MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, January 18, 2012

Human Rights in History Nhân quyền trong Lịch sử



Human Rights in History

Nhân quyền trong Lịch sử

by Samuel Moyn

The Nation, August 11, 2010

Samuel Moyn

The Nation, 11.08.2010

A mere thirty-three years ago, on January 20, 1977, Jimmy Carter inaugurated his presidency by proclaiming from the Capitol steps, "Because we are free we can never be indifferent to the fate of freedom elsewhere.... Our commitment to human rights must be absolute." Most people had never heard of "human rights." Except for Franklin Delano Roosevelt in a couple of passing references, no president had really mentioned the concept, and it never had gained much traction around the world either. Carter's words sparked an intense debate at every level of government and society, and in political capitals across the Atlantic Ocean, about what it would entail to shape a foreign policy based on the principle of human rights.

Chỉ ba mươi ba năm trước đây, ngày 20 tháng 1 năm 1977, Jimmy Carter khởi đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông qua lời tuyên bố từ các bậc thang của Toà Quốc Hội "Bởi vì chúng ta được tự do, chúng ta không bao giờ có thể thờ ơ với số phận của tự do ở những nơi khác … Sự cam kết của chúng ta với nhân quyền phải là tuyệt đối." Hầu hết mọi người chưa bao giờ nghe đến "nhân quyền." Ngoại trừ Franklin D. Roosevelt trong một vài tài liệu tham khảo sơ qua, không có vị tổng thống nào đã thực sự đề cập đến khái niệm đó, và nó cũng chưa bao giờ gây được sức lôi cuốn nhiều trên khắp thế giới. Lời phát biểu của Carter đã tạo ra một cuộc tranh luận dữ dội ở mọi tầng lớp của chính phủ và xã hội, và tại các thủ đô chính trị bên kia Đại Tây Dương về những gì khái niệm này sẽ mang lại để định hướng chính sách đối ngoại dựa trên nguyên tắc nhân quyền.

The concept of rights, including natural rights, stretches back centuries, and "the rights of man" were a centerpiece of the age of democratic revolution. But those droits de l'homme et du citoyen meant something different from today's "human rights." For most of modern history, rights have been part and parcel of battles over the meanings and entitlements of citizenship, and therefore have been dependent on national borders for their pursuit, achievement and protection. In the beginning, they were typically invoked by a people to found a nation-state of their own, not to police someone else's. They were a justification for state sovereignty, not a source of appeal to some authority—like international law—outside and above it.

Khái niệm về quyền, bao gồm quyền tự nhiên, trải dài qua nhiều thế kỷ trở về trước, và "quyền của con người" là trung tâm của thời cách mạng dân chủ. Nhưng droits de l'homme et du citoyen [quyền của con người và công dân] vào thời đó có ý nghĩa khác với “nhân quyền” của thời nay. Đối với phần lớn lịch sử cận đại, quyền là một phần quan trọng và là phần tử của các tranh cãi về các ý nghĩa và quyền lợi của công dân, và do đó đã bị phụ thuộc vào các ranh giới quốc gia để được theo đuổi, đạt đến, và bảo tồn. Ban đầu, quyền thường được một dân tộc viện dẫn ra để lập ra đất nước của riêng họ chứ không phải để kiểm soát đất nước của người khác. Quyền được dùng để chứng minh chủ quyền nhà nước chứ không phải là nguồn quyến rũ cho một số thẩm quyền bên ngoài và cao hơn như luật pháp quốc tế.

In the United States, rights were also invoked to defend property, not simply to defend women, blacks and workers against discrimination and second-class citizenship. The New Deal assault on laissez-faire required an unstinting re-examination of the idea of natural rights, which had been closely associated with freedom of contract since the nineteenth century and routinely defended by the Supreme Court. By the 1970s, rights as a slogan for democratic revolution seemed less pressing, and few remembered the natural rights of property and contract that the New Deal had once been forced to challenge. Carter was free to invoke the concept of rights for purposes it had never before served. (Arthur Schlesinger Jr. once called on future historians to "trace the internal discussions...that culminated in the striking words of the inaugural address." No one, however, yet knows exactly how they got there.)

Tại Hoa Kỳ, các quyền cũng được viện dẫn để bảo vệ tài sản, không chỉ đơn thuần bảo vệ phụ nữ, người da đen và dân lao động chống phân biệt đối xử và công dân hạng hai. Sự công kích của Chương Trình Kinh Tế Mới [New Deal] vào thói quen thả lỏng đòi hỏi sự tái kiểm điểm không ngừng về ý tưởng quyền tự nhiên, vốn đã được gắn liền với quyền tự do hợp đồng từ thế kỷ thứ 19 và thường xuyên được Tối Cao Pháp Viện bảo vệ. Vào thập niên 1970, quyền như là một khẩu hiệu cho cuộc cách mạng dân chủ xem ra có vẻ mất tính cấp bách đi, và ít người còn nhớ quyền tài sản tự nhiên và hợp đồng từng bị thử thách bởi Chương Trình Kinh Tế Mới. Carter có tự do viện dẫn khái niệm về quyền cho các mục đích mà trước đó nó chưa bao giờ được dùng.

It looks like Carter was an exception in another sense. He inaugurated the era of human rights in this country, but now it seems to be fading. Bill Clinton dabbled in human rights while outlining a new post–cold war foreign policy, but the Democratic politician now in the White House has spurned them. Few developments seem more surprising than the fact that Barack Obama rarely mentions human rights, especially since past enthusiasts for them like Samantha Power and Anne-Marie Slaughter have major roles in his foreign policy shop. Obama has given no major speech on the subject and has subordinated the concerns associated with human rights, such as taking absolute moral stands against abusive dictators, to a wider range of pragmatic foreign policy imperatives. As his Nobel remarks made plain, Obama is a "Christian realist" inclined to treat human sin, not human rights, as the point of departure for thinking about America's relation to the world's many injustices and horrors.

Có vẻ như Carter là một trường hợp ngoại lệ trong một nghĩa khác. Ông bắt đầu thời đại của nhân quyền trong xứ sở này, nhưng bây giờ nó có vẻ mờ dần. Bill Clinton đề cập đến nhân quyền trong khi phác họa một tân chính sách ngoại giao hậu chiến tranh lạnh, nhưng chính trị gia thuộc đảng Dân Chủ hiện nay trong Nhà Trắng đã hắt hủi nó. Ít có sự kiện nào đáng ngạc nhiên hơn thực tế là Barack Obama ít khi đề cập đến nhân quyền, đặc biệt là từ khi có những người tranh đấu ngày xưa như Samantha Power và Anne-Marie Slaughter với vai trò quan trọng nằm trong chính sách đối ngoại của ông ta. Obama chưa có một bài diễn văn quan trọng nào về chủ đề này và ông đặt những mối quan tâm liên quan đến nhân quyền, chẳng hạn như cương vị đạo đức tuyệt đối chống các nhà độc tài lạm quyền, ngang hàng với những nhu cầu rộng lớn hơn về chính sách ngoại giao thực tiễn. Như lời phát biểu của ông khi nhận giải Nobel đã cho thấy, Obama là một "tín đồ Cơ Đốc thực tế" có xu hướng chữa tội lỗi con người, không phải nhân quyền, đây là điểm khởi đầu để suy luận về mối quan hệ của Hoa Kỳ với nhiều bất công và nỗi kinh hoàng của thế giới.

The rise and fall of human rights as an inspirational concept may seem shocking, but perhaps it is less so on second glance. Ever since Carter put human rights on the table, Republican presidents have found uses for them too, typically by linking them to "democracy promotion" abroad. There is no denying the powerful growth of nongovernmental organizations in the United States and around the world that has occurred since slightly before Carter's time, and impressively ever since. But George W. Bush, placing himself in an almost equally longstanding tradition, invoked human rights as the battle cry for the neoconservative vision of transforming the Middle East and beyond—at the point of a gun, if necessary—perhaps sullying them beyond recuperation. Obama seems to think so. If their current abeyance is surprising, perhaps it's because of a historical mistake: the belief that human rights were deeply ingrained in American visions of the globe in the first place.

Về khái niệm cảm hứng, sự thăng trầm của nhân quyền xem chừng có vẻ gây sốc, nhưng có lẽ không đến nỗi như vậy nếu nhìn lại lần nữa. Kể từ khi Carter đưa ra vấn đề nhân quyền, các tổng thống thuộc về Đảng Cộng hòa cũng biết sử dụng nó, tiêu biểu là bằng cách liên kết nó với "quảng bá dân chủ" ở nước ngoài. Không thể phủ nhận rằng sự tăng trưởng lớn lao của các tổ chức phi chính phủ tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới đã xảy ra kể từ thời trước Carter một chút, và kể từ đó tiếp tục tăng rất có ấn tượng. Nhưng George W. Bush, tự đặt mình trong một truyền thống lâu đời gần như thế, viện dẫn nhân quyền như là tiếng hò thúc quân cho quan điểm tân bảo thủ để biến đổi Trung Đông và xa hơn nữa - nếu cần trước họng súng - có lẽ phá hủy họ đến độ không thể phục hồi. Obama dường như nghĩ giống như vậy. Nếu có ai ngạc nhiên vì tình trạng bất động hiện nay của nhân quyền, có lẽ lý do là vì một lầm lỗi lịch sử: trước hết là sự tin tưởng rằng nhân quyền đã ăn rất sâu trong tầm nhìn về thế giới của Hoa Kỳ.

But what about the 1940s, when FDR essentially coined the phrase "human rights" and set in motion a series of events that culminated in the United Nations–sponsored Universal Declaration of Human Rights in 1948? Beginning in the 1990s, when human rights acquired a literally millennial appeal in the public discourse of the West during outbreaks of ethnic cleansing in Southeastern Europe and beyond, it became tempting to treat 1948 as a moment of annunciation, with large political consequences. Carter, and the 1970s, were rarely mentioned. It became common to assume that, ever since their birth in a moment of postgenocidal revulsion and wisdom, human rights had become embedded slowly but steadily in humane consciousness in what amounted to a revolution of moral life. In a euphoric mood, high-profile observers like Michael Ignatieff believed that secure moral guidance, born of incontestable shock about the Holocaust, was on the verge of displacing self-interest and power as the foundation of international relations. In Samantha Power's "A Problem From Hell": America and the Age of Genocide (2002), Raphael Lemkin, who crafted the draft resolution of the 1948 Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide, was dusted off as a human rights sage and hero, with Carter earning attention only for failing to intervene against Pol Pot's atrocities.

Nhưng trong thập niên 1940 thì sao, khi Franklin D. Roosevelt chủ yếu đặt ra hai chữ "nhân quyền" và bắt đầu một loạt các sự kiện đưa đến bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc bảo trợ vào năm 1948? Bắt đầu từ thập niên 1990, khi nhân quyền đạt được, theo nghĩa đen, sự quyến rũ ngàn năm một thuở qua các diễn đàn công cộng của Tây Phương trong lúc thanh trừng sắc tộc bùng nổ ở Đông Nam Âu Châu và xa hơn thế nữa, điều đó đã trở nên hấp dẫn để xem năm 1948 là một thời điểm phát động, với những hậu quả chính trị nghiêm trọng. Carter, và thập niên 1970, hiếm khi được đề cập đến. Điều đó làm người ta thường cho rằng, kể từ khi được sinh ra trong thời điểm của sự kinh tởm và khôn ngoan sau cuộc thảm sát, nhân quyền đã được ghi sâu một cách chậm rãi nhưng đều đặn vào trong tâm khảm nhân loại qua cái mà được xem như là cuộc cách mạng của đời sống đạo đức. Trong một tâm trạng phấn khởi, các nhà quan sát nổi tiếng như Michael Ignatieff tin rằng kim chỉ nam đạo đức vững bền đó, nảy sinh từ cú sốc không thể chối cãi về cuộc thảm sát dân Do Thái [Holocaust], đang sắp sửa mất đi tính cách tư lợi và sức mạnh như là nền tảng của quan hệ quốc tế. Trong quyển "Một Vấn Đề Từ Địa Ngục": Hoa Kỳ và Thời Giệt Chủng (2002), bà Samantha Power ví ông Raphael Lemkin, người viết bản dự thảo quyết nghị của Công Ước về Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Ác Diệt Chủng năm 1948 như là một thánh hiền và anh hùng về nhân quyền, trong khi đó Carter được chú ý đến chỉ vì không can thiệp chống sự tàn bạo của Pol Pot.

In fact, when "human rights" entered the English language in the 1940s, it happened unceremoniously, even accidentally. Human rights began as a very minor part of a hopeful alternative vision to set against Adolf Hitler's vicious and tyrannical new order. In the heat of battle and shortly thereafter, a vision of postwar collective life in which personal freedoms would coalesce with more widely circulating promises of some sort of social democracy provided the main reason to fight the war.

Đúng ra, chữ "nhân quyền" đi vào Anh ngữ trong những năm 1940 một cách không kèn không trống, thậm chí vô tình. Nhân quyền bắt đầu bằng một phần rất nhỏ của một viễn cảnh hy vọng khác để chống lại chế độ tàn độc và bạo ngược mới của Adolf Hitler. Trong cao điểm của cuộc chiến và chẳng bao lâu sau đó, viễn cảnh của cuộc sống tập thể hậu chiến trong đó các quyền tự do cá nhân sẽ kết nối với hứa hẹn đang phổ biến rộng rãi về một số thể loại dân chủ xã hội đã tạo ra lý do chính để chiến đấu.

It's important to enumerate what human rights, in the 1940s, were not. Ignatieff was wrong. They were not a response to the Holocaust, and not focused on the prevention of catastrophic slaughter. Though closely associated with the better life of social democracy, only rarely did they imply a departure from the persistent framework of nation-states that would have to provide it.

Điều quan trọng là liệt kê những gì không phải là nhân quyền trong những năm 1940. Ignatieff đã sai. Nhân quyền đã không phản ứng gì về vụ thảm sát Holocaust, và đã không tập trung vào việc ngăn ngừa chống thảm họa tàn sát. Mặc dù gắn liền với cuộc sống tốt hơn của nền dân chủ xã hội, rất hiếm khi nào nhân quyền bao hàm sự tách rời từ khuôn khổ cố hữu của các quốc gia độc lập tạo ra nó.

Above all, human rights were not even an especially prominent idea. Unlike later, they were restricted to international organization, in the form of the new United Nations. They didn't take hold in popular language and they inspired no popular movement. Whether as one way to express the principles of Western postwar societies or even as an aspiration to transcend the nation-state, the concept of human rights never percolated publicly or globally during the 1940s with the fervor it would have in the '70s and the '90s, including during negotiations over the Universal Declaration.

Dù gì đi nữa, nhân quyền thậm chí không được là một ý tưởng đặc biệt nổi bật. Ngược lại, nó bị giới hạn bởi tổ chức quốc tế, dưới hình thức của tân Liên Hiệp Quốc. Nó đã không tồn tại trong ngôn ngữ thông thường và không tạo ra một phong trào phổ biến nào. Cho dù là một cách để thể hiện các nguyên tắc của xã hội hậu chiến Tây Phương, hoặc thậm chí như là một khát vọng để vượt trên phạm vi quốc gia độc lập, khái niệm về nhân quyền chưa bao giờ đi sâu vào quần chúng hay hoàn cầu trong những năm 1940 với sự nhiệt tình mà nó sẽ có trong những thập niên 70 và 90, ngay cả trong lúc thương thuyết về Tuyên Ngôn Quốc Tế.

What if the 1940s were cut loose from the widespread myth that they were a dry run for the post–cold war world, in which human rights began to afford a glimpse of the rule of law above the nation-state? What if the history of human rights in the 1940s were written with later events given proper credit and a radically different set of causes for the current meaning and centrality of human rights recaptured? The central conclusion could only be that, however tempting, it is misleading to describe World War II and its aftermath as the essential source of human rights as they are now understood.

Những gì sẽ xảy ra nếu thập niên 1940 được tách khỏi huyền thoại phổ biến cho rằng đó là giai đoạn thực tập cho thế giới sau chiến tranh lạnh, trong đó nhân quyền bắt đầu nếm chút hương vị của pháp trị trên quốc gia độc lập? Những gì sẽ xảy ra nếu lịch sử của nhân quyền trong những năm 1940 được viết với các sự kiện sau này được xào lại với độ tin cậy đúng đắn và một chuỗi lý tưởng hoàn toàn khác cho ý nghĩa và trọng tâm hiện tại của nhân quyền? Dù có muốn, kết luận chính chỉ có thể là: cho Thế Chiến Thứ II và hậu quả của nó là nguồn gốc quan trọng của nhân quyền như người ta hiểu hiện nay là lừa dối.

From a global perspective, the brief career of human rights in the 1940s is the story of how the Allied nations elevated language about human rights as they reneged on the earlier wartime promise—made in the 1941 Atlantic Charter—of the self-determination of peoples. Global self-determination would have spelled the end of empire, but by war's end the Allies had come around to Winston Churchill's clarification that this promise applied only to Hitler's empire, not empire in general (and certainly not Churchill's). The Atlantic Charter set the world on fire, but because similar language was dropped from the Universal Declaration, human rights fell on deaf ears. It is not hard to understand why. Human rights turned out to be a substitute for what many around the world wanted: a collective entitlement to self-determination. To the extent they noticed the rhetoric of human rights at all, the subjects of empire were not wrong to view it as a consolation prize.

Từ nhãn quan toàn cầu, sự nghiệp ngắn ngủi của nhân quyền trong những năm 1940 là câu chuyện về cách thức các quốc gia Đồng Minh lên giọng về nhân quyền khi họ không giữ lời cam kết thời chiến trước đó trong Hiến chương Đại Tây Dương 1941 về quyền tự quyết của các dân tộc. Quyền tự quyết toàn cầu đã có thể kết thúc đế chế, nhưng vào cuối cuộc chiến, Đồng Minh đã không đi theo lời giải thích của Winston Churchill và cho rằng lời hứa này chỉ áp dụng cho đế chế của Hitler, không phải đế quốc nói chung (và chắc chắn không phải đế quốc của Churchill). Hiến Chương Đại Tây Dương làm cháy bỏng thế giới, nhưng vì ngôn ngữ tương tự đã được lấy ra từ Tuyên Ngôn Quốc Tế, hai chữ nhân quyền rơi vào tai điếc. Chẳng có gì khó hiểu tại sao. Nhân quyền hóa ra thay thế cho những gì nhiều người trên khắp thế giới mong muốn: một quyền lợi tập thể cho tự quyết. Trong phạm vi mà họ có nhận ra các sáo ngữ của nhân quyền, các đối tượng của đế chế đã không sai lầm khi xem nó như là một giải khuyến khích.

But even when it comes to the Anglo-American, continental European and second-tier states where human rights had at least some minor publicity, the origins of the concept need to be treated within a narrative explaining not their annunciation but their general marginality throughout the mid- to late 1940s. In the beginning, as a vague synonym for some sort of social democracy, human rights failed to address the genuinely pressing question of which kind of social democracy to bring about. Should it be a version of welfarist capitalism or a full-blown socialism? A moral language announcing standards above politics offered little at a moment in world history of decisive political choice. By 1947–48 and the crystallization of the cold war, the West had succeeded in capturing the language of human rights for its crusade against the Soviet Union; the language's main advocates ended up being conservatives on the European continent. Having been too vague to figure in debates about what sort of social democracy to bring about in the mid-1940s, human rights proved soon after to be just another way of arguing for one side in the cold war struggle. Never at any point were they primarily understood as breaking fundamentally with the world of states that the United Nations brought together.

Nhưng ngay cả khi nói đến các quốc gia Anh Mỹ, lục địa Âu Châu và các quốc gia thuộc hạng hai nơi mà nhân quyền ít nhất đã được biết đến chút đỉnh, nguồn gốc của khái niệm nhân quyền cần phải được đề cập đến trong hình thức miêu tả không phải để giải thích sự ra đời mà là sự lập dị tổng quát của nó trong suốt thời điểm từ giữa cho đến cuối thập niên 40. Ban đầu, như là một từ đồng nghĩa mơ hồ với một số thể loại dân chủ xã hội, nhân quyền đã không thể giải quyết câu hỏi thực sự bức xúc về loại dân chủ xã hội nào để đạt đến. Nó có nên mang một hình thức chủ nghĩa tư bản phúc lợi hay chủ nghĩa xã hội toàn diện? Ngôn ngữ đạo đức công bố tiêu chuẩn cao hơn chính trị chẳng mang lại gì tại một thời điểm trong lịch sử lựa chọn chính trị quan trọng của thế giới. Cho đến thời kỳ 1947-1948 và sự kết tinh của chiến tranh lạnh, Tây Phương đã thành công trong việc trưng dụng ngôn ngữ nhân quyền cho cuộc tranh đấu chống Liên Bang Xô Viết của họ, những người ủng hộ chính của ngôn ngữ trở thành những người bảo thủ trên lục địa Âu Châu. Vì quá mơ hồ trong các cuộc tranh luận để hình dung ra loại dân chủ xã hội nào để đem đến trong những năm giữa thập niên 1940, chẳng bao lâu sau đó, nhân quyền hoá ra chỉ là một cách khác để bào chữa cho một bên trong cuộc tranh chấp thời chiến tranh lạnh. Không bao giờ tại bất kỳ điểm nào mà nhân quyền chủ yếu được hiểu là tuyệt giao về cơ bản với thế giới của các quốc gia mà Liên Hiệp Quốc mang lại với nhau.

In considering the origins and peripheral existence of the concept of human rights, the focus should be on the formation of the United Nations, since until not long before Carter's declaration human rights were a project of UN machinery only, along with regionalist initiatives, and had no independent meaning. Yet the founding of the United Nations, and the forging of its Universal Declaration, actually presents a very different story line from the one that actors in the drama of human rights in the 1990s would have us believe.

Khi bàn về nguồn gốc và sự hiện hữu ngoại vi của khái niệm nhân quyền, chủ đề nên hướng về sự thành lập của Liên Hiệp Quốc, vì không lâu trước khi Carter tuyên bố, nhân quyền chỉ là một dự án máy móc của Liên Hiệp Quốc, cùng với các khởi xướng theo từng vùng không có ý nghĩa độc lập. Tuy nhiên, sự thành lập của Liên Hiệp Quốc cùng với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế mà nó đẻ ra thực ra cho thấy một câu chuyện rất khác với câu chuyện mà những diễn viên trong vở kịch nhân quyền trong thập niên 1990 muốn chúng ta tin.

Recall that FDR had to be cajoled into accepting the idea of an international organization. In the Dumbarton Oaks documents, the startling outlines of a prospective international organization for the postwar era discussed by the Allies in 1944, it was clear that the wartime rhetoric that sometimes included the new phrase "human rights" masked the agendas of great-power realism. And the campaign by various individuals and groups up to and during the epoch-making San Francisco conference on the United Nations in mid-1945 to alter this tactic failed spectacularly, despite the symbolic concession of the reintroduction of the concept of human rights into the charter written there. The victorious wartime alliance had been enshrined as the security council of the new world government, as its seat of true authority, and while some minor states and private citizens attempted to resist a UN that would simply entrench and balance the power of the war's victors, they did not succeed.

Hãy nhớ rằng Roosevelt đã bị ép chấp nhận ý tưởng của một tổ chức quốc tế. Theo các tài liệu của Hội Nghị Dumbarton Oaks, những phác thảo ngạc nhiên về một tổ chức quốc tế tương lai cho thời kỳ hậu chiến mà quân Đồng Minh thảo luận vào năm 1944, rõ ràng rằng các luận điệu thời chiến mà đôi khi bao gồm các cụm từ mới "nhân quyền" đã che dấu các chương trình nghị sự của quyền lực thực tiễn to lớn. Và cuộc vận động của nhiều cá nhân và các nhóm khác nhau cho tận đến lúc và trong xuốt thời gian hội nghị lịch sử San Francisco về Liên Hiệp Quốc vào giữa năm 1945 để thay đổi chiến thuật này đã thất bại một cách ngoạn mục, bất chấp sự nhượng bộ tượng trưng bằng cách đưa khái niệm về nhân quyền trở lại hiến chương được viết ở đó. Các liên minh chiến thắng đã được phong làm Hội Đồng An Ninh của chính phủ thế giới mới, cùng với địa vị có quyền thực sự của nó, và trong khi đó một số quốc gia nhỏ và những tư nhân đã thất bại khi họ cố gắng chống lại một thứ Liên Hiệp Quốc mà chỉ cố thủ và chia sẻ quyền lực của kẻ chiến thắng với nhau.

If a heroic view of human rights is familiar, it is because of two common but untenable ways of remembering the period. The first is to overstate—often drastically—the goals and effects of the campaign against the Dumbarton Oaks settlement. The second is to isolate the path toward the Universal Declaration as a road still traveled, even if the cold war temporarily erected a barrier on it. But instead of a rousing story of how the document emerged against all odds, one needs to tell an unflattering story about why no one cared about it for decades. As an early NGO chief, Moses Moskowitz, aptly observed later, the truth is that human rights "died in the process of being born." Why they were born again for our time is therefore the true puzzle.

Nếu quan điểm anh hùng của nhân quyền là điều quen thuộc, đó là nhờ hai cách thông thường nhưng không vững chắc để nhớ đến giai đoạn đó. Cách thứ nhất là để phóng đại - thường thật nhiều - các mục tiêu và hiệu quả của phong trào chống thoả ước Dumbarton Oaks. Cách thứ hai là để cô lập lối đi hướng tới Tuyên Ngôn Quốc Tế như là một con lộ vẫn đi lại, dù chiến tranh lạnh đã tạm thời dựng một hàng rào trên đó. Nhưng thay vì là một câu chuyện sôi nổi về tài liệu Dumbarton Oaks được sống sót ra sao qua mọi nghịch cảnh, người ta cần phải kể một câu chuyện không hay về việc tại sao không ai quan tâm về nó trong nhiều thập niên. Moses Moskowitz, người từng là một giám đốc tổ chức phi chính phủ ngày xưa, sau này nhận xét một cách chính xác rằng sự thật là nhân quyền "đã chết trong quá trình được sinh ra." Tại sao nó được sinh ra lần nữa cho thời của chúng ta mới là câu đố thực sự.

The United States, which had helped drive the global inflation of wartime hopes, quickly retreated from the language it had helped to introduce, leaving Western Europe alone to cultivate it. Even there—especially there—the real debate in domestic politics was about how to create social freedom within the boundaries of the state. Coming after the announcement of the Truman Doctrine in March 1947, with its call for a decisive choice between two "alternative ways of life," the passage of the Universal Declaration in December 1948 offered the mere pretense of unity at a crossroads for humanity. And already by that point, with most emphasis on the right of conscience, European conservatives had captured the language of human rights by deploying it as a synonym for moral community that secularism (and the Soviets) threatened, while few others learned to speak it.

Hoa Kỳ, quốc gia đã giúp đưa đẩy lạm phát toàn cầu của hy vọng trong thời chiến, nhanh chóng rút ra khỏi ngôn ngữ mà họ đã giúp đưa ra, để lại Tây Âu một mình phát triển nó. Thậm chí là ở đó - đặc biệt là nơi đó - cuộc tranh luận thực sự về chính trị quốc nội là làm thế nào để tạo ra tự do xã hội trong biên giới của nhà nước. Ra đời sau khi công bố Học Thuyết Truman tháng ba năm 1947, với lời kêu gọi cho sự lựa chọn dứt khoát giữa hai "cách sống," sự biểu quyết của Tuyên Ngôn Thế Giới trong tháng Mười Hai 1948 chỉ là cái cớ của sự thống nhất ở một ngã tư đường cho nhân loại. Và cũng đã từ điểm đó, với hầu hết chú trọng về quyền của lương tâm, giới bảo thủ Âu Châu đã chiếm được các ngôn ngữ của nhân quyền bằng cách triển khai nó như là một từ đồng nghĩa với cộng đồng đạo đức mà chủ nghĩa thế tục (và Liên Xô) đang đe dọa, trong khi một số ít khác học nói ngôn ngữ đó.

In any case, "human rights" meant something different in the 1940s. Despite its new international significance, its core meaning remained as compatible with the modern state as the older tradition of the domestic rights of man had been. Both were the background principles of the nations united by them. In this sense, if in few others, "human rights" preserved a memory of the "rights of man and citizen" more than summoning a utopia of supranational governance through law. The inclusion of social and economic rights in the mid-1940s very much mattered: still relevant rights to economic security and social entitlements were prominent and, unlike now, surprisingly consensual. But they were earlier products of citizenship struggles, and have still barely affected the international order.

Trong mọi trường hợp, "nhân quyền" có nghĩa là cái gì khác trong thập niên 1940. Mặc dù với sự quan trọng quốc tế mới, ý nghĩa cốt lõi của nó vẫn còn thích hợp với nhà nước hiện đại giống như truyền thống cũ của các quyền trong nước của con người đã từng như vậy. Cả hai đều là những nguyên tắc hậu cảnh để thống nhất các quốc gia. Trong ý nghĩa này, và trong một số khác, "nhân quyền" bảo tồn ký ức của "quyền con người và công dân" hơn là nói đến một xã hội không tưởng với quản trị siêu quốc gia qua pháp luật. Sự bao gồm các quyền xã hội và kinh tế vào giữa thập niên 1940 rất quan trọng: quyền liên quan đến an ninh kinh tế và quyền lợi xã hội vẫn còn nổi bật và, không như bây giờ, đồng thuận một cách đáng ngạc nhiên. Nhưng nó là sản phẩm trước đó của đấu tranh công dân, và vẫn hầu như không ảnh hưởng đến trật tự quốc tế.

From another view, however, the postwar moment gave the antique idea of declaring rights an altogether new cast: neither a genuine limitation of prerogative, as in the Anglo-American tradition, nor a statement of first principles, as in the French, the Universal Declaration emerged as an afterthought to the fundamentals of world government it did nothing to affect. No one registered this fact more clearly than the lone Anglo-American international lawyer still campaigning for human rights in 1948, Hersch Lauterpacht, who denounced the Universal Declaration as a humbling defeat of the ideals it grandly proclaimed.

Tuy nhiên, từ quan điểm khác, thời điểm sau chiến tranh đã khoác một vai trò hoàn toàn mới lên ý tưởng cổ xưa của bày tỏ quyền lợi: nó không là giới hạn thật sự của đặc quyền, như trong truyền thống Anh-Mỹ, nó cũng không phải là sự bày tỏ của các nguyên tắc đầu tiên, như trong truyền thống Pháp, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nổi lên như là một điều bổ túc cho nguyên tắc cơ bản của chính phủ trên thế giới mà nó không làm gì để ảnh hưởng đến. Không ai nghi nhận sự kiện này một cách rõ ràng hơn là Hersch Lauterpacht, một luật sư quốc tế Anh-Mỹ cô đơn vẫn còn vận động cho nhân quyền vào năm 1948, và là người lên án bản Tuyên Ngôn như là một thất bại nhục nhã của lý tưởng mà nó đã trang trọng tuyên dương.

After the 1970s, and especially after the cold war, it became usual to regard World War II as a campaign for universal justice, with the shock of the discovery of the camps prompting unprecedented commitment to a humane international order. Rather than Moskowitz's story of death in birth, the proclamation of human rights became one of birth after death, especially Jewish death. In the postwar moment, however, across weeks of debate around the Universal Declaration in the UN General Assembly, the genocide of the Jews went unmentioned, despite the frequent invocation of other dimensions of Nazi barbarity to justify specific items for protection, or to describe the consequences of leaving human dignity without defense.

Sau những năm 1970, và đặc biệt là sau chiến tranh lạnh, cho Chiến Tranh Thế Giới Thứ II như là một cuộc vận động cho công lý phổ quát đã trở thành chuyện bình thường, với cú sốc khám phá ra các trại giam đã đưa đến cam kết chưa từng thấy cho một trật tự quốc tế nhân đạo. Thay vì câu chuyện chết trong trứng nước của Moskowitz, bản tuyên ngôn nhân quyền đã trở thành một câu chuyện sinh ra sau cái chết, đặc biệt là cái chết của người Do Thái. Tuy nhiên, trong thời điểm sau chiến tranh, qua hàng tuần tranh luận xung quanh bản Tuyên Ngôn Thế Giới tại Đại Hội Đồng LHQ, tội diệt chủng người Do Thái đã trôi qua không được nhắc đến, mặc dù các kích thước khác của sự tàn bạo Đức Quốc xã thường xuyên được đề cập đến để biện minh cho các mục cụ thể về bảo vệ, hoặc để mô tả hậu quả khi phẩm giá con người không được bảo vệ.

The more recent phenomenon of Holocaust memory has also encouraged a mystified understanding of the Nuremberg trials, which in reality contributed to the ignorance of the specific plight of the Jews in the recent war rather than establishing a morally familiar tradition of responding to mass atrocity. The 
Allies coined the new penal concept of "crimes against humanity" in the days between Hiroshima and Nagasaki, as they struggled with how to treat the defeated enemy elites. But on the rare occasion the notion referred to the Jewish tragedy, it got short shrift at Nuremberg, at a time when the West knew little and cared less about the Holocaust, and the Soviets wanted patriotic and antifascist victims rather than Jewish ones.

Các hiện tượng gần đây về ký ức diệt chủng Holocaust cũng đã khuyến khích một sự hiểu biết bí ẩn về các phiên tòa Nuremberg, mà trong thực tế chúng đã đóng góp vào sự thờ ơ đối với hoàn cảnh khó khăn cụ thể của người Do Thái trong cuộc chiến tranh gần đây hơn là thiết lập một truyền thống đạo đức quen thuộc để đối phó với sự tàn bạo đại chúng. Đồng Minh đặt ra khái niệm hình sự mới về "tội ác chống nhân loại" trong những ngày giữa Hiroshima và Nagasaki, khi họ chật vật với cách đối xử làm sao với tầng lớp trí thức kẻ thù bị thua trận. Nhưng vào dịp hiếm có, khái niệm gọi là thảm cảnh Do Thái đã được nhắc đến một cách qua loa ở Nuremberg, vào thời điểm mà Tây Phương biết rất ít và không màng về Holocaust, và Liên Xô muốn nạn nhân là những người yêu nước, chống phát xít hơn là người Do Thái.

The concept of human rights was not prominently invoked in the proceedings. It is not at all obvious that, at the time, Nuremberg and related legal innovations like the genocide convention were conceived as part of the same enterprise as the itemization of human rights, let alone falling under their umbrella—though they are now often inaccurately described as if they were a single, though multifaceted, achievement. Lemkin, the main force behind the genocide convention, understood his campaign to be at odds with the UN's human rights project. In any case, Lemkin's project was even more marginal and peripheral in the public imagination than the Universal Declaration, passed by the General Assembly the day after the passage of the genocide resolution.

Khái niệm về nhân quyền không được viện dẫn một cách nổi bật trong thủ tục tố tụng. Lúc đó, không ai rõ rằng vụ án Nuremberg và các sáng kiến pháp luật liên quan như quy ước diệt chủng đã được hình thành như là một phần của cùng công việc liệt kê các nhân quyền, đó là chưa nói đến cùng dưới sự bảo vệ của nó - mặc dù hiện nay chúng thường được mô tả một cách không chính xác như là một thành quả đơn thuần, mặc dù nhiều mặt. Lemkin, động lực chính đằng sau công ước diệt chủng, hiểu cuộc vận động của ông ta sẽ đụng chạm đến dự án nhân quyền của Liên Hiệp Quốc về quyền con người. Trong mọi trường hợp, trong trí tưởng tượng của dân chúng, dự án của Lemkin kém quan trọng hơn so với Tuyên Ngôn Quốc Tế mà nó được Đại Hội Liên Hiệp Quốc thông qua một ngày sau khi thông qua nghị quyết diệt chủng.

If there is a pressing reason to return to the history of human rights in the 1940s, it is not because of their importance at the time. The Universal Declaration was less the annunciation of a new age than a funeral wreath laid on the grave of wartime hopes. The world looked up for a moment. Then it returned to the postwar agendas that had crystallized at the same time that the United Nations emerged. A better way to think about human rights in the 1940s is to come to grips with why they had no function to play then, compared with the ideological circumstances three decades later, when they made their true breakthrough.

Nếu có một lý do cấp bách để trở về với lịch sử nhân quyền trong những năm 1940, đó không phải là vì tầm quan trọng của nó vào lúc đó. Tuyên Ngôn Quốc Tế chẳng qua là sự ra đời của một thời đại mới hơn là một vòng hoa phúng đặt trên ngôi mộ của các hy vọng thời chiến. Thế giới mong đợi một thời điểm, sau đó, quay trở về chương trình nghị sự hậu chiến mà nó đã kết tinh cùng một lúc với sự xuất hiện của Liên Hiệp Quốc. Cách tốt hơn để nghĩ về nhân quyền trong những năm 1940 là phải hiểu thấu lý do tại sao nó đã không đóng vai trò nào thời đó, so với các trường hợp ý thức hệ ba thập niên sau đó, khi nó thực sự đột phá.

During that interval, two global cold war visions separated the United States and the Soviet Union, and the European continent they were splitting between themselves. The struggle for the decolonization of empire—movements for the very self-determination that had been scuttled as human rights rose—made the cold war competition global, even if some new states strove to find an exit from its rivalry to chart their own course. Whereas the American side dropped human rights, both the Soviet Union and anticolonialist forces were more committed to collective ideals of emancipation like communism and nationalism as the path into the future. They did not cherish individual rights directly, to say nothing of their enshrinement in international law. Utopian ideals were not lacking, but human rights were not one of them.

Trong khoảng thời gian đó, hai tầm nhìn toàn cầu trong chiến tranh lạnh chia cách Hoa Kỳ và Liên Xô, và lục địa châu Âu thì chia rẽ giữa họ với nhau. Cuộc đấu tranh chống thực dân hóa đế quốc - những phong trào cho chính sự tự quyết đó bị dẹp qua một bên khi nhân quyền gia tăng - đã toàn cầu hoá sự cạnh tranh chiến tranh lạnh, ngay cả khi một số tân quốc gia cố gắng tìm một lối thoát từ sự ganh đua với nó để tự phác họa hướng đi của riêng mình. Trong khi đó, phía Hoa Kỳ buông rơi nhân quyền, cả Liên Xô và các lực lượng chống thực dân càng quyết tâm hơn về những lý tưởng tập thể giải thoát như chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa dân tộc như là con đường trong tương lai. Họ không trân trọng quyền cá nhân một cách trực tiếp, đó là không nói gì đến sự tôn trọng luật pháp quốc tế của họ. Không thiếu các lý tưởng không tưởng, nhưng trong số đó không có nhân quyền.

But within one decade, human rights would begin to be invoked across the developed world and by many more ordinary people than ever before. Instead of implying what they had come to mean at the United Nations by the 1960s—further colonial liberation—human rights were used by new forces on the ground, like NGOs, and most often meant individual protection against the state and by some authority above it. Amnesty International became visible and, as a beacon of new ideals, won the Nobel Peace Prize in 1977—in America, Carter's year—for its work. The popularity of its mode of advocacy forever transformed the basis for agitating for humane causes, and spawned a brand and age of internationalist citizen engagement.

Nhưng trong vòng một thập niên, nhân quyền bắt đầu được nêu lên trên khắp thế giới tân tiến và bởi càng nhiều người bình thường hơn bao giờ hết. Thay vì có ý nghĩa giải phóng thực dân thêm nữa mà nó đã đại diện Liên Hiệp Quốc trong những năm 1960, nhân quyền đã được sử dụng bởi các nhóm mới, giống như các tổ chức phi chính phủ, và hầu hết thường có mục đích bảo vệ cá nhân chống lại nhà nước và bởi một số cơ quan có thẩm quyền trên nó. Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế trở nên nổi tiếng và, như ngọn hải đăng của tư tưởng mới, thắng giải Nobel Hòa Bình vào năm 1977 vì hoạt động nhân quyền, đó cũng là năm của Carter trong nước Mỹ. Sự phổ biến của phương pháp vận động của nó đã mãi mãi thay đổi nền móng cho việc kích động cho mục đích nhân đạo, và khởi phát một nhãn hiệu và thời đại của công dân tham gia nghĩa vụ quốc tế.

Trong cuộc khủng hoảng xếp hạng siêu cường ở những năm 1960, sự đồng thuận trong nước ở Đông và Tây Phương xung quanh các điều khoản của chiến tranh lạnh bắt đầu rạn nứt. Mặc dù không bao giờ giãy chết ở Đông Phương, giấc mơ "xây dựng chủ nghĩa xã hội" đã mất tính cách hấp dẫn của nó, trong khi ở Tây Phương những lo âu của chiến tranh lạnh và lo lắng ban đầu về chi phí của nó đã đưa đẩy thế hệ mới từ bỏ sự đồng thuận hậu chiến. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của sự bất đồng tiếp theo sau, không phải nhân quyền mà là viễn cảnh không tưởng khác đã trở nên thịnh hành. Có những lời kêu gọi cho cộng đồng trong nước cứu Hoa Kỳ ra khỏi chủ nghĩa tiêu thụ rỗng tuếch; cho "chủ nghĩa xã hội với một khuôn mặt nhân bản" trong đế chế Liên Xô; và cho giải phóng thêm khỏi “chủ nghĩa thực dân mới" trong thế giới thứ ba. Vào thời điểm đó, ngoài các tổ chức phi chính phủ, không có một tổ chức nào khác tranh đấu cho nhân quyền; Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, một nhóm còn trẻ, trên thực tế vẫn còn vô danh. Từ những năm 1940 trở về sau, một số ít các tổ chức phi chính phủ bao gồm nhân quyền trong chương trình hành động của họ đã làm việc một cách vô hình và quan liêu trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc, nhưng sự thất bại của họ trong ba mươi năm để trở nên có tăm tiếng, dù chưa nói đến hiệu quả, đã chứng tỏ sự vô ích đau thương của dự án này. Trong đầu thập niên 70, Moskowitz đã cay đắng nhận xét rằng ý tưởng nhân quyền vẫn còn phải "khơi dậy sự tò mò của giới trí thức, khuấy động trí tưởng tượng của nhà cải cách xã hội và chính trị, và gợi lên phản ứng tình cảm của nhà luân lý." Ông đã đúng.

At the same time, Westerners left the dream of revolution behind, both for themselves and for the third world they had once ruled, and adopted other tactics, envisioning an international law of human rights as the steward of utopian norms and the mechanism of their fulfillment. Even politicians, Carter towering over them all, started to invoke human rights as the guiding rationale of the foreign policy of states; for Americans, it was a moment of recovery from Henry Kissinger's evil as well as the foreign policy, hatched by Democrats before Kissinger took power, that had led to the Vietnam disaster. After Amnesty won a Nobel Prize, other NGOs began to sprout: Helsinki Watch—now Human Rights Watch—emerged the next year.

Đồng thời, người Tây Phương từ bỏ ước mơ cách mạng, cho chính họ và cho cả thế giới thứ ba họ từng cai trị, và áp dụng các chiến thuật khác hướng về luật pháp quốc tế về nhân quyền đại diện cho tiêu chuẩn không tưởng và cơ chế để thực hiện nó. Ngay cả các chính trị gia, dẫn đầu bởi Carter, bắt đầu dùng nhân quyền làm căn bản chỉ đạo cho chính sách đối ngoại với các quốc gia. Đối với người Mỹ, đó là thời điểm phục hồi từ sự ác độc của Henry Kissinger cũng như chính sách đối ngoại của họ, một tác phẩm của đảng Dân Chủ trước khi Kissinger lên nắm quyền mà nó đã đưa đến thảm họa Việt Nam. Sau khi Tổ Chức Ân Xá được giải Nobel, các tổ chức phi chính phủ khác đã bắt đầu nổi lên: Tổ Chức Giám Sát Helsinki Watch, hiện giờ là Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền, được thành lập năm sau.

Most visible of all, the public relevance of human rights skyrocketed, as measured by the simple presence of the phrase in the newspaper, ushering in the recent supremacy of the notion compared with other schemes of freedom and equality. In 1977 the New York Times featured the phrase "human rights" five times more frequently than in any prior year. The moral world had changed. "People think of history in the long term," Philip Roth says in one of his novels, "but history, in fact, is a very sudden thing." Never has this been truer than when it comes to the history of human rights.

Điều dễ thấy nhất là tầm quan trọng của nhân quyền trong công chúng đã tăng vọt, được đo lường qua sự xuất hiện đơn giản của cụm từ đó trên báo chí, mở cửa cho ưu thế gần đây của khái niệm đó so với các chương trình tự do và bình đẳng khác. Năm 1977, tờ New York Times đăng cụm từ "nhân quyền" năm lần nhiều hơn trong bất kỳ năm trước nào. Thế giới đạo đức đã thay đổi. Philip Roth viết trong một trong những quyển sách của ông "Người ta thường nghĩ lịch sử là về về lâu về dài, nhưng đúng ra, lịch sử là điều rất bất ngờ." Câu nói này chưa bao giờ đúng hơn khi nói đến lịch sử của nhân quyền.

But how to explain the recent origins of what now looks like a short-lived faith? The designation of the 1940s as the era when contemporary global commitments were born is one version of a larger mistake. The roots of contemporary human rights are not to be found where pundits and professors have longed to find them: neither in Greek philosophy nor monotheistic religion, neither in European natural law nor early modern revolutions, neither in horror against American slavery nor Hitler's Jew-killing. The temptation to ransack the past for such "sources" says far more about our own time than about the thirty years after World War II, during which human rights were stillborn and then somehow resurrected.

Nhưng làm thế nào để giải thích nguồn gốc gần đây của những gì hiện nay trông giống như một niềm tin vắn số? Cho những năm 1940 như là kỷ nguyên khai sinh cho các cam kết đương đại thế giới là phiên bản của một lỗi lầm lớn hơn. Cội rễ của nhân quyền đương đại không nằm trong những nơi các học giả và giáo sư mong muốn tìm thấy: không trong triết học Hy Lạp hay tôn giáo độc thần, không trong quy luật tự nhiên Âu Châu hay các cuộc cách mạng tân thời ban đầu, không trong kinh hoàng chống chế độ nô lệ của Hoa Kỳ hay tàn sát người Do Thái của Hitler. Cái cám dỗ tìm tòi các "nguồn" như vậy trong quá khứ cho thấy nhiều về thời đại của chính chúng ta hơn là về khoảng ba mươi năm sau khi Thế Chiến thứ II mà trong thời gian đó nhân quyền đã chết trong trứng nước và rồi bằng cách nào đó sống lại.

Human rights came to the world in a sort of gestalt switch: a cause that had once lacked partisans suddenly attracted them in droves. While accident played a role in this transformation, as it does in all human events, what mattered most was the collapse of universalistic schemes and the construction of human rights as a persuasive "moral" alternative to them. These prior universalistic schemes promised a free way of life but led to bloody morass, or offered emancipation from capital and empire but were now felt to be dark tragedies rather than bright hopes. They were the first candidates for replacing the failed premises of the early postwar order, but they failed too. In this atmosphere, an internationalism revolving around individual rights surged. Human rights were minimal, individual and fundamentally moral, not maximal, collective and potentially bloody.

Nhân quyền đến với thế giới như một loại nút chuyển đối tượng [Gestalt switch]: một lý tưởng không ai ủng hộ bỗng dưng lũ lượt thu hút họ. Giống như trong tất cả các biến cố con người, cho dù yếu tố bất ngờ đã đóng một vai trò trong sự biến chuyển này, điều quan trọng nhất là sự sụp đổ của những chương trình có tính cách phổ quát và thay vào đó là sự thành hình của nhân quyền như là một giải pháp "đạo đức" đáng tin cậy. Những chương trình phổ quát trước đó hứa hẹn một cuộc sống tự do nhưng đã dẫn đến vũng lầy đẫm máu, hoặc cống hiến giải phóng khỏi tư bản và đế chế nhưng hiện nay được cảm nhận là bi kịch đen tối hơn là hy vọng tươi sáng. Chúng là những ứng viên đầu tiên để thay thế các cơ sở thất bại của các trình tự hậu chiến trước đó, nhưng chúng cũng thất bại. Trong bầu không khí này, một chủ nghĩa quốc tế xoay quanh các quyền cá nhân nổi lên. Nhân quyền là tối thiểu, riêng tư và căn bản đạo đức, không phải tối đa, tập thể và có triển vọng đẫm máu.

Given its role in the 1940s, the United Nations had to be bypassed as human rights' essential institution for them to matter. The emergence of new states through decolonization, earth-shattering in other respects for the organization, changed the meaning of the very concept of human rights but left it globally peripheral. It was, instead, only in the 1970s that a genuine social movement around human rights made its appearance, seizing the foreground by transcending government institutions, especially international ones. It, too, emphasized that human rights were a moral alternative to the blind alleys of politics.

Với vai trò của nó trong thập niên 1940, Liên Hiệp Quốc đã phải được tránh ra như là tổ chức cần thiết để cho nhân quyền trở nên quan trọng. Sự xuất hiện của các tân quốc gia qua phi thực dân hóa, có thể nói là vô cùng quan trọng về các phương diện khác cho tổ chức, đã làm thay đổi ý nghĩa của chính khái niệm nhân quyền nhưng lại để yên vai trò không cần thiết của nó trên khắp thế giới. Thay vào đó, chỉ trong những năm 1970 mới xuất hiện phong trào xã hội cho nhân quyền thật sự, nó nắm lấy tiền cảnh bằng cách qua mặt các cơ quan chính phủ, đặc biệt là các cơ quan quốc tế. Nó cũng nhấn mạnh rằng nhân quyền là một chọn lựa đạo đức thay cho các ngõ cụt chính trị.

To be sure, there were a number of catalysts for the explosion: the search for a European identity outside cold war terms; the reception of Soviet and later Eastern European dissidents by Western politicians, journalists and intellectuals; and the American liberal shift in foreign policy in new, moralized terms, after the Vietnam catastrophe. Equally significant, but more neglected, were the end of formal colonialism and a new view toward the third world. Empire was foreclosed, yet romantic hopes for decolonization were also smashed and the era of "failed states" was opening.

Nói cho đúng, có một số điều kiện xúc tác cho sự bùng nổ này: việc tìm kiếm một bản sắc Âu Châu bên ngoài những điều kiện chiến tranh lạnh; sự chấp nhận Liên Xô và sau đó các nhà bất đồng chính kiến Đông Âu bởi các chính trị gia Tây Phương, các nhà báo và trí thức gia; và sự thay đổi rộng rãi của Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại với điều kiện mới được đạo đức hoá sau thảm họa Việt Nam. Điều quan trọng không kém, nhưng hay bị quên lãng, là sự kết thúc của chủ nghĩa thực dân chính thức và quan điểm mới đối với thế giới thứ ba. Đế chế đã chấm dứt, tuy nhiên hy vọng lãng mạn cho phi thực dân hoá cũng bị vùi dập và thời đại của "quốc gia thất bại" đã bắt đầu.

There is a great irony in the emergence of human rights as the last utopia when others failed. The moral claim to transcend politics that led people to ignore human rights in the 1940s proved to be the cause of the revival and survival of human rights three decades later, as "ideology" died. Not surprisingly, it was then that the phrase "human rights" became common parlance. And it is from that recent moment that human rights have come to define the hopes of the present day.

Một điều thật trớ trêu trong sự nổi lên của nhân quyền như là xã hội không tưởng cuối cùng khi những xã hội không tưởng khác thất bại. Sự đòi hỏi đạo đức để vượt khỏi chính trị mà nó đưa đẩy con người làm ngơ nhân quyền trong những năm 1940 đã chứng tỏ đó là nguyên nhân của sự hồi sinh và tồn tại của nhân quyền ba thập niên sau đó, trong khi "ý thức hệ" đã chết. Không có gì ngạc nhiên khi cụm từ "nhân quyền" lúc đó trở thành ngôn ngữ thông thường. Và từ thời điểm gần đây đó, nhân quyền đã đến để xác định hy vọng cho ngày nay.

Beyond myth, the true history of human rights matters most of all so that we can confront their prospects today and in the future. A few holdouts aside, progressives have fully adopted human rights into—or even as another phrase for—their politics in the past few decades. And they are correct to do so, since many specific rights, such as principles of equality and well-being, or entitlements to work and education, are those whose content they have defended across modern history. Finally, there is no gainsaying the widespread germination and ambitious agendas of NGOs in the thirty years since human rights came to the world, most of which attempt pressing changes with the most honorable of intentions. All the same, to date human rights have transformed the terrain of idealism more than they have the world itself.

Ngoài huyền thoại ra, lịch sử thực sự của nhân quyền là quan trọng hơn tất cả để chúng ta có thể đối mặt với những triển vọng của nó hôm nay và trong tương lai. Trừ một số bảo thủ, những người cấp tiến đã áp dụng hoàn toàn nhân quyền vào chính trị của họ trong vài thập niên vừa qua. Và họ đúng khi làm điều đó, vì nhiều quyền cụ thể, chẳng hạn như nguyên tắc bình đẳng và hạnh phúc, hoặc quyền lợi để làm việc và giáo dục, là những quyền có nội dung mà họ đã bảo vệ qua lịch sử cận đại. Cuối cùng, không ai chống đối sự nảy mầm khắp nơi và chủ trương tham vọng của các tổ chức phi chính phủ trong ba mươi năm kể từ khi nhân quyền đến với thế giới, hầu hết các tổ chức này cố gắng đòi hỏi thay đổi với tất cả ý định vinh dự nhất. Tất cả như nhau, cho đến nay, nhân quyền đã thay đổi địa hình của chủ nghĩa duy tâm nhiều hơn là thay đổi chính thế giới.

Moreover, human rights have many faces and multiple possible uses. As much as they call for social concern, they anchor property—the principle of rights having been most synonymous with this protection for most of modern history. They were put to use in the name of neoconservative "democracy promotion" and have justified liberal warfare and "intervention." They serve as the brand name for diverse schemes of global governance in which vulnerability and inequality persist. Tea Party Express chair Mark Williams recently claimed that his movement "is a Human Rights Movement (by virtue of being based on the greatest expression of Human Rights ever devised by our mortal hand—the United States Constitution)." What may matter is less the idea of human rights than its partisan interpretations and applications, which are inevitable.

Hơn nữa, nhân quyền đa dạng và đa dụng. Dù có kêu gọi sự quan tâm xã hội bao nhiêu đi nữa, nó bảo đảm tài sản - một nguyên tắc của quyền hầu như đồng nghĩa với sự bảo đảm này cho hầu hết lịch sử cận đại. Nó đã được sử dụng dưới danh nghĩa "quảng bá dân chủ" tân bảo thủ và biện minh cho đấu tranh dân chủ và "can thiệp." Nó phục vụ như là thương hiệu cho các chương trình đa dạng về quản trị toàn cầu trong đó sự bấp bênh và bất bình đẳng vẫn còn tồn tại. Mark Williams, giám đốc nhóm Tea Party Express gần đây tuyên bố rằng phong trào của ông "là một Phong Trào Nhân Quyền (do dựa trên biểu hiện vĩ đại nhất của Nhân Quyền từng được tạo nên bởi bàn tay con người - Hiến Pháp Hoa Kỳ)." Những gì có thể trở nên quan trọng ở đây chưa hẳn là ý tưởng nhân quyền mà là những kiểu suy diễn và các ứng dụng theo đảng phái của nó, đó là điều không thể tránh khỏi.

If so, why persist in upholding the fiction that human rights name an inviolable consensus everyone shares? Like all universalist projects, human rights are violated every time they are interpreted and transformed into a specific program. Because they promise everything to everyone, they can end up meaning anything to anyone. Human rights have become an ideology—ours—except that, as in the 1940s, it is now difficult to see how the pretense of agreement can help when there is no consensus about how, or even whether, to change the world.

Nếu thế thì tại sao vẫn tiếp tục mang viễn tưởng rằng nhân quyền là một danh bất khả xâm phạm mà ai cũng đồng ý? Giống như tất cả các dự án phổ quát, nhân quyền bị vi phạm mỗi khi nó bị suy diễn và biến đổi vào chương trình cụ thể. Bởi nó hứa hẹn mọi thứ cho mọi người, nó có thể kết thúc với ý nghĩa là bất cứ điều gì cho bất cứ ai. Nhân quyền đã trở thành một ý thức hệ - một ý thức hệ của chúng ta - ngoại trừ, như trong những năm 1940, ngày nay rất khó nhận ra sự thỏa thuận giả dối có thể giúp đỡ ra sao khi không có sự đồng thuận về việc làm cách nào, hoặc thậm chí nên hay không nên thay đổi thế giới.

This contemporary dilemma has to be faced squarely; yet history as a celebration of origins will not offer any guidance. To be sure, Obama's "Christian realism" is dubious too, and is no alternative to the human rights mindset of his recent Democratic predecessors. Carter and Obama have been the most assiduous presidential readers of Reinhold Niebuhr. But while Carter found in the Protestant divine the courage to indict national sin, Christian realism too often allows Americans to feel like children of light alone, facing darkness abroad rather than in themselves. Yet Obama's initially surprising caution toward human rights remains useful: it suggests that the faith in the notion may be less deeply rooted than we thought, and not at all necessary. The real question is what to do with the progressive moral energy to which human rights have been tethered in their short career. Is the order of the day to reinvest it or to redirect it?

Sự tiến thoái lưỡng nan đương đại này phải được đối mặt một cách thẳng thắn; nhưng lịch sử như là một ngày tưởng niệm của nguồn gốc sẽ không dạy cho ai điều gì. Chắc chắn là "thuyết duy thực Cơ Đốc" của Obama cũng còn mơ hồ, và nó không phải là sự lựa chọn thay thế cho các tư tưởng nhân quyền của những người tiền nhiệm trong đảng Dân chủ của ông ta gần đây. Carter và Obama là hai tổng thống ham đọc sách của Reinhold Niebuhr. Nhưng trong khi Carter tìm thấy trong đạo Tin Lành sự can đảm để truy tố tội lỗi quốc gia, chủ nghĩa duy thực Cơ Đốc rất thường xuyên làm cho người Hoa Kỳ có cảm tưởng như chỉ có mình họ mới là con cái của Thượng Đế, đối diện với bóng tối khắp nơi hơn là trong bản thân họ. Tuy nhiên, sự thận trọng đáng ngạc nhiên ban đầu của Obama đối với nhân quyền vẫn còn hữu ích: nó cho thấy niềm tin vào khái niệm nhân quyền có thể bắt rễ không sâu hơn chúng ta nghĩ, và nó hoàn toàn không cần thiết. Câu hỏi thực sự là làm gì với sức mạnh tinh thần tiến bộ mà nhân quyền đã gắn bó trong sự nghiệp ngắn ngủi của nó. Điều quan trọng hôm nay là tái đầu tư hay chuyển hướng sức mạnh này?

In his recent manifesto for a reclaimed social democracy, Ill Fares the Land, my late colleague Tony Judt stirringly calls for a revival of an unfairly scuttled domestic politics of the common good. Judt argues that if the left, after a long era of market frenzy, has lost the ability to "think the state" and to focus on the ways that "government can play an enhanced role in our lives," that's in part because the ruse of international human rights lured it away. The antipolitics of human rights "misled a generation of young activists into believing that, conventional avenues of change being hopelessly clogged, they should forsake political organization for single-issue, non-governmental groups unsullied by compromise." They gave up on political tasks, Judt worries, for the satisfying morality of Amnesty International and other human rights groups.

Trong một quyển sách gần đây về dân chủ xã hội tái tạo mang tựa đề Đất Xấu, Tony Judt, đồng nghiệp quá vãng của tôi, kêu gọi một cách khuấy động sự hồi sinh của chính trị quốc nội của lợi ích chung mà nó đã bị bỏ quên một cách oan uổng. Judt lập luận rằng nếu bên tả, sau một thời kỳ dài của thị trường sôi động, có mất khả năng "nghĩ theo nhà nước" và khà năng tập trung vào những phương cách mà "chính phủ có thể đóng một vai trò tốt đẹp hơn trong cuộc sống của chúng ta," đó là một phần vì các thủ đoạn của nhân quyền quốc tế đã lùa nó đi. Sự chống chính trị của nhân quyền "đã lừa dối một thế hệ các nhà tranh đấu trẻ vào niềm tin rằng, với những cơ hội thay đổi thông thường bị tắc nghẽn một cách vô vọng, họ nên từ bỏ tổ chức chính trị để qua những nhóm phi chính phủ chuyên về vấn đề đơn lẻ không bị tì vết bởi thỏa hiệp." Judt lo rằng những nhà tranh đấu trẻ này đã buông xuôi nhiệm vụ chính trị để chạy theo cái đạo đức thoả mãn của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế và cá nhóm nhân quyền khác.

Whether or not this description is correct, the retreat to the state as the forum of imagination and reform is not made any more plausible as a next step. After all, midcentury social democracy had its own global context. And today, as Judt points out, "The democratic failure transcends national boundaries." So it is definitely not a matter of choosing the state against the globe but of deciding how to connect our utopian commitments to make both more just, each goal being the condition of the other. The question remains not whether to have a language and strategy to confront a flawed world beyond our national borders; it is which language and strategy to choose.

Cho dù sự mô tả này có chính xác hay không, sự nhượng bộ cho nhà nước như là chốn của trí tưởng tượng và cải cách cũng không làm bước kế tiếp hợp lý hơn được nữa. Dù sao, dân chủ xã hội vào giữa thế kỷ trước có viễn cảnh toàn cầu riêng của nó. Và ngày nay, như Judt đưa ra, "Sự thất bại dân chủ xuyên biên giới quốc gia." Vì vậy, chắc chắn không phải là vấn đề chọn nhà nước trên cả thế giới mà là vấn đề quyết định làm thế nào để kết nối các cam kết không tưởng của chúng ta để làm cho cả hai công bằng hơn, mỗi mục đích là điều kiện cho mục đích kia. Câu hỏi vẫn không phải là có nên có ngôn ngữ và chiến lược để đối đầu với một thế giới không hoàn thiện bên ngoài biên giới quốc gia của chúng ta hay không; câu hỏi đó nên là chọn ngôn ngữ và chiến lược nào.

One thing is for sure: the lesson of the actual history of human rights is that they are not so much a timeless or ancient inheritance to preserve as a recent invention to remake—or even leave behind—if their program is to be vital and relevant in what is already a very different world than the one into which they exploded. It is up to us whether another utopia should take the place of human rights, just as they emerged on the ruins of prior dreams.

Một điều chắc chắn là bài học của lịch sử nhân quyền thực sự không đến nỗi là di sản vượt thời gian hoặc cổ xưa để gìn giữ như là một phát minh mới để tái tạo, hoặc thậm chí bỏ lại phía sau, nếu chương trình của nó sẽ là điều tối cần và xác đáng trong một thế giới đã rất khác so với thế giới mà trong đó nó được sinh ra. Điều tùy thuộc vào chúng ta là một xã hội không tưởng khác có nên thế chỗ nhân quyền hay không, y như khi nó xuất hiện trên tàn tích của những giấc mơ trước.

Translated by Cymbidium

http://www.thenation.com/article/153993/human-rights-history

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn