Can Burma’s Military Let Go?
| Phe quân sự ở Myanmar có thể từ bỏ quyền lực?
|
By Trefor Moss April 3, 2012
| By Trefor Moss 3/4/2012
|
It’s hard to imagine a more dramatic shift of tactics. Less than five years ago, the Burmese military, the Tatmadaw, greeted popular calls for change with batons and bullets, crushing the “saffron revolution” with its trademark brutality. But at the weekend, the men in khaki were conspicuous by their absence during elections that were relatively free and that appear to have swept Aung San Suu Kyi and other National League for Democracy (NLD) candidates into parliament.
| Khó có thể tưởng tượng một sự thay đổi chiến thuật nào kịch tính hơn. Chưa đầy 5 năm trước, quân đội Myanmar, còn được gọi là Tatmadaw, đã “đón chào” những lời kêu gọi thay đổi của dân chúng bằng dùi cui và súng đạn, khét tiếng với sự đè bẹp “cuộc Cách mạng Áo Cà Sa” một cách tàn bạo. Nhưng cuối tuần vừa qua, những người trong bộ quân phục ka-ki đã làm người ta chú ý bởi sự vắng mặt của họ trong suốt cuộc bầu cử, được xem là tương đối tự do, dường như đã giúp bà Aung San Suu Kyi và các ứng cử viên khác của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành được ghế trong quốc hội.
|
Nonetheless, it would be naïve to imagine that an institution that held absolute power for the last half century would now meekly accept the role of wallflower at Burma’s democracy party. The military remains a key actor in national affairs, and the reform process can only succeed if the Tatmadaw is made to feel that it, too, stands to be one of the winners in the country’s transformation. And that means two things: that the Tatmadaw has to be compensated for its loss of political power; and that the civilian government has to refrain from crossing any of the military leadership’s red lines.
| Tuy nhiên, sẽ ngây thơ khi cho rằng định chế từng nắm quyền lực tuyệt đối trong suốt nửa thế kỷ qua, giờ đây lại ngoan ngoãn chấp nhận vai trò đứng bên lề so với phe dân chủ Myanmar. Giới quân sự Myanmar vẫn là diễn viên chính trong các vấn đề quốc gia, quá trình cải cách chỉ có thể thành công nếu giới quân sự Myanmar được tạo cảm giác rằng, họ cũng có khả năng trở thành một trong những kẻ chiến thắng trong quá trình chuyển đổi của đất nước. Điều này có hai ý nghĩa: giới quân sự Myanmar phải được đền bù cho sự mất mát quyền lực chính trị; và chính quyền dân sự phải biết kiềm chế, tránh vượt qua bất kỳ lằn ranh đỏ nào được vạch ra bởi giới lãnh đạo quân sự.
|
If the Burmese economy is poised to grow at the pace that some economists are now predicting, then paying off the military should be straightforward enough. The national budget announced in March included a large pay rise for the Tatmadaw: that’s a good incentive for the top brass to stick with Thein Sein’s government, especially given the miserable pay and conditions that Burmese troops currently have to put up with. No less important than the official defense budget are the off-the-books business ventures that the Burmese military engages in. These will become even more profitable as the national economy begins to open up, and, if the Indonesian precedent is anything to go by, turning a blind eye to these often shady money-making schemes will be a necessary evil for the reformist government in the short to medium term.
| Nếu nền kinh tế Myanmar sẵn sàng cất cánh với nhịp độ như một số nhà kinh tế hiện đang dự đoán, thì việc “trả nợ” cho giới quân sự không có gì khó khăn. Ngân sách quốc gia Myanmar công bố trong tháng 3 bao gồm khoản tăng lương trên quy mô lớn dành cho quân đội: đó là động cơ tốt cho giới quân sự chóp bu gắn bó với chính quyền của tổng thống Thein Sein, đặc biệt nếu xét theo điều kiện và mức lương tồi tệ mà quân đội Myanmar hiện đang phải chịu đựng. Không kém phần quan trọng so với ngân sách quốc phòng chính thức chính là những hoạt động kinh doanh mạo hiểm “ngoài sổ sách” mà quân đội Myanmar tham gia. Các hoạt động kinh doanh này thậm chí sẽ trở nên sinh lợi nhiều hơn khi nền kinh tế quốc gia bắt đầu mở cửa. Và nếu những tiền lệ tại Indonesia là điều có thể noi theo, việc nhắm mắt làm ngơ trước những kế hoạch kiếm tiền đầy mờ ám này sẽ là điều dù không muốn, nhưng phải chấp nhận đối với chính phủ theo khuynh hướng cải cách trong ngắn hạn đến trung hạn.
|
While the logic of a military takeover is usually very easy to understand, the logic of why a military government chooses to cede power is far more complex. It will take some years for scholars to build up a complete picture of why the floodgates of reform have been allowed to open so dramatically in Burma after so many decades of military obstructionism.
| Trong khi lôgic của một cuộc đảo chính quân sự thường rất dễ hiểu, thì lôgic nguyên nhân vì sao một chính quyền quân sự lại chọn đường lối từ bỏ quyền lực, là một điều phức tạp hơn rất nhiều. Các học giả phải mất hàng năm nữa để dựng nên một bức tranh hoàn chỉnh, lý giải tại sao công cuộc cải cách được cởi trói và giải phóng bất ngờ đến như vậy ở Myanmar, sau rất nhiều thập niên bị giới quân đội ngăn chặn.
|
However, while the Tatmadaw has evidently recognized the need to relinquish sole political power, it no doubt intends to retain some political influence. As Gen. Min Aung Hlaing, Burma’s military chief, said in the run-up to the recent by-elections, “performing the duty of national politics” remains one of the Tatmadaw’s priorities. So attempting to extract the military from politics, at least for several years, looks like being the first of its red lines.
| Tuy nhiên, trong lúc giới quân sự Myanmar rõ ràng đã nhìn nhận nhu cầu cần phải từ bỏ độc quyền chính trị, nhưng người ta không hề nghi ngờ rằng phe quân sự vẫn muốn giữ lại một số ảnh hưởng chính trị. Như tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội, từng tuyên bố trong thời gian trước khi cuộc bầu cử bổ sung diễn ra, rằng “thực hiện nhiệm vụ đối với nền chính trị quốc gia” vẫn là một trong những ưu tiên của quân đội Myanmar. Do đó, nỗ lực tách quân đội Myanmar ra khỏi chính trị có vẻ là điều nhạy cảm hàng đầu cần tránh trong số những lằn ranh đỏ, ít nhất trong vài năm.
|
What else might provoke the Tatmadaw to halt the country’s democratization? The small scale of the recent by-elections – only 45 seats were up for grabs, out of a total of 664 in Naypyidaw’s upper and lower houses of parliament – was clearly not enough to trigger a reaction. The stakes weren’t unacceptably high.
| Vấn đề nào khác có thể khiêu khích giới quân sự, khiến họ phải tạm ngưng tiến trình dân chủ hóa của Myanmar? Quy mô nhỏ của cuộc bầu cử bổ sung gần đây – chỉ vỏn vẹn có 45 ghế quốc hội được đưa ra cho các đảng tranh cử, trong tổng số 664 ghế ở Thượng viện và Hạ viện – rõ ràng không đủ để gây ra một sự phản ứng của quân đội. Một tỷ lệ thấp đến mức khó chấp nhận.
|
However, general elections in 2015 could be a different story. An NLD landslide – the likely outcome judging by the by-election results – might trigger a repeat of the 1990 coup, unless the military is given some cast-iron guarantees about the future shape of Burma and the Army’s place within it. What the Tatmadaw surely can’t accept is defeat at the hands of an enemy it has been fighting for 50 years – namely forces that, in its worldview, want to break up Burma. For all his reformist credentials, the ex-general turned president, Thein Sein, presumably shares this outlook.
| Tuy vậy, cuộc tổng tuyển cử vào năm 2015 có thể là câu chuyện hoàn toàn khác. Một chiến thắng vang dội của NLD – kết cục rất có khả năng xảy ra, như đã thấy qua kết quả cuộc bầu cử bổ sung – có thể kích hoạt sự tái lập màn đảo chính như năm 1990, trừ phi giới quân sự được bảo đảm chắc chắn về sự định hình trong tương lai của Myanmar và chỗ đứng của quân đội trong tiến trình đó. Những gì giới quân đội Myanmar chắc chắn không thể chấp nhận là sự thua trận trong tay kẻ thù mà họ đã và đang chiến đấu ròng rã suốt 50 năm – cụ thể là các lực lượng, trong thế giới quan của họ, muốn làm tan rã đất nước Myanmar. Bằng tất cả năng lực cải cách của mình, đương kim tổng thống Thein Sein, trước đây từng là một vị tướng, có lẽ cũng chia sẻ cách nhìn này.
|
There can therefore be no question of Aung San Suu Kyi and the NLD being permitted to take control without the Tatmadaw being made to trust their agenda. This would cover negotiations with ethnic minorities, the military’s future political role, assurances that old regime figures and their families won’t be prosecuted, and probably many other distasteful promises. As Aung San Suu Kyi prepares for parliament, it’s highly doubtful whether that degree of trust currently exists. She has three years in which to build a lot of bridges, or risk another disastrous face-off with a military that will be feeling insecure and no longer in control after the weekend of voting. | Do vậy, có thể không cần đặt câu hỏi về việc Aung San Suu Kyi và đảng NLD của bà được phép nắm quyền mà lại thiếu sự tác động, làm cho giới quân sự tin tưởng vào chương trình nghị sự của NLD. Điều này bao trùm lên các vấn đề: đàm phán với các nhóm sắc tộc thiểu số, vai trò chính trị trong tương lai của quân đội, bảo đảm các nhân vật của chế độ cũ và gia đình họ sẽ không bị truy tố, và có thể còn nhiều lời hứa khác không dễ chịu chút nào. Khi bà Aung San Suu Kyi chuẩn bị tranh cử vào quốc hội, dư luận có rất nhiều nghi ngờ rằng, liệu mức độ tin cậy nào đó có tồn tại giữa bà và phe quân đội hay không. Bà còn ba năm để xây dựng nhiều nhịp cầu, hay mạo hiểm lâm vào một cuộc chiến thảm khốc với một lực lượng quân sự đang có cảm giác bất an và mất đi sự kiểm soát sau kỳ bỏ phiếu hồi cuối tuần qua. |
|
|
| Translated by Nguyễn Tâm |
|
|
http://the-diplomat.com/flashpoints-blog/2012/04/03/can-burmas-military-let-go/ |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, April 4, 2012
Can Burma’s Military Let Go? Phe quân sự ở Myanmar có thể từ bỏ quyền lực?
Labels:
ASEAN-ĐÔNG NAM Á
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn