt và những độc giả, những người thường xuyên bị chặn truy cập hoặc đối mặt với giá cả các tài liệu ngày một gia tăng.

Librarians’ Principles

American public librarians are legally and ethically bound by the First Amendment to the U.S. Constitution: “Congress shall make no law… abridging the freedom of speech, or of the press… .” This principle is also enshrined in our professional codes: the Library Bill of Rights and Its Interpretations, and the Code of Ethics of the American Library Association. The Internet community slogan, “Information wants to be free” also captures this principle.

Nguyên tắc của thủ thư

Giới thủ thư tại các thư viện công của Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm pháp lý và đạo đức theo Điều sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ thứ nhất: “Quốc hội không được đưa ra bất kỳ luật nào… hạn chế tự do ngôn luận, hoặc tự do báo chí….”. Đây cũng là nguyên tắc thiêng liêng trong ngành chúng tôi:  Dự luật của Thư viện và cách giải thích Quy tắc Đạo đức của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ. Khẩu hiệu của cộng đồng Internet “Thông tin muốn được tự do” cũng nằm trong nguyên tắc này.

At the same time, librarians are bound by another section of the U.S. Constitution, which gives “authors and inventors the exclusive Right to their respective Writings and Discoveries.” Copyright and other intellectual property law is grounded in this principle. Librarians struggle to balance “freedom to read” values with the competing requirements of copyright laws and regulations. Meanwhile, some disciples of the information revolution argue that information published on the Internet belongs to everyone, ignoring the rights of the originator to be compensated. Library users demand more and more content, as publishers push back by licensing content and by other means to maintain their economic stability.

Bên cạnh đó, các thủ thư cũng bị ràng buộc bởi một quy định khác trong Hiến pháp Hoa Kỳ, trong đó trao cho “các tác giả và người sáng chế quyền độc quyền đối với những tác phẩm và phát hiện của họ”. Luật về bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ được xây dựng dựa trên nền tảng của nguyên tắc này. Các thủ thư phải đấu tranh nhằm cân bằng giữa các giá trị của “quyền tự do đọc” với những yêu cầu đối nghịch của pháp luật và các quy định về bản quyền. Trong khi đó, một số người theo trường phái cách mạng thông tin lại cho rằng thông tin được đăng tải trên Internet thuộc về công chúng và phớt lờ quyền của người tạo ra chúng. Độc giả ngày càng đòi hỏi nhiều thông tin hơn còn các nhà xuất bản hạn chế bằng việc bán lại quyền sử dụng hoặc bằng các cách thức khác để duy trì sự ổn định kinh doanh của họ.

How can librarians collaborate with publishers to create an economic model that allows access to information for readers, while affording a livelihood for
authors and publishers?

Vậy làm sao các thủ thư có thể bắt tay với các nhà xuất bản để tạo ra một mô hình kinh tế cho phép độc giả tiếp cận thông tin mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng tới kế sinh nhai của các tác giả và nhà xuất bản?

Protecting Intellectual Property

Fair Use: The Fair Use Doctrine of U.S. Copyright law permits limited use of a copyrighted work for criticism, teaching, or news reporting. A book reviewer may, for instance, quote passages from a new book, or news media may report a song lyric that sparks a controversy. Developed in a number of judicial decisions, the fair use exception remains ambiguous, and often relies on the professional judgment of the librarian or user. The reviewer may not, however, reproduce entire chapters of a novel, nor may the news reporter play an entire album track. If an academic library wants to make 10 copies of a journal article for use of the students in a particular course, the librarian may well decide that two copies is a more “reasonable” limit, given the class demand and size. Fair use gets considerably more complicated with electronic reserves and the classroom use of films, recordings, and other digital media.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sử dụng hợp lý: Quan điểm về quyền sử dụng hợp lý của luật bản quyền Hoa Kỳ cho phép sử dụng có hạn định các tác phẩm được đăng ký tác quyền phục vụ mục đích phê bình, giảng dạy hoặc đưa tin. Ví dụ, một nhà phê bình sách có thể trích dẫn một số đoạn từ một cuốn sách mới; hoặc một hãng tin có thể in lại lời của một bài hát gây tranh cãi. Được phát triển qua nhiều các quyết định mang tính pháp lý, quyền sử dụng hợp lý vẫn là một quy định mơ hồ và thường chỉ dựa trên những đánh giá chuyên môn của các thủ thư hoặc người sử dụng. Tuy nhiên, người phê bình không thể trích dẫn lại toàn bộ các chương của một cuốn tiểu thuyết và các hãng tin cũng không được phép dùng cả một bài hát cho hoạt động của mình. Nếu thư viện tại một trường đại học muốn sao chép một bài báo trong một tạp chí bất kỳ ra 10 bản để học viên sử dụng trong bài học, thủ thư có thể xác định rằng hai bản sao là mức “hợp lý hơn”, xét tới nhu cầu và số lượng học viên trong lớp. Quyền sử dụng hợp lý thậm chí còn phức tạp hơn đối với các thông tin lưu trữ điện tử và việc sử dụng các bộ phim, các bản ghi âm và các phương tiện kỹ thuật số khác trong lớp học.

What if someone makes 100 copies of an article for a course, or places an article on a Web site without first getting the publisher’s permission for that use? Library
“best practices” mandate that public photocopiers prominently display a warning, citing U.S. copyright law and that libraries educate their users about the law with notices, brochures, or public information sessions. But library patrons are legally responsible for their own actions, and in recent years library users have, indeed, been sued for illegal downloading of music and other content.


Chuyện gì sẽ diễn ra nếu ai đó sao chép 100 bản từ một bài báo để phục vụ mục đích giảng dạy hoặc đăng tải một bài báo lên trang mạng mà không xin phép nhà xuất bản từ trước? “Thông lệ tốt nhất” của thư viện quy định rằng tại khu vực các máy phô-tô công cộng cần đưa ra những cảnh báo trích dẫn luật bản quyền của Hoa Kỳ và các thư viện cũng cần phổ biến cho độc giả về điều luật này qua các thông báo, tờ rơi hoặc các buổi tuyên truyền thông tin cho công chúng. Nhưng độc giả của thư viện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của chính họ và trên thực tế vài năm gần đây, những người sử dụng thư viện cũng từng bị kiện vì tải nhạc và các nội dung khác một cách phi pháp.


Creative Commons Licenses: Librarians who are helping patrons find information can direct their search to materials licensed under one of the simple licensing agreements drafted by the Creative Commons organization. These allow authors, artists, and other creators to make their work available to others while reserving certain rights, all in an easily understandable document. The Wikipedia online encyclopedia is one publication covered by a Creative Commons license. The Creative Commons license is an especially important option for researchers and academics who wish to see their work incorporated into the larger body of professional knowledge without relinquishing all their rights…

Giấy phép bản quyền của tổ chức Creative Commons: Thủ thư giúp độc giả tìm kiếm thông tin có thể tìm kiếm các tài liệu có bản quyền nằm trong thỏa thuận cấp phép bản quyền do tổ chức Creative Commons soạn thảo. Những thỏa thuận kiểu này cho phép tác giả, nghệ sỹ và những nhà sáng tạo nội dung khác đưa sản phẩm của mình ra cho công chúng mà vẫn giữ được bản quyền của mình, tất cả chỉ qua một văn bản dễ hiểu. Trang mạng bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia là một ấn phẩm thuộc diện được cấp phép bản quyền của tổ chức Creative Commons. Giấy phép bản quyền của Creative Commons là một lựa chọn đặc biệt quan trọng cho các nhà nghiên cứu, các học giả mong muốn tác phẩm của họ được đưa vào các tác phẩm chuyên môn lớn hơn mà không phải từ bỏ tất cả quyền lợi bản quyền của mình.

Protecting Intellectual Freedom

The ALA provides guidelines and ethical principles for librarians to protect intellectual property (IP), but also considers protection of intellectual freedom (IF) a core
value. ALA’s Office for Intellectual Freedom (OIF) plays a key role in education, advocacy, and policy creation in the freedom of expression arena. The Intellectual Freedom Manual, Eighth Edition (ALA Editions, 2010) contains current and historical documents tracing the evolution of the ALA Library Bill of Rights, a statement expressing library users’ right to intellectual freedom and the steps libraries should take to support those rights. For example, when the original Library Bill of Rights was adopted in 1948, issues about library user privacy were not a prominent concern. Responding to today’s worries about data privacy on library online catalogs and social networks, ALA adopted “Privacy: An Interpretation of the Library Bill of Rights” in 2002.

Bảo vệ tự do tri thức

Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ đã đưa ra những hướng dẫn và nguyên tắc đạo đức cho các thủ thư nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP), nhưng cũng xem việc bảo vệ tự do tri thức (IF) là một giá trị cốt lõi. Phòng Tự do Tri thức (OIF) của Hiệp hội này giữ vai trò chủ chốt trong việc phổ biến, tuyên truyền và xây dựng chính sách tự do biểu đạt. Cuốn Sổ tay Tự do tri thức, ấn bản thứ 8 (ấn bản của ALA, 2010) gồm các tài liệu hiện hành và các tài liệu lưu trữ về những tiến triển của bản Quy định về các Quyền của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ. Bản này quy định các quyền của độc giả đối với tự do tri thức và các bước thư viện cần thực hiện để bảo vệ các quyền đó. Ví dụ, khi bản gốc của Quy định này được thông qua vào năm 1948, các vấn đề về quyền riêng tư của người dùng thư viện chưa phải là một vấn đề nổi trội. Để giải quyết những quan ngại ngày nay về quyền riêng tư đối với tài liệu trên các danh mục trực tuyến của thư viện và các mạng xã hội, Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ đã thông qua văn bản “Quyền riêng tư: Giải thích về Quy định về các Quyền của Thư viện” vào năm 2002.

The September 11, 2001 terrorist attacks and the USA Patriot Act that followed sharpened the tension between national security and user privacy. Occasionally investigators track their suspects to libraries and seek records of materials patrons have used. The practice has caused an enormous controversy in our profession because it conflicts with existing library confidentiality statutes protecting library user privacy.

Vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 năm 2001 và sau đó là Đạo luật Yêu nước của Hoa Kỳ đã làm gia tăng căng thẳng giữa vấn đề an ninh quốc gia và quyền riêng tư của người sử dụng. Thỉnh thoảng lại có các nhân viên điều tra truy tìm các đối tượng tình nghi tại các thư viện và các tài liệu mà người dùng thư viện đã sử dụng. Hoạt động này đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới nghề nghiệp của chúng tôi vì nó xung đột với các điều luật về bảo mật mà thư viện giúp bảo vệ quyền riêng tư của người sử dụng thư viện.

And so 21st-century librarians continue to supply the public access to ever-greater amounts of content, while simultaneously honoring an equally important legal and ethical mandate — observing the copyright law that protects the creators of that content. Librarians work actively with legal, publishing, and user communities to find solutions.

Và do đó ở thế kỷ 21 này, các thủ thư tiếp tục cho phép công chúng truy cập lượng thông tin lớn hơn bao giờ hết trong khi đồng thời tôn vinh một nhiệm vụ đạo lý và pháp lý cũng không kém phần quan trọng – tuân thủ luật pháp về tác quyền giúp bảo vệ tác giả của thông tin. Các thủ thư hợp tác tích cực với cộng đồng người sử dụng, xuất bản và pháp lý để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Industry Players Take a Stand for Online Freedom

By Karen A. Frenkel



Ngành công nghiệp tạo vị thế cho tự do Internet

Karen A. Frenkel


In response to government crackdowns on citizens’ Internet freedom, a diverse group of institutions including human rights NGOs, investors, journalism schools, and a handful of major technology corporations in 2008 founded the Global Network Initiative (GNI). Drawing upon internationally recognized human rights laws and standards, GNI provides guidance on how companies can respond when faced with government pressure to infringe upon Internet freedom. The Electronic Frontier Foundation, Human Rights Watch, Google, Microsoft, and Yahoo, are among the participants.


Để phản hồi lại những hành động ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do Internet của chính phủ, một nhóm gồm các nhiều thành phần xã hội từ các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền, các nhà đầu tư, các trường báo chí đến hàng loạt các tập đoàn công nghệ đã cùng thiết lập nên tổ chức Global Network Initiative (GNI) (Sáng kiến mạng toàn cầu). Tập trung vào các đạo luật và tiêu chuẩn về quyền con người đã được công nhận, GNI hướng dẫn cho các công ty về cách phản hồi cũng như đối mặt với việc chính phủ gia tăng sức ép làm xâm phạm đến tự do Internet. Trong số các công ty đó có mặt cả các tổ chức và công ty lớn như Electronic Frontier Foundation, Human Rights Watch, Google, Microsoft và Yahoo.

While many industry leaders have not joined GNI, the group’s influence continues to grow, according to some observers. “While only three companies have joined, GNI has laid out set a of standards for privacy in industry that lots of companies are referring to so they’re becoming the de facto standard,” says Rebecca MacKinnon, GNI Board Member and Visiting Fellow at Princeton’s Center for Information Technology Policy. Those companies do human rights assessments before entering markets and establish procedures to assure their practices adhere to the GNI principles. Yahoo, for example, elected to operate its Vietnamese service out of Singapore, to prevent Vietnamese police access to account holder information, MacKinnon said.

Theo một số nhà quan sát, tuy nhiều tổ chức đầu ngành vẫn chưa gia nhập GNI, nhưng ảnh hưởng của nhóm vẫn đang tiếp tục lan rộng. Ông Rebecca MacKinnon, thành viên hội đồng quản trị của GNI, và hội viên không thường trực của Trung tâm chính sách công nghệ thông tin Princeton, cho biết “mặc dù mới chỉ có 3 công ty tham gia, GNI đã có thể đưa ra bộ tiêu chuẩn về bảo mật Internet. Bộ tiêu chuẩn này đã được rất nhiều công ty tham khảo và áp dụng nên đã trở thành chuẩn phổ biến trên thực tế. Các công ty đó đã tiến hành đánh giá quyền con người trước khi hoạt động và thiết lập các quy trình để đảm bảo rằng hoạt động của họ sẽ tuân thủ các quy tắc của GNI. Ví dụ, theo ông MacKinnon, Yahoo đã quyết định cung cấp các dịch vụ ở Việt Nam từ Singapore nhằm ngăn chặn cảnh sát Việt Nam truy cập các thông tin tài khoản người sử dụng.

A test case for the GNI principles came with Google’s 2010 decision to cease complying with Chinese censorship standards, and its threat to withdraw from the Chinese market after “a highly sophisticated and targeted attack” from within China. The company’s investigation of the attacks found that they targeted accounts held by human rights activists. Human Rights Watch (HRW), another GNI partner, saluted Google’s response, and urged others to follow. “We are pressing more companies to adopt GNI standards, while also calling for federal laws to make it illegal for [U.S.-based] Internet companies to take part in censorship or to share private user information,” HRW said in an online article. “With these steps, we will create a stronger foundation
for Internet freedom around the world.”

Một trường hợp để kiểm định các quy tắc của GNI là vụ Google quyết định ngừng tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm duyệt của Trung Quốc và đe dọa sẽ rút khỏi thị trường này vào năm 2010 sau khi bị tấn công một cách phức tạp và có chủ ý từ bên trong Trung Quốc. Kết quả điều tra cho thấy các tài khoản của các nhà hoạt động nhân quyền là mục tiêu xâm nhập của tin tặc. Tổ chức Human Rights Watch (HRW), một đối tác khác của GNI, đã ủng hộ hành động của Google và kêu gọi các công ty khác làm theo. Đại diện HRW trong một bài báo trên mạng cho biết “chúng tôi đang thúc giục thêm các công ty lựa chọn và tuân theo chuẩn GNI, đồng thời cũng đang kêu gọi luật pháp liên bang Hoa Kỳ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những công ty Internet (có trụ sở tại Mỹ) nếu tham gia vào việc kiểm duyệt hoặc tiết lộ thông tin cá nhân của nguời sử dụng. Với những động thái này, chúng ta sẽ góp phần tạo nên nền tảng vững chắc hơn cho tự do Internet trên toàn thế giới”.

Breaking Online Barriers

By Karen A. Frenkel

Phá bỏ rào cản trực tuyến

Karen A. Frenkel

Technology may provide the tools to overcome Internet censorship. Millions of Internet surfers living in closed societies use free anti-censorship technology to break through online barriers imposed by their authoritarian governments. Several organizations produce that software, including the Censorship Research Center (CRC), the Global Internet Freedom Consortium (GIF), Torproject.org, and the University of Toronto’s Citizen Labs (UTCL), which is affiliated with the OpenNet Initiative.

Công nghệ có thể cung cấp các công cụ để vượt qua việc kiểm duyệt Internet. Hàng triệu cư dân mạng trong những xã hội khép kín đã và đang sử dụng công nghệ chống kiểm duyệt để phá vỡ các rào cản trên mạng do các nhà cầm quyền đặt ra. Cũng có vài tổ chức sản xuất phần mềm như thế, trong đó có Censorship Research Center (CRC) (Trung tâm Nghiên cứu Kiểm duyệt), Global Internet Freedom Consortium (GIF) (Tập đoàn Tự do Internet Toàn cầu), Torproject.org, và Trung tâm Nghiên cứu về công dân của Đại học Toronto - trường liên kết với tổ chức OpenNet Initiative.

Governments that censor the Internet employ three technical methods. The first blocks visits to specified Internet Protocol addresses. The second filters content, cutting off access to any site with keywords prohibited by the censoring government. The third technique, called Domain Name Redirect, is similar to changing a person’s phone number. It makes sites impossible to find.

Các chính phủ áp dụng chính sách kiểm duyệt Internet hiện đang sử dụng ba biện pháp kỹ thuật: Thứ nhất là chặn truy cập các địa chỉ IP cụ thể; thứ hai là sàng lọc nội dung, cắt bỏ đường dẫn tới bất cứ địa chỉ nào chứa từ khóa bị cấm; và thứ ba là đổi hướng tên miền, tương tự như đổi số điện thoại của một người - như vậy sẽ không tìm ra được website.

Software designed to dodge the censor can also work in several different ways. GIF’s software tools defeat the blocks, monitors, and traces authorities use to surveil individually owned computers. For example, censor-busting software might scramble the bits and bytes flowing in and out of a Chinese user’s computer, so the “Great Firewall of China,” as it’s known, cannot see patterns in the traffic.

Tuy nhiên, phần mềm lách hệ thống kiểm duyệt cũng không thiếu cách để vượt qua những chướng ngại vật đó. Các công cụ phần mềm của GIF có thể phá vỡ các bức tường cản, hệ thống kiểm soát và các dấu hiệu mà chính quyền sử dụng để theo dõi các máy tính cá nhân. Ví dụ, phần mềm phá vỡ kiểm duyệt có thể làm đảo lộn số “bit” và “byte” đang lưu chuyển ra vào máy tính của một người sử dụng ở Trung Quốc và vì thế “Vạn lý Hỏa Tường  của Trung Quốc” không thể xem được nội dung trên đường truyền.

UTCL’s software, called Psiphon, is a browser proxy. It enables users behind firewalls to see otherwiseblocked content by delivering Web pages through an intermediate server in an uncensored country. The system works based on trust; someone already with a Psiphon account must invite first-time users. The invitation is an Internet address combined with a code.

Phần mềm của UTCL là một trình duyệt có tên là Psiphon. Nó cho phép người sử dụng vẫn có thể xem các nội dung bị khóa sau bức tường lửa bằng việc cung cấp các trang web sử dụng máy chủ trung gian tại các quốc gia không bị kiểm duyệt. Hệ thống này hoạt động dựa trên sự tín nhiệm; một người đã có tài khoản Psiphon sẽ phải mời những người chưa sử dụng ứng dụng này bao giờ. Thư mời là một địa chỉ Internet đi kèm với một mật mã.

These enable the newcomer to log in to get credentials and visit an address without anyone knowing they’re using Psiphon to get there. The user enters that address into an address bar on any browser and can surf freely from then on.

Điều này cho phép người mới đăng nhập và truy cập một địa chỉ mà không hề để cho ai biết là họ đang sử dụng phần mềm Psiphon để truy cập trang web đó. Sau đó người này có thể nhập địa chỉ trang web cần xem vào thanh địa chỉ trên bất cứ trình duyệt nào và tự do lướt web.

Torproject.org’s Tor software protects users’ anonymity by preventing those watching from conducting traffic analysis. It distributes transactions along a random Internet pathway so no single point links a user to his or her destination.

Phần mềm Tor của Torproject.org cũng giúp người dùng ẩn danh bằng việc ngăn chặn việc phân tích luồng dữ liệu ra vào. Nó phân bổ các giao dịch dọc theo một đường dẫn Internet bất kỳ và vì thế không có một điểm cố định nào liên kết với vị trí của người sử dụng.

The Censorship Research Center offers the newest addition to the anti-censorship toolkit. It developed “Haystack” software after an Iranian government crackdown on Internet use after 2009’s disputed presidential election. Haystack uses a mathematical formula to hide users’ real Internet identity when they visit Web sites. The program lets people in Iran use the Internet “as if there were no Iranian government filters,” CRC Executive Director Austin Heap told Business Week.

Trung tâm Nghiên cứu Kiểm duyệt đã đưa ra sản phẩm bổ sung mới nhất cho bộ dụng cụ chống kiểm duyệt. Trung tâm này đã xây dựng phần mềm “Haystack” sau khi Chính phủ Iran ngăn chặn việc sử dụng Internet sau đợt bầu cử gây tranh cãi năm 2009. Haystack đã sử dụng các công thức toán học để làm ẩn đi nhận dạng Internet thật sự của người sử dụng khi họ truy cập vào các trang web. Ông Austin Heap, Giám đốc điều hành của CRC trong cuộc phỏng vấn với tờ Business Week cho biết chương trình này cho phép người dân ở Iran dùng mạng Internet như thể chẳng có bộ kiểm duyệt nào của chính phủ Iran tồn tại cả.







Additional Resources
A selection of books, articles, and Web sites

Các nguồn khác
Tập hợp các sách, bài báo và trang web


GENERAL

Tổng hợp

Access Controlled: The Shaping of Power, Rights, and Rule in Cyberspace; edited by Ronald Deibert ... [et al.]. Cambridge, Mass. MIT Press, c2010.

Access Denied: The Practice and Policy of Global Internet Filtering; edited by Ronald Deibert ... [et al.]. Cambridge, MA: MIT Press, 2008.

Congressional-Executive Commission on China. “Google and Internet Control in China: A Nexus Between Human Rights and Trade?” March 24, 2010
http://www.cecc.gov/pages/hearings/2010/20100324/index.php
http://www.cecc.gov/pages/hearings/2010/20100324/hearingwebcast20100324.php

Finkelstein, David M., Maryanne Kivlehan-Wise, and Kristen Gunness, eds. The Chinese Media System: Continuity, Chaos, and Change. Armonk, NY: M.E. Sharpe Publishers, 2007.

Freedom House. Freedom of the Net: A Global Assessment of Internet and Digital Media. Washington, DC: Freedom House [2009].

Jacobson, George V. [and Patricia M. Figliola]. Cybersecurity, Botnets, and Cyberterrorism. New York: Nova Science Publishers, 2009.

Lessig, Lawrence. Code 2.0. 2d ed. [New York]: SoHo Books; distributed under the terms of the Creative Commons Attribution ShareAlike 2.5 License, 2006.

Lessig, Lawrence. Free Culture: How Big Media Uses Technology and the Law to Lock Down Culture and Control Creativity. New York: Penguin, 2004.

McCaffrey, Paul, ed. The News and Its Future. New York: The H.W. Wilson Company, 2010.

Perelman, Michael. Steal This Idea: Intellectual Property Rights and the Corporate Confiscation of Creativity. New York: Palgrave, 2002.

Portela, Irene Maria and Maria Manuela Cruz-Cunha, eds. Information Communication Technology Law, Protection, and Access Rights: Global Approaches and Issues. Hershey PA: Information Science Reference, 2010.

Handbook for Bloggers and Cyber-Dissidents, Reporters Without Borders, 2008.
http://www.rsf.org/IMG/pdf/guide_gb_md-2.pdf

Sell, Susan K. Private Power, Public Law: The Globalization of Intellectual Property Rights. Cambridge, UK; New York: Cambridge University, 2003.

Stein, Richard J., ed. Internet Safety, Vol. 81. New York: H.W. Wilson, 2009.

United States. Congress. House. Committee on International Relations. Subcommittee on Africa, Global Human Rights, and International Operations. The Internet in China: A Tool for Freedom or Suppression?: joint hearing before the Subcommittee on Africa, Global Human Rights, and International Operations and the Subcommittee on Asia and the Pacific of the Committee on International Relations, House of Representatives, One Hundred Ninth Congress, second session, February 15, 2006. Washington:
http://www.internationalrelations.house.gov/archives/109/26075.pdf

United States. Congress. Senate. Committee on the Judiciary. Subcommittee on Human Rights and the Law. Global Internet Freedom: Corporate Responsibility and the Rule of Law; hearing before the Subcommittee on Human Rights and the Law of the Committee on the Judiciary, United States Senate, 110th Congress, 2d session, May 20, 2008. Washington.

Vaidhyanathan, Siva. Copyrights and Copywrongs: The Rise of Intellectual Property and How It Threatens Creativity. New York: New York University, 2003.

Zittrain, Jonathan L. The Future of the Internet and How to Stop It. New Haven [CT]: Yale University Press, 2008.


Reports and articles
Các báo cáo và các bài báo

Anderson, Janna and Lee Rainie. Future of the Internet IV Pew Center for Internet and American Life, Feb 19, 2010.
http://pewinternet.org/Reports/2010/Future-of-the-Internet-IV.aspx

Bandurski, David. “China’s Guerrilla War for the Web,” Far Eastern Economic Review, vol. 171, no. 6 (July/August 2008): pp. 41-44.

Calingaert, Daniel. “Authoritarianism vs. the Internet,” Policy Review, no. 160 (April and May 2010)
http://www.hoover.org/publications/policyreview/89175117.html

Carlson, Matt. “Order Versus Access: News Search Engines and the Challenge to Traditional Journalistic Roles,” Media, Culture and Society, v.29 (November 2007): pp. 1014-1030.

Clinton, Hillary Rodham, Secretary of State, Remarks on Internet Freedom, Washington, DC January 21, 2010
http://www.state.gov/secretary/rm/2010/01/135519.htm

Freedom House. Freedom of the Press Index 2009
http://www.freedomhouse.org/template.cfm?page=251&year=2009

Frenkel, Karen A. “The Wisdom of the Hive: Is the Web a Threat to Creativity and Cultural Values? One Cyber Pioneer Thinks So,” Scientific American, February 16, 2010.
http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=jaron-lanier-gadget

International Telecommunications Union. “The World in 2009: ICT Facts and Figures”
http://www.itu.int/ITU-D/ict/material/Telecom09_flyer.pdf
“Measuring the Information Society 2010”
http://www.itu.int/ITU-D/ict/publications/idi/2010/index.html

Internet World Stats
http://www.internetworldstats.com/stats.htm

Karlekar, Karin Deutsch and Sarah G. Cook. “Access and Control: A Growing Diversity of Threats to Internet Freedom,” Special Reports Section, Freedom House.
http://freedomhouse.org/template.cfm?page=384&key=194&parent=19&report=79

Posner, Michael H., Assistant Secretary of State for Democracy, Human Rights, and Labor, “Briefing on Internet Freedom and 21st Century Statecraft,” Washington, D.C., January 22, 2010.
http://www.state.gov/j/drl/rls/rm/2010/134306.htm

Reporters Without Borders. “Predators of the Press”
http://en.rsf.org/www-rsf-org-predators2010-03-05-2010,37235.html

U.S. Department of State. “2009 Country Reports on Human Rights Practices,” Washington, D.C. March 11, 2010.
http://www.state.gov/j/drl/rls/hrrpt/2009/index.htm

Figliola Patricia M., Kennon H. Nakamura, Casey L. Addis [and] Thomas Lum. U.S. Initiatives to Promote Global Internet Freedom: Issues, Policy, and Technology, Washington, DC: Congressional Research Service, 2010.
http://www.fas.org/sgp/crs/misc/R41120.pdf

World Summit on the Information Society. “Tunis Commitment,” Tunis, Tunisia, November 18, 2005.
http://www.itu.int/wsis/docs2/tunis/off/7.html

Wu, Tim. “The World Trade Law of Censorship and Internet Filtering,” Chicago Journal of International Law, vol. 7, no. 1 (Summer 2006): pp. 263-287.


Web sites

U.S. Government
Các trang web

Chính phủ Mỹ

Internet Freedom: Free Expression in the Digital Age
http://www.america.gov/internet-freedom.html

National Telecommunications and Information Administration
Internet Policy Task Force
http://www.ntia.doc.gov/internetpolicytaskforce/

U.S. Department of Commerce
International Trade Administration
Strategy Targeting Organized Piracy (STOP)
http://www.export.gov/tradeproblems/eg_main_018580.asp

U.S. Department of Justice
Computer Crime and Intellectual Property Section (CCIPS)
http://www.cybercrime.gov/ip.html

U.S. Office of the United States Trade Representative
Office of Intellectual Property and Innovation (IPN)
http://www.ustr.gov/trade-topics/intellectual-property

International Organisations
Các tổ chức quốc tế

Freedom House
http://www.freedomhouse.org

Global Network Initiative (GNI)
http://www.globalnetworkinitiative.org

Reporters Without Borders (Rapporteurs Sans Frontieres)
http://www.rsf.org

World Intellectual Property Organization
http://www.wipo.int

World Trade Organization
Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights (TRIPS)
http://www.wto.org/english/tratop_e/trips_e/trips_e.htm

Các hiệp hội và các tổ chức thương mại

American Intellectual Property Law Association
http://www.aipla.org

American Library Association (ALA)
Office of Intellectual Freedom
http://www.ala.org/ala/mgrps/committees/ala/ala-if.cfm

Business Software Alliance
http://www.bsa.org

International Intellectual Property Alliance
http://www.iipa.com

Các thể chế giáo dục

Duke University Law School
Center for the Study of the Public Domain
Comic book “Bound by Law”
http://www.law.duke.edu/cspd/artsproject/index

Electronic Frontier Foundation (EFF)
http://www.eff.org

Harvard University Law School
Berkman Center for Internet and Society
http://cyber.law.harvard.edu

Internet World Stats
This Web site provides data on world Internet Usage, population statistics and Internet market research data.
http://www.internetworldstats.com/stats.htm

Stanford University
Copyright and Fair Use
http://fairuse.stanford.edu

University of Maryland
Center for Intellectual Property
http://www.umuc.edu/distance/odell/cip/cip.shtml

University of Washington School of Law
Center for Advanced Study and Research on Intellectual Property (CASRIP)
http://www.law.washington.edu/Casrip

Movies
Các tác phẩm điện ảnh

Freedom of Expression: Resistance and Repression in the Age of Intellectual Property (2007)
Running time: 60 minutes
Director: Jeremy Smith
Summary: Documentary explores the battles being waged in courts, classrooms, museums, film studios, and the Internet over control of cultural commons.

I Am the Media (2010)
Running time: 56 minutes
Director: Benjamin Rassat
Summary: French film about bloggers and avid Internet users.

Unconstitutional: The War on Our Civil Liberties (2004)
Running time: 68 minutes
Director: Nonny de la Pena
Summary: This documentary investigates the ways in which the civil liberties of American citizens and immigrants have been rolled back since the 2001 terrorist attacks and the passage of subsequent anti-terrorism laws.

http://www.america.gov/publications/ejournalusa.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn