TRANSFORMING THE
CULTURE OF CORRUPTION
|
CHUYỂN ĐỔI VĂN HÓA
THAM NHŨNG
|
Introduction
|
Lời giới thiệu
|
“Corruption is no
longer a local matter but a transnational phenomenon that affects all
societies and economies, making international cooperation to prevent and
control it essential.”
—United Nations
Convention Against Corruption “We have identified corruption as the single
greatest obstacle to economic and social development.”
—The World Bank
“Corruption traps millions in poverty.”—Transparency International
“For too long, the
culture of corruption has undercut development and good governance and bred
criminality and mistrust around the world.”
|
Tham nhũng không còn
là vấn đề của địa phương mà là một hiện tượng có tính xuyên quốc gia ảnh
hưởng tới tất cả các xã hội và các nền kinh tế, do vậy hợp tác quốc tế nhằm
ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng là điều vô cùng cần thiết”
- Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng
“Chúng ta đã nhận ra
rằng tham nhũng là cản trở lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế-xã hội”
- Ngân hàng Thế giới “Tham nhũng khiến hàng triệu người không thể thoát khỏi cảnh đói nghèo” - Tổ chức Minh bạch Quốc tế “Đã từ lâu, văn hóa tham nhũng làm suy giảm sự phát triển và quản lý hiệu quả đồng thời làm gia tăng tội phạm và sự ngờ vực trên khắp thế giới”. |
—President George W.
Bush
According to the
World Bank, corruption can generally be described as the abuse of public
power for private benefit. Types of corruption include grand corruption,
which involves corruption that pervades the highest level of national
government, to petty corruption, the exchange of very small amounts of money
or the granting of minor favors by those in minor positions. Regardless of
the scope of the corruption, such acts undermine the development of civil
society and exacerbate poverty, especially when public resources that would
have been used to finance people’s aspirations for a better life are mismanaged
or abused by public officials.
|
- Tổng thống George
W. Bush
Theo Ngân hàng Thế
giới, nhìn chung tham nhũng được coi là lạm dụng quyền lực công để tư lợi.
Các hình thức tham nhũng bao gồm từ tham nhũng quy mô lớn liên quan tới cấp
cao nhất trong chính phủ quốc gia, cho tới tham nhũng quy mô nhỏ, chẳng hạn
như hối lộ những khoản tiền rất nhỏ hoặc cho hưởng những ưu đãi nhỏ của những
người ở cấp thấp hơn. Bất luận quy mô tham nhũng như thế nào đi nữa thì những
hành vi như vậy làm suy giảm sự phát triển của xã hội dân sự và làm gia tăng
đói nghèo, đặc biệt khi mà các nguồn lực nhà nước - lẽ ra đã được đầu tư để
nhân dân có cuộc sống tốt hơn - lại bị các quan chức nhà nước sử dụng sai
hoặc lạm dụng.
|
In recent years,
through a series of international agreements, a global framework for
combating corruption has begun to emerge. Individual countries can now make
their anticorruption efforts more effective by vigorously implementing
anticorruption measures and relying on international cooperation to support
them. This issue of eJournal USA highlights the important roles that the
public sector, private sector, and nongovernmental organizations play in
combating corruption worldwide.
|
Trong những năm gần
đây, với một loạt các thỏa thuận quốc tế, một khuôn khổ chống tham nhũng toàn
cầu đã bắt đầu được định hình. Mỗi quốc gia giờ đây có thể chống tham nhũng
hiệu quả hơn thông qua thực thi mạnh mẽ các biện pháp chống tham nhũng và dựa
vào hợp tác quốc tế để hỗ trợ những biện pháp này. Tạp chí Điện tử kỳ này của
Bộ Ngoại Hoa Kỳ nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của khu vực công, tư nhân và
các tổ chức phi chính phủ trong việc xóa bỏ nạn tham nhũng trên toàn thế
giới.
|
Principled
Responsibility: Transforming the Culture of Corruption
|
Nguyên tắc trách
nhiệm: Chuyển đổi văn hóa tham nhũng
|
Condoleezza Rice
|
Condoleezza Rice
|
Democracy only achieves lasting prosperity when the rule
of law is sanctified and when government is transparent and accountable to
its people. Corruption corrodes these underpinnings of free society and human
progress. The international community stands united in our belief that every
man, woman, and child deserves to be governed with the highest level of
public integrity so that they can realize their full potential. Citizens
deserve accountability and principled responsibility from their leaders. The
best hope for winning the battle against corruption is our continued
commitment to values of honest governance, openness, just conduct, and the
rule of law.
|
Nền dân chủ chỉ phồn thịnh lâu dài khi pháp quyền được
thừa nhận và chính phủ phải minh bạch và có trách nhiệm với nhân dân. Tham
nhũng làm xói mòn những trụ cột này của xã hội tự do và tiến bộ của loài
người. Cộng đồng quốc tế sát cánh bên nhau với niềm tin rằng nam giới, phụ nữ
và trẻ em đáng được quản lý bởi sự liêm chính ở mức độ cao nhất để họ có thể
phát huy hết tiềm năng của mình. Các nhà lãnh đạo phải có trách nhiệm với
công dân. Niềm tin chiến thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng chính là cam
kết tiếp tục của chúng ta đối với những giá trị của sự quản lý trung thực,
cởi mở, đối xử công bằng và pháp quyền.
|
Enduring Values
In cooperation with other dedicated partners, the United
States will continue to promote transparency, prosecute high-level
corruption, and deny safe haven to corrupt officials.
Through instruments such as the U.N. Convention Against
Corruption (UNCAC), we are committed to enhancing international commitment
and cooperation to recover and return stolen assets that can be used to
promote development and accountability.
|
Những giá trị bền
vững
Về hợp tác với các đối tác tận tâm khác, Hoa Kỳ sẽ tiếp
tục tăng cường sự minh bạch, truy tố tham nhũng cấp cao và lôi các quan chức
tham nhũng ra ánh sáng.
Bằng các công cụ như Công ước của Liên Hợp Quốc về chống
tham nhũng, chúng ta quyết tâm tăng cường cam kết và hợp tác quốc tế để thu
hồi và trả lại những tài sản đã bị lấy cắp mà có thể được sử dụng để thúc đẩy
phát triển và nâng cao tinh thần trách nhiệm.
|
The United States is proud to support those who advance
the fight against corruption. We stand by partners who promote good
governance, public and private sector integrity, and freedom of the press.
These efforts will restore public trust in government and provide a framework
for economic investment into the country to work.
|
Hoa Kỳ tự hào được hỗ trợ những người thúc đẩy cuộc chiến
chống tham nhũng. Chúng ta kề vai sát cánh với các đối tác, những người thúc
đẩy quản lý hiệu quả, sự liêm chính cả trong khu vực tư nhân lẫn công cộng và
quyền tự do báo chí. Những nỗ lực này sẽ khôi phục lòng tin của công chúng
đối với chính phủ và là một khuôn khổ để đầu tư kinh tế vào đất nước hoạt
động hiệu quả.
|
In pursuit of these high standards, we must build a
coalition of public and private partners at both the local and national
levels. We and our partners must condemn, expose, and punish corruption.
Through our shared principles, we can build the will and capabilities of
peoples and governments to fight corruption and transform the culture.
|
Để đạt được những tiêu chuẩn cao này, chúng ta phải xây
dựng một liên minh các đối tác giữa khu vự nhà nước và kuh vực tư nhân ở cả
hai cấp trung ương và địa phương. Chúng ta và các đối tác phải lên án, đưa ra
ánh sáng và trừng phạt nạn tham nhũng. Với những nguyên tắc chung, chúng ta
có thể xây dựng thiện chí và năng lực của nhân dân và các chính phủ để chống
tham nhũng và chuyển đổi văn hóa này.
|
New Horizons
The work of democracy is a daily process to build the
institutions of democracy. We can create a better future by uniting in our
support of good governance and against corruption. Through our continued
cooperation with our international partners, we can build societies where all
individuals can achieve the full extent of their liberty. And through a new
commitment to responsibility, we can build a firm foundation of principle for
future generations.
|
Những chân trời mới
Sự vận hành của nền dân chủ là một tiến trình liên tục
nhằm xây dựng nên các thể chế dân chủ. Chúng ta có thể xây dựng một tương lai
tốt đẹp hơn bằng cách đoàn kết hỗ trợ quản lý hiệu quả và chống tham nhũng.
Tiếp tục hợp tác với các đối tác quốc tế có thể giúp chúng ta xây dựng những
xã hội mà ở đó mọi cá nhân đều có được tự do. Đồng thời, với một cam kết mới
về tính trách nhiệm, chúng ta có thể xây dựng nền tảng nguyên tắc vững chắc
cho các thế hệ tương lai.
|
Addressing
Corruption Through International Treaties and Commitments
|
Giải quyết tham
nhũng bằng các công ước và cam kết quốc tế
|
John Brandolino and David Luna
|
John Brandolino và David Luna
|
Once considered to be the province of each nation’s
government, the fight against corruption is now the work of the international
community, working together to complement and assist governments’ efforts.
The authors outline the broad range of multilateral and international
agreements that form a global anticorruption network. John Brandolino is
director for Anticrime Programs and David Luna is director for Anticorruption
and Governance Initiatives in the Bureau for International Narcotics and Law
Enforcement Affairs of the U.S. Department of State.
|
Nếu như trước đây chống tham nhũng được cho là trách nhiệm
của chính phủ mỗi nước, thì nay nó đã trở thành công việc của cả cộng đồng
quốc tế, cùng nhau hợp tác để bổ sung và hỗ trợ cho nỗ lực của các chính phủ.
Tác giả khái quát một loạt các thỏa thuận đa phương và quốc tế hình thành nên
mạng lưới chống tham nhũng toàn cầu. John Brandolino là Giám đốc Chương trình
chống Tội phạm còn David Luna là Giám đốc phụ trách các Sáng kiến về Quản lý
và Chống Tham nhũng thuộc Cục Phòng chống Ma túy Quốc tế và Thực thi Luật
pháp, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
|
Corruption was once considered such a pervasive phenomenon
that addressing it seemed an almost insurmountable challenge. However, in the
past 15 years, the international community has witnessed a marked and
positive change in the global fight against corruption. Prior to this sea
change, countries were reluctant to even talk about corruption and considered
it solely a domestic problem. Today, there are a plethora of gatherings and
multilateral mechanisms specifically created to address the problem of
corruption. Fifteen years ago, countries allowed tax deductibility for bribes
paid to foreign officials. Today, more and more nations are working together
to prosecute bribery. Indeed, 15 years ago, some countries erroneously argued
that corruption was actually acceptable in certain cultural situations or to
facilitate business in developing countries. No one would dare argue that
today.
|
Tham nhũng từng được coi là một hiện tượng quá phổ biến
đến mức hầu như không thể giải quyết được. Tuy nhiên, trong 15 năm qua, cộng
đồng quốc tế đã chứng kiến sự thay đổi tích cực và rõ rệt trong cuộc chiến
toàn cầu chống tham nhũng. Trước khi có sự thay đổi lớn lao này, các quốc gia
miễn cưỡng ngay cả khi bàn về tham nhũng và coi đó chỉ là một vấn đề nội bộ.
Ngày nay, có rất nhiều hội nghị và cơ chế đa phương được xây dựng chuyên để
giải quyết vấn đề tham nhũng. 15 năm trước, các nước cho phép khấu trừ thuế
đối với những khoản hối lộ các quan chức nước ngoài. Giờ đây, ngày càng có
nhiều quốc gia hợp tác với nhau truy tố việc hối lộ. Thực vậy, 15 năm trước,
một số quốc gia đã sai lầm khi lập luận rằng tham nhũng thực sự có thể chấp
nhận được trong một số bối cảnh văn hóa nhất định hoặc là để thúc đẩy kinh
doanh ở các nước đang phát triển. Ngày nay, chẳng ai còn dám lập luận như vậy
nữa.
|
Since 1996, international anticorruption agreements have
served to heighten political commitments to fight corruption and have
identified fundamental international norms and practices for addressing
corruption. Fighting corruption was once thought to be the domain of each
government. Due in part to anticorruption agreements, reinforced by the
growing statements of political will, it is now universally accepted that the
international community can complement and assist a government’s efforts to
fight corruption, and that the international community has a genuine interest
in seeing corruption addressed locally and on a global level.
|
Từ năm 1996, các thỏa thuận quốc tế về chống tham nhũng đã
giúp tăng cường các cam kết chính trị chống tham nhũng và xác định những
chuẩn mực và thông lệ quốc tế căn bản giải quyết vấn nạn này. Chống tham
nhũng từng được cho là trách nhiệm của các chính phủ. Ngày nay, một phần do
có các thỏa thuận chống tham nhũng - được củng cố bởi ngày càng nhiều các
tuyên bố thể hiện ý chí chính trị - nên trên thế giới đã có sự thừa nhận rộng
rãi rằng cộng đồng quốc tế có thể bổ sung và hỗ trợ nỗ lực chống tham nhũng của
một chính phủ, và rằng cộng đồng quốc tế có mối quan tâm thực sự muốn thấy
tham nhũng được giải quyết cả ở cấp độ địa phương lẫn toàn cầu.
|
By agreeing on mechanisms to fight corruption, the
international community is opening the doors for increased multilateral and
bilateral cooperation on important but traditionally local fronts. This, in
turn, encourages the sharing of best practices, builds trust and
relationships between cooperating countries, and ultimately increases the
effectiveness of bilateral and multilateral efforts and development
assistance programs.
|
Sự nhất trí về các cơ chế chống tham nhũng giúp cộng đồng
quốc tế mở rộng cánh cửa tăng cường hợp tác song phương và đa phương trên
những mặt trận quan trọng một thời là những mặt trận địa phương. Đổi lại,
việc hợp tác này sẽ khuyến khích chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất, xây dựng
lòng tin và mối quan hệ giữa các nước đang hợp tác, và cuối cùng là nâng cao
tính hiệu quả của các nỗ lực song phương và đa phương và các chương trình
viện trợ phát triển.
|
Consolidating
Principles for Fighting Corruption
|
Củng cố các nguyên
tắc chống tham nhũng
|
Multilateral anticorruption agreements bring together
internationally recognized principles to fight corruption and formalize
government commitment to implement these principles. These principles,
embodied most recently in the United Nations Convention Against Corruption
(UNCAC), go beyond simply exhorting governments to criminalize various
corrupt actions. They recognize that the fight against corruption requires
concerted action on a number of fronts.
|
Các thỏa thuận chống tham nhũng đa phương ghi nhận các
nguyên tắc chống tham nhũng được quốc tế công nhận và chính thức hóa cam kết
thực hiện những nguyên tắc này của chính phủ. Những nguyên tắc này - mới đây
nhất được ghi nhận trong Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng
(UNCAC) - không chỉ đơn thuần thúc đẩy các chính phủ hình sự hóa hành vi tham
nhũng mà còn thừa nhận rằng chống tham nhũng đòi hỏi hành động phối hợp trên
một số mặt trận.
|
These agreements address one or more fronts for
anticorruption action, including the following:
• Law Enforcement: Impartial investigatory, prosecutorial,
and judicial powers are key to effectively uncover and prosecute public
corruption. As such, they commit governments to establish effective criminal
laws, sanctions, and law enforcement bodies to detect and deter bribery and
other core corrupt acts.
|
Những thỏa thuận này giải quyết một hoặc nhiều mặt trận
hành động chống tham nhũng, bao gồm:
• Thực thi luật pháp: Quyền tiến hành điều tra, truy tố và
xét xử công minh là chìa khóa giúp phát hiện và truy tố hiệu quả tham nhũng
của công. Với tầm quan trọng như vậy, các quyền này buộc các chính phủ phải
xây dựng các bộ luật hình sự, các chế tài và các cơ quan thực thi luật pháp
hiệu quả nhằm phát hiện và ngăn chặn việc hối lộ và các hành vi tham nhũng
chủ yếu khác.
|
• Public Sector Prevention: Many international
anticorruption agreements commit governments to take a wide range of actions,
such as maintaining high standards of conduct for public employees,
establishing transparent procurement and financial management systems,
avoiding conflicts of interest, requiring financial disclosures of personal
assets, protecting whistleblowers, establishing effective institutions and
procedures of accountability within government and externally, and providing
access to government information.
|
• Ngăn chặn trong khu vực nhà nước: Nhiều thỏa thuận chống
tham nhũng quốc tế yêu cầu các chính phủ thực hiện một loạt biện pháp, chẳng
hạn như duy trì các chuẩn mực đạo đức đối với công chức, xây dựng các hệ
thống quản lý tài chính và thu nhập minh bạch, tránh xung đột lợi ích, yêu
cầu công khai tài chính về tài sản cá nhân, bảo vệ những người tiết lộ/cung
cấp thông tin, xây dựng các thể chế và các thủ tục giải trình hiệu quả trong
và ngoài chính phủ, đồng thời cung cấp tiếp cận thông tin chính phủ.
|
• Private Sector Prevention: Many international
anticorruption agreements also highlight and commit governments to establish
measures that constructively affect private sector behavior, such as
maintaining an effective regulatory framework to prevent the hiding of
illicit or bribe payments in company accounts, corporate fraud, and
prohibitions against tax deductibility of bribes.
|
• Ngăn chặn trong khu vực tư nhân: Nhiều thỏa thuận chống
tham nhũng quốc tế cũng nhấn mạnh và yêu cầu các chính phủ có những biện pháp
tác động có tính xây dựng đến hành vi ứng xử của khu vực tư nhân, chẳng hạn
như duy trì một khuôn khổ quản lý hiệu quả để ngăn chặn việc che giấu những
khoản chi trái phép hoặc hối lộ trong các tài khoản của công ty, ngăn chặn
hành vi gian lận tập thể và nghiêm cấm khấu trừ thuế đối với các khoản hối
lộ.
|
• Follow-up Mechanisms: In the context of some
multilateral anticorruption instruments, follow-up review or evaluation
mechanisms may facilitate international cooperation and technical assistance
to address weaknesses. There are currently four active anticorruption mutual
evaluation mechanisms that rely on peer review to monitor and promote
implementation: the Organization of American States Follow-up Mechanism,
Council of Europe Group of States Against Corruption, Organization for
Economic Cooperation and Development Working Group on Bribery, and the
Stability Pact Anticorruption Initiative.
|
• Các cơ chế triển khai: Đối với một số công cụ chống tham
nhũng đa phương, các cơ chế triển khai có thể thúc đẩy hợp tác quốc tế và hỗ
trợ kỹ thuật để giải quyết những yếu kém. Hiện có bốn cơ chế đánh giá lẫn
nhau về chống tham nhũng đang hoạt động dựa trên đánh giá đồng hạng nhằm kiểm
soát và thúc đẩy việc thực hiện: Cơ chế triển khai của Tổ chức các nước châu
Mỹ, Nhóm các quốc gia chống Tham nhũng trong Hội đồng châu Âu, Tổ chức Hợp
tác Kinh tế và Nhóm Công tác Phát triển về vấn đề Hối lộ và Sáng kiến chống
Tham nhũng của tổ chức Hiệp ước vì sự Ổn định[1].
|
Existing
International Agreements and Initiatives
The most comprehensive and globally applicable agreement
to date was developed under the auspices of the United Nations. More than 130
countries participated in the two-year negotiation for the U.N. Convention
Against Corruption, which entered into force in December 2005. It covers all
of the areas for action mentioned above and, for the first time, establishes
a framework for cooperation in asset recovery cases. It also is on track to
be the first true globally applicable international anticorruption agreement,
with 140 signatories and 80 parties to date.
|
Các thỏa thuận và
sáng kiến quốc tế hiện có
Cho đến nay, thỏa thuận toàn diện nhất và có thể áp dụng
trên toàn cầu được xây dựng dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Hơn 130 quốc
gia đã tham gia quá trình đàm phán kéo dài hai năm về Công ước của Liên Hợp
Quốc về chống tham nhũng và công ước đã có hiệu lực vào tháng 12/2005. Công
ước này bao gồm tất cả các lĩnh vực hành động đề cập ở trên và lần đầu tiên
xây dựng một khuôn khổ hợp tác trong các vụ thu hồi tài sản. Công ước này
cũng đi đúng hướng khi là công ước quốc tế chống tham nhũng đầu tiên có khả
năng được áp dụng thực sự trên toàn cầu. Cho đến nay đã có 140 bên ký kết và
80 nước tham gia.
|
In Europe, the Council of Europe (COE) has developed three
primary instruments to guide members in the fight against corruption. Two of
these documents are conventions (the 1997 COE Criminal Law Convention Against
Corruption and the COE Civil Law Convention Against Corruption), and one
consists of nonbinding principles (the COE Twenty Guiding Principles to
Fighting Corruption). COE has also developed a peer review mechanism for
monitoring implementation of these principles and conventions for 42 nations,
including the United States. The European Union (EU) also has developed
several documents to guide members. These include the 1997 EU Convention on
the Fight Against Corruption Involving Officials of the European Communities
or Officials of Member States and the 1998 EU Joint Action on Corruption in
the Private Sector. There is also a 2002 EU Framework on Combating Corruption
in the Private Sector. A Stability Pact developed in 2000 that was signed by
seven Southeast European nations, and the resulting peer review mechanism to
monitor implementation, is known as the Stability Pact Anticorruption
Initiative (SPAI).
|
Ở châu Âu, Hội đồng châu Âu (COE) đã xây dựng ba công cụ
chủ yếu để hướng dẫn các thành viên chống tham nhũng. Hai trong số ba văn
kiện này là các công ước (Công ước Luật hình sự chống tham nhũng của Hội đồng
châu Âu năm 1997 và Công ước Luật Dân sự chống tham nhũng của Hội đồng châu
Âu), và một văn kiện bao gồm các nguyên tắc không ràng buộc (Hai mươi nguyên
tắc hướng dẫn chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu). Hội đồng châu Âu cũng
xây dựng cơ chế đánh giá đồng hạng để kiểm soát việc thực hiện các công ước
và nguyên tắc này của 42 quốc gia, kể cả Mỹ. Liên minh châu Âu (EU) cũng xây
dựng một số văn kiện hướng dẫn thành viên. Những văn kiện này bao gồm Công
ước năm 1997 của Liên minh châu Âu về chống tham nhũng liên quan tới quan
chức của các Cộng đồng châu Âu hoặc quan chức của các nước thành viên và
Chương trình Hành động chung của EU năm 1998 về chống tham nhũng trong khu
vực tư nhân. Bên cạnh đó còn có Khuôn khổ Chống Tham nhũng trong Khu vực Tư
nhân của Liên minh châu Âu năm 2002. Hiệp ước Vì sự ổn định xây dựng năm 2000
được 7 quốc gia Đông Nam Âu ký kết cùng với cơ chế đánh giá đồng hạng kèm
theo nhằm giám sát việc thực hiện hiệp ước, được biết đến với tên gọi Sáng
kiến chống tham nhũng của tổ chức Hiệp ước Vì sự ổn định (SPAI).
|
In Latin America, the 1996 Inter-American Convention
Against Corruption was negotiated under the auspices of the Organization of
American States (OAS), which in 2001 created a peer review mechanism for
monitoring implementation. Currently 33 nations, including the United States,
are party to this agreement.
|
Ở Mỹ La-tinh, đàm phán về Công ước Chống tham nhũng liên
Mỹ năm 1996 được tiến hành dưới sự bảo trợ của Tổ chức các nước châu Mỹ
(OAS), và trong năm 2001, Tổ chức này đã xây dựng được cơ chế đánh giá đồng
hạng để giám sát việc thực hiện. Hiện có 33 quốc gia, kể cả Mỹ, tham gia thỏa
thuận này.
|
In Asia, 21 nations in the Asia-Pacific region have
adopted a nonbinding compact against corruption. Known as the ADB/OECD
Anticorruption Action Plan for Asia and the Pacific, this compact was
developed under the auspices of the Asian Development Bank and the
Organization for Economic Co-operation and Development, and peer review is
anticipated in the future. In 2004, leaders of APEC (Asia-Pacific Economic
Cooperation) approved an APEC Anticorruption Course of Action that includes a
strong commitment to implementing the U.N. Convention Against Corruption and
to working regionally to deny safe haven to corrupt officials, those who
corrupt them, and their illicitly acquired assets.
|
Ở châu Á, 21 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã
đưa ra một thỏa thuận chống tham nhũng không mang tính ràng buộc. Được biết
đến với tên gọi Kế hoạch Hành động chống tham nhũng vì châu Á-Thái Bình Dương
của Ngân hàng Phát triển châu Á (ABD) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD), thỏa thuận này đạt được với sự bảo trợ của ADB/OECD, còn cơ chế
đánh giá đồng hạng sẽ được hình thành trong tương lai. Năm 2004, các nhà lãnh
đạo Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã thông qua Phương
hướng Hành động chống Tham nhũng của APEC, trong đó cam kết mạnh mẽ thực hiện
Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng và hợp tác trong khu vực nhằm
đưa ra ánh sáng những quan chức tham nhũng, những người hối lộ họ và tài sản
họ có được một cách phi pháp.
|
In Africa, the African Union Convention on Preventing and
Combating Corruption was adopted by the heads of state at the African Union
Summit held in Maputo, Mozambique, in July 2003. The 2001 South African
Development Community (SADC) Protocol Against Corruption contains measures
adopted by the 14 SADC nations. In 1999, the Global Coalition for Africa
(GCA) developed nonbinding principles to combat corruption that were adopted
by 11 GCA member states.
|
Ở châu Phi, Công ước Ngăn chặn và chống tham nhũng của
Liên minh châu Phi đã được các nguyên thủ quốc gia thông qua tại Hội nghị
Thượng đỉnh Liên minh châu Phi tổ chức tại Maputo, Mô-zăm-bích tháng 7/2003.
Nghị định thư về chống tham nhũng của Cộng đồng Phát triển Nam Phi năm 2001
bao gồm các biện pháp được 14 quốc gia của Cộng đồng này đưa ra. Năm 1999,
Liên minh Toàn cầu vì châu Phi (GCA) đã xây dựng các nguyên tắc không ràng
buộc chống tham nhũng. Những nguyên tắc này đã được 11 quốc gia thành viên
GCA thông qua.
|
In the Middle East, Arab states have been working through
a regional network, the Good Governance for Development (GfD) Initiative, to
provide support for an ongoing process of governance reform and public sector
modernization and to create the conditions needed for economic and social
development throughout the region. Fighting corruption is a main pillar of
action, particularly efforts to implement the U.N. Convention Against
Corruption.
|
Ở Trung Đông, các nước Ả-rập đang hợp tác với nhau thông
qua một mạng lưới khu vực gọi là Sáng kiến Quản lý Hiệu quả vì sự Phát triển,
nhằm hỗ trợ tiến trình cải cách quản lý và hiện đại hóa khu vực công đang
diễn ra và tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội trên toàn
khu vực. Chống tham nhũng là trụ cột hành động, cụ thể là nỗ lực thực hiện
Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng.
|
The 37 nations that have signed the 1997 OECD Convention
on Combating Bribery of Foreign Public Officials in International Business
Transactions have created a peer review mechanism to monitor implementation.
The OECD convention is relatively narrow and specific in its scope. Its
primary focus is the use of domestic law to criminalize the bribery of
foreign public officials.
|
37 quốc gia ký Công ước năm 1997 của OECD về chống hối lộ
các công chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế đã xây dựng
cơ chế đánh giá đồng hạng để giám sát việc thực hiện. Công ước OECD là khá
hạn hẹp và cụ thể nếu xét về phạm vi. Nội dung chính của Công ước này là sử dụng
nội luật để hình sự hóa việc hối lộ các công chức nước ngoài.
|
The work and principles of the Financial Action Task Force
(FATF) also contribute immensely to the international anticorruption agenda.
The FATF establishes global standards to combat money laundering and
financial crime in its 40+9 Recommendations, and it monitors countries’
implementation of these recommendations. This intergovernmental body brings
together representatives from supervisory/regulatory authorities and
financial institutions to address abuse of the financial system, which has
included abuse posed by corruption.
|
Công việc và các nguyên tắc của Lực lượng Hành động Đặc
biệt về Tài chính (FATF) cũng đóng góp lớn cho chương trình nghị sự quốc tế
chống tham nhũng. FATF xây dựng chuẩn mực toàn cầu chống rửa tiền và tội phạm
tài chính trong các Khuyến nghị 40+9 của Lực lượng này, đồng thời giám sát
việc các nước thực hiện những khuyến nghị này. Tổ chức liên chính phủ này quy
tụ các đại diện từ các cơ quan giám sát/quản lý và các thể chế tài chính nhằm
đối phó với việc lạm dụng hệ thống tài chính, trong đó có hành vi lạm dụng do
tham nhũng gây ra.
|
In recent years, the Group of Eight (G8), an informal
group of eight countries—Canada, France, Germany, Italy, Japan, Russia, the
United Kingdom, and the United States—who meet to discuss broad economic and
foreign policies, has made the fight against corruption a top priority,
including efforts to combat high-level corruption (kleptocracy), deny safe
haven to corrupt officials, coordinate on the recovery of illicitly acquired
assets, and support for transparency pilots to improve budget, procurement,
and concession-letting accountability and transparency.
|
Trong những năm gần đây, các nước G8 - nhóm không chính
thức 8 nước bao gồm Canađa, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Nga, Anh và Mỹ gặp nhau
để thảo luận về các chính sách kinh tế và đối ngoại rộng mở - đã đưa cuộc
chiến chống tham nhũng thành ưu tiên hàng đầu, trong đó có nỗ lực chống tham
nhũng cấp cao, đưa ra ánh sáng những quan chức tham nhũng, phối hợp thu hồi
những tài sản có được một cách bất hợp pháp và hỗ trợ các chương trình tăng
cường sự minh bạch nhằm cải tiến ngân sách, việc mua bán (của nhà nước/chính phủ),
tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm khi chuyển nhượng tài sản công.
|
Moving Forward
International anticorruption agreements continue to play a
key role in the growing international condemnation of corruption. They commit
governments to take action and help facilitate international cooperation and
technical assistance.
|
Tiến lên phía trước
Các thỏa thuận chống tham nhũng quốc tế tiếp tục đóng vai
trò chủ đạo trong chỉ trích ngày càng gia tăng của quốc tế đối với nạn tham
nhũng. Các thỏa thuận này buộc các chính phủ phải hành động và giúp tăng
cường hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật.
|
The U.N. Convention Against Corruption (UNCAC) represents
a landmark development in the architecture of international anticorruption
agreements. It takes the topics covered in previous regional and global
conventions, and more, and combines them into one comprehensive set of
commitments. It is the first international agreement to attract more than 40
parties, with more than 80 to date, and will likely become the first globally
applicable international instrument dealing solely with corruption. The
tested principles for fighting corruption, including the importance of
international cooperation, are now enshrined as global principles that can be
viewed as emanating solely from a group of like-minded countries or regions.
|
Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC) là
một bước phát triển quan trọng trong cơ cấu các thỏa thuận chống tham nhũng
quốc tế. Công ước này đã tập hợp các chủ đề được đề cập trong các công ước
khu vực và toàn cầu trước đây và nhiều chủ đề hơn nữa, kết hợp đưa chúng vào
thành một tập hợp toàn diện các cam kết. Đây là thỏa thuận quốc tế đầu tiên
thu hút hơn 40 nước tham gia, và con số hiện nay là hơn 80 nước và chắc chắn
sẽ trở thành một công cụ quốc tế đầu tiên có thể áp dụng trên toàn cầu để
chống tham nhũng. Những nguyên tắc chống tham nhũng từng được thử nghiệm,
trong đó có tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, nay đã trở thành những nguyên
tắc toàn cầu mà có thể được xem là xuất phát từ một nhóm các quốc gia hoặc
khu vực cùng chung chí hướng.
|
As governments slowly begin to embrace UNCAC and devise a
follow-up process for promoting implementation and facilitating technical
assistance, existing regional commitments and mechanisms are important to
keep governments working together on corruption issues in a familiar setting
and with familiar partners. In addition, the world’s leading exporters must
continue their close and intense cooperation via the OECD Antibribery
Convention and its related monitoring mechanism to reduce the practice of
bribing foreign officials in international business transactions. OECD
countries must demonstrate political will by enforcing their laws
criminalizing such bribery.
|
Khi các chính phủ bắt đầu thực hiện Công ước của Liên Hợp
Quốc về chống tham nhũng và xây dựng một tiến trình triển khai nhằm thúc đẩy
việc thực hiện và tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, thì những cam kết và cơ chế
hiện có của khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho các chính phủ
hợp tác với nhau về những vấn đề tham nhũng trong một khuôn khổ quen thuộc và
với các đối tác quen thuộc. Thêm vào đó, các nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới
phải tiếp tục hợp tác chặt chẽ và mạnh mẽ thông qua Công ước chống Hối lộ của
OECD và cơ chế giám sát liên quan của công ước này để giảm bớt thói quen hối
lộ quan chức nước ngoài trong các giao dịch kinh doanh quốc tế. Các nước OECD
phải thể hiện ý chí chính trị thông qua việc thực thi các bộ luật hình sự hóa
hành vi hối lộ đó.
|
While international instruments and multilateral
frameworks offer an invaluable tool in the global fight against corruption,
the hard task of harnessing the political will into demonstrable actions will
continue to remain critical. The United States is committed to working with
all partners around the world to ensure that, 15 years from now, taking
effective actions against corruption becomes second nature for most
governments in the world.
|
Trong khi các công cụ quốc tế và các khuôn khổ đa phương
là một công cụ có giá trị trong cuộc chiến toàn cầu chống tham nhũng, thì
nhiệm vụ biến ý chí chính trị thành hành động cụ thể sẽ vẫn là một vấn đề có
tầm quan trọng lớn . Hoa Kỳ cam kết hợp tác với tất cả các đối tác trên thế
giới để đảm bảo rằng trong 15 năm tới hành động hiệu quả chống tham nhũng sẽ
trở thành bản năng thứ hai của hầu hết các chính phủ trên thế giới.
|
[1] Stability Pact
là tổ chức đuợc hình thành theo sáng kiến của EU dành cho các nước Đông Nam
Âu nhằm thúc đẩy hòa bình, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và thịnh vượng kinh
tế, vì sự ổn định của toàn khu vực. Chống tham nhũng là một trong những ưu
tiên của tổ chức này. (http://www.stabilitypact.org/anticorruption/)
Chống tham nhũng ở
cấp cao
|
|
Combating
Kleptocracy
|
Chống thể chế ăn cắp
|
Large-scale corruption by high-level public
officials—kleptocracy—is a particular threat for democracy and rule of law in
developing countries. Such corruption undermines financial accountability,
discourages foreign investment, stifles economic performance, and diminishes
trust in legal and judicial systems.
|
Tham nhũng ở cấp cao – là mối đe dọa cụ thể đối với nền
dân chủ và pháp quyền ở các nước đang phát triển. Loại hình tham nhũng này
làm suy yếu trách nhiệm giải trình về tài chính, cản trở đầu tư nước ngoài,
làm giảm hiệu quả kinh tế và làm giảm lòng tin vào các hệ thống pháp lý và tư
pháp.
|
According to the World Bank, $1 trillion is paid every
year in bribes, and according to the United Nations, more than $400 billion
has been looted from Africa alone and stashed away in foreign countries.
Kleptocracy is a development issue, because high-level corruption undermines
economic development and renders important issues, such as the fight against
poverty, ineffective. In many parts of the world, kleptocrats have lined
their own pockets instead of funding development, such as new roads, schools,
and hospitals.
|
Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm có 1.000 tỉ đô-la được
chi cho các vụ hối lộ, và theo Liên Hợp Quốc, chỉ riêng châu Phi đã có hơn
400 triệu đô-la bị ăn cắp và tẩu tán ra nước ngoài. Tham nhũng ở cấp cao là
một vấn đề liên quan đến phát triển, bởi nó làm suy giảm sự phát triển kinh
tế và khiến cho những vấn đề quan trọng trở nên thiếu hiệu quả, như cuộc
chiến chống đói nghèo. Ở nhiều nơi trên thế giới, các quan chức tham nhũng ở
cấp cao vơ vét cho đầy túi tham thay vì đầu tư cho phát triển, như xây dựng đường
xá, trường học và bệnh viện mới.
|
In recent years, the United States and its international
partners have been developing new ways to deny corrupt officials access to
the wealth they have accumulated through corrupt activities, and they have
been employing new ways to target their assets.
|
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế đã
đề ra những biện pháp mới để ngăn không cho các quan chức sử dụng của cải mà
họ tích lũy được thông qua những hành vi tham nhũng và họ cũng đang tìm những
cách thức mới để tìm lại tài sản của mình.
|
In 2006, to combat high-level corruption, the United
States implemented the National Strategy to Internationalize Efforts Against
Kleptocracy. The strategy takes the fight against high-level corruption to a
new level by involving U.S. foreign partners and financial institutions in
more robust efforts to develop best practices for uncovering and seizing
stolen funds, enhance information sharing, and ensure greater accountability
for development assistance.
|
Năm 2006, để chống tham nhũng ở cấp cao, Hoa Kỳ đã thực
hiện Chiến lược Quốc gia nhằm quốc tế hóa nỗ lực chống tham nhũng ở cấp cao.
Chiến lược này đã đưa cuộc chiến chống tham nhũng ở cấp cao lên một tầm mới
với sự tham gia của các đối tác nước ngoài của Hoa Kỳ và các cơ quan tài
chính của Hoa Kỳ tham gia vào một nỗ lực mạnh mẽ hơn nhằm đưa ra những biện
pháp tốt nhất để phát hiện và tịch thu các quỹ đã bị lấy cắp, tăng cường chia
sẻ thông tin và đảm bảo trách nhiệm lớn hơn đối với viện trợ phát triển.
|
Two crucial aspects of the fight against kleptocracy are
the denial of safe haven to corrupt officials and recovery and proper
dispersion of the proceeds of corrupt acts.
|
Hai khía cạnh quan trọng của cuộc chiến chống tham nhũng
cấp cao là lôi ra ánh sáng các quan chức tham nhũng, thu hồi và phân phối hợp
lý tiền của thu được từ các vụ tham nhũng.
|
Denial of Safe Haven
On January 12, 2004, President Bush issued Presidential
Proclamation 7750, which gives specific legal authority to the secretary of
state to identify persons who should be denied entry into the United States
because they are involved in public corruption that has serious adverse
effects on the national interests of the United States, including:
• the international economic activity of U.S. businesses;
• U.S. foreign assistance goals;
• the security of the United States against transnational
crime and terrorism;
• the stability of democratic nations and institutions.
|
Từ chối bao che
Ngày 12/1/2004, Tổng thống Bush ra Tuyên bố 7750, trao cho
ngoại trưởng thẩm quyền pháp lý đặc biệt để xác định những người không được
phép vào Mỹ do liên quan đến tham nhũng của công có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến lợi ích quốc gia của Mỹ, bao gồm:
* Hoạt động kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Hoa Kỳ;
* Những mục tiêu viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ;
* An ninh của Hoa Kỳ trước tội phạm và khủng bố xuyên quốc
gia;
* Sự ổn định của các quốc gia và thể chế dân chủ.
|
This proclamation prevents such people from coming to the
United States to enjoy the fruits of their corruption and sends a strong
message that the United States is committed to supporting international
efforts to combating public corruption wherever it occurs.
|
Mục đích của tuyên bố này là ngăn không cho những người đó
được vào Mỹ để hưởng lợi từ những hành vi tham nhũng của họ và phát đi một
thông điệp mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ các nỗ lực quốc tế chống tham
nhũng của công xảy ra ở bất cứ đâu.
|
Asset Recovery
The United States also is working with international
partners to trace and recover the proceeds of corruption. Using law
enforcement investigation and forfeiture tools, the United States also
provides assistance to foreign investigations to recover assets.
|
Thu hồi tài sản
Hoa Kỳ cũng đang hợp tác với các đối tác quốc tế để truy
tìm và thu hồi tài sản tham nhũng. Đồng thời, Hoa Kỳ còn hỗ trợ các cuộc điều
tra nước ngoài để thu hồi tài sản thông qua việc sử dụng các công cụ tịch thu
tài sản và điều tra thực thi luật pháp.
|
In recent years, U.S. authorities have returned to various
countries millions of dollars embezzled by these countries’ former leaders.
The United States also will be working with international
partners to enumerate best practices for identifying, tracing, freezing, and
recovering assets illicitly acquired through grand corruption, and it is
working with other international financial centers to establish and promote
best practices to deny entry to proceeds of corruption, facilitate sharing of
suspicious financial information, and encourage and develop public and
private partnerships.
|
Trong những năm gần đây, các nhà chức trách Hoa Kỳ đã trả
lại cho nhiều quốc gia hàng triệu đô-la mà các nhà lãnh đạo cũ của họ đã biển
thủ.
Hoa Kỳ cũng sẽ hợp tác với các đối tác quốc tế để đưa ra
những biện pháp tốt nhất trong việc xác định, truy tìm, phong tỏa và thu hồi
tải sản có được một cách phi pháp thông qua tham nhũng quy mô lớn và hợp tác
với các trung tâm tài chính quốc tế khác để xây dựng và tăng cường những biện
pháp hiệu quả nhất ngăn không cho tài sản tham nhũng vào đất nước, tăng cường
chia sẻ thông tin tài chính đáng nghi ngờ, khuyến khích và xây dựng mối quan
hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân.
|
In addition to these measures, President Bush’s Millennium
Challenge Account—a program that provides aid to foreign governments
committed to ruling justly, investing in their people, and encouraging
economic freedom—rewards countries for rooting out corruption.
|
Ngoài những biện pháp này, Tài khoản để đối phó với những
thách thức thiên niên kỷ (MCA) của Tổng thống Bush - một chương trình cung
cấp viện trợ cho các chính phủ nước ngoài cam kết lãnh đạo đất nước công
minh, đầu tư cho nhân dân và khuyến khích tự do kinh tế - là phần thưởng cho
những quốc gia xóa bỏ hoàn toàn tham nhũng.
|
Shedding Light on
Corruption: Sunshine Laws and Freedom of Information
Donald F. Kettl
|
Hiểu rõ nạn tham
nhũng: Những luật lệ về tính minh bạch và tự do thông tin
Donald F. Kettl
|
Although it may be impossible to eliminate corruption in
the United States, regulations against corrupt practices and legislation to
increase government transparency have reduced corruption by examining
government closely to weed out waste, fraud, and abuse. Freedom of
information and “sunshine” laws are two of these important anticorruption
tools. Author Donald F. Kettl is director of the Fels Institute of Government
at the University of Pennsylvania and author of System under Stress: Homeland
Security and American Politics, second edition (2007).
|
Mặc dù chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn tham nhũng ở
Hoa Kỳ, nhưng những quy định chống lại những thông lệ của tham nhũng và luật
pháp nhằm tăng tính minh bạch của chính phủ cũng đã giảm được tham nhũng
thông qua việc theo dõi các hoạt động của chính phủ một cách sát sao để bài
trừ sự lãng phí, gian lận, và sự lạm dụng chức quyền. Tự do thông tin và
những luật “Minh bạch” là hai trong số những công cụ chống tham nhũng này.
Tác giả Donald F. Kettl là giám đốc của Viện Nghiên cứu Chính phủ Fels tại Đại
học Pennsylvania, và là tác giả của cuốn Hệ thống dưới sự căng thẳng: An ninh
Nội địa và Chính trị Hoa Kỳ, tái bản lần thứ nhất (2007).
|
Americans have long employed two very different approaches
to fighting corruption. The first—and the one with the deepest roots—is
regulation. If there is a practice that citizens or elected officials find
unwise or distasteful, the instinct has long been to write a rule against it.
This has led to a proliferation of rules, sometimes with a whole regulatory
apparatus growing to prevent the repetition of a single problem.
|
Người Mỹ lâu nay thường sử dụng hai cách tiếp cận rất khác
nhau trong việc bài trừ nạn tham nhũng. Cách tiếp cận thứ nhất – và là cách
tiếp cận có nguồn gốc sâu xa nhất là quy định của luật pháp. Nếu có một hành
vi nào đó mà công dân hay các đại biểu dân cử cảm thấy không đúng đắn hay
không vừa lòng, thì phản ứng manh tính bản năng sẽ là soạn ra một quy định
cấm hành vi đó. Điều này dẫn đến sự ra đời của rất nhiều quy định, đôi khi
còn của cả một bộ máy điều tiết nhằm ngăn chặn không cho một vấn đề được phép
tái diễn.
|
The Watergate investigations into the Nixon
administration’s use of presidential power in the 1970s stimulated a second
broad approach to fighting corruption. Rules alone did not prove enough to
prevent widespread abuses of executive authority. Moreover, many reformers
were deeply concerned about both the concentration of executive power and the
veil of secrecy that often enshrouded its use. Congress sought to reduce
corruption through several new programs aimed at increasing transparency.
|
Những cuộc điều tra Watergate về việc Chính quyền Tổng
thống Nixon đã sử dụng quyền lực của tổng thống như thế nào vào thập niên
1970 đã làm nảy sinh một cách tiếp cận thứ hai trong việc bài trừ nạn tham
nhũng. Chỉ riêng các quy định đã tỏ ra không đủ để ngăn chặn sự lạm dụng chức
quyền một cách phổ biến. Hơn nữa, nhiều nhà cải cách lo ngại sâu sắc về sự
tập trung quyền lực nhà nước và bức màn bí mật luôn bao bọc quanh nó. Quốc
hội Hoa Kỳ đã cố gắng giảm bớt tham nhũng thông qua một số chương trình mới
nhằm tăng cường tính minh bạch.
|
It is impossible, of course, to eliminate corruption.
There are many opportunities for steering public processes in ways that
distort public purposes for private gain, and it is impossible to eliminate
it by rule. But, as the American approach of the 1970s suggested, it might be
possible to reduce it by opening up government’s doors, by shining a bright
light inside, and by empowering investigators to examine government closely
to weed out waste, fraud, and abuse. This approach has deep roots in American
political tradition, and it echoes what James Madison, fourth president of
the United States, wrote in 1822: “A popular Government without popular
information or the means of acquiring it, is but a Prologue to a Farce or a
Tragedy or perhaps both. Knowledge will forever govern ignorance, and a
people who mean to be their own Governors, must arm themselves with the power
knowledge gives.”
|
Tất nhiên không thể xóa bỏ hoàn toàn nạn tham nhũng được.
Có nhiều cơ hội để lái các quy định luật pháp theo cách thức làm bóp méo các
mục đích chung để phục vụ lợi ích cá nhân và không thể loại bỏ hoàn toàn nạn
tham nhũng chỉ bằng luật pháp. Nhưng theo cách tiếp cận của người Mỹ vào
những năm 1970 thì có thể hạn chế tham nhũng nhờ việc vén các bức màn bí mật
và làm sáng tỏ hoạt động của chính phủ thông qua việc tăng cường quyền lực
cho các điều tra viên, nhằm giám sát chính phủ, loại bỏ các hành vi lãng phí,
gian lận và lạm dụng chức quyền. Cách tiếp cận này có nguồn gốc sâu xa từ
truyền thống chính trị Hoa Kỳ, và cũng gợi lại những gì mà vị tổng thống thứ
tư của nước Mỹ - James Madison đã viết năm 1822: “Một chính phủ vì dân mà
không có sự phổ biến thông tin cho dân chúng hoặc không có phương tiện để
tiếp cận thông tin thì chỉ là sự bắt đầu cho một trò hề hoặc chính là một tấn
thảm kịch, hoặc có lẽ là cả hai thứ đó. Tri thức sẽ luôn thống trị sự ngu
dốt, và nhân dân chính là người bầu ra các thống đốc của họ, họ có quyền và
họ cần phải biết những gì chính phủ của họ đang làm”.
|
Freedom of Information
One of the most important elements of this strategy is the
Freedom of Information Act (FOIA). First passed in 1966, FOIA establishes
that government documents are, at their core, the possession of the people
and that the people have a right to view them. The act switches the
traditional burden of proof from a presumption that documents were private
unless citizens could establish a basis for seeing them, to a presumption
that documents were public unless government could establish a basis (such as
national security and personal privacy) for keeping them private. Perhaps
even more important, FOIA established the foundation on which subsequent
reforms were built: that citizens had a right to know about their government
and what it was doing.
|
Tự do thông tin
Một trong những thành tố quan trọng nhất của chiến lược
này là Luật về Tự do Thông tin (FOIA). Đạo luật này được thông qua lần đầu
tiên năm 1966, quy định rằng về nguyên tắc, các tài liệu của chính phủ thuộc
quyền sở hữu của dân chúng, và dân chúng có quyền được xem nội dung các tài
liệu của chính phủ. Luật này chuyển trách nhiệm chứng minh truyền thống từ
một quan niệm vốn có trước đó rằng các tài liệu này sẽ được giữ kín và chỉ
những công dân chứng minh được lý do cần thiết thì mới được xem những tài liệu
này, sang một quy ước mới cho phép dân chúng tự do tiếp cận tài liệu của
chính phủ trừ khi nhà nước có lý do chính đáng để không tiết lộ thông tin (ví
dụ như vì lý do an ninh quốc gia hay bảo mật thông tin cá nhân). Quan trọng
hơn, luật này đã tạo ra nền tảng cho những cải cách liên tiếp sau đó: các
công dân có quyền biết về chính phủ của họ và về những gì mà chính phủ đang
làm.
|
A companion law, the Privacy Act of 1974, established that
citizens had a right to view the information that the government had
collected about them. The Federal Bureau of Investigation, for example, had
kept substantial files on some individuals. Critics charged that the bureau
had violated the individuals’ rights in collecting the information, that the
information might have been false, and that the government might use the
information against them without their knowing about it. Under the Privacy
Act, citizens could obtain copies of such government files and, if necessary,
challenge the accuracy of information within them. The act also restricted
the government’s ability to disclose personal information about citizens.
Together, FOIA and the Privacy Act not only established the legal basis for
the government’s transparency policy but also required government agencies to
write clear guidelines on how they would implement them, so that the
transparency policy itself was transparent.
|
Một luật đi kèm khác, Luật Thông tin Cá nhân năm 1974,
cũng đã quy định rằng công dân có quyền biết thông tin mà chính phủ đã thu
thập về họ. Ví dụ, Cơ quan Điều tra Liên bang đã cất giữ một số hồ sơ cá
nhân. Dư luận chỉ trích rằng cơ quan này đã vi phạm quyền cá nhân khi thu
thập thông tin cho những hồ sơ này, rằng các thông tin này có thể không đúng
và chính phủ có thể sử dụng thông tin này chống lại các cá nhân trong khi họ
không biết về những thông tin mà cơ quan này đã thu thập. Theo Luật Thông tin
Cá nhân, các công dân được phép có một bản sao những hồ sơ cá nhân mà chính
phủ đã thu thập về họ, thậm chí nếu cần thiết, họ có thể không thừa nhận tính
xác thực của thông tin trong các hồ sơ này. Đạo luật này cũng hạn chế cơ hội
phổ biến thông tin cá nhân của chính phủ. Luật Tự do Thông tin và Luật Thông
tin Cá nhân đã không chỉ tạo ra nền tảng luật pháp về minh bạch chính sách
của chính phủ mà còn đòi hỏi các cơ quan chính phủ phải đưa ra các hướng dẫn
rõ ràng để thực thi luật, và chính điều này lại làm cho bản thân chính sách
về sự minh bạch trở nên minh bạch hơn.
|
Government
Transparency
Congress followed in 1976 with the Government in the
Sunshine Act. With a handful of exceptions, mainly for national security and
personal privacy, the law requires government meetings to be open to the
public. Public agencies must give advance notice about upcoming meetings and
their agendas, and they must keep public records about the meetings’ results.
In addition, the act carefully defines a “meeting,” to prevent groups of
government officials gathering to make decisions while claiming that it was
not an official meeting.
|
Tính minh bạch của
chính phủ
Năm 1976, Quốc hội cùng với Chính phủ đã thông qua Đạo
luật Ánh dương. Với rất ít ngoại lệ, chủ yếu liên quan đến an ninh quốc gia
và bảo mật thông tin cá nhân, Luật này quy định rằng các cuộc họp của chính
phủ phải được công khai trước dân chúng. Các cơ quan công quyền cần phải
thông báo trước về các cuộc họp sắp diễn ra và chương trình nghị sự của mình,
đồng thời phải công khai trước dân chúng kết quả của những cuộc họp này. Thêm
vào đó, đạo luật này cũng định nghĩa rõ ràng “cuộc họp” nhằm ngăn chặn các
nhóm quan chức chính phủ tụ họp để đưa ra các quyết định, nhưng lại nói rằng
đó là cuộc họp không chính thức.
|
Two years later, Congress added the Inspector General Act,
which created high-level officials in each federal agency to conduct
independent audits and investigations. These inspectors general had broad
power to explore agency operations, and they had authority over their own
budget and staff. The administration of President Jimmy Carter had promoted
the act. When Ronald Reagan succeeded him, he dismissed all 16 inspectors
general, which led to widespread concern that he would not be tough on
government waste. He countered by reappointing five of the inspectors
general, naming 11 new officials, and saying that each one would be “meaner
than a junkyard dog.” The inspectors general have often produced tough
reports on big issues, from mismanagement of the federal government to
difficulties in contract administration. Their sharp words have often stirred
deep political conflict, but they remain an important part of the federal
government’s transparency policy, despite many opportunities to undermine
their role.
|
Hai năm sau, Quốc hội thông qua thêm một đạo luật nữa:
Luật Tổng Thanh tra, quy định rằng các quan chức cấp cao tại tất cả các cơ
quan liên bang phải tiến hành thanh tra và kiểm toán độc lập. Các viên Tổng
Thanh tra này có toàn quyền kiểm tra hoạt động, ngân sách và đội ngũ viên
chức của các cơ quan liên bang. Chính quyền của Tổng thống Jimmy Carter đã
ủng hộ đạo luật này. Khi Ronald Reagan kế nhiệm ông, vị tổng thống mới này đã
bãi nhiệm toàn bộ 16 viên Tổng Thanh tra, dẫn tới một mối lo ngại rộng khắp rằng
tổng thống không thể kiểm soát được những hành vi lãng phí của chính phủ.
Ronald Reagan đã trả lời bằng cách tái bổ nhiệm 5 Tổng Thanh tra và bổ nhiệm
11 Tổng Thanh tra mới; đồng thời tuyên bố rằng mỗi người trong số họ hãy
“tinh anh hơn một con chó săn”. Các Tổng Thanh tra thường đưa ra các báo cáo
đối với những vụ việc lớn, từ việc quản lý tồi của chính quyền liên bang đến
các trở ngại trong quản lý hợp đồng. Các báo cáo của họ thường gây ra những
xung đột chính trị sâu sắc và mặc dù nhiều lần vai trò của họ đã có nguy cơ
bị giảm sút, nhưng họ vẫn là một phần quan trọng trong chính sách minh bạch
của chính phủ liên bang.
|
These are all federal government initiatives, and their
requirements apply only to federal agencies. However, most individual state governments
in the United States have adopted similar legislation (and state rules
generally govern the operation of local town and city governments). Since the
1970s, transparency has become as important as regulatory approaches in the
American effort to reduce corruption.
|
Đây đều là những sáng kiến của chính phủ liên bang, và các
quy định của những đạo luật này chỉ áp dụng cho các cơ quan liên bang. Tuy
nhiên, phần lớn các bang trên khắp nước Mỹ cũng đều đã thông qua các đạo luật
tương tự (nói chung, luật pháp của các bang thường được áp dụng cho hoạt động
của các chính quyền thành phố và thị trấn ở địa phương). Từ những năm 1970,
tính minh bạch đã trở nên quan trọng không kém gì so với các cách tiếp cận
điều chỉnh trong nỗ lực bài trừ nạn tham nhũng của Hoa Kỳ.
|
Other Issues
Of course, firm policies do not always produce the desired
reality. Government officials have been convicted for using their
professional positions for personal gain, including efforts to secure future
employment at businesses with which they had negotiated contracts and to
receive kickbacks on other deals. The inspector general staffs remain
relatively small in comparison with the size of the activities they are
overseeing. That means they must, inevitably, target some issues over others,
and that has led to charges that they miss some problems and sometimes choose
others to focus on for political reasons.
|
Các vấn đề khác
Tất nhiên là các chính sách đưa ra không phải lúc nào cũng
đạt được kết quả như mong muốn. Các quan chức chính phủ vẫn bị kết tội là đã
sử dụng vị trí để tư lợi, trong đó có cả việc đảm bảo việc làm trong tương
lai cho những doanh nhân mà các quan chức này đã đàm phán hợp đồng và việc
nhận hoa hồng trong các vụ đàm phán khác. Số lượng Tổng Thanh tra dường như
là quá nhỏ so với số lượng các vụ việc và các hoạt động mà họ phải điều tra.
Như vậy, chắc chắn là họ sẽ tập trung hơn vào một số vụ việc so với các vụ
việc khác, và điều này dẫn tới hiện tượng bỏ qua một số vấn đề và đôi khi các
Tổng Thanh tra sẽ lựa chọn các vụ việc vì những lý do chính trị.
|
Moreover, these transparency measures are costly because
they make the administrative process more cumbersome. Agencies have had to
create new staffs charged with reviewing citizen requests for files and
information. They have had to establish new procedures for publicizing their
work and their results, and the advance notice requirements of the Sunshine
Act make it harder for agencies to act quickly, since every meeting must
first receive advance public notice. Furthermore, transparency has not
reached everywhere in government. The judicial branch, especially at the
federal level, has resisted some of the transparency movement, especially in
television broadcasts of oral arguments and decisions.
|
Ngoài ra, các biện pháp đảm bảo tính minh bạch này tốn kém
bởi vì chúng làm cho bộ máy hành chính trở nên cồng kềnh hơn. Các cơ quan
liên bang phải thành lập một bộ phận chịu trách nhiệm xem xét yêu cầu của dân
chúng về các hồ sơ và thông tin, phải xây dựng các quy trình mới để công khai
hoạt động, kết quả; và yêu cầu phải báo trước các cuộc họp như trong Đạo luật
Ánh dương đã quy định khiến cho các cơ quan liên bang gặp khó khăn trong việc
hành động nhanh do các cuộc họp đều phải chờ được thông báo trước cho dân
chúng. Hơn nữa, không phải tất cả mọi nơi trong chính phủ đều có sự minh
bạch. Ngành tư pháp, đặc biệt là ở cấp liên bang, đã phản đối một số nội dung
trong phong trào minh bạch hoá, nhất là đối với việc đưa lên truyền hình
những buổi tranh tụng và phán quyết của toà.
|
Nevertheless, the rise of the transparency movement in
American government has largely had positive results. It helped restore trust
in government and its processes following the turmoil that accompanied the
Watergate investigation of the early 1970s. It has increased civic engagement
in government. Even critics would grudgingly admit, despite the procedural
difficulties that it creates, that more transparency has improved the overall
level of deliberation in the process. Transparency has not replaced
regulation as the first bulwark against corruption and it has not eliminated
corruption, but it certainly has made the process democratically more robust.
|
Tuy nhiên, làn sóng minh bạch hóa đang dâng cao trong
chính quyền Hoa Kỳ cũng đã thu được nhiều thành quả tốt đẹp. Nó giúp khôi
phục lòng tin đối với chính quyền và xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng sau vụ
điều tra Watergate hồi đầu thập kỷ 70. Nó làm tăng sự quan tâm của dân chúng
đối với chính quyền. Mặc dù quá trình minh bạch hóa đã gây ra một số trở ngại
về thủ tục hành chính, nhưng ngay cả những người phản đối xu thế này cũng
phải miễn cưỡng công nhận rằng mức độ minh bạch đã được cải thiện ở các cấp.
Sự minh bạch không thay thế vị trí hàng đầu của các quy định pháp luật trong
việc chống lại nạn tham nhũng, và nó cũng không loại bỏ hoàn toàn nạn tham
nhũng, nhưng chắc chắn rằng nó đã giúp cho cuộc chiến chống tham nhũng trở
nên mạnh mẽ và dân chủ hơn.
|
Effective
Anticorruption Approaches: U.S. Agency for International Development (USAID),
Office of Democracy and Governance
|
Các cách tiếp cận
hiệu quả trong việc bài trừ nạn tham nhũng: Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID),
Văn phòng Dân chủ và Quản lý
|
An effective response to corruption starts with two
indispensable acknowledgments: first, that no system or society is immune to
corruption, and second, that we may need to commence our efforts with the
very basic process of building a mutual understanding of what we mean when we
say the word corruption.
|
Một giải pháp hiệu quả đối với nạn tham nhũng phải được
bắt đầu từ hai nhận thức không thể thiếu: thứ nhất là không có một hệ thống
hay một xã hội nào là không có nạn tham nhũng, và thứ hai là chúng ta cần
phải bắt đầu nỗ lực ngay từ những bước đi căn bản nhất trong việc xây dựng sự
hiểu biết chung về điều chúng ta muốn ám chỉ khi nói đến tham nhũng.
|
Multi-faceted approaches are essential. Even when our
resources are small, USAID staff spend a great deal of time coordinating with
host-government counterparts and other donors to assure that a comprehensive
approach to anticorruption reform is undertaken and that diplomatic as well
as programmatic resources are brought to bear. USAID’s experience in Kenya is
a good example of what is achievable through support to reformers and
institutions on several fronts. While events in that country led to a
decision to reduce our assistance to certain government institutions like the
Directorate of Government Ethics, earlier program support from the United
States and other donors helped that office gather important information that
has now been taken up by the Parliamentary Public Accounts Committee—also a
recipient of USAID capacity-building support—and continues to shape a very
important public debate and investigation process in that country. And, of
course, none of these developments would have progressed this far without the
very vital role played by Kenyan civil society, with whom USAID has partnered
and which has been at the forefront of the anticorruption battle for many
years.
|
Các cách tiếp cận đa phương diện là quan trọng nhất. Ngay
cả khi nguồn lực của chúng ta rất nhỏ, các cán bộ của USAID vẫn giải quyết
tốt mọi việc trong thời gian hợp tác với chính phủ của nước chủ nhà đối tác
và với các nhà tài trợ, để bảo đảm triển khai một cách tiếp cận chung trong
việc thực hiện những cải cách chống tham nhũng, và để bảo đảm rằng các nguồn
lực ngoại giao cũng như các nguồn lực từ các chương trình hỗ trợ phải được sử
dụng một cách có hiệu quả. Kinh nghiệm của USAID tại Kenya là một ví dụ tiêu
biểu chứng minh cho những gì có thể đạt được thông qua hỗ trợ các nhà cải
cách và các thể chế trên nhiều mặt trận. Trong khi các sự kiện tại đất nước
này khiến nước Mỹ quyết định giảm bớt sự trợ giúp của mình đối với một số cơ
quan chính phủ (ví dụ như Ban Đạo đức của Chính phủ) thì một chương trình hỗ
trợ trước đó của Hoa Kỳ và của các nhà tài trợ khác đã giúp cơ quan này thu
thập những thông tin quan trọng hiện vẫn đang được Ủy ban Tài chính Công của
Nghị viện Kenya sử dụng; đồng thời, USAID cũng đã trao một khoản viện trợ xây
dựng năng lực cho chính phủ và tiếp tục có ảnh hưởng lớn tới cuộc tranh luận
chính trị và các cuộc điều tra tại đất nước này. Và tất nhiên sẽ không một
tiến bộ nào trong số này có thể đi xa đến như vậy nếu không có vai trò tiên
quyết của xã hội dân sự Kenya – là đối tác của USAID và là những người luôn
đi tiên phong trên mặt trận chống tham nhũng từ nhiều năm nay.
|
Civil society is always a necessary partner. Governments
don’t often reform on their own, even when there is strong leadership
supporting these changes. Some of our best results have been achieved when
local communities get involved in monitoring the execution of development
projects and budgets. In Colombia, community veedurìas (citizen oversight
committees) have changed hiring practices at local schools and prevented road
builders from using inferior materials. In Mali, taxpayers in one Bamako
district uncovered discrepancies in local budgets that led to the removal and
indictment of several local officials. Similar results have been achieved in
USAID programs in Rwanda and Tanzania and elsewhere.
|
Xã hội dân sự luôn luôn là một đối tác không thể thiếu.
Các chính phủ thường không tự cải cách, ngay cả khi đội ngũ lãnh đạo ủng hộ
mạnh mẽ những cải cách này. Chúng ta thường thu được những thành quả tốt đẹp
nhất khi các cộng đồng địa phương tham gia vào việc giám sát triển khai các
dự án phát triển và ngân sách. Tại Côlômbia, cộng đồng veedur (các ủy ban
giám sát của công dân) đã thay đổi những tập quán về tuyển dụng tại các
trường học địa phương và cấm công nhân xây dựng làm đường sử dụng nguyên vật
liệu kém phẩm chất. Ở Mali, người dân đóng thuế tại một huyện ở Bamako đã
phát hiện ra những điều không nhất quán trong ngân sách địa phương, và điều
này đã khiến cho một số quan chức địa phương bị kết tội và cách chức. Các
chương trình của USAID tại Rwanda, Tanzania và nhiều nơi khác cũng đã có
những thành quả tương tự.
|
Institution-building approaches work in places where the
governance basics are established and where there is strong political
commitment to change the way the public’s business is conducted. USAID
support has helped the Indonesian Anticorruption Commission and the South
African Specialized Commercial Crimes Court achieve important successes, but
in less conducive settings, specialized institutions like these have not
performed as well. The record of anticorruption commissions globally bears
this out.
|
Các cách tiếp cận về xây dựng thể chế tỏ ra thích hợp ở
những nơi chính quyền cơ sở được thành lập và ở những nơi có cam kết chính
trị mạnh mẽ đối với việc thay đổi cách tiến hành các công việc chung. Các
chương trình hỗ trợ của USAID đã giúp Ủy ban Chống tham nhũng của Inđônêxia
và Tòa án Thương mại Nam Phi đạt được những thành quả quan trọng, nhưng trong
những môi trường ít thuận lợi hơn, các thể chế chuyên biệt như vậy hoạt động
không được tốt lắm. Tài liệu của các ủy ban chống tham nhũng trên khắp thế giới
đều xác nhận điều này là đúng.
|
Leveraging resources, political commitment, and
development outcomes by mainstreaming anticorruption objectives and
principles can be a successful strategy. USAID is pursuing this approach
partly to address the problem of shrinking resources for more traditional
governance work and partly because we have seen that corruption is difficult
to combat only from a governance perspective. But even more importantly, we
have seen enough examples of communities and governments galvanizing around
reforms that involve service delivery and improving their global economic
standing to indicate that this is a promising area for further effort. On the
other hand, we also are aware of the risks of assuming that reforms we
promote will have anticorruption impact, but not articulating it in the
planning, negotiation, or expected results of an activity.
|
Huy động các nguồn lực, cam kết chính trị, các thành quả
phát triển thông qua việc lồng ghép các mục tiêu và nguyên tắc chống tham
nhũng có thể là một chiến lược mang lại thành công. USAID theo đuổi cách tiếp
cận này một phần là để đối phó với hiện tượng thiếu nguồn lực dành cho công
việc quản trị nhà nước có tính truyền thống hơn và một phần là vì chúng ta đã
thấy rằng nạn tham nhũng rất khó bị đẩy lùi nếu chỉ tiếp cận từ phía quản trị
nhà nước. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta đã chứng kiến nhiều ví dụ về các
cộng đồng và chính phủ đang phấn khích xung quanh những cải cách liên quan
đến phân phối dịch vụ và nâng cao vị thế kinh tế của họ trên trường quốc tế.
Những ví dụ này chỉ ra rằng đây là một vùng đất hứa cho các nỗ lực cao hơn.
Mặt khác, chúng ta cũng ý thức được nguy cơ của việc tự tin rằng những cải
cách mà chúng ta đang thúc đẩy đã có tác động chống tham nhũng, nhưng chúng
ta lại chưa khớp được các cải cách này trong các bản kế hoạch, trong đàm
phán, hoặc chưa dự báo được kết quả của một hoạt động cải cách.
|
While we have learned what works, we have also discovered
some ineffective approaches:
• Public awareness programs not tied to reforms
• Reforms without public awareness programs
• Failure to take a long-term approach
• Recommendations unsupported by research and data
collection
• Donor-driven programs that are perceived as such.
|
Trong khi thấy được cách tiếp cận nào là có hiệu quả cho
cuộc đấu tranh chống tham nhũng thì chúng ta cũng phát hiện ra một số cách
tiếp cận không mang lại hiệu quả:
* Các chương trình nâng cao nhận thức dân chúng không bị
ràng buộc với cải cách
* Các cải cách không có các chương trình nâng cao nhận
thức dân chúng
* Không có cách tiếp cận dài hạn
* Các khuyến nghị không dựa trên nghiên cứu và thu thập số
liệu
* Các chương trình do các nhà tài trợ cấp vốn và được coi
là chương trình của các nhà tài trợ (sự thiếu tinh thần làm chủ).
|
USAID will continue to work closely with cooperating
governments, multilateral institutions, and the community of nongovernmental
organizations to ensure a strategic and effective correlation between U.S.
government diplomatic and programmatic activities. Good governance and accountability
create conditions that lift people out of poverty, raise education and health
levels, improve the security of borders, expand the realms of personal
freedoms, nurture sound economic and sustainable development strategies, and
create healthier democracies.
|
USAID sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, các
tổ chức đa phương và cộng đồng các tổ chức phi chính phủ nhằm đảm bảo một sự
phối hợp chiến lược và hiệu quả giữa các hoạt động ngoại giao và các chương
trình hợp tác của Chính phủ Hoa Kỳ. Quản trị nhà nước tốt và trách nhiệm giải
trình sẽ tạo điều kiện đưa dân chúng thoát khỏi đói nghèo, nâng cao chất
lượng y tế và giáo dục, tăng cường an ninh biên giới, mở rộng phạm vi tự do
cá nhân, thực hiện các chiến lược kinh tế và phát triển bền vững, và tạo ra
các nền dân chủ vững mạnh hơn.
|
The Costs of
Corruption
John Sullivan and Aleksandr Shkolnikov
|
Cái giá của nạn tham
nhũng
John Sullivan và Alexsandr Shkolnikov
|
John Sullivan is executive director of the Center for
International Private Enterprise (CIPE), an affiliate of the U.S. Chamber of
Commerce. Aleksandr Shkolnikov is a program officer at CIPE. Following is an
excerpt from their article outlining the cost of corruption for businesses
and average citizens alike. This text first appeared in the article
“Combating Corruption: Private Sector Prespectives and Solutions” in the
September 2004 issue of Economic Reform, a CIPE publication.
|
John Sullivan là Giám đốc điều hành của Trung tâm Doanh
nghiệp Tư nhân Quốc tế (CIPE), một tổ chức trực thuộc Phòng Thương mại Hoa
Kỳ. Aleksandr Shkolnikov là cán bộ chương trình của CIPE. Dưới đây là đoạn
trích từ một bài báo của hai tác giả này viết về cái giá của nạn tham nhũng
đối với các doanh nhân và các tầng lớp công dân nói chung. Phần trích này
xuất hiện lần đầu tiên trong bài báo “Đấu tranh chống tham nhũng: Triển vọng
và giải pháp cho khu vực tư nhân”, tháng 9/2004, in trên cuốn Cải cách Kinh tế
- một ấn phẩm của CIPE.
|
Why fight against corruption? In many economies,
corruption is institutional and dealing with it on a daily basis seems more
convenient than combating it. Looking at corruption as an economic issue
means that corruption is more than simply a wrong behavior. It means that
corruption, while benefiting a few individuals, is costly to society, the
private sector, and governments in the long run. Corruption must be rooted
out because it:
|
Tại sao phải đấu tranh chống tham nhũng? Tại nhiều nền
kinh tế, tham nhũng mang tính định chế và việc hàng ngày đối mặt với nạn tham
nhũng còn có vẻ dễ hơn là việc đấu tranh chống lại nó. Coi tham nhũng là một
vấn đề kinh tế có nghĩa là tham nhũng không chỉ đơn giản là một hành vi ứng
xử sai trái. Điều này có nghĩa là khi nó mang lại lợi ích cho một số ít cá
nhân thì nó cũng gây ra những tổn thất cho xã hội, cho khu vực tư nhân và cho
chính phủ trong dài hạn. Tham nhũng cần phải được loại bỏ tận gốc vì những lý
do sau:
|
Misallocates
resources
Resources that otherwise could be directed towards
production of goods and services are often devoted to corruption. This
includes direct resources involved in cash transfers and indirect ones, such
as maintaining contacts with government officials or providing an operation
or production license to a less efficient firm. Corruption also misallocates
resources that could otherwise be used for provision of public services.
Funds for licenses or tax income, instead of contributing to the budget, may
simply end up in the pockets of corrupt government employees. Also, resources
are not used most efficiently, as it is not the most efficient but, rather,
the best-connected firm that gets a government contract.
|
Phân bổ nguồn lực
không hợp lý
Các nguồn lực nếu không được trực tiếp dành cho sản xuất
hàng hóa và dịch vụ thì thường là mục tiêu cho tham nhũng. Những nguồn lực
này bao gồm cả các nguồn lực trực tiếp trong chuyển tiền mặt và các nguồn lực
gián tiếp như việc duy trì quan hệ với các quan chức chính phủ hay việc cung cấp
giấy phép hoạt động hoặc giấy phép sản xuất cho một doanh nghiệp ít hiệu quả
hơn. Tham nhũng cũng khiến các nguồn lực bị phân bổ thiếu hợp lý trong khi lẽ
ra chúng phải được sử dụng để cung cấp các dịch vụ công cộng. Số tiền thu
được do cấp phép hoặc số thu từ thuế, thay vào việc được sử dụng để đóng góp
cho ngân sách, lại chạy vào túi các quan chức chính phủ tham nhũng. Như vậy,
các nguồn lực không được sử dụng một cách hiệu quả nhất; nói cách khác, chúng
chỉ trở nên có hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp có quan hệ tốt và có
được hợp đồng với chính phủ.
|
Fosters misguided
and unresponsive policies and regulations
In the systems that are corrupt, lawmakers will often
generate policies and regulations that are not intended to improve overall
economic or political environment. Rather, they benefit a few who are close
to the decision makers or those who are bribing government officials to pass
a favorable regulation.
|
Tiếp tay cho các
chính sách và các điều luật sai lầm và vô trách nhiệm
Trong các hệ thống bị tham nhũng, các nhà làm luật thường
đưa ra các chính sách và các điều luật không có lợi cho môi trường kinh tế
chính trị nói chung. Trái lại, các điều luật và chính sách này thường mang
lại lợi ích cho một số ít người thân của các nhà hoạch định chính sách hoặc
cho những người mua chuộc các quan chức chính phủ để họ thông qua một điều
luật ưu đãi.
|
Lowers investment
levels
Corruption has negative effects on the levels of both
foreign and domestic investment. Investors will ultimately avoid environments
where corruption is rampant because it increases the cost of doing business
and undermines the rule of law. Corruption is also often associated with a
high degree of uncertainty, something that always drives investors away.
|
Mức độ đầu tư thấp
hơn
Tham nhũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cả đầu
tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư chắc chắn sẽ xa lánh những
môi trường có nạn tham nhũng hoành hành, bởi lẽ tham nhũng sẽ làm tăng chi
phí kinh doanh của họ và sẽ hủy hoại sự nghiêm minh của pháp luật. Tham nhũng
cũng thường đi đôi với mức độ rủi ro cao, và điều này luôn khiến các nhà đầu
tư e ngại.
|
Reduces competition
and efficiency
Government officials demanding bribes for providing or
denying services like licenses or permits limit the number of firms able to
enter the market, thereby creating a “rent-seeking” environment that forces
companies that are unwilling or unable to pay bribes into the informal
economy. Rent seeking sometimes leads to trade protectionism, and also to the
fact that bad quality or inefficiently produced inputs result, which in turn
lowers effectiveness, productivity, and competitiveness. Overall, the lack of
competition hurts consumers, who receive fewer technologically advanced goods
and goods of otherwise lower quality and pay higher prices for these goods.
|
Giảm cạnh tranh và
tính hiệu quả
Việc các quan chức chính phủ đòi hối lộ để cung cấp hoặc
từ chối các dịch vụ (như cấp môn bài và giấy phép) sẽ hạn chế số lượng các
công ty có thể tham gia vào thị trường, tạo ra một môi trường “xin-cho” buộc
các công ty không muốn hoặc không có khả năng chi các khoản tiền hối lộ gia
nhập vào nền kinh tế phi chính thức. Cơ chế xin-cho thường dẫn đến chủ nghĩa
bảo hộ thương mại và cũng dẫn đến thực tế là những đầu vào được sản xuất kém
chất lượng hoặc không có hiệu quả sẽ làm giảm năng suất, tính hiệu quả và
tính cạnh tranh. Nhìn một cách tổng thể, sự thiếu cạnh tranh gây tổn hại cho
người tiêu dùng vì họ phải chấp nhận những hàng hóa hàm chứa tiến bộ công
nghệ thấp, những hàng hóa kém chất lượng và phải trả những mức giá cao hơn
cho những hàng hóa này.
|
Lowers public
revenue for essential goods and services
Tax evasion, one of the biggest threats to government
revenue flow, is widespread in corrupt countries because firms that are
informal do not report their profits and subsequently do not pay taxes. Also,
firms that operate in the formal economy will pay bribes instead of taxes
when tax administration is corrupt or opportunities for abuse of the tax code
are widespread. Moreover, corrupt government agents take for themselves fees
and payments they collect from firms for the state budget, thus depriving
government of funds needed to provide essential goods and services.
|
Giảm nguồn thu của
nhà nước đối với các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu
Trốn thuế - một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với
nguồn thu ngân sách của chính phủ - là hiện tượng phổ biến tại các quốc gia
có nạn tham nhũng hoành hành. Lý do là các doanh nghiệp trong khu vực phi
chính thức không báo cáo lợi nhuận của họ và kéo theo đó là hiện tượng trốn
thuế. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế chính thức
cũng sẽ chi các khoản tiền hối lộ thay vì đóng thuế khi cơ quan thuế có hiện
tượng tham nhũng hoặc khi cơ hội vi phạm luật thuế trở nên lan tràn. Hơn nữa,
các viên chức chính phủ tham nhũng cũng chiếm đoạt các khoản phí và tiền thuế
mà họ thu được từ các doanh nghiệp lẽ ra phải được nộp vào ngân sách nhà
nước. Hiện tượng này làm giảm nguồn thu mà chính phủ cần để cung cấp các hàng
hóa và dịch vụ thiết yếu.
|
Increases public
spending
Public investment projects often offer opportunities for
government officials to get bribes. Simply put, faced with the possibility to
directly benefit from awarding contracts to cronies, government officials
will promote as many public investment projects as possible. In fact, these
scandals erupt not only in corrupt developing countries, but also in more
developed nations where corruption is less rampant. In many countries, it is
sometimes the case that projects awarded to cronies are never finished as
funds simply get stolen. Corruption also causes mismanagement of public
investment projects and thus contributes to larger fiscal deficits,
jeopardizing sound fiscal policy.
|
Tăng chi tiêu công
cộng
Các dự án đầu tư công cộng thường tạo nhiều cơ hội để các
quan chức chính phủ nhận hối lộ. Đơn giản là để có nhiều cơ hội nhận được
những lợi ích trực tiếp mỗi khi cung cấp một hợp đồng cho các “chiến hữu”,
các quan chức chính phủ sẽ tìm mọi cách để có càng nhiều dự án đầu tư công
cộng càng tốt. Trên thực tế, những vụ bê bối kiểu này không chỉ xảy ra ở các
nước đang phát triển và có nạn tham nhũng hoành hành mà còn xảy ra tại nhiều
quốc gia phát triển, nơi mà nạn tham nhũng hoành hành ít hơn. Tại nhiều quốc
gia, đôi khi còn xảy ra trường hợp các dự án được cấp cho các “chiến hữu”
không bao giờ kết thúc được do nguồn vốn nhà nước bị ăn cắp. Tham nhũng cũng
là nguyên nhân gây ra việc quản lý yếu kém các dự án đầu tư công cộng, khiến
cho thâm hụt công khố trở nên trầm trọng và đe dọa giảm tính hiệu quả của
chính sách tài chính của nhà nước.
|
Lowers productivity
and discourages innovation
In corrupt systems, individuals and firms spend time and
resources engaging in corruption (paying bribes, nurturing relationships with
corrupt agents, etc.) rather than in growth-enhancing activities. Also,
corruption discourages innovation, as corrupt systems lack rule of law
institutions that protect property rights.
|
Giảm năng suất và
không thúc đẩy được sự sáng tạo
Trong các hệ thống tham nhũng, các cá nhân và công ty
thường dành thời gian và nguồn lực để tiếp tay cho nạn tham nhũng (đưa hối
lộ, nuôi dưỡng quan hệ với các quan chức tham nhũng) hơn là để đẩy mạnh các
hoạt động phát triển. Ngoài ra, tham nhũng cũng kìm chế sáng tạo vì các hệ
thống tham nhũng thường thiếu các quy định của các thể chế pháp luật nhằm bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ.
|
Increases costs of
doing business (serves as a tax on business)
Time and money spent on bribing government officials and
dealing with complex regulations increases the costs of doing business. These
costs are either passed on to the consumers through increased prices or
products of lower quality or serve as a barrier to market entry by firms. Also,
corrupt judicial systems limit the ability of business to enforce contracts,
hindering normal operation and blocking new opportunities.
|
Tăng chi phí kinh
doanh (được coi như một khoản thuế đối với hoạt động kinh doanh)
Thời gian và tiền bạc để hối lộ các quan chức chính phủ và
để xoay sở với các điều luật phức tạp sẽ làm tăng chi phí kinh doanh. Các chi
phí này sẽ được chuyển sang cho người tiêu dùng thông qua việc tăng giá bán
hoặc sản xuất ra các sản phẩm chất lượng thấp, hoặc trở thành vật cản đối với
các công ty muốn gia nhập thị trường. Ngoài ra, các hệ thống tư pháp tham
nhũng cũng sẽ hạn chế khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp, cản trở
các hoạt động bình thường và làm mất đi các cơ hội mới.
|
Lowers growth levels
Corruption hurts small enterprises because the high costs
of corruption (time and money) are harder to sustain for smaller firms than
for larger firms. Generally, small firms have less power to avoid corruption,
and they tend to operate in highly competitive environments and, thus, can’t
pass on the costs of corruption to customers. Thus, in corrupt environments,
it is harder for small businesses to survive, and this hurts an economy’s
growth rate because small firms are the engine of growth in most economies.
|
Giảm mức độ tăng
trưởng
Tham nhũng gây tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp
nhỏ vì các chi phí về thời gian và tiền bạc cho các quan chức chính phủ tham
nhũng trở nên quá sức đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn là đối với các doanh
nghiệp quy mô lớn. Nói chung, các doanh nghiệp nhỏ thường khó tránh được nạn
tham nhũng, và những doanh nghiệp này có xu hướng hoạt động trong những môi
trường cạnh tranh cao, vì thế, họ không thể chuyển chi phí dùng cho hối lộ
lên vai người tiêu dùng. Vì vậy, trong một môi trường tham nhũng, các doanh
nghiệp nhỏ rất khó tồn tại và điều này làm tổn hại đến tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế vì các doanh nghiệp nhỏ chính là động lực phát triển của hầu hết
các nền kinh tế trên thế giới.
|
Lowers private
sector employment levels
By forcing business into the informal sector, creating
barriers to entry, and increasing the costs of doing business, corruption
essentially reduces private sector employment because firms are less likely
to grow and expand.
|
Giảm cơ hội việc làm
trong khu vực tư nhân
Tham nhũng buộc các doanh nghiệp phải gia nhập khu vực phi
chính thức, tạo ra các rào cản đối với việc gia nhập thị trường và làm tăng
chi phí kinh doanh; do đó làm giảm cơ hội việc làm trong khu vực tư nhân vì
các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tăng trưởng và mở rộng quy mô.
|
Reduces the number
of quality public sector jobs
Corrupt governments often offer many low-paying jobs to
patronize key constituents. Also, the quality of public jobs suffers in
corrupt systems because government officials spend resources on extorting
bribes rather than providing services. For example, in many cases, within
licensing agencies, public officials will simply stall the licensing process
if they don’t receive additional payments or gifts.
|
Giảm số lượng công
việc có chất lượng trong khu vực nhà nước
Các chính phủ tham nhũng thường đưa ra các cơ hội việc làm
được trả lương thấp nhằm bảo trợ cho các thành phần quan trọng. Ngoài ra,
chất lượng của các nghề nghiệp trong khu vực nhà nước cũng thường rất thấp
tại các nền kinh tế có nạn tham nhũng hoành hành, bởi lẽ các quan chức chính
phủ thường dành các nguồn lực để moi tiền hối lộ hơn là để cung cấp dịch vụ.
Ví dụ, trong nhiều trường hợp, tại các cơ quan cấp giấy phép, các viên chức
thường trì hoãn và kéo dài thủ tục cấp phép nếu họ không nhận được tiền hối
lộ hoặc quà biếu.
|
Exacerbates poverty
and inequality
Corruption lowers the income-earning potential of the poor
because there are fewer private sector opportunities. Also, by limiting
spending on public sector services, corruption facilitates inequality—it
limits access to such essential resources as health care and education.
|
Tăng nghèo đói và
bất bình đẳng
Tham nhũng làm giảm thu nhập tiềm năng của những người
nghèo vì nó khiến khu vực tư nhân tạo ra ít cơ hội việc làm hơn. Ngoài ra,
thông qua việc hạn chế chi tiêu trong các dịch vụ công cộng, tham nhũng cũng
làm gia tăng bất bình đẳng – nó hạn chế cơ hội tiếp cận của người nghèo đối
với các nguồn lực quan trọng như chăm sóc y tế và giáo dục.
|
Undermines the rule
of law
Corruption creates a culture where government officials
are not held accountable for their actions. Also, in corrupt systems, laws
and regulations on paper are not enforced consistently and fairly. Therefore,
what matters is not the law but whom you know and how much you are willing to
pay.
|
Xói mòn tính nghiêm
minh của pháp luật
Tham nhũng tạo ra một nền văn hóa trong đó các quan chức
chính phủ không phải chịu trách nhiệm đối với những việc họ đã làm. Ngoài ra,
trong một hệ thống tham nhũng, luật pháp và các quy phạm pháp luật trên giấy
tờ không được thực thi một cách thích hợp, nhất quán và công bằng. Các vấn đề
được giải quyết không phải dựa trên luật pháp mà phụ thuộc vào việc bạn quen
biết những ai và sẵn sàng chi ra bao nhiêu tiền.
|
Hinders democratic,
market-oriented reforms
In order to be successful in building market economies and
democratic societies, countries have to build and develop institutions that
provide the enforcement of laws and ensure a transparent and inclusive
policy-making process. In corrupt systems, developing such sound and
well-designed institutions is an arduous task. Corrupt government officials
responsible for reforms are less likely to take measures that will directly
limit their ability to personally benefit from bribes and kickbacks.
Corruption also undermines the legitimacy of public office and hurts the
democratic process by discouraging people from participation.
|
Kìm hãm các cải cách
dân chủ theo định hướng thị trường
Để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường và xã hội
dân chủ, các quốc gia cần phải xây dựng và phát triển các thể chế có khả năng
thực thi pháp luật và bảo đảm tính minh bạch của chính phủ, kể cả quá trình
hoạch định chính sách. Trong các hệ thống tham nhũng, việc thực hiện yêu cầu
này và việc xây dựng các thể chế như vậy là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Các quan chức chính phủ tham nhũng có trách nhiệm thực hiện cải cách nhưng
lại tìm mọi cách để tư lợi từ các khoản hoa hồng và các khoản tiền hối lộ.
Ngoài ra, do nó hạn chế sự tham gia của dân chúng, tham nhũng còn làm xói mòn
tính hợp pháp của các cơ quan nhà nước và làm tổn thương tiến trình dân chủ
vì nó không khuyến khích sự tham gia của người dân.
|
Increases political
instability
Widespread corruption contributes to political instability
because citizens are encouraged to oust leaders who are corrupt and who can’t
effectively represent the interests of people.
|
Tăng bất ổn định
chính trị
Nạn tham nhũng hoành hành sẽ làm tăng bất ổn định chính
trị vì người dân luôn muốn thay đổi các lãnh đạo tham nhũng vì họ là những
người không thể đại diện cho lợi ích của nhân dân.
|
Contributes to high
crime rates
Corruption fosters a system with a high disregard for the
rule of law and creates a society where legal, judicial, and enforcement
institutions are ineffective. In corrupt systems, it is easy for crooks to
buy their way out of punishment. Corruption not only leads to political and
corporate crime, but it is also responsible for fostering organized crime.
|
Tăng tỷ lệ tội phạm
Tham nhũng nuôi dưỡng một hệ thống có thái độ coi thường
luật pháp cao và tạo ra một xã hội trong đó hệ thống lập pháp, tư pháp và các
thể chế thi hành pháp luật đều không có hiệu quả. Trong các hệ thống tham
nhũng, tội phạm rất dễ dùng tiền để chạy tội. Tham nhũng không chỉ dẫn đến
tội phạm chính trị và tội phạm tập thể mà còn tạo điều kiện thuận lợi các các
hình thức tội phạm có tổ chức.
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, May 9, 2012
TRANSFORMING THE CULTURE OF CORRUPTION CHUYỂN ĐỔI VĂN HÓA THAM NHŨNG
Labels:
CIVICS-CÔNG DÂN
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn