|
|
Letter to Husák from Václav Havel | Thư Václav Havel gửi ông Husák
|
Dear Dr. Husák,
In our offices and factories work goes on, discipline prevails. The efforts of our citizens are yielding visible results in a slowly rising standard of living: people build houses, buy cars, have children, amuse themselves, live their lives.
| Kính thưa tiến sĩ Husák!
Trong các công sở và nhà máy của chúng ta công việc đang chạy đều, kỷ luật được giữ vững. Sự cố gắng của đồng bào chúng ta đang tạo ra những kết quả nhìn thấy được trong sự gia tăng một cách chậm chạp mức sống: dân chúng xây nhà, mua ô tô, sinh con đẻ cái, giải trí và vui sống.
|
All this, of course, amounts to very little as a criterion for the success or failure of your policies. After every social upheaval, people invariably come back in the end to their daily labors, for the simple reason that they want to stay alive; they do so for their own sake, after all, not for the sake of this or that team of political leaders.
| Đương nhiên là tất cả những chuyện đó hầu như không phải là tiêu chí đánh giá thành công hay thất bại của những chính sách của ông. Sau mỗi chấn động xã hội, cuối cùng bao giờ người dân cũng phải quay về với công việc thường ngày của họ, vì lí do đơn giản là họ muốn sống; nói cho cùng, họ làm thế là vì quyền lợi của chính mình, chứ không phải vì quyền lợi của nhóm lãnh tụ này hay nhóm lãnh tụ kia.
|
Not that going to work, doing the shopping, and living their own lives is all that people do. They do much more than that: they commit themselves to numerous output norms which they then fulfill and over-fulfill; they vote as one man and unanimously elect the candidates proposed to them; they are active in various political organizations; they attend meetings and demonstrations; they declare their support for everything they are supposed to. Nowhere can any sign of dissent be seen from anything that the government does.
| Nhưng nhân dân không chỉ làm việc, mua bán và vui sống. Họ làm nhiều hơn thế: họ cam kết thực hiện nhiều chỉ tiêu khác nhau và sau đó thì hoàn thành và hoàn thành vượt mức, từng người đi bầu và sau đó thống nhất lựa chọn những ứng viên mà người ta đưa ra cho họ, họ là những thành viên tích cực trong những tổ chức chính trị khác nhau, họ tham gia những cuộc mít tinh và những cuộc biểu tình tuần hành, họ tuyên bố ủng hộ tất cả những gì mà họ được cho là phải ủng hộ. Trên khắp đất nước này, không ai thấy bất cứ biểu hiện bất đồng quan điểm nào trong những việc chính phủ làm.
|
These facts, of course, are not to be made light of. One must ask seriously, at this point, whether all this does not confirm your success in achieving the tasks your team set itself-those of winning the public's support and consolidating the situation in the country.
| Dĩ nhiên là chẳng cần phải nhắc lại những sự kiện này làm gì. Vì vậy mà người ta có thể hỏi một cách nghiêm túc là liệu tất cả những điều đó có khẳng định rằng các ông đã giải quyết được những nhiệm vụ mà nhóm của mình tự đặt ra hay không – tức là nhiệm vụ thu phục sự ủng hộ của nhân dân và củng cố tình hình trong nước.
|
The answer must depend on what we mean by consolidation.
Insofar as it is to be measured solely by statistical returns of various kinds, by official statements and police accounts of the public's political involvement, and so forth, then we can hardly feel any doubt that consolidation has been achieved.
| Câu trả lời phụ thuộc vào cách hiểu của chúng ta về củng cố.
Nếu chỉ dùng những số liệu thống kê về sự phục hồi trong những lĩnh vực khác nhau, nếu chỉ dùng những tuyên bố chính thức và báo cáo của công an về sự tham gia chính trị, v.v. thì chúng ta khó có thể nghi ngờ rằng tình hình trong nước đã được củng cố.
|
But what if we take consolidation to mean something more, a genuine state of mind in society? Supposing we start to inquire about more durable, perhaps subtler and more imponderable, but nonetheless significant factors, such as what, by way of genuine personal, human experience lies hidden behind all the figures? Supposing we ask, for example, what has been done for the moral and spiritual revival of society, for the enhancement of the truly human dimensions of life, for the elevation of man to a higher degree of dignity, for his truly free and authentic assertion in this world? What do we find when we thus turn our attention from the mere outward manifestations to their inner causes and consequences, their connections and meanings, in a word, to that less obvious plane of reality where those manifestations might actually acquire a general human meeting? Can we, even then, consider our society "consolidated"?
| Nhưng nếu chúng ta coi củng cố là một cái gì đó lớn hơn, là não trạng thật sự của xã hội thì sao? Giả sử chúng ta bắt đầu tìm hiểu những nhân tố có tính bền vững hơn, có thể là tinh tế hơn và khó đo lường hơn, nhưng quan trọng hơn, thí dụ như người ta, những cá nhân cụ thể, thấy gì đằng sau những con số đó? Giả sử chúng ta hỏi, đấy là nói thí dụ thế chúng ta đã làm được gì cho sự hồi sinh của xã hội về mặt đạo đức và tinh thần, đã làm được gì cho sự gia tăng những giá trị nhân bản, cho con người ngày càng có phẩm giá hơn, có chỗ đứng xác thực và tự do thật sự trong thế giới này? Chúng ta sẽ thấy gì khi không để ý tới những biểu hiện bên ngoài mà tập trung chú ý vào nhân quả bên trong, tập trung chú ý vào những mối liên hệ và ý nghĩa, nói ngắn, tập trung chú ý vào bình diện mờ ảo hơn, nơi những biểu hiện đó có thể có giá trị nhân bản thật sự? Lúc đó chúng ta có thể nói rằng xã hội chúng ta đã được "củng cố" hay chưa?
|
I make so bold as to answer, No; to assert that, for all the outwardly persuasive facts, inwardly our society, far from being a consolidated one, is, on the contrary, plunging ever deeper into a crisis more dangerous, in some respects, than any we can recall in our recent history.
I shall try to justify this assertion.
| Tôi xin liều mạng trả lời rằng chưa; rằng mặc dù những sự kiện bên ngoài có vẻ khẳng định nhưng bên trong, xã hội của chúng ta còn lâu mới là xã hội được củng cố, ngược lại, xã hội đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nguy hiểm hơn, trên một số lĩnh vực còn nguy hiểm hơn bất kì cuộc khủng hoảng nào trong lịch sử cận đại nữa.
Tôi sẽ cố gắng chứng minh điều khẳng định này.
|
The basic question one must ask is this: Why are people in fact behaving in the way they do? Why do they do all these things that, taken together, form the impressive image of a totally united society giving total support to its government? For any unprejudiced observer, the answer is, I think, selfevident: They are driven to it by fear.
| Câu hỏi quan trọng nhất là: Tại sao trên thực tế người ta lại hành động như thế? Tại sao người ta lại làm tất cả những việc mà nếu gộp chung lại thì sẽ tạo ra hình ảnh ấn tượng của một xã hội thống nhất, hoàn toàn ủng hộ chính phủ? Đối với một người quan sát không có định kiến trước thì câu trả lời, theo tôi, sẽ là: Họ làm thế vì sợ.
|
For fear of losing his job, the schoolteacher teaches things he does not believe; fearing for his future, the pupil repeats them after him; for fear of not being allowed to continue his studies, the young man joins the Youth League and participates in whatever of its activities are necessary; fear that, under the monstrous system of political credits, his son or daughter will not acquire the necessary total of points for enrollment at a school leads the father to take on all manner of responsibilities and "voluntarily" to do everything re~ quired. Fear of the consequences of refusal leads people to take part in elections, to vote for the proposed candidates, and to pretend that they regard such ceremonies as genuine elections; out of fear for their livelihood, position, or prospects, they go to meetings, vote for every resolution they have to, or at least keep silent: it is fear that carries them through humiliating acts of self-criticism and penance and the dishonest filling out of a mass of degrading questionnaires; fear that someone might inform against them prevents them from giving public, and often even private, expression to their true opinions. It is the fear of suffering financial reverses and the effort to better themselves and ingratiate themselves with the authorities that in most cases makes working men put their names to "work commitments"; indeed, the same motives often lie behind the establishment of Socialist Labor Brigades, in the clear realization that their chief function is to be mentioned in the appropriate reports to higher levels. Fear causes people to attend all those official celebrations, demonstrations, and marches: Fear of being prevented from continuing their work leads many scientists and artists to give allegiance to ideas they do not in fact accept, to write things they do not agree with or khow to be false, to join official organizations or to take part in work of whose value they have the lowest opinion, or to distort and mutilate their own works. In the effort to save themselves, many even report others for doing to them what they themselves have been doing to the people they report.
| Vì sợ mất việc làm, thầy giáo phải dạy những điều mà họ không tin; lo lắng cho tương lai, học trò nhắc lại những điều thầy giáo nói; vì sợ không được học tiếp, thanh niên phải vào Đoàn và tham gia mọi hoạt động cần thiết; sợ rằng trong hệ thống theo dõi chính trị quái gở này con cái sẽ không được đi học làm cho bố mẹ phải nhận đủ thứ trách nhiệm và "tự nguyên" tham gia mọi việc mà người ta yêu cầu. Sợ rằng không đi bầu cử sẽ gặp rắc rối làm cho mọi người đều đi bầu, đều bỏ cho ứng viên do đảng cử và giả vờ rằng đấy là những cuộc bầu cử thật sự; sợ cho cuộc sống của mình, địa vị của mình hay tương lai của mình cho nên người ta đi dự họp, biểu quyết thông qua mọi nghị quyết mà họ phải thông qua hay chí ít là im lặng; vì sợ mà họ phải làm những việc nhục nhã là tự phê bình và sám hối và điền vào không biết bao nhiêu là bảng thăm dò ý kiến khác nhau; vì sợ có kẻ nào đó sẽ báo cáo lên trên làm cho họ không dám nói ở chỗ công khai, thậm chí cả trong chốn riêng tư, ý kiến cá nhân. Vì sợ những khó khăn về tài chính và muốn cải thiện điều kiện sống của mình cũng như lấy lòng cấp trên, người ta phải kí tên vào những “cam kết hoàn thành nhiệm vụ”; thực ra, đấy cũng là động cơ thúc đẩy người ta thành lập những tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa mà ai cũng biết rằng mục đích là để báo cáo lên cấp trên mà thôi. Sợ hãi làm người ta phải tham gia tất cả những buổi mít tinh, biểu tình, tuần hành. Sợ sẽ không được tiếp tục làm việc đã buộc các nhà khoa học và các nghệ sĩ thể hiện lòng trung thành với những tư tưởng mà trên thực tế họ không chấp nhận, buộc họ phải những điều mà họ không đồng ý hoặc biết rõ là sai, phải tham gia những tổ chức của nhà nước hoặc làm những việc mà họ cho là chẳng có giá trị gì, hoặc làm méo mó hay xuyên tạc những công trình của chính mình. Để giữ thân, nhiều người thậm chí còn báo cáo với cấp trên rằng có người đang làm hại họ, nhưng đấy lại chính là những việc mà họ đã và đang làm nhằm hãm hại ngay những người mà họ báo cáo.
|
The fear I am speaking of is not, of course, to be taken in the ordinary psychological sense as a definite, precise emotion. Most of those we see around us are not quaking like aspen leaves: they wear the faces of confident, self-satisfied citizens. We are concerned with fear in a deeper sense, an ethical sense if you will, namely, the more or less conscious participation in the collective awareness of a permanent and ubiquitous danger; anxiety about what is being, or might be, threatened; becoming gradually used to this threat as a substantive part of the actual world; the increasing degree to which, in an ever more skillful and matter-of-fact way, we go in for various kinds of external adaptation as the only effective method of self defense.
| Nỗi sợ mà tôi đang nói tới đương nhiên không phải theo nghĩa tâm lý bình thường, nghĩa là không phải là một xúc cảm chính xác và rõ ràng. Đa số những người xung quanh chúng ta không run rẩy như lá cây dương: họ có bộ mặt của những công dân tự tin và tự mãn. Chúng ta quan tâm tới nỗi sợ hãi theo nghĩa sâu hơn, theo nghĩa đạo đức, nếu ông muốn nói như thế, mà cụ thể là: mỗi người, dù ít dù nhiều, đều có ý thức mang tính tập thể về mối nguy hiểm thường trực đang rình rập khắp nơi; lo lắng về cái đang bị đe dọa hay có thể bị đe dọa; quen dần với mối đe dọa đó là phần quan trọng của thế giới hiện thực; càng ngày chúng ta càng tỏ ra thản nhiên và khéo léo thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài và coi đấy là biện pháp tự bảo vệ hữu hiệu duy nhất.
|
Naturally, fear is not the only building block in the present social structure.
Nonetheless, it is the main, the fundamental material, without which not even that surface uniformity, discipline, and unanimity on which official documents base their assertions about the "consolidated" state of affairs in our country could be attained.
| Dĩ nhiên là sợ hãi không phải là khối bê tông đúc sẵn duy nhất xây nên cơ cấu xã hội hiện nay.
Nhưng đấy là vật liệu chính, vật liệu cơ bản, không có nó thì không thể có thậm chí ngay cả cái bề mặt đồng phục, kỷ luật và nhất trí làm cơ sở cho những tài liệu chính thức khẳng định rằng có thể “củng cố” được các công việc ở trong nước.
|
The question arises, of course: What are people actually afraid of? Trials? Torture? Loss of property? Deportations? Executions? Certainly not. The most brutal forms of pressure exerted by the authorities upon the public are, fortunately, past history-at least in our circumstances. Today, oppression takes more subtle and selective forms. And even if political trials do not take place today-everyone knows how the authorities manage to manipulate them-they only represent an extreme threat, while the main thrust has moved inco the sphere of existential pressure. Which, of course, leaves the core of the matter largely unchanged.
| Dĩ nhiên là sẽ xuất hiện câu hỏi: Nhân dân sợ cái gì? Sợ ra tòa? Sợ tra tấn? Sợ mất tài sản? Sợ bị trục xuất? Sợ bị hành hình? Dĩ nhiên là không. Những hình thức áp lực dã man nhất, may mắn thay, đã trở thành quá khứ - ít nhất là trong hoàn cảnh hiện nay của chúng ta. Hiện nay, việc đàn áp diễn ra một cách tinh vi hơn và có chọn lọc hơn. Và ngay cả nếu hiện nay không còn những vụ án chính trị - mọi người đều biết những biện pháp thao túng của chính quyền – thì đấy cũng chỉ là mối đe dọa có tính cách cực đoan mà thôi, trong khi mối đe dọa chính đã chuyển vào lĩnh vực của những áp lực đối với đời sống. Dĩ nhiên là cốt lõi của vấn đề vẫn không hề thay đổi.
|
Notoriously, it is not the absolute value of a threat which counts, so much as its relative value. It is not so much what someone objectively loses, as the subjective importance it has for him on the plane on which he lives, with its own scale of values. Thus, if a person today is afraid, say, of losing the chance of working in his own field, this may be a fear equally strong, and productive of the same reactions, as if'-in another historical context-he had been threatened with the confiscation of his property. Indeed, the technique of existential pressure is, in a sense, more universal. For there is no one in our couniry who is not, in a broad sense, existentially vulnerable- Everyone has something to lose and so everyone has reason to be afraid. The range of things one can lose is broad, extending from the manifold privileges of the ruling caste and all the special opportunities afforded to the powerful-such as the enjoyment of undisturbed work, advancement and earning power, the ability to work in one's field, access to higher education-down to the mere possibility of living in that limited degree of legal certainty available to other citizens, instead of finding oneself amongst the special class to whom not even those laws which apply to the rest of the public apply, in other words, among the victims of Czechoslovak political apartheid. Yes, everyone has someihing to lose. The humblest workman's mate can be shifted to an even more lowly and worse-paid job. Even he can be cruelly punished for speaking his mind at a meeting or in the pub.
| Khủng khiếp nhất là không phải giá trị tuyệt đối của mối đe dọa mà là giá trị tương đối của nó. Vấn đề không phải là người ta mất một cái gì đó có tính khách quan mà là mất giá trị chủ quan trên bình diện đời sống, mà bình diện này lại có thang giá trị riêng. Vì thế, thí dụ, nếu hiện nay một người nào đó sợ mất cơ hội làm việc trong lĩnh vực của mình thì nỗi sợ hãi này cũng mạnh và có thể tạo ra phản ứng tương tự như bị đe dọa tịch thu tài sản trong bối cảnh khác vậy. Thực vậy, theo một nghĩa nào đó, áp lực trong đời sống còn mang tính phổ quát hơn. Vì theo nghĩa rộng nhất, không có người nào trên đất nước chúng ta mà không có điểm yếu – mỗi người đều có một thứ gì đó có thể bị mất và vì vậy mà mọi người đều sợ. Nhiều thứ có thể mất, từ những đặc quyền đặc lợi của giới cầm quyền và những cơ hội chỉ dành cho những kẻ có quyền lực – như được làm những việc yên tĩnh, thăng tiến và giành được quyền lực, được làm trong lĩnh vực chuyên môn của mình, được học hành lên cao hơn – cho đến được sống trong khuôn khổ pháp luật mà những công dân khác cũng được hưởng, chứ không phải nằm trong nhóm người thậm không được hưởng cả những bộ luật vẫn được áp dụng cho phần còn lại của xã hội, nghĩa là trở thành nạn nhân của chế độ phân biệt đối xử về mặt chính trị của nhà nước Tiệp Khắc. Vâng, mọi người đều có một cái gì đó để mất. Người lao động khiêm tốn nhất cũng có thể bị đưa xuống những công việc thấp kém và được trả lương thấp hơn. Thậm chí anh ta còn có thể bị trừng phạt nặng nề vì đã nói lên suy nghĩ của mình trong cuộc họp hay trong câu lạc bộ.
|
This system of existential pressure, embracing the whole of society and every individual in it, either as a specific everyday threat or as a general contingency, could not, of course, work effectively if it were not backed up-exactly like the former, more brutal forms of pressure-by its natural hinterland in the power structure, namely, by that force which renders it comprehensive, complex, and robust: the ubiquitous, omnipotent state police.
| Hệ thống những kiểu áp lực nhắm vào đời sống như vậy bao trùm lên toàn bộ xã hội và lên mỗi con người sống trong đó. Đấy có thể là mối đe dọa đặc biệt, diễn ra hàng ngày, mà cũng có thể là một sự tình cờ. Đương nhiên là hệ thống đó không thể nào hoạt động hữu hiệu nếu nó không được lực lượng ngầm ẩn trong hệ thống quyền lực chống lưng – giống hệt như những hình thức áp lực tàn bạo hơn trong quá khứ. Đấy chính là lực lượng cảnh sát của nhà nước: có quyền lực vô hạn và hiện diện khắp nơi.
|
For this is the hideous spider whose invisible web runs right through the whole of society; this is the vanishing point where all the lines of fear ultimately intersect; this is the final and irrefutable proof that no citizen can hope to challenge the power of the state. And even if most of the people, most of the time, cannot see this web with their own eyes, nor touch its filaments, even the simplest citizen is well aware of its existence, assumes its silent presence at every moment in every place, and behaves accordingly-behaves, that is, so as to acquit themselves in those hidden eyes and ears. And he knows very well why he must. For the spider can intervene in someone's life without any need to have him in hisjaws. There is no need at all actually to be interrogated, charged, brought to trial, or sentenced. For one's superiors are also ensnared in the same web; and at every level where one's fate is decided, there are people collaborating or forced to collaborate with the state police. Thus, the very fact that the state police can intervene in one's life at any time, without his having any chance of resisting, suffices to rob his life of some of its naturalness and authenticity and to turn it into a kind of endless dissimulation.
| Mạng lưới của con nhện khủng khiếp này luồn vào toàn bộ xã hội, nó cũng là nơi mà mọi nỗi sợ hãi giao nhau, đấy là bằng chứng cuối cùng và không thể chối cãi được rằng không có người công dân nào có thể hi vọng thách thức được sức mạnh của nhà nước. Và thậm chí đa phần dân chúng, trong hầu hết cuộc đời họ, không nhìn thấy mạng lưới này, không chạm vào những sợi tơ của nó, thì người công dân bình dị nhất cũng biết rằng nó vẫn tồn tại, cũng thừa nhận sự hiện diện lặng lẽ của nó ở mọi nơi và mọi thời điểm và hành động một cách phù hợp - nghĩa là hành động sao cho những cái tai và con mắt bí mật này coi mình là người vô tội. Và anh ta hiểu rất rõ rằng vì sao anh ta phải làm thế. Vì con nhện này có thể can thiệp vào cuộc sống của người ta mà không cần cắn thẳng vào người đó. Hoàn toàn không cần thẩm vấn, không cần bắt giam, không cần đưa ra tòa hay kết án. Vì người lãnh đạo của anh ta cũng bị dính vào mạng lưới đó, và trên mỗi nấc thang, nơi quyết định số phận của anh ta, bao giờ cũng có những kẻ đang hợp tác hay bắt buộc phải hợp tác với cảnh sát. Do đó, sự kiện là cảnh sát có thể can thiệp vào cuộc sống của người ta tại bất cứ thời điểm nào, nhưng đương sự không có cơ hội phản đối, đã tước đoạt ngay tính tự nhiên và tính xác thực của đời sống của người đó và biến cuộc sống thành lối sống đạo đức giả đến suốt cuộc đời.
|
If it is fear which lies behind people's defensive attempts to preserve what they have, it becomes increasingly appar ent that the chief impulses for their aggressive efforts to win what they do not yet possess are selfishness and careerism.
| Nếu nỗi sợ hãi này là nguyên nhân để người ta cố gắng bảo vệ những thứ người ta đang có thì càng ngày càng thấy rõ là động cơ chủ yếu cho những cố gắng đầy hung bạo của họ nhằm giành lấy những thứ họ chưa có chính là tính ích kỉ và thói bon chen.
|
Seldom in recent times, it seems, has a social system offered scope so openly and so brazenly to people willing to support anything as long as it brings them some advantage; to unprincipled and spineless men, prepared to do anything in their craving for power and personal gain; to born lackeys, ready for any humiliation and willing at all times to sacrifice their neighbors' and their own honor for a chance to ingratiate themselves with those in power.
| Thời gian gần đây dường như hệ thống thường công khai và trâng tráo tạo điều kiện cho những người sẵn sàng cổ vũ cho bất cứ thứ gì miễn là có lợi cho họ, tạo điều kiện cho những kẻ nhu nhược và bất lương, tức là những kẻ sẵn sàng làm bất cứ việc gì nhằm thỏa mãn khát vọng quyền lực và tài sản của họ, tạo điều kiện cho việc sinh ra một lũ đầy tớ, sẵn sàng chịu đựng mọi sự nhục nhã và lúc nào cũng sẵn sàng bán rẻ hàng xóm cũng như danh dự của chính mình để lấy lòng cấp trên.
|
In view of this, it is not surprising that so many public and influential positions are occupied, more than ever before, by notorious caree.rists, opportunists, charlatans, and men of dubious record; in short, by typical collaborators, men, that is, with a special gift for persuading themselves at every turn that their dirty work is a way of rescuing something, or, at least, of preventing still worse men from stepping into their shoes. Nor is it surprising, in these circumstances, that corruption among public employees of all kinds, their willingness openly to accept bribes for anything and allow themselves shamelessly to be swayed by whatever considerations their private interests and greed dictate, is more widespread than can be recalled during the last decade.
| Trong khung cảnh như thế, thật không lấy gì làm ngạc nhiên khi những kẻ đầy tham vọng, những kẻ cơ hội, bịp bợm và những người có quá khứ khá mơ hồ chiếm được nhiều – chưa bao giờ nhiều như thế - vị trí đầy quyền lực; nói ngắn, đấy là những tên chỉ điểm, tức là những kẻ có thể tự thuyết phục mình – mỗi khi họ phải chuyển từ công việc bẩn thỉu này sang công việc bẩn thỉu khác – rằng đấy là biện pháp nhằm cứu một cái gì đó hay ít nhất cũng là để ngăn chặn những người còn tồi hơn họ bước lên vị trí của họ. Trong những hoàn cảnh như thế, không lấy gì làm ngạc nhiên là hiện tượng tham nhũng trong các viên chức đủ mọi loại, họ sẵn sàng công khai nhận hối lộ vì bất kì việc gì và bị quyền lợi và lòng tham chi phối, nở rộ hơn hẳn so với mười năm trước đây.
|
The number of people who sincerely believe everything that the official propaganda says and who selflessly support the government's authority is smaller than it has ever been. But the number of hypocrites rises steadily: up to a point, every citizen is, in fact, forced to be one.
| Số người thực sự tin vào những điều bộ máy tuyên truyền nói và số người ủng hộ một cách vô tư uy quyền của chính phủ ít chưa từng thấy. Nhưng những kẻ đạo đức giả thì ngày càng gia tăng: tăng đến mức mọi công dân đều buộc phải là những kẻ giả hình hết.
|
This dispiriting situation has, of course, its logical causes. Seldom in recent times has a regime cared so little for the real attitudes of outwardly loyal citizens or for the sincerity of their statements. It is enough to observe that no one, in the course of all those self-criticisms and acts of penance, really cares whether people mean what they say, or are only considering their own advantages. In fact, one can safely say that the second assumption is made more or less automatically, without anything immoral being seen in this. Indeed, the prospect of personal advantage is used as the main argument in obtaining such statements. For the most part no one tries to convince the penitent that he was in error or acted wrongly, but simply that he must repent in order to save himsel^ At the same time, the benefits he stands to gain are colorfully magnified, while the bitter taste, which will remain after the act of penance, is played down as an illusion.
| Dĩ nhiên là tình hình đáng thất vọng như thế phải có nguyên nhân của nó. Trong thời gian gần đây hiếm khi nào mà chế độ lại ít quan tâm tới thái độ thực sự của những công dân bề ngoài tỏ ra trung thành hay tính chân thật của những lời tuyên bố của họ đến như thế. Chỉ cần theo dõi cũng thấy là không có ai – trong quá trình tự phê bình hay ăn năn – thực sự quan tâm đến việc người ta có nghĩ đúng như những gì họ nói hay không hay là họ chỉ chú tâm vào lợi ích của mình mà thôi. Trên thực tế, có thể nói mà không sợ sai là lợi ích là mối quan tâm chính – ít nhiều tùy người – mà không ai thấy một biểu hiện phi đạo đức nào trong đó hết. Thực ra, lợi ích cá nhân thường được sử dụng như là lý lẽ chính trong những tuyên bố như thế. Vì thường thì người ta không tìm cách thuyết phục kẻ sám hối rằng anh ta đã có nhận thức sai lầm hay đã có hành động sai trái mà chỉ nói đơn giản là muốn tồn tại thì anh ta phải sám hối. Đồng thời, lợi ích của anh ta được tô đậm, trong khi quả đắng sau hành động sám hối thì vẫn còn đó, nhưng lại được che đậy, như thể đấy chỉ là một sự ngộ nhận mà thôi.
|
And should some eccentric repent in all sincerity and show it, for example, by refusing the appropriate reward on principle, the regime would, in all probability, treat him with suspicion.
| Nếu một người lập dị thực tâm sám hối và thể hiện điều đó bằng cách từ chối phần thưởng thích đáng thì chế độ lại coi anh ta là nhân vật đáng ngờ.
|
In a way, we are all being publicly bribed. If you accept this or that official position at work-not, of course, as a means of serving your colleagues, but of serving the managementyou will be rewarded with such-and-such privileges. If you join the Youth League, you will be given the right and access to such-and-such forms of entertainment. If, as a creative artist, you take part in such-and-such official functions, you will be rewarded with such-and-such genuine creative opportunities. Think what you like in private; as long as you agree in public, refrain from making difficulties, suppress your interest in truth, and silence your conscience, the doors will be wide open to you.
| Theo nghĩa nào đó, tất cả chúng ta đều được đút lót một cách công khai. Nếu bạn nhận chức vụ này hay chức vụ kia – dĩ nhiên là không phải để phụng sự đồng bào của mình mà để phục vụ lãnh đạo thì bạn sẽ được tưởng thưởng đặc quyền đặc lợi này hay đặc quyền đặc lợi kia. Nếu bạn vào Đoàn thì bạn sẽ có quyền và được hưởng những hình thức giải trí, như thế này, thế này. Nếu bạn là một nghệ sĩ tài năng, bạn giữ chức này chức này thì bạn sẽ có cơ hội sáng tạo thế này, thế này. Xin tự nghĩ xem thâm tâm bạn muốn gì; chừng nào mà bạn còn công khai đồng ý với họ, chừng nào bạn không tự làm khó cho mình, chừng nào bạn còn kìm nén được khát vọng chân lý và bịt miệng được lương tâm của mình thì cánh cửa luôn rộng mở đối với bạn.
|
If the principle of outward adaptation is made the keystone to success in society, what sort of human qualities will be encouraged and what sort of people, one may ask, will come to the fore?
| Nếu thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài được coi là nguyên tắc chủ yếu làm cho người ta trở thành người thành đạt trong xã hội thì những phẩm chất nào sẽ được khuyến khích và loại người như thế nào sẽ trở thành lãnh đạo? Có thể hỏi như thế.
|
Somewhere between the attitude of protecting oneself from the world out of fear, and an aggressive eagerness to conquer the world for one's own benefit, lies a range of feelings which it would be wrong to overlook, because they, too, play a significant role in forming the moral climate of today's "united society": feelings of indifference and everything that goes with them.
| Ở đâu đó giữa thái độ tự bảo vệ mình vì sợ và hăm hở chinh phục thế giới vì lợi ích cá nhân là những tình cảm mà ta không nên bỏ qua, bỏ qua là sai lầm, vì chúng cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành bầu không khí đạo đức trong “xã hội được củng cố” ngày nay: chủ nghĩa “mackeno”[1] và những hiện tượng đi kèm với nó.
|
It is as though after the shocks of recent history, and the kind of system subsequently established in this country, people had lost all faith in the future, in the possibility of setting public affairs right, in the meaning of a struggle for truth and justice. They shrug off anything that goes beyond their everyday, routine concern for their own livelihood; they seek ways of escape; they succumb to apathy, to indifference toward suprapersonal values and their fellow men, to spiritual passivity and depression.
| Do những chấn động của lịch sử trong giai đoạn gần đây và hệ thống được dựng lên sau đó trên đất nước này mà người dân đã đánh mất hết niềm tin vào tương lai, vào khả năng uốn nắn lại công tác xã hội, vào ý nghĩa của cuộc đấu tranh vì chân lý và công lý. Họ không quan tâm tới những việc nằm bên ngoài những lo lắng của cuộc sống thường nhật; họ tìm cách lảng đi, họ trở thành lãnh đạm, họ tỏ ra bàng quan với những giá trị vượt ra ngoài cá nhân và bàng quan với đồng bào của mình, họ trở thành thụ động và chán nản về mặt tinh thần.
|
And everyone who still tries to resist by, for instance, refusing to adopt the principle of dissimulation as the key to survival, doubting the value of any self-fulFillment purchased at the cost of self-alienation-such a person appears to his ever more indifferent neighbors as an eccentric, a fool, a Don Quixote, and in the end is regarded inevitably with some aversion, like everyone who behaves differently from the rest and in a way which, moreover, threatens to hold up a critical mirror before their eyes. Or, again, those indifferent neighbors may expel such a person from their midst or shun him as required, for appearance' sake while sympathizing with him in secret or in private, hoping to still their conscience by clandestine approval of someone who acts as they themselves should, but cannot.
| Và người còn tiếp tục chống lại, thí dụ, bằng cách không chấp nhận đạo đức giả như là biện pháp chủ yếu để sống còn và nghi ngờ giá trị của những mong ước được mua bằng sự vong thân với chính hình – đối với những người hàng xóm với thái độ “makeno” chưa từng có trước đây thì đấy là một người kì quặc, ngu dốt, một Don Quixote thời hiện đại và cuối cùng chắc chắn sẽ bị mọi người xa lánh, chẳng khác gì một người có hành vi khác hẳn với số đông và hơn nữa, có nguy cơ là sẽ trở thành tấm gương phê phán ngay trước mắt họ. Hoặc, khi cần, những người hàng xóm bàng quan đó có thể giả vờ đuổi anh ta ra khỏi môi trường của mình hay tránh xa anh ta, nhưng trong thâm tâm họ lại có cảm tình với anh ta, với hy vọng rằng có thể làm dịu được lương tâm của mình bằng cách bí mật ủng hộ những người làm những hành động mà họ đáng lẽ phải làm, nhưng không thể làm được.
|
Paradoxically, though, this indifference has become an active social force. Is it not plain indifference, rather than fear, that brings many to the voting booth, to meetings, to membership in official organizations? Is not the political support enjoyed by the regime to a large degree simply a matter of routine, of habit, of automatism, of laziness behind which lies nothing but total resignation? Participation in political rituals in which no one believes is pointless, but it does ensure a quiet life-and would it be any less pointless not to participate? One would gain nothing, and lose the quiet life in the bargain.
| Ngược đời là thái độ bàng quan như thế đã trở thành lực lượng mang tính xã hội rồi. Chẳng phải là thái độ bàng quan rõ ràng đó, chứ không phải là nỗi sợ hãi, đã đưa nhiều người tới hòm phiếu, tới những cuộc mít tinh, tới những tổ chức do nhà nước lập ra hay sao? Sự ủng hộ mà chế độ nhận được chẳng phải phần lớn đều đơn giản là do lề thói, thói quen, hành động vô thức và lười nhác, mà đằng sau đó chính là sự nhẫn nhục toàn diện hay sao? Việc tham gia vào những nghi thức chính trị, mà chẳng ai tin là việc làm vô nghĩa, nhưng nó lại bảo đảm cho người ta một đời sống bình lặng – nhưng không tham gia chẳng phải là không vô nghĩa hơn hay sao? Không tham cũng chẳng được gì, nhưng cuộc sống sẽ không còn phẳng lặng nữa.
|
Most people are loath to spend their days in ceaseless conflict with authority, especially when it can only end in the defeat of the isolated individual. So why not do what is required of you? It costs you nothing, and in time you cease to bother about it. It is not worth a moment's thought.
| Nhiều người mất rất nhiều thì giờ trong cuộc xung đột bất tận với chính quyền, mà kết quả chỉ là sự thất bại của những cá nhân đơn độc. Thế thì tại sao lại không làm những việc mà người ta yêu cầu? Bạn sẽ không mất gì cả, mà bạn lại không phải lo lắng gì. Chẳng cần phải nghĩ gì hết.
|
Despair leads to apathy, apathy to conformity, conformity to routine performance-which is then quoted as evidence of "mass political involvement" All this goes to make. up the contemporary concept of "normal" behavior-a concept which is, in essence, deeply pessimistic.
| Tuyệt vọng dẫn tới thờ ơ, thờ ơ dẫn tới phục tùng, phục tùng dẫn tới làm theo thói quen – mà điều đó sau này lại được người ta nói là “sự tham gia hoạt động chính trị của quần chúng”. Tất cả những điều vừa nói tạo ra khái niệm hiện nay về nhân cách “bình thường” – một khái niệm mà cốt lõi của nó là cực kì yếm thế.
|
The more completely one abandons any hope of general reform, any interest in suprapersonal goals and values, or any chance of exercising inftuence in an "outward" direction, the more his energy is diverted in the direction of least resistance, i.e., "inwards:' People today are preoccupied far more with themselves, their families and their homes. It is there that they find rest, there that they can forget the world's folly and freely exercise their creative talents. They fill their homes with all kinds of appliances and pretty things, they try to improve their accommodations, they try to make life pleasant for themselves, building cottages, looking after their cars, taking more interest in food and clothing and domestic comfort. In short, they turn their main attention to the material aspects of their private lives.
| Người ta càng ít hi vọng vào những cuộc cải cách mang tính toàn diện, càng không quan tâm tới những giá trị và mục tiêu vượt lên trên cá nhân mình hoặc càng ít có cơ hội thể hiện ảnh hưởng “ra bên ngoài” thì năng lượng càng chuyển sang hướng có ít sự phản kháng nhất, nghĩa là hướng “vào trong”: dân chúng hiện nay quan tâm đến mình, đến gia đình và việc nhà mình nhiều hơn. Đấy chính là nơi họ cảm thấy thanh thản, nơi họ có thể quên đi những tráo trở của cuộc đời và nơi họ có thể tự do thể hiện tài năng sáng tạo của mình. Họ làm ra đủ thứ thiết bị và những đồ vật đẹp mắt, họ tìm cách cải thiện phòng ngủ của mình, tìm cách làm cho cuộc sống của mình trở thành thú vị hơn, họ xây nhà nghỉ, chăm sóc xe hơi, quan tâm nhiều hơn tới thức ăn và quần áo mặc, cũng như những tiện nghi trong nhà. Nói ngắn, họ chuyển sự chú ý sang khía cạnh vật chất của đời sống riêng tư.
|
Clearly, this social orientation produces favorable economic results. It encourages improvements in the neglected fields of consumer goods production and public services. It helps to raise the general living standard. Economically, it is a significant source of dynamic energy, capable, at least par tially, of developing society's material wealth, which the intlexible, bureaucratized, and unproductive state sector of the economy could hardly ever hope to accomplish. (It is enough to compare state and private housing construction as to quantity and quality.)
| Rõ ràng là sự chuyển hướng như thế đã tạo ra những kết quả thuận lợi về mặt kinh tế. Nó khuyến khích những cải tiến trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ công cộng vốn bị xao lãng. Nó giúp nâng cao mức sống của người dân nói chung. Về mặt kinh tế, nó là nguồn năng lượng năng động đáng kể, có khả năng – ít nhất là phần nào – làm gia tăng tài sản vật chất của xã hội mà khu vực kinh tế của nhà nước, vừa kém năng động vừa quan liêu và năng suất thấp, khó có thể hi vọng thực hiện được (chỉ cần so sánh chất lượng và số lượng công việc mà các công ty xây dựng quốc doanh và tư nhân là đủ biết).
|
|
|
The authorities welcome and support this spillover of energy into the private sphere.
But why? Because it stimulates economic growth? Certainly, that is one reason. But the whole spirit of current political propaganda and practice, quietly but systematically applauding this "inward" orientation as the very essence of human fulfillment on earth, shows only too clearly why the authorities really welcome this transfer of energy- They see it for what it really is in its psychological origins: an escape from the public sphere. Rightly divining that such surplus energy, if directed "outward," must sooner or later turn against them-that is, against the particular forms of power they obstinately cling to-they do not hesitate to represent as human life what is really a desperate substitute for living. In the interest of the smooth management of society, then, society's attention is deliberately diverted from itself, that is, from social concerns. By fixing a person's whole attention on his mere consumer interests, it is hoped to render him incapable of realizing the increasing extent to which he has been spiritually, politically, and morally violated. Reducing him to a simple vessel for the ideals of a primitive consumer society is intended to turn him into pliable material for complex manipulation. The danger that he might conceive a longing to fulfill some of the immense and unpredictable potential he has as a human being is to be nipped in the bud by imprisoning him within the wretched range of parts he can play as a consumer, subject to the limitations of a centrally directed market.
| Chính quyền các cấp tỏ vẻ phấn khởi và ủng hộ việc chuyển hướng hoạt động vào khu vực riêng tư.
Nhưng xin hỏi: Tại sao? Vì nó kích thích sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế. Chắc chắn đấy là một lí do. Nhưng bộ máy tuyên truyền và hoạt động chính trị hiện nay đang lặng lẽ ủng hộ một cách có hệ thống xu hướng “chuyển vào trong” như thể đấy là yếu tố cơ bản của cuộc sống của con người trên thế gian cũng cho thấy rõ ràng vì sao các cấp chính quyền ủng hộ việc chuyển hướng như thế. Họ nhìn thấy căn nguyên tâm lý của nó: trốn khỏi lĩnh vực công. Họ nhận thức đúng đắn rằng năng lượng dư thừa đó, nếu được “hướng ra ngoài” thì sớm muộn gì cũng quay ra chống lại họ - nghĩa là chống lại hình thức quyền lực đặc thù mà họ ngoan cố bám víu vào. Muốn quản lý xã hội một cách dễ dàng thì phải tìm cách để người ta không còn chú ý tới những mối bận tâm mang tính xã hội nữa. Bằng cách cột sự chú ý của cá nhân vào những mối quan tâm về mặt vật chất, người ta hy vọng rằng sẽ làm cho con người không nhận thức được rằng anh ta đang càng ngày càng bị xúc phạm cả về tinh thần, chính trị và đạo đức. Qui giản con người thành cái thùng chứa những lý tưởng của xã hội tiêu thụ thô sơ là nhằm biến anh ta thành một loại nguyên liệu dễ dàng bị bộ máy thao túng nhiều tầng nấc uốn nắn. Giam hãm người ta trong những giới hạn ngặt nghèo dành cho người tiêu thụ và những hạn chế của thị trường do trung ương quản lý là biện pháp nhằm làm thui chột mầm mống của nguy cơ là anh ta có thể nhận thức được khát khao thực hiện cái tiềm năng bao la và không thể dự đoán vốn vẫn tiềm ẩn trong con người mình.
|
All the evidence suggests that the authorities are applyiug a method quite adequate for dealing with a creature whose only aim is self-preservation. Seeking the path of least resis~ tance, they completely ignore the price that must be paidthe harsh assault on human integrity, the brutal castration of man's humanity.
| Tất cả bằng chứng đều cho thấy rằng chính quyền đang áp dụng chính biện pháp đối xử với loài vật mà mục đích duy nhất của con vật là tự bảo toàn. Tìm kiếm con đường ít chống đối nhất là họ đã hoàn toàn phớt lờ cái giá phải trả cho cuộc tấn công tàn nhẫn vào tính toàn vẹn của con người, phải trả cho quá trình cắt bỏ tính nhân văn của con người.
|
Yet these same authorities obsessively justify themselves with their revolutionary ideology, in which the ideal of man's total liberation has a central place! But what, in fact, has hap~ pened to the concept of human personality and its manysided, harmonious, and authentic growth? Of man liberated from the clutches of an alienating social machinery, from a mythical hierarchy of values, formalized freedoms, from the dictatorship of property, the fetish and the might of money? What has happened to the idea that people should live in full enjoyment of social and legaljustice, have a creative share in economic and political power, be elevated in human dignity and become truly themselves? Instead of a free share in eco~ nomic decision making, free participation in political life, and free intellectual advancement, all people are actually offered is a chance freely to choose which washing machine or refrig~ erator they want to buy.
| Những chính quyền đó còn tự biện hộ bằng ý thức hệ cách mạng, trong đó, lý tưởng giải phóng toàn diện con người giữ vai trò trung tâm! Nhưng trên thực tế, chuyện gì đã xảy ra với khái niệm nhân cách và sự phát triển đa dạng, hài hòa và đích thực của nó? Chuyện gì đã xảy ra với khái niệm con người được giải phóng khỏi cỗ máy xã hội làm tha hóa con người, giải phóng khỏi thang bậc huyền bí của những giá trị, giải phóng khỏi những quyền tự do giả mạo, giải phóng khỏi sự độc đoán của sở hữu, giải phóng khỏi sự sùng bái và sức mạnh của đồng tiền? Chuyện gì đã xảy ra với ý tưởng là nhân dân phải được hưởng công lý của xã hội và công lý của luật pháp, phải được tham gia một cách sáng tạo vào đời sống kinh tế và đời sống chính trị, nhân phẩm được nâng cao và trở thành chính mình? Thay thế cho việc tham gia một cách tự do vào quá trình đưa ra những quyết định trong lĩnh vực kinh tế, tự do tham gia vào đời sống chính trị và tự do phát triển về mặt trí tuệ, trên thực tế người dân được tạo cơ hội tự do lựa chọn cái máy giặt hay cái tủ lạnh mà họ muốn mua.
|
In the foreground, then, stands the imposing facade of grand humanistic ideals-and behind it crouches the modest family house of a socialist bourgeois. On the one side, bom~ bastic slogans about the unprecedented increase in every sort of freedom and the unique structural variety of life; on the other, unprecedented drabness and the squalor of life reduced to a hunt for consumer goods.
| Trước mắt là mặt tiền hoành tráng của những lý tưởng đầy nhân văn, nhưng nấp đằng sau nó lại là ngôi nhà của giai cấp tư sản mang danh xã hội chủ nghĩa. Một bên là những khẩu hiệu khoa trương về sự gia tăng chưa từng thấy của các quyền tự do và sự đa dạng của đời sống; nhưng bên kia lại là sự buồn tẻ và khốn cùng của đời sống bị qui giản xuống thành việc săn đuổi những món hàng hóa tiêu dùng.
|
Somewhere at the top of the hierarchy of pressures by which man is maneuvered into becoming an obedient member of a consumer herd, there stands, as I have hinted, a concealed, omnipotent force: the state police. It is no coincidence, I suppose, that this body should so aptly illustrate the gulf that separates the ideological facade from everyday reality. Anyone who has had the bad luck to experience personally the "working style" of that institution must be highly amused at the official explanation of its purpose. Does anyone really believe that that slimy swarm of thousands of petty informers, professional narks, complex-ridden, sly, envious, malevolent petits bourgeois, and bureaucrats, that malodorous agglomeration of treachery, evasion, fraud, gossip, and intrigue "shows the imprint of the working man, guarding the people's government and its revolutionary achievements against its enemies' designs"? For who would be more hostile to a true workers' government-if everything were not upside downthan your pedit 6ourgeois, always ready to oblige and sticking at nothing, soothing his arthritic self-esteem by informing on his fellow citizens, a creature clearly discernible behind the regular procedures of the secret police as the true spiritual author of their "working style"?
| Ở đâu đó trên đỉnh hệ thống áp lực, biến con người thành thành viên ngoan ngoãn của bày đàn chỉ biết tiêu thụ là – như tôi đã nhắc tới bên trên – lực lượng toàn trí toàn năng và bí mật: cảnh sát quốc gia. Tôi cho rằng không phải vô tình mà lực lượng này lại phải thể hiện một cách khéo léo đến như thế cái vực thẳm ngăn cách mặt tiền ý thức hệ khỏi hiện thực của đời sống hàng ngày. Bất cứ người nào xúi quẩy mà phải tự trải nghiệm “tác phong làm việc” của định chế này hẳn phải rất lấy làm thú vị khi nghe người ta chính thức lý giải về mục đích của nó. Liệu có người nào thực sự tin rằng hàng ngàn những tên chỉ điểm nghiệp dư và chuyên nghiệp, những tên tiểu tư sản và các quan chức đầy ác ý, đố kị, ranh mãnh; rằng biết bao nhiêu vụ phản bội, trốn tránh, lừa gạt và mưu mô là “bằng chứng về vai trò của người lao động trong sự nghiệp bảo vệ chính quyền nhân dân và những thành tựu của cách mạng trong cuộc đấu tranh chống lại mưu mô của kẻ thù”? Vì ai là người căm thù chính quyền của giai cấp công nhân – nếu mọi việc không lộn chân lên đầu, hơn là bọn tiểu tư sản, tức là những kẻ sẵn sàng tuân thủ và chẳng dính dáng đến bất cứ thứ gì, những kẻ cảm thấy lòng tự trọng được an ủi khi tố cáo đồng bào của mình, người ta dễ dàng nhận ra loại người đó đằng sau những thủ tục thông thường của cảnh sát mật - tác giả của “tác phong làm việc” của cảnh sát?
|
It would be hard to explain this whole grotesque contrast between theory and practice, except as a natural consequence of the real mission of the state police today, which is not to protect the free development of man from any assailants, but to protect the assailants from the threat which any real attempt at man's free development poses.
| Thật khó mà giải thích được toàn bộ sự tương phản lố bịch giữa lí thuyết và thực tiễn, ngoại trừ hậu quả tự nhiên của sứ mệnh của cảnh sát quốc gia ngày nay: không phải là bảo vệ sự phát triển tự do của con người trước những kẻ tấn công mà là bảo vệ những kẻ tấn công trước những mối đe dọa mà bất kì cố gắng cụ thể nào trong việc phát triển tự do của con người cũng có thể tạo ra.
|
The contrast between the revolutionary teachings about the new man and the new morality, and the shoddy concept of life as consumer bliss, raises the question of why the authorities actually cling so tenaciously to their ideology. Clearly, only because their ideology, as a conventionalized system of ritual communications, assures them the appearance of legitimacy, continuity, and consistency, and acts as a screen of prestige for their pragmatic practice.
| Sự tương phản giữa học thuyết cách mạng về con người mới cũng như nền đạo đức mới và khái niệm giả mạo cho rằng cuộc sống là “tứ khoái”[2] làm cho người ta phải hỏi vì sao chính quyền lại kiên trì bám víu vào ý thức hệ của họ đến như thế. Ai cũng thấy: chỉ vì ý thức hệ của họ là một hệ thống thông tin mang tính nghi thức đã được luật pháp hóa, nó bảo đảm cho họ vẻ ngoài của tính chính danh, tính liên tục và tính kiên định và là bức bình phong che đậy hoạt động mang tính thực dụng của họ.
|
The actual aims of this practice do, of course, leave their traces on the official ideology at every point. From the bowels of that infinite mountain of ideological rhetoric by which the authorities ceaselessly try to sway people's minds, and whichas its communication value is nil-the public, for the most part, scarcely notices, there emerges one specific and meaningful message, one realistic piece of advice: "Avoid politics if you can; leave it to us! Just do what we tell you, don't try to have deep thoughts, and don't poke your nose into things that don't concern you! Shut up, do your work, look after yourself-and you'll be all right!"
| Mục tiêu thực sự của hoạt động đó đương nhiên là đã để lại dấu vết trên ý thức hệ chính thức của họ. Từ trong tim gan của núi ngôn từ hoa mỹ mang tính ý thức hệ mà nhà cầm quyền vẫn dùng hòng lung lạc tâm trí người dân và giá trị thông tin bằng không của nó – phần lớn dân chúng đã nhận ra thông điệp đặc thù và có ý nghĩa, cũng là phần thực tế nhất của lời khuyên: “Hãy tránh xa chính trị, để đấy cho chúng tôi! Hãy làm những gì chúng tôi nói, đừng có suy nghĩ nhiều làm gì, đừng có gí mũi vào những việc không liên quan đến anh! Câm miệng lại, làm việc của mình đi, hãy tự lo cho mình – và anh sẽ bình an!”.
|
This advice is heeded. That people need to make a living is, after all, the one point on which they can rather easily agree with their government. Why not make good use of it, then? Especially as you have no other choice anyway.
| Người ta đã nghe theo lời khuyên này. Nói cho cùng, người ta cần phải kiếm sống, đấy là điểm mà người dân dễ dàng đồng ý với chính phủ của họ. Thế thì tại sao lại không tận dụng nó? Nhất là khi đằng nào thì bạn cũng chẳng còn lựa chọn nào khác.
|
Where is the whole situation which I have tried to outline here ultimately leading?
What, in other words, is the effect on people of a system based on fear and apathy, a system that drives everyone into a foxhole of purely material existence and offers him hypocrisy as the main form of communication with society? To what level is a society reduced by a policy where the only aim is superficial order and general obedience, regardless of by what means and at what price they have been gained?
| Toàn bộ tình hình mà tôi vừa cố gắng trình bày ở đây sẽ dẫn đến đâu?
Nói cách khác, hệ thống dựa trên sợ hãi và thờ ơ – tức là hệ thống đẩy tất cả mọi người vào hang ổ của sự tiêu thụ vật chất và cung cấp cho họ thói đạo đức giả làm phương tiện giao lưu chủ yếu với xã hội – sẽ tạo ra những ảnh hưởng như thế nào đối với nhân dân? Cảnh sát sẽ đưa xã hội tới đâu, khi mà mục đích duy nhất là trật tự giả tạo và sự phục tùng toàn diện, bất chấp phương tiện và cái giá phải trả?
|
It needs little imagination to see that such a situation can only lead toward the gradual erosion of all moral standards, the breakdown of all criteria of decency, and the widespread destruction of confidence in the meaning of values such as truth, adherence to principles, sincerity, altruism, dignity, and honor. Amidst a demoralization "in depth," stemming from the loss of hope and the loss of the belief that life has a meaning, life must sink to a biological, vegetable level. It can but confront us once more with that tragic aspect of man's status in modern technological civilization marked by a declining awareness of the absolute, and which I propose to call a "crisis of human identity." For how can the collapse of man's identity be slowed down by a system that so harshly requires a man to be something other than he is?
| Không cần là người giàu trí tưởng tượng cũng có thể thấy rằng tình hình như thế chỉ dẫn tới sự xói mòn dần tất cả các tiêu chuẩn đạo đức, sự sụp đổ mọi tiêu chí của sự tử tế, và sự hủy diệt trên diện rộng niềm tin vào những giá trị như sự thật, trung thành với nguyên tắc, sự thật thà, vị tha và danh dự. Cuộc sống – trong quá trình đồi phong bại tục như thế, tức là quá trình có xuất xứ từ việc người ta mất hết mọi hi vọng và mất hết niềm tin rằng cuộc sống có một ý nghĩa nào đó – phải chìm xuống mức tồn tại sinh học, chẳng khác gì cây cỏ. Một lần nữa, chúng ta lại đứng trước bi kịch của con người trong nền văn minh công nghệ hiện đại, được thể hiện bởi sự suy giảm nhận thức về thực tại tuyệt đối, mà tôi đề nghị gọi là “sự khủng hoảng bản sắc của con người”. Vì làm sao mà cái hệ thống kiên quyết đòi con người phải trở thành một cái gì đó khác hẳn với bản chất của anh ta có thể làm chậm lại quá trình sụp đổ bản sắc của con người?
|
Order has been established. At the price of a paralysis of the spirit, a deadening of the heart, and devastation of life. Surface "consolidation" has been achieved. At the price of a spiritual and moral crisis in society.
| Trật tự đã được thiết lập. Giá phải trả là tinh thần bị tê liệt, tình thương không còn và cuộc đời bị tàn phá. Trên bề mặt, đã đạt được “sự củng cố”. Giá phải trả là sự khủng hoảng cả về mặt tinh thần lẫn đạo đức.
|
Unfortunately, the worst feature of this crisis is that it keeps deepening. We only need to raise our sights a little above our limited daily perspective in order to realize with horror how hastily we are all abandoning positions which only yesterday we refused to desert. What social conscience only yesterday regarded as improper is today casually excused; tomorrow it will eventually be thought natural, and the day after be held up as a model of behavior. What yesterday we declared impossible, or at least averred we would never get accustomed to, today we accept, without astonishment, as a fact of life. And, conversely, things that a little while ago we took for granted we now treat as exceptional: and soon-who knowswe might think of them as unattainable chimeras.
| Đáng tiếc là đặc trưng xấu nhất của cuộc khủng hoảng này là nó đang tiếp tục xấu đi hơn nữa. Chỉ cần nhìn cao lên một chút so với quan niệm hàng ngày đầy hạn chế của chúng ta là ta sẽ phát hoảng mà nhận ra rằng chúng ta đã quá vội vã từ bỏ những quan niệm mà mới hôm qua ta đã không chịu từ bỏ. Mới thấy những hành vi mà hôm qua còn bị coi là không thích hợp thì hôm nay lại được tha thứ, ngày mai sẽ được coi là đương nhiên và ngày kia sẽ trở thành hành vi mẫu mực. Mới thấy cái mà hôm qua còn bị coi là không chấp nhận được hay chí ít cũng không bao giờ có thể trở thành thói quen của chúng ta thì hôm nay lại được chấp nhận như là sự thật không thể tránh được, mà không có chút ngạc nhiên nào. Và ngược lại, có những điều mà chỉ cách đây ít ngày ta còn coi là đương nhiên phải thế thì hôm nay bị cho là ngoại lệ: và chẳng bao lâu nữa, không ai có thể biết là bao lâu, chúng ta có có thể coi đấy là những điều dị hợm, không thể nào hiểu được.
|
The changes in our assessment of the "natural" and the "normal," the shifts in moral attitudes in our society over the past few years have been greater than they might appear at first glance. As our insensitivity has increased, so naturally has our ability to discern that insensitivity declined.
| Những thay đổi trong cách đánh giá của chúng ta về “cái tự nhiên” và “cái bình thường”, sự thăng trầm trong quan niệm đạo đức trong xã hội chúng ta trong mấy năm vừa qua lớn hơn là có thể thấy khi chỉ nhìn lướt qua. Chúng ta càng ít nhạy cảm hơn thì đương nhiên là khả năng nhận thức về sự trơ lì của cảm giác cũng giảm đi theo.
|
The malady has spread, as it were, from the fruit and the foliage to the trunk and roots. The most serious grounds for alarm, then, are the prospects which the present state of affairs opens up for the future.
| Bệnh đã lan tràn, từ hoa lá xuống thân và rễ. Lý do nghiêm trọng nhất để gióng lên hồi chuông báo động là tình trạng hiện tại sẽ lan tới tương lai.
|
The main route by which society is inwardly enlarged, enriched, and cultivated is that of coming to know itself in ever greater depth, range, and subtlety.
| Lộ trình làm cho xã hội mở rộng ra, giàu có lên và văn minh hơn là lộ trình dẫn đến sự tự nhận thức một cách sâu sắc hơn, rộng lớn hơn và tinh tế hơn. |
The main instrument of society's self-knowledge is its culture: culture as a specific field of human activity, influencing the general state of mind-albeit often very indirectly-and at the same time continually subject to its influence.
| Phương tiện để xã hội tự nhận thức là văn hóa: văn hóa là lĩnh vực hoạt động đặc thù của con người, có ảnh hưởng tới não trạng của con người – mặc dù thường là ảnh hưởng gián tiếp – và đồng thời lại là đối tượng của ảnh hưởng đó.
|
Where total control over society completely suppresses its differentiated inner development, the first thing to be suppressed regularly is its culture: notjust "automatically," as a phenomenon intrinsically opposed to the "spirit" of manipulation, but as a matter of deliberate "programming" inspired byjustified anxiety that society be alerted to the extent of its own subjugation through. that culture which gives it its selfawareness. It is culture that enables a society to enlarge its liberty and to discover truth-so what appeal can it have for the authorities who are basically concerned with suppressing such values? They recognize only one kind of truth: the kind they need at the given moment. And only one kind of liberty: to proclaim that "truth."
| Ở nơi nào mà việc kiểm soát toàn diện xã hội đè bẹp hoàn toàn sự phát triển đa dạng nội tại của nó thì văn hóa chính là cái đầu tiên bị đàn áp một cách thường xuyên: không phải là bị đàn áp một cách “tự động” vì nó là hiện tượng trái ngược với “tinh thần” thao túng, mà là được “lập trình” một cách có tính toán, đấy là do người ta sợ rằng xã hội, thông qua văn hóa, tức là phương tiện cung cấp cho xã hội sự tự nhận thức, sẽ được báo động về mức độ nô dịch của mình. Văn hóa giúp xã hội mở rộng quyền tự do và khám phá sự thật – thế thì làm sao nó lại có thể hấp dẫn cái chính quyền chỉ chăm chăm đàn áp những giá trị đó? Chính quyền chỉ công nhận một kiểu sự thật: đấy là sự thật mà họ cần tại thời điểm đã cho. Và một kiểu tự do: tự do tung hô cái “sự thật” đó.
|
A world where "truth" flourishes not in a dialectic climate of genuine knowledge but in a climate of power interests is a world of mental sterility, petrified dogmas, rigid and unchangeable creeds leading inevitably to creedless despotism.
| Thế giới, nơi “sự thật” không đơm hoa kết trái trong môi trường biện chứng của kiến thức xác thực mà “phát triển” trong môi trường của quyền lực thì đấy là thế giới của sự cằn cỗi về tâm hồn, thế giới của những giáo điều sơ cứng và thế giới của những tín điều bất di bất dịch và tàn nhẫn, chắn chắn sẽ dẫn tới chế độ chuyên chế không cần bất cứ giáo điều nào.
|
This is a world of prohibitions and limitations and of orders, a world where cultural policy means primarily the operations of the cultural police force.
| Đấy là thế giới của những cấm đoán và hạn chế và là thế giới của mệnh lệnh, là thế giới, nơi chính sách văn hóa trước hết có nghĩa là những chiến dịch của công an văn hóa.
|
Much has been said and written about the peculiar degree of devastation which our present-day culture has reached: about the hundreds of prohibited books and authors and the dozens of liquidated periodicals; about the carving up of publishers' projects and theatre repertoires and the cutting off of all contact with ihe intellectual community; about the plundering of exhibition halls; about the grotesque range of per secution and discrimination practiced in this field; about the breaking up of all the former artistic associations and countless scholarly institutes and their replacement by dummies run by little gangs of aggressive fanatics, notorious careerists, incorrigible cowards, and incompetent upstarts anxious to seize their opportunity in the general void. Rather than describe all these things again, I will offer some reflections on those deeper aspects of this state of affairs which are germane to the subject of my letter.
| Người ta đã viết và nói nhiều về mức độ tàn phá mà nền văn hóa hiện nay của chúng ta đang phải chịu đựng: hàng trăm tác phẩm và tác giả bị cấm đoán, hàng chục tạp chí phải đình bản; dự án của nhà xuất bản và danh mục tác phẩm của nhà hát bị cắt xén; tất cả các mối liên hệ với giới trí thức bị triệt tiêu; theo dõi và kỳ thị một cách phi lý trong lĩnh vực này; các hội đoàn văn nghệ sĩ và biết bao nhiêu trường phái học thuật cũ bị giải thể, thay vào đó là những hội bù nhìn do một nhóm những kẻ cuồng tín, háo danh, hèn nhát và những kẻ mới phất, bất tài, chỉ tìm cách nắm lấy cơ hội để nhảy vào chỗ trống mà thôi. Thay vì viết lại tất cả những chuyện này một lần nữa, tôi sẽ nói lên một số suy nghĩ về những khía cạnh sâu hơn, điều đó cũng phù hợp hơn với đề tài của bức thư này.
|
In the first place, however bad the present situation, it still does not mean that culture has ceased to exist altogether. Plays are put on, television programs go out every day, and even books get published. But this overt and legal cultural activity, taken as a whole, exhibits one basic feature: an overall externalization due to its being estranged in large measure from its proper substance through its total emasculation as an instrument of human, and, therefore of social, self-awareness. And whenever something of incontestably excellent value does appear-a superb dramatic performance, let us say, to stay in the sphere of art-then it appears, rather, as a phenomenon to be tolerated because of its subtlety and refinement, and hence, from an official point of view, its relative innocuousness as a contribution to social self-awareness. Yet even here, no sooner does that contribution begin to be at all keenly perceived than the authorities start instinctively to defend themselves: there are familiar instances where a good actor was banned, by and large, simply for being too good.
| Trước hết, dù tình hình hiện nay có xấu đến đâu, điều đó cũng không có nghĩa là văn hóa đã không còn. Kịch vẫn được dựng, chương trình TV xuất hiện mỗi ngày và sách vẫn được xuất bản. Những hoạt động văn hóa hợp phát và công khai này, nói chung, chỉ thể hiện một đặc điểm căn bản: đấy hoàn toàn là ngoại hiện bởi vì nó khá xa lạ với bản chất thật của nó, nó không còn là phương tiện tự nhận thức của con người và vì vậy mà cũng không còn là phương tiện tự nhận thức của xã hội nữa. Và khi mà một giá trị xuất sắc không thể chối cãi xuất hiện – một vở kịch hoành tráng, nói thí dụ thế - thì đáng lẽ ra nó phải được coi là hiện tượng đáng được khoan dung vì sự tinh tế và tao nhã của nó và vì vậy mà từ quan điểm của chính quyền, tính chất vô hại tương đối của nó phải được coi là đóng góp vào quá trình tự nhận thức của xã hội. Nhưng ngay cả ở đây, khi đóng góp này còn chưa được nhận thức một cách thật sự rõ ràng thì chính quyền đã bắt đầu tự bảo vệ theo bản năng: mọi người đều biết những trường hợp mà người nghệ sĩ tài năng bị cấm đoán, nói chung chỉ đơn giản là vì đấy là người có tài mà thôi.
|
But that is not what concerns me at this point. What inter ests me is how this externalization works in fields where it is possible to describe the human experience of the world far more explicitly and where the function of promoting social self-awareness is, thus, far more manifestly fulfilled.
| Nhưng đấy không phải là điều tôi quan tâm ở đây. Điều tôi quan tâm là sự ngoại hiện ấy hoạt động như thế nào trong những lĩnh vực, nơi mà người ta có thể mô tả trải nghiệm của con người một cách rõ ràng hơn và nơi mà chức năng thúc đẩy sự tự nhận thức của xã hội được thực thi một cách hiển nhiên hơn.
|
For example, suppose a literary work, a play perhaps, um deniably skillful, suggestive, ingenious, meaningful, is published (it does happen from time to time). Whatever the other qualities of the work may be, of one thing we may always be perfectly certain: whether through censorship or selfcensorship, because of the writer's character or his selfdeception, as a consequence of resignation or of calculation, it will never stray one inch beyond the taboos of a banal, conventional and, hence, basically fraudulent social consciousness that offers and accepts as genuine experience the mere appearance of experience-a concatenation of smooth, hackneyed, superficial trivia of experience; that is, pallid reflections of such aspects of experience as the social consciousness has long since adopted and domesticated. Despite, or rather, because of this fact, there will always be people who find such a work entertaining, exciting, and interesting, although it sheds no light, offers no flash of real knowledge in the sense that it reveals something unknown, expresses something unsaid, or provides new, spontaneous, and effective evidence of things hitherto only guessed at. In short, by imitating the real world, such a work in fact, falsifies the real world. As regards the actual forms this externalization takes, it is no accident that the vat most frequently tapped should be the one which, thanks to its proven harmlessness, enjoys the warmest approval of the authorities in our country, whether bourgeois or proletarian. I refer to the aesthetics of banality, safely housed within the four walls of genial petit bourgeois morality; the sentimental philosophy of kitchen-sink, country-bumpkin earthiness, and the provincial conception of the world based on the belief in its general goodness. I refer to the aesthetic doctrine whose keystone is the cult of right-thinking mediocrity, bedded in hoary national selfsatisfaction, guided by the principle that everything must be slick, trivial, and predigested, and culminating in that false optimism which puts the basest interpretation on the dictum that "truth will prevail."
| Lấy thí dụ, giả sử một các phẩm văn học – một vở kịch chẳng hạn – hay, có tính khêu gợi, có ý nghĩa, được xuất bản (đôi khi đã xảy ra những trường hợp như thế). Dù những phẩm chất khác của tác phẩm có như thế nào đi nữa, bao giờ chúng ta cũng biết chắc một điều: dù là do kiểm duyệt hay tự kiểm duyệt do bản tính của nhà văn hay sự tự huyễn hoặc của ông ta, hậu quả của sự nhẫn nhục hay tính toán, tác phẩm sẽ không bao giờ đi trệch khỏi những điều cấm kị tầm thường, theo qui ước – dù chỉ một đốt ngón tay – và vì vậy mà chủ yếu vẫn là ý thức dối trá, nó cung cấp và coi trải nghiệm giả tạo là trải nghiệm thực sự – đấy chỉ là những chuyện tầm phào, nhàm chán, dễ chịu, được khớp nối lại với nhau mà thôi; nghĩa là những ý nghĩ vàng vọt về những khía cạnh của trải nghiệm khi ý thức xã hội đã bị thuần hóa từ lâu. Mặc dù, đúng hơn là chính vì vậy mà bao giờ cũng có những người coi những tác phẩm như thế là thú vị, hứng thú và hay, mặc dù nó không tỏa sáng, không lóe lên kiến thức thực sự, theo nghĩa là nó tiết lộ một điều gì đó chưa biết, thể hiện một điều gì đó chưa được ai nói, hoặc đưa ra bằng chứng mới, có tính tự phát và hiệu quả, mà cho đến nay ta chỉ phỏng đoán mà thôi. Nói ngắn, bằng cách mô phỏng thế giới hiện thực, trên thực tế, tác phẩm đó đã xuyên tạc thế giới hiện thực. Còn về hình thức, không phải vô tình mà tuyệt đại đa số đều chỉ có một kiểu, nhờ sự vô hại đã được thực tế chứng minh mà được chính quyền trong nước – tư sản hay vô sản thì cũng thế – chào đón nồng nhiệt. Tôi muốn nói tới mỹ học của cái tầm thường, chứa đựng một cách an toàn trong bốn bức tường của đạo đức tiểu tư sản; triết lý ủy mị của những bà nội trợ, sự trần tục của những gã nhà quê và quan niệm mang tính tỉnh lẻ về thế giới, dựa trên niềm tin vào cái thiện nói chung. Tôi muốn nói tới giáo lý mỹ học mà cốt lõi của nó là sự sùng bái người bình dân ngay thẳng, chìm trong tinh thần tự thỏa mãn trên bình diện quốc gia xưa cũ, mà kim chỉ nam là nguyên tắc mọi thứ đều phải dễ thương, tầm thường và dễ hiểu, và đỉnh điểm là tinh thần lạc quan sai lầm, tức là cho rằng “sự thật sẽ chiến thắng”.
|
Of works designed to give literary expression to the government's political ideology, there is today-as you must be aware-an extreme scarcity, and those few are clearly, by professional standards, bad ones. This is not merely because there is no one to write them, but also, I am sure, paradoxical as it may appear, because they would not be particularly welcome. For, from the standpoint of actual contemporary attitudes (those of the consumer society, that is), even if such works were available, were professionally competent, and attracted somebody's interest, they would divert too much attention "outwards," rub salt into too many old wounds, provokethrough their general and radical political character-too much general and radical political reaction, thus stirring up too many pools that are meant to be left as stagnant as possible. Far more suitable to the real interests of the authorities today is what I have called the aesthetics of banality, which misses the truth much more inconspicuously, acceptably, and plausibly, and (since it is far more digestible for the conventional mind) is far more suited to the role accorded to culture in the consumer philosophy: not to excite people with the truth, but to reassure them with lies.
| Những tác phẩm được viết nhằm khoác cho ý thức hệ của chính phủ hình thức văn học – chắc chắn là ông cũng biết – hiện nay là của hiếm và ngay cả với số lượng ít như thế, nhưng nếu đánh giá theo những tiêu chuẩn mang tính chuyên nghiệp thì đấy cũng là những tác phẩm kém. Đấy không chỉ là do không có người viết mà còn do, tôi tin là như thế, dù nó có vẻ ngược đời, là những tác phẩm như thế không được người ta chào đón. Vì, từ quan điểm hiện nay (tức là quan điểm của xã hội tiêu thụ), thậm chí nếu có những tác phẩm như thế, những tác phẩm có thẩm quyền về mặt chuyên môn và thu hút được sự quan tâm của một số người, thì những tác phẩm đó sẽ làm cho người ta hướng quá nhiều “ra bên ngoài”, sẽ xát muối vào quá nhiều vết thương cũ, và thông qua tính chất chính trị quyết liệt của nó mà kích động phản ứng chính trị quyết liệt và rộng khắp, và như vậy là sẽ khuấy động quá nhiều ao tù nước đọng, vốn bị người ta cố ý để cho càng tù đọng thì càng tốt. Điều mà tôi gọi là mỹ học của cái tầm thường lại đáp ứng tốt hơn quyền lợi của nhà cầm quyền hiện nay, đấy là mỹ học đã đánh mất sự thật một cách kín đáo hơn, dễ chấp nhận hơn và đáng tin hơn và (vì nó là thứ mà tâm trí bình thường dễ tiêu hóa hơn) phù hợp hơn với vai trò của văn hóa trong triết lý của xã hội tiêu thụ: không kích động dân chúng bằng sự thật mà an ủi họ bằng những điều dối trá.
|
This kind of artistic output, of course, has always predominated. But in our country, there had always been some chinks at least through which works of art that could truthfully be said to convey a more genuine kind of human self-wareness reached the public. The road for such works was never particularly smooth. They met resistance not only from the authorities, but from the easygoing inertia of conventional attitudes as well. Yet until recently they had always managed in some mysterious way, by devious paths and seldom without delay, to get through to the individual and to society, and so to fulfill the role of culture as the agent of social self-awareness.
| Dĩ nhiên là những tác phẩm nghệ thuật như thế bao giờ cũng chiếm số lượng áp đảo. Nhưng ở nước ta bao giờ cũng có những kẽ hở để cho những tác phẩm nghệ thuật mà ta có thể nói là chuyển tải được sự tự nhận thức của con người đến với công chúng. Con đường cho những tác phẩm như thế chẳng bao giờ phẳng lặng. Trở ngại không chỉ từ phía chính quyền mà còn từ quán tính của những thái độ mang tính tập quán nữa. Cho đến thời gian gần đây những tác phẩm như thế vẫn đi theo những con đường bí ẩn, quanh co và đôi khi nhanh chóng đến được với cá nhân và xã hội và bằng cách đó đã thực hiện được vai trò là tác nhân của sự tự nhận thức của xã hội.
|
This is all that really matters. This is precisely what I take to be really important. And it is also precisely this that the present government-arguably for the first time since the age of our national revival-has managed to render almost completely impossible, so total is the present system of bureaucratic control of culture, so perfect the surveillance of every chink through which some major work might see the light of day, so greatly does that little band of men, who hold the keys to every door in their own pockets, fear the government and fear art.
| Đấy là tất cả những gì thực sự có ý nghĩa. Đấy chính là điều mà tôi coi là thực sự quan trọng. Và đấy chính là điều mà chính phủ hiện nay – có thể là lần đầu tiên kể từ ngày hồi sinh của dân tộc ta – đã khiến cho nó trở thành gần như bất khả thi; hệ thống quản lý văn hóa quan liêu càng kiểm soát toàn diện nền văn hóa bao nhiêu, càng giám sát kĩ lưỡng mọi kẽ hở mà những tác phẩm lớn có thể lọt qua bao nhiêu, thì cái nhúm người giữ trong túi áo mình chìa khóa mở mọi cánh cửa càng sợ hãi chính quyền và sợ hãi nghệ thuật bấy nhiêu.
|
You will, of course, appreciate that I am speaking at this moment not of the indexes, listing the names of all creative artists subject to a total or partial ban, but of a much worse list-of that "blank index" which includes, a priori, everything which might contain the spark of a slightly original thought, a perceptive insight, deeper sincerity, an unusual idea, or a suggestive form; I am speaking of that open warrant for the arrest of anything inwardly free and, therefore, in the deepest sense "cultural," I am speaking of the warrant against culrixre issued by your government.
| Dĩ nhiên là ông sẽ đánh giá cao khi tôi không nói đến danh sách những người nghệ sĩ có tinh thần sáng tạo bị cấm đoán hoàn toàn hay một phần, nhưng đã liệt kê một sanh sách còn tồi tệ hơn rất nhiều – đấy là “danh sách trắng” bao gồm, một cách giả định, tất cả những gì có thể chứa đựng tia lửa của một ý tưởng độc đáo mỏng manh nào đó, một kiến thức sâu sắc mẫn cảm nào đó, một sự chân thành, một ý tưởng lạ, hay một hình thức có tính gợi mở; tôi đang nói đến cái lệnh bắt giữ công khai tất cả những gì là tự do trong tâm khảm người ta và vì vậy mà là “văn hóa” theo nghĩa sâu sắc nhất của từ này, tôi đang nói đến mệnh lệnh chống lại văn hóa do chính phủ của ông ban hành.
|
Once more the question which I have been posing from the start arises. What does it all really mean? Where is it leading? What is it going to do to society?
Once more, I take a particular case. Most of the former cultural periodicals, as we know, have ceased to appear in our country. If any have survived, they have been so made to conform to official policy that they are hardly worth taking seriously.
| Câu hỏi mà tôi đặt ra ngay từ đầu lại xuất hiện. Tất cả những chuyện này thực sự có nghĩa là gì? Nó sẽ dẫn đến đâu? Nó sẽ làm gì với xã hội?
Một lần nữa, tôi xin dẫn ra ở đây trường hợp cụ thể. Như ông đã biết, ở nước ta hầu hết các ấn phẩm văn hóa định kỳ cũ đều đã ngừng phát hành. Những tờ sống sót được thì phải thích ứng với chính sách của chính phủ đến mức chẳng đáng coi là những tờ tạp chí nghiêm túc.
|
What has been the effect of that?
At first glance, practically none. The wheels of society continue to go round even without all those literary, artistic, theatrical, philosophical, historical, and other magazines whose number, even while they existed, may never have filled the latent needs of society, but which nevertheless were around and played their part. How many people today still miss those publications? Only the few tens of thousands of people who subscribed to them-a very small fraction of society.
| Kết quả của những chuyện đó là gì?
Mới nhìn thì gần như bằng không. Các bánh xe của xã hội tiếp tục quay mà hầu như chẳng cần tất cả những tạp chí văn học, nghệ thuật, sân khấu, triết học, lịch sử và những tờ tạp chí khác mà số lượng – ngay cả khi chúng còn tồn tại – cũng không bao giờ lấp kín được những nhu cầu thầm kín của xã hội, tuy nhiên chúng vẫn hiện diện và vẫn có vai trò của mình. Có bao nhiêu người hiện nay còn cảm thấy nhớ tiếc những ấn bản đó? Chỉ vài chục ngàn người đăng ký mua chúng là cảm thấy tiếc – thật là một nhóm rất nhỏ trong xã hội.
|
Yet this loss is infinitely deeper and more significant than might appear from the numbers involved. Its real implica~ tionš are again, of course, hidden, and can hardly be assessed precisely.
| Nhưng sự mất mát này sâu sắc hơn và có ý nghĩa hơn rất nhiều so với số người có liên quan. Ý nghĩa thực sự của nó dĩ nhiên là được che dấu và thật khó mà đánh giá một cách chính xác được.
|
The forcible liquidation of such a journal-a theoretical review concerned with the theatre, say-is notjust an impoverishment of its particular readers. It is not even merely a severe blow to theatrical culture. It is simultaneously, and above all, the liquidation of a particular organ through which society becomes aware of itself and hence it is an interference, hard to describe in exact terms, in the complex system of circulation, exchange, and conversion of nutrients that maintain life in that manydayered organism which is society today. It is a blow against the natural dynamic of the pro~ cesses going on within that organism; a disturbance of the balanced interplay of all its many functions, an interplay reflecting the level of complexity reached by society's anatomy. And just as the chronic deficiency of a vitamin (amounting in quantitative terms only to a negligible fraction of the human diet) can make a person ill, so, in the long run, the loss of a single periodical can cause ihe social organism far more damage than would appear at first sight. And what if the loss involves notjust one periodical, but virtually all?
| Sự thủ tiêu bằng bạo lực một tờ tạp chí như thế - thí dụ như tạp chí lý luận sân khấu – không chỉ là sự mất mát của những độc giả cụ thể của tờ báo này. Thậm chí đấy cũng không chỉ là một đòn giáng mạnh vào văn hóa kịch nghệ. Nó đồng thời và trước hết là sự thủ tiêu một cơ quan ngôn luận đặc biệt mà nhờ đó xã hội nhận thức được chính mình và vì thế mà nó là sự giao thoa – thật khó mô tả bằng những thuật ngữ chính xác – trong một hệ thống phức tạp của quá trình luân chuyển, trao đổi và chuyển hóa trong cơ thể xã hội. Đấy là đòn giáng vào động lực tự nhiên của cơ thế đó; là sự rối loạn của những tương tác cân bằng của rất nhiều chức năng, những tương tác phản ánh mức độ phức tạp mà cơ thể xã hội đã đạt được. Và hệt như sự thiếu vitamin mãn tính có thể làm cho con người trở thành ốm yếu, thì trong dài hạn, việc đình bản một tờ tạp chí có thể gây ra cho cơ thể xã hội thiệt hại lớn hơn là mới thoạt nhìn vào. Và thiệt hại sẽ như thế nào nếu đấy không phải là một tờ mà hầu như tất cả các tờ báo?
|
It is easy to show that the real importance of knowledge, thought, and creation is not limited, in the stratified world of a civilized society,. to the significance these things have for the particular circle of people who are primarily, directly and, as it were, physically involved with them, either actively or passively. This is always a small group, especially in the sciences. Yet the knowledge in question, conveyed through however many intermediaries, may in the end profoundly affect the whole society,just as politics, including the nuclear threat, physically concerns each one of us, even though most of us have had no experience of the speculations in theoretical physics which led to the manufacture of the atom bomb. That the same holds for nonspecific knowledge is shown by many historic instances of an unprecedented cultural, political, and moral upsurge throughout society, where the original nucleus of crystallization, the catalyst, was an act of social selfawareness carried out, and indeed directly and "physically" perceived, only by a small and exclusive circle. Even subsequently, that act may have remained outside the apperception of society at large, yet it was still an indispensable condition of its upsurge. For we never know when some inconspicuous spark of knowledge, struck within range of the few brain cells, as it were, specially adapted for the organism's self awareness, may suddenly light up the road for the whole of society, without society ever realizing, perhaps, how it came to see the road. But that is far from being the whole story. For even those other countless flashes of knowledge which never illuminate the path ahead for society as a whole have their deep social importance, if only through the mere fact that they happened; that they might have cast light; that in their very occurrence they fulfilled a certain range of society's potentialities-either its creative powers, or simply its liberties; they, too, help to make and maintain a climate of civilization without which none of the more illuminating flashes could ever occur.
| Dễ dàng chỉ ra rằng tầm quan trọng thật sự của kiến thức, tư tưởng và sự sáng tạo không chỉ giới hạn ở – đấy là nói trong xã hội đã phân tầng – vai trò của chúng đối với những nhóm người liên quan trực tiếp về mặt vật chất với chúng, dù là tích cực hay thụ động. Đấy bao giờ cũng chỉ là một nhóm nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học. Nhưng kiến thức đang được tìm kiếm, được chuyển tải qua nhiều trung gian, cuối cùng có thể có ảnh hưởng sâu sắc đối với toàn bộ xã hội, hệt như chính trị, trong đó có đe dọa của vũ khí nguyên tử, có liên quan trực tiếp tới mỗi người chúng ta, thậm chí ngay cả khi đa phần chúng ta không biết gì về những tính toán lý thuyết dẫn đến việc chế tạo bom nguyên tử. Nhiều thí dụ lịch sử cho thấy tác động tương tự của những kiến thức không phải là chuyên ngành, đấy là những vụ bộc phát vô tiền khoáng hậu trong lĩnh vực văn hóa, chính trị và đạo đức mà hạt nhân của quá trình kết tinh, chất xúc tác cho chúng chỉ là hành động tự nhận thức của xã hội do một nhóm nhỏ và khép kín - những người trực tiếp và cảm nhận được “bằng cơ thể của mình” – dẫn dắt. Thậm chí sau đó, dù hành động này vẫn chưa được xã hội đánh giá đúng thì nó vẫn là điều kiện không thể thiếu của sự bộc phát đó. Vì chúng ta không bao giờ biết được khi nào thì tia lửa kín đáo của kiến thức bùng lên trong mấy tế bào não - như vốn đã từng xảy ra như thế - những tế bào đặc biệt thích nghi với với sự tự nhận thức của cơ thể, có thể chiếu rọi con đường cho toàn bộ xã hội, mặc dù xã hội có thể không biết làm cách nào mà nó nhận ra con đường đó. Nhưng đấy cũng chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Vì thậm chí ngay cả biết bao nhiêu tia lửa của kiến thức không bao giờ chiếu rọi được con đường trước mặt xã hội thì gộp chung lại, chúng vẫn có giá trị vô cùng quan trọng đối với xã hội, chỉ cần sự kiện là chúng đã lóe sáng, chúng đã có thể phát sáng, chỉ cần chúng xuất hiện là chúng đã thể hiện một tiềm năng nào đó của xã hội rồi – dù đấy có là sức sáng tạo hay đơn giản chỉ là quyền tự do thì chúng cũng đã giúp tạo ra và giữ vững môi trường của nền văn minh mà thiếu nó thì không có tia lửa sáng hơn nào có thể bùng lên được.
|
In short, the space within which spiritual self-awareness operates is indivisible; the cutting of a single thread must injure the coherence of the whole network, and this itself showed the remarkable interdependence of all those fine processes in the social organism that I spoke of, the transcendent importance of each one of them, and hence the transcendent destructiveness wrought by its disruption.
| Nói vắn tắt, không gian hoạt động của quá trình tự nhận thức là không thể chia cắt; một sợi tơ bị cắt chắc chắn sẽ làm hỏng sự cố kết của cả mang lưới và điều đó tự nó đã cho thấy tính chất tương thuộc khác thường của tất cả những tiến trình rất tinh vi diễn ra trong cơ thể xã hội mà tôi đã nói tới, cho thấy vai trò quan trọng không thể nghĩ bàn của mỗi quá trình và vì vậy mà sự đổ vỡ của mỗi quá trình cũng tạo ra sự tàn phá không thể nghĩ bàn.
|
I would not wish to reduce everything to this single and still relatively minor aspect of the problem. Still, does it not in itself confirm the deeply injurious intluence on the general spiritual and moral state of society which the "warrant against culture" already has and will have in future, even though its immediate impact is only on a limited number of heads?
| Tôi không muốn quy giản mọi thứ xuống còn một khía cạnh duy nhất và tương đối nhỏ của toàn bộ vấn đề. Nhưng chẳng lẽ điều đó tự nó không khẳng định rằng “mệnh lệnh chống lại văn hóa” đã và sẽ có ảnh hưởng vô cùng tai hại – mặc dù nó chỉ tác động trực tiếp lên một số ít người – đối với tinh thần và đạo đức của xã hội hay sao?
|
If not a single new Czech novel, of which one could safely say that it enlarges our experience of the world, has appeared in recent years in the bookshops, this will certainly have no public effect. Readers are not going to demonstrate in the streets and, in the end, you can always find something to read. But who will dare assess the real significance of this fact for Czech society? Who knows how the gap will affect the spiritual and moral climate of the years to come? How far will it weaken our ability to know ourselves? How deeply will such an absence of cultural self-knowledge brand those whose selfknowing begins only today or tomorrow? What mounds of mystification, slowly forming in the general cultural consciousness, will need to be chipped away? How far back will one need to go? Who can tell which peopte will still find the strength to light new fires of truth, when, how, and from what resources, once there has been such thorough wastage not only of the fuel, but of the very feeling that it can be done?
| Nếu không có một cuốn tiểu thuyết của Tiệp nào – tức là những cuốn mà ta không sợ sai khi nói rằng nó đã làm giàu trải nghiệm của ta về thế giới – từng xuất hiện trong cửa hàng sách, điều đó chắc chắn là không tạo ra ảnh hưởng đối với xã hội. Độc giả không đi biểu tình trên đường phố và cuối cùng bạn vẫn tìm thấy một cái gì đó để đọc. Nhưng ai đủ can đảm đánh giá ý nghĩa thật sự của sự kiện này đối với xã hội Tiệp? Ai biết khoảng trống này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với tinh thần và đạo đức của xã hội trong những năm sắp tới? Nó sẽ làm giảm khả năng tự nhận thức của chúng ta đến mức nào? Sự thiếu vắng khả năng tự nhận thức về mặt văn hóa như thế sẽ hạ nhục những người tự biết mình vào hôm nay hay ngày mai đến mức nào? Hàng núi những trò bịp bợm hình thành một cách chậm chạp trong ý thức văn hóa, cần phải phá hủy những trái núi nào? Phải quay trở về bao xa? Ai có thể nói rằng những người nào sẽ tìm được sức mạnh để thắp lên ngọc lửa của sự thật, khi nào thì tìm được lửa, tìm bằng cách nào, từ những nguồn lực nào, khi đã bị mất không chỉ nhiên liệu mà cả cảm giác rằng có thể tìm được nó?
|
A few novels of the kind absent from the bookshops do nevertheless exist: they circulate in manuscript. In this respect, the situation is not yet hopeless: it follows from everything I have said that if such a novel, over the years, remained unknown to all but twenty people, the fact of its existence would stilt be important. It means something that there is such a book, that it could be written at all, that it is alive in at least one tiny area of the cultural consciousness. But what about the fields in which it is impossible to work, except through the so-called legal channels? How can one estimate the damage already done, and still to be done, by the strangling of every interesting development in the stage and cinema, whose role as social stimuli is so specific? How much greater still may be the long-term effect of the vacuum in the humanities and in the theory and practice of the social sciences? Who dares measure the consequences of the violent interruption of the long processes of self-knowledge in ontology, ethics, and historiography, dependent as they are on access to the normal circulation of information, ideas, discoveries, and values, the public crystallization of attitudes?
| Một vài cuốn tiểu thuyết loại đó, tức là những cuốn không được bày trong cửa hàng, quả thật có tồn tại: chúng được truyền tay nhau dưới dạng viết tay. Về mặt này, tình hình không đến nỗi tuyệt vọng: từ những điều tôi vừa trình bày, nếu một cuốn tiểu thuyết như thế suốt nhiều năm ròng cũng chỉ có chừng hai mươi người biết thì sự tồn tại của nó vẫn cứ là sự kiện quan trọng. Điều đó có nghĩa là có một cuốn sách như thế, có thể viết một cuốn như thế, một cuốn như thế đang có mặt, ít nhất là trong một phần rất nhỏ của ý thức văn hóa. Nhưng những lĩnh vực chỉ có thể sáng tác thông qua những kênh gọi là hợp pháp thì sao? Làm sao có thể đánh giá được thiệt hại đã và tiếp tục bị người ta gây ra bằng cách bóp nghẹt mọi hoạt động có tính sáng tạo trong lĩnh vực sân khấu và điện ảnh, những tác nhân khích thích đặc biệt của xã hội? Chân không trong các ngành nhân văn, trong lý thuyết và thực hành các môn khoa học xã hội sẽ gây ra những hậu quả dài hạn và to lớn đến mức nào? Ai đủ sức đo lường những hậu quả của việc gián đoạn một cách đột ngột quá trình tự nhận thức trong lĩnh vực bản thể học, luân lý học, sử học, tức là những quá trình phụ thuộc vào việc tiếp cận với luồng lưu chuyển thông tin, ý tưởng, phát minh và giá trị và sự hình thành thái độ xã hội một cách bình thường?
|
The overall question, then, is this: What profound intellectual and moral impotence will the nation suffer tomorrow, following the castration of its culture today?
| Câu hỏi tổng quát là: ngày hôm nay nền văn hóa bị thiến như thế thì ngày mai bệnh bất lực về tinh thần và đạo đức sẽ nặng đến mức nào?
|
I fear that the baneful effects on society will outlast by many years the particular political interests that gave rise to them. So much more guilty, in the eyes of history, are those who have sacrificed the country's spiritual future for the sake of their present power interests.
| Tôi sợ rằng hậu quả xấu đối với xã hội còn kéo dài nhiều năm sau khi quyền lợi chính trị đặc thù tạo ra những hậu quả đó đã không còn tồn tại nữa. Trong con mắt của lịch sử, trách nhiệm của những kẻ đã hi sinh tương lai tinh thần của đất nước cho quyền lực hiện tại của họ cũng lớn như thế.
|
Just as the constant increase of entropy is the basic law of the universe, so it is the basic law of life to be ever more highly structured and to struggle against entropy.
| Nếu tăng entropy (mức độ mất trật tự trong hệ thống – ND) là qui luật căn bản của vũ trụ thì qui luật căn bản của đời sống là được tổ chức ngày càng cao hơn và chống lại sự gia tăng của entropy.
|
Life rebels against all uniformity and leveling; its aim is not sameness, but variety, the restlessness of transcendence, the adventure of novelty and rebellion against the status quo. An essential condition for its enhancement is the secret constantly made manifest.
| Đời sống vùng lên chống lại đồng phục và cào bằng; mục tiêu của nó không phải là sự đơn điệu mà là đa dạng, liên tục vượt lên chính mình, là cuộc phiêu lưu của những điều mới lạ và cuộc nổi dậy chống lại nguyên trạng. Điều kiện căn bản cho quá trình vươn lên là cái bí mật luôn luôn có cơ hội hiển lộ.
|
On the other hand, the essence of authority (whose aim is reduced to protecting its own permanence by forcibly imposing the uniformity of perpetual consent) consists basically in a distrust of all variety, uniqueness, and transcendence; in an aversion to everything unknown, impalpable, and currently obscure; in a proclivity for the uniform, the identical, and the inert; in deep affection for the status quo. In it, the mechanical spirit prevails over the vital. The order it strives for is no frank quest for ever higher forms of social self-organization, equivalent to its evolving complexity of structure, but, on the contrary, a decline toward that "state of maximum probability" representing the climax of entropy. Following the direction of entropy, it goes against the direction of life.
| Mặt khác, bản chất của chính quyền (mục đích của chính quyền là áp đặt sự đồng thuận vĩnh viễn nhằm bảo đảm cho sự trường cửu của họ) là ngờ vực mọi sự đa dạng, sự độc đáo và vượt lên chính mình; ác cảm với tất cả những gì chưa biết, tinh tế và chưa rõ ràng; là thích sự đơn điệu, đồng nhất, trì trệ; lúc nào cũng chỉ muốn giữ nguyên hiện trạng. Tư duy máy móc lấn át tư duy sống động. Trật tự mà chính quyền hướng tới không phải là hình thức tự tổ chức chức xã hội cao hơn, đồng nghĩa với sự phức tạp của cơ cấu, mà ngược lại, rút vào “trạng thái dễ dự đoán nhất”, có số entropy cao nhất. Đi theo hướng của entropy, nghĩa là chính quyền đi theo hướng ngược lại với hướng đi của cuộc sống.
|
In a person's life, as we know, there is a moment when the complexity of structure begins suddenly to decline and his path turns in the direction of entropy. This is the moment when he, too, succumbs to the general law of the universe: the moment of death.
| Như chúng ta đã biết, trong cuộc đời của một con người, có những lúc khi mà sự phức tạp của cơ cấu bất ngờ giảm xuống và con đường của người đó hướng theo chiều tăng của entropy. Đấy chính là lúc người đó chịu khuất phục qui luật chung nhất của vũ trụ: giây phút lìa đời.
|
Somewhere at the bottom of every political authority which has chosen the path to entropy (and would like to treat the individual as a computer into which any program can be fed with the assurance that he will carry it out), there lies hidden the death principle. There is an odor of death even in the notion of "order" which such an authority puts into practice and which sees every manifestation of genuine life, every ex~ ceptional deed, individual expression, thought, every unusual idea or wish, as a red light signaling confusion, chaos, and anarchy.
| Nhưng tại ngọn nguồn của những chính quyền đi theo con đường gia tăng của entropy (và thích coi cá nhân như một cái máy tính, có thể nạp vào mọi chương trình và bảo đảm rằng nó sẽ chạy tốt) bao giờ cũng ẩn chứa nguyên lý chết chóc. Mùi của tử khí phảng phất ngay trong khái niệm “trật tự” mà chính quyền đó thi hành và chính quyền đó coi tất cả mọi biểu hiện của đời sống chân thật, mọi ngoại lệ, mọi biểu hiện mang tính cá nhân, mọi suy nghĩ, mọi ý tưởng hay ước muốn khác thường đều là đèn đỏ, báo hiệu một sự lầm lẫn, hỗn loạn và vô chính phủ.
|
The entire political practice of the present regime, as I have tried to outline it here step by step, confirms that those con cepts which were always crucial for its program-order, calm, consolidation, "guiding the nation out of its crisis," "halting disruption," "assuaging hot tempers" and so on-have finally acquired the same lethal meaning that they have for every regime committed to entropy.
| Toàn bộ hoạt động của chế độ hiện nay, như tôi cố gắng lần lượt chỉ ra, khẳng định những quan điểm làm nền tảng cho cương lĩnh của nó – trật tự, ổn định, thống nhất, “đưa dân tộc ra khỏi khủng hoảng”, “ngăn chặn trình trạng trì trệ”, v.v. – cuối cùng cũng có nghĩa là chết, đấy cũng là ý nghĩa của những quan điểm của các chính quyền đi theo hướng tăng của entropy.
|
True enough, order prevails: a bureaucratic order of gray monotony that stifles all individuality; of mechanical precision that suppresses everything of unique quality; of musty inertia that excludes the transcendent. What prevails is order without life.
| Đúng là trật tự đã chiếm ưu thế: trật tự quan liêu của sự đơn điệu, chán ngắt, bóp nghẹt mọi biểu hiện của cá tính, sự chính xác theo lối cơ học đè bẹp mọi biểu hiện của sự độc đáo, sự trì trệ mốc meo ngăn chặn mọi sự vượt lên chính mình. Trật tự giữ thế thượng phong, nhưng cuộc sống đã không còn.
|
True enough, the country is calm. Calm as a morgue or a grave, would you not say?
| Đúng là đất nước ổn định. Nhưng là ổn định của nhà xác hay nghĩa địa, bạn không định bảo thế chứ?
|
In a society which is really alive, something is always happen ing. The interplay of current activities and events, of overt and concealed movement, produces a constant succession of unique situations which provoke further and fresh move~ ment. The mysterious, vital polarity of the continuous and the changing, the regular and the random, the foreseen and the unexpected, has its effect in the time dimension and is borne out in the flow of events. The more highly structured the life of a society, the more highly structured its time dimension, and the more prominent the element of uniqueness and unrepeatability within the time flow. This, in turn, of course, makes it easier to reflect its sequential character, to represent it, that is, as an irreversible stream of noninterchangeable situations, and so, in retrospect, to understand better whatever is governed by regular laws in society. The richer the life society lives, then, the better it perceives the dimension of social time, the dimension of history.
| Trong một xã hội thực sự sống động bao giờ cũng có những chuyện bất ngờ. Tương tác giữa những hoạt động và sự kiện đang xảy ra, giữa những phong trào công khai và không công khai, tạo ra một dòng liên tục những tình huống độc đáo, những tình huống này lại thúc đẩy phong trào và tạo ra những phong trào mới. Sự phân cực đầy bí ẩn và sống động của tính liên tục và thay đổi, của những điều bình thường và ngẫu nhiên, của những điều có thể dự đoán được và những điều bất ngờ, có ảnh hưởng trong chiều kích của thời gian và được sinh ra trong dòng sự kiện. Đời sống của xã hội càng có tổ chức cao thì chiều kích thời gian của nó cũng được tổ chức cao, sự độc đáo và tính không lặp lại của nó trong dòng thời gian cũng nổi bật hơn. Dĩ nhiên là đến lượt nó, điều này lại làm cho người ta dễ dàng suy ngẫm về tính chất liên tục của nó, hình dung ra nó, nghĩa là, như một dòng chảy không thể đảo ngược của những tình huống không thể lặp lại, và nhìn lại quá khứ như thế, để hiểu một cách rõ ràng hơn tất cả những gì bị chi phối bởi luật lệ trong xã hội. Cuộc sống của xã hội càng phong phú thì chiều kích thời gian của xã hội, chiều kích thời gian của lịch sử càng dễ nắm bắt hơn.
|
In other words, wherever there is room for social activity, room is created for a social memory as well. Any society that is alive is a society with a history.
| Nói cách khác, ở đâu có không gian cho hoạt động xã hội thì ở đó cũng hình thành không gian cho ký ức xã hội. Xã hội sống động là xã hội có lịch sử.
|
If the element of continuity and causality is so vitally linked in history with the element of unrepeatabidity and unpredicb ability, we may well ask how true history-that inextinguishable source of "chaos," fountainhead of unrest, and slap in the face to law and order-can ever exist in a world ruled by an "entropic" regime.
| Nếu trong lịch sử thành tố của tính liên tục và tính nhân quả liên kết mật thiết như thế với thành tố của tính không lặp lại và không dự đoán trước được thì chúng ta cũng có thể hỏi lịch sử chân thực – nguồn gốc không thể xóa bỏ của “hỗn loạn”, cội nguồn của sự bất ổn định và cái tát vào luật pháp và trật tự – có thể tồn tại trong cái thế giới được cai trị bằng chế độ “tăng entropy” hay không?
|
The answer is plain: it cannot. And, indeed, it does noton the surface, anyway. Under such a regime, the elimination of life in the proper sense brings social time to a halt, so that history disappears from its purview.
| Câu trả lời là rõ ràng: không thể. Trong chế độ như thế, việc trừ khử đời sống đồng nghĩa với việc chặn đứng thời gian, nghĩa là lịch sử biến mất khỏi tầm nhìn của nó.
|
In our own country, too, one has the impression that for some time there has been no history. Slowly but surely, we are losing the sense of time. We begin to forget what happened when, what came earlier and what later, and the feeling that it really doesri t matter overwhelms us. As uniqueness disappears from the flow of events, so does continuity; everything merges into the single gray image of one and the same cycle and we say, "There is nothing happening-" Here, too, a deadly order has been imposed: all activity is completely organized and so completely deadened. The deadening of the sense of unfolding time in society inevitably kills it in private life as well. No longer backed by social history or the history of the individual within it, private life declines to a prehistoric level where time derives its only rhythm from such events as birth, marriage, and death.
| Đất nước của chúng ta cũng thế, người ta có cảm tưởng rằng đôi khi ở đây không còn lịch sử nữa. Từ từ nhưng chắc chắn, chúng ta đang đánh mất ý thức về thời gian. Chúng ta bắt đầu quên chuyện gì xảy ra khi nào, cái gì xảy ra trước và cái gì xảy ra sau, đánh mất cảm giác là nó có ý nghĩa đối với chúng ta. Khi tính độc đáo biến mất khỏi dòng chảy của các sự kiện thì tính liên tục cũng không còn, mọi thứ cùng hòa chung vào một hình ảnh đơn độc xám xịt của một và chỉ một chu kỳ và chúng ta nói: “Chẳng có gì xảy ra hết”. Ở đây cũng thế, trật tự chán ngắt đã được áp đặt: tất cả mọi hoạt động đều được tổ chức một cách hoàn toàn và vì vậy mà cũng hoàn toàn tẻ nhạt. Sự tẻ nhạt của ý nghĩa của thời gian biểu lộ trong xã hội chắc chắn cũng giết chết nó trong cuộc sống cá nhân. Không còn được lịch sử xã hội hay lịch sử của cá nhân trong xã hội hậu thuẫn, cuộc sống cá nhân lùi về mức của thời tiền sử, nơi thời gian chỉ tìm được nhịp điệu của nó từ những sự kiện như ngày sinh, ngày kết hôn và chết.
|
The loss of the sense of social time seems, in every way, to cast society back into the primeval state where, for thousands of years, humanity could get no further in measuring it than by the cosmic and climatic pattern of endlessly repeated annual seasons and the religious rites associated with them.
| Việc mất ý nghĩa của thời gian xã hội dường như đã đẩy xã hội trở lại tình trạng nguyên thủy, nơi, hàng ngàn năm trước, nhân loại chỉ còn một cách đo thời gian duy nhất là dựa vào biểu hiện của vũ trụ và thời tiết, với bốn mùa lặp đi lặp lại và những nghi thức tôn giáo đi kèm với chúng.
|
The gap left by the disquieting dimension of history has, naturally, to be filled. So the disorder of real history is replaced by the orderliness of pseudo-history, whose author is not the life of society, but an official planner. Instead of events, we are offered nonevents; we live from anniversary to anniversary, from celebration to celebration, from parade to parade, from a unanimous congress to unanimous elections and back again; from a Press Day to an Artillery Day, and vice versa. It is no coincidence that, thanks to this substitution for history, we are able to review everything that is happening in society, past and future, by simply glancing at the calendar. And the notoriously Familiar character of the recurrent ritu als makes such information quite as adequate as if we had been present at the events themselves.
| Khoảng trống do chiều kích làm người ta bất an của lịch sử dĩ nhiên là phải được lấp đầy. Cho nên sự rối loạn của lịch sử chân thực được thay thế bằng sự ngăn nắp của lịch sử giả hiệu, tác giả của nó là các nhà lập kế hoạch chứ không phải là cuộc sống của xã hội. Người ta cung cấp cho chúng ta những giả sự kiện chứ không phải là sự kiện chân thật, cuộc đời chúng ta trôi lăn từ ngày lễ kỉ niệm này sang ngày lễ kỉ niệm khác, từ lễ hội này sang lễ hội khác, từ cuộc duyệt binh này sang cuộc duyệt binh khác, từ đại hội hoàn toàn nhất trí này sang những cuộc bầu cử hoàn toàn nhất trí khác, và cứ thế lặp lại; từ ngày Báo chí sang ngày Pháo binh, và ngược lại. Không phải vô tình mà – nhờ sự đánh tráo lịch sử như thế – chúng ta có thể xem lại tất cả những việc xảy ra trong xã hội, cả trong quá khứ lẫn tương lai, bằng cách đơn giản là ghé mắt nhìn vào quyển lịch. Và sự tương đồng đến phát ớn của những nghi thức lặp đi lặp lại cung cấp cho ta thông tin giống như chính ta có mặt trong các sự kiện đó.
|
What we have, then, is perfect order-but at the cost of reverting to prehistory. Even so, we must enter a caveat: whereas for our ancestors the repeated rituals always had a deep existential meaning, for us they are merely a routine performed for its own sake. The government keeps them going to maintain the impression that history is moving. The public goes through the motions to keep out of trouble.
| Như vậy là, chúng ta đã có một trật tự hoàn hảo – nhưng giá phải trả là quay lại thời tiền sử. Nhưng ngay cả trong trường hợp như thế cũng cần phải cảnh báo: trong khi đối với tổ tiên của chúng ta những nghi lễ được lặp đi lặp lại bao giờ cũng mang ý nghĩa hiện sinh sâu sắc thì đối với chúng ta đấy chỉ còn là những thủ tục được thực hiện vì mục đích của chính nó mà thôi. Chính phủ làm những thủ tục đó để duy trì cảm giác là lịch sử đang chuyển động. Còn dân chúng chịu đựng những tình cảm đó là để tránh rắc rối.
|
An "entropic" regime has one means of increasing the general entropy within its own sphere of influence, namely, by tightening its own central control, rendering itself more mon olithic, and enclosing society in a straitjacket of onedimensional manipulation. But with every step it takes in this direction, it inevitably increases its own entropy too.
| Chế độ "entropic" có một phương tiện làm gia tăng entropy tổng quát trong lĩnh vực ảnh hưởng của nó, mà cụ thể là bằng cách tăng cường sự kiểm soát tập trung, làm cho chính nó càng ngày càng cố kết hơn, và ràng buộc xã hội bằng thao túng một chiều. Nhưng mỗi bước theo hướng đó chắc chắn cũng sẽ làm tăng entropy của chính nó.
|
In an effort to immobilize the world, it immobilizes itself, undermining its own ability to cope with anything new or to resist the natural currents of life. The "entropic" regime is, thus, doomed to become the victim of its own lethal principle, and the most vulnerable victim at that, thanks to the absence of any impulse within its own structure that could, as it were, make it face up to itsel^ Life, by contrast, with its irrepressible urge to oppose entropy, is able all the more successfully and inventively to resist being violated, the faster the violating authority succumbs to its own sclerosis.
| Mỗi cố gắng nhằm làm cho thế giới trở thành bất động cũng đồng thời làm cho chính nó trở thành bất động, làm cho nó không còn khả năng đương đầu với những hiện tượng mới mẻ hoặc chống lại những trào lưu tự nhiên của cuộc sống. Như vậy là, chế độ "entropic" phải chịu số phận là sẽ trở thành nạn nhân của chính cái nguyên tắc gây ra bệnh hoại tử của chính nó, mà đấy lại là nạn nhân dễ bị tổn thương nhất, bởi vì trong cơ cấu của nó không có bất kỳ động lực nào có thể giúp nó trực diện với chính mình. Ngược lại, cuộc sống – với thôi thúc chống lại sự gia tăng của entropy mà không gì có thể đè nén được – càng ngày càng kháng cự một cách thành công hơn và sáng tạo hơn nhằm chống lại hiện tượng bị cô lập, càng làm cho chính quyền bạo ngược xơ cứng nhanh hơn.
|
In trying to paralyze life, then, the authorities paralyze themselves and, in the long run, make themselves incapable of paralyzing life.
| Trong khi cố gắng làm tê liệt cuộc sống thì chính quyền lại làm tê liệt chính mình và trong dài hạn, nó sẽ không còn khả năng làm tê liệt cuộc sống được nữa.
|
In other words, life may be subjected to a prolonged and thorough process of violation, enfeeblement, and anesthesia. Yet, in the end, it cannot be permanently halted. Albeit quietly, covertly, and slowly, it nevertheless goes on. Though it be estranged from itself a thousand times, it always manages in some way to recuperate; however violently ravished, it always survives, in the end, the power which ravished it. It cannot be otherwise, in view of the profoundly ambivalent nature of every "entropič' authority, which can only suppress life if there is life to suppress and so, in the last resort, depends for its own existence on life, whereas life in no way depends on it. The only force that can truly destroy life on our planet is the force which knows no compromise: the universal validity of the second law of thermodynamics.
| Nói cách khác, cuộc sống có thể trở thành đối tượng của bạo hành, suy nhược và u mê kéo dài và toàn diện. Nhưng cuối cùng, không ai có thể vĩnh viễn ngăn chặn được nó. Dù chậm chạp, lén lút và thầm lặng, nhưng nó vẫn tiến lên. Mặc dù đã hàng ngàn lần bị làm cho vong thân với chính mình, nó vẫn luôn tìm cách phục hồi; mặc dù bị giết một cách tàn bạo, nó vẫn sống sót, và cuối cùng, vượt qua được bạo quyền từng tìm cách giết chết nó. Không thể khác được, trong quan điểm nước đôi của mọi chính quyền "entropic”, tức là chính quyền có thể đàn áp cuộc sống nếu có cuộc sống để mà đàn áp, và như vậy sự tồn tại của nó phụ thuộc vào cuộc sống, trong khi cuộc sống hoàn toàn không phụ thuộc vào nó. Chỉ có một sức mạnh có thể tiêu diệt được cuộc sống trên trái đất này, đấy là sức mạnh không biết đến thỏa hiệp: hiệu lực phổ quát của định luật thứ hai của môn nhiệt động học.
|
If life cannot be destroyed for good, then neither can history be brought entirely to a halt. A secret streamlet trickles on beneath the heavy cover of inertia and pseudo-events, slowly and inconspicuously undercutting it. It may be a long process, but one day it must happen: the cover will no longer hold and will start to crack.
| Nếu cuộc đời không thể bị tàn phá mãi mãi thì lịch sử cũng sẽ không dừng lại mãi. Dòng suối nhỏ chảy bên dưới cái vỏ cứng của sức ỳ và những sự kiện giả tạo đang chậm rãi và kín đáo xé dần lớp vỏ đó. Đấy có thể là một quá trình lâu dài, nhưng một ngày nào đó sẽ xảy ra hiện tượng: cái vỏ không còn trụ vững được nữa, nó sẽ bắt đầu rách ra.
|
This is the moment when once more something visibly begins to happen, something truly new and unique, something unscheduled in the official calendar of "happenings," something that makes us no longer indifferent to what occurs and when-something truly historic, in the sense that history again demands to be heard.
| Đấy là thời khắc mà một lần nữa một cái gì đó có thể nhìn thấy được bắt đầu xảy ra, một cái gì đó thật sự mới mẻ và độc đáo, một cái gì đó không nằm trong kế hoạch của giới cầm quyền, một cái gì đó làm cho chúng ta không còn bàng quan với những gì đang diễn ra và đấy là khi – một cái gì đó có ý nghĩa lịch sử thật sự, theo nghĩa là lịch sử đòi hỏi phải được lắng nghe.
|
But how, in our particular circumstances, could it come about that history "demands to be heard"? What does such a prospect really imply?
| Nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt của chúng ta, làm sao lại có thể xảy ra sự kiện là “lịch sử đòi hỏi phải được lắng nghe”? Viễn cảnh như thế thực sự ngụ ý chuyện gì?
|
I am neither historian nor prophet, yet there are some observations touching on the structure of these "momentš' which one cannot avoid making.
| Tôi không phải là nhà sử học cũng không phải là nhà tiên tri, nhưng không thể không nói lên một vài nhận xét liên quan tới những “thời khắc” đó. |
Where there is, in some degree, open competition for power as the only real guarantee of public control over its exercise and, in the last resort, the only guarantee of free speech, the political authorities must willy-nilly participate in some kind of permanent and overt dialogue with the life of society. They are forced continually to wrestle with all kinds of questions which life puts to them. Where no such competition exists and freedom of speech is, therefore, of necessity sooner or later suppressed-as is the case with every "entropic" regime-the authorities, instead of adapting themselves to life, try to adapt life to themselves. Instead of coping openly and continually with real conflicts, demands, and issues, they simply draw a veil over them. Yet somewhere under this cover, these contlicts and demands continue, grow, and multiply, only to burst forth when the moment arrives when the cover can no longer hold them down. This is the moment when the dead weight of inertia crumbles and history steps out again into the arena.
| Ở những nơi mà, với mức độ nào đó, sự cạnh tranh công khai nhằm tranh giành quyền lực là bảo đảm duy nhất cho việc kiểm soát của xã hội đối với việc thực thi quyền lực và cuối cùng là bảo đảm cho tự do ngôn luận thì chính quyền dù muốn dù không cũng phải đối thoại thường xuyên và cởi mở với xã hội. Chính quyền buộc phải thường xuyên đánh vật với những câu hỏi mà cuộc sống đặt ra cho họ. Còn ở những nơi không có sự cạnh tranh như thế và vì vậy mà tự do ngôn luận trước sau gì cũng bị đè bẹp – như các chế độ “entropic” – thì chính quyền, thay vì thích nghi với cuộc sống, lại bắt cuộc sống thích nghi với nó. Thay vì thường xuyên đương đầu một cách công khai với những xung đột, những đòi hỏi và vấn đề, thì họ lại tìm cách che đậy chúng. Nhưng ở đâu đó bên dưới lớp vỏ bọc, những cuộc xung đột và đòi hỏi vẫn hiện diện, lớn lên và sinh sôi nảy nở, và khi thời khắc đến, khi cái vỏ bọc không đủ sức ngăn chặn nữa thì chúng sẽ bung ra. Đấy là thời khắc khi sức nặng của quán tính bị hất cẳng và lịch sử lại một lần nữa bước lên vũ đài. |
And what happens after that?
The authorities are certainly still strong enough to prevent those vital conflicts from issuing in the shape of open discussion or open rivalry for power. But they have no longer the strength to resist this pressure altogether. So life vents itself where it can-in the secret corridors of power, where it can insist on secret discussion and finally on secret competition. For this, of course, the authorities are unprepared: any substantive dialogue with life is outside their range of competence. So they panic. Life sows confusion in their council chambers in the shape of personal quarrels, intrigues, pitfalls, and confrontations. It even infects, as it were, their own representatives: the death mask of impersonality that their officials wore to confirm their identity with the monolith of power is suddenly dropped, revealing live people competing for power in the most "human" way and struggling in selFdefense, one against the other. This is the notorious moment for palace revolutions and putsches, for sudden and outwardly mystifying changes of portfolio and changes of key points in set speeches, the moment when real or construed conspiracies and secret centers are revealed, the moment when real or imaginary crimes are made known and ancient guilt unearthed, the moment for mutual dismissals from office, mutual denigration, and perhaps even arrests and trials. Whereas before every man in authority had spoken the same language, used the same clichés, applauded the successful fulfillment of the same targets, now suddenly the monolith of power breaks down into distinguishable persons, still speaking the same language, but using it to make personal attacks on one another. And we learn with astonishment that some of them-those, that is, who lost in the secret struggle for power-had never taken their targets seriously and never successfully fulfilled themfar from it-whereas others-the winners-had really meant what they said and are alone capable of achieving their aims.
| Sau đó thì sao?
Chắc chắn là chính quyền còn đủ mạnh, đủ sức ngăn chặn những cuộc xung đột mang tính sống còn, không cho chúng xuất hiện dưới dạng những cuộc thảo luận công khai hay công khai tranh giành quyền lực. Nhưng họ không thể đủ sức chống lại áp lực này được nữa. Cuộc sống sẽ ngoi đầu lên ở những chỗ có thể – trong những hành lang bí mật của quyền lực, nơi nó có thể đòi những cuộc thảo luận bí mật và cuối cùng đòi cạnh tranh bí mật. Dĩ nhiên là chính quyền không được chuẩn bị để làm điều đó: họ không có kiến thức để tiến hành những cuộc thảo luận thực sự với cuộc sống. Vì vậy mà họ hoảng loạn. Cuộc sống gieo mầm hỗn loạn vào những hội đồng của họ dưới dạng những cuộc cãi vã, mưu mô, cạm bẫy và đối đầu. Thậm chí nó còn đầu độc cả những cán bộ của họ: chiếc mặt nạ chết chóc của sự phi cá tính mà họ chính thức khoác lên người nhằm khẳng định sự đồng nhất với khối quyền lực thống nhất không tì vết kia bất ngờ rơi xuống, để lộ ra những con người bằng xương bằng thịt đang tranh giành quyền lực bằng biện pháp “nhân đạo” nhất và đang đánh nhau để tự cứu mình. Đấy là giờ khắc khét tiếng cho những cuộc cách mạng và bạo loạn cung đình, cho những thay đổi vị trí mà người ngoài thấy khó hiểu và bất ngờ và những thay đổi của những điểm chính trong những bài diễn văn soạn sẵn, là thời khắc khi những âm mưu và trung tâm bí mật có thật hay bịa tạc được tiết lộ, thời khắc khi những tội lỗi có thật hoặc tưởng tượng được nói ra và những khuyết điểm xưa cũ được đào lên, là thời khắc hất nhau ra khỏi công sở, phỉ báng nhau và thậm chí là có cả những vụ bắt giam và đưa nhau ra tòa nữa. Nếu như trước đây mọi người đều nói cùng một ngôn ngữ, sử dụng cùng những sáo ngữ, hoan nghênh hoàn thành thắng lợi của cùng mục tiêu, thì nay khối quyền lực bỗng nứt ra thành những cá nhân riêng lẻ, những kẻ vẫn nói cùng ngôn ngữ ấy nhưng lại dùng miệng lưỡi của mình để tấn công nhau. Chúng ta đã ngạc nhiên nhận thấy rằng một số người trong bọn họ – những kẻ thua trong cuộc đấu tranh bí mật nhằm giành quyền lực – không bao giờ thực sự coi trọng mục tiêu của mình và không bao giờ hoàn thành trọn vẹn những mục tiêu đó – trong khi những kẻ thắng là những người thực sự nhắm đến điều họ nói và là những kẻ duy nhất có khả năng đạt được mục tiêu của mình.
|
The more rational the construction of the official calendar of nonevents over the years, the more irrational the effect of a sudden irruption of genuine history. All its lorig-suppressed elements of unrepeatability, uniqueness, and incalculability, all its long-denied mysteries, come rushing through the breach. Where for years we had been denied the slightest, most ordinary surprise, life is now one huge surprise-and it is well worth it. The whole disorderliness of history, concealed under artificial order for years, suddenly spurts out.
| Cuốn lịch của những sự kiện giả trong nhiều năm càng được thiết kế một cách hữu lý bao nhiêu thì ảnh hưởng của sự bùng nổ bất ngờ của lịch sử chân thực càng phi lý bấy nhiêu. Tất cả những thành tố độc đáo, có một không hai và bất thường, từng bị đàn áp trong một thời gian dài, tất cả những điều huyền bí từng bị phủ nhận trong một thời gian dài, đồng loạt lao ra khỏi những vết nứt. Nơi trước đây, suốt nhiều năm trời, chúng ta không hề được biết ngay cả những bất ngờ bình thường nhất, nhẹ nhàng nhất, thì nay cuộc sống là một điều bất ngờ to lớn – và nó xứng đáng được như thế. Và toàn bộ sự hỗn loạn của lịch sử, từng bị che dấu bên dưới cái trật tự giả tạo trong nhiều năm, bất ngờ phun trào ra ngoài.
|
How well we know all this! How often we have witnessed it in our part of the world! The machine that worked for years to apparent perfection, faultlessly, without a hitch, falls apart overnight. The system that seemed likely to reign unchanged, world without end, since nothing could call its power in question amid all those unanimous votes and elections, is shattered without warning. And, to our amazement, we find that nothing was the way we had thought it was.
| Chúng ta vẫn thường thấy những chuyện đó! Chúng ta thường chứng kiến những chuyện đó trong những quốc gia của chúng ta! Cỗ máy tưởng chừng như hoàn hảo, không thể nào sai sót, chỉ trong một đêm đã vỡ ra thành từng mảnh mà chẳng cần một cú hích nào. Hệ thống tưởng chừng như một vương triều không bao giờ thay đổi, một thế giới không bao giờ cáo chung vì không gì có thể thách thức được quyền lực của nó, bỗng sụp đổ mà không hề báo trước. Và chúng ta sửng sốt nhận ra rằng nó không phải như chúng ta từng nghĩ.
|
The moment when such a tornado whirls through the musty edifice of petrified power structures is, of course, far from beingjust a source of amusement for all of us who are outside the ramparts of authority. For we, too, are always involved, albeit indirectly. Is it not the quiet perennial pressure of life, the ceaselessly resisted, but finally irresistible demands and interests of all society, its conflicts and its tensions, which ever and again spoke the foundations of power? No wonder society continually reawakens at such moments, attaches itself to them, receives them with great alertness, gets excited by them, and seeks to exploit them! In almost every case, such tremors provoke hopes or fears of one kind or another, create-or seem to create-scope for the realization of life's various impulses and ambitions, and accelerate all kinds of movements within society.
| Thời khắc khi cơn lốc đó xuyên thủng ngôi biệt thụ mốc meo của quyền lực đã hóa đá đó, dĩ nhiên không đơn giản là cội nguồn của sự ngạc nhiên đối với tất cả những người nằm bên ngoài thành lũy của quyền lực. Vì tất cả chúng ta cũng luôn luôn dính líu với nó, dù là gián tiếp. Nó chẳng phải là áp lực lâu năm và thầm kín của cuộc sống, luôn luôn gặp phản kháng, nhưng cuối cùng đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của cả xã hội, những vụ xung đột và căng thẳng của nó đôi khi cũng cho thấy nền tảng của quyền lực ư? Không có gì đáng ngạc nhiên là xã hội tiếp tục tỉnh ngộ trong những thời khắc như thế, gắn bó với chúng, chấp nhận chúng một cách đầy cảnh giác, được chúng kích thích và tìm cách lợi dụng chúng! Hầu như trong mọi trường hợp, những cơn chấn động đó đều gây ra hi vọng hay sợ hãi đủ mọi kiểu, tạo ra – hay tưởng rằng tạo ra – cơ hội cho việc thực thi những xung lực và tham vọng khác nhau của cuộc sống và đẩy nhanh đủ mọi loại phong trào trong xã hội.
|
Yet, in almost every case, it is equally true that this situation, owing to the basically unnatural structure of the kind of confrontation with life which such shakeups of power bring about, carries with it many incalculable risks.
I shall try to illuminate further one such risk.
| Nhưng hầu như trong mọi trường hợp, tình hình như thế – do sự rối loạn quyền lực gây ra những xung đột trái tự nhiên với cuộc sống – bao giờ cũng có những nguy cơ không lường trước được.
Tôi sẽ cố gắng làm rõ một nguy cơ như thế.
|
If every day someone takes orders in silence from an incompetent superior, if every day he solemnly performs ritual acts which he privately finds ridiculous, if he unhesitatingly gives answers to questionnaires which are contrary to his real opinions and is prepared to deny himself in public, if he sees no difficulty in feigning sympathy or even affection where, in fact, he feels only indifference or aversion, it still does not mean that he has entirely lost the use of one of the basic human senses, namely, the sense of dignity.
| Nếu hàng ngày một người nào đó vẫn thầm lặng nhận lệnh của người chỉ huy không có trình độ, nếu hàng ngày anh ta vẫn long trọng thực hiện những hành động mang tính nghi thức mà anh ta cho là kỳ quặc, nếu anh ta vẫn trả lời những bảng câu hỏi trái với ý kiến thực sự của anh ta và là những câu hỏi được chuẩn bị nhằm phủ nhận anh ta ở chỗ công cộng, nếu anh ta không cảm thấy khó khăn khi giả vờ đồng cảm hay thậm chí yêu thương với những điều mà anh ta bàng quan hay ghê tởm, thì điều đó không có nghĩa là anh ta đã đánh mất một trong những cảm nhận quan trọng nhất của con người, mà cụ thể là cảm nhận về phẩm giá.
|
On the contrary: even if they never speak of it, people have a very acute appreciation of the price they have paid for outward peace and quiet: the permanent humiliation of their human dignity. The less direct resistance they put up to itcomforting themselves by driving it from their mind and deceiving themselves with the thought that it is of no account, or else simply gritting their teeth-the deeper the experience etches itself into their emotional memory. The man who can resist humiliation can quickly forget it; but the man who can long tolerate it must long remember it. In actual fact, then, nothing remains forgotten. All the fear one has endured, the dissimulation one has been forced into, all the painful and degrading buffoonery, and, worst of all, perhaps, the feeling of having displayed one's cowardice-all this settles and accumulates somewhere in the bottom of our social consciousness, quietly fermenting.
| Ngược lại: thậm chí nếu người ta không bao giờ nói về nó thì người ta cũng biết rõ cái giá mà họ phải trả để có được sự hình yên và thanh thản ngoại tại: phẩm giá con người thường xuyên bị lăng nhục. Muốn làm yên lòng mình, họ càng ít phản kháng trực tiếp bằng cách quên nó đi hay tự lừa mình bằng cách nghĩ rằng nó chẳng có giá trị gì hay đơn giản là nghiến răng lại – thì trải nghiệm càng khoét sâu thêm vào tình cảm của họ. Người có thể phản đối sự lăng nhục thì cũng dễ quên, nhưng người có thể chịu đựng một cách lâu dài chắc chắn sẽ nhớ mãi. Trên thực tế, người ta chẳng quên cái gì hết. Tất cả những nỗi sợ hãi mà người ta từng chịu đựng, sự giả vờ mà người ta buộc phải làm, tất cả những trò hề làm người ta cảm thấy đau đớn và hèn mạt, và tồi tệ nhất là cảm giác phải phơi bày sự hèn nhát của mình – tất cả những điều này đọng lại và tích tụ ở đâu đó trong tầng sâu thẳm nhất của ý thức xã hội và lặng lẽ lên men ở đấy.
|
Clearly, this is no healthy situation. Left untreated, the abscesses suppurate; the pus cannot escape from the body, and the malady spreads throughout the organism. The natural human emotion is denied the process of objectivi2ation and instead, caged up over long periods in the emotional memory, is gradually deformed into a sick cramp, into a toxic substance not unlike the carbon monoxide produced by incomplete combustion.
| Rõ ràng là đấy là tình trạng không hay. Không được xử lí, vết thương sẽ mưng mủ; mủ sẽ tích tụ lại và căn bệnh lan truyền khắp cơ thể. Tình cảm tự nhiên của con người không chấp nhận quá trình khách thể hóa, thay vào đó, nó tích tụ lại trong tâm trí và chuyển dần thành sự câu thúc làm người ta đau khổ, thành chất độc chẳng khác gì chất carbon monoxide (CO) do quá trình cháy không hết tạo ra.
|
No wonder, then, that when the crust cracks and the lava of life rolls out, there appear not only well-considered attempts to rectify old wrongs, not only searchings for truth and For reforms matching life's needs, but also symptoms of bilious hatred, vengeful wrath, and a feverish desire for immediate compensation for all the degradation endured. (The impulsive and often wayward forms of this desire may also spring largely from a vague impression that the whole outbreak has come too late, at a time when it has lost its meaning, having no longer any immediate motive and so carrying no immediate risk, when it is actually just an ersatz for something that should have happened in quite a different context.)
| Không có gì ngạc nhiên là khi lớp vỏ bọc nứt ra và dung nham của cuộc đời tuôn trào ra ngoài thì sẽ xuất hiện không chỉ những cố gắng được cân nhắc kĩ lưỡng nhằm điều chỉnh những sai lầm cũ, không chỉ có những cuộc truy tìm sự thật và cải cách phù hợp với nhu cầu của cuộc sống, mà còn xuất hiện cả những triệu chứng của lòng hận thù, sự phẫn nộ và ước muốn đòi phải đền bù cho tất cả những sự nhục nhã mà người ta phải chịu đựng. (Những hình thức bốc đồng và quay quắt của ước muốn đó có thể xuất hiện từ cảm giác mù mờ là sự nổi dậy diễn ra quá muộn, khi nó đã mất hết ý nghĩa, không còn bất cứ động cơ trực tiếp nào và vì vậy mà không có nguy cơ trực tiếp nào, khi nó chỉ là thế phẩm cho một cái gì đó đáng lẽ phải xảy ra trong bối cảnh hoàn toàn khác).
|
No wonder, again, that the men in power, accustomed for years to absolute agreement, unanimous and unreserved support, and a total unity of total pretense, are so shocked by the upsurge of suppressed feelings at such a moment that they feel exposed to such an unheard-of threat and, in this mood (assuming themselves to be the sole guarantors of the world's survival), detect such an unprecedented threat to the rest of the world, too, that they do not hesitate to call upon millions of foreign soldiers to save both themselves and the world.
| Không có gì ngạc nhiên là những người có quyền lực trong nhiều năm đã quen với sự đồng ý một trăm phần trăm, đã quen với sự ủng hộ hoàn toàn và tuyệt đối, và giả vờ thống nhất hoàn toàn, sẽ bị choáng váng trước cơn bộc phát của những tình cảm bị đè nén trong thời khắc đó đến nỗi họ cảm thấy rằng đang đứng trước một mối đe dọa chưa từng có và trong tâm trạng như thế (tự coi mình là người cứu chuộc duy nhất của thế giới) sẽ coi mối đe dọa chưa từng có đó cũng là mối đe dọa với phần còn lại của thế giới cho nên họ không lưỡng lự kêu gọi hàng triệu binh sĩ ngoại quốc đến cứu mình và cứu cả thế giới.
|
We experienced one such explosion not long ago. Those who had spent years humiliating and insulting people and were then so shocked when those people tried to raise their own voices, now label the whole episode an "outbreak of passions." And what, pray, were the passions that broke out? Those who know what protracted and thoroughgoing humiliations had preceded the explosion, and who understand the psycho-social mechanics of the subsequent reaction to them should be more surprised at the relatively calm, objective and, indeed, loyal form which the explosion took. Yet, as everyone knows, we had to pay a cruel price for that moment of truth.
| Cách đây chưa lâu tôi đã trải qua một vụ bùng nổ như thế. Những người đã từng nhiều năm làm nhục và gây thương tổn cho quần chúng nhân dân đã bị sốc khi quần chúng tìm cách cất lên tiếng nói của mình, bây giờ lại gọi toàn bộ sự kiện đó là “sự bùng nổ cảm xúc”. Cảm xúc nào bùng nổ? Những người biết rõ những cảnh nhục nhã diễn ra rộng khắp và kéo dài đã tiên đoán được vụ bùng nổ, còn những người hiểu được cơ chế tâm lý xã hội, của phản ứng tiếp theo những cảnh nhục nhã đó chắc chăn phải cảm thấy ngạc nhiên hơn nữa trước sự bùng nổ tương đối bình lặng, khách quan và vẫn có dáng dấp trung thành như thế. Nhưng, như mọi người đều biết, chúng ta phải trả giá quá đắt cho thời khắc của sự thật đó.
|
The authorities in power today are profoundly different from those who ruled prior to that recent explosion. Not only because the latter were, so to speak, "originals" and their successors a mere formalized imitation, incapable of refiecting the extent to which the "originals" had meanwhile lost their mystique, but primarily for another reason.
| Nhà cầm quyền hiện nay khác xa với những người từng cai trị trước vụ bùng nổ đó. Đấy không chỉ bởi vì những người kia, như người ta nói, là “nòi” còn những kẻ kế nhiệm họ chỉ là bọn bắt chước, không có khả năng nhận thức được rằng bọn “nòi” kia đã đánh mất bao nhiêu tính thần bí của họ, mà trước hết là vì một lý do khác.
|
For whereas the earlier version rested on a genuine and not inconsiderable social basis derived from the trustful support accorded, though in declining measure, by one part of the population, and on the equally genuine and considerable attractiveness (which also gradually evaporated) of the social benefits it originally promised, today's regime rests solely on the ruling minority's instinct for self preservation and on the fear of the ruled majority.
| Vì trong khi chính quyền trước dựa trên cơ sở xã hội là sự ủng hộ đáng tin cậy, mặc dù có giảm sút, của một bộ phận dân chúng và sự hấp dẫn chân thực và lớn lao (cũng đã bốc hơi dần) của những lợi ích xã hội mà nó hứa hẹn, thì chế độ hiện nay chỉ dựa trên bản năng tự bảo vệ của nhóm thiểu số cai trị và nỗi sợ hãi của đa số bị trị mà thôi.
|
In these circumstances, it is hard to foresee all the feasible scenarios for a future "moment of truth": to foresee how such a complex and undisguised degradation of the whole of society might one day demand restitution. And it is quite impossible to estimate the scope and depth of the tragic consequences which such a moment might inflict, perhaps must inflict, on our two nations.
| Trong những hoàn cảnh như thế, thật khó mà dự đoán được tất cả các kịch bản khả thi cho “thời khắc của sự thật”: dự đoán cách thức mà một ngày nào đó sự xuống cấp toàn diện và công khai của toàn xã hội có thể đòi được phục hồi. Và không thể nào đánh giá được phạm vi và chiều sâu của những hậu quả đầy bi kịch mà thời khắc đó có thể gây ra, có lẽ là chắc chắn sẽ gây ra, đối với hai dân tộc chúng ta.
|
In this context, it is amazing that a government which advertises itselF as the most scientific on record is unable to grasp the elementary rules of its own operations or to learn from its own past.
| Trong bối cảnh đó, thật đáng ngạc nhiên là cái chính phủ vẫn tự quảng cáo là khoa học nhất trong lịch sử lại không có khả năng hiểu được những qui tắc sơ đẳng của hoạt động của mình hay học ngay từ chính quá khứ của nó.
|
I have made it clear that I have no fear of life in Czechoslovakia coming to a halt, or of history being suspended forever with the accession to power of the present leaders. Every situation in history and every epoch have been succeeded by a fresh situation and a new epoch, and for better or worse, the new ones have always been quite remote from the expectations of the organizers and rulers of the preceding period.
| Tôi đã nói rõ rằng tôi không sợ cuộc sống ở Tiệp Khắc sẽ dừng lại hay lịch sử bị ngưng vĩnh viễn cùng với sự gia tăng quyền lực của những nhà lãnh đạo hiện nay. Mỗi hoàn cảnh lịch sử và mỗi thời đại lịch sử đều được nối tiếp bằng hoàn cảnh mới và thời đại mới, tốt xấu chưa biết, nhưng cái mới bao giờ cũng khác xa với hình dung của những người tổ chức và cai trị trong giai đoạn trước.
|
What I am afraid of is something else. The whole of this letter is concerned, in fact, with what I really fear-the pointlessly harsh and long-lasting consequences which the present violent abuses will have for our nations. I fear the price we are all bound to pay for the drastic suppression of history, the cruel and needless banishmenc of life into the underground of society and the depths of the human soul, the new compulsory deferment of every opportunity for society to live in anything like a natural way. And perhaps it is apparent from what I wrote a little way back that I am not only worried about our current payments in terms of everyday bitterness at the spoliation of society and human degradation, or about the heavy tax we shall have to pay in the long-lasting spiritual and moral decline of society. I am also concerned with the scarcely calculable surcharge which may be imposed on us when the moment next arrives for life and history to demand their due.
| Tôi sợ một điều khác. Trên thực tế, toàn bộ bức thư này liên quan tới điều mà tôi thật sự lo sợ – những hậu quả kéo dàn và tàn nhẫn đến vô lý mà sự lạm dụng quyền lực hiện nay sẽ gây ra cho hai dân tộc chúng ta. Tôi sợ cái giá mà tất cả chúng ta buộc phải trả cho sự đàn áp quyết liệt lịch sử, phải trả cho sự ruồng rẫy tàn bạo và không cần thiết đời sống, đẩy nó xuống đáy của xã hội và xuống những tầng sâu nhất của tâm hồn con người, phải trả cho những thời cơ được sống một cách tự nhiên mà xã hội đã bị buộc phải bỏ qua. Và từ những điều tôi trình bày có thể thấy rõ là tôi không chỉ lo lắng về cái giá phải trả theo nghĩa những đau khổ mà người ta phải chịu mỗi ngày do sự tàn phá xã hội và thoái hóa của con người hay giá mà chúng ta phải trả cho sự xuống cấp kéo dài về mặt tinh thần và đạo đức của xã hội. Tôi còn lo lắng về cái giá hầu như không thể tính được mà chúng ta có thể phải thanh toán khi đời sống và lịch sử đứng lên đòi hỏi sự công bằng.
|
The degree of responsibility a political leader bears for the condition of his country must always vary and, obviously, can never be absolute. He never rules alone, and so some portion of responsibility rests on those who surround him. No country exists in a vacuum, so its policies are in some way always influenced by those of other countries. Clearly the previous rulers always have much to answer for, since it was their policies which predetermined the present situation. The public, too, has much to answer for, both individually, through the daily personal decisions of each responsible human being which went to create the total state of affairs, or collectively, as a socio-historic whole, limited by circumstances and in its turn limiting those circumstances.
| Mức độ trách nhiệm của nhà lãnh đạo chính trị trước đất nước chắc chắn là luôn luôn thay đổi và không bao giờ là tuyệt đối. Ông ta không bao giờ cai trị một mình, những người xung quanh ông ta phải chịu một phần trách nhiệm. Không nước nào sống trong chân không, cho nên chính sách của đất nước, ở mức độ nào đó, bao giờ cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách của các nước khác. Rõ ràng là những nhà lãnh đạo trước bao giờ cũng phải trả lời nhiều việc vì chính sách của họ đã tạo ra những điều kiện dẫn tới tình hình hiện nay. Xã hội cũng phải trả lời nhiều việc, vì về mặt cá nhân, thông qua những quyết định cá nhân, từng người có trách nhiệm trong việc để xảy ra tình hình như hiện nay hay về mặt tập thể, như một toàn bộ lịch sử–xã hội, bị bó buộc bởi hoàn cảnh và đến lượt nó lại định ra giới hạn cho những hoàn cảnh đó.
|
Despite these qualifications, which naturally apply in our current situation as in any other, your responsibility as a political leader is still a great one. You help to determine the climate in which we all have to live and can therefore directly influence the final size of the bill our society will be paying for today's process of consolidation.
| Mặc cho những điều vừa nói, tức là những điều đương nhiên là được áp dụng cho hoàn cảnh của chúng ta cũng như cho bất kỳ hoàn cảnh nào khác, trách nhiệm của một nhà lãnh đạo chính trị như ông vẫn vô cùng to lớn. Ông đã đóng góp vào việc tạo ra bầu không khí mà tất cả chúng ta đang sống và vì vậy mà có ảnh hưởng trực tiếp đến cái giá mà cuối cùng xã hội ta sẽ phải trả cho quá trình củng cố hiện nay.
|
The Czechs and Slovaks, like any other nation, harbor within themselves simultaneously the most disparate potentialities. We have had, still have, and will continue to have our heroes, and, equally, our informers and traitors. We are capable of unleashing our imagination and creativity, of rising spiritually and morally to unexpected heights, of fighting for the truth and sacrificing ourselves for others.
| Người Czechs và người Slovaks, cũng như bất kỳ dân tộc nào khác, mang sẵn trong mình những tiềm năng cực kỳ khác nhau. Chúng ta đã có, đang có và sẽ tiếp tục có những người anh hùng, cũng như những tên chỉ điểm và phản bội của mình. Chúng ta có khả năng giải phóng trí tưởng tượng và sáng tạo, có khả năng nâng mình lên những tầm cao không ngờ được về mặt tinh thần và đạo đức, có khả năng chiến đấu cho sự thật và hi sinh vì người khác.
|
But it lies in us equally to succumb to total apathy, to take no interest in anything but our bellies, and to spend our time tripping one another up. And though human souls are far from being mere pint pots that anything can be poured into (note the arrogant implications of that dreadful phrase so frequent in official speeches, when it is complained that "we"-that is, "the government"-find that such-and-such ideas are being instilled into people's heads), it depends, nevertheless, very much on the leaders which of these contrary tendencies that slumber in society will be mobilized, which set of potentialities will be given the chance of fulftllment, and which will be suppressed.
| Nhưng trong chúng ta cũng có những tính cách làm cho mình trở thành thờ ơ, không quan tâm đến bất kỳ điều gì khác ngoài cái dạ dày của mình, hay dùng thì giờ để ngáng chân nhau. Và mặc dù tâm hồn con người không phải là cái bình muốn đổ thứ gì vào cũng được (xin lưu ý thái độ kiêu căng thể hiện trong một câu nói thường thấy trong những bài diễn văn chính thức, đấy là khi người ta nói rằng “chúng tôi” – tức là chính phủ – thấy rằng cần phải giáo dục ý tưởng này–này cho nhân dân), nhưng nó phụ thuộc rất nhiều vào những người lãnh đạo, xu hướng nào trong những xu hướng đối chọi nhau trong xã hội sẽ được động viên, những tiềm năng nào sẽ có cơ hội được thực thi, và tiềm năng nào sẽ bị đè bẹp.
|
So far, it is the worst in us which is being systematically activated and enlarged-egotism, hypocrisy, indifference, cowardice, fear, resignation, and the desire to escape every personal responsibility, regardless of the general consequences.
| Cho đến nay, những điều xấu xa nhất trong chúng ta đã được kích hoạt và mở rộng một cách có hệ thống – tính ích kỉ, dối trá, bàng quan, hèn nhát, sợ hãi, nhẫn nhục, và tìm cách tránh né mọi trách nhiệm cá nhân, không thèm quan tâm tới hậu quả.
|
Yet even today's national leadership has the opportunity to influence society by its policies in such a way as to encourage not the worse side of us, but the better.
| Nhưng ban lãnh đạo đất nước hiện nay có cơ hội dùng chính sách của mình để tạo ảnh hưởng đối với xã hội bằng cách khuyến khích không phải mặt tiêu cực mà là mặt tích cực trong chúng ta.
|
So far, you and your government have chosen the easy way out for yourselves, and the most dangerous road for society: the path of inner decay for the sake of outward appearances; of deadening life for the sake of increasing uniformity; of deepening the spiritual and moral crisis of our society, and ceaselessly degrading human dignity, for the puny sake of protecting your own power.
| Cho đến nay, ông và chính phủ của ông đã chọn con đường dễ dàng cho các ông, nhưng cũng là con đường nguy hiểm nhất đối với xã hội: con đường dẫn tới tình trạng mục nát ở bên trong để giữ cái hình thức bên ngoài, con đường tiêu diệt cuộc sống nhằm gia tăng sự đơn điệu, con đường làm cho cuộc khủng hoảng về tinh thần và đạo đức ngày càng trầm trọng hơn, và làm cho phẩm giá của con người ngày càng suy thoái hơn, nhằm bảo vệ quyền lực của chính các ông.
|
Yet, even within the given limitations, you have the chance to do much toward at least a relative improvement of the situation. This might be a more strenuous and less gratifying way, whose benefits would not be immediately obvious and which would meet with resistance here and there. But in the light of our society's true interests and prospects, this way would be vastly the more meaningful one.
| Nhưng, ngay cả trong những giới hạn đó, ông vẫn có cơ hội làm được nhiều việc, chí ít là cải thiện phần nào tình hình. Đấy có thể là con đường đòi hỏi nhiều cố gắng và vất vả hơn, lợi ích sẽ không thấy ngay, và sẽ gặp chống đối ở chỗ này chỗ khác. Nhưng vì lợi ích thực sự và tương lai của xã hội chúng ta, đấy sẽ là con đường có ý nghĩa hơn rất nhiều.
|
As a citizen of this country, I hereby request, openly and publicly, that you and the leading representatives of the present regime consider seriously the matters to which I have tríed to draw your attention, that you assess in their light the degree of your historic responsibility, and act accordingly.
| Do đó, là công dân của đất nước này, tôi công khai và thẳng thắn yêu cầu ông và những người đại diện hàng đầu của chế độ hiện nay xem xét một cách nghiêm túc những vấn đề mà tôi đã cố gắng lưu ý các ông, yêu cầu các ông đánh giá trách nhiệm lịch sử của các ông và có những hành động phù hợp. |
| Translated by Phạm Nguyên Trường |
|
|
http://www.vaclavhavel.cz/showtrans.php?cat=clanky&val=71_aj_clanky.html&typ=HTML |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, April 4, 2012
Letter to Husák from Václav Havel Thư Václav Havel gửi ông Husák
Labels:
POLITICS-CTXH
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn